Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Bù ốc leo (Dregea volubilis (L.f.) Benth.ex Hook.f.) họ Thiên lý (Asclepiadaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯỜNG THỊ ÚT LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY BÙ ỐC LEO
(Dregea volubilis (L. f.) Benth. ex Hook.f.),
HỌ THIÊN LÝ
(Asclepiadaceae)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯỜNG THỊ ÚT LIÊN
1401355

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY BÙ ỐC LEO
(Dregea volubilis (L. f.) Benth. ex Hook.f.),
HỌ THIÊN LÝ
(Asclepiadaceae)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Tuấn


2. PGS. TS. Đỗ Thị Hà
Nơi thực hiện:
1. Khoa Hóa Thực vật
Viện Dược liệu
2. Bộ môn Dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại Bộ môn Dược
liệu trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Dược liệu, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô, anh chị, bạn bè và gia đình.
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến PGS. TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, người thầy tận
tụy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cảm ơn PGS. TS. Đỗ Thị Hà đã tạo điều kiện, định hướng
dẫn dắt tôi từ những ngày đầu bỡ ngỡ đến với khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Dược sĩ Vũ Thị Diệp, người chị, người thầy đáng quý đã
đồng hành, hết mực chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi trong quãng thời gian thực hiện
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội, đã tận
tình dạy bảo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Xin cảm ơn toàn thể các anh chị, bạn bè cùng làm việc, nghiên cứu trên bộ môn
Dược liệu và Viện Dược liệu đã giúp đỡ, động viên tôi trong khoảng thời gian thực hiện
khóa luận này.
Cuối cùng, cho tôi được gửi sự biết ơn vô hạn tới gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn ở bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suôt quá trình học tập và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5, năm 2019
Sinh viên
Lường Thị Út Liên


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về họ Thiên lý Aclepiadaceae ........................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Thiên lý ..................................................................... 2
1.1.3. Phân loại thực vật họ Thiên lý ..................................................................... 2
1.2. Tổng quan về chi Dregea ................................................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật của chi Dregea ................................................ 5
1.2.2. Phân bố ....................................................................................................... 5
1.3. Tổng quan về loài Dregea volubilis ................................................................... 7
1.3.1. Đặc điểm thực vật ........................................................................................ 7
1.3.2. Sinh thái ...................................................................................................... 8
1.3.2. Phân bố ....................................................................................................... 8
1.3.3. Thành phần hóa học..................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 15
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 16

2.2.1. Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật ..................................................... 16
2.2.2. Nội dung nghiên cứu hóa học .................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cảm quan ........................................................... 16
2.3.2. Phương pháp giám định tên khoa học ........................................................ 16
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hiển vi ................................................................ 17
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hóa học .............................................................. 17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ..................................... 24


3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật ........................................................................ 24
3.1.1. Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 24
3.1.2. Giám định tên khoa học ............................................................................. 26
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá ................................................................................... 26
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu thân ............................................................................... 27
3.1.5. Đặc điểm bột lá ......................................................................................... 28
3.1.6. Đặc điểm bột thân...................................................................................... 29
3.2. Nghiên cứu về hóa học .................................................................................... 30
3.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học .............................................................. 30
3.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ Bù ốc leo
............................................................................................................................ 31
3.3. Bàn luận .......................................................................................................... 37
3.3.1. Về thực vật ................................................................................................ 37
3.3.2. Về định tính các nhóm chất hóa học trong dược liệu.................................. 38
3.3.3. Về chiết xuất và phân lập chất ................................................................... 38
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 40
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 40
4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CC

Sắc ký cột (column chromatography)

13

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 (Cacbon 13 Nuclear Magnetic

C-NMR

Nesonance Spectroscopy)
dd

Dung dịch

DEPT

Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer)

EtOH

Ethanol

Gen

Chi


1

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic

H-NMR

Resonance Spectroscopy)
HNU

Herbarium of National University

kl/tt

khối lượng/thể tích

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration)

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy)



Phản ứng

SKLM


Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

Subfam

Phân họ

TLTK

Tài liệu tham khảo

Tp

Thành phố

Trib

Tông

tt/tt

thể tích/thể tích

TT

Thuốc thử


UV

Ánh sáng tử ngoại (Ultra violet)

d

doublet

s

singlet

t

triplet

δ

Độ dịch chuyển hóa học (đơn vị là ppm)

J

Hằng số tương tác (đơn vị là Hz)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Hệ thống phân loại thực vật họ Thiên lý ở Việt Nam

3

Bảng 1.2

Các loài thuộc chi Dregea ở Việt Nam và phân bố của chúng

6

Bảng 1.3

Thành phần hóa học của loài Dregea volubilis

10

Bảng 3.1

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất của bộ phận trên mặt đất

30

Bù ốc leo
Bảng 3.2


Dữ liệu phổ NMR của DV1 và taraxerol

36


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Hình ảnh loài Dregea volubilis (L. f) Benth. & Hook.

8

Hình 1.2

Các hợp chất polyoxypregnan glycosid phân lập được từ Bù ốc leo

12

Hình 1.3

Các hợp chất polyhydoxy pregnan phân lập được từ Bù ốc leo


13

Hình 1.4

Hợp chất flavonoid phân lập được từ cây Bù ốc leo

13

Hình 1.5

Các hợp chất pentacyclic triterpenoid phân lập được từ cây Bù ốc leo

14

Hình 1.6

Một số hợp chất hợp chất phenolic có trong cây Bù ốc leo

14

Hình 3.1

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của cây Bù ốc leo

25

Hình 3.2

Ảnh vi phẫu lá Bù ốc leo


27

Hình 3.3

Ảnh vi phẫu thân Bù ốc leo

28

Hình 3.4

Một số đặc điểm của bột lá Bù ốc leo

29

Hình 3.5

Một số đặc điểm của bột thân Bù ốc leo

30

Hình 3.6

Sơ đồ điều chế các cao chiết từ dược liệu Bù ốc leo

32

Hình 3.7

Sắc ký đồ của cao dichlomethan từ Bù ốc leo


33

Hình 3.8

Sơ đồ phân lập cao dichlomethan từ Bù ốc leo

34

Hình 3.9

Hình ảnh chất phân lập được

34

Hình 3.10 Cấu trúc hóa học của DV1

37


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Bù ốc leo (Dregea volubilis) mọc ở một số vùng của nước ta (Ninh Bình,
Nghệ An, Ninh Thuận…) [2], [10]. Từ lâu ông cha ta đã sử dụng lá của loài cây này để
làm rau ăn. Với tính vị đắng, cay, thanh mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp,
chỉ thống, chỉ thổ. Bù ốc leo được dùng để trị mụn nhọt, áp xe, cảm mạo, viêm phế quản,
chữa ung thư thực quản, đau dạ dày, các bệnh về mắt, trị rắn cắn [2]. Ngoài ra nhân dân
còn dùng rễ, thân mềm như một vị thuốc gây nôn, long đờm [10], và dùng lớp bột nâu
trên quả để trị bệnh cho gia súc [10].
Trên thế giới đã có một số thử nghiệm lâm sàng trên chuột chỉ ra những tác dụng
đáng chú ý của cây như: chống viêm, chống đục thủy tinh thể [12], [16]. Ngoài ra còn

có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra hoạt tính chống ung thư, tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương [23], diệt côn trùng [17], giun sán…[15], [18].
Tuy nhiên ở Việt Nam, cây Bù ốc leo và những công dụng của nó ít được người
dân biết đến và chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này. Do đó, nghiên cứu về cây là
rất cần thiết để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về Bù ốc leo làm nền tảng cho việc khai
thác sử dụng dược liệu này bền vững, an toàn, hiệu quả. Đồng thời giúp nhận biết, tránh
nhầm lẫn và ứng dụng dược liệu trong phòng, chữa bệnh một cách hợp lý, khoa học.
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành
phần hóa học của cây Bù ốc leo (Dregea volubilis (L. f.) Benth. ex Hook.f.), họ Thiên
lý (Asclepiadaceae)” được thực hiện với những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu thân, lá, đặc điểm vi học
bột thân, bột lá và giám định tên khoa học của cây Bù ốc leo.
2. Định tính các nhóm chất trong cây bằng phản ứng hóa học.
3. Chiết xuất, phân lập và xác định một hợp chất từ bộ phận trên mặt đất của cây
Bù ốc leo.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Thiên lý Aclepiadaceae
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Thực vật học [6] vị trí phân loại của họ Thiên lý (Asclepiadaceae) trong
giới thực vật như sau:
Giới (Kingdom)

Thực vật (Planta)

Ngành (Division)


Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Phân lớp (Subclass)

Bạc hà (Lamiidae)
Long đởm (Gentianales)

Bộ (Order)
Họ (Family)

Thiên lý (Asclepiadaceae)

1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Thiên lý
Cây thường là dây leo, cây cỏ nhiều năm, cây bụi, ít khi là cây gỗ, lá đơn, nguyên,
thường mọc đối, đôi khi mọc vòng. Không có lá kèm. Toàn cây có nhựa mủ trắng hay
trong. Cụm hoa thường là xim, có khi có chùm hoặc trông như tán. Hoa đều, lưỡng tính,
mẫu 5. Đài 5 dính nhau ở gốc thành ống ngắn. Tràng 5, dính liền thành hình ống, tiền
khai hoa vặn, thường có phần phụ ở mặt trong và có tuyến mật. Nhị 5, bao phấn dính
với núm nhụy hình khối 5 mặt; hạt phấn dính nhau tạo thành khối 4 hạt phấn hoặc hình
thành khối phấn có chuôi và gót dính để dính vào sâu bọ nhờ đó khối phấn này sẽ được
đưa sang hoa khác để thụ phấn [6]. Bộ nhị có cấu trúc đặc biệt là cơ quan truyền phấn –
là cấu trúc đặc trưng của họ Thiên lý (Asclepiadaceae), đặc điểm quan trọng để phân
biệt với họ Trúc đào (Apocynaceae) [1]. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn, bầu trên, rời nhau ở
bầu và vòi, chỉ dính nhau ở núm nhụy, nhiều noãn. Quả gồm 2 đại, hạt thường có mào
lông ở một đầu [6].
1.1.3. Phân loại thực vật họ Thiên lý

Họ Thiên Lý (Asclepiadaceae R. Br.) có khoảng 250 chi với hơn 2000 loài, phân
bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [2]. Tính đến năm 2007, kể từ công trình
phân loại họ Thiên lý (Aclepiadaceae R. Br.) ở Đông Dương của J. Costatin (1912), là
người đầu tiên nghiên cứu phân loại một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về họ này
đã được công bố trong Thực vật chí đại cương Đông Dương, đã hơn 90 năm trôi qua
chưa có công trình khảo cứu phân loại nào về loài này ở Việt Nam. Nó vẫn là công trình
2


thực vật chí duy nhất để tra cứu, định loại họ Thiên lý ở Đông Dương và ở Việt Nam
[4].
Cho đến năm 2017, Việt Nam có 49 chi với 143 loài, phân bố trong cả nước. Giá
trị tài nguyên có khoảng 60 loài (35 chi), quan trọng nhất là làm thuốc, ngoài ra làm
cảnh, rau ăn…[2].
Trên cơ sở hệ thống phân loại của S. Liede & F. Albert (1994), và theo thực vật
chí Việt Nam tập 15, họ Thiên lý ở Việt Nam được xếp trong 3 phân họ, 6 tông và 49
chi, 143 loài; trong đó có 1 chi và 13 loài chưa đủ thông tin như sau:
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại thực vật họ Thiên lý ở Việt Nam [1], [2].
Phân họ (Subfam.)

Tông (Trib.)

Chi (Gen.)

Subfam.1. Periplocoideae

Trib.1. Periploceae

1. Telectadium (3 loài)


(1 tông, 11 chi, 16 loài)

(11 chi, 16 loài)

2. Hemidesmus (1 loài)
3. Cryptolepis (2 loài)
4. Zygostelma (1 loài)
5. Gymnanthera (1 loài)
6. Finlaysonia (1 loài)
7. Atherolepis (1 loài)
8. Atherandra (1 loài)
9. Periploca (1 loài)
10. Streptocaulon (3 loài)
11. Myriopteron ( loài)

Subfam.2. Secamonoideae

Trib.2. Secamoneae

12. Toxocarpus (7 loài, trong

(1 tông, 3 chi, 9 loài trong đó (3 chi, 9 loài, trong đó có 2

đó có 2 loài chưa đủ thông

có 2 loài chưa đủ thông tin)

tin).

loài chưa đủ thông tin)


13. Genianthus (1 loài)
14. Secamone (1 loài)
Subfam.3. Aclepiadoideae

Trib.3. Fockeae

(4 tông, 34 chi, 117 loài,

(1 chi, 1 loài)

trong đó 10 loài chưa đủ

Trib.4. Marsdenieae

15. Fockea (1 loài)
16. Hoya (31 loài, trong đó 2
loài chưa đủ thông tin)

thông tin)

3


(17 chi, 80 loài, trong đó 5

17. Dischidia (13 loài, trong

loài chưa đủ thông tin)


đó 1 loài chưa đủ thông tin)
18. Lygisma (1 loài)
19. Sarcolobus (2 loài)
20. Pseudosarcolobus (1 loài)
21. Spirella (1 loài)
22. Gymnemopsis (1 loài)
23. Harmandiella (1 loài)
24. Gymnema (7 loài, trong đó
2 loài chưa đủ thông tin)
25. Dischidanthus (1 loài)
26. Marsdenia (7 loài)
27. Dregea (2 loài)
28. Cosmostigma (1 loài)
29. Telosma (2 loài)
30. Campestigma (1 loài)
31. Pentasacme (1 loài)
32. Heterostemma (7 loài)

Trib.5. Ceropegieae

33. Ceropegia (4 loài, trong

(5 chi, 9 loài, trong đó 2

đó 2 loài chưa đủ thông tin)

loài chưa đủ thông tin)

34. Tavaresia (1 loài)
35. Huernia (1 loài)

36. Stapelia (2 loài)
37. Echidnopsis (1 loài)

Trib.6. Aclepiadeae

38. Sarcostemma (1 loài)

(11 chi, 27 loài, trong đó 3

39. Oxystelma (1 loài)

loài chưa đủ thông tin)

40. Raphistemma (2 loài)
41. Cynanchum (6 loài, trong
đó 2 loài chưa đủ thông tin)
42. Pentatropis (2 loài)
43. Merrillanthus (1 loài)

4


44. Tylophora (9 loài, trong
đó 1 loài chưa đủ thông tin)
45. Asclepias (1 loài)
46. Vincetoxicopsis (1 loài)
47. Gomphocarpus (1 loài)
48. Calotropis (2 loài)
Taxon chưa đủ thông tin


(1 chi, 1 loài chưa đủ thông 49. Cryptostegia (1 loài chưa

(1 chi, 1 loài)

tin)

đủ thông tin)

Cụ thể khóa định loại các chi thuộc họ Thiên Lý ở Việt Nam được mô tả chi tiết
trong Thực vật chí Việt Nam tập 15 [2].
1.2. Tổng quan về chi Dregea
1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật của chi Dregea
Chi Dregea gồm các loài thường là cây bụi trườn, leo hay cỏ bò, không có rễ phụ
phát triển trên thân. Lá mọc đối. Cụm hoa xim hình tán. Thùy đài nhỏ, hình trứng nhọn
đầu đôi khi tù; gốc đài không có hoặc có 5 tuyến. Tràng hình bánh xe; tràng không dính
nhau thành ống đứng, cánh hoa vặn, phủ nhau bên phải. Tràng phụ đơn, gồm 5 vảy nạc,
hình cầu, dính với cột nhị-nhụy. Chỉ nhị dính nhau; bao phấn hai ô; trung đới kéo dài
thành phần phụ; hạt phấn dính thành khối phấn và có sáp bao bên ngoài vách khối phấn,
khối phấn không có mỏm ở đỉnh; cơ quan truyền phấn có gót đính và 2 chuôi; khối phấn
hướng lên; chỉ có một khối phấn trong mỗi ô phấn. Đầu nhụy hình nón hay gồ ghề; đỉnh
bầu không thót lại thành hình vòi nhụy. Quả nang dày, có các khía lồi dạng cánh [2].
Hạt có mào lông [21].
1.2.2. Phân bố
Trên thế giới: trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở châu Á và châu Phi [2],
[21].
Ở Việt Nam: chi Dregea là một chi nhỏ của họ Thiên lý. Theo thống kê trong
Thực vật chí Việt Nam tập 15 - Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) do Trần Thế Bách biên
soạn, tính đến năm 2017, chi Dregea ở Việt nam có 2 loài: Bù ốc leo (Dregea volubilis
(L. f.) Benth. & Hook.) và Bù ốc Đà Lạt (Dregea cuneifolia Tsiang & P. T. Li) [2]. Tuy
nhiên, năm 2011, Trần Thế Bách và cộng sự khi nghiên cứu thực địa tại khu vực Tây

5


Nguyên, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã phát hiện một loài Dregea chưa xác định. Khi
so sánh với tiêu bản của các loài Dregea đã biết, năm 2018, loài này được xác định là
loài mới, có tên khoa học là Dregea taynguyenensis T.B. Tran & Rodda [15].
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI DREGEA Ở VIỆT NAM [2].
1A. Phiến lá hình trứng rộng-hình tim. Khối phấn ngắn hơn 0,5 mm. Bầu có lông……
……………………………………………………………..........…....1. D. volubilis
1B. Phiến lá hình thuôn. Khối phấn dài 0,6 mm. Bầu nhẵn. ……….......2. D. cuneifolia
1C. Phiến lá hình elip thuôn. Khối phấn ngắn hơn 0,58 mm. Bầu nhẵn………………...
……….……………….………………………………….…...3. D. taynguyenensis
Bảng 1.2 Các loài thuộc chi Dregea ở Việt Nam và phân bố của chúng.
STT

1

Tên khoa

Tên Việt

học

Nam

Phân bố

TLTK

Dregea


Bù ốc

- Việt Nam: Lạng Sơn (Hữu Lũng: Hữu

[2],

volubilis (L.

leo

Liên), Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc

[7],

f.) Benth. &

Phương), Nghệ An (Tương Dương: Tam

[10]

Hook.

Đình), Ninh Thuận (Phan Rang-Tháp
Chàm, Ninh Hải, Vườn quốc gia Núi
Chúa), Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
Trung và Nam Bộ.
- Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Indonexia.


2

Dregea

Bù ốc đà

- Việt Nam: Lâm Đồng (Đà Lạt).

cuneifolia

lạt

- Trung Quốc (Quảng Tây).

[2]

Tsiang & P.
T. Li
3

Dregea

- Việt Nam: Gia Lai (khu vực Tây

taynguyenen

Nguyên)

sis T.B. Tran
& Rodda


6

[14]


1.3. Tổng quan về loài Dregea volubilis
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Dregea volubilis còn có tên đồng nghĩa là Asclepias volubilis L.f., Wattakaka
volubilis (L.f.) Stapf, Dregea formosana T. Yamazaki. Tên thường gọi là Bù ốc leo [10],
[21], [28], Jukti [18], hay lá ngón, thuộc chi Dregea, bộ Long đởm (Gentianalate), họ
Thiên lý (Asclepiadaceae) [10], [21], [28].
Cây leo dài đến 12 m. Cành màu xám tái, vỏ có bì khổng, cành non xanh, nhẵn.
Lá mọc đối; phiến lá hình trứng rộng, cỡ 7-18 x 4-17 cm, nhẵn hay có lông mềm; đỉnh
nhọn hay có mũi ngắn; gốc hình tim nông; gân bên 4 cặp; cuống lá dài 2,5-6 cm [2],
[21].
Cụm hoa rũ xuống, nhiều hoa, xếp thành xim, dạng tán; cuống cụm hoa dài 2-6
cm, có lông. Cuống hoa dài 2-2,5 cm. Hoa màu xanh hay màu xanh-vàng nhạt, thơm.
Thùy đài hình trứng-thuôn, dài 2,5-3 mm, có lông, tràng hoa hình bánh xe, nhẵn; thùy
tràng hình trứng rộng, vặn, phủ nhau bên phải, cỡ 6-12 x 5-12 mm, có lông. Tràng phụ
đơn, gồm 5 vảy nạc, màu xanh-màu vàng nhạt, đường kính 4-4,5 mm. Chỉ nhị dính nhau;
bao phấn hai ô; trung đới kéo dài thành phần phụ màu trắng; hạt phấn dính thành khối
phấn và có sáp bao bên ngoài vách khối phấn, khối phấn không có mỏm ở đỉnh; cơ quan
truyền phấn có gót đính và 2 chuôi; khối phấn hướng lên, thuôn; chỉ có một khối phấn
trong mỗi ô phấn. Bầu có lông. Quả đại, hình trứng hẹp, cỡ 10-15 x 3-4 cm. Hạt hình
trứng dẹt cỡ 1,2 x 0,6 cm; mào lông dài 4,5 cm [2], [7], [21].

7



Hình 1.1. Hình ảnh loài Dregea volubilis (L. f) Benth. & Hook. [2]
1. cành mang hoa; 2. hoa; 3. đài (mở ra); 4. tràng (mở ra); 5. tràng phụ, cột nhị nhụy;
6. cơ quan truyền phấn và khối phấn (pollinarium); 7. nhụy; 8. quả; 9. hạt;
1.3.2. Sinh thái
Bù ốc leo ra hoa tháng 4-9, mùa quả tháng 7-12. Mọc ở các trảng cây bụi hay các
đồi cây rải rác, thường gặp ở các bờ nước [2], [7].
1.3.2. Phân bố
Ở Việt Nam, Bù ốc leo thường phân bố ở Lạng Sơn (Hữu Lũng - Hữu Liên),
Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Nghệ An (Tương Dương: Tam Đình), Ninh
Thuận (Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Hải, Vườn quốc gia Núi Chúa), Hồ Chí Minh, một
số tỉnh Trung và Nam Bộ và một số nơi khác [2], [7], [10].
1.3.3. Thành phần hóa học
Nghiên cứu định tính cho thấy toàn cây Dregea volubilis chứa các nhóm chất:
terpen, sterol, flavonoid, và glycosid…[12]. Lá chứa alcaloid, glycosid, steroid, phenol,
đường, saponin, courmarin và phytosterol; vỏ thân chứa polyphenol, flavonoid, alcaloid,
proanthocyanydin; quả chứa alcaloid, terpenoid, steroid, courmarin, tannin, protein,
phenolic, carbohydrat, glycosid, tinh bột, phytosterol, lipid, aminoacid, lignin, flavonoid
[13].
8


Đáng chú ý rằng, khi so sánh thành phần hóa học giữa mẫu thu được ở Thái Lan
(do Yoshimura và cộng sự thực hiện, năm 1983-1985) và mẫu thu được ở Ấn Độ nhận
thấy có sự khác nhau đáng kể về phần sapogenin. Ở mẫu Ấn Độ, thành phần gồm
drevogenin D và P, còn mẫu ở Thái Lan thành phần gồm drevogenin A, dervyssogenin
K2, marsectohexol và derbyssogenin G khác nhau ít hay nhiều ở thành phần carbohydrat.
Hơn nữa, chỉ mẫu ở Ấn Độ chứa flavonol [23].
Do vậy thành phần hóa học của cây còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái khác
nhau.


9


Bảng 1.3 Thành phần hóa học của loài Dregea volubilis
STT

1

Nhóm chất

Tên chất

Polyoxypregnan glycosid

drevogenin-D-3-O-β-D-glucopyranosyl
(1→4)-6-deoxy-3-O-methyl-β-Dallopyranosyl
(1→4)-β-Dcymaropyranosyl
(1→4)-β-Dcymarosepyranosid (1)
drevogenin D-3-O-β-D-glucopyranosyl
(1→4)-6-deoxy-3-O-methyl-β-Dallopyranosy
(1→4)-β-Dcymaropyranosyl
(1→4)-β-Ddigitoxopyranosid (2 )
drevogenin P-3-O- β-D-glucopyranosyl
(1→4)-6-deoxy-3-O-methyl-β-Dallopyranosy
(1→4)-β-Dcymaropyranosyl
(1→4)-β-Dcymaropyranosid (3)
drevogenin A 3-O-3-O-methyl-6-deoxyβ-D-allopyranosyl-(1→4)-β-Doleandropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (4)
drevogenin A 3-O-β-D-glucopyranosyl(1→4)-3-O-methyl-6-deoxy-β-Dallopyranosyl-(1→4)-β-Doleandropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (5)
drevogenin A 3-O-3-O-methyl-6-deoxyβ-D-allopyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (6)
drevogenin A 3-O-β-D-glucopyranosyl(1→4)-3-O-methyl-6-deoxy-β-Dallopyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (7)


10

TLTK

[23]

[28]


2

3

4

5

6

drevogenin C 3-O-β-D-glucopyranosyl(1→4)-3-O-methyl-6-deoxy-β-Dallopyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (8)
drebyssogenin K2 3-O-3-O-methyl-6deoxy-β-D-allopyranosyl-(1→4)-β-Doleandropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (9)
drebyssogenin K2 3-O-3-O-methyl-6deoxy-β-D-allopyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosyl-(1→4)-β-Dcymaropyranosid (10)
drevogenin A (11), dregealol (12),
volubilogenon (13), volubilol (14),
Polyhydoxy pregnan
isodrevogenin P (15) ,17α-marsdenin
(16), drevogenin D (17), drevogenin P
(18), ß-sitosterol (19), drebbysogenin
quercetin, kaempferol (20), myricetin,

Flavonol
rutin, hyperosid
Flavonoid
Anthocyanidin delphinidin, petunidin
Flavon
luteolin, apigenin, orientin
taraxeron (D-friedoolean-14-en, 3-on
Pentacyclic triterpenoid
(21), taraxerol (D-friedoolean-14-en 3ol) (22)
acid iso-chlorogenic (23), acid caffeic
(24), acid gentisic, acid β-resorcyclic,
Hợp chất phenolic
acid cis-p-coumarin, acid vanillic, acid
cinnamic
Nhóm chất khác
Hemagglutinin

11

[22]

[13],
[15]

[13]

[18]


R1 R2


R3

R4

R1

(4): Ra Ac

isoval

O

(5): Rb Ac

isoval

(6): Rc Ac

isoval

R2

R3

R4

(7): Rd Ac

isoval


O

O

(8): Rd Cin

Ac

O

O

(9): Ra

H

H

(10): Rc

H

H

Hình 1.2. Các hợp chất polyoxypregnan glycosid phân lập được từ Bù ốc leo [23], [28]

12



(12) R1 = H, R2= tigloyl
(14) R1 = OH, R2 = H
(17) R1 = R2 = H

(13) R1 = OH, R2 = H
(15) R1 = R2 = H
(16) R1 = H, R2 = OH

(11)

(19)

(18)

Hình 1.3. Các hợp chất polyhydoxy pregnan phân lập được từ Bù ốc leo [22]

(20)
Hình 1.4. Hợp chất flavonoid phân lập được từ cây Bù ốcleo [13], [15]

13


(21)

(22)

Hình 1.5. Các hợp chất pentacyclic triterpenoid phân lập được từ cây Bù ốc leo [13]

(23)


(24)

Hình 1.6. Một số hợp chất hợp chất phenolic có trong cây Bù ốc leo [13]

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất (lá, thân, cụm hoa, quả) được thu hái
tại bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tiêu bản thực vật
khô có cành mang lá, cuống lá, phiến lá, cụm hoa và đang được lưu giữ tại Bảo tàng
Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với mã số tiêu bản HNU
024062 (Phụ lục 2). Mẫu được thu hái vào ngày 25/4/2018. Sau khi thu hái, một phần
thân và lá được được bảo quản trong ethanol 60º để làm vi phẫu thực vật. Phần thân và
lá còn lại được làm nhỏ, sấy khô ở 50ºC, bảo quản trong túi nilon sạch làm nguyên liệu
nghiên cứu về mặt hóa học và làm mẫu vi học bột (thân, lá).
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
 Dụng cụ, thiết bị, máy móc:
- Tủ sấy Memmert, Binder-FD115.
- Máy cắt vi phẫu cầm tay, dao, bộ dụng cụ nhuộm tiêu bản.
- Các dụng cụ thí nghiệm thường quy: cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm, đũa
thủy tinh, pipet, bình gạn, phiến kính, lam kính…
- Kính hiển vi quang học LEICA DM 1000.
- Máy cô quay Rotavapor R-220, Rotavapor R-200 (Buchi).
- Đèn tử ngoại CAMAG.
- Cột sắc ký dùng chất hấp phụ là silicagel F254 cỡ hạt 0,04-0,063 mm (Merck).
- Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C.
- Máy ảnh kỹ thuật số SONY Cybershot.

- Máy đo phổ:
+ Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Brucker Avance 500 Hz (Viện Hóa học).
- Máy đo nhiệt độ nóng chảy Melting point M-560.
 Hóa chất, dung môi:
- Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: javel, cloralhydrat, acid acetic 5%,
xanh methylen, đỏ son phèn.
- Dùng trong nghiên cứu thành phần hóa học: TT Mayer, TT Dragendorff, TT
Bouchardat, TT diazo mới pha, FeCl3 5%, geletin 1%, chì acetat 5%, TT Lugol, dung
15


dịch natri nitroprussiat, TT ninhydrin 3%, ethanol 96%, n-hexan, diclomethan, ethyl
acetat, methanol, n-butanol, toluen, acid acetic, acid formic…
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu cây Bù ốc leo thu hái ở Lai Châu.
- Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu.
+ Vi phẫu: Lá, thân.
+ Bột: Lá, thân.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu hóa học
- Định tính sơ bộ các nhóm chất thường gặp trong thân và lá cây Bù ốc leo bằng
các phản ứng hóa học.
- Khảo sát các thành phần có trong dịch chiết phân đoạn dichlomethan của bộ
phận trên mặt đất cây Bù ốc leo bằng sắc ký lớp mỏng.
- Phân lập các thành phần có trong phân đoạn dichloromethan của bộ phận trên
mặt đất cây Bù ốc leo bằng phương pháp sắc ký cột.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cảm quan
Quan sát và mô tả đặc điểm thực vật, hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi bằng

mắt thường và chụp ảnh trong điều kiện có đủ ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là ánh sáng
mặt trời.
2.3.2. Phương pháp giám định tên khoa học
Thu thập các mẫu cây Bù ốc leo ở Lai Châu. Các mẫu sau khi thu thập được xử
lý và làm tiêu bản theo quy trình làm tiêu bản trong tài liệu [5]. Đối chiếu với các mô tả
trong các tài liệu chuyên sâu về thực vật như:
-

Thực vật chí Việt Nam tập 15 [2].

-

Danh lục cây thuốc Việt Nam [10].

-

Thực vật chí Trung Quốc [21].
Tiêu bản mẫu tại Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội. Kết hợp với các chuyên gia giám định tên khoa học của cây.

16


2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hiển vi
- Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (lá, thân) được cắt, nhuộm, lên tiêu bản theo
các bước như trong tài liệu [5] và chụp ảnh.
- Đặc điểm bột: Lá và thân của dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền
tán, rây lấy bột mịn qua rây 180, lên tiêu bản và quan sát, mô tả đặc điểm của bột và
chụp ảnh [9].

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hóa học
2.3.4.1. Định tính các nhóm chất thường gặp trong bộ phận trên mặt đất của Bù ốc
leo bằng các phản ứng hóa học.
Định tính sơ bộ các nhóm chất: tiến hành định tính các nhóm chất bằng các phản
ứng hóa học đặc trưng cho từng nhóm chất theo các tài liệu [3], [4].
Quy ước: Ống nghiệm nhỏ: dung tích 5 ml; ống nghiệm lớn dung tích 20 ml.
a. Định tính các thành phần trong dịch chiết ether dầu hỏa.
Cân khoảng 5 g bột dược liệu cho vào bình chiết soxhlet. Chiết bằng ether dầu
hỏa đến khi dung môi trong bình chiết không màu. Dịch chiết đem cất thu hồi bớt dung
môi. Dịch chiết đậm đặc thu được dùng để làm các phản ứng định tính chất béo,
phytosterol và carotenoid.
 Định tính chất béo
Nhỏ vài giọt dịch chiết ether dầu hỏa trên giấy lọc, hơ khô thấy để lại vết mờ trên
giấy.
 Định tính carotenoid
Cô 5 ml dịch chiết ether dầu hỏa tới cắn. Thêm 1-2 giọt acid sulfuric đặc, thấy xuất
hiện màu xanh ve.
 Định tính phytosterol
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ether dầu hỏa. Bốc hơi dung môi đến khô.
Cho vào ống nghiệm 1 ml anhydrid đặc, lắc kỹ, thêm 1 ml H2SO4 đặc theo thành ống
nghiệm. Kết quả cho thấy giữa hai lớp chất lỏng xuất hiện một vòng màu tím đỏ, lắc
nhẹ, lớp chất lỏng trên có màu xanh.
b. Định tính các thành phần trong dịch chiết ethanol
Bã dược liệu sau khi chiết bằng ether dầu hỏa để bay hơi dung môi đến khô.

17


×