Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tập tục đốt vàng mã tại Việt Nam, lợi và hại (Tiểu luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.91 KB, 18 trang )

TRUNG TÂM THẦN HỌC SEDES SAPIENTIAE
Ban Triết học

TẬP TỤC ĐỐT VÀNG MÃ TẠI VIỆT NAM, LỢI VÀ HẠI

Sinh viên: Phạm Trọng
Giáo sư: TS. Lý Tùng Hiếu

Niên khóa 2017-2018


NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

XIN KHOANH TRÒN SỐ ĐIỂM
Thang điểm
Thang điểm
Xếp hạng
UST


10
1.00
1.10
1.15
1.20
1.30
1.35
1.40
1.45
1.55
1.65
1.75
1.85
1.95
2.10
2.25
2.40
2.55
2.70
2.85
3.00
3.01 - 5.00

Xuất sắc

Giỏi

khá

Trung bình

khá

Trung bình
Rớt

9.75-10.00
9.50
9.25
9.00
8.75
8.50
8.25
8.00
7.75
7.50
7.25
7.00
6.75
6.50
6.25
6.00
5.75
5.50
5.25
5.00
4.99 - 1.00

Ngày…….. Tháng……. Năm…….

TS. Lý Tùng Hiếu



MỤC LỤC
1.

2.

Dẫn nhập ........................................................................................................................................ 2
1.1.

Lý do chon đề tài..................................................................................................................... 2

1.2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3

1.4.

Phương pháp và nguồn tư liệu ................................................................................................ 3

Khái niệm và thuật ngữ dùng trong tiểu luận ............................................................................ 3
Vàng mã .............................................................................................................................................. 3

3.

4.


5.

6.

Nguồn gốc và đặc điểm của tập tục đốt vàng mã tại việt nam .................................................. 3
3.1.

Nguồn gốc tập tục đốt vàng mã .............................................................................................. 3

3.2.

Du nhập và phát triển tại Việt Nam ........................................................................................ 6

Cách cử hành việc đốt vàng mã hiện nay ở Việt Nam ............................................................... 6
4.1.

Thời điểm và sự kiện cần sử dụng vàng mã ............................................................................ 7

4.2.

Các lễ vật trong nghi thức hóa vàng........................................................................................ 7

4.3.

Nghi thức hóa vàng ............................................................................................................... 10

Lợi ích và tác hại của tập quán dùng vàng mã ......................................................................... 10
5.1.


Lợi ích của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 10

5.2.

Tác hại của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 11

5.3.

Các ý kiến trái chiều liên quan đến việc sử dụng vàng mã ................................................... 13

Kết luận ........................................................................................................................................ 14

Phụ lục ..................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Thư mục ................................................................................................................................................. 1

1


1. Dẫn nhập
1.1. Lý do chon đề tài
Những năm gần đây việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vàng mã ở nước ta phát triển
mạnh mẽ, kèm theo đó là những biến tướng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đối với
xã hội. Vàng mã hiện nay đang là đề tài “nóng” trên các trang mạng, các trang báo, trong quần
chúng nhân dân. Đây cũng là vấn đề đang làm băn khoăn những nhà quản lý trong việc xác
định một thái độ ứng xử đúng đắn đối với vàng mã.
Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng vàng mã
được đưa ra. Quan sát cho thấy, mức độ quy định của các văn bản pháp luật về việc sử dụng
vàng mã ngày càng chặt. Từ việc “vận động nhân dân bỏ dần tục đội mũ rơm, chống gậy, rắc
vàng mã dọc đường ”1, kế đến là “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”,2
đến việc đưa ra những mức hình phạt cụ thể như trong nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP

năm 2013: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không
đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng đã ra công văn kêu gọi các tăng, ni và phật tử trong cả nước “loại bỏ mê
tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.”3 Có thể nói đây là một sự cố gắng của
Phật giáo trong vấn đề bài trừ những tập tục sai lạc với giáo lý của nhà Phật đặt biệt là việc sử
dụng vàng mã trong giới tăng, ni và phật tử.
Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về vấn đề sử dụng vàng mã. Luồng quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Trong khi đó,
luồng quan điểm thứ hai cho rằng, nó là một nét tín ngưỡng thể hiện những giá trị nhân văn
của người đang sống đối với người đã khuất, đối với thần thánh nên hạn chế và đưa nó về bản
chất ban đầu vốn có của nó, chứ không nên loại bỏ.4 Mặc dù hiện tại có khá nhiều bài viết liên
quan đến tập tục đốt vàng mã trên các trang mạng, cũng như báo giấy. Tuy nhiên, đa phần các
bài viết chỉ nêu lên một vài khía cạnh của vàng mã; hoặc chỉ nêu lên nguồn gốc, hoặc chỉ nêu
lên những ý nghĩa của vàng mã, hay đa số là các bài viết bài xích, lên án tập tục này. Hiện vẫn
chưa thấy có bài viết nào đưa ra một cái nhìn bao quát, khách quan về việc sử dụng vàng mã,
mặt tích cực, tiêu cực của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11-7-1998.
Quyết định sáo, roi, cờ lệnh; nghìn vàng và nhiều đồ mã khác cho người thân
của gia đình.19


Lễ cúng rằm tháng Bảy (lễ Xá tội vong nhân hay Vu Lan):

16
Nguyễn Tiến Hưng, Thực hành đốt vàng mã ở Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát ở Đình Thôn, phường
Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, 2016, tr. 30-32.
17

Nt., tr.32-34.

Nt., tr. 26-27.
19
Nt., tr. 37.
18

9


Trong ngày này người dân thường sửa soạn 3 mâm lễ để cúng Phật; cúng thần linh, gia
tiên và cúng chúng sinh. Đồ mã dành cho gia tiên như: quần áo, giày dép, ngựa, các vật dụng
trang sức, người giúp việc đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện
thoại,...Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, tiền chúng sinh
(tiền chinh/xu), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc); quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ với nhiều
màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng,...).20
Ngoài ra còn có nhiều dịp lễ, sự kiện quan trọng khác trong năm như cúng thôi nôi đầy
tháng, trước ngày đi xa (có thể là đi học, đi làm ăn), lễ động thổ xây nhà, lễ tân gia, mở cửa
hàng, học hành thi cử; thăng quan tiến chức hay các dịp tang ma, cúng giỗ của gia đình, cúng
dâng sao giải hạn, trừ tà, cắt tiền duyên, gia đình có bất ổn (bản thân hoặc con cái ốm đau, bệnh
tật), v.v.. Đồ vàng mã cho các dịp này thường có phần đơn giản hơn và cũng tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế của từng cá nhân.
4.3. Nghi thức hóa vàng
Nghi thức hóa vàng mã thường đi kèm với lễ cúng, và thường được cử hành sau lễ cúng.
Nghi thức hóa vàng chính là hành động đốt các loại vàng mã được chuẩn bị. Trong buổi lễ, nếu
vàng mã được hóa cả cho thần và cho gia tiên thì phần tiền vàng của thần phải được hóa trước
rồi mới đến phần của gia tiên để tránh nhầm lẫn.21



5.


Lợi ích và tác hại của tập quán dùng vàng mã

5.1.

Lợi ích của việc đốt vàng mã

Là một cách để tỏ lòng hiếu thảo, quan tâm đến những người đã khuất
Đây là quan niệm rất sâu sắc của người Việt mà cũng không ai giải thích được đúng

sai. Chết không phải là hết mà là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia và người mất
cần những vật dụng thiết yếu đó để tiếp tục duy trì cuộc sống ở một thế giới khác. Đây không
phải là một phong tục vu vơ, nó được hình thành từ quan niệm lâu đời, quan niệm của tình cảm
- là sợi dây tình cảm nối giữa người sống và người chết. Khi người sống “hóa” những vật dụng,
tiền bạc bằng vàng mã cho người đã khuất, bản thân họ sẽ thấy ấm lòng.22


Khỏi phải chôn các đồ vật thật gây tốn kém

20
Nguyễn Tiến Hưng, Thực hành đốt vàng mã ở Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát ở Đình Thôn, phường
Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, 2016, tr. 37-39.
21
X. GS. Ngô Đức Thịnh, Thời gian và cách chuẩn bị mâm cỗ cúng hóa vàng Tết Mậu Tuất,
truy cập
ngày 27-05-2018.
22
GS. Ngô Đức Thịnh, Đốt vàng mã thế nào mới là điều đáng nói, truy cập ngày 25-05-2018.

10



Việc đốt vàng mã thể hiện sự biết ơn, sự tôn kính không chỉ người sống đối với người
chết và thần thánh mà còn giữa người sống đối với người sống. Điều đó bắt nguồn từ truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.23 Dù không biết đích thực sự tồn tại của
thế giới bên kia, sự sống của người cõi âm nhưng khi thắp nén hương, đốt vàng mã xong, chắc
hẳn ai ai trong chúng ta cũng thấy ấm lòng và có sự tưởng nhớ tới tổ tiên.24


Là một phần trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng
Vàng mã là một trong những vật phẩm tôn giáo không thể thiếu trong các nghi lễ tôn

giáo, nhất là trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Vàng mã không chỉ là một trong nhưng vật phẩm trong
nghi lễ, mà còn là vật trang trí tạo nên tính thẩm mỹ và sự thành kính tại một không gian linh
thiêng. Quan trọng hơn, vàng mã giúp tạo dựng “một thế giới thực” cho những người dự lễ
theo cách tưởng tượng của họ. Nói cách khác, nó giúp cho nghi lễ thêm trang trọng, thành kính
và thật hơn.


Niềm tin về sự che chở của thần thánh và tổ tiên
Thông qua hành vi “gửi” hàng mã, người sống mong muốn nhận lại sự che chở, phù hộ

từ tổ tiên và thần thánh.25 Đây có lẽ là một giá trị quan trọng của hàng mã. Phát xuất từ quan
niệm “có qua, có lại”, người ta tin rằng nếu những người còn sống “chăm lo” một cách chu đáo
cho vong linh những người đã khuất hay thần thánh, thì đổi lại họ sẽ nhận được sự phù hộ, độ
trì từ các những người đã khuất, các bậc thần thánh mà họ tin thờ.


Đối với những người chế tác, kinh doanh vàng mã.
Hiện nay, việc sản xuất, kinh doanh hàng mã đã giải quyết nhu cầu công ăn việc làm


cho rất nhiều người dân. Nó cũng mang lại cho các gia đình nguồn thu nhập ổn định. Theo giấy
đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp trên cả nước có khoảng trên 40 cơ sở, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh vàng mã.26 Nhiều làng nghề sản xuất vàng mã được mọc lên. Có những cơ sở
sản xuất, kinh doanh vàng mã thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.27 Như vậy nguồn lợi về kinh
tế từ việc sản xuất và kinh doanh vàng mã là rất lớn.
5.2.

Tác hại của việc đốt vàng mã

Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở
thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016.
24
GS. Ngô Đức Thịnh, Đốt vàng mã thế nào mới là điều đáng nói, truy cập ngày 25-05-2018.
25
Nt., tr. 84.
26
Quang Thắng, Những công ty nào đang 'hái ra tiền' nhờ vàng mã?, truy cập ngày 27-05-2018.
27
Nt.
23

11


Trong những năm gần đây, việc sữ dụng vàng mã bị lạm dụng quá đà, gây phản cảm,
sai lệch bản chất, giá trị, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và nhất là nguy cơ mất an toàn do
cháy nổ. Theo PGS. Lê Quý Đức, “Vốn ý nghĩa của tập tục này là mong người chết cũng có
được cuộc sống đủ đầy, điều đó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nhưng hiện nay,
nhiều người lại mua vàng mã về cúng, đốt với mục đích để nhận lại sự phù hộ của tổ tiên cho

mình. Vì vậy họ nghĩ, đốt càng nhiều, càng được tổ tiên phù hộ nhiều. Đó là quan điểm sai
lầm!”28


Lệch lạc trong niềm tin và cách thể hiện lòng tôn kính đối với người đã khuất

cũng như thần thánh
Cũng từ quan niệm, người vong linh người đã khuất ở “thế giới bên kia” cũng có những
những nhu cầu vật chất như khi họ còn sống. nhiều người có điều kiện kinh tế cố gắng gửi cho
vong linh những người thân của mình những đồ mã “sang trọng” như nhà lầu, xe hơi, máy bay,
người giúp việc, thậm chí có cả “em út” phục vụ29. Rõ ràng đây là những biến tướng, lệch lạc
của hàng mã. Nó tạo nên sự “bất bình đẳng” trong thế giới giới bên kia. Quan niệm “ở hiền,
gặp lành” hay luật nhân quả rõ ràng bị giảm giá trị khi người ta cho rằng hễ cứ có tiền là có tất
cả lẫn ở đời này lẫn đời sau. Bởi vì, rõ ràng là cuộc sống của những vong linh hoàn toàn phụ
thuộc vào những người đang sống.


Tốn kém

Hiện tại vẫn chưa thấy có những thống kê chính thức về sức tiêu thụ hàng mã trong cả
nước. Tuy nhiên theo một thống kê không chính thức của giới truyền thông, mỗi năm nhân dân
đốt tới 5000 tỷ đồng vàng mã.30 Theo thống kê sơ bộ có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử
dụng trong mỗi năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ gần 400 trăm tỷ đồng/năm cho việc đốt
vàng mã.31


Gây ô nhiễm môi trường, gây hỏa hoạn

Do nhà ở chật hẹp nên người dân mang ra ngoài để đốt, tàn lửa bay khắp nơi mỗi khi
có cơn gió thổi qua. Ngoài ra, tại các đền, chùa, cứ đến dịp lễ, Tết lại bị “quá tải” về việc đốt

vàng mã, thắp hương, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất cao. Mới đây nhất, một bằng chứng rõ nét

Hương Lan, Bỏ đốt vàng mã: Tránh lãng phí, xóa nạn 'đút lót' thánh thần?, />29
X. Vân Thiêng, Mỗi năm dân ta đốt 5.000 tỷ đồng vàng mã, />30
Vân Thiêng, Mỗi năm dân ta đốt 5.000 tỷ đồng vàng mã?, truy cập ngày 27-05-2018.
31
X. BT, Đốt vàng mã: Từ lãng phí đến thảm họa cháy nổ, truy cập ngày 27-05-2018.
28

12


cho sự việc trên, đó là vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại Đền Mẫu Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn vào
hôm mùng 5 Tết vừa qua. Lửa bốc cao kèm theo khói lớn và bụi mù mịt, khiến người dân đi lễ
hoảng sợ và bỏ chạy. Theo người dân ở đây, ngọn lửa đã lan nhanh sang gần 10 gian nhà khác,
khói bụi bốc nghi ngút, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc do tất cả các kios bán hàng đều chứa rất nhiều
đồ mã – vật liệu dễ cháy.32
5.3.


Các ý kiến trái chiều liên quan đến việc sử dụng vàng mã

Các ý kiến ủng hộ
Đa số những người ủng hộ cho rằng, tập tục đốt vàng mã là một phần trong văn hóa,

tín ngưỡng dân gian lâu đời. Nó mang một ý nghĩa nhân văn, cụ thể là tinh thần uống nước nhớ
nguồn của dân tộc. Vàng mã là “phương tiện nối kết” giữa người sống và người đã khuất, giúp
con cháu có dịp nhớ đến ông bà tổ tiên. Còn đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, vàng mã là một vật
phẩm tôn giáo không thể thiếu trong các dịp lễ trong tín ngưỡng này.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là, nhiều làng nghề, cơ sở, gia đình sản xuất

vàng mã đã hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài, nên không thể cấm việc
sử dụng vàng mã vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn cho một lượng lớn nhân công sản xuất vàng
mã củng như người kinh doanh.


Các ý kiến phản đối
Các ý kiến phản đối thường đưa ra các quan điểm như, đây là một tập tục ngoại lai từ

Trung Quốc, và rằng đây là tập tục mê tín, mù quáng. Hơn nữa việc dùng tiền thật mua tiền giả
hay những đồ mã khác để đốt là một sự lãng phí rất lớn cho xã hội. không những việc đốt vàng
mã đã góp phần làm cho sự ô nhiểm môi trường ở nước ta càng trầm trọng, nguy cơ gây hỏa
hoạn từ việc đốt vàng mã là rất lớn.


Ý kiến của Giáo hội Phật giáo
“Đề nghị chư Tôn đức Tăng Ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật

tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức
khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.”33


Ý kiến của các cơ quan nhà nước

Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng vàng mã được đưa
ra. Quan sát cho thấy, mức độ quy định của các văn bản pháp luật về việc sử dụng vàng mã
ngày càng chặt. Từ việc “vận động nhân dân bỏ dần tục đội mũ rơm, chống gậy, rắc vàng mã
dọc đường ”34, kế đến là “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”,35 đến việc
32

Nt.

Công văn 031 /CV-HĐTS ngày 12 tháng 02 năm 2018 Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
34
Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11-7-1998.
35
Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ.
33

13


đưa ra những mức hình phạt cụ thể như trong nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP năm 2013:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi
quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”.
6.

Kết luận

Tập tục đốt vàng mã ở Việt Nam là tập tục xuất phát từ Trung Quốc. Nó được du nhập
vào Việt Nam vào thời Bắc Thuộc. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nó vẫn tồn tại và
trở thành một phần trong văn hóa tín ngưỡng của một bộ phận người Việt.
Những năm gần đây, tập tục này có chiều hướng phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là
những biến tướng và những tác động xấu đến xã hội Việt Nam. Đã có nhiều văn bản pháp luật
hướng dẫn việc cử hành tập tục này, tuy nhiên nó vẫn chưa đạt hiệu quả.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, vàng mã cũng diễn tả những niềm tin, quan niệm
củng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như “uống nước nhớ nguồn”, “kính nhớ tổ tiên”.
Hơn nữa đây cũng là một ngành nghề tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong
nước.
Vì thế chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về những mặt lượi và hại của tập tục này.
Đồng thời tránh những hành vi lạm dụng, làm méo mó ý nghĩa của nó so với ý nghĩa ban sơ.


14


Thư mục
Sách, Luận văn
1. Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ), nxb Văn nghệ, TP. HCM, 2000.
2. Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một
số hộ gia đình ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội),
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội 2016.
3. Nguyễn Tiến Hưng, Thực hành đốt vàng mã ở Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát ở Đình
Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Văn hóa
học, 2016
4. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách
khoa Việt Nam (tập 1), Nxb Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995.
5. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ (1773), biên dịch Trần Văn Giáp, hiệu đính Cao Xuân
Huy, nxb Văn hóa-Thông tin, 1962, từ trang 192 đến trang 193.
6. Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11-7-1998.
7. Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Công văn 031 /CV-HĐTS ngày 12 tháng 02 năm 2018 Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
Tài liệu trên internet
1. Đường Huyền Tông,
/>1n_T%C3%B4ng.
2. Hòa Thượng Thích Tố Liên, Nguyên Nhân Tục Đốt Vàng Mã,
truy
cập ngày 18 tháng 5 năm 2018.
3. GS. Ngô Đức Thịnh, Thời gian và cách chuẩn bị mâm cỗ cúng hóa vàng Tết Mậu
Tuất, truy cập ngày 27-05-2018.
4. GS. Ngô Đức Thịnh, Đốt vàng mã thế nào mới là điều đáng nói,

truy cập ngày 25-05-2018.
5. Hương Lan, Bỏ đốt vàng mã: Tránh lãng phí, xóa nạn 'đút lót' thánh thần?,
truy cập ngày 25-05-2018.
1


6. Vân Thiêng, Mỗi năm dân ta đốt 5.000 tỷ đồng vàng mã, truy cập ngày 25-05-2018.
7. BT, Đốt vàng mã: Từ lãng phí đến thảm họa cháy nổ, truy cập
ngày 27-05-2018.

2



×