Đề số 41 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Bình chọn:
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 41 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 42 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 43 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 44 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 45 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Xem thêm: ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
Đề bài
Câu 1:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
…Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bụt
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
(Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.143)
a. Nhận biết
Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Thông hiểu
Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa
chuyển. Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ.
c. Thông hiểu
Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ nhóm trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ
của em về lối sống giản dị, trong đó có sử dụng một phép liên kết (gạch chân dưới
phương tiện liên kết và tên phép liên kết được sử dụng)
Câu 3: Vận dụng cao
Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho
rằng: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường
mà cao đẹp.
Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 180) để làm sáng tỏ ý kiến trên
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Bếp lửa
Cách giải:
Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt.
b.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Phương pháp phân tích, lí giải.
Cách giải
Từ nhóm trong câu thơ 1,3 được dùng theo nghĩa gốc, từ nhóm trong câu thơ 2,,4
được dùng theo nghĩa chuyển.
Nghĩa gốc: là động từ thể hiện một hành động làm cho lửa bén, cháy bén, cháy lên
ngọn lửa và một bếp lửa hoàn toàn có thật có thể cảm nhận bằng mắt thường.
Nghĩa chuyển: (hình ảnh bếp lửa và bà) khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp
cho cháu. Bà đã truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu
thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà
đã khơi dậy cả những kí ức, kỉ niệm tuổi thơ ấu trong cháu để cháu luôn nhớ về nó
cũng có nghĩa là nhớ về cội nguồn, dân tộc.
c.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Từ nhóm được điệp lại 4 lần trong đoạn thơ trên nhằm: Nhóm lên ngọn lửa của tình
người nồng ấm giữa cuộc đời thiếu thốn. Nhóm lên ngọn lửa tâm hồn cháu để cháu
biết yêu thương khoai sắn ngọt bùi, cháu biết vui trước niềm vui bình dị nhất.
Câu 2.
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để
làm đoạn văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến
Xem thêm tại: />