Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Y5 bệnh ghẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 33 trang )

BỆNH GHẺ
BS. Trần Thị Huyền


Định nghĩa
• Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm KST ở da, gây
nên bởi sự xâm nhập của một loài ký sinh bắt
buộc ở lớp thượng bì có tên khoa học là
Sarcoptes scabiei


Dịch tễ
• Ghẻ ảnh hưởng tới mọi tầng lớp xã hội, trong
đó trẻ em và phụ nữ dễ bị cảm nhiễm hơn.
• Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều hơn ở vùng
thành thị, đặc biệt là các vùng đông đúc dân
cư, điều kiện vệ sinh kém.
• Bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.


Dịch tễ
• Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp
xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc
qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ,
cái ghẻ.


Đặc điểm bệnh nguyên
• Cái ghẻ có 4 đôi chân, kt khoảng 0,3 mm, rất nhỏ
nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
• Chúng không thể bay hay nhảy được, chu kỳ sống


khoảng 30 ngày, ở trong và trên thượng bì.
• Ghẻ cái đào luống ở lớp sừng trong vòng 20 phút
và đẻ khoảng 3 trứng mỗi ngày


Đặc điểm bệnh nguyên
• Sau 4 ngày thì trứng nở, cái ghẻ non di chuyển
lên bề mặt da và trưởng thành ở đó [10].
• Sau hai tuần, ghẻ cái và ghẻ đực giao cấu với
nhau, sau đó, ghẻ cái đào luống trong lớp sừng
còn ghẻ đực-vốn có kích thước nhỏ hơn ghẻ
cái-bị chết



Đặc điểm bệnh nguyên
• Sau 4 ngày thì trứng nở, cái ghẻ non di chuyển
lên bề mặt da và trưởng thành ở đó [10].
• Sau hai tuần, ghẻ cái và ghẻ đực giao cấu với
nhau, sau đó, ghẻ cái đào luống trong lớp sừng
còn ghẻ đực-vốn có kích thước nhỏ hơn ghẻ
cái-bị chết.


Đặc điểm bệnh nguyên
• Số lượng trung bình cái ghẻ trên vật chủ thường
nhỏ hơn 20, trừ trường hợp ghẻ vảy có thể có tới
hàng triệu cái ghẻ.
• Những người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm
HIV hoặc ở người già, ở bệnh nhân sử dụng thuốc

ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị ghẻ vảy.



Đặc điểm lâm sàng
• Khi tiếp xúc lần đầu với cái ghẻ, triệu chứng ngứa
và rát xuất hiện sau 6-8 tuần. Khi đã tiếp xúc trước
đó với cái ghẻ, các TC xuất hiện sớm hơn, trong
vòng vài ngày do có sự mẫn cảm trước đó.
• Bệnh nhân ngứa dữ dội và tăng lên vào ban đêm.


Đặc điểm lâm sàng
• Thương tổn đỏ, bong vảy da, thỉnh thoảng có các
nốt và sẩn đóng vảy, thường gặp ở các nếp kẽ, bờ
bên các ngón tay, nấp gấp cổ tay, lòng bàn tay,
lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, bìu, dương vật,
môi lớn, quầng vú ở nữ.
• Đỏ da rải rác ở thân mình thể hiện một phản ứng
tăng nhạy cảm với kháng nguyên của KST ghẻ.


Đặc điểm lâm sàng
• Đặc trưng của bệnh là các luống ghẻ có cấu trúc
dạng sợi chỉ, mảnh, thẳng, dài 1-10 mm, hình
thành do sự di chuyển của cái ghẻ trong lớp sừng.
• Các vị trí nhìn thấy luống ghẻ rõ nhất là các nếp
gấp, cổ tay, khuỷu.
• Tuy nhiên khó nhìn thấy chúng ở giai đoạn sớm
của bệnh hoặc khi da bị trầy xước.



Đặc điểm lâm sàng
• Ở trẻ em dưới 2 tuổi, da mặt và da đầu có thể bị bệnh, ở

người lớn thì rất hiếm.
• Các sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím thường gặp ở vùng nách

và thân mình (trẻ em), vùng bìu (người lớn), do phản ứng
quá mẫn đối với kháng nguyên của KST ghẻ.
• Các sẩn cục này vẫn tồn tại trong nhiều tuần sau khi cái ghẻ

đã bị loại trừ. Mụn nước và bọng nước có thể xuất hiện, đặc
biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.


Đặc điểm lâm sàng
• Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ
ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay,
nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ
phận sinh dục.
• Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân.
• Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ,
dễ nhầm với săng giang mai


Đặc điểm lâm sàng
• Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.
• Đường hầm ghẻ hay còn gọi là luống ghẻ, rất đặc hiệu,
nhưng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy. Luống ghẻ do

ghẻ cái tạo thành dài, 3-5mm, bên trên mặt da là một mụn
nước nhỏ, lấy kim chích dịch chay ra, để lộ màu xám hoặc
đen, dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.
Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng
bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu.


Đặc điểm lâm sàng
• Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ
ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay,
nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ
phận sinh dục.
• Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân.
• Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ,
dễ nhầm với săng giang mai


Đặc điểm lâm sàng
• Trên da có thể có những vết xước, vảy da, đỏ
da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa,
mụn mủ.
• Triệu chứng cơ năng: người bệnh ngứa, khó
chịu, nhất là về đêm vì cái ghẻ đào hầm vào
ban đêm.


Đặc điểm lâm sàng
• Trong ghẻ vảy, các mảng dày sừng lan tỏa ở lòng
bàn tay, lòng bàn chân, kèm theo là sự dày lên và
loạn dưỡng của các móng, khô các vùng da còn

lại. Triệu chứng ngứa rất đa dạng và thậm chí là
không ngứa.
• Có tới hàng triệu cái ghẻ ký sinh trên da và đây là
nguồn lây bệnh lớn.








Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×