Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

luận văn kết toán nguyên vật liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 175 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, khai thác chế biến than là ngành sản xuất mũi nhọn, quan
trọng của nền kinh tế tạo ra nguồn năng lượng lớn cho đất nước góp phần thực hiện
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để khai thác, quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước và hiệu quả
hoạt động trong ngành than nói chung thì thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác có liên quan để
thực hiện việc hoạch định, kiểm soát và quyết định kinh tế cần thiết, đúng đắn.
Kinh tế thị trường luôn gắn liền với cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi
các doanh nghiệp phải biết cách chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình. Để đạt
được mục tiêu ấy, mỗi doanh nghiệp có những hướng đi khác nhau, những giải pháp
khác nhau và sử dụng những công cụ khác nhau. Thực tế cho thấy, để tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa
mẫu mã sản phẩm, phương thức phục vụ khách hàng, thì điều đặc biệt quan trọng là
phải tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm tạo
lợi thế cạnh tranh về giá bán. Để đạt mục đích này, các nhà quản trị doanh nghiệp đặc
biệt coi trọng việc sử dụng công cụ kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, do vậy cần phải quản lý chặt chẽ, có
hiệu quả chi phí nguyên vật liệu thì mới góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
doanh.
Kế toán nguyên vật liệu với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thu nhận, xử lý và
cung cấp thông tin một cách có hệ thống, đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình hiện
có và sự biến động của nguyên vật liệu sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị
doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm, hiệu quả
nhất, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì lý do nêu trên,


các doanh nghiệp hiện nay không ngừng nâng cao, hoàn thiện việc tổ chức công tác kế
toán nguyên vật liệu ở đơn vị mình.
Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành kế toán sắp rời ghế nhà trường, ngoài
phần lý thuyết trên giảng đường cũng cần phải có những trải nghiệm thực tế. Vì vậy,
trong quá trình thực tập tại Phòng Kế toán thống kê tài chính thuộc Công ty Kho Vận
Hòn Gai-Vinacomin, được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng, tác giả
đã có được những kiến thức thực tế bổ ích, những công việc thực tế thường ngày của
người làm kế toán.
Với nhận thức đó, và sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công
ty Kho vận Hòn Gai, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán Nguyên
vật liệu tại Công ty Kho Vận Hòn Gai - Vinacomin” làm luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Quá trình thực tập tại Công ty Kho Vận Hòn Gai-Vinacomin cùng với những
kiến thức lý thuyết đã học, tác giả xin trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp với các nội
dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công
ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng vật tư tại Công ty
Kho Vận Hòn Gai-Vinacomin.

Chương 3: Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Kho Vận Hòn Gai Vinacomin
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn ThS.
Nguyễn Thị Minh Thu - Giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Đại học Mỏ - Địa chất đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian viết Luận văn. Cảm ơn các đồng chí
phòng kế toán cùng ban lãnh đạo công ty Kho Vận Hòn Gai đã tạo điều kiện cho tác
giả hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó do có những hạn chế về kiến thức thực tế nên trong quá trình viết
Luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiết sót, tác giả mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của các thầy các cô trong Khoa Kinh tế & QTKD để Luận văn tốt
nghiệp của tác giả được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hạ Long, ngày 20 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên

Trần Khánh Hòa

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG

TY KHO VẬN HÒN GAI – VINACOMIN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin
1.1.1. Giới thiệu về công ty
Công ty Kho vận Hòn Gai được thành lập theo Quyết định số: 1014/QĐ-HĐQT
ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam.
Tên gọi:
- Tên gọi tiếng Việt: Công ty Kho Vận Hòn Gai-Vinacomin.
-

Tên giao dịch Quốc tế: Vinacomin-Hongai Logistics Company.
Trụ sở:
- Trụ sở Công ty đặt tại: cột 5 P.Hồng Hà, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Điện thoại: 0333 833 860;
Fax: 0333 832 193

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

3

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Email:
- Tài khoản: 102010000632768 - Ngân hàng Công thương Quảng Ninh.

- MST: 5700100256 - 044.
* Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 2008. Theo Quyết định số 1014/QĐ-HĐQT ngày
05 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Công ty là một trong những chi nhánh của Tập đoàn CN Than
– Khoáng sản Việt Nam do đó trực tiếp hoạt động theo điều hành từ phía Tập đoàn.
Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin có tên giao dịch quốc tế là Vinacomin-Hongai
Logistics Company là doanh nghiệp Nhà nước 100% và được xếp vào doanh nghiệp
loại 1
Tiền thân của công ty là xí nghiệp dịch vụ và kinh doanh than – thuộc Công ty
than Hòn Gai ra đời từ tháng 09 năm 1998. Cho đến năm 2008, do đòi hỏi của thị
trường cũng như kế hoạch phát triển của tập đoàn mà xí nghiệp ấy chính thức giải thể
và hình thành lên Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin hiện nay. So với khi còn là
xí nghiệp, tầm hoạt động của công ty hiện nay đã rộng và chuyên nghiệp hơn trước rất
nhiều, ngoài lĩnh vực chính là kinh doanh than công ty còn tham gia vào các lĩnh vực
đầu tư và hạng mục xây dựng lớn nữa
Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại Cột 5, phường Hồng Hà, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có 4 phân xưởng trực thuộc nằm rải rác trong
thành phố là phân xưởng kho cảng Làng Khánh, phân xưởng kho cảng Nam Cầu
Trắng, phân xưởng kho cảng hà Ráng và phân xưởng kho cảng Việt Hưng
Sau 9 năm chính thức hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Tập đoàn công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin cũng đã
đạt được một số thành tích nhất định. Công ty đang tham gia vào một lĩnh vực kinh
doanh mà nhu cầu tiêu thụ trong nước tạm thời ổn định đặc biệt là các hộ trọng điểm
đã có tác động thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và đảm bảo doanh thu về tiêu thụ. Ngoài ra,
quan hệ sản xuất kinh doanh với các đối tác, bạn hàng tiếp tục được duy trì và phát
triển thuận lợi đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng
trưởng ổn định của tập đoàn trong những năm qua, cộng thêm sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đơn vị khai thác trong vùng Hạ Long là điều kiện tốt cho sự phát triển bền
vững của công ty.

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

4

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hơn nữa, lãnh đạo công ty đã rất năng động và luôn chỉ đạo sát sao công việc,
trao đổi từng ngày về tình hình hoạt động của công ty và có những giải pháp kịp thời
cụ thể. Và cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất đó chính là tinh thần làm việc của đội ngũ
cán bộ công nhân viên chức của công ty, với sự nhiệt tình hăng say trong công việc,
trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác tiêu thụ than họ đã làm nên những
kết quả đáng ghi nhận.
1.1.2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của công ty
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 6 năm 2008, là đơn vị
hạch toán phụ thuộc thuộc Tập đoàn VINACOMIN, hoạt động theo phân cấp của Tập
đoàn VINACOMIN.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ, Ban giám đốc sự
phối hợp của tổ chức Công đoàn, sự quan tâm giúp đỡ của Chủ tịch Hội đồng quản trị,
lãnh đạo tập đoàn. Công ty Kho Vận Hòn Gai- Vinacomin đã vượt qua những khó
khăn thử thách.
Công ty được thành lập trên cơ sở hợp nhất các bộ phận kho cảng và phân xưởng
vận tải của các xí nghiệp con trong các công ty của tập đoàn. Ngay từ những ngày đầu
thành lập, công ty chỉ có 146 cán bộ công nhân viên. Năm 2014, do thay đổi cơ cấu tập
đoàn chuyển giao các phân xưởng vận tải của các công ty trong tập đoàn cho Công ty

Kho Vận Hòn Gai quản lý và sử dụng. Đến nay tổng số CBCNV trong công ty đã tăng
lên đến 3.938 người.
Thành lập từ ngày 01/6/2008 đến nay đã trải qua 9 năm hình thành và phát triển,
tuy thời gian không dài nhưng cũng là chặng đường đầy thách thức và thành công, 9
năm qua Công ty đã từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và đi vào hoạt
động ổn định, đáp ứng được yêu cầu của Tập đoàn.
Thực hiện nhiệm vụ chính là nhập than trong các Công ty mỏ và tiêu thụ theo kế
hoạch mà Tập đoàn giao trong những năm qua gặp không ít khó khăn do khủng hoảng
nền kinh tế Thế giới, trong nước, biến động giá cả thị trường, cạnh tranh khắc nghiệt,
nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn,… nhưng do làm tốt công tác phối hợp điều hành
nên sản lượng thực hiện trong những năm qua đều đạt chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao,
đảm bảo kế hoạch tác nghiệp lo đủ nguồn than cho nhu cầu tiêu thụ các hộ trọng điểm.
Công tác quản lý, trật tự, nề nếp trong Công ty được xác lập, các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật năm sau đạt cao hơn năm trước.
Với việc triển khai nhiều giải pháp hữu ích, công tác điều hành sản xuất than
những năm qua đã đạt kết quả khả quan, sản lượng các chỉ tiêu đều đảm bảo mức tăng
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

5

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trưởng tương đối. Các công tác khác như đầu tư xây dựng được thực hiện tốt theo kế
hoạch và có hiệu quả, công tác cơ điện vận tải, môi trường được quan tâm và sử dụng

có hiệu quả các trang thiết bị máy móc, môi trường làm việc an toàn.
Ngoài những chỉ tiêu về sản xuất đã đạt được Công ty rất chú trọng đến đời sống
tinh thần cho cán bộ công nhân viên được thể hiện qua các kết quả mà Ban lãnh đạo
Công ty cùng với Công đoàn đã làm được trong 5 năm qua đó là sự quan tâm đến sức
khỏe người lao động, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, phát hiện và cho đi điều
dưỡng mỗi năm từ 30 đến 45 các trường hợp sức khỏe yếu, tạo điều kiện hàng năm có
từ 80 đến 100 CBCNV đi tham quan nghỉ mát trong nước và nước ngoài từ nguồn quỹ
Phúc lợi xã hội. Quan tâm đến những hoàn cảnh gia đình khó khăn, xóa nhà dột nát
cho 11 nhà, sửa chữa 11 nhà bị mưa đá năm 2016 và 2 nhà bị hỏa hoạn từ quỹ mái ấm
Công đoàn và đóng góp của CBCNV Công ty.
Công tác thi đua được trú trọng, hàng năm Công ty lựa chọn biểu dương hàng
trăm cá nhân và hàng chục tập thể tiêu biểu xuất sắc; trong đó năm 2015;2016 có 06 cá
nhân đạt danh hiệu CSTD Bộ Công thương và 07 cá nhân đạt danh hiệu Bằng khen Bộ
Công thương; 09 tập thể đạt danh hiệu bằng khen Bộ Công thương; từ năm 2009 đến
năm 2016 toàn công ty có 107 CBCNV đạt danh hiệu CSTĐ cấp Tập đoàn; hàng trăm
cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
Trải qua chăng đường 9 năm hình thành và phát triển Công ty Kho Vận Hòn
Gai – Vinacomin tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần ” Kỷ luật, đồng tâm”
của toàn thể CBCNV và sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn, sự giúp đỡ các công ty bạn,
Công ty Kho vận Hòn Gai đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, hoàn thành tốt
nhiệm vụ Tập đoàn giao, giành được sự mến mộ, tin cậy của đơn vị bạn và các bạn
hàng, đảm bảo an toàn kho than, tiết kiệm chi phí, đời sống, thu nhập người lao động
ổn định, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện, an
ninh trong Công ty được giữ vững. Những kết quả trên là tiền đề chắc chắn cho Công
ty phát triển ngày càng vững mạnh và là một trong những công ty góp phần lớn vào sự
trường tồn, vững chắc của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty có chức năng là kinh doanh than mỏ phục vụ cho các nhu cầu về than
của các hộ lớn và hộ tiêu dùng trong cả nước theo sự phân công của tập đoàn than và

khoáng sản Việt Nam.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh do tập đoàn than và
khoáng sản Việt Nam giao cho.
+ Khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả cao nhất.
+ Tuân thủ các chính sách về quản lý kinh tế của nhà nước hiện hành.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

6

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Nghiên cứu thực hiện tổ chức sàng tuyển than để nâng cao chất lượng hàng
hóa, mở rộng thị trường để đẩy mạnh công tác tiêu thụ than nhằm tăng doanh thu, tăng
lợi nhuận và tăng các khoản nộp ngân sách.
+ Thực hiện công tác phân phối theo lao động để khuyến khích cán bộ công nhân
viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là kinh doanh than mỏ phục vụ cho các nhu cầu
về than của các hộ lớn và hộ tiêu dùng trong cả nước theo sự phân công của tập đoàn
than và khoáng sản Việt Nam.
a) Đầu tư, quản lý và khai khác hệ thống cảng và bến thủy nội địa của Tập đoàn CN
Than – Khoáng sản Việt Nam Trên địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, bao
gồm cả khu vực song Diễn Vọng và các khu vực khác theo yêu cầu của Tập đoàn.

b) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận than từ các công ty sản xuất, san tuyển than
trên địa bàn và tổ chức giao than cho khách hàng tại cảng, bến thủy nội địa hoặc
chuyền tải các địa điểm giao nhận khác
c) Quản lý hệ thống kho than
d) Xếp dỡ, chuyền tải, vận chuyển than
e) Các nhiệm vụ khác được Tập đoàn giao
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số: 22160000142 đăng ký
lần đầu, cấp ngày 20/5/2008 do phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Ninh cấp:
1. Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa.
2. Chế biến, kinh doanh than.
3. Xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa.
4. Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.
5. Xây dựng các công trình công nhiệp, giao thông và dân dụng.
Tất cả mọi ngành nghề mà công ty tham gia vào đều là để phục vụ cho mục
tiêu kinh doanh than được tốt nhất. Từ việc nhập than từ các công ty chế biến và khai
thác, đến khâu xuất bán và vận chuyển đến tận nơi giao hàng cho khách đều được công
ty đảm nhận, như vậy đòi hỏi việc đầu tư và quản lý bến bãi của công ty phải được
quan tâm đúng mực. Chính việc đầu tư xây dựng ấy cũng mang lại lợi nhuận lâu dài
cho công ty do đó đây cũng là một hướng phát triển mà Tập đoàn muốn công ty theo
dõi
Kinh doanh than nói riêng và kinh doanh khoáng sản nói chung là một lĩnh
vực tiềm ẩn rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Chỉ những biến động nhỏ trên thị
trường trong nước cũng như quốc tế, các điều chỉnh chính sách từ phía nhà nước…
cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và do đó cần có sự điều chỉnh sao cho phù
hợp. Biến động xảy ra có thể là cơ hội hay thách thức thì còn tùy thuộc vào cách mà
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

7


Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

công ty nhìn nhận và xử lý nó ra sao.Ban lãnh đạo công ty luôn luôn ý thức được điều
này nên rất quan tâm đến việc theo dõi sát sao các biến động trên thị trường, những
chính sách của Nhà nước cùng với các ý kiến chỉ đạo từ phía Tập đoàn mà điều hành
mọi hoạt động của Công ty ứng phó với thị trường một cách hợp lý nhất.
1.3. Quy trình công nghệ kinh doanh của công ty
Công ty kho vận Hòn Gai được tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam giao
nhiệm vụ mua than của các đơn vị sản xuất. Quy trình sản xuất của công ty mô tả như
hình sau:

Nhập kho
Mua than

Xuất bán

Nhập kho

Pha trộn

Xuất bán

Xuất bán thẳng cho khách hàng


Hình 1-1: Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty.
Như vậy, công ty kinh doanh than qua 3 hình thức:
Thứ nhất: Ký hợp đồng mua than của các đơn vị sản xuất về các cảng tiến hành
nhập kho. Khi có lệnh xuất hàng của công ty, các cảng căn cứ vào chỉ tiêu ghi trong
lệnh tiến hành xuất kho cho khách hàng.
Thứ hai: Sau khi mua than về nhập kho, căn cứ vào nhu cầu của kế hoạch, các
cảng tiến hành pha trộn sau đó xuất bán cho khách hàng.
Thứ ba: Căn cứ vào nhu cầu của khách, các cảng có thể trực tiếp giao hàng mà
không cần nhập kho than.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết với người mua, Công ty thông báo cho các
bên cung cấp chuẩn bị nhận hàng theo hợp đồng và điều kiện giao hàng. Kiểm tra hợp
đồng về phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ với các tàu cần chuyển tải. Đôn đốc
sự chuẩn bị của bên cung cấp đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ giao hàng.
Thông tin báo tàu đến cảng, điều động bố trí, sắp xếp ngày, giờ các phương tiện
thuỷ vào cầu theo trình tự tác nghiệp.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

8

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra an toàn luồng,
- Kiểm tra cầu cảng, vị trí sắp xếp các thiết bị bốc rót.
- Kiểm tra các giấy tờ, điều kiện pháp lý, phối hợp với các cơ quan hữu quan

nhận cảng cho phương tiện.
Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra trên, tàu được hoa tiêu đưa vào khu
vực quay trở, sau đó tàu được tàu lai dắt của Công ty đưa vào cập cảng chuẩn bị
quá trình giao nhận hàng.
- Quy trình công nghệ kinh doanh của công ty
(1) Tiếp nhận điều kiện giao hàng và
lịch tàu đến Cảng nhận hàng
(2) Thông báo cho các bên cung
cấp chuẩn bị chân hàng theo các
điều kiện giao hàng
(3) Tiếp nhận tàu vào Cảng

(4’) Các bên
cung cấp
hàng

(4) Giao hàng giám sát phát
hiện lỗi trong chất lượng và số
lượng hàng hóa

(5) Làm thủ tục cho lô hàng

(4”) Các DV
hàng hải
- Cởi bắt
dây
- Lai dắt
- ……

Đưa phương tiện rời Cảng

hoặc rời vùng chuyển tải

(6)

Hình 1-2: Sơ đồ quy trình thủ tục giao hàng của công ty
- Hàng được chuyển từ kho than của công ty xuống tàu qua hệ thống rót
HITACHI và cầu Pooctich
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

9

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá theo quy trình do tổng cục tiêu chuẩn
đo lường chất lượng ban hành.
- Khắc phục các sự cố có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giao hàng,
- Phối hợp, đôn đốc các bên liên quan đến quá trình giao hàng để không vi phạm
hợp đồng.
- Kiểm tra, thông báo cho bên cung cấp xử lý hoặc loại bỏ số lượng hàng hoá
không đạt yêu cầu.
- Kiểm tra các thủ tục đại lý hàng hải theo luật quy định, thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
- Phối hợp với các bên cung cấp định giá xác nhận số lượng, chất lượng, lô hàng
đảm bảo điều kiện giao hàng theo hợp đồng.

Đưa phương tiện rời Cảng:
- Kiểm tra sắp xếp các thiết bị trên cầu cảng, các phương tiện thuỷ trong vùng
quay trở tàu.
- Phối hợp với đại lý, chủ tàu và đại diện các cơ quan hữu quan làm thủ tục cho
tàu rời cảng an toàn.
- Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ chủ yếu:
Công ty Kho Vận Hòn Gai-Vinacomin là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về
than, và các dịch vụ vận chuyển than được doanh nghiệp mua của các đơn vị khai thác
trong tập đoàn, sau đó bán cho các khách hàng ký hợp đồng, được giao chỉ tiêu kế
hoạch thông qua tập đoàn.
Các mặt hàng chủ yếu của công ty:

Mã VTHH
NB1008
NB1009
NB1010

Tên vật tư hàng hóa

ĐVT

Than cám 1
Than cám 2
Than cám 3a

Tấn
Tấn
Tấn

Sinh viên: Trần Khánh Hòa

Msv: 1324010108

1

Nhóm
VTHH
Than
Than
Than

Nhóm
VTHH1
Than cám
Than cám
Than cám
Kế toán A – K58

Ghi
chú


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NB1011
NB1012
NB1014
NB1014
NB1015
NB1016
NB1017

NB1018
NB1019
NB1020
NB1021
NB1022
NB1023
NB1024
NB1005
NB1026
NB1027
NB1028
NB1029
NB1030
NB1031
NB1032
NB1033
NB1036
NB1037
NB1039
NB1040
NB1041
NB1041
BTP4004
BX4001
BX4003

Than cám 3b
Than cám 3c
Thán cám 4a
Than cám 4b

Than cám 5a
Than cám 5b
Than cám 6a
Than cám 6b
Than cục xô 1a
Than cục xô 1b
Than cục xô 1c
Than cục don 6a
Than cục don 6b
Than cục don 6c
Than cục 5a
Than cục 7a
Than cục 7b
Than cuc 7c
Than cục 8b
Than cám 7a
Than cám 7b
Than cám 7c
Than bùn HG
Than bùn 1a
Than bùn 1b
Than bùn 2b
Than bùn khác
Than bùn 3a
Than bùn 3b
Than qua sàng BTP
Bã xít
Đất đá lẫn than

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

Tấn
Tấn
Tấn

Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than
Than

Than
Than
Than
Than
Khác
Khác

Than cám
Than cám
Than cám
Than cám
Than cám
Than cám
Than cám
Than cám
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cục
Than cám
Than cám
Than cám
Than bùn

Than bùn
Than bùn
Than bùn
Than bùn
Than bùn
Than bùn
Than khác
Than khác
Than khác

Bảng 1-1: Các mặt hàng chủ yếu của công ty

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Nhìn chung dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty Kho Vân Hòn GaiVINACOMIN được trang bị máy móc tương đối hiện đại và đồng bộ. Hầu hết các
khâu vận tải, sàng tuyển bốc rót tiêu thụ đều được cơ giới hoá ở mức cao, lao động thủ
công chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tập trung chủ yếu trong khâu tiêu thụ và phục vụ. Tình
trạng trang thiết bị kỹ thuật của Công ty được thể hiện qua bảng 1-2.
Qua bảng 1-2 có thể thấy máy sàng tuyển 1, máy rửa tuyển 1, cầu trục bến, cầu

trục đống và một số thiết bị sàng tuyển, đánh đống là những máy móc đã được đưa vào
sử dụng từ lâu, tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty cũng đã đầu tư sửa chữa
nâng cấp để tăng năng lực các thiết bị này do đó khả năng của những máy móc này
vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất. Các máy móc thiết bị còn lại được đưa vào sử dụng từ
năm 2003 và tháng 10 năm 2007, giá trị tài sản còn lại khá cao, khả năng sản xuất còn
rất lớn. Với trang bị kỹ thuật như hiện nay, Công ty sẵn sàng có thể đáp ứng được khi
nhu cầu thị trường tăng cao.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tên thiết bị
Cân phân tích Kern model
ABJ 220-4M
Lò Nung Nabertherm LE7
Máy nghiền tinh Đông Hà
Máy nghiền tinh Đông Hà

Đường dây hạ thế cảng
Quyết Thắng - PX Nam
Cầu Trắng
Đường điện cảng Cái Món
thuộc PX cảng Hà Ráng
Đường dây hạ thế cảng
Cái Món thuộc PX cảng
Hà Ráng
Máy xúc RC3 + RC4
Máy xúc RC5 + RC6
Máy rót SL1 + SL2
Phần mềm quản lý văn
bản điện tử - Portal office
Máy đổ ST2+ST4+ST5
Toa xe HC4 22 m3
Đầu máy kéo mỏ

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

Số
lượng
3

Năm đưa
vào sử dụng
1924

2
2

3
1

1924
1980
1990
1986

Pháp
Balan
Úc
Việt Nam

250 T/h
800 T/h
800 T/h
450 T/h

1

1980

Nhật

800 T/h

2

1980


Nhật

800 T/h

2
2
2
1

1980
2007
1980
2007

Nhật
Đức
Nhật
Đức

800 T/h
800 T/h
800 T/h
800 T/h

4
227
6

2007
1985, 1991, 1992

2003

Đức
Trung Quốc
Trung Quốc

800 T/h

1

Nước sản
xuất
Pháp

Công suất
thiết kế
250 T/h

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25

Đầu máy kéo mỏ
Đầu máy TY karo
Cầu trục bến 1
Cầu trục bến 3
Cầu trục đống bến 1
Cầu trục đống bến 3
Đầu máy CK1E
Đầu máy TY mỏ
Toa xe 30 m3
Toa xe 30 m3
Toa xe 30 m3

20
16
2
4
1
5
6
20
201
90
22


1987
1987
1924
2004
1924
2004
2003, 2004, 2006
1987
1980, 1981, 1983
2002, 2006
1976, 1984, 2003

26
27

Toa xe MC 23 m3
Toa xe tự lật 23 m3

8
39

1976
1991, 1993, 2006

Liên Xô
Liên Xô
Pháp
Việt Nam
Pháp

VN. Pháp
Trung Quốc
Liên Xô
Rumani
Rumani
VN, TQ, Ấn
Độ
Trung Quốc
Việt Nam

418 CV
400 CV
150 T/h
150 T/h
150 T/h
150 T/h
1.200 CV
418 CV

Bảng 1-2: Bảng thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của công ty Kho Vận Hòn Gai
– Vinacomin năm 2016.

1.5. Sơ đồ bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tuyến
chức năng và có mối quan hệ thống nhất.
Mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn
của mình. Các phòng ban chức năng có sự lãnh đạo chung của Giám đốc công ty
và các Phó giám đốc. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, Giám đốc công ty vừa chỉ
đạo chung, vừa phát huy được trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công
ty, các chỉ thị không bị chồng chéo nhau. Vì thế có thể quản lý dài bằng các tuyến

theo quyền lực quản lý. Một số phòng chủ đạo như phòng Điều khiển, phòng KCS
ở các công trường, cụm cảng đều có hệ thống cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế,
thống kê cập nhật số liệu ban đầu để nắm bắt theo dõi có hệ thống. Phòng Kế toán
thống kê tài chính có nhân viên kế toán viết hóa đơn bán hàng ngay tại các cụm
cảng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, công ty gồm có 10
phòng nghiệp vụ và 7 phân xưởng trực thuộc:

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

PGĐ. SẢN XUẤT

Phòng
Tổ
chức
lao
động


Phòng
Văn
phòng

Phòng
Kế
toán
thống
kê tài
chính

PGĐ. ĐẦU


PGĐ. KỸ THUẬT

Phòng
Điều
khiển
sản
xuất

P.TBK

Phòng
KCS
(quản
lý chất
lượng)


(Thanh
tra, pháp
chế , bảo
vệ quân
sự, kiểm
toán nội
bộ)

Phòng
An
toàn

Phòng
Kế
hoạch
vật tư

Phòng

điện
vận tải

Phòng
Đầu
tưMôi
trường

Phân xưởng trực thuộc 07


PX. PX. Làng Khánh
PX. Than điện
PX. Vận tải PX.
1 Vận tảiPX.
2 Vận tải 3
PX. Hà Ráng
Đời
sống

Hình 1-3: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban đơn vị:
+ Ban giám đốc Công ty:
* Giám đốc Công ty:
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật, do Tổng giám đốc Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm; chịu trách nhiệm
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trước Tập đoàn, trước Nhà nước và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên và các

nguồn lực khác được Tập đoàn giao cho Công ty để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và các
cân đối lớn của Nhà nước và Tập đoàn giao.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, các
dự án đầu tư, phương án liên doanh, phương án huy động vốn, rút vốn, điều lệ tổ chức
và hoạt động, đề án tổ chức quản lý và nhân sự, đơn giá tiền lương của Công ty để
trình Tập đoàn phê duyệt (theo phân cấp) và tổ chức thực hiện.
- Quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công
ty và tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đúng.
* Phó giám đốc đầu tư:
- Là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực đầu tư, chọn các hạng mục để
công ty đầu tư, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được
giám đốc phân công hay ủy quyền. Trực tiếp phụ trách phòng Đầu tư.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kỹ
thuật, xây dựng các định mức kỹ thuật, lựa chọn phương án đầu tư công nghệ.
Trực tiếp phụ trách phòng an toàn, cơ điện - vận tải - môi trường.
* Phó giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho giám đốc chịu trách nhiệm chỉ
đạo trực tiếp việc sản xuất của công ty, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm theo đúng tiến độ đó đề ra. Trực tiếp phụ trách phòng điều hành sản xuất tiêu thụ, phòng KCS và các công trường phân xưởng trong toàn công ty.
* Kế toán trưởng Công ty:
- Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty, giúp Giám đốc
giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Kế toán
trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của luật kế toán.
+ Phòng Văn phòng (VP):
Có chức năng nhiệm vụ chính là tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác
hành chính tổng hợp, công tác quản trị tại văn phòng, công tác lễ tân...
+ Phòng Tổ chức Lao động (TCLĐ):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ chức sản xuất và quản lý nhân
sự, công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo, công tác thi đua khen thưởng, công

tác y tế, công tác xã hội của công ty. Là thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của
Công ty.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Phòng Kế toán, thống kê-Tài chính (KTTK-TC):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác kế toán, thống kê, tài chính theo
quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn của nhà nước của tập đoàn
Vinacomin, công tác quản lý vốn và tài sản, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế,
làm báo cáo tài chính, phát hiện đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm hoàn thiện hệ
thống quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, hệ thống kiểm toán nội bộ.
+ Phòng Kế hoạch Vật tư (KHVT):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác kế hoạch, quản trị chi phí, hợp đồng
kinh tế, quản lý và sử dụng vật tư.
+ Phòng An toàn (AT):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác an toàn – Bảo hộ lao động.
+ Phòng Cơ điện vận tải (CĐVT):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác cơ điện vận tải bao gồm: kỹ thuật
cơ điện, vận tải (ô tô, băng tải), vận tải đường thủy. Vận hành sửa chữa (thường xuyên,
sửa chữa lớn) thiết bị điện, thiết bị vận tải, thiết bị đường thủy. Vận hành sửa chữa,
xây dựng các hệ thống điện và trạm điện trên địa bàn hoạt động của công ty, quản lý

thiết bị điện lạnh của Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý ứng dụng
tin học.
+ Phòng Đầu tư Môi trường (ĐT-MT):
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng của
Công ty; công tác đấu thầu, công tác trắc địa và công tác quản lý đất đai trong công ty
Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý tổng hợp công tác bảo vệ môi trường, trực
tiếp thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn sản xuất của Công ty.
+ Phòng Điều khiển sản xuất (ĐKSX):
* Điều độ sản xuất:
Là trung tâm chỉ huy sản xuất của công ty, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện
kế hoạch sản xuất, là ủy viên thường trực nghiệm thu khối lượng mỏ, thường trực công
tác PCTT-TKCN.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tổ chức thường trực ba ca công tác điều độ sản xuất và tiêu thụ than; tiếp nhận
và xử lý ban đầu các thông tin về an toàn, an ninh trật tự trong quá trình sản xuất, tiếp
nhận thông tin trong quá trình sản xuất, tiếp nhận thông tin ban đầu về mưa bão, thiên
tai trong toàn công ty. Cập nhận xử lý các thông tin phát sinh trong quá trình sản xuất,
vận chuyển tiêu thụ than; lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vận
chuyển, nhập – xuất than hàng ngày, tháng, quý, năm.

Tại các khu vực sản xuất (các cụm cảng) bộ phận Điều khiển sản xuất khu vực
(thuộc phòng ĐKSX) là đầu mối chỉ huy sản xuất, chủ động điều phối các hoạt động
sản xuất trong khu vực,chủ động trao đổi, bàn bạc với các đơn vị liên quan trên địa bàn
đề ra các quyết định trong tổ chức sản xuất nhằm thực hiện tốt kế hoạch, đảm bảo an
toàn, tiết kiệm đồng thời chủ trì trong việc nghiệm thu sản lượng của các ca sản xuất.
Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống cân điện tử (cân băng tải, cân ô tô) và
các tài sản khác được giao quản lý.;
Mở sổ, thẻ kho theo quy định, thực hiện công tác thống kê báo cáo theo quy định
của Công ty và tập đoàn.
* Điều độ vận tải:
Giao kế hoạch vận chuyển than mỏ, chuyển tải than tiêu thụ cụ thể theo ca/ngày
để các phân xưởng vận tải bố trí xe vận chuyển. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên
quan để giúp các đơn vị vận tải thuận lợi trong việc bố trí xe, nâng cao năng suất vận
tải, đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Thống kê, báo cáo công tác vận chuyển than mỏ,
chuyển tải than tiêu thụ theo quy định.
Qua hệ thống Camera giám sát, hệ thống giám sát hành trình GPS, kịp thời phát
hiện những vướng mắc, phát sinh trong sản xuất, có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo
cấp trên giải quyết kịp thời.
+ Phòng KCS:
Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác giám định số lượng, chất
lượng than, công tác quản lý kỹ thuật pha trộn, chế biến than; là thành viên Hội đồng
nghiệm thu khối lượng mỏ.
+ Phòng Thanh tra pháp chế, bảo vệ, kiểm toán nội bộ (TBK):
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố
cáo; công tác pháp chế; công tác bảo vệ an ninh trật tự, phối hợp quản lý, bảo vệ ranh
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1


Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

giới đất đai của công ty, công tác phòng cháy chữa cháy, công tác quân sự; công tác
kiểm toán nội bộ trong công ty.
+ Phân xưởng Đời sống:
Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định về công tác quản lý các bếp ăn tập thể
trong công ty để tổ chức bữa ăn công nghiệp cho người lao động đảm bảo đủ định
lượng hợp vệ sinh.
Phối hợp với các cơ quan quản lý ngành, địa phương về công tác ATVSTP để
thực hiện chức năng quản lý .
+ Các phân xưởng: Làng Khánh, Than Điện
Tham mưu cho lãnh đạo công ty công tác tổ chức sản xuất ở đơn vị nhằm hoàn
thành tốt kế hoạch được giao, đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Quản lý vận hành máy móc
thiết bị, nhà xưởng và các tài sản công ty giao nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất
đúng quy định
+ Các Phân xưởng Vận tải: PX.Vận tải số1, PX.Vận tải số 2, PX. Vận tải số 3,
PX Hà Ráng.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty công tác tổ chức sản xuất ở đơn vị nhằm hoàn
thành tốt kế hoạch được giao, đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Tổ chức vận chuyển than
sạch từ kho các công ty sản xuất về kho của công ty theo kế hoạch.

1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động
1.6.1. Tình hình tổ chức sản xuất
Công ty bố trí: 3ca/1ngày, một tuần đổi ca một lần. Ngày công chế độ của Công
ty quy định: Tổng số ngày trong năm: 365 ngày; Số ngày nghỉ tuần trong năm: 52

ngày; Số ngày nghỉ lễ: 10 ngày; Số ngày nghỉ bình quân:15 ngày; Số ngày làm theo
chế độ: 288 ngày.
Hiện nay, Công ty đang bố trí thời gian làm việc như sau:
- Thời gian làm việc: 8 giờ.
- Thời gian chuẩn kết: 30 phút.
- Thời gian nghỉ giữa ca ăn trưa: 30 phút.
- Thời gian làm ra sản phẩm: 7 giờ .
Thời gian làm việc của các ca:
- Ca 1: Từ 6h đến 15h
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Ca 2: Từ 15h đến 22h
- Ca 3: Từ 22h đến 6h
Với thời gian bố trí trong 1 ca làm việc như trên tạo điều kiện cho máy móc có
thời gian để sửa chữa, bảo dưỡng. Mặt khác, việc sửa chữa thường xuyên sẽ làm cho
máy hoạt động liên tục trong 3 ca, hạn chế thấp nhất giờ ngừng máy trong ca, sử dụng
tối đa năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị. Từ đó làm giảm rất nhiều chi phí: Chi
phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, động lực, tiền lương...
Công ty đó tổ chức ca làm theo hình thức đảo ca nghịch theo sơ đồ sau:
Thứ 7

Thứ 2
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Ca 1
Ca 2
Ca 3
A
A
B
B
C
C
Trên đây là thời gian làm việc với bộ phận sản xuất còn đối với phòng ban chỉ
làm việc ca 1, về thời gian cũng như bộ phận sản xuất, làm việc từ thứ hai đến thứ bảy.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện sản xuất kinh doanh, các đơn vị được phép bố trí thời
gian làm việc cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo thời gian làm việc theo quy định.
- Với các vị trí đặc biệt như bảo vệ, bán hàng, thủ kho, tạp vụ, lái xe... do yêu cầu công
việc, cán bộ nhân viên làm việc theo ca và chịu sự bố trí của đơn vị.
- Đối với một số cán bộ quản lý, do yêu cầu, công ty có thể cho áp dụng thời gian làm
việc riêng, linh hoạt để đảm bảo năng suất, chất lượng nhưng phải đăng ký giờ làm
việc với giám đốc, quản lý trực tiếp để tiện theo dõi.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được

nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của doanh nghiệp
Tổng số CBCNV: 3.938 người trong đó: Cán bộ quản lý: 345 người, công nhân kỹ
thuật: 3.035, công nhân lao động phổ thông: 558 người.
Với cơ cấu tổ chức và trình độ khoa học kĩ thuật như trên đã đảm bảo cho Công ty
nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Số lượng công nhân có trình độ đại học, cao đẳng còn
ít nên hàng năm công ty khuyến khích, động viên một số những công nhân còn trẻ đi
học đại học tại chức tại Trường Đại học Mỏ Địa Chất (mở tại Quảng Ninh) và các
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

1

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trường khác để mọi người vừa đi học, vừa đi làm để có thêm trình độ trong công việc.
Để hoàn thành kế hoạch sản xuất, số lượng lao động của doanh nghiệp trong những
điều kiện khác nhau là luôn thay đổi vì vậy bài toán đặt ra là doanh nghiệp phải lựa
chọn được số lượng lao động như thế nào là tối ưu để đảm bảo hiệu quả kinh tế là lớn
nhất. Sự biến động về số lượng lao động trong Công ty Kho Vận Hòn Gai - Vinacomin
được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu
Tổng số CBCNV
CNLĐ kỹ thuật

CNLĐ phổ thông
Cán bộ quản lý

Năm
2015
3.966
3.043
567
356

Năm 2016
KH
3.880
3.000
545
335

TH
3.938
3.035
558
345

So sánh
So sánh
TH2016/TH2015 TH2016/KH2016
+/%
+/%
-28
-0,70

58
1,48
-8
-0,26
35
1,17
-9
-1,16
13
2,38
-11
3,08
10
2,98

Bảng 1-4: Bảng thống kê số lượng lao động

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua xem xét tình hình chung của Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin có
thể đưa ra nhận xét về khó khăn và thuận lợi như sau:
* Thuận lợi:
- Tài sản thiết bị của công ty tốt cả về chất lượng lẫn số lượng.
- Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đội ngũ
công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, năng động, sáng
tạo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Bộ máy tổ chức quản lý của công ty gọn gàng, phù hợp với cơ chế quản lý mới
hiện nay.
* Khó khăn:
- Tình hình tiêu thụ than hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất
khẩu than trong khi đó xuất khẩu than vốn đem lại lợi nhuận lớn hơn bởi tỷ trọng xuất

khẩu than là chủ yếu từ những năm 2015 trở về trước. Ngoài ra, do khủng hoảng kinh
tế Thế giới và trong nước, biến động giá cả thị trường, nguồn tài nguyên thì có hạn,…
và nhiều nguyên nhân khác nên việc thực hiện nhiệm vụ được Tập đoàn giao của Công
ty là một quá trình không đơn giản.
- Đối diện với những khó khăn như vậy đòi hỏi Công ty phải tổ chức được một
đội ngũ lãnh đạo giỏi, có khả năng đưa Công ty ngày một đi lên. Công ty phải luôn
nghiên cứu tận dụng tối đa thuận lợi để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mình. Các kết
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Kho Vận Hòn
Gai – Vinacomin trong năm 2016 sẽ được phân tích chi tiết trong Chương 2.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY
KHO VẬN HÒN GAI – VINACOMIN.
Việc nâng cao hiệu quả SXKD chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các quá
trình hoạt động trong doanh nghiệp, mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp và đó là
điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động
SXKD ít nhất cũng phải đủ bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra, còn doanh nghiệp muốn

phát triển thì kết quả SXKD chẳng những phải đủ bù đắp các chi phí mà còn phải dư
thừa để tích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp càng lớn trong thời gian càng ngắn và sự tác động của những kết quả đó
tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả SXKD càng cao
và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao
hiệu quả SXKD.
Do đó doanh nghiệp cần phân tích các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật để tìm mọi biện
pháp đưa doanh nghiệp phát triển.
2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Kho Vận Hòn Gai Vinacomin năm 2016
Kể từ khi thành lập đến nay trong từng giai đoạn lịch sử Công ty Kho Vận Hòn
Gai - Vinacomin luôn quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ sàng tuyển và tiêu thụ than.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đặc biệt trong thời kì đổi mới được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực
hết mình của đội ngũ công nhân viên cộng với sự quan tâm và giúp đỡ của cấp trên
nay là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoảng sản Việt Nam cũng như chính quyền địa
phương nên Công ty đã dần đi vào ổn định và sản xuất kinh doanh liên tục tăng
trưởng. Sản lượng sản xuất cũng như sản lượng tiêu thụ năm sau đều cao hơn năm
trước. Chất lượng sản phẩm ổn định đã chiếm được niềm tin với khách hàng trong và
ngoài nước.

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là một đòi hỏi bức
thiết nhằm thấy được những tiềm năng kinh tế của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin
năm 2016 chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Để đi sâu
phân tích toàn diện mọi hoạt động của công ty trước tiên cần phải đánh giá khái quát
một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu thông qua bảng 2-1

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY KHO VẬN HÒN GAI – VINACOMIN NĂM 2016
Bảng 2 - 1
TÊN CHỈ TIÊU

Năm 2016

So sánh với năm 2015
(+/-)
(%)
459.217
5,42


ĐVT

TH 2015

Sản lượng than tiêu thụ

Tấn

8.466.610

KH
9.420.965

TH
8.925.828

Xuất khẩu

Tấn

0

910.815

911.311

911.311

Nội địa


Tấn

8.466.610

8.510.150

8.014.517

-452.094

2

Giá bán

Đ/tấn

1.491.183

1.335.372

1.259.533

-231.650

3

Doanh thu thuần

Đ


12.625.265.063.784

12.580.500.790.500

12.208.661.970.624

4

Giá vốn hàng bán

Đ

11.364.000.829.731

11.310.454.500.123

Đ

2.393.483.490.914

Đ
Đ
Người

1

5

6

7

Tổng số vốn kinh doanh bình
quân
Tài sản dài hạn bình quân
Tài sản ngắn hạn bình quân
Tổng số công nhân viên
Năng suất lao động bình quân
tính cho 1 CNV
Giá trị
Hiện vật

-371.838.819.876

11.242.373.123.993

-121.627.367.262

-1,07

-68.081.377.870

-

2.575.223.532.933

181.740.042.019

7,59


-

480.416.711.883
1.913.066.779.031
3.966

3.880

494.943.563.038
2.080.279.969.895
3.938

14.526.851.155
167.213.190.864
-28

3,02
8,74
-0,70

-58

-

-

-

-


-

-

-

Đ/ng/năm
Tấn/ng/nă
m

2.535.193.788

2.476.476.534

2.516.212.278

-18.981.510

-0,75

39.735.744

1700

1855

1840

139


8,21

-15

Đ/tấn

1.491.183

1.335.372

1.259.533

-231.650

9

Tổng quỹ lương

Đ

18.991.627.679

17.460.104.701

18.397.346.392

-7.594.281.287

10 Tiền lương bình quân


Đ

4.788.610

4.500.027

4.671.749

-116.861

11

Đ

813.992.647.220

780.450.138.976

589.656.244.354

-224.336.402.866

-

157.931.248.870

-34.867.280.574

Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108


-495.633

-416.603.093.160

Giá bán

12 Nộp ngân sách nhà nước

496

15,53
-3,3

8

Lợi nhuận chưa nộp thuế TNDN

5,34

So sánh với KH
(+/-)
-495.137

Đ

192.798.529.444

Kế toán
A – K58

2

15,53
39,99
-2,44
27,56
18,08

-75.839

-75.839
-62.758.309
171.722
-190.793.894.622
-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Qua bảng 2-1 ta có thể nhận xét thấy hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Kho
Vận Hòn Gai – Vinacomin năm 2016 đều giảm so với TH năm 2015 và KH năm
2016
• Đối với sản lượng than tiêu thụ xuất khẩu năm 2016 đạt 911.311 tấn tăng so
với năm 2015 là 911.311 tấn và tăng so với kế hoạch đề ra là 496 tấn tương
đương 0,05% vì do năm 2015 không có sản lượng xuất khẩu.
• Sản lượng than tiêu thụ nội địa năm 2016 đạt ở mức 8.014.517 tấn, giảm
452.094 tấn tương đương giảm 5,34% so với năm 2015 và giảm 495.633 tấn
tương đương với 5,82% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do thị trường

ngành than diễn biến theo xu hướng bất lợi, vài hợp đồng cũng không đạt
được sản lượng như đã ký kết.
• Giá bán năm 2016 là 1.259.533 đ/tấn, giảm 231.650 đ/tấn tương đương
15,53% so với năm 2015 và giảm 75.839 đ/tấn tương đương 5,68% so với kế
hoạch đề ra. Lý do khiến công ty hạ giá bán là vì hiện nay cạnh tranh trong
thị trường tiêu thụ than tương đối khốc liệt, do đó cần hạ giá bán để thu hút
khách hàng.
• Xét chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2016, cho thấy doanh thu thuần năm 2016
là 12.208.661.970.624 đồng giảm 416.603.093.160 đồng hay 3,3% so với
thực hiện năm 2015 và giảm 371.838.819.876 đồng tương đương với 2,96%
so với kế hoạch đề ra. Có sự ảnh hưởng này chủ yếu là do Tập đoàn
Vinacomin đã điều chỉnh giá than tiêu thụ.
• Giá vốn hàng bán năm 2016 là 11.242.373.123.993 đồng, giảm
121.627.705.738 tương đương 1,07% và giảm 158.517.440.507 đồng tương
đương 1,39% so với kế hoạch đề ra. Giá vốn hàng bán giảm do công ty giảm
bớt chi phí về nhân công.
• Số lượng công nhân viên trong năm 2016 là 1.938 người, giảm 28 người
tương đương 0,70% so với năm 2015 và giảm 58 người tương đương 1,48%
so với kế hoạch đặt ra. Công ty đã cắt giảm đi 1 số lượng công nhân viên để
giảm chi phí và phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Năng suất lao động bình quân tính theo hiện vật năm 2016 là 1840 tấn, tăng
so với năm 2015 là 139 tấn tương đương với 8,21% và giảm 15 tấn tương
đương với 0,8% so với kế hoạch đề ra. Năng suất lao động bình quân tính
theo giá trị năm 2016 là 2.516.212.278 đồng, giảm so với năm 2015 là
19.981.510 tương đương với 0,75% và tăng nhẹ là 39,735.744 tương đương
với 1,6 % so với kế hoạch đề ra.
• Tiền lương bình quân của công ty năm 2016 là 4.671.749 đồng giảm 116.861
đồng/người/tháng tương đương 2,44% so với năm 2015 và tăng 171.722
đồng/người/tháng tương đương 3,82% so với kế hoạch đề ra.
• Tổng quỹ tiền lương năm 2016 11.397.346.392 đồng giảm 75.942.812.287

đồng hay giảm 39.99% so với năm 2015 và giảm 62.758.309 đồng tương
đương với 0,55% so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân là do lương chia theo
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đơn giá sản phẩm giảm. Trước tình hình này Công ty đã chỉ đạo các đơn vị
phát huy tinh thần làm việc ổn định, đảm bảo đủ việc cho người lao động.
• Lợi nhuận chưa nộp thuế năm 2016 là 589.656.244.354 đồng, giảm
224.336.402.866 đồng tương đương 27,56% so với năm 2015 và giảm
190.793.894.622 đồng tương đương 24,45% so với kế hoạch đề ra. Nguyên
nhân khiến cho lợi nhuận giảm đó là do doanh thu giảm và giá bán giảm
mạnh.
• Khoản phải nộp ngân sách nhà nước năm 2016 là 157.931.248.870 đồng,
giảm 34.867.280.574 đồng tương đương 18,08% so với năm 2015. Nguyên
nhân dẫn đến khoản phải nộp ngân sách nhà nước giảm là bởi vì doanh thu
giảm, dẫn đến lợi nhuận giảm.
Tóm lại, qua phân tích bảng các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Kho Vận Hòn Gai
- Vinacomin trong năm 2016 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty tương đối ổn
định trong hoàn cảnh suy thoái của nền kinh tế. Hầu hết các chỉ tiêu đều giảm so với
năm 2015 và không vượt kế hoạch đặt ra mặc dù Công ty đã thực hiện các biện
pháp nhằm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, giữ mức lương ổn định cho cán

bộ công nhân viên.…
Để có thể tìm hiểu và đánh giá toàn hiện hơn nữa, chúng ta sẽ đi phân tích và
đánh giá tình hình và hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Kho
Vận Hòn Gai – Vinacomin.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Kho Vận Hòn Gai – Vinacomin
năm 2016
Hoạt động tài chính được gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty nhưng cũng có tính độc lập nhất định. Giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh
hưởng qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài
chính tốt và ngược lại hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để
thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp
nhằm đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và
triển vọng phát triển của doanh nghiệp, giúp cho người ra quyết định đánh giá đúng
thực trạng, tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó ra quyết định đúng
đắn trong việc lực chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của việc phân tích là đánh giá tình hình biến động của tài sản và
nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và kết cấu, liên hệ với
các chỉ tiêu kết quả kinh doanh để có kết luận tổng quát, đồng thời phát hiện các
vấn đề cần nghiên cứu sâu.
Sinh viên: Trần Khánh Hòa
Msv: 1324010108

2

Kế toán A – K58



×