Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quy trinh chuyển giao công ngê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.33 KB, 3 trang )

Nhật chuyển giao cho Việt Nam công nghệ giữ thực phẩm tươi 10 năm
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) vừa chuyển giao cho
Việt Nam công nghệ bảo quản nông, thủy sản (CAS) có khả năng giữ tươi ngon
sản phẩm đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.
CAS: nguyên lý đơn giản cho kết quả ngoạn mục
Hiện tượng nước siêu lạnh (supercooled) chính là lời giải cho câu đố. Nước siêu lạnh
là trạng thái nước không đóng băng ngay cả dưới 0 độ C hoặc thấp hơn. Trên cơ sở đó,
Norio Owada sáng chế công nghệ CAS với tiêu chí: “đơn giản, phổ cập, dễ sử dụng và
an toàn”. Công nghệ CAS sử dụng từ trường, tương tự lò viba nhưng kết hợp thêm hệ
thống làm lạnh.
Chỉ cần lắp thiết bị CAS hoặc trang bị thêm chức năng CAS cho hệ thống làm lạnh
hiện có là có thể giữ tươi ngon đến 10 năm từ thủy hải sản (là loại dễ hỏng nhất); đến
thực phẩm tươi sống (thịt, gia súc, gia cầm, trái cây, rau quả, nấm); cả sữa, cà phê,
nước hoa quả, bánh kẹo và đồ ăn chế biến sẵn (sushi, thức ăn dinh dưỡng, đồ hộp…).
Tùy loại thực phẩm, nông sản, thủy sản mà sử dụng CAS với cường độ từ trường khác
nhau.

Đông lạnh không dùng CAS: (1) và (2) ở nhiệt độ thấp, phân tử nước trong tế bào kết
tinh, hình thành tinh thể băng góc cạnh, phá vỡ màng tế bào. Khi rã đông, dịch tế bào
thoát ra (hiện tượng thực phẩm bị “nhỏ giọt”)


Đông lạnh bằng CAS: (1) và (2) nhờ xung động từ trường, các phân tử nước trong tế
bào không kết tinh dù ở nhiệt độ thấp. Khi rã đông vẫn tươi nguyên như lúc đầu (3)

Sự khác biệt giữa hai sản phẩm đông lạnh (Dùng CAS và Không dùng CAS)
Quá trình chuyển giao và hợp tác sẽ chia làm 3 giai đoạn.
a. Giai đoạn đầu tiên ( 2013-2014): xây dựng trung tâm công nghệ CAS.
3 sản phẩm được lựa chọn thử nghiệm là: quả vải, tôm sú và cá ngừ.
b. Giai đoạn 2 (2015 - 2016) : chuyển giao công nghệ CAS ở một số doanh nghiệp
hải sản, nông sản Việt Nam.


c. Giai đoạn 3: chuyển giao chế tạo thiết bị CAS tại Việt Nam; đồng thời thành lập
Liên doanh sản xuất và xuất khẩu nông sản, hải sản, thực phẩm Việt Nam bằng
công nghệ CAS (với thị trường Nhật Bản và các nước khác).

Công nghệ CAS sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công
nghệ sau thu hoạch để giải một trong các bài toán khó của phát triển nông nghiệp hàng
hóa, đó là bảo quản tươi hải sản và nông sản nhiệt đới Việt Nam để xuất khẩu và phục
vụ dân sinh”.


Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại buổi lễ

Bộ trưởng Nguyễn Quân, Ngài Owada - Giám đốc công ty ABI và ông Lê Tất
Khương
cắt băng khánh thành Phòng thí nghiệm CAS



×