Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề số 19 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.09 KB, 3 trang )

Đề số 19 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Bình chọn:

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn



Đề số 20 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn



Đề số 21 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn



Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn



Đề số 23 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Xem thêm: ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN

Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,


Chân mây mặt đất một màu xanh xanh,
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, trang 94)
a) Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Nhận biết
Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những từ láy nào ?
c) Thông hiểu
Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (3,0 điểm) Vận dụng cao
Trong tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế
Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang
vạ vào mình đấy”.
Lời trăn trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở một bộ phận
không nhỏ người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến xã hội quan tâm?


Câu 3 (5 điểm) Vận dụng cao
Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược bằng ngà trong tác
phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, em hãy liên hệ đến một đoạn thơ có
cùng chủ đề để làm rõ tình yêu thương con của những người cha trên khắp mọi miền đất nước.

Lời giải chi tiết
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b.

Phương pháp: Căn cứ nội dung bài Từ láy
Cách giải:
- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu,
xanh xanh, ầm ầm
c.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Điệp từ
Cách giải:
Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn
ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.
+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh
buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn,
lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất
ghê gớm, mãnh liệt hơn.
+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,
ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến
tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh,
biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu
thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế
Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang
vạ vào mình đấy”.
Lời trăn trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở một bộ phận
không nhỏ của người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến xã hội quan tâm?


*Nêu vấn đề

Xem thêm tại: />


×