Tải bản đầy đủ (.docx) (178 trang)

Thực hiện tăng trưởng xanh ở việt nam thông qua công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 178 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU TRANG

THỰC HIỆN TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT
NAM THÔNG QUA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Quang Tuấn
2: TS. Nguyễn Bá Ân
1.

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án



NGUYỄN THỊ THU TRANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................ 16
1.3. Bình luận, đánh giá................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THỰC
HIỆN TĂNG TRƢỞNG XANH THÔNG QUA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN......21
2.1. Các khái niệm......................................................................................................... 21
2.2. Vai trò, tác động của công nghệ thông tin đối với thực hiện tăng trưởng xanh.......38
2.3. Các tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ thông tin.. 53

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ
thông tin......................................................................................................................... 54
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ thông tin .. 56

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TĂNG TRƢỞNG XANH THÔNG
QUA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM..................................................... 78
3.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế......................................................................................................... 78
3.2. Thực trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trở thành nền tảng, là hạ
tầng của hạ tầng; được triển khai rộng khắp, đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất cao,
góp phần hiệu quả vận hành hệ thống kinh tế, xã hội của đất nước...............................87
3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt nam nhằm sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn, sử dụng tài nguyên ít hơn, giảm phát thải khí nhà kính và giảm
ô nhiễm môi trường...................................................................................................... 102

3.4. Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh 117

3.5. Đánh giá những vấn đề đặt ra và những nguyên nhân chủ yếu.............................120


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TĂNG TRƢỞNG XANH
THÔNG QUA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM...................................127
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước............................................................................. 127
4.2. Các quan điểm và định hướng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ
thông tin....................................................................................................................... 137
4.3. Giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ
thông tin ở Việt Nam.................................................................................................... 142
KẾT LUẬN................................................................................................................. 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................... 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 155


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATTT

An toàn an ninh thông tin

BĐKH


Biến đổi khí hậu

BEMS

Hệ thống quản lý năng lượng toà nhà

CNNT

Công nghệ thông tin

CNPC

Công nghiệp phần cứng

CNPM

Công nghiệp phần mềm

FEMS

Hệ thống quản lý năng lượng công xưởng

IBM

Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia

IBM

Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia


ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IEA

Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IoT

Xu thế kết nối vạn vật

ITS

Hệ thống giao thông thông minh

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

UNEP


Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

UNESCAP

WB

Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc
Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. 22 hạng mục thuộc 6 lĩnh vực về tăng trưởng xanh ít khí thải của
Hàn Quốc............................................................................................... 63
Bảng 2.2. Hiệu quả cắt giảm lượng khí thải thông qua ứng dụng CNTT của
Hàn Quốc............................................................................................... 63
Bảng 2.3. Tổng thể tình hình cắt giảm khí thải theo từng ứng dụng trong số 21
ứng dụng (tấn CO2)................................................................................ 64
Bảng 2.4. Chương trình phân tích hiệu quả cắt giảm khí thải bằng CNTT..............66
Bảng 3.1. Doanh thu ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2008 - 2017 (triệu USD)
................................................................................................................................. 79
Bảng 3.2. Bảng so sánh tổng doanh thu ngành CNTT với tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017..................................... 80
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp CNTT qua các năm (%)............82
Bảng 3.4. Bảng so sánh tổng kim ngạch xuất khẩu ngành CNTT với tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018...........................85
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chính thể hiện mức độ ứng dụng CNTT trong cơ quan
nhà nước................................................................................................. 97
Bảng 3.6. Thống kê dịch vụ công trực tuyến........................................................... 92

Bảng 3.7. Hệ thống mạng nội bộ trong các cơ quan nhà nước..............................101


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2008 – 2017
(triệu USD)........................................................................................ 80
Biểu đồ 3.2. Tổng doanh thu ngành CNTT đóng góp vào tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017................................81
Biểu đồ 3.3. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp CNTT qua các năm...............83
Biểu đồ 3.4. So sánh tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp CNTT với
tốc độ tăng trưởng bình quân GDP cả nước giai đoạn 2008 – 2017...83
Biểu đồ 3.5. Đóng góp của ngành CNTT vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2017............................................................... 86
Biểu đồ 3.6. Tăng trưởng nhân lực CNTT trong ngành công nghiệp CNTT.........118
Hình
Hình 2.1. Các vấn đề môi trường cốt yếu mà tăng trưởng xanh hướng đến.............29
Hình 2.2. Các cách tiếp cận của tăng trưởng xanh carbon thấp...............................29
Hình 2.3. Các kênh tác động đến thực hiện tăng trưởng xanh................................. 34
Hình 2.4. Thực hiện tăng trưởng xanh.................................................................... 35
Hình 2.5. Cách thức tác động của CNTT tới thực hiện tăng trưởng xanh................36
Hình 2.6. Tiềm năng của ứng dụng CNTT trong giảm thải khí CO2 của các lĩnh
vực đến năm 2020.................................................................................. 42
Hình 2.7. Vai trò của CNTT trong tăng trưởng xanh ít khí thải...............................44
Hình 2.8. Khung phân tích của luận án.................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Để tăng trưởng và phát triển bền vững các nhà nghiên cứu và một số chính phủ
nhận ra một cơ hội để giải quyết đồng thời các mối đe dọa biến đổi khí hậu, giá năng
lượng tăng nhanh và sự bất ổn nguồn cung nhiên liệu thiên nhiên bằng một mô hình
phát triển kinh tế mới dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững: Tăng trưởng xanh.
Thực tế cho thấy rằng, xu hướng thực hiện tăng trưởng xanh hướng tới nền kinh tế
xanh và phát triển bền vững là một xu hướng bao trùm toàn cầu hiện nay. Tăng trưởng
xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước
trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Nhiều quốc gia trên thế giới
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... đã đi tiên phong trong việc thúc
đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ
hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã thể hiện vai trò quan trọng trong
quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đặc biệt là trong kỉ nguyên số. CNTT có tác
động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, y
tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, xây dựng… Khai thác tiềm năng, ứng dụng
CNTT để đóng góp cho phát triển bền vững đã, đang và sẽ được các quốc gia trên
toàn cầu thực hiện. Trong đó, CNTT được sử dụng như một nền tảng phục vụ cho
tăng trưởng xanh ở nhiều quốc gia, khu vực.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng
sang chiều sâu, quá trình thực hiện chuyển đổi từ tăng trưởng nâu sang tăng trưởng
xanh. Đây là một quá trình rất chú trọng vào hiệu quả của năng lực cạnh tranh, cần
đến vai trò của CNTT và đổi mới sáng tạo nhiều hơn. Đánh giá về tầm quan trọng
của CNTT, tại diễn đàn chính sách, công nghệ và kết nối hợp tác doanh nghiệp quy
mô quốc gia và quốc tế thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt
Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Tôi tin rằng, với không ít lợi thế cạnh
tranh, phát triển CNTT và lợi thế nguồn lực dân số vàng, Việt Nam dù đi sau vẫn có
thể thành công nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội, có chiến lược đúng đắn, có
chương trình hành động cụ thể kịp thời và triển khai thực thi quyết liệt, hiệu quả”.

Hiện nay tăng trưởng xanh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
1


của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhưng trên thực tế, quá trình thực hiện
tăng trưởng xanh tại Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế. Rất nhiều chủ trương,
chính sách nhưng mới chỉ dừng ở mức định hướng chung, chưa được triển khai
nhiều và chưa có nhiều kết quả nổi bật. Để thực hiện tăng trưởng xanh, bắt buộc cần
có sự phát triển của công nghệ cao mà đặc biệt là CNTT. Được xác định là một lợi
thế, là một mũi nhọn của nền kinh tế nhưng những kết quả đạt được của ngành công
nghiệp CNTT chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, chưa đủ để vượt
qua các thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt. Bên cạnh đó, tại Việt Nam việc
ứng dụng CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh lại càng nhiều hạn chế.
Hiện nay, những nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về tăng trưởng xanh
nói chung và đặc biệt là thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT nói riêng là
chưa nhiều. Đây là lý do để đề tài được đề xuất nhằm một phần lấp đầy khoảng
trống nghiên cứu đó. Đề tài nghiên cứu: “Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam
thông qua công nghệ thông tin” được thực hiện nhằm đánh giá, xác định về vai trò
của CNTT đối với thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam, xem xét thực trạng thực
hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở Việt Nam, bên cạnh đó đề xuất các giải
pháp để phát huy vai trò của CNTT cho thực hiên tăng trưởng xanh nói riêng và
phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở xem xét thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở
Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của CNTT cho thực
hiên tăng trưởng xanh nói riêng và phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh và thực


hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT.
- Qua đó làm rõ thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở

Việt Nam.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy thực hiện tăng

trưởng xanh thông qua CNTT ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về tăng trưởng xanh, vai trò và sự tham gia

2


của CNTT trong việc thực hiện tăng trưởng xanh.
- Nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm về thực hiện tăng trưởng

xanh thông qua CNTT tại một số quốc gia điển hình trên thế giới.
- Làm rõ thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở Việt

Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất định hướng và các chính sách, giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò

và gia tăng thêm đóng góp của CNTT trong thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở Việt
Nam trong đó tập trung vào vai trò, sự tham gia của CNTT cho việc thực hiện tăng
trưởng xanh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian:
+ Về thực trạng: Nghiên cứu sẽ xem xét giai đoạn từ 2008 đến 6 tháng đầu

năm 2018.
+ Về tương lai: Nghiên cứu dự báo đến 2030.
- Không gian: Thực trạng vai trò, sự tham gia của CNTT trong triển khai

thực hiện tăng trưởng xanh trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về nội dung:
+ Luận án coi CNTT theo nghĩa rộng (cả phần mềm và phần cứng), nghĩa

chung nhất ứng dụng cho cả quá trình sản xuất.
+ Nghiên cứu không sử dụng cách tiếp cận chuyên ngành của các công nghệ

cụ thể.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận của nghiên cứu bao
gồm: - Định tính.
- Cách tiếp cận hệ thống: Xem xét vấn đề cả lý luận và thực tiễn, khung lý
thuyết gắn với bài học kinh nghiệm thực tiễn quốc tế và trong nước, xem xét thực
trạng qua số liệu cơ cấp; phân tích những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn
chế để đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm, yếu kém.
- Cách tiếp cận liên ngành: Gắn nội dung chuyên ngành kinh tế phát triển với
3


ngành môi trường: giảm phát thải, ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên đầu vào …
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp lấy số liệu, thông tin
Lấy số liệu, thông tin, tư liệu từ nguồn liệu thống kê chính thức, tư liệu kinh
tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra từ các nguồn thống kê chính thức.
4.2.2. Các phương pháp xử lý số liệu, thông tin
- Phương pháp phân tích, thống kê

Nghiên cứu sử dụng số liệu phân tích thực trạng vai trò, sự tham gia của
CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu xem xét các kênh
mà CNTT có thể đóng góp cho tăng trưởng xanh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu

Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm quốc tế với Việt Nam và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp quy nạp

Từ thực trạng và kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu khái quát hóa thành các bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, các yếu tố quan trọng cho thúc đẩy thực hiên tăng
trưởng xanh thông qua CNTT tại Việt Nam và những nguyên nhân, hậu quả, hạn chế
đang cản trở vai trò, sự tham gia của yếu tố CNTT tới thực hiện tăng trưởng xanh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về

tăng trưởng xanh, vai trò và sự tham gia của CNTT trong việc thực hiện tăng trưởng
xanh. Đưa ra được khung phân tích thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT.
Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh
thông qua CNTT.
- Về mặt thực tiễn, từ nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm về

thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT tại một số quốc gia điển hình trên thế
giới, từ thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT ở Việt Nam, luận án

chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, cùng với
tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn làm căn cứ và cơ sở khoa học đề xuất một số giải
pháp giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò và gia tăng thêm đóng góp của CNTT
trong thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Về mặt chính sách, từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp

và kiến nghị góp phần phát huy vai trò và gia tăng thêm đóng góp của CNTT trong
4


thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Về mặt học thuật, luận án là tài liệu tham khảo cho các tổ chức kinh tế, các

nhà hoạch định chính sách, cơ quan QLNN, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, cơ sở
đào tạo và những người quan tâm đến chủ đề các yếu tố tác động đến thực hiện tăng
trưởng xanh và vai trò của sự phát triển CNTT đối với tăng trưởng kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học nhằm đổi mới nhận thức, đánh giá

đúng vai trò và sự tham gia của CNTT trong việc thực hiện tăng trưởng xanh đáp
ứng được yêu cầu của tình hình mới.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng để tham khảo

trong đổi mới chính sách với những giải pháp nhằm đánh giá, sử dụng CNTT như
một nền tảng phục vụ, thúc đẩy cho thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng, các hình; danh mục tài
liệu tham khảo; phần nội dung của đề tài gồm mở đầu; 04 chương và kết luận:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thực hiện tăng trưởng
xanh thông qua công nghệ thông tin
Chương 3: Thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ
thông tin ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công
nghệ thông tin ở Việt Nam
Kết luận

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1.1. Tăng trưởng xanh
Cho tới bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn về tăng trưởng xanh trong
các cuộc bàn luận chính sách và trong công chúng. Khái niệm này có thể có phạm
vi hẹp đáp ứng một yêu cầu cụ thể như cải thiện môi trường đến sự kết hợp giữa

giảm phát thải với tăng trưởng, đến một kế hoạch toàn diện nhằm cải thiện tính hiệu
quả và tính bền vững về tài nguyên môi trường.
Ý tưởng về tăng trưởng xanh bắt đầu từ thập kỷ 1970 do áp lực của khủng

hoảng năng lượng 1972-1973. Từ cuối năm 2008, Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu tăng cường phối hợp
và hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với xử lý các vấn đề toàn
cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới hậu khủng hoảng.

Vấn đề tăng trưởng xanh gần đây cũng được nêu đậm tại nhiều khuôn khổ
hợp tác (G8, ESCAP...) và diễn đàn quốc tế (Hội nghị Bác Ngao, Tương lai Châu Á,

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)...). Hội nghị Thượng đỉnh G8 (Italia, ngày 810/7/2009) nhấn mạnh các biện pháp kích thích kinh tế của G8 phải ưu tiên khuyến
khích tạo việc làm “xanh” và hướng tới tăng trưởng bền vững, sử dụng hiệu quả
năng lượng; cam kết nỗ lực giảm hoặc dỡ bỏ các rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ
liên quan trực tiếp đến ứng phó biến đổi khí hậu, v.v...
Tăng trưởng xanh từ chỗ là ý tưởng lồng ghép các vấn đề môi trường vào
nền kinh tế, ngày nay đã trở thành mô hình tăng trưởng kinh tế mới, được nhiều
nước đưa vào thực tiễn và các tổ chức quốc tế khuyến nghị, hỗ trợ thực hiện.
Tăng trưởng xanh là “quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ
tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài
chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên
nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. (UNEP)
Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, là một bộ phận của
phát triển bền vững, không đồng nghĩa và không thay thế phát triển bền vững. Chuyển sang
tăng trưởng xanh là chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Theo Liên Hợp quốc (UN) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong
nghiên cứu Tăng trưởng xanh, Tài nguyên và ứng phó: Tính bền vững môi trường ở
khu vực châu Á và Thái Bình Dương (Green Growth, Resources and Resilience:
6


Environmental Sustainability in Asia and the Pacific) (2012) đã đưa ra quan điểm
tăng trưởng xanh là “phát triển kinh tế gìn giữ môi trường bền vững, ít các bon và
phát triển xã hội toàn diện”. Nghiên cứu cũng trình bày tăng trưởng xanh và nền
kinh tế xanh như một mô hình phát triển mới, trong đó phát triển kinh tế và bền
vững môi trường củng cố lẫn nhau. Nó đòi hỏi “chiến lược tổng hợp hỗ trợ cho thay
đổi về hệ thống theo cách tích hợp, bổ sung và củng cố lẫn nhau”1.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong Báo cáo tạm thời
của Chiến lược Tăng trưởng xanh: Thực hiện cam kết của chúng ta cho một tương
lai bền vững (2010) đã đưa ra khái niệm: “Tăng trưởng xanh là một phương thức

theo đuổi tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi ngăn chặn suy thoái môi
trường, mất đa dạng sinh thái và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
Nó được xây dựng dựa trên các sáng kiến phát triển bền vững tại nhiều quốc gia và
nhằm mục đích xác định các nguồn lực sạch hơn để tăng trưởng, bao gồm nắm bắt
cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, công việc và công nghệ xanh mới,
trong khi cũng quản lý những thay đổi cấu trúc liên quan đến việc chuyển đổi sang
một nền kinh tế xanh hơn”. 2
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương như một tổng thể đã sáng lập và nuôi
dưỡng tăng trưởng xanh. Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
của Liên Hợp Quốc (NESCAP) đi đầu trong việc vận động nâng cao nhận thức và
hỗ trợ cho tăng trưởng xanh trong và ngoài khu vực thông qua các hội nghị, nâng
cao nhận thức, được ủng hộ và cam kết về các chương trình và các hoạt động thuộc
chủ đề này trong khu vực.
Các khái niệm về tăng trưởng xanh đã đạt được tăng trưởng đáng kể từ các
sáng kiến trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
NESCAP đã định nghĩa: “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa
hoá trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hoá gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới
tìm kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc
thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”.
Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền thông Châu Á - Thái Bình Dương của
Liên hợp quốc (UN-APCICT) xuất bản học phần 10 (module10) Công nghệ thông
tin và truyền thông, Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng Xanh (Module 10 - ICT,
1 LHQ và ADB, Tăng trưởng Xanh, tài nguyên và ứng phó: Bền vững Môi trường ở châu Á và Thái Bình Dương (Bangkok, 2012),
trang XV. Có tại />2OECD, Báo cáo tạm thời của Chiến lược Tăng trưởng xanh: Thực hiện cam kết của chúng ta cho một tương lai bền vững
(2010). Có tại 3746, en_2649_201185_45196035_1_1_1_1, 00.html.

7


Climate Change and Green Growth) năm trong bộ tài liệu bộ tài liệu “Academy of

ICT Essentials for Government Leaders”. Tài liệu đã đưa ra định nghĩa về tăng
trưởng xanh là “tập trung nhấn mạnh vào phát triển kinh tế bền vững với môi
trường để thúc đẩy phát triển toàn diện về xã hội và ít các bon”.
Theo bài viết Tăng trưởng xanh, chính sách quốc gia của Hàn Quốc, đạt
được chú ý toàn cầu của Stacy Feldman, đã xem xét môi trường như một đối tác,
việc đầu tư được khuyến khích vào những hoạt động kinh tế mà nó thiết lập và tăng
cường nguồn vốn tự nhiên của trái đất. “Tăng trưởng xanh tập trung vào việc giảm
sự khan hiếm về sinh thái và hiểm họa về môi trường, thúc đẩy quản lý nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp một cách bền vững. Tăng trưởng xanh cũng bao
gồm các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn
như sự phát triển của năng lượng tái tạo, giao thông ít các bon và các tòa nhà sử
dụng năng lượng và nước hiệu quả”.
Về cơ bản, ý tưởng này là mô hình mới để điều hành nền kinh tế theo cách
hạn chế suy thoái môi trường và đảm bảo sự thịnh vượng.3
1.1.2. Công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu
trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.4
Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ
gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)". 5
Các lĩnh vực chính của CNTT bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và
phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa
trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.6 Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật
của CNTT như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ
thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên
cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.

3 Stacy Feldman, "Tăng trưởng xanh, chính sách quốc gia của Hàn Quốc, Đạt được chú ý toàn cầu", thời báo Giải quyết Khí hậu, 26

tháng một 2011. Có tại />4 . “Princeton WordNet Search 3.1”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
5. Management in the 1980‟s, Harold J. Leavitt and Thomas L. Whisler, Harvard Business Review, 1958-11.
6. Longley, Dennis; Shain, Michael (2012), Dictionary of Information Technology (ấn bản 2), Macmillan Press, tr. 164, ISBN 0-333-37260-3

8


1.1.3. Về các yếu tố ảnh hưởng
Năm 2005, nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm về Môi trường và Phát
triển đã diễn ra tại Seoul, UNESCAP nhận một nhiệm vụ để thúc đẩy tăng trưởng
xanh như một chiến lược để đạt được phát triển bền vững cùng lúc đạt được các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) thứ nhất về giảm nghèo và thứ 7 về bền
vững môi trường7.
Kết quả của hội nghị là sự thống nhất về một kế hoạch thực hiện trong khu vực
để phát triển bền vững khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Kế hoạch kêu gọi cải thiện
môi trường bền vững; tăng cường hoạt động môi trường; thúc đẩy bảo vệ môi trường
như một cơ hội để sự tăng trưởng kinh tế bền vững; tích hợp DRM (Disaster Risk
Management - quản lý rủi ro thiên tai) vào các chính sách và lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Một Tuyên bố chung của các Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển ở
châu Á và Thái Bình Dương đã được thống nhất. Sáng kiến Seoul về tăng trưởng xanh
cũng được thống nhất. Sáng kiến này thiết lập một số mục tiêu như sau:
(1) Nâng cao hiệu quả sinh thái cho môi trường bền vững.
(2) Tăng cường hoạt động môi trường.
(3) Tăng cường bảo vệ môi trường như một cơ hội để phát triển bền vững.
(4) Tích hợp DRM và chuẩn bị sẵn sàng các chính sách và kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội.
Từ hội nghị này, một số chương trình và các hoạt động trong khu vực đã
được đưa ra để giúp đạt được các mục tiêu đã được thống nhất trong năm 2005.
Chúng bao gồm các sáng kiến khu vực và quốc tế sau đây:

(1) Chương trình Biến đổi khí hậu của ADB, Sáng kiến hiệu quả năng lượng,

Sáng kiến thị trường các bon, Sáng kiến giao thông bền vững và Sáng kiến phát
triển các Thành phố châu Á.
(2) Đề xuất của Liên Hiệp Quốc về Khế ước xanh (Green New Deal).
(3) Sáng kiến Kinh tế xanh của UNEP.
(4) Sáng kiến Công việc xanh được dẫn dắt bởi UNEP, Tổ chức Lao động

Quốc tế, Tổ chức Sử dụng lao động Quốc tế và Liên đoàn Nghiệp Đoàn Quốc tế.
Sáng kiến Công việc xanh đã thu hút sự quan tâm đến tiềm năng tạo ra việc làm
xanh ở các quốc gia đang phát triển.
Tháng 4 năm 2010, Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) kết thúc tại Hà Nội đã thông qua Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo
7UNESCAP, Preview, Tăng trưởng xanh, tài nguyên và ứng phó. Bền vững môi trường ở châu Á và Thái Bình Dương, 2010 (United
Nations, 2010).

9


ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững. Tài liệu tuyên bố cam kết của các nhà
lãnh đạo để “thúc đẩy tăng trưởng xanh, đầu tư vào bền vững môi trường trong dài
hạn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm đa dạng hoá và đảm bảo khả
năng phục hồi của nền kinh tế của chúng ta”8. Trong tháng 5 năm 2010, kỳ họp thứ
sáu mươi sáu của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
thông qua Tuyên bố Incheon về Tăng trưởng xanh.
Nhiều quốc gia trong khu vực đã theo đuổi chính sách tăng trưởng xanh và
cũng đã đầu tư vào các chiến lược và cải cách chính sách phù hợp với tăng trưởng
xanh. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác tin
rằng nền kinh tế xanh không còn là lựa chọn nữa9.
Tăng trưởng xanh đã được Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn như con đường

phía trước trong một thế giới hạn chế tài nguyên. Hàn Quốc đã thực hiện triệt để
khái niệm bao gồm các mục tiêu trung tâm của phát triển bền vững là xóa đói giảm
nghèo và phát triển con người. Một số quốc gia trong khu vực như Campuchia, Fiji,
Kazakhstan, Maldives và Mông Cổ đã thực hiện báo cáo về chính sách hỗ trợ tăng
trưởng xanh.
Hàn Quốc thể hiện quan điểm trong nghiên cứu Tăng trưởng xanh: Một con
đường mới cho Hàn Quốc (2010) coi tăng trưởng xanh10 như một “Mô hình mới để
tăng trưởng kinh tế”. Nó tìm cách thoát khỏi sự mâu thuẫn giữa “xanh” và “tăng
trưởng” và đạt được tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn môi
trường. Hàn Quốc sẽ sử dụng ý tưởng tăng trưởng xanh để cơ cấu lại và củng cố nền
kinh tế, thay đổi mô hình tiêu thụ và sản xuất, tạo ra công việc xanh và các ngành
công nghiệp xanh. Tăng trưởng xanh sẽ là động lực chính cho sự thay đổi ở Hàn
Quốc, từ các chính sách kinh tế đến cuộc sống của người dân.
John A. Mathews - Green growth strategies - Korean initiatives (Chiến lược
tăng trưởng xanh - sáng kiến của Hàn Quốc) đã chỉ ra Hàn Quốc đã bắt tay vào một
chiến lược tăng trưởng xanh sâu rộng, hứa hẹn sẽ đặt nền móng cho một quá trình
chuyển đổi từ một hệ thống chủ yếu là “nâu” để một hệ thống công nghiệp xanh.
Trong bài báo này, các tính năng chính trong phương pháp của Hàn Quốc để xây dựng
và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh được vạch ra, và những tiến bộ đạt được cho
8 Tuyên bố cấp cao ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững, được trình bày tại Hà Nội, Việt Nam, 09 tháng 4 2010. Có tại
/>
9 Stacy Feldman, "Tăng trưởng xanh, chính sách quốc gia của Hàn Quốc, Đạt được chú ý toàn cầu", Thời báo Giải quyết khí hậu, 26
tháng 1 năm 2011. Sẵn từ />10 Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng Xanh, Tăng trưởng xanh: Một con đường mới cho Hàn Quốc (2010). Có tại
/>
10


đến nay (2009-2012) được xem xét. So sánh với chiến lược phát triển xanh của
Trung Quốc, như thể hiện trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011-2015), trong đó
cả hai chiến lược có liên quan tới chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và xây dựng

động cơ tăng trưởng mới được thiết kế để tạo ra nền tảng xuất khẩu của thế kỷ 21.
1.1.4. Về vai trò của công nghệ thông tin đối với thực hiện tăng trưởng xanh

Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền thông Châu Á - Thái Bình Dương của
Liên hợp quốc (UN-APCICT) xuất bản học phần 10 (module10) Công nghệ thông
tin và truyền thông, Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng Xanh (Module 10 - ICT,
Climate Change and Green Growth) năm trong bộ tài liệu bộ tài liệu “Academy of
ICT Essentials for Government Leaders”. Tài liệu đề cập tổng quan đến vai trò của
CNTT với tăng trưởng xanh.
Học phần này nói về vai trò của CNTT và truyền thông trong việc tăng
cường khả năng và năng lực của con người để đối phó với tác động của biến đổi khí
hậu và góp phần phát triển bền vững. Đối phó với tác động của biến đổi khí hậu có
nghĩa là hoặc giảm đáng kể hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của nó đối với con người
và môi trường tự nhiên, điều này được gọi là giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các nguyên
tắc phát triển bền vững là một hướng dẫn quan trọng để đảm bảo việc sử dụng
CNTT và truyền thông để giảm đi biến đổi khí hậu được thực hiện theo cách không
làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Học phần này tập trung vào vai trò của CNTT và truyền thông trong việc
giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách áp dụng các hành động để giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu và bằng cách áp dụng các hành động thích ứng với biến đổi khí
hậu. Vì khí hậu và môi trường có mối liên hệ nên học phần này cũng xem xét vai trò
của CNTT và truyền thông trong việc giúp con người hiểu được môi trường xung
quanh họ, đây kà điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu.
Học phần này cũng xem xét vai trò của CNTT và truyền thông trong giảm
nhẹ nguy cơ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai, nó liên quan đến một số ứng dụng
mới dựa trên CNTT và truyền thông.
CNTT tạo điều kiện để thu được những hiệu quả mà rất nhiều sáng kiến tăng
trưởng xanh phụ thuộc vào. Một số biện pháp can thiệp thông minh được áp dụng
cho tăng trưởng xanh đều thực hiện dựa trên CNTT.
Những ứng dụng CNTT điển hình nhằm thúc đẩy sang kiến tăng trưởng xanh

về phương diện giảm phát thải khí nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đó là:
(1) Lưới điện thông minh, có thể nhận ra nhờ sự phụ thuộc chủ yếu vào

11


nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện và những hiệu quả quan trọng mà một hệ
thống phát và phân phối điện dựa trên nền tảng CNTT. Lưới điện thông minh rất
cần thiết cho việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và hướng đến một thị
trường năng lượng hiệu quả.
(2) Tòa nhà thông minh, do tầm quan trọng của các tòa nhà và tốc độ đô thị

hoá nhanh trên toàn thế giới.
(3) Hệ thống giao thông vận tải và hậu cần thông minh, bao gồm cả chuỗi

cung ứng thông minh. Những đổi mới định hướng CNTT sẽ làm cho việc kinh
doanh hiệu quả về mặt năng lượng hơn.
(4) Động cơ thông minh - tất cả các loại động cơ - hay bộ phận và ứng dụng

được điều khiển bằng điện có thể được điều khiển bằng một bộ vi xử lý. Điều này
có thể dẫn đến tiết kiệm năng lượng đáng kể và giảm phát thải khí nhà kính.
(5) CNTT giúp mọi người tìm hiểu những hành vi của mình ảnh hưởng đến

sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính và tác động đến môi trường. Bằng cách
cho phép hiển thị nhanh chóng sự nỗ lực, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên tiêu
thụ, chúng ta đang ở trong một vị trí tốt hơn để hiểu những tác động của hành vi của
mình và thay đổi chúng cho phù hợp.
Trong tài liệu Green IT: Reduce Your Information System's Environmental
Impact While Adding to the Bottom Line của Toby Velte, Anthony Velte, Robert C.
Elsenpeter đã đề cập đến vấn đề làm sao để giảm tác động môi trường và chi phí

cho cơ sở hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp; các giải pháp mang tính đột phá
được đề cập trong tài liệu cung cấp một lộ trình hoàn chỉnh cho việc tích hợp các kỹ
thuật và công nghệ thân thiện môi trường vào kiến trúc hệ thống thông tin của các
doanh nghiệp. Tài liệu giải thích làm thế nào để áp dụng các sáng kiến xanh hướng
kinh doanh và cung cấp một kế hoạch thực hiện chi tiết; các doanh nghiệp sẽ tìm
thấy các chiến lược để giảm nhu cầu năng lượng, mua sắm năng lượng từ các nguồn
thay thế, sử dụng công nghệ ảo hóa, quản lý và phát triển bền vững; nghiên cứu
trường hợp nêu bật các dự án CNTT xanh thành công tại các tổ chức lớn; giữ cho bộ
phận CNTT của doanh nghiệp và tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong màu xanh cả môi trường và tài chính - với sự giúp đỡ từ các hướng dẫn toàn diện này.
Tài liệu của nhóm tác giả Sunil Mithas, Jiban Khuntia, Prasanto K. Roy Green Information Technology, Energy Efficiency, and Profits: Evidence from an
Emerging Economy. (International Conference on Information Systems 2010):
Công nghệ thông tin xanh, năng lượng hiệu quả và lợi nhuận: Bằng chứng từ một
12


nền kinh tế mới nổi là tài liệu trong Hội nghị Quốc tế về Hệ thống thông tin 2010.
Các nghiên cứu trước cho rằng CNTT có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc
tăng trưởng bền vững và tăng trưởng "xanh hơn", nhưng ít người đã thực nghiệm
đánh giá việc áp dụng hiệu quả của các sáng kiến CNTT xanh ở cấp độ doanh
nghiệp. Nghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CNTT
xanh tại các tổ chức; và hậu quả của việc thực hiện CNTT xanh về mặt bảo tồn năng
lượng và lợi nhuận. Dựa trên một cuộc khảo sát của 293 tổ chức ở Ấn Độ, nghiên
cứu này thấy rằng cam kết quản lý đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức về
CNTT xanh trong một tổ chức. Đổi lại, tầm quan trọng của nhận thức sáng kiến
CNTT xanh trong một tổ chức có ảnh hưởng đến chi tiêu CNTT xanh như một tỷ lệ
phần trăm của tổng chi tiêu CNTT xanh. Trong số các tác động của việc thực hiện
CNTT xanh, thực hiện CNTT xanh đang tích cực liên quan đến cắt giảm cao hơn
trong các thiết bị CNTT tiêu thụ năng lượng và tác động lợi nhuận cao hơn. Nghiên
cứu này đưa ra thảo luận về ý nghĩa của việc nghiên cứu để đưa ra chính sách và
thực hành quản lý, thiết kế và khuyến khích thực hiện các sáng kiến CNTT xanh

cho môi trường bền vững.
Jason Dedrick - Green IS: Concepts and Issues for Information Systems
Research (Communications of the Association for Information Systems 2010) (Hệ
thống thông tin xanh: Các khái niệm và các vấn đề nghiên cứu hệ thống thông tin):
Trong khi nhận thức của công chúng về tính bền vững về môi trường ngày càng
tăng, có mối quan tâm về các chi phí kinh tế của việc chuyển đổi sang nền kinh tế
xanh. Trong trường hợp của biến đổi khí hậu, một vấn đề quan trọng là mối quan hệ
của sản lượng kinh tế phát thải khí nhà kính, đã được dán nhãn năng suất carbon.
Tăng năng suất cacbon có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể được duy trì trong khi
lượng khí thải được giảm. CNTT có tiềm năng lớn để nâng cao năng suất carbon,
như CNTT được sử dụng để nâng cao hiệu quả năng lượng của các tòa nhà, hệ
thống giao thông vận tải, chuỗi cung ứng và lưới điện. Mặt khác, việc sản xuất và sử
dụng máy tính là một phát triển nhanh thành phần của tiêu thụ năng lượng và phát
thải khí nhà kính toàn cầu, một thực tế mà phải được cân bằng với lợi ích của ứng
dụng CNTT. Hệ thống thông tin xanh đề cập đến việc sử dụng các hệ thống thông
tin để đạt được các mục tiêu về môi trường, trong khi CNTT xanh nhấn mạnh việc
giảm tác động môi trường của sản xuất và sử dụng CNTT. Bài viết này tập trung
chủ yếu vào hệ thống thông tin xanh. Nó nghiên cứu, trình bày một mô hình đầu tư
CNTT và năng suất carbon, và đưa ra gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai.
13


Martin I. Hoffert, Ken Caldeira, Gregory Benford, David R. Criswell,
Christopher Green, Howard Herzog, Atul K. Jain, Haroon S. Kheshgi, Klaus S.
Lackner, John S. Lewis, H. Douglas Lightfoot, Wallace Manheimer, John C.
Mankins, Michael E. Mauel, L. John Perkins, Michael E. Schlesinger, Tyler Volk,
Tom M. L. Wigley - Advanced Technology Paths to Global Climate Stability:
Energy for a Greenhouse Planet (Công nghệ tiên tiến để ổn định khí hậu toàn cầu:
Năng lượng cho một hành tinh xanh):
Trong nghiên cứu này, các tác giả khảo sát các nguồn năng lượng trong

tương lai có thể, đánh giá về khả năng để cung cấp một lượng lớn năng lượng khí
thải carbon và miễn phí cho tiềm năng cho quy mô lớn nhằm thương mại hóa. Các
nguồn năng lượng sơ cấp bao gồm năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên đất
liền, các vệ tinh năng lượng mặt trời, sinh khối, phân hạch hạt nhân, phản ứng tổng
hợp hạt nhân và các nhiên liệu hóa thạch mà từ đó carbon đã được cô lập. Công
nghệ có thể góp phần vào ổn định khí hậu bao gồm những cải tiến hiệu quả, sản
xuất hydro, lưu trữ và vận chuyển, siêu lưới điện toàn cầu và địa kỹ thuật. Tất cả
những phương pháp hiện có thiếu sót nghiêm trọng làm hạn chế khả năng của mình
để ổn định khí hậu toàn cầu. Các tác giả kết luận rằng một loạt các nghiên cứu và
phát triển chuyên sâu là rất cần thiết để sản xuất lựa chọn công nghệ có thể cho
phép cả hai ổn định khí hậu và phát triển kinh tế.
Alemayehu Molla Vanessa Cooper Brian Corbitt Hepu Deng Konrad
Peszynski Siddhi Pittayachawan Say Yen Teoh - E-Readiness to G-Readiness:
Developing a Green Information Technology Readiness Framework (Phát triển một
khung công nghệ thông tin xanh): Nghiên cứu này đã chỉ ra các doanh nghiệp đang
chịu áp lực ngày càng tăng từ các đối thủ, nhà quản lý và các nhóm cộng đồng để
thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững. Cân bằng về kinh tế và môi trường
xanh do đó là một vấn đề chiến lược quan trọng. Các cuộc thảo luận tăng về CNTT
xanh đã gây ra sự quan tâm của nghiên cứu này. CNTT xanh gây ảnh hưởng không
chỉ công nghệ mà còn chiến lược cạnh tranh và thậm chí cả tính hợp pháp của một
số lựa chọn chiến lược kinh doanh. Sự hiểu biết và tận dụng CNTT là quan trọng
cho sự tiến bộ liên tục của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nguyên tắc, thông lệ và giá
trị của CNTT xanh chưa được nghiên cứu. Bài viết này giới thiệu các khái niệm của
CNTT xanh và mô tả những trụ cột chính của một khung tiếp cận để giúp các tổ
chức đánh giá sự sẵn sàng cho việc áp dụng CNTT xanh. Nếu không có một sự hiểu
biết rõ ràng về khung tiếp cận, các tổ chức sẽ tiếp cận các sáng kiến CNTT xanh
14


trên quảng cáo và phần nào có những phản ứng không mong muốn.

Nigel P. Melville - Information systems innovation for environmental
sustainability (Đổi mới hệ thống thông tin cho sự bền vững môi trường): tài liệu đã
nêu ra rằng cuộc sống con người phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, trong đó, hầu
hết đều đồng ý, là nhanh chóng xuống cấp. Các doanh nghiệp kinh doanh là một
hình thức của một tổ chức xã hội và đóng góp vào sự xấu đi của môi trường tự
nhiên. Các học giả ở các ngành khoa học hành chính xem xét những vấn đề về tổ
chức và môi trường tự nhiên bao trùm nhưng đã bỏ qua nhiều quan điểm hệ thống
thông tin. Ở nghiên cứu này phát triển một chương trình nghiên cứu về hệ thống
thông tin đổi mới cho sự bền vững về môi trường. Nghiên cứu này chứng tỏ vai trò
quan trọng hệ thống thông tin trong việc định hình niềm tin về môi trường, trong
việc cho phép và chuyển quy trình bền vững và thực tiễn trong tổ chức, và trong
việc cải thiện hiệu suất môi trường và kinh tế. Niềm tin, kết quả và khuôn khổ
chương trình nghiên cứu liên quan đến cung cấp cơ sở cho một bài giảng mới trên
hệ thống thông tin cho sự bền vững môi trường.
Yong Ho Shim, Ki Youn Kim, Ji Yeon Cho, Jin Kyung Park and Bong Gyou
Lee - Strategic Priority of Green ICT Policy in Korea: Applying Analytic Hierarchy
Process (Chiến lược ưu tiên của chính sách công nghệ thông tin xanh ở Hàn Quốc)
là nghiên cứu xem xét ưu tiên các mục tiêu cơ bản để tăng hiệu quả của chính sách
CNTT xanh. Gần đây một số nghiên cứu đã được công bố rằng CNTT có liên quan
đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây được giới hạn
luật định trong công nghiệp và chính sách hướng đến CNTT xanh. Bài viết này phân
tích quá trình hoạch định chính sách CNTT xanh hiện nay có hệ thống. Như một kết
quả của các phân tích của Hàn Quốc về chính sách CNTT xanh, những nội dung sau
đây nổi lên như là những vấn đề quan trọng để thực hiện chính sách CNTT xanh:
sinh thái thân thiện, công nghệ tiến hóa, hiệu quả kinh tế, hiệu quả năng lượng, và
nguồn cung cấp ổn định của năng lượng. Đây là một nghiên cứu ban đầu phân tích
chính sách CNTT xanh, trong đó cung cấp một khuôn khổ nghiên cứu có thể được
sử dụng một hướng dẫn để thiết lập chính sách CNTT xanh.
Bên cạnh đó, có nhiều trang thông tin điện tử (Website) các phương tiện
truyền thông khác, đặc biệt là các trang, mục chuyên cũng thường xuyên đề cập đến

vấn đề này.

15


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Tăng trưởng xanh
Hiện nay các cơ quan Liên hợp quốc có hàng loạt sáng kiến thúc đẩy hướng
tới tăng trưởng xanh và đang thu được kết quả tốt đẹp như: Nông nghiệp thông
minh với khí hậu (FAO phát động), Đầu tư công nghệ sạch (WB), Việc làm xanh
(ILO), Kinh tế xanh (UNEP), Giáo dục vì sự phát triển bền vững (UNESCO), Xanh
hóa khu vực y tế (WHO), Thị trường công nghệ xanh (WIPO), Tiêu chuẩn CNTT
xanh, Giải pháp năng lượng xanh (UN WTO), Sản xuất sạch hơn và hiệu quả nguồn
tài nguyên (UNEP và UNIDO), Các thành phố và biến đổi khí hậu (UN-HABITAT),
Tái chế tàu biển (IMO),…
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011 - 2020) của Việt
Nam đã nêu: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” phù hợp với định hướng
phát triển trên; do đó, Việt Nam có thể đề xuất để được tham gia vào các chương
trình thúc đẩy tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc.
- Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên lợi thế so sánh cao, vị

trí địa chính trị quan trọng; về khách quan đang trở thành một trung tâm của vùng
Đông Nam Á, với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú (vốn tự nhiên) để
hướng tới Tăng trưởng xanh.
- Thứ hai, nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”,

nhân dân Việt Nam có truyền thống cần cù lao động, sống giản dị và hài hòa với

thiên nhiên theo truyền thống văn hóa phương Đông, có khả năng tiếp thu kỹ năng
quản lý để phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ hiện đại
cũng như các nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng xanh.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sau đó là Kết luận Hội nghị
TƯ3 (khoá XI) đã xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ
cấu nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Con đường phát
triển kinh tế bền vững mà cộng đồng quốc tế đang thừa nhận hiện nay là kinh tế
xanh, hay gọi cách khác là tăng trưởng xanh.
Xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền
vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng
thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Ngày 25/9/2012,
16


Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Để thực hiện các mục tiêu của mình, Chiến lược
xác định ba nhiệm vụ cơ bản: giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và
thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng 8 giải pháp thực hiện.
Gần đây nhất, ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 403/QĐ-TTg, Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
giai đoạn 2014 – 2020; gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ
hành động cụ thể. Trong đó, 4 chủ đề chính gồm: xây dựng thể chế và kế hoạch tăng
trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất; thực hiện
xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Căn cứ vào Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh,
đến nay, có 15 tỉnh thành đã tiến hành xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về tăng
trưởng xanh cấp địa phương với sự hỗ trợ của các cơ quan hợp tác quốc tế (Koica,
UNDP, ADB, USAID, UN Habitat) và nguồn lực của địa phương, như: Quảng Ninh,

Quảng Nam, Hà Tĩnh, Đà Lạt, Bắc Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cần Thơ...

1.2.2. Công nghệ thông tin
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết

Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật
máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội".11
1.2.3. Về các yếu tố ảnh hưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014 đã chuẩn bị một báo cáo “Biến đổi
khí hậu và tăng trưởng xanh”. Tài liệu này đưa ra tổng quan về tác động của biến
đổi khí hậu; đưa ra phương pháp dự tính, đánh giá và ứng phó tác động của biến đổi
khí hậu; tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển. Tài liệu cũng
nghiên cứu về tăng trưởng xanh và công tác ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng
trưởng xanh tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ
chức một hội thảo và xuất bản một Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Chiến lược
11 “Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90”. Chính phủ Việt Nam.

17


tăng trưởng xanh ở Việt Nam - Chương trình hành động và vai trò của các trường
đại học và các viện nghiên cứu. Tài liệu gồm các bài tham luận phản ánh các nội
dung về chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam; vai trò của các trường đại học và
các viện nghiên cứu trong việc thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh; đề xuất các
hướng, giải pháp về đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua việc nâng cao vai trò
của các trường đại học và tổ chức nghiên cứu.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản một cuốn kỷ yếu hội thảo Tái cấu
trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt
Nam vào năm 2012. Tài liệu gồm 18 bài tham luận tham dự hội thảo với các nội
dung chính sau: Tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khuôn
khổ lí thuyết và kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh, hướng tới nền kinh tế - lựa
chọn chính sách cho Việt Nam
Nhà xuất bản Hồng Đức đã xuất bản cuốn sách “Tăng trưởng xanh cho mọi
người : Con đường hướng tới phát triển bền vững”. Đây là tài liệu gồm các báo cáo
khoa học đề cập tới các vấn đề liên quan tới tăng trưởng xanh và khuôn khổ phân
tích để tăng trưởng xanh cho mọi người. Trong đó phân tích rõ vấn đề tăng trưởng
xanh tác động tới các công ty, người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách
thông qua cơ chế thị trường, phi thị trường, nguồn vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn
cơ sở vật chất... và qui trình thiết kế chiến lược tăng trưởng xanh.
Tác giả Bùi Quang Tuấn và Vũ Tuấn Anh đã có bài báo khoa học về “Tăng
trưởng xanh : Cơ hội, thách thức và những định hướng thực hiện” đã được đăng tại
Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, số 1, năm 2015. Trên cơ sở phân tích thực trạng
phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh hiện nay, bài báo khoa học đã
nêu được những thách thức trong chuyển đổi mô hình công nghiệp cho thực hiện
tăng trưởng xanh. Từ đó, đề xuất những giải pháp, định hướng trong chuyển đổi mô
hình công nghiệp cho thực hiện tăng trưởng xanh.
Tác giả Vũ Tuấn Anh đã có bài báo khoa học về “Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng Tăng trưởng xanh” đã được đăng tại Tạp chí nghiên cứu
kinh tế, số 2, năm 2015. Trên cơ sở phân tích bối cảnh, mô hình tăng trưởng kinh tế
hiện nay, bài báo khoa học đề cập tới tính tất yếu của việc chuyển đổi mô hình kinh
tế theo hướng tăng trưởng xanh. Từ đó đề xuất các giải pháp cho việc thực hiện
chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
Tác giả Nguyễn Thế Chinh đã có bài báo khoa học về “Chuyển đổi sang mô
hình kinh tế xanh và thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam”. Bài viết phân tích sự
18



×