Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bao cao thanh tich nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.86 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC DIỄN XUÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Diễn Xuân, ngày 12 tháng 5 năm 2009
BẢN THÀNH TÍCH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DIỄN XUÂN
Kính gửi: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Nghệ An
I. Đặc điểm tình hình chung của Trường Tiểu học Diễn Xuân
Trường Tiểu học Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được thành lập từ
năm học 1953-1954 đến năm học 1975-1976 sát nhập với trường Trung học cơ sở
Diễn Xuân thành trường cấp 1,2 xã Diễn Xuân. Năm học 1981-1982 đổi tên thành
Trường Phổ Thông Cơ Sở Diễn Xuân. Từ năm học 1993-1994, thực hiện sự phân
cấp của Bộ Giáo duc và Đào tạo trường tái thành lập lấy tên là Trường Tiểu học
Diễn Xuân.
Suốt hơn 55 năm xây dựng và phát triển, trong chiÕn tranh phá hoại của Đế
Quốc Mỹ cũng như trong hoà bình, nhà trường đã tạo được một khối đoàn kết nhất
trí, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao. Trường đã góp phần quyết định làm cho Diễn Xuân sớm đạt chuẩn chống mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Trường
Tiểu học Diễn Xuân là trường chất lượng cao của huyện Diễn Châu; ngay từ năm
học đầu tiên tái thành lập; năm học 1993-1994 trường đã Trường Tiên Tiến Xuất sắc
và trở thành đơn vị dẫn đầu Bậc Tiểu học của Huyện Diễn Châu.
Hiện nay, năm học 2008-2009, trường có 31 giáo viên, có đủ giáo viên năng
khiếu dạy các môn tự chọn.
Hiệu trưởng: Cô giáo Lê Thị Hồng Điệp
Phó Hiệu trưởng: Cô Ngô Thị Hà
Cô Trần Thị Liên
Chi bộ có 23 đảng viên
II. Quá trình phấn đấu và thành tích đạt được từ năm học 1993-1994 đến
năm học 2008-2009
1) Qui mô trường lớp:


Trong 16 năm kể từ ngày tái thành lập, từ năm học 1993-1994 đến năm học
2002-2003 số học sinh duy trì từ 730 em và được chia thành 20 lớp mỗi khối 4 lớp.
Đến năm học 2004-2004 dân số ổn định
học 2002-2003 số lớp luôn ổn định 20 lớp. Đến năm học 2003-2004 do nhân
dân xã Diễn Xuân thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hoá gia đình nên dân số ổn
định, tỷ lệ sinh giảm dần nên số lớp cũng giảm dần đến nay còn 15 lớp và sẽ ổn
định lâu dài.
1
Hàng năm nhà trường huy động trẻ trong độ tuổi đi học đạt 100% ( Kể cả số
học sinh khuyết tật), không có học sinh bỏ học giữa chừng, tỷ lệ phổ cập đúng độ
tuổi đạt từ 87,4% các năm đầu và đạt tỷ lệ từ 90% đến 99,2% các năm gần đây, là
xã đạt phổ cập giáo dục đầu tiên của huyện Diễn Châu. Là trường có loại hình lớp
học 2 buổi/ngày đầu tiên của huyện. Từ năm học 2001-2002 đến nay năm học
2008-2009, 100% số học sinh được học 2 buổi/ngày. Lớp học bán trú cũng tăng dần
theo hàng năm.
2) Chất lượng giáo dục toàn diện.
* Chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh.
Học sinh trường Tiểu học Diễn Xuân ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu
bạn, có tổ chức kỷ luật, có ý thức bảo vệ của công, biết xây dựng trường lớp sạch
đẹp, có tình yêu xóm làng, yêu quê hương đất nước, biết ơn Đảng, Bác Hồ và các
thế hệ cha, anh đã hy sinh xương máu, lao động cần cù để hôm nay các em có cơm
ăn áo mặc, được học hành dưới mái trường tươi đẹp. Các em đã biết quí trọng và
giữ gìn truyền thống tốt đẹp của địa phương; từ đó ra sức rèn luyện để góp phần xây
dựng quê hương đất nước xây dựng nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp..
Nhiều chuẩn mực giáo dục đạo đức của học sinh đã được nhân dân đánh giá
cao, học sinh có ý thức rèn luyện, tu dưỡng nên chất lượng giáo dục đạo đức luôn
đạt hiệu quả cao. Có được chất lượng đạo đức chuyển biến tốt là do nhà trường biết
phối hợp và kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục đạo
đức cho học sinh. Thông qua các hình thức hoạt động Đội, Sao Nhi đồng ở nhà
trường và các hoạt động trên địa bàn dân cư thông qua các câu lạc bộ ở thôn xóm.

Công tác chủ nhiệm được nhà trường coi trọng hàng đầu, việc quản lý học sinh chặt
chẽ giúp ngăn chặn, phát hiện kịp thời để uốn nắn giáo dục giúp các em tự giác rèn
luyện.
* Chất lượng văn hoá:
Việc dạy đủ 9 môn học đối với một trường tiểu học vùng nông thôn là hết sức
khó khăn. Nhưng nhà trường đã đảm bảo cho 100% học sinh được học đầy đủ 9
môn học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng giáo dục của
nhà trường ngày càng được nâng cao. Năm học 1996-1997, trường có 3 học sinh
giỏi tỉnh đạt 1,9%( so với tổng số học sinh của các lớp tổ chức thi học sinh giỏi); 10
em đạt Học sinh giỏi cấp Huyện, đạt tỷ lệ 2,3%. Đến năm học 2004-2005, có 24
Học sinh giỏi cấp Tỉnh, đạt 17,2% ( so với tổng số học sinh của các lớp tổ chức thi
học sinh giỏi)- tăng 15,3%; 45 học sinh giỏi cấp huyện, đạt 18,1%- tăng 15,8%. Tỷ
lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp tiểu học( hay hoàn thành chương trình bậc tiểu học)
ngay càng tăng cao. Số học sinh xếp loại văn hoá đạt khá, giỏi ngày càng được nâng
2
cao. Năm học 1996-1997 có 22% học sinh đạt học lực loại khá, 17% học sinh đạt
học lực loại giỏi . Từ năm học 2005-2006 đến nay chất lượng luôn duy trì 38% học
sinh đạt học lực loại khá, 32% học sinh đạt học lực loại giỏi .
Các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động Đội - Sao Nhi đồng cũng được chú
trọng năm học 2002-2003 có 1 em đạt Phụ trách sao giỏi cấp Quốc gia. Năm học
2006-2007 có 1 học sinh đạt giải ba Phụ trách sao giỏi cấp Tỉnh.
Liên tục 10 năm gần đây Nhà trường luôn thuộc tốp đầu của khối Nhà trường
Tiểu học của tỉnh đạt chất lượng đào tạo cao.
3)Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, một trong những biện pháp cơ bản là nâng
cấp cơ sở vật chất nhà trường. Năm học 1993-1994, khi mới tách trường chỉ có 6
phòng học xây dựng từ năm 1972 đã xuống cấp trầm trọng, các phòng chức năng
chưa có, học sinh phải học 2 ca và học nhờ trường THCS. Khuôn viên nhà trường
chưa có tường bao bảo vệ, diện tích mặt bằng qui hoạch chỉ có 3000m
2

, sân chơi bãi
tập chưa qui hoạch.
Thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất là thúc đẩy chất lượng dạy học,
nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với cấp Đảng ủy, Chính quyền địa
phương thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Sau 10 năm phấn đấu bằng nội lực của
nhân dân, đến nay, trường đã có một cơ ngơi khang trang hơn, có đủ phòng học để
học sinh học 2 buổi/ ngày (năm 2001); có đủ các phòng chức năng; phòng hội đồng,
phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng
giáo dục Âm nhạc, Mỹ thuật, phòng hoạt động đội, phòng y tế học đường, phòng
truyền thống, phòng tin học. Thiết bị nội thất được trang bị đầy đủ, đảm bảo tốt cho
việc dạy và học.
+ Thiết bị dạy học : ngay từ năm học 1994-1995 nhà trường đã trang bị 12 va
ly đồ dùng giảng dạy và phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và đã được
giáo viên hưởng ứng và làm trung bình mỗi năm 30 đồ dùng có chât lượng tốt phục
vụ cho hơn 80% số tiết dạy có đồ dùng. Đến nay 15/15 lớp đều có tủ đựng đồ dùng
và mỗi lớp đủ 1 bộ đồ dùng cho giáo viên; 100% học sinh có đủ bộ đồ dùng môn
toán, Tiếng việt(lớp 1,2,3), môn kỹ thuật. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa..
+ Phòng Âm nhạc có 10 đàn oóc gan, hệ thống ánh sáng đầy đủ, có gương soi
, tay vịn sàn múa; hệ thống âm thanh, loa máy phục vụ tốt cho sinh hoạt ca múa hát
v.v...
4) Công tác xã hội hoá giáo dục.
3
Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh mở hội nghị phụ
huynh học sinh 3 kỳ/năm để thông qua những chủ trương về công tác giáo dục, bàn
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Tổ chức các hoạt động giao lưu
giữa nhà trường với phụ huynh trên các địa bàn dân cư.
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình : Liên lạc thường xuyên giữa giáo viên
chủ nhiệm, chấp hành hội phụ trách khu vực dân cư với gia đình học sinh.
Tổ chức các hoạt động giáo dục : Linh hoạt ,sáng tạo trong các nội dung hoạt
động theo chủ đề nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh .

Về việc huy động sự đóng góp của phụ huynh: đảm bảo theo quy định của nhà
nước.
Ngoài ra phụ huynh còn tham gia đóng góp ngày công lao động như san
đất,đắp cỏ sân Thể dục Thể thao.
Chính nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên nhà trường được Chính
quyền và nhân dân ủng hộ, chăm lo đầu tư cho nhà trường. Đặc biệt là chăn lo xây
dựng cơ sở vật chất; năm học 1993-1994, mới tách trường cơ sở vật chất đã chia
nhỏ trường Tiểu học chỉ có 8 phòng học cấp 4 đã xuống cấp, học sinh phải học 2 ca
đến nay cở sở vật chất của trường đã đầy đủ. Nguồn kinh phí huy động xây dựng cơ
sở vật chât chủ yếu là nhân dân đóng góp
Ngoài ra nhà trường và địa phương còn làm tốt công tác xây dựng quĩ khuyến
học hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, làm phần thưởng cho giáo viên và học sinh
giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên
tham quan du lịch hàng năm.
Quĩ khuyến học được nhà trường và địa xây dựng trên địa bàn toàn xã, từ
thôn xóm đén các dòng họ. Hàng năm các xóm tổ chức trao thưởng cho các học
sinh đạt thành tích và dịp tết trung thu, các dòng họ trao thưởng cho con em đạt
thành tích vào rằm tháng giêng. Đây là nguồn động viên lớn góp phần thúc đẩy các
phong trào thi đua học tốt trong toàn xã. Xã Diễn Xuân là xã có phong trào xây
dựng quĩ khuyến học , năm 2002 có đại biểu dự Hội nghị khuyến học toàn Quốc.
Từ năm học 1998-1999 đến nay quỹ khuyến học của địa phương đã hỗ trợ
khen thưởng động viên học sinh giỏi, học sinh vượt khó học tập, học sinh khuyết tật
vươn lên trong học tập, khen thưởng giáo viên giỏi, chiễn sỹ thi đua cấp huyện trở
lên. Quỹ khuyến học được bổ sung hàng năm và được duy trì tốt.
Từ năm học 1998-1999 đến nay quỹ khuyến học của địa phương đã hỗ trợ
khen thưởng động viên học sinh giỏi, học sinh vượt khó học tập, học sinh khuyết tật
4
vươn lên trong học tập, khen thưởng giáo viên giỏi, chiễn sỹ thi đua cấp huyện trở
lên. Quỹ khuyến học được bổ sung hàng năm và được duy trì tốt.
* Nhà trường đã biết phát huy sức mạnh của hệ thống giáo dục cấp xã.

- Ban giáo dục xã được thành lập và hoạt động nhiệm kỳ 5 năm, do Bí thư
Đảng Uỷ làm trưởng ban. Chủ tịch, các Hiệu trưởng làm phó ban. Trưởng các ban
ngành là ban viên, đầu các năm học có đánh giá tổng kết năm.
- Các tiểu ban giáo dục: mỗi xóm có 1 tiểu ban do bí thư chi bộ làm trưởng
ban, đại diện các ban ngành đoàn thể cấp thôn , trưởng các họ tộc là ban viên. Trách
nhiện của Tiểu ban rất lớn đó là chăm lo giáo dục con em nhân dân trên địa bàn dân
cư, làm cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh.
5: Công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến, đổi mới
phương pháp dạy học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào giảng dạy trong nhà
trường.
Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình và
sách giáo khoa phổ thông từ năm học 2002-2003. Với phương châm lấy học sinh
làm trung tâm, việc tiếp cận, áp dụng phương pháp dạy học mới được đạt ra cho cán
bộ giáo viên nhà trường là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của các năm học. Thông qua
hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học các cấp, Hội đồng khoa học nhà trường
đã phổ biến và tổ chức dạy thực nghiệm ở tất cả các môn học để tất cả các cán bộ
giáo viên lĩnh hội, trao đổi rút ra các phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với
điều kiện học sinh từ đó giáo viên kịp thời áp dụng ngay trong quá trình giảng dạy
của mình.
Trong quá trình hoạt động dạy học, nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi
mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh. Trường đã thương xuyên tổ chức
hội thảo chuyên đề nhằm rút ra phương pháp dạy học tốt nhất, hợp lý nhất để nâng
cao chất lượng đào tạo học sinh. Thông qua các buổi thực tập, thao giảng, hội thảo,
trao đổi mỗi giáo viên học tập được những ưu điểm của bạn để không ngừng hoàn
thiện mình từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Phong trào viết sáng kiến kinh nhiệm hàng năm cũng được nhà trường quan
tâm. Phong trào này đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của giáo viên.
Trong 10 năm qua đã có 22 giải pháp và 250 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại,
trong đó bậc3 ( cấp huyện) có 61 cái, bậc 4( cấp tinh) có 7.
6: Đội ngũ nhà giáo và công tác bồi dưỡng đội ngũ

Năm học 1996-1997, nhà trương có 26 CBGVCNV trong đó chỉ có 3 đ/c
Đảng viên, 1 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng, số còn lại là
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×