Đề số 49 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Bình chọn:
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 49 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 50 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 48 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 47 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề số 46 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Xem thêm: ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
Đề bài
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót
xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy
lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay
ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài
bên má của ba nó nữa”.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198)
Câu 1: (1.0 điểm). Nhận biết
Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba
nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má
của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì?
Câu 3: (0.5 điểm) Thông hiểu
Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó
nữa”?
Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu
Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Vận dụng cao
Việc bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác
nhau nhưng là một việc rất cần thiết.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về điều đó.
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có nhận định rằng: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên
nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu
chất tạo hình của Nguyễn Du.
Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGk Ngữ Văn 9, tập một, trang 84,85)
Lời giải chi tiết
Câu 1.
1.
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Cách giải:
- Phép liên kết: Lặp từ ngữ
- Từ liên kết: Nó
2.
Phương pháp: Căn cứ biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hóa,…
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: liệt kê
3.
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm: Bé Thu được nghe bà ngoại
giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải
tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé
cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó
đều yêu thương tha thiết.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải
tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt.
Câu 2.
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài
văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích vấn đề:
Việc bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác
nhau nhưng là một việc rất cần thiết
=> Tầm quan trọng của việc bày tỏ tình yêu thương đối với cha mẹ.
2. Bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa của việc bày tỏ tình yêu thương với cha mẹ:
+ Để cha mẹ có thể cảm nhận được tình cảm, sự chân thành của con cái đối với bản thân.
+ Giúp xóa nhòa khoảng cách giữa con và cha mẹ, giúp các thành viên trong gia đình hiểu
nhau hơn.
+ Bày tỏ tình yêu thương với cha mẹ cũng là cách thức giúp cha mẹ có thể nhanh chóng vượt
qua nh
Xem thêm tại: />