Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nghĩ về nhân vật lão hạc và ông giáo trong lão hạc của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.56 KB, 2 trang )

Cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong Lão Hạc của Nam Cao
Bình chọn:

Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông
dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa
trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay
quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có
nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.



Nếu là người đọc chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện...



Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước...



Phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc?



Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn...

Xem thêm: Lão Hạc

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế,
cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức
ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con
chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng


đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông
Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không
phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu
Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm
trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt
lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ,
khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão.
Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của
mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột
nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo
về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.
Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy
nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của
một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình
nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này.


Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp
người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp
người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra
có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.
Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn
lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật
nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của
lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù
cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của
chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ
đâu cũng là những lời trăng trối.

Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, th

Xem thêm tại: />


×