Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

vài trò của giáo dục học đối với sự phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.17 KB, 7 trang )

VÀI TRÒ CỦA GIÁO DỤC
Đối với sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, trong đó thế hệ trước truyền thụ cho thế
hệ sau những kinh nghiệm lịch sử xã hội, thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm
đó, biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Giáo dục là hoạt động phối hợp
thống nhất của nhà GD và đối tượng GD nhằm hình thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất
định. Giáo dục giúp con người xác định được bản thân cần phải trở thành con
người như thế nào và dẫn dắt con người phát triển theo hướng đó. Giáo dục giúp
con người phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu ngay từ khi còn là một đứa trẻ,
biết đâu là điều hay lẽ phải; từ đó hình thành nên phẩm chất đạo đức của con
người. Bên cạnh đó, giáo dục cung cấp cho con người những tri thức cần thiết
để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát triển xã hội.
Bàn về vai trò của giáo dục, trong lịch sử đã có nhiều người đề cập tới.
Khổng Tử (551-479 trCN) đã nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học,
bất tri đạo” Theo ông đất nước muốn phát triển phải có 3 tiêu chí (điều kiện).
Thứ (dân đông), phú (giàu có), giáo (giáo dục). Những nhà kinh điển Mác Lênin đều khẳng định: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ nhu cầu.
Giáo dục trở thành một nhu cầu, một nhân tố không thể thiếu và là động lực
đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Giáo dục là một chức năng vĩnh
hằng của xã hội. Hồ Chủ tịch trong bài Nửa đêm có viết: Hiền dữ phải đâu là
tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển
nhân cách. Giáo dục định hướng quá trình hình thành và phát triển nhân cách
thống nhất theo mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội yêu cầu. Giáo dục gia
đình đóng vai trò nền tảng cho giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, được thực
hiện ngay khi đứa trẻ chào đời, thậm chí ngay từ khi trong bụng mẹ, giáo dục gia
đình tác động mạnh mẽ đến đứa trẻ nhất là những năm đầu đời. Nếu giáo dục gia
đình tốt thì tạo ra nền tảng tốt, ngược lại, nếu giáo dục gia đình không tốt hoặc có
những sai lầm sẽ tạo ra khó khăn cho giáo dục nhà trường. Đối với giáo dục nhà
1



trường có vai trò định hướng cho giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, đồng
thời là cơ quan chuyên trách giáo dục, được tổ chức khoa học vì vậy nó mang
lại hiệu quả cao, nhất là trong việc phát triển năng lực của trẻ mà giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội khó thay thế được. Còn giáo dục xã hội hỗ trợ và thúc đẩy
những tác động của gia đình và nhà trường. Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực
lượng giáo dục to lớn, nếu phối hợp chặt chẽ, thống nhất về mục đích, phương
pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách
người học, đồng thời tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt người học thực hiện quá trình đó
tiến đến kết quả mong muốn. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục, được
tổ chức khoa học, phù hợp với các quy luật phát triển của con người, vì vậy nó
loại trừ bớt những yếu tố bất lợi và phát huy được yếu tố tích cực. Đứa trẻ tham
gia quá trình này từ khi còn nhỏ cho đến khi trở thành một công dân và kể cả
thời gian sau đó, vì vậy tránh được quá trình mò mẫm, mất nhiều thời gian, công
sức mà vẫn có thể chiếm lĩnh giá trị của nhân loại, biến nó thành giá trị của bản
thân một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất. Như tổ chức giáo dục Trong nhà
trường việc vạch ra định hướng đó chính là việc xác định mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục; việc dẫn dắt hình thành nhân cách đó chính là quá trình
tổ chức các hoạt động sư phạm; Mức độ hình thành, phát triển nhân cách đó
chính là kết quả giáo dục.
Giáo dục mang lại những tiến bộ cho con người mà các nhân tố khác
không thực hiện được. Như Khả năng đọc, viết của trẻ em chỉ được hình thành
thông qua các hoạt động tự giác của giáo dục. Nhờ tác động của giáo dục mà
con người có thể làm được những loại toán phức tạp, trở thành kỹ sư, bác sỹ,
nghệ sỹ…
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với người khuyết tật và thiểu năng
vì nhiều nguyên nhân. Nhờ có sự can thiệp sớm, có phương pháp giáo dục phù
hợp, cùng sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật mà có thể giúp họ
phần nào phục hồi chức năng đã mất, phát triển các chức năng bù trừ khác, giúp

họ phát triển nhân cách, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

2


Giáo dục giúp “bù đắp”, “khắc phục” những thiếu hụt hoặc những chức
năng đã mất ở người bị khuyết tật. Như Thông qua các biện pháp giáo dục đặc
biệt thì trẻ em câm, mù, điếc có thể giao tiếp với người khác.
Giáo dục giúp cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch chuẩn
không phù hợp với yêu cầu xã hội của trẻ em hư và người phạm tội. Đó chính
là: Các trường giáo dưỡng, trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Giáo dục có thể trang bị cho trẻ những phẩm chất và năng lực không chỉ để
thích ứng với hoàn cảnh hiện tại mà còn có thể thích ứng với hoàn cảnh sẽ gặp
trong tương lai. Đây là tính đi trước, đón đầu của giáo dục. Giáo dục là con
đường hữu hiệu để phát huy những tiềm năng, tố chất bẩm sinh thành năng lực
hiện thực. Giáo dục còn có khả năng chi phối, tác động tới các yếu tố khác (như
môi trường) theo hướng tích cực để từ đó tác động đến việc hình thành nhân
cách cho trẻ. Nói cách khác, giáo dục chỉ đạo và cải tạo môi trường giáo dục
theo hướng tích cực, tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi. Trong nhà trường,
quá trình dạy học nếu được tổ chức khoa học, chặt chẽ, đúng kế hoạch góp phần
phát triển các phẩm chất tư duy cho người học. Ở cấp độ vĩ mô, giáo dục giúp
dự báo và xây dựng mô hình nhân cách tạo cơ sở cho việc định hướng sự phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và các hoạt dộng giáo dục
trong nhà trường. Ngày nay, giáo dục thông qua sự tác động đến nhân cách của
mỗi cá nhân tham gia giải quyết các vấn đề xã hội: dân số, giới tính, môi
trường...
Tuy nhiêm trong giáo dục chống quan điểm tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ vai
trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, không được tuyệt
đối hoá vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, cũng
như quan điểm xem nhẹ vai trò của giáo dục. Đánh giá đúng vai trò của giáo

dục và phát huy vai trò của nhân tố này vào quá trình hình thành và phát triển
nhân cách. Phải tạo được sự tác động đồng bộ từ các nhân tố: mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện... trong quá trình giáo dục. Phối hợp chặt chẽ
giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường (đơn vị) và giáo dục xã hội vào quá
trình giáo dục quân nhân. Hướng giáo dục vào triệt tiêu các ảnh hưởng tiêu cực,
phát huy những ảnh hưởng tích cực của bẩm sinh, di truyền và môi trường đến
sự phát triển nhân cách quân nhân. Qúa trình giáo dục phải hướng vào hình
3


thành ở người học nhu cầu, kỹ năng tự giáo dục-yếu tố quyết định sự hình thành
và phát triển nhân cách.
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay được sinh ra trong nền hoà bình, đất nước
được hoàn toàn độc lập. Sức mạnh của sự hội nhập toàn cầu hoá, sự hội nhập
toàn diện của đất nước cùng với sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công
nghệ như đã tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh
cao tri thức của nhân loại. thế hệ trẻ ngày nay đã ý thức được vai trò làm chủ
của mình đối với tương lai của dân tộc, họ đã, đang và sẽ cống hiến sức mình
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày càng nhiều nhà khoa học, nhà
kinh doanh, những ông chủ thế hệ 7X, 8X,.. nhiều tấm gương của tuổi trẻ được
Đảng và Nhà nước ta trao tặng danh hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”; đã có rất nhiều
chàng trai cô gái đã đem về vinh quang cho Tổ quốc qua các kỳ thi trên trường
quốc tế và khu vực; và biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ trẻ trong Lực lượng vũ
trang đã quên mình cống hiến thầm lặng vì bình yên cho cuộc sống, cho Tổ
quốc…
Song, xu hướng toàn cầu hoá cũng đặt ra đối với thế hệ trẻ nhiều thử
thách mới, vì thế hệ trẻ là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, năng động, sáng tạo,
nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải. Sự chưa từng trải dễ dẫn họ đến
sự sa ngã, nhất là sa ngã về phẩm chất đạo đức, lý tưởng niềm tin – cái cốt quan
trọng của thế hẹ trẻ xã hội chủ nghĩa. Mặt trái của kinh tế thị trường cùng với sự

chống phá của kẻ thù trên nhiều lĩnh vực nhất là trên mặt trận chính trị – tư
tưởng với thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” mà trọng tâm kẻ thù chống phá là thế
hệ trẻ. Điều đó càng dễ đẩy thế hệ trẻ tới sự tha hóa về đạo đức lối sống, mất
phương hướng về chính trị, làm cho thế hệ trẻ trở nên thờ ơ với thời cuộc và đi
ngược lại với lợi ích của dân tộc!
Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ luôn là nguyện vọng
thiết tha của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người mãi mãi đi xa, đó cũng là là
niềm mong mỏi của toàn Đảng và nhân dân ta đối với thế hệ trẻ. Xác định vai
trò to lớn của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, đảng ta khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không
4


phần lớn tùy thuộc và thế hệ trẻ, vào việc bồi dưỡng rèn luyện các thế hệ trẻ;
Công tác thế hệ trẻ là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành công của cách mạng.
Vậy nên, một yêu cầu đặt ra đối với các tổ chức Đảng, chính quyền và cả
xã hội trong công tác giáo dục hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Thường xuyên chăm lo xây dựng, rèn luyện và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một nhiệm vụ luôn phải được coi trọng hàng đầu. Quan tâm xây dựng
đội ngũ thế hệ trẻ và công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên chính là quan tâm
đến vận mệnh của dân tộc, vì rằng “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”
Trước những điều kiện thuận lợi và những thách thức lớn của thời đại,
trước vận hội mới của dân tộc, là người chủ tương lai của nước nhà, cần tạo mọi
điều kiện để thế hệ trẻ: Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa
học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc và nhân
dân. Việc học tập để nâng cao trình độ là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với
thanh niên, vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “nếu không chịu khó học tập thì

không tiến bộ được, không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc
ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không chịu học sẽ lạc
hậu, mà lạc hậu là sẽ bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Việc giáo dục, rèn
luyện và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ vấn đề cơ bản và nổi bậc nhất là quan điểm
giáo dục toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cả về chính trị, đạo đức; giáo dục văn
hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự; giáo dục lao động – nghề nghiệp; giáo dục
sức khoẻ và thể chất; giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, pháp luật … Trong giáo dục
toàn diện, luôn coi trọng cả “đức” và “tài”.
Ngày nay, trên thế giới, con người ngày càng ý thức được vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển xã hội; ý thức được sản phẩm của giáo dục là con
người, nhân tố người là nhân tố chủ yếu sản sinh ra các nguồn lực khác. Cho
nên giáo dục trong xã hội phát triển càng trở thành điều kiện, động lực thúc đẩy
mạnh mẽ xã hội phát triển. Từ nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển của xã hội, người ta càng quan tâm hơn đến giáo dục,
đổi mới giáo dục, tạo mọi điều kiện để giáo dục phát triển đáp ứng kịp thời với
5


sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, ý thức được vai trò của giáo dục đối với
sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII đã xác định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào
tương lai. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII lại một lần nữa
khẳng định: Cần phải thực sự xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Từ chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đầu tư phát triển nền
giáo dục nước nhà, xem đó là “quốc sách” hàng đầu để đào tạo nguồn nhân lực,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước nói riêng và của toàn xã hội nói
chung. Tiếp tục nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục – đào tạo trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thức XI xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng

đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đây là thể hiện việc
xác định đúng đắn vai trò và vị trí của giáo dục là xác định đúng con đường hội
nhập với thế giới, xác định đúng sự phát triển của đất nước của Đảng ta.
Nhà trường quân sự là một bộ phận trong hệ thống nhà trường của cả
nước; người thầy giáo trong nhà trường quân sự củng là thành viên trong đội
ngũ các thầy giáo, cô giáo của nước nhà vì vậy cần phải quán triệt sâu sắc về vị
trí, vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho
học viên. Tích cực xây dựng nhà trường quân sự: chính quy, mẫu mực; những
người thầy có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục nói
chung và góp phần quan trọng xây dựng “quân đội chính quy, tinh nhuệ từng
bước hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
XHCN. Thực tiễn cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho đội ngũ nhà giáo
về trình độ theo mục tiêu đến năm 2020; 100% giảng viên đại học đạt trình độ
thạc sĩ trở lên; 100% giảng viên đại học, cao đẳng đạt trình độ sử dụng thành
thạo một ngoại ngữ, 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến
sĩ. Do vậy đối với bản thân không ngừng tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ đáp ứng với việc trồng người sau này.

6


7



×