Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số thành phần từ phân đoạn ethyl acetat của lá Dâu tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN PHƢƠNG NAM

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH
CẤU TRÚC MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ
PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ
DÂU TẰM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN PHƢƠNG NAM
Mã sinh viên: 1401412

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH
CẤU TRÚC MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ
PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ
DÂU TẰM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Bùi Thị Thúy Luyện
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Công nghiệp Dƣợc


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận này tại tổ Chiết xuất - bộ môn Công nghiệp
dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của các thầy cô, anh chị, các bạn và các em sinh viên.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thúy Luyện, tổ
Chiết xuất- bộ môn Công nghiệp Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn
giành thời gian, tâm huyết, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt
quãng thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Văn Hân, DS. Trần
Trọng Biên và tập thể cán bộ, giảng viên của bộ môn Công nghiệp Dược và
Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp tôi trong
quá trình thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thu Hà,
Đỗ Thị Hường cùng các bạn sinh viên K69, các em làm khóa luận tại tổ Chiết xuất
đã luôn đồng hành, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Và em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị những người luôn bên em,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu, hoàn thành đề tài tại
Trường đại học Dược Hà Nội này.
Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài còn có những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự chia sẻ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Phƣơng Nam


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về cây Dâu tằm (Morus alba L.).................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 2
1.1.3 Phân bố........................................................................................................ 3
1.1.4. Công dụng và liều dùng ............................................................................. 3
1.1.5 Một số bài thuốc có các vị thuốc lấy từ lá cây Dâu tằm ............................. 4
1.2. Các nghiên cứu về lá Dâu tằm ........................................................................ 5
1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của lá dâu tằm ............................ 5
1.2.2. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của lá dâu tằm ............................. 11
1.2.2.1. Hoạt tính chống oxi hóa ..................................................................... 11
1.2.2.2. Hoạt tính kháng khuẩn ....................................................................... 11
1.2.2.3. Tác dụng làm trắng da ....................................................................... 12
1.2.2.4. Hoạt tính gây độc tế bào .................................................................... 12
1.2.2.5. Hoạt tính chống viêm......................................................................... 13
1.2.2.6. Hoạt tính chống tiểu đường ............................................................... 13
1.2.2.7. Hoạt tính chống xơ vữa động mạch ................................................... 14
1.2.2.8. Hoạt tính chống béo phì ..................................................................... 14
1.2.2.9. Hoạt tính bảo vệ gan .......................................................................... 15
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16
2.2. Nguyên liệu .................................................................................................... 16


2.2.1. Hóa chất ................................................................................................... 16

2.2.2. Dụng cụ .................................................................................................... 17
2.2.3. Thiết bị ..................................................................................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 18
2.4.1. Phương pháp chiết xuất............................................................................ 18
2.4.2. Phân lập và xác định cấu trúc phân tử hợp chất hóa học ......................... 18
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................... 20
3.1. Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần và các dịch chiết phân đoạn ........... 20
3.2. Phân lập một số hợp chất từ dịch chiết phân đoạn lá cây Dâu tằm ............... 22
3.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được .......................... 23
3.3.1. Hợp chất MA-1 ........................................................................................ 23
3.3.2. Hợp chất MA-2 ........................................................................................ 25
3.3.3. Hợp chất MA-3 ........................................................................................ 27
3.4. Bàn luận ......................................................................................................... 30
3.4.1. Hợp chất MA-1 ........................................................................................ 30
3.4.2. Hợp chất MA-2 ........................................................................................ 31
3.4.3. Hợp chất MA-3 ........................................................................................ 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 38



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LDL

Low-density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)

DPPH


2, 2-diphenyl-1-picryhydrazyl

IC50

Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử

TBARS

Thiobarbituric acid reactive substances (Các chất phản ứng axit
thiobarbituric)

SOD

Superoxide dismutase (Một enzyme giúp phân hủy các phân tử
oxy có thể gây hại trong tế bào, có thể ngăn ngừa tổn thương mô)

CAT

Catalase (Enzym xúc tác phản ứng phân hủy H2O2)

GPx

Glutathion peroxydase (Enzym xúc tác cho phản ứng loại bỏ các
loại peroxid, hoạt động ở các mô và trong hồng cầu khi nồng độ
H2O2 thấp)

MIC

Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)


HDL

High-density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

CH2Cl2

Diclometan

EtOAc

Ethyl acetat

HIV

Human immunodeficiency virus (Virus suy giảm miễn dịch ở
người)

HBV

Hepatitis B virus (Virus viêm gan B)

ABTS

2-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid)

DMSO


Dimethyl sulfoxid

NMR

Nuclear magnetic resonance spectrometry (Phổ cộng hưởng từ
hạt nhân)

v/v

Thể tích/thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1

Trang

Bảng 1.1. Tên các nhóm chất và các hợp chất chính trong lá Dâu

5

tằm
2

Bảng 2.1. Tên hóa chất và nguồn gốc


3

Bảng 3.1: Số liệu phổ H-NMR (DMSO-d6; 500 MHz) và

17

1

13

C-

24

C-NMR

26

NMR (DMSO-d6; 125 MHz) của hợp chất MA-1
4

1

Bảng 3.2: Số liệu phổ H-NMR (CD3OD; 500 MHz) và

13

(CD3OD; 125 MHz) của hợp chất MA-2
5


1

Bảng 3.3: Số liệu phổ H-NMR (DMSO-d6; 500 MHz) và
NMR (DMSO-d6; 125 MHz) của hợp chất MA-3

13

C-

29


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1 Hình ảnh dược liệu Dâu tằm thu hái ở Bắc Ninh

16

2

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chiết xuất lá Dâu tằm

21


3

Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat

23

4

Hình 3.3. Cấu trúc hợp chất MA-1

24

5

Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất MA-2

27

6

Hình 3.5. Cấu trúc hợp chất MA-3

28

7

Hình 3.6. Các tương tác xa HMBC của hợp chất MA-3

28




ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Dâu tằm tên khoa học là Morus Alba L. hoặc một số nơi còn gọi là cây
Tầm Tang, Mạy môn, Dâu cang [2] là một cây rất phổ biến với người dân Việt
Nam. Ở nước ta, từ lâu Dâu tằm đã được trồng ở khắp nơi để lấy lá nuôi tằm, sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Ngoài vai trò đó lá Dâu tằm cùng với các
bộ phận của cây còn được biết đến trong dân gian với nhiều tác dụng chữa bệnh
như : lá dâu tằm chữa đau mắt, bệnh huyết áp cao; quả dâu tằm chín chữa đau lưng,
tiểu đường, chữa rụng tóc, tóc bạc sớm; rễ cây dâu chữa các chứng ho lâu ngày, ho
khan, ho ra máu[1]; vỏ rễ cây được người Trung Quốc và Nhật Bản dùng làm thuốc
hạ huyết áp[18]. Do là một cây thuốc có nhiều công dụng và nguồn nguyên liệu dồi
dào nên có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý lá Dâu tằm cho thấy lá
có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm trắng da, gây độc tế bào, chống tiểu
đường, ức chế glucosidase, chống tăng mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, chống
béo phì [14].
Vì vậy với mong muốn cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học
phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển dược liệu Dâu tằm ở Việt Nam, chúng tôi
đã thực hiện đề tài: “Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số thành phần từ
phân đoạn ethyl acetat của lá Dâu tằm ” với các mục tiêu sau:
- Phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Dâu tằm.
- Xác định cấu trúc hóa học một số hợp chất phân lập được.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây Dâu tằm (Morus alba L.)
1.1.1. Vị trí phân loại

Theo hệ thống phân loại của tác giả Takhtajan (2009) [39], chi Morus L. được
phân loại như sau:
Giới: Thực vật bậc cao (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Maganoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: Gai (Urticales)
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Chi: Morus L.
Loài: Morus alba L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây bụi, cao khoảng 3-10 m. Cành có lông mịn, chồi mọc vào mùa đông, màu
đỏ nâu, hình trứng, có lông mịn. Lá kèm hình mũi mác, dài 2-3,5 cm, có lông ngắn.
Lá mọc sole, cuống lá dài 1,5-5,5 cm, có lông, phiến lá có hình bầu dục hoặc hình
trứng rộng; mép có răng cưa, có khi chia thùy, đỉnh nhọn hoặc tù, dài 5-30 cm, rộng
5-12 cm, có lông mịn trên gân lá. Ra hoa khoảng từ tháng 3 - tháng 5. Hoa đực có 4
lá dài, mọc thành dạng bông, dài 2-3,5 cm; có lông dày màu trắng, có đài màu xanh
nhạt, hình elip rộng, chỉ nhị hướng trong, bao phấn 2 ô, hình cầu hoặc hình thận.
Hoa cái dài 1-2 cm, có lông mịn, cuống dài 5-10 mm, có lông; không cuống, cánh
hoa hình trứng, bầu nhụy không cuống, vỏ thân có nốt sần, cành phân nhánh. Mùa
quả từ tháng 5 - tháng 8. Quả non màu xanh trắng hoặc đỏ, khi chín chuyển sang
đen tím, hình trứng hình elip hoặc hình trụ, dài 1-2,5 cm [2] [46].
2


1.1.3 Phân bố
Cây dâu có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam từ lâu,
hiện nay được trồng ở khắp nơi để lấy lá nuôi tằm, một số bộ phận được khai thác
dùng làm thuốc [2].
1.1.4. Công dụng và liều dùng

Cây Dâu tằm là một dược liệu được sử dụng từ rất lâu đời trong y học cổ
truyền Việt Nam. Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả
những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...).
Tang bạch bì (Vỏ rễ cây dâu): vị ngọt, tính hàn, vào kinh phế. Có tác dụng tả
phế hành thủy, chỉ thấu bình xuyễn, dùng chữa phế nhiệt sinh ho, ho ra máu, thủy
thũng bụng trướng. Những người phế hư nhưng không hỏa và ho hàn thì không
dùng được. Làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong bệnh thủy thũng, chữa ho lâu ngày,
hen, ho có đờm, băng huyết, chữa sốt, chữa cao huyết áp. Liều dùng hằng ngày 618g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột [2].
Tang diệp (Lá dâu): có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can và phế. Có tác
dụng tán phong, thanh nhiệt lương huyết sáng mắt, dùng chữa phong ôn biểu
chứng, lao nhiệt sinh ho, đầu nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt, sốt, cho
ra mồ hôi, cảm mạo, trừ đờm, cao huyết áp. Liều dùng 6-18g dưới dạng thuốc sắc
[2].
Tang thầm (Quả dâu): vị ngọt chua tính ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác
dụng bổ can, thận, nuôi máu, khứ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, loa lịch, mắt có
màng, tai ù, huyết hư, tiện bí. Những người đại tiện tiết tả không dùng được. Liều
dùng 12-20g [2].
Tang ký sinh (Cây mọc ký sinh trên cây dâu): vị đắng tính bình, vào hai kinh
can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa.
Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ xong không có sữa, lưng mỏi đau bổ
3


gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai, đẻ xong ít sữa. Liều dùng 12-20g dưới
dạng thuốc sắc [2].
Sâu dâu (Con sâu nằm trong thân cây dâu): chữa bệnh trẻ con bị đau mắt,
nhiều dử, nhiều nước mắt. Cả con sâu nướng ăn hoặc ngâm rượu [2].
Tang chi (Cành dâu): vị đắng, tính bình, vào kinh can. Có tác dụng khứ phong
thấp, lợi quan tiết, (khớp xương), dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức, thủy khí,
cước khí, chân tay co quắp [2].

Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào hai
kinh can và thận. Có tác dụng ích thận, cố tinh dùng chữa di tinh, đái són, đái nhiều
lần, kinh nguyệt bế, những người âm hư nhiều hỏa, bàng quang nóng không dùng
được. [2]
1.1.5 Một số bài thuốc có các vị thuốc lấy từ lá cây Dâu tằm
Với nhiều công dụng Dâu tằm đã được đưa vào nhiều bài thuốc với nhiều tác
dụng khác nhau.
Chữa khóe mắt bị mộng thịt che lấp tròng (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dâu,
cỏ mực đều nhau, cho vào nồi đất, đổ nước vào đun, rồi cho vào một ít vôi
bột đã để lâu năm, bịt miệng nồi lại nấu thêm vài dạo, bắc xuống, xông 2-3
lần [1].
Chữa trẻ con đau họng, ho khan, bạch hầu: Lá dâu 20g, bạch cương tàm
10g, bạc hà 5g. Sắc uống [1].
Chữa phong nhiệt, sốt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: Lá dâu 12g, kim
ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, lá ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uống
ngày 1 thang trong 5 ngày liền [1].
Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối mùa, sao vàng. Sắc uống, mỗi ngày 12-16g
[1].

4


Chữa mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc
vào mụn đã rửa sạch [1].
Phòng sốt xuất huyết: Lá dâu 12g, lá khế 16g, sắn dây 12g, mã đề 12g,
sinh địa 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống hằng ngày
trong thời gian có dịch [1].
1.2. Các nghiên cứu về lá Dâu tằm
1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của lá dâu tằm
Trong lá dâu tằm có các nhóm chất như terpenoid, alkaloid, flavonoid (bao

gồm chalcone và anthocyanin), axit phenolic, stilbenoid, sterol và coumarin
[14].
Bảng 1.1. Tên các nhóm chất và các hợp chất chính trong lá Dâu tằm
STT

Tên hợp chất

Công thức hoá học

Tài liệu
tham khảo

Flavonoid

1

Quercetin 3- (6-

[24]

malonylglucoside)

5


2

Rutin

[24]


3

Isoquercitrin

[24]

4

Astragalin

[18]

3′-Geranyl-3-prenyl2′, 4′, 5, 7tetrahydroxyflavone
(R1 = prenyl, R2 = H,
5

[16]

R3 = geranyl, R4 =
OH)

3′, 8-Diprenyl-4′, 5, 76


trihydroxyflavone (R1
= H, R2 = prenyl, R3 = - prenyl =
prenyl, R4 = H)

Kuwanon S (R1 = H,


- geranyl =

R2 = H, R3 = geranyl,
R4 = H)

8-Geranylapigenin (R1
= H, R2 = geranyl, R3
= H, R4 = H)

Kaempferol (R1 = OH,
R2 = H, R3 = H, R4 =
H)

Morusin (R1 = prenyl,
R2 = OH)
6

[16]
Atalantoflavone (R1 =
H, R2 = H)

- prenyl =

Coumarin

7


1


Umbeliferon

[1]

2

Scopoletin

[1]

3

Scopolin

[1]

4

Skimmin

[18]

1

β-sitosterol

[1]

2


Campesterol

[1]

Sterol

8


Chalcone
Morachalcone B

(R=
1

[48]

Morachalcone C

(R=
Aryl benzofuran

1

Moracin V

[47]

2


Moracin W

[47]

3

Moracin X

[47]

9


4

Moracin Y

[47]

5

Moracin N

[47]

6

Moracin P


[47]

10


-

Các hợp chất khác:

Một số hợp chất được tìm thấy trong lá dâu tằm là: roseoside II, benzyl Dglucopyranoside, cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin
(cholin), adenin, trigonenlin, (trigonellin). Ngoài ra còn có pentozan, đường, canxi
malat, canxi cacbonat, acid hữu cơ và protein. Trong lá dâu có ecdysteron (độ chảy
o

o

242 C) và inokosteron (độ chảy 255 C), là những chất nội tiết cần cho sự đổi lốt
của côn trùng [1], [2].
1.2.2. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của lá dâu tằm
Lá dâu tằm từ lâu vẫn luôn được xem là dược liệu quý với nhiều công dụng
khác nhau, do đó trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu in vitro, in vivo được tiến
hành về các tác dụng sinh học của dịch chiết cũng như các hợp chất phân lập được
từ lá Dâu tằm.
1.2.2.1. Hoạt tính chống oxi hóa
Dịch chiết ethanol của lá dâu với 3 hợp chất chính là quercetin 3- (6malonylglucoside), rutin và isoquercitrin được xác định là có hoạt tính chống oxi
hóa trên LDL [24]. Bên cạnh đó chiết xuất butanol của lá dâu tằm với thành phần
chính là isoquercitrin cũng được báo cáo là có hoạt tính ức chế quá trình oxi hóa
(gây ra bởi CuSO4 trên LDL) và khả năng dọn gốc DPPH [18]. Mulberrofuran K và
steppogenin được phân lập từ cao chiết methanol lá dâu tằm cũng có khả năng dọn
gốc tự do DPPH với IC50 tương ứng là 168,5 và 53,3 µg/ml [9].

Dịch chiết lá dâu tằm còn có khả năng ức chế quá trình peroxid hóa acid
linoleic [7], lipid, dọn gốc tự do DPPH, ức chế TBARS ở gan chuột béo phì và đưa
các chỉ số SOD, CAT, GPx về giá trị bình thường trên chuột được tiêm isoprenalin
[7].
1.2.2.2. Hoạt tính kháng khuẩn
Dịch chiết ethanol của lá dâu được phát hiện là có hoạt tính kháng khuẩn trên
các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans,
Candida krusei, Candida tropicalis, and Aspergillus flavus. Trong đó dịch chiết


11


này thể hiện hoạt tính mạnh nhất trên Candida albicans với MIC là 256 g/mL, còn
với các chủng khác thể hiện hoạt tính trung bình [17]. Ngoài dịch chiết ethanol, cả
ba dịch chiết methanol, cloroform và ete dầu hỏa từ lá dâu cũng có đặc tính kháng
nấm. Ở nồng độ 20, 40, 60 và 80 mg/mL, đều ức chế mạnh Candida albicans và
Aspergillus niger với vùng ức chế là 12−28 mm [11].
1.2.2.3. Tác dụng làm trắng da
Mulberroside F phân lập từ dịch chiết methanol của lá dâu thể hiện hoạt động
chống tyrosinase mạnh hơn 4,5 lần so với acid kojic và tác dụng ức chế sự hình
thành melanin trong các tế bào melan-a [27]. Oxyresveratrol với bốn nhóm OH và
resveratrol với ba nhóm OH là hai hydroxystilben được tìm thấy ở cây dâu tằm. Ở
100 μmol /L, tác dụng ức chế enzym tyrosinase của chúng là 97% và 64%, so với
77% đối với axid kojic [26]. Số lượng và vị trí của các nhóm hydroxyl dường như
đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng ức chế của các hợp chất này [37]. Ngoài
ra trong số 15 flavonoid được phân lập từ dịch chiết ethanol từ lá dâu,
norartocarpetin, euchrenone và quercetin có thể hiện hoạt tính antityrosinase, mạnh
hơn đáng kể so với axid kojic. Giá trị IC50 của chúng lần lượt là 0,08, 0,26, 0,52 và
15,9 μmol/L [49].

1.2.2.4. Hoạt tính gây độc tế bào
Được phân lập từ dịch chiết methanol của lá dâu tằm, hai flavonoid quercetin3-O-β-D-glucopyranoside và quercetin-3-7-di-O-β-D-glucopyranoside được phát
hiện là có ức chế sự phát triển của tế bào leukemia HL-60 ở người. Ở nồng độ
2×10

-4

mol/L, tác dụng ức chế của hai hợp chất trên tương ứng là 51% và 57%

[25]. Tất cả 11 flavonoid được phân lập từ dịch chiết methanol của lá dâu đều cho
thấy hoạt tính gây độc tế bào trên tế bào ung thư ở người HeLa, MCF-7 và tế bào
Hep-3B [16]. Dựa trên chỉ số IC50, các hoạt động mạnh nhất được ghi lại với
morusin trên các tế bào HeLa (0,6 μmol/L), 8-geranylapigenin trên các tế bào
MCF-7 (3,2 mol/L) và sanggenon K trên các tế bào Hep-3B (3,1 m/L). Trong khi
đó, deguelin
12


(thuốc tiêu chuẩn) có giá trị IC50 tương ứng trên các loại tế bào trên là 6,4, 5,3 và
29 μmol/L. Hai loại chalcones mới (morachalcones B và C) được phân lập từ lá dâu
tằm cũng có hoạt tính gây độc tế bào vừa phải trên tế bào ung thư ở người HCT-8
và tế bào BGC-823 [48].
Một nghiên cứu gần đây cho thấy dịch chiết nước, methanol và methanol nước
của lá dâu cũng thể hiện tác dụng ức chế có ý nghĩa đối với sự tăng sinh của tế bào
ung thư biểu mô gan HepG2 ở người [19]. Nghiên cứu cho thấy các dịch chiết ngăn
chặn sự biểu hiện gen của yếu tố hạt nhân kappa B với sự suy giảm đáng kể về αfetoprotein, γ-glutamyl transpeptidase và phosphatase kiềm trong các tế bào.
1.2.2.5. Hoạt tính chống viêm
Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc các nhóm flavon, flavanon,
dihydroflavonol, anthocyanin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavon, biflavon, 4-aryl
courmarin, 4-aryl chroman trong lá dâu đều được chứng minh bằng thực nghiệm do

các flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostaglandin [10].
1.2.2.6. Hoạt tính chống tiểu đường
Các nghiên cứu cho thấy các đặc tính chống tiểu đường của lá dâu tằm trên mô
hình chuột. Tác dụng hạ đường huyết sau ăn của dịch chiết lá dâu đã được nghiên
cứu bằng cách sử dụng chuột Goto-Kakizaki (GK) và chuột Wistar. Hiệu quả của
một lần uống dịch chiết lá đối với phản ứng glucose sau ăn được xác định bằng
cách sử dụng maltose hoặc glucose làm cơ chất. Với maltose, dịch chiết làm giảm
đáng kể phản ứng glucose trong máu ở cả chuột GK và Wistar, hỗ trợ ức chế αglucosidase trong ruột non. Với glucose, chiết xuất cũng làm giảm đáng kể nồng độ
glucose trong máu, được đo ở mức 30 phút trong cả hai mô hình động vật. Nếu sử
dụng bột lá (10%) bằng cách đưa vào chế độ ăn của chuột, kết quả thu được là
đường huyết lúc đói giảm đáng kể ở tuần thứ 4 và 5 [32].

13


Ngoài ra trong một nghiên cứu được báo cáo gần đây, chuột Wistar được cho
ăn dịch chiết từ lá dâu với liều 400 và 600 mg/kg, và sau 35 ngày, các chỉ sổ đường
huyết, glycosylated hemoglobin (hemoglobin kết hợp với glucose), triglyceride, urê
máu, cholesterol, số lượng tế bào β và đường kính của các tiểu đảo Langerhans
được đo. Kết quả là nồng độ glucose trong máu và các thông số khác (trừ HDL),
được đưa về mức kiểm soát được ở nhóm chuột tiểu đường được điều trị bằng nồng
độ 600 mg/kg. Nghiên cứu kết luận rằng dịch chiết từ lá dâu tằm, với liều 600
mg/kg, có tác dụng chữa bệnh ở chuột bị tiểu đường và có thể khôi phục số lượng
tế bào bị giảm [29].
1.2.2.7. Hoạt tính chống xơ vữa động mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá và quả của cây dâu tằm có tác dụng chống xơ
vữa động mạch ở loài gặm nhấm. Cụ thể nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng của
chế độ ăn chứa 1% bột lá dâu tằm đối với sự phát sinh xơ vữa ở chuột bị thiếu
apolipoprotein E. Sau 12 tuần điều trị, sự gia tăng đáng kể thời gian trễ của quá
trình oxy hóa lipoprotein đã được phát hiện trong nhóm sử dụng bột lá so với nhóm

đối chứng. Nhóm sử dụng bột lá cũng được ghi nhận là giảm 40% kích thước tổn
thương xơ vữa động mạch chủ. Kết quả cho thấy lá dâu chứa các hợp chất chống
oxy hóa với khả năng dọn gốc tự do mạnh mẽ và ức chế oxy hóa lipoprotein có thể
giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch [22].
1.2.2.8. Hoạt tính chống béo phì
Tác dụng của dịch chiết ethanol của lá dâu đối với thụ thể của hormone tập
trung melanin (MCHR) và tác dụng chống béo phì ở chuột béo phì do chế độ ăn đã
được nghiên cứu. Kết quả cho thấy dịch chiết (10−100 g/mL) thể hiện hoạt tính ức
chế mạnh trên thụ thể của hormone, với giá trị IC50 là 2,3 g/mL [31]. Một nghiên
cứu khác cho thấy đối với chuột Hamster đực có chế độ ăn nhiều chất béo khi được
cho ăn kèm với dịch chiết từ lá dâu tằm thì có những kết quả tích cực như trọng
14


×