Đề số 39 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Bình chọn:
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 39 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
•
Đề số 40 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
•
Đề số 41 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
•
Đề số 42 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
•
Đề số 43 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Xem thêm: ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
Đề bài
Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)
a. Nhận biết
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nhận biết
Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.
c. Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Hãy
viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã
hội.
Câu 3: (6.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. Qua đó, em rút ra
bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Quê hương
Cách giải:
- Văn bản: Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh
b.
Phương pháp: căn cứ bài Trường từ vựng
Cách giải:
Trường từ vựng liên quan đến nghề chài lưới: Thuyền, mái chèo, buồm.
c.
Phương pháp: căn cứ bài So sánh
Cách giải:
- Biện pháp so sánh:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Khiến cho sự vật trở nên có thần, có hồn, sức truyền cảm mạnh mẽ:
•
Con thuyền như một chú ngựa đẹp đẽ, với sức lực phi thường, vươn mình trên biển cả
mênh mông, rộng lớn.
•
Hình ảnh cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc bỗng trở nên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng
biết bao nhiêu, cánh buồm đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương. Cùng với đó là
hình ảnh nhân hóa “rướn” cho thấy sức mạnh không chỉ của con thuyền căng mình lao về phía
trước mà đằng sau đó là niềm tin, khát vọng của những người dân chài lưới vào một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
- Facebook là gì? Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người
có thể giao lưu, kết bạn với nhau.
- Bên cạnh những mặt tích cực, Facebook còn tồn tại rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến người
dùng.
3. Bàn luận vấn đề
- Tác hại:
+ Nghiện facebook dẫn đến tiêu tốn thời gian vô ích, bỏ bê chuyện học hành,…
+ Sống trong thế giới ảo và quên đi cần phải quan tâm đến những người xung quanh.
+ Làm con người dễ lâm vào trạng thái mặc cảm, tự tin, đua đòi,…
+ Facebook làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, người dùng có thể dễ dàng bị đánh
cắp thông tin.
+ Nhiều đối tượng sử dụng facebook với mục đích xấu, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của
người khác.
+…
- Cách dùng facebook hợp lí:
+ Sử dụng facebook với thời gian hợp lí, mục đích đúng đắn.
+ Gia đình và nhà trường có những biện pháp tích cực để giảm thiểu lượng thời gian dùng
facebook của con cái.
+ Tìm đến những thú vui lành mạnh khác để giải trí như đọc sách.
- Liên hệ bản thân: Em sử dụng facebook như thế nào?
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đ
Xem thêm tại: />