Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố tiên lượng và một số kiểu gen vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm streptococcus suis điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (2015 – 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 146 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Streptococcus suis (Liên cầu lợn) là cầu khuẩn Gram dương có khả năng
gây bệnh trên người với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng như viêm màng não,
nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...[1]. Bệnh do S. suis đang
là một vấn đề thời sự trong chuyên ngành Truyền Nhiễm do những yếu tố về
dịch tễ rất đặc biệt và hậu quả trên lâm sàng rất nặng nề nếu bệnh nhân không
được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh lây từ động vật (chủ yếu là lợn) sang
người qua thói quen ăn uống thực phẩm sống [2] và vết xây xước trên da
trong quá trình giết mổ, chế biến thịt lợn nên việc dự phòng rất khó khăn [3],
[4]. Bệnh có khả năng thành dịch với tỷ lệ tử vong cao từ 12,8% [5] đến
27,9% [6]. Bệnh nhân nhiễm S. suis sau khi ra viện có thể để lại các di chứng
nặng nề như điếc từ 50% - 66,4% [7],[8], rối loạn tiền đình (22,7%) [5], hoại
tử chi ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 86,7% (13/15) [9]. Những biến chứng
này rất ít khả năng hồi phục, dẫn đến những gánh nặng lớn về sức khoẻ cũng
như kinh tế cho bệnh nhân [10],[11].
Thông qua giao thương, tỷ lệ mắc cũng như lan truyền các chủng S. suis
giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có xu hướng ra tăng
[12]. Tính đến năm 2014, trên toàn thế giới ghi nhận 1642 trường hợp nhiễm
S. suis được công bố, bệnh chủ yếu tập trung tại khu vực Châu Á (90,2%)
[13]. Tại Việt Nam, bệnh xếp hàng thứ 6/10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc
và tử vong cao nhất [14]. S. suis kháng gần như hoàn toàn với các kháng sinh
nhóm tetracycline, erythromycin [15], một số chủng bắt đầu kháng với
ceftriaxon và fluoroquinolone [16],[17]. Các gen kháng thuốc, plasmid được
tìm thấy như erm(B) (erythromycin), cat (chloramphenicol), tet(M), tet(O),
tet(L) (tetracyclin) cũng tăng nguy cơ lan truyền sự kháng thuốc giữa các
chủng S. suis [18]. Cùng với việc chẩn đoán và điều trị muộn dẫn đến tăng tỷ
lệ tử vong cũng như gánh nặng bệnh tật.



2

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có hơn 20 gen liên quan tới yếu tố
độc lực của S. suis, trong đó, 03 gen độc lực chính của vi khuẩn bao gồm mrp,
sly, epf có liên quan chính tới quá trình gây bệnh [19]. Tại Việt Nam, các
nghiên cứu về gen kháng thuốc và gen liên quan đến độc lực của S. suis chủ
yếu ở khu vực phía Nam trên các thể bệnh viêm màng não [8],[20],[21],[22].
Khu vực Miền Bắc và Miền Trung một số báo cáo đề cập đến bệnh cảnh viêm
màng não [23],[24],[25], sốc nhiễm khuẩn [9], nhưng chưa có nghiên cứu nào
đề cập đến các kiểu gen gây bệnh cũng như sự phân bố các kiểu gen này trên
các thể lâm sàng. Mặc dù bệnh lưu hành rộng rãi nhưng chưa có một nghiên
cứu nào trong nước đánh giá tổng thể về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
các yếu tố tiên lượng cũng như một số yếu tố độc lực của vi khuẩn. Bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến chuyên khoa đầu ngành về tiếp nhận,
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn. Hệ thống xét nghiệm của Bệnh
viện vô cùng hiện đại, có sự hợp tác chặt chẽ với đơn vị nghiên cứu lâm sàng
Trường Đại học Oxford của Anh (OUCRU), do đó các xét nghiệm tại đây có
độ chính xác và tin cậy rất cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại
Bệnh viện nhằm 3 mục tiêu:
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể bệnh do
Streptococcus suis gây ra ở người.
2. Xác định các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bị bệnh do
Streptococcus suis.
3. Đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh và phát hiện một số gen
kháng thuốc, gen độc lực của Streptococcus suis.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm vi sinh vật và cơ chế gây bệnh của Streptococcus suis
1.1.1. Lịch sử phát hiện
Vào thập niên 1950, tại Anh và Hà Lan, các nhà nghiên cứu thuộc
ngành thú y đã phát hiện được một tác nhân thuộc nhóm Streptococcus gây
viêm màng não và viêm khớp ở lợn. Đây là liên cầu khuẩn được xếp vào
nhóm D theo phân loại của Lancefield và được đặt tên là Streptococcus suis
(theo tiếng La-tinh “suis” nghĩa là lợn).
Năm 1987, Kilpper-Bälz và Schleifer đã phân loại Streptococcus
suis như sau:
Giới

Vi khuẩn

Ngành

Firmicutes

Lớp

Bacilli

Bộ

Lactobacillales

Họ

Streptococcaceae


Giống

Streptococcus

Loài

Streptococcus suis

Hai tác giả này chỉ ra rằng chúng là một nhóm đồng nhất về cả mặt
phân loại hoá học và về gen (phần trăm đồng gen ADN – ADN ít nhất là
73%), do đó các tác giả này đề nghị, một cách rõ ràng, tên gọi chính thức của
vi khuẩn này là Streptococcus suis [26].
1.1.2. Hình thể và tính chất bắt màu
Streptococcus suis là cầu khuẩn gram dương, có hình trứng hoặc thon
dài, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc thành chuỗi ngắn, không di động, thường
xuyên có vỏ, đường kính 2µm.


4

Hình 1.1. S. suis dưới kính hiển vi
(nguồn: />tal/strsu/strsu.home.html)

Hình 1.2. S. suis khi nhuộm Gram
(nguồn: />sassiteforscience/standard2/objective-b)

1.1.3. Tính chất nuôi cấy
Streptococcus suis mọc trên môi trường thạch máu ở 370C và 5 –
10% CO2. Trên môi trường thạch máu, S. suis tạo khuẩn lạc nhỏ, màu xám
với đường kính 0,5 – 1 mm. S. suis sản xuất yếu tố dung huyết kiểu alpha

trên môi trường thạch máu cừu và yếu tố dung huyết kiểu beta trên môi
trường thạch máu ngựa.
S. suis là những vi khuẩn có thể mọc trên môi trường hiếu kị khí tuỳ
tiện, tuy nhiên chúng lại không thể mọc được trong dung dịch có chứa 6,5%
NaCl hoặc môi trường có chứa 0,04% telluric Sự phát triển của S. suis không
đòi hỏi CO2 trừ 1 số chủng phân lập được ở cơ quan sinh dục lợn và ở lợn sữa
(chúng mọc rất tốt với sự có mặt của 5%CO2) [3].
1.1.4. Tính chất hoá sinh học
Một cách tổng quát, S. suis dương tính với test kháng optochine, ADH
(+), ornithine décarboxylase (+), leucine arylamidase (+) , thuỷ phân và acide
hoá tinh bột, thuỷ phân esculine, lên men đường fructose, galactose, D-glucose
(+), glycogen (+), lactose (+), maltose (+).
S. suis đáp ứng âm tính với test sản xuất acetoin, alcaline (-), acide
phosphatase (-) , bêta-galactosidase (-), không acide hoá arabinose, adonitol (-),
fucose (-), mannitol (-), glycerol (-), gluconate (-).


5

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của Streptococcus suis
Khi xâm nhập vào cơ thể, hàng rào đầu tiên mà vi khuẩn gặp phải là hệ
thống miễn dịch tự nhiên như da, niêm mạc, hệ thống chất nhờn…sự tương
tác giữa vi khuẩn và cơ thể vật chủ là một quá trình liên tục và nhiều mặt [27].
Sau khi xâm nhập vào các rào cản niêm mạc, S. suis có thể di chuyển đến và
tồn tại trong máu, và cuối cùng xâm nhập nhiều cơ quan bao gồm lách, gan,
thận, phổi và tim. Hơn nữa, vi khuẩn này cũng có thể vượt qua hàng rào máunão hoặc các tế bào biểu mô mạch não để tiếp cận hệ thống thần kinh trung
ương gây ra viêm màng não [28].
a) Con đường lây truyền
Lây nhiễm S. suis qua đường da và niêm mạc bị xây xước được cho là
con đường lây chính ở người. Ở các nước phương Tây, người làm việc tiếp

xúc trực tiếp với thịt lợn hoặc các sản phẩm sống có nguồn gốc từ lợn có khả
năng nhiễm bệnh cao hơn người bình thường. Tương tự, vụ dịch ở Trung
Quốc (2005), 97% bệnh nhân có tiếp xúc với lợn bệnh (67% có giết mổ lợn,
50% có vết cắt trên da). Cho đến nay, những dữ liệu từ các giám sát dịch tễ
trong các vụ dịch ở Trung Quốc đã cho thấy rất rõ là tiếp xúc trực tiếp với lợn
bệnh là cần thiết để gây nhiễm bệnh S. suis [3],[4]. Trong một nghiên cứu
khác đối chứng về các yếu tố nguy cơ nhiễm S. suis ở Trung Quốc, giết mổ và
cắt xác thịt cũng như xử lý các lợn bệnh hoặc chết đã được xác định là các
yếu tố nguy cơ quan trọng đối với nhiễm bệnh của con người [7],[29]. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu gần cho thấy một số lượng ít bệnh nhân có tiền sử
tiếp xúc với lợn [30], một số khác không rõ tiền sử tiếp xúc, điều này gợi ý
còn có những con đường lây truyền khác.
Một số nghiên cứu bằng thực nghiệm trên invivo và invitro cho thấy S.
suis có khả năng di chuyển qua hàng rào tiêu hoá của người, và ăn thịt lợn bị
nhiễm bệnh làm tăng yếu tố nguy cơ lây nhiễm S. suis, đây là vấn đề quan
trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm với mầm bệnh này [31]. Tại Việt Nam


6

và các nước Đông Nam Á, việc sử dụng các chế phẩm sống từ lợn, đặc biệt là
tiết canh làm tăng nguy cơ nhiễm S. suis [2]. Bệnh lý nghiện rượu và xơ gan
làm tăng khả năng di chuyển của S. suis từ hệ tiêu hoá vào máu cũng như đi
qua hàng rào máu - não [32].
Ở trên người, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bằng chứng về việc S.
suis có thể lây truyền từ lợn sang người qua đường hô hấp. Năm 2014,
Bonifait và cộng sự, [33] đã tìm thấy có sự hiện diện của serotype 2 hoặc 1/2
trong các mẫu không khí thu được từ tất cả các trang trại chăn nuôi lợn, cũng
như 14/21 công nhân làm việc trong các trang trại chăn nuôi lợn. Điều này
cho thấy, có sự phơi nhiễm đáng kể của những người tiếp xúc thường xuyên

đối với mầm bệnh.
b) Quá trình gây bệnh
Để gây bệnh được S. suis phải định cư trên vật chủ, phá vỡ các rào cản
biểu mô, tiếp cận và tồn tại trong máu, xâm nhập lan tràn đến các cơ quan
khác nhau, và gây ra phản ứng viêm tại các cơ quan đó. Ngoài ra, S. suis còn
có khả năng đi qua hàng rào máu-não xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương
gây ra bệnh cảnh viêm màng não [28].
– Khu trú và xâm nhập qua hàng rào tế bào biểu mô
Streptococcus suis có thể tương tác với các tế bào biểu bì ở vết thương
trên da hoặc với các tế bào biểu mô niêm mạc ở ruột để gây bệnh. Miễn dịch
qua trung gian IgA đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại những
tác nhân gây bệnh xâm nhập qua biểu mô màng nhầy. Tuy nhiên, S. suis có
khả năng sản xuất IgA1 protease nên chúng có thể thoát khỏi hệ thống bảo
vệ này [34]. Sau khi thoát khỏi miễn dịch qua trung gian IgA, S. suis tương
tác với tế bào biểu mô và những protein chất nền ngoại bào thông qua
những protein bám dính và độc tố ly giải tế bào suilysin khiến chúng xâm
nhập qua tế bào biểu mô.


7

– Tồn tại trong máu và đi đến các cơ quan
Sau khi xâm nhập sâu vào trong mô hoặc dòng máu, vi khuẩn sẽ
tăng điều hòa biểu hiện polysaccharide vỏ nang và tất cả những protein
liên quan đến quá trình kháng lại đáp ứng miễn dịch. Polysaccharide vỏ
nang giúp vi khuẩn kháng lại thực bào. Sự tiết suilysin làm giảm thực bào
bằng cách ly giải bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính. Cuối cùng,
S. suis theo dòng máu lan tràn đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra
tình trạng viêm nhiễm như nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm
phổi và viêm khớp.

– Xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não
Streptococcus suis có thể gây viêm màng não. Để xâm nhập được
vào thần kinh trung ương, vi khuẩn tiếp tục vượt qua hàng rào máu – não
bao gồm xâm nhập vào mao mạch thuộc não và xâm nhập từ máu vào dịch
não tủy tại các đám rối mạch. Khi tiếp xúc với các tế bào nội mạc thuộc
đám rối mạch, vi khuẩn xâm nhập và gây độc đồng thời làm tăng tính
thẩm thấu của các mao mạch. Nghiên cứu trên mô hình chuột cho thấy vai
trò quan trọng của phản ứng viêm trong sinh bệnh học của nhiễm khuẩn S.
suis [35]. Có sự hoạt hoá sao mã sớm của TLR2, CD14 và các cytokine
trong đám rối màn mạch và các tế bào biểu mô nội mô mạch não, gợi ý rằng
các cấu trúc này đóng vai trò đường vào của vi khuẩn ở hệ thần kinh trung
ương. Quá trình tương tác và xâm nhập của vi khuẩn với tế bào nội mạc
mạnh não (BMEC) có thể do nhiều cơ chế như kết dính và xâm nhập qua
trung gian protein bề mặt tế bào và các thành phần vách tế bào (chủ yếu là
lipoteichoic acid-LTA) [36]. Cơ chế liên quan đến sự xâm nhập qua đám rối
màng mạch hiện vẫn đang được nghiên cứu [37].
c) Cơ chế giảm thính lực sau viêm màng não do S. suis
Giảm thính lực và điếc là một trong các biến chứng phổ biến của viêm
màng não do vi khuẩn nói chung và đặc biệt là viêm màng não do S. suis nói


8

riêng. Theo kết quả báo cáo tổng quan hệ thống năm 2016 tổng hợp số liệu từ
17 nghiên cứu với 3447 bệnh nhân được báo cáo từ năm 1985 đến năm 2015
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị giảm thính lực sau viêm màng não do vi khuẩn là
11% (giao động từ 2% đến 35%); tỷ lệ bệnh nhân bị giảm thính lực sâu trung
bình là 5% (giao động từ 2-13%) [38]. Các báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân bị giảm
thính lực sau viêm màng não do S. suis có tỷ lệ cao hơn. Theo một nghiên
cứu, với 913 bệnh nhân tổng hợp từ 24 nghiên cứu được báo cáo từ năm 1980

đến năm 2015 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị giảm thính lực sau viêm màng não
do S. suis là 53% (95% CI 49-57%) [39].
Rất ít các nghiên cứu về vị trí tổn thương và cơ chế giảm thính lực
trong viêm màng não do S. suis được báo cáo. Nghiên cứu thực nghiệm trên
lợn bị viêm màng não do S. suis cho thấy giảm thính lực và điếc trong viêm
màng não liên quan với các tổn thương viêm tai trong, trong đó tình trạng tổn
thương viêm mủ của hệ thống ốc tai dường như đóng vai trò chủ đạo, trong
khi tổn thương dây thần kinh thính giác là rất ít. Nghiên cứu cũng cho rằng
các vi khuẩn liên cầu nói chung và S. suis nói riêng, nhờ có khả năng sinh các
ngoại độc tố làm phá vỡ các cấu trúc bảo vệ của hệ thống ốc tai, nên có khả
năng xâm nhập và gây ra tình trạng tổn thương viêm nhiễm khuẩn trong hệ
thống ốc tai [40]. Ngoài ra một vài báo cáo ca bệnh cho thấy tình trạng tổn
thương viêm chảy máu của hệ thống tai trong được xác định bằng phim chụp
cộng hưởng từ cũng có thể đóng góp vai trò gây ra giảm thính lực trong viêm
màng não do S. suis [41].
1.2.Dịch tễ học nhiễm streptococcus suis ở người
1.2.1 Tình hình nhiễm S. suis trên thế giới
Trường hợp nhiễm khuẩn do S. suis ở người đầu tiên được mô tả vào
năm 1968 tại Đan Mạch [42]. Từ đó, số lượng các trường hợp bệnh được báo
cáo trên toàn thế giới tăng lên rất nhiều ở các nước bao gồm: Hà Lan, Bỉ, Đan


9

Mạch, Anh quốc, Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Croatia, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp,
Canada, New Zealand, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, [43] Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản [44],[45],[46],[47],[48]. Mối liên quan giữa người bệnh
và sự tiếp xúc với lợn hoặc các sản phẩm của lợn đã được ghi nhận ngay từ
khi phát hiện ra bệnh này [44].
Nhiễm khuẩn do S. suis được coi như bệnh nghề nghiệp tại Anh từ

tháng 4 năm 1987. Tại Hà Lan, ước tính nguy cơ phát triển viêm màng não do
S. suis hàng năm ở những công nhân lò mổ và những người chăn nuôi lợn là
khoảng 3,0/100.000, cao hơn 1500 lần so với những người không làm việc
trong ngành công nghiệp chăn nuôi lợn [49]. Những người làm nghề giết mổ
lợn có nguy cơ mắc bệnh hàng năm là 1,2/100.000 [49]. Ở Đức, người ta đã
nghiên cứu thấy tỉ lệ mang S. suis ở vùng mũi họng ở nhóm nguy cơ cao như:
người giết mổ lợn, công nhân lò mổ, nhân viên chế biến thịt là 5,3% trong khi
tỉ lệ là 0% ở những người không có tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn [50].
Một nghiên cứu ở New Zealand vào năm 1980 cho thấy 9% những
nông dân ở trại sản xuất bơ sữa, 10% những giám sát viên thực phẩm thịt và
21% mẫu huyết thanh của nông dân ở trang trại lợn có kháng thể đặc hiệu với
S. suis typ 2, điều này chứng tỏ sự tồn tại của các trường hợp nhiễm trùng ẩn
ở người [13]. Bên cạnh đó cũng có các báo cáo về nhiễm khuẩn do S. suis ở
người mà không hề có sự tiếp xúc với lợn hoặc các sản phẩm của lợn [51].
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở người là do S. suis typ2, một số ít do các
type huyết thanh khác như: typ1, 4, và 14. Ở các nước công nghiệp sản xuất
thịt lợn, S. suis typ 2 là một mầm bệnh quan trọng lây truyền từ động vật sang
người [5].


10

Bảng 1.1. Nhiễm bệnh do S. suis ở người được thông báo ở các nước tính đến
2014 [13].
Quốc gia
Toàn thế giới
Châu Á
Châu Âu
Nam Mỹ
Bắc Mỹ

Oceania

Số ca mắc
1642
1481 (90,2%)
140 (8,5%)
9 (0,5%)
8 (0,5%)
(0,2%)

Châu Á là nơi có tỷ lệ nhiễm S. suis cao nhất trên toàn thế giới với tỷ
lệ 90,2% [13]. Sau đó, các trường hợp nhiễm khuẩn do S. suis thường
xuyên được báo cáo. Đặc biệt là 02 vụ dịch lớn tại Trung Quốc được báo cáo
xảy ra vào mùa hè của 2 năm 1998 và 1999 tại các vùng nông thôn của tỉnh
Giang Tô (Jiangsu) với 25 trường hợp mắc bệnh, trong đó 14 trường hợp tử
vong là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não [3],[4]. Tháng 7
năm 2005, một vụ dịch lớn nhất ở người đã xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung
Quốc với tổng số 204 trường hợp mắc bệnh và 38 trường hợp tử vong do điều
trị không kịp thời [3]. Cùng năm, một số trường hợp rải rác ở các tỉnh và vùng
khác nâng con số mắc bệnh ở Trung Quốc năm 2005 lên 215 trường hợp. Tất
cả các trường hợp nhiễm bệnh đều là các nông dân tham gia trực tiếp vào quá
trình giết mổ các con lợn bị chết không rõ nguyên nhân hoặc do ốm mà chúng
bị làm thịt. Trong vụ dịch này, 61 nông dân (28%) có triệu chứng của sốc
nhiễm khuẩn, trong đó có 38 người chết (62%). Các trường hợp bệnh khác
được báo cáo là nhiễm khuẩn huyết (24%), viêm màng não (48%) hoặc cả hai
[3],[4]. Ngoài ra, tại Hồng Kông, vi khuẩn này được thông báo là một trong
những nguyên nhân chính gây viêm màng não ở người lớn. S. suis cũng là
nguyên nhân thường xuyên gây viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết ở Thái
Lan [30],[52].
1.2.2. Tình hình nhiễm S. suis ở Việt Nam



11

Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm S. suis đầu tiên được mô tả tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vào 11/1996 với bệnh cảnh viêm màng
não. Trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005 ghi nhận 151 bệnh nhân viêm
màng não do S. suis [8]. Kể từ đó, các ca bệnh do S. suis gây bệnh trên người
được báo cáo khắp 3 miền của đất nước. Tại Huế, từ tháng 1/2006 đến
12/2010 ghi nhận hơn 140 bệnh nhân viêm màng não do S. suis tại Bệnh viện
Trung ương Huế [23]. Tại Miền Bắc, trường hợp bệnh nhân đầu tiên nhiễm S.
suis được khẳng định bằng cấy máu vào tháng 4 năm 2006 tại Viện Các Bệnh
Truyền Nhiễm và Nhiệt đới Quốc Gia (nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung ương). Tiếp theo, năm 2007, có 43 trường hợp nhiễm S. suis được báo
cáo [24]. Trong 10 năm trở lại đây, số trường hợp nhiễm bệnh do S. suis ngày
càng gia tăng. Tính đến năm 2015, Việt Nam có trên 500 bệnh nhân được báo
cáo [11].Theo Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, tính đến năm 2016, tỷ lệ mắc
0,007/100,000 dân, bệnh do S. suis đứng hàng thứ 6 trong 10 bệnh truyền
nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất [14].


12

Hình 1.3. Tình hình nhiễm S. suis tại Việt Nam (2016) [14].
Tại miền Nam, các thể bệnh lâm sàng ghi nhận chủ yếu là viêm màng
não. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2006
đến tháng 6 năm 2009, ghi nhận 101 bệnh nhân viêm màng não do S. suis trên
tổng số 108 bệnh nhân nghi ngờ [21]. Bệnh phân bố vào các tháng trong năm,
nhưng tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm
sàng, cũng như các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng được đề cập đến.



13

Bệnh cảnh lâm sàng của S. suis tại miền Bắc ghi nhận có sự khác biệt
với 2 miền còn lại. Ngoài những trường hợp viêm màng não do S. suis ở
người được báo cáo thì từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011, ghi nhận
15 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do S. suis với tỷ lệ tử vong 40% [9]. Bệnh
nhân thường ủ bệnh ngắn, khởi phát nhanh, rối loạn đông máu nặng, suy đa
tạng và tử vong. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng tập trung sự lây nhiễm S.
suis từ lợn bệnh ngoài cộng đồng sang người. Vào năm 2016, một nghiên cứu
bệnh-chứng với 90 bệnh nhân nhiễm S. suis và 183 bệnh nhân nhiễm trùng
nhóm đối chứng để tìm hiểu mối tương quan giữa hội chứng suy hô hấp cấp ở
lợn và bệnh cảnh viêm màng não do S. suis ở người nhận thấy, các yếu tố tiếp
xúc trực tiếp với lợn ốm, sống trong vùng có dịch bệnh suy hô hấp cấp cũng
như thói quen sử dụng các chế phẩm sống từ lợn bệnh làm tăng nguy cơ
nhiễm S. suis [53]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở miền Bắc, bệnh do S. suis
lưu hành chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
1.3. Các thể lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm S. suis
Streptococcus suis gây bệnh trên người với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng
như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm
khớp, viêm nội nhãn...[13],[54]. Sốc nhiễm khuẩn do S. suis chiếm khoảng
28%, tỷ lệ tử vong trong nhóm này là 62% [4].
1.3.1. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân nhiễm S. suis
a) Viêm màng não mủ do S. suis
Viêm màng não mủ do S. suis chiếm tỷ lệ 68% trong các bệnh cảnh lâm
sàng của nhiễm khuẩn do S. suis quan sát được trên toàn thế giới [5]. Đặc
điểm lâm sàng của viêm màng não mủ do S. suis cũng giống với viêm màng
não mủ do các căn nguyên thông thường khác. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh
thường ngắn, trung bình khoảng 2,5 ngày (theo nghiên cứu ở vụ đại dịch của

Trung Quốc) [4]. Bệnh nhân thường có các biểu hiện: sốt (84,6% - 100% tùy


14

theo từng nghiên cứu) [44]; ớn lạnh (83,7%); đau đầu (100%); nôn (58,7%);
gáy cứng (100%) ; dấu hiệu Kernig (25%); dấu hiệu Brudzinski (17,3%); đi
ngoài phân lỏng (16,3 %); hôn mê (15, 4%) [4].
Về cận lâm sàng, số lượng bạch cầu trong máu thường tăng cao, trung
bình vào khoảng 15,200 BC (11.000 – 31.000). Số lượng tiểu cầu thường
giảm dưới 100.000 với tỷ lệ 45%. Chọc dịch não tuỷ cho thấy các tính chất
của một viêm màng não mủ với dịch não tuỷ đục: tế bào trong dịch não tuỷ
tăng cao từ vài trăm đến vài nghìn tế bào trong một mm 3, trong đó đa số là
bạch cầu đa nhân trung tính, albumin trong dịch não tuỷ tăng, đường giảm
mạnh thậm chí không đo được vì quá thấp [49].
Biến chứng điếc và rối loạn tiền đình ở các bệnh nhân viêm màng não
do S. suis là vấn đề được nhiều báo cáo đề cập đến, từ các trường hợp viêm
màng não báo cáo riêng lẻ ở Mỹ, Hy Lạp đến các báo cáo với quy mô lớn
khoảng một trăm bệnh nhân ở Trung Quốc, người ta nhận thấy các bệnh nhân
viêm màng não do S. suis thường nghe kém hoặc điếc hẳn 1 hoặc 2 bên tai
kèm theo là các biểu hiện chóng mặt, đi lại không vững [49]. Theo một tổng
kết nhiễm khuẩn do S. suis ở Châu Âu và Châu Á từ 1968 đến năm 2005 cho
thấy tỉ lệ giảm thính lực ở các bệnh nhân viêm màng não do S. suis ở Châu
Âu là 50,5%, trong khi đó tỉ lệ này ở Châu Á là 51,9% [55]. Tình trạng giảm
thính lực và điếc sau viêm màng não do S. suis thường rất ít khả năng hồi
phục [10]. Do những tổn thương viêm tại tai trong là yếu tố chính liên quan
đến tình trạng giảm thính lực nên có rất ít các biện pháp can thiệp có thể tác
động nhằm cải thiện thính lực cho bệnh nhân bị giảm thính lực sau viêm
màng não do S. suis. Một vài báo cáo ca bệnh cho thấy với các bệnh nhân có
tình trạng tổn thương xơ ốc tai, việc cấy điện cực ốc tai có thể là biện pháp

can thiệp giúp cải thiện thính lực cho bệnh nhân. Một thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có kiểm soát tại Việt Nam cho thấy việc dùng dexamethasone có


15

thể làm giảm tỷ lệ bệnh nhân có giảm thính lực ít nhất là 1 bên (38% đến 12%
P=0,003), giảm nguy cơ bị điếc nặng (ngưỡng nghe > 80 dB) OR =0,23 (95%
CI 0,06-0,78 [8]. Tuy nhiên một báo cáo ca bệnh tại Hà Lan lại cho thấy 6
trên 7 bệnh nhân viêm màng não do S. suis có được dùng dexamethasone vẫn
bị giảm và mất thính lực [56].
b) Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn do S. suis
Đây là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp của nhiễm khuẩn do S. suis, đứng
thứ 2 sau viêm màng não với tỷ lệ 15,4% ở Châu Âu và 18,6% ở Châu Á [55].
Theo các báo cáo, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do S. suis thường có thời gian
ủ bệnh cực ngắn, khoảng 1,9 ngày với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn
thân, triệu chứng dạ dày-ruột (buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng),
ban xuất huyết hoại tử, hôn mê, suy gan, suy thận, ARDS… nặng hơn là rối
loạn đông máu với đông máu nội mạc rải rác, truỵ mạch và tử vong nếu không
được điều trị đúng cách và kịp thời [4].
Trong vụ đại dịch ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc năm 2005 với 204
người mắc bệnh, người ta thống kê thấy có 59 bệnh nhân có hội chứng sốc
nhiễm độc liên cầu (Streptococcal Toxic Shock Syndrom - STSS) chiếm tỷ lệ
28,92% [4]. Các triệu chứng chủ yếu quan sát được ở các bệnh nhân này là:
sốt (100%), ớn lạnh (74,6%), hạ huyết áp (94,9%), ban xuất huyết trên da
(94,9%), ARDS (83,1%), hôn mê (84,7%), suy thận (81,4%), suy gan (78%),
đông máu nội mạc rải rác (79,7%), nôn (62,7%), đi ngoài phân lỏng (7,5%),
đau đầu (49,2), ho (16,9%). Tỷ lệ tử vong ở nhóm này rất cao: 37 người
chiếm tỷ lệ 62,7% [4].
c) Thể nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não

Thể nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não ít được đề cập đến trong các
y văn thế giới. Một số báo cáo thể lâm sàng này dưới dạng ca bệnh [55]. Bệnh
nhân thường có biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết như sốt cao, rét run, đau đầu


16

và nôn. Dịch não tuỷ có biến loại và kết quả nuôi cấy hoặc PCR tìm S. suis
trong máu và dịch não tuỷ dương tính.
d) Các bệnh cảnh lâm sàng khác của bệnh nhân nhiễm S. suis
– Viêm nội tâm mạc do S. suis
Viêm nội tâm mạc do S. suis chiếm tỷ lệ 2,2% ở Châu Âu và 7,8% ở
Châu Á (theo một thống kê về nhiễm trùng S. suis từ năm 1968 đến năm
2005) [55]. Tuy nhiên, trong một báo cáo gồm 41 trường hợp mắc bệnh do
Streptococcus suis ở Chiềng Mai – Thái Lan năm 2005 thì tỷ lệ này là khá
cao: 39% [30]. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao gồm: sốt, suy tim
xung huyết, đau ngực, siêu âm thấy có cục sùi ở van tim (chủ yếu là van động
mạch chủ), rối loạn nhịp tim và cấy máu mọc S. suis.
– Viêm nội nhãn do S. suis
Viêm nội nhãn do S. suis ít gặp, chiếm tỷ lệ thấp: 2,2% ở Châu Âu và
0,8% ở Châu Á [55],[57]. Theo các trường hợp báo cáo một vài trường hợp
riêng lẻ, các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao gồm: giảm thị lực, đau mắt,
viêm xung huyết kết mạc mắt 1 hoặc cả 2 bên. Khám mắt cho thấy đấy là một
viêm mủ nội nhãn. Cấy dịch kính mọc S. suis [57].
Ngoài ra, các bệnh cảnh lâm sàng khác có thể gặp ở nhiễm khuẩn do
S. suis bao gồm viêm dạ dày ruột (11 – 17,1%), viêm khớp (9,9 – 10,9%),
viêm phổi (1,6 – 4,4%), viêm phúc mạc (1 trường hợp), viêm màng nhện
tuỷ [57].
1.3.2. Các yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhiễm Streptococcus suis
Bệnh cảnh do S. suis gây ra trên người rất đa dạng với tỷ lệ tử vong

khoảng 17-20% [30],[57]. Mặc dù bệnh cảnh chủ yếu gây ra trên người là
viêm màng não, nhưng tỷ lệ tử vong lại tập trung ở nhóm viêm nội tâm mạc
và nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt ở nhóm có sốc nhiễm khuẩn [4]. Các yếu tố
tiên lượng đến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm S. suis bao gồm: sốc nhiễm


17

khuẩn, thời gian khởi phát ngắn, tình trạng rối loạn đông máu, suy đa phủ
tạng và bệnh lí nền của bệnh nhân [30].
Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết của bệnh nhân không
được xử trí kịp thời hoặc không đáp ứng với điều trị dẫn đến suy tuần hoàn,
biểu hiện bằng hiện tượng tụt huyết áp không đáp ứng với truyền dịch bắt
buộc phải dùng đến các thuốc vận mạch để đưa huyết áp về chỉ số bình
thường. Kèm theo đó là chỉ số lactat trong máu > 4 mmol/l [51]. Trong bệnh
cảnh lâm sàng của S. suis, sốc nhiễm khuẩn gặp tỷ lệ ít hơn so với viêm màng
não nhưng tỷ lệ tử vong trong nhóm này thường rất cao. Trong vụ dịch tại Tứ
Xuyên – Trung Quốc, tỷ lệ tử vong ở nhóm sốc nhiễm khuẩn do S. suis là
62% [4]. Một số trường hợp ghi nhận bệnh nhân tử vong rất nhanh trong 24
giờ đầu khi nhập viện [57]. Trong một phân tích cả đơn biến và đa biến, các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sốc nhiễm khuẩn là yếu tố tiên lượng bệnh nhân
tử vong.
Trong các bệnh cảnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nói chung, thường thời
gian ủ bệnh và khởi phát càng ngắn thì bệnh diễn biến càng nặng. Trong một
nghiên cứu trên 41 bệnh nhân nhiễm S. suis tại Thái Lan, thời gian khởi phát
của nhóm bệnh nhân tử vong so với nhóm sống tương ứng là 4,15 ± 6,8 ngày
và 13,15 ± 14,7 ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,023. Tuy
nhiên, khi đưa vào phân tích đa biến thì không có sự khác biệt giữa 2 nhóm
[30]. Nghiên cứu này với cỡ mẫu nhỏ nên có thể ý nghĩa của sự phân tích
chưa lớn.

Đông máu nội quản rải rác (DIC- Disseminated Intravascular
Coagulation) là một hội chứng được đặc trưng bởi sự kích hoạt hệ thống đông
máu dẫn đến sự hình thành các cục máu đông và fibrin trong lòng mạch, kết
qủa là sinh ra các huyết khối trong hệ thống tuần hoàn nhỏ và trung bình, cuối
cùng dẫn đến suy các cơ quan và chảy máu nặng [58]. Trong bệnh cảnh nhiễm


18

S. suis đặc biệt nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, độc tố của S. suis vào
máu, kích hoạt hệ thống đông máu, làm tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu
như fibrinogen, fibrin, tiểu cầu, giảm thời gian PT, D-dimer…dẫn đến đông
máu trong các lòng mạch thiếu máu nuôi dưỡng cơ quan như gan, thận...làm
nặng quá trình sốc nhiễm khuẩn, kèm theo chảy máu các cơ quan, bệnh nhân
nhanh chóng tử vong. DIC cũng được biết đến như một yếu tố làm tăng tỷ lệ
tử vong ở bệnh nhân nhiễm S. suis [57].
Suy đa phủ tạng là do trạng thiếu oxy tổ chức và mô, hậu quả của quá
trình tụt huyết áp kéo dài kèm theo rối loạn đông máu dẫn đến hình thành các
cục máu đông gây tắc lòng mạch. Trong bệnh cảnh của S. suis ghi nhận tình
trạng suy gan (thể hiện bằng tăng các chỉ số men gan AST, ALT, giảm PT,
giảm Albumin máu, tăng Bilirubin toàn phần cũng như Bilirubin trực tiếp),
suy thận (tình trạng tăng Creatinin, ure trong máu)...Khi phân tích các yếu tố
nguy cơ giữa 2 nhóm tử vong và sống, thấy các chỉ số trong máu phản ánh
tình trạng suy các tạng đều giảm, nhưng chỉ có các chỉ số như giảm số lượng
tiểu cầu, giảm Albumin, tăng Bilirubin toàn phần và tăng AST, ALT có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm [30],[57].
Bệnh lí nền thường là các yếu tố làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn
của bệnh nhân. Trong các bệnh nhiễm trùng thì đái tháo đường, bệnh lý suy
giảm miễn dịch hay bệnh lí nghiện rượu được coi là các yếu tố cơ địa làm cho
bệnh tiến triển chậm, và một số trường hợp làm tăng tỷ lệ tử vong. Các nghiên

cứu về S. suis trên các cơ địa này rất ít, một số nghiên cứu nhận thấy có sự
lạm dụng rượu trên những bệnh nhân nhiễm S. suis, khi so sánh tỷ lệ này trên
2 nhóm tử vong và nhóm sống thấy có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê [57].


19

1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm Streptococcus suis
(Áp dụng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do Streptococcus suis
của Bộ Y tế, năm 2007) [59].
1.4.1. Chẩn đoán
a) Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ
– Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ lâm sàng
+ Tiếp xúc trực tiếp với lợn như chăn nuôi, giết mổ, buôn bán...
+ Ăn thịt những chế phẩm chưa chín từ lợn như nội tạng trần, tiết canh,
nem chạo...
– Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ cùng với một số các triệu chứng sau:
+ Sốt
+ Ỉa chảy
+ Rét run
+ Hôn mê
+ Đau đầu
+ Ban xuất huyết hoại tử
+ Đau mỏi người
+ Gáy cứng
+ Buồn nôn, nôn
+ Dấu hiệu Kernig
+ Đau bụng
+ Dấu hiệu Bruzinski

b) Chẩn đoán xác định
– Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm S. suis khi:
+ Ca bệnh nghi ngờ + cấy máu/DNT dương tính với S. suis
+ Ca bệnh nghi ngờ + PCR máu/DNT dương tính S. suis.
Sốc nhiễm khuẩn
 Những trường hợp sốc nhiễm khuẩn có thể xuất huyết dưới da (61%80%), ban xuất huyết hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay, hoại tử
đầu chi. Tính chất ban: Đa hình thái, tập trung thành mảng, đám, ban
dát phẳng, màu tím sẫm hoặc đen.


20

Hình 1.4. Ban xuất huyết hoại tử của bệnh nhân nhiễm S. suis tại Trung
Quốc [7]
 Sốc nhiễm khuẩn: Huyết áp tụt (huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc giảm 40
mmHg so với bình thường) hoặc kẹt (hiệu số giữa huyết áp tối đa và huyết





áp tối thiểu ≤ 20 mmHg).
Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, mạch nhỏ, khó bắt.
Vã mồ hôi, lạnh đầu chi, nổi vân tím trên da.
Thiểu niệu hoặc vô niệu.
Các biểu hiện khác có thể gặp: xuất huyết niêm mạc, nội tạng; suy thận
cấp; suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); vàng da, gan to; viêm mô tế

bào, tắc mạch đầu chi.
– Cận lâm sàng

+ Công thức máu: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là bạch cầu
đa nhân trung tính; Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.
+ Xét nghiệm đông máu: Tỷ lệ prothrombin giảm; Fibrinogen giảm;
APTT kéo dài; Có thể có tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIC):
tăng FDP hoặc D-dimer, tiểu cầu giảm < 100.000/mm 3, fibrinogen < 1
g/lít.
+ Sinh hoá máu: thể nặng có thể thấy, tăng urê, tăng creatinin; Tăng men gan
(AST, ALT), CK; Tăng bilirubin; Giảm albumin; Toan chuyển hoá (pH
giảm, HCO3- giảm), tăng lactat.


21

+ Xét nghiệm dịch não tuỷ:
 Sinh hoá: Protein tăng, thường trên 1g/lít, glucose giảm, phản ứng Pandy


dương tính.
Tế bào: Tăng cao, thường trên 500 tế bào/mm3, chủ yếu bạch cầu đa nhân

trung tính.
c) Các kĩ thuật chẩn đoán nhiễm Streptococcus suis
 Chẩn đoán trực tiếp
– Bệnh phẩm: Tuỳ từng thể bệnh mà chúng ta lấy bệnh phẩm ở các vị trí
khác nhau như dịch họng miệng, dịch khớp, dịch màng tim, dịch não tuỷ,
máu.... Tất cả các loại bệnh phẩm phải được cấy ngay vào môi trường
nuôi cấy thích hợp [60].
– Đánh giá sơ bộ bằng nhuộm Gram: cầu khuẩn Gram dương, thường đứng
thành đôi, có thể đứng riêng lẻ hoặc xếp chuỗi ngắn.
– Nuôi cấy: Lấy máu hoặc DNT trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh. Bệnh

phẩm dịch não tuỷ được được nuôi cấy vào môi trường thích hợp như
môi trường thạch máu và thạch Socôla [60].
– Kỹ thuật PCR (Realtime Polymerase Chain Reaction): xác định sự có mặt
của vi khuẩn S. suis thông qua xác định vật liệu di truyền ADN của vi
khuẩn S. suis. Kỹ thuật PCR xác định S. suis sẽ sử dụng gen cps2J, gene
mã hoá cho serotype 2 và serotype 1/2 đặc hiệu cho polysaccharide
capsule của S. suis.
 Chẩn đoán gián tiếp
– Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang: Xác định các kháng thể kháng S.suis
type 2, tuy nhiên phương pháp này có nhiều phản ứng chéo với các tác
nhân gây bệnh khác, độ đặc hiệu thấp vì vậy kỹ thuật này ít có giá trị.
1.4.2. Điều trị

 Thể viêm màng não mủ đơn thuần
– Kháng sinh: Kháng sinh lựa chọn ban đầu là:
+ Ampicillin 2g/lần x 6 lần; hoặc/và Ceftriaxon 2g/lần x 2 lần.
+ Sau 2-3 ngày nên chọc dò dịch não tuỷ lại để đánh giá đáp ứng điều trị.


22

+ Dùng kháng sinh cho đến khi xét nghiệm dịch não tuỷ trở về bình
thường hoặc cho đủ 3 tuần.
– Điều trị hỗ trợ
+ Hỗ trợ hô hấp: khi hôn mê sâu < 8 điểm, cần đặt ống nội khí quản bảo
vệ đường thở và để thở máy.
+ Chống phù não: Dexamethazone 32g/ngày hoặc mannitol 20% 0,5-1
g/kg truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút, nhắc lại sau 6 giờ và cần theo
dõi sát các triệu chứng lâm sàng.
 Thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn

– Kháng sinh
+ Sử dụng kháng sinh như trong thể viêm màng não mủ.
+ Chú ý điều chỉnh liều kháng sinh theo mức lọc cầu thận.
+ Có thể phối hợp thêm kháng sinh phổ rộng khác tuỳ từng trường hợp cụ
thể.
+ Đảm bảo thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là trong 3 tuần.
– Điều trị hỗ trợ
+ Hỗ trợ hô hấp: Đảm bảo oxy hoá máu (SpO2 > 92%) bằng thở oxy hoặc
thông khí nhân tạo.
+ Đảm bảo khối lượng tuần hoàn bằng dịch tinh thể, đảm bảo albumin
máu trên 35 g/lít.
+ Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan.
+ Khi tụt huyết áp: Bù dịch không nâng được huyết áp thì dùng thêm các
thuốc vận mạch như Noradrenalin, Dobutamin…
+ Có thể lọc máu liên tục sớm trong những trường hợp suy thận, toan
chuyển hoá nặng
+ Suy thận: Dùng thuốc lợi niệu như furosemid khi duy trì được huyết áp
tối đa > 90 mmHg, chạy thận nhân tạo nếu có chỉ định.
+ Ổn định đường huyết 6-7 mmol/l.
+ Dự phòng loét stress: Dùng thuốc giảm tiết acid dịch vị kết hợp thuốc
băng niêm mạc dạ dày.
+ Truyền plasma tươi và khối tiểu cầu khi cần thiết. Duy trì tỷ lệ
prothrombin > 50% và số lượng tiểu cầu > 60.000/mm3.


23

+ Khi có xuất huyết mức độ nặng, hemoglobin < 70 g/l cần truyền khối
hồng cầu.
1.5. Kháng kháng sinh và các yếu tố độc lực của S. suis

1.5.1. Tình hình kháng kháng sinh của S. suis trên thế giới
Năm 2008, một báo cáo tình trạng kháng kháng sinh của S. suis trên 6
nước ở Châu Âu cho các chủng phân lập được có tính đề kháng cao với
tetracycline (48 – 92%), erythromycin (29 – 75%), tỷ lệ này khá đồng đều
giữa các quốc gia [61]. Tại Hàn Quốc, ghi nhận trên 240 chủng S. suis phân
lập từ lợn trong 2 năm 2009 – 2010 nhận thấy tình trạng kháng tetracycline và
erythromycin cao hơn các nước Châu Âu, lần lượt là 98% và 88,8% [15].
Ngược lại, một nghiên cứu gần đây tại Ấn Độ lại cho kết quả 100% các chủng
nhạy cảm với erythromycin và đề kháng một phần với ceftriaxon [17]. Điều
này cho thấy các vùng địa lí khác nhau thì mức độ đề kháng của S. suis với
các loại kháng sinh cũng khác nhau.

Tỉ lệ các chủng S. suis kháng penicillin G đang tăng lên. Các chủng kháng
penicillin đã phân lập được ở 6-28% lợn sơ sinh. Tuy nhiên, các chủng S. suis ở
người kháng penicillin rất hiếm khi thấy. S. suis không sản xuất ra men bêtalactamase nên sự kháng kháng sinh có thể được giải thích bằng sự biến đổi các
protein gắn kết penicillin. Sự kháng ofloxacin đã được báo cáo trên các chủng S.
suis phân lập từ người. Tháng 8 năm 2006, người ta đã thông báo các trường hợp
S. suis kháng fluoroquinolone đầu tiên [16]. Tại Châu Âu, có mối liên quan giữa
các phenotype kháng thuốc và ribotype. Sự kháng kháng sinh có mối liên quan
về mặt thống kê với sự hiện diện của các plasmide mặc dù người ta không thể
khẳng định rằng liệu các plasmide này có phải là cơ sở của kháng thuốc hay
không. Những kháng thuốc với các tetracyclin và erythromycin có thể được vận


24

chuyển qua sự tiếp hợp và chúng có vẻ như được mã hoá bởi một transpson
tương tự như transposon tn916 [55].
1.5.2. Tình hình kháng kháng sinh của S. suis tại Việt Nam
Năm 2012, một nghiên cứu từ 97 chủng S. suis 02 phân lập từ cả lợn và

người tại TP Hồ Chí Minh cho thấy 100% các chủng còn nhạy cảm với
vancomycin, penicillin, amoxicillin, ampicillin, levofloxacin, ofloxacin,
ceftriaxone và cefepime. Các kháng sinh bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng từ
15 – 35% bao gồm erythromycin, chloramphenicol, clindamycin, các chủng
gần như kháng hoàn toàn với tetracyclin và amikacin [20]. Trong nghiên cứu
này, tác giả cũng nhận thấy tất cả các chủng có đề kháng với chloramphenicol
đều kháng với tetracyclin, erythromycin và clindamycin, điều này được lý giải
có thể do các gen quyết định tính kháng thuốc này như erm(B) (erythromycin),
cat (chloramphenicol), tet(M), tet(O), tet(L) (tetracyclin) đều nằm gần nhau
trên cùng một yếu tố di động. Trong một nghiên cứu khác từ 95 chủng S. suis
02 phân lập từ những bệnh nhân bị viêm màng não cho thấy 83,2% các chủng
kháng với tetracyclin, điều này cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng kháng
kháng sinh của S. suis sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng kháng kháng sinh
trên người [18].
1.5.3. Các cơ chế đề kháng với kháng sinh của Streptococcus suis
– Hình thành Biofilm (màng sinh học)
S. suis khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ chúng có khả năng kết hợp với
fibrinogen trong vật chủ để hình thành các biofilm (màng sinh học) giúp ngăn
chặn quá trình tác động của kháng sinh [62]. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể vật chủ, ngoài đại thực bào còn có một mạng lưới kết dính và gây độc gọi
là “bẫy bạch cầu trung tính ngoại bào” (Neutrophil Extracellular Traps) tham
gia vào quá trình tiêu diệt và loại trừ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Một thí nghiệm
trên chuột cho thấy biofilm của S. suis 02 không những có khả năng thoát


25

khỏi sự tiêu diệt của đại thực bào mà còn có khả năng ngăn chặn và làm giảm
sự hình thành bẫy bạch cầu trung tính ngoại bào này, giúp cho tăng khả năng
sống sót của S. suis trong cơ thể vật chủ [63].

Quá trình hình thành biofilm có vai trò rất quan trọng của
polysaccharide. Các kháng sinh và các chất sát khuẩn thông thường khó phá
vỡ cấu trúc của biofilm. Gần đây một số chất có tác dụng ức chế sự hình
thành biofilm như Rutin có nguồn gốc Flavoid (một hợp chất tự nhiên có
trong thực vật) [64], hay một số chất có khả năng phá huỷ cấu trúc của
biofilm như Lysin [65] đã được nghiên cứu.
– Các cơ chế kháng đối với tetracyclin ở Streptococcus [20]
Cơ chế kháng tetracyclin ở Streptococcus phụ thuộc vào hai cơ chế
chính: cơ chế bảo vệ ribosome và cơ chế bơm tetracyclin ra khỏi tế bào.
Những protein bảo vệ ribosome thường được mã hóa bởi các gen tet(M) và
tet(O), chúng có nhiệm vụ đẩy tetracyclin ra khỏi ribosome để quá trình dịch
mã được diễn ra liên tục. Cơ chế bơm tetracyclin ra khỏi tế bào thông qua hệ
thống bơm xuyên màng thường được mã hóa bởi các gen tet(K) và tet(L).
– Các cơ chế kháng đối với erythromycin ở Streptococcus
Cơ chế kháng kháng sinh erythromycin diễn ra theo hai cơ chế. Cơ
chế thứ nhất do gen erm(A) hoặc erm(B) mã hóa. Những rRNA methylase
do các gen này mã hóa sẽ methyl hóa 23S rRNA vi khuẩn, từ đó làm bất
hoạt vị trí gắn của thuốc. Cơ chế thứ hai là sự thải loại thuốc ra khỏi tế bào
thông qua hệ thống bơm thuốc do gen mef(A) hoặc mef(E) mã hóa.
1.5.4. Các yếu tố độc lực của Streptococcus suis
Các độc tố chủ yếu ở S. suis typ 2, typ lây bệnh trực tiếp từ động vật
sang người, thời gian gần đây một số chủng khác lẻ tẻ cũng được báo cáo có
mang các yếu tố độc lực như S. suis 14 [66]. Có khoảng hơn 20 gen liên quan
tới các yếu tố độc lực của vi khuẩn được tìm thấy nhờ vào kĩ thuật giải trình
tự gen [19]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có 3 yếu tố độc lực chính


×