Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của chế phẩm “thấp khớp ND” kết hợp với cấy chỉ catgut trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.33 KB, 51 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
THK là một bệnh khớp rất thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới. Có
khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh THK nói chung,
trong đó THK gối chiếm tới 15% dân số [1].
Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK, với 4 triệu người phải
nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng.
THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh
tim mạch [2].
Ở Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn
thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái
hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thoái hóa khớp của bệnh viện Bạch Mai từ
1991 - 2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp
[3]. Khớp gối bị thoái hóa không những làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống mà còn gây tổn hại kinh tế của người bệnh. Tại các nước Châu Âu chi
phí trực tiếp cho điều trị THK khoảng 4.000 USD/bệnh nhân/năm [ 4]. Ở Việt
Nam mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 2 - 4 triệu VNĐ, chưa kể đến chi
phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [5].
Thoái hóa khớp là một bệnh lý mạn tính bao gồm tổn thương sụn khớp
là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh
khớp và màng hoạt dịch. Đây là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm
mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, giảm
đau và cải thiện chức năng vận động của khớp chứ chưa thực sự tác dụng vào
nguyên nhân chính của bệnh. Hơn nữa việc dùng thuốc kéo dài đặc biệt các
thuốc chống viêm, giảm đau dẫn đến nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày
hành tá tràng xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan thận... Trong
đó có biến chứng nặng có thể gây tử vong.

`




2

Việc kết hợp giữa các phương pháp không dùng thuốc và thuốc y học cổ
truyền để điều trị thoái hóa khớp đang là một trào lưu đang được áp dụng rất
nhiều trong thực tế, nó vừa đem lại hiệu quả tương đối tốt cho người bệnh vừa
tránh được các tác dụng không mong muốn của các thuốc tân dược gây ra,
ngoài có tác dụng điều trị triệu chứng thì còn có tác dụng vào nguyên nhân
chính của bệnh.
Theo y học cổ truyền thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối
nói riêng thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm
phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây nên bệnh. Việc điều trị nguyên
nhân thường được áp dụng các bài cổ phương để điều trị. Bài thuốc “Độc hoạt
tang ký sinh thang” là một bài thuốc cổ phương được dùng rộng rãi trên lâm
sàng các bệnh lý đau nhức xương khớp có thoái hóa. Chế phẩm “Thấp khớp
ND” có xuất sứ từ bài thuốc cổ phương này và có gia giảm thêm một số vị
nhằm tăng tính hiệu quả của bài thuốc do vậy cần thiết có nghiên cứu để đánh
giá và khẳng định tác dụng của chế phẩm một cách khoa học. Qua đó cung
cấp minh chứng khoa học và thông tin hữu ích cho các thầy thuốc lâm sàng
tham khảo trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời
với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của chế phẩm “thấp khớp ND” kết hợp với
cấy chỉ catgut trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối ” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động khớp gối của chế
phẩm “thấp khớp ND” kết hợp với cấy chỉ catgut trên bệnh nhân
thoái hóa khớp gối.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của biện pháp can thiệp.

`



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp phức tạp gồm các thành phần: Đầu dưới xương
đùi, đầu trên xương chày, xương bánh chè, sụn khớp, hệ thống dây chằng và
bao khớp [6]. Ngoài ra còn có hệ thống mạch máu, thần kinh chi phối, nuôi
dưỡng, vận động. Khớp gối có bao hoạt dịch rất rộng, khớp lại ở nông nên dễ
bị va chạm và tổn thương.
Khớp gối gồm hai khớp:
- Khớp đùi - chày (khớp lồi cầu).
- Khớp đùi bánh - chè (khớp phẳng).

Hình 1.1: Giải phẫu khớp gối [6]
1.2. Chức năng khớp gối
Khi đi bình thường khớp gối chịu sức nặng gấp 3- 4 lần trọng lượng cơ
thể, khi gập gối mạnh khớp gối chịu lực gấp 9 - 10 lần trọng lượng cơ thể.
Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể ở tư thế thế thẳng
và quy định sự chuyển động của cẳng chân. Lực đè nén của sức nặng cơ thể
và sức mạnh của sự chuyển động đòi hỏi khớp gối có sức chịu đựng đặc biệt.
Động tác của khớp gối rất linh hoạt, trong đó động tác chủ yếu là gấp và duỗi,
khớp gối gấp 1350 - 1400, duỗi 00 [1].

`


4


1.3. Bệnh thoái hóa khớp theo Y học hiện đại (YHHĐ)
1.3.1. Định nghĩa
Trước kia, thoái hóa khớp được coi là bệnh lý của riêng sụn khớp, song
ngày nay, thoái hóa khớp là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương
sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh
khớp,và màng hoạt dịch [7], [8].

Hình 1.2: Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa [9]

“Bệnh có tính chất mạn tính gây đau đớn và biến dạng khớp nhưng
không do viêm đặc hiệu, thường tổn thương ở những khớp ngoại biên đặc biệt
những khớp phải chịu sức nặng của cơ thể như khớp gối, háng” [1].
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp vẫn còn những vấn đề
đang bàn cãi. Tổn thương cơ bản trong THK xảy ra ở sụn khớp. Hiện nay, có
nhiều nghiên cứu cho rằng có hai cơ chế chính làm khởi phát quá trình phát
triển THK. Ở hầu hết các bệnh nhân, cơ chế đầu tiên là do tác động về cơ
giới, có thể là một chấn thương lớn hoặc là vi chấn thương lặp đi lặp lại dẫn
đến các tế bào sụn giải phóng ra các enzyme phá hủy và các đáp ứng sửa chữa
tương ứng rất phức tạp, cuối cùng dẫn đến phá hủy sụn. Cơ chế thứ hai là các
tế bào sụn cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các enzyme tiêu protein, hủy
hoại dần các chất cơ bản là nguyên nhân dẫn đến THK.

`


5

1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR 1991 (American College of
Rheumatology) [10].
1. Đau khớp gối.
2. Gai xương ở rìa khớp trên Xquang.
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
4. Tuổi ≥ 40.
5. Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút.
6. Lạo xạo ở khớp khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2 hoặc 1, 3, 5, 6 hoặc 1, 4, 5, 6.
Tiêu chuẩn này có độ nhạy > 94%. Độ đặc hiệu > 88% và là tiêu chuẩn
phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam [11].
1.3.4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Mục đích của điều trị THK gối là kiểm soát đau, phục hồi chức năng, thay
đổi quá trình bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị THK gối [1], [7] [11].
1.3.4.1. Điều trị không dùng thuốc
- Tư vấn giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về THK gối.
- Điều trị vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm…
- Cung cấp các thiết bị trợ giúp như nẹp chỉnh hình, đai cố định khớp…
1.3.4.2. Điều trị thuốc
Thuốc giảm đau thông thường: Các thuốc như Paracetamol, nhóm thuốc
này được EULAR và ACR khuyến cáo là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong
điều trị THK.
Thuốc chống viêm không steroid.
Các thuốc điều trị tại chỗ: Tiêm steroid nội khớp, tiêm huyết tương giàu
tiểu cầu tự thân nội khớp …
Các thuốc làm chậm tiến triển bệnh hoặc thay đổi quá trình bệnh: Một số
chế phẩm như: Glucosamin sulfat, Diacerein, Piascledin…

`



6

1.3.4.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định điều trị ngoại khoa khi bệnh nhân điều trị nội khoa thất bại.
1.4. Bệnh thoái hóa khớp gối theo quan niệm của y học
cổ truyền (YHCT)
Theo YHCT THK gối được quy vào nhóm bệnh danh chứng tý và do
can, thận hư kết hợp với phong, hàn, thấp gây ra [14], [11].
Nguyên nhân gây bệnh: Do vệ khí không đầy đủ, các tà khí như phong,
hàn, thấp xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận hành của
khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Do người già can
thận bị hư tổn hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng
được nên cân, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính.
Thể bệnh: Phong hàn thấp tý.
Triệu chứng: Triệu chứng thường thiên về hàn tý: Đau ở một khớp hoặc
2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau,
tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng. Kèm theo triệu chứng của can thận hư
như: Đau lưng, ù tai, ngủ kém, nước tiểu trong, tiểu nhiều lần, mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị đều nhằm lưu thông khí
huyết ở gân xương đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết, bổ can thận để chống
bệnh tái phát và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp,
teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của khớp.
Pháp chữa: Khu phong trừ thấp tán hàn, bổ can thận khí huyết.
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang (Thiên kim phương) [11].
Châm cứu: Châm các huyệt tại chỗ, bổ can thận: Tam âm giao, Thái
khê, Túc tam lý, Huyết hải, Lương khâu...
1.5. Một số nghiên cứu về điều trị thoái hóa khớp gối ở trên thế giới và
Việt Nam
THK gối là một bệnh phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, hiện nay

người ta vẫn chưa tìm ra được một thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh, vì vậy đã

`


7

và đang có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề điều trị
THK gối.
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về THK gối từ nguyên nhân, cơ chế
bệnh sinh đến đặc điểm lâm sàng và điều trị THK gối. Dưới đây là các nghiên
cứu về các phương pháp điều trị THK gối của một số tác giả:
Năm 1997, Gabriel H.B và các cộng sự tại Bệnh viện Barcelona, Madrid
đã nghiên cứu tác dụng của Glucosamin sulfat trong điều trị THK gối, Kết
quả sau 6 tháng điều trị, nhóm bệnh nhân dùng Glucosamin có hiệu suất giảm
đau cao hơn nhóm chứng (p<0,05) [4].
Mc Carthy và cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu 214 bệnh nhân
THK gối trong 1 năm đã có nhận xét về hiệu quả của phương pháp tập luyện
tại khớp giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Theo tác giả tuy đây là
nghiên cứu đầu tiên nhưng kết quả cho thấy nên giới thiệu phương pháp này
cho các bệnh nhân THK gối và các nhà lâm sàng [15].
1.5.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam còn ít các nghiên cứu về THK gối. Chủ yếu tập trung vào
hai nhóm nghiên cứu: Nhóm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhóm
nghiên cứu về điều trị THK gối.
Đặng Hồng Hoa (2001) đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của 42 bệnh nhân THK gối, nhận thấy đặc điểm THK gối ở nước ta là
85,7% là nữ, 78,6% tuổi từ 50 trở lên, 64,3% lao động chân tay [16].
Nguyễn Thị Ái (2006) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và

áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh THK gối đã đưa ra kết luận: Trong chẩn
đoán THK gối áp dụng theo tiêu chuẩn ACR 1991 là phù hợp với điều kiện
Việt Nam [11].

`


8

Nguyễn Mai Hồng (2001) đã nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn
đoán và điều trị THK gối. Tác giả kết luận nội soi khớp có tầm quan trọng để
chẩn đoán, chữa trị hoặc nghiên cứu bệnh THK [17].
Phạm Thị Cẩm Hưng (2004) tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng
điều trị nhiệt kết hợp vận động trong điều trị THK gối. Nghiên cứu cho thấy
sự cải thiện mức độ đau và chức năng khớp gối tương đương kết quả điều trị
bằng thuốc chống viêm không steroid (Mobic) [18].
Nguyễn Văn Pho (2007) đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm chất
nhầy Sodium-Hyaluronate (Go-on) vào ổ khớp gối trong điều trị THK gối.
Hiệu quả trên lâm sàng giảm triệu chứng đau, cải thiện biên độ vận động
khớp gối 96,1%. Tổn thương khớp gối giai đoạn II theo Kellgren - Lawrence
đáp ứng với liệu pháp tốt hơn so với giai đoạn III [11].
Cầm Thị Hương (2008) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cồn
đắp thuốc Boneal Cốt thống linh trong điều trị THK gối. Nghiên cứu cho thấy
Boneal Cốt thống linh có hiệu quả giảm đau, chống viêm, phục hồi chức năng
vận động tốt đối với THK gối ở mức độ nhẹ và vừa, hoặc đợt đau cấp tính, ít
hiệu quả với mức độ nặng [9].
Đinh Thị Lam (2011) nghiên cứu bước đầu đánh giá hiệu quả của chế
phẩm Glucosamin trong điều trị THK gối, tác giả đã rút ra kết luận chế phẩm
Glucosamin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị thoái hóa khớp gối [20].
1.6. Về phương pháp cấy chỉ vào huyệt

1.6.1. Đại cương về phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp diều trị bằng luồn chỉ, chôn chỉ, thắt gút chỉ (chỉ
tự tiêu catgut) dưới huyệt, còn gọi là “Huyệt vị xuyên tuyến, mai tuyến, kết
trác liệu pháp”, mục đích gây kích thích lâu dài để gây tác dụng trị liệu. Cấy
chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt. Đây là một bước tiến mới của

`


9

châm cứu kết hợp với YHHĐ. Phương pháp này được áp dụng từ những năm
70 của thập kỷ này [221].

`


10

1.6.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut:
Theo nhiều tài liệu, sau khi dùng chỉ catgut cấy vào huyệt rồi đo sự
thay đổi sinh hóa bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự đồng hóa của cơ tăng
cao, còn sự dị hóa của cơ lại giảm đi, kèm theo tăng cao protein và
hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ từ
đó tăng chuyển hóa và dinh dưỡng của cơ. Thông qua quan sát đối chiếu, sau
khi cấy chỉ thấy lưới mao mạch tăng, huyết quản tân sinh, lượng máu lưu thông
tăng nhiều, tuần hoàn máu cũng được cải thiện ở vùng chi của bệnh nhân, làm
cho vùng chi này có điều kiện dinh dưỡng hơn đồng thời sợi cơ tăng nhiều tạo
thành một bó. Đối với cơ lỏng lẻo thì cấy chỉ có tác dụng làm khít chặt lại, bên
trong lớp cơ còn có thể phát triển các sợi thần kinh mới [221].

1.6.3. Phương pháp chọn huyệt cấy chỉ
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt trên cơ sở kết hợp giữa
châm cứu YHCTvới YHHĐ, nó là một bước tiến, bước phát triển của YHCT.
Trên cơ sở đó, phác đồ huyệt vị dùng trong cấy chỉ cũng tuân thủ theo lý luận
của YHCT (học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc…). Ngoài ra còn
chọn huyệt theo lý luận sinh lý - giải phẫu - thần kinh [13], [22], [21], [23].
1.6.4. Phác đồ huyệt cấy chỉ điều trị THK gối
Căn cứ vào cơ sở lý luận trên, phác đồ huyệt được chọn để cấy chỉ điều
trị THK gối bao gồm: [25]
- Huyết hải: Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị trí: Co đầu gối 90 độ, từ bờ
trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn là huyệt.
- Âm lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thái âm tỳ.
Vị trí: Ở ngành ngang sau trên xương chày.
- Dương lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thiếu
dương đởm. Vị trí: Chỗ lõm giữa đầu trên của xương chày và xương mác

`


11

- Lương khâu (huyệt khích): Thuộc kinh túc Dương minh vị. Vị trí: Gấp
gối 90 độ, từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên trên 2 thốn, đo ngang
ra ngoài 1 thốn.
- Độc tỵ: Thuộc kinh túc Dương minh vị. Vị trí: Gấp gối 90 độ, huyệt
nằm ở hõm ngoài xương bánh chè.
- Túc tam lý (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Dương minh vị.
Vị trí: Thẳng dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày một
khoát ngón tay trỏ.
- Tam âm giao: Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị trí: Từ đỉnh giữa bờ trên

mắt cá trong xương chày (lồi cao nhất xương chày) đo thẳng lên 3 thốn, huyệt
cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay trỏ.
- Thận du: Huyệt du của Thận. Thuộc kinh túc Thái dương bàng quang.
Vị trí: Từ khe đốt sống L2 - L3 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Đại trữ: Thuộc kinh túc Thái dương bàng quang, là huyệt hội của cốt.
Vị trí: Từ khe D1 - D2 ngang ra 1,5 thốn.
1.7. Về chế phẩm thuốc “Thấp khớp ND”
Do công ty TNHH Nam Dược sản xuất và cung cấp
Thuốc đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Số đăng ký:
V833-H12-10; Số quyết định: 08/QĐ-QLD; Ngày cấp: 14/01/2008 (phụ lục
đính kèm)
Dạng bào chế : viên nang
Thành phần mỗi viên nang chứa:
Độc hoạt

1g

Phòng phong

1g

Tang ký sinh

Đỗ trọng

1g

Ngưu tất

1g


Trinh nữ

1g

Hồng hoa

1g

Bạch chỉ

1g

Tục đoạn

1g

Bổ cốt chỉ

0,5g

tất cả tương đương với 0,5g cao khô

Tá dược vừa đủ 1 viên (Talc,magnesi stearat)

`

1,5g



12

Tác dụng: Thấp Khớp ND được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc
thiên nhiên, hiệu lực tốt, chưa có báo cáo nào về những phản ứng phụ bất lợi.
+ Bài thuốc gồm các vị thuốc phong thấp chỉ thống như: độc hoạt, tang
ký sinh, phòng phong, bạch chỉ.
+ Đỗ trọng, ngưu tất, tang ký sinh, tục đoạn: bổ can thận, chỉ thống,
mạnh gân xương, trị thắt lưng, đầu gối mỏi yếu, phong thấp tê đau.
+ Trinh Nữ, Hồng hoa, bổ cốt chỉ: có tác dụng an thần, hoạt huyết trợ dương
Sự phối hợp các vị thuốc trong phương thuốc có tác dụng : khu phong,
thắng thấp, phong hàn thấp tý, bổ can thận.
Chỉ định:
+ Dùng trong các trường hợp viêm khớp, thấp khớp mạn tính, lưng, gối
đau nhức mỏi, cảm giác nặng nề, tê bại.
+ Viêm khớp, đau nhức khớp xương, đau mỏi vai gáy
+ Thấp khớp mạn tính
Liều dùng và cách dùng: uống 4 viên một lần, ngày uống 2 lần. uống
với nước ấm.
Chống chỉ định:
+ bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
+ phụ nữ có thai
Tác dụng không mong muốn: chưa có báo cáo.

`


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Chế phẩm thuốc “Thấp khớp ND”
Dạng bào chế : viên nang
Thành phần mỗi viên nang chứa:
Độc hoạt

1g

Phòng phong

1g

Tang ký sinh

Đỗ trọng

1g

Ngưu tất

1g

Trinh nữ

1g

Hồng hoa

1g


Bạch chỉ

1g

Tục đoạn

1g

Bổ cốt chỉ

0,5g

tất cả tương đương với 0,5g cao khô

1,5g

Tá dược

vừa đủ 1 viên (Talc,magnesi stearat)
Sự phối hợp các vị thuốc trong phương thuốc có tác dụng : khu phong,
thắng thấp, phong hàn thấp tý, bổ can thận.
Chỉ định:
+ Dùng trong các trường hợp viêm khớp, thấp khớp mạn tính, lưng, gối
đau nhức mỏi, cảm giác nặng nề, tê bại.
+ Viêm khớp, đau nhức khớp xương, đau mỏi vai gáy
+ Thấp khớp mạn tính
Liều dùng và cách dùng: uống 4 viên một lần, ngày uống 2 lần. uống
với nước ấm.
Chống chỉ định:
+ bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

+ phụ nữ có thai
Tác dụng không mong muốn: chưa có báo cáo.

`


14

2.1.2. Phương pháp cấy chỉ catgut
2.1.2.1. Dụng cụ
- 01 khay men với các dụng cụ sau:
+ Kim cấy chỉ chuyên dụng.
+ Chỉ catgut Chromic số 4.0 của Đức.
+ Panh kẹp bông sát khuẩn, panh không mấu, kéo cắt chỉ, đĩa petri.
+ Băng dính, găng tay vô khuẩn, cồn iod 1%.
Tất cả dụng cụ này đều phải được tiệt trùng bằng phương pháp vô
khuẩn thích hợp.
2.1.2.2. Phác đồ huyệt được chọn để cấy chỉ điều trị THK gối bao gồm:
- Huyết hải: Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị trí: Co đầu gối 90 độ, từ bờ
trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn là huyệt.
- Âm lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thái âm tỳ.
Vị trí: Ở ngành ngang sau trên xương chày.
- Dương lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thiếu
dương đởm. Vị trí: Chỗ lõm giữa đầu trên của xương chày và xương mác.
- Lương khâu (huyệt khích): Thuộc kinh túc Dương minh vị. Vị trí: Gấp
gối 90 độ, từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên trên 2 thốn, đo ngang
ra ngoài 1 thốn.
- Độc tỵ: Thuộc kinh túc Dương minh vị. Vị trí: Gấp gối 90 độ, huyệt
nằm ở hõm ngoài xương bánh chè.
- Túc tam lý (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Dương minh vị.

Vị trí: Thẳng dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày một
khoát ngón tay trỏ.

`


15

- Tam âm giao: Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị trí: Từ đỉnh giữa bờ trên
mắt cá trong xương chày (lồi cao nhất xương chày) đo thẳng lên 3 thốn, huyệt
cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay trỏ.
- Thận du: Huyệt du của Thận. Thuộc kinh túc Thái dương bàng quang.
Vị trí: Từ khe đốt sống L2 - L3 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Đại trữ: Thuộc kinh túc Thái dương bàng quang, là huyệt hội của cốt.
Vị trí: Từ khe D1 - D2 ngang ra 1,5 thốn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán THK gối điều trị tại Bệnh viện trường Đại
học Y Hà Nội; Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, thời gian từ 08/2017 08/2018.
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh
nhân và tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu theo các tiêu chuẩn sau đây:
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Nhận mọi bệnh nhân không phân biệt giới tính, thời gian mắc bệnh, nghề
nghiệp... thỏa mãn:
- Được chẩn đoán THK gối theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Mỹ
(American College of Rheumatology - ACR) (1991).
- Bệnh nhân THK gối thể phong hàn thấp tý theo YHCT.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR - 1991. Có độ nhạy
94%, độ đặc hiệu 88%, gồm các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đau khớp gối.

2. Mọc gai xương ở rìa khớp trên Xquang.
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
4. Tuổi ≥ 40.
5. Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút khi cử động.
6. Lạo xạo ở khớp khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2 hoặc 1, 3, 5, 6 hoặc 1, 4, 5, 6.

`


16

2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu
Các bệnh nhân có một trong những điểm dưới đây sẽ bị loại khỏi diện
nghiên cứu.
+ Tự dùng thuốc chống viêm, giảm đau khác trong thời gian nghiên
cứu đối với cả 2 nhóm.
+ Bệnh nhân đã điều trị thuốc chống viêm không steroid trong vòng 10
ngày hoặc đã tiêm corticoid tại chỗ trong vòng 3 tháng gần đây.
+ Bỏ điều trị giữa chừng ≥ 3 ngày (bỏ uống thuốc).
+ Bệnh nhân có tiền sử dị ứng.
+ Bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa.
+ Nhiễm khuẩn tại khớp và/hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.
+ Thoái hóa khớp gối thứ phát.
+ Có kèm theo tổn thương nội tạng hoặc các bệnh mạn tính khác: Suy
tim, suy thận, viêm gan cấp, xơ gan, tăng huyết áp chưa ổn định, bệnh lý ác
tính, rối loạn tâm thần.
+ Phụ nữ có thai.
+ Thoái hóa khớp gối có tràn dịch khớp gối.
+ Bệnh nhân không tình nguyện tham gia nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm
2.1.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu thuận tiện chọn tối thiểu mối nhóm 30 bệnh nhân.
Tổng cộng hai nhóm 60 bệnh nhân.
2.1.3.2. Phân nhóm nghiên cứu
Các bệnh nhân được chọn theo phương pháp ghép cặp chia thành hai nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu (Nhóm NC): Gồm 30 bệnh nhân, được điều trị
bằng thuốc “thấp khớp ND” kết hợp với phương pháp cấy chỉ catgut.

`


17

+ Nhóm đối chứng (Nhóm ĐC): Gồm 30 bệnh nhân, được điều trị đơn
thuần bằng phương pháp cấy chỉ catgut.
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng.
2.3.3. Quy trình nghiên cứu
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn sau khi tiến hành hỏi bệnh, thăm
khám lâm sàng, làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất, các bệnh
nhân được chọn theo phương pháp ghép cặp chia thành hai nhóm nghiên cứu,
liệu trình điều trị cho cả hai nhóm là 30 ngày và được theo dõi, đánh giá vào
những mốc thời gian D0, D15, D30:
+ D0: Thời điểm đánh giá trước khi điều trị.
+ D15: Thời điểm đánh giá sau 15 ngày điều trị.
+ D30: Thời điểm đánh giá sau 30 ngày điều trị.
* Cách dùng thuốc uống trong: uống 4 viên một lần, ngày uống 2 lần.
uống với nước ấm.

* Quy trình cấy chỉ:
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Các dụng cụ cần cho cấy chỉ đã trình bày ở phần chất liệu nghiên cứu
(mục 2.1.2 .1).
+ Dùng kéo cắt chỉ catgut 4.0 thành các đoạn nhỏ từ 3 đến 5 mm, các
đoạn chỉ nhỏ này đặt vào đĩa petri.
+ Với mỗi một huyệt dùng panh không mấu gắp một đoạn chỉ nhỏ đã cắt
ở trên cho vào một đầu của kim cấy chỉ.
- Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế thoải mái thả lỏng
toàn thân.

`


18

- Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay
vô khuẩn, sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
- Tiến hành cấy chỉ:
+ Bệnh nhân nằm ngửa, thở đều.
+ Xác định chính xác các huyệt cần cấy chỉ.
+ Sát trùng da vùng huyệt cần cấy chỉ.
+ Bác sỹ làm thủ thuật dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái căng da
vùng huyệt, tay phải dùng 3 ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn cầm
đế kim đã luồn chỉ và thông nòng. Xuyên kim vào huyệt, hướng mũi kim
thẳng góc với mặt da, hỏi bệnh nhân có cảm giác tê, tức (Đắc khí), đẩy thông
nòng đưa chỉ vào huyệt và rút kim ra, sau đó dán băng dính có đặt gạc vô
trùng mỏng vào nơi cấy chỉ.
- Sau khi tiến hành cấy chỉ xong, để bệnh nhân nằm nghỉ tại giường 20
phút, theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng đau tại chỗ cấy, chảy máu, dị ứng

mản ngứa tại chỗ cấy chỉ.
- Dặn bệnh nhân sinh không tắm ít nhất sau cấy 8 tiếng, tránh mang vác
làm việc nặng.
- Thời điểm cấy chỉ:
Cấy chỉ lần 1: Cấy vào thời điểm ngày thứ nhất của liệu trình điều trị.
Cấy chỉ lần 2: Cấy vào ngày thứ 15 (sau cấy chỉ lần 1 là 15 ngày).
2.3.4. Các chỉ tiêu quan sát
Hỏi bệnh và khám lâm sàng:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ.
- Khai thác tiền sử bản thân về các bệnh đã mắc, các thuốc đã dùng gần
đây, tiền sử chấn thương.
- Các triệu chứng cơ năng:

`


19

+ Mức độ đau khớp, giảm chức năng, cứng khớp gối được đánh giá
theo các thang điểm VAS, Lequesne.
+ Dấu hiệu phá gỉ khớp: Khi bệnh nhân ngủ dậy hoặc sau khi ngồi lâu
khớp gối bị cứng lại, nên phải dùng tay để kéo cẳng chân ra hoặc tự vận động
nhẹ nhàng cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khớp mềm ra hoặc vận động dễ
dàng. Thời gian cứng khớp được tính bằng phút (dưới 30 phút).
+ Dấu hiệu bào gỗ: Di động xương bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào
gỗ thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
+ Dấu hiệu lạo xạo khớp gối khi cử động.
+ Đo chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Lượng giá mức độ đau.
* Lượng giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale) [25].

Thước đo: Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm
VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca. Thang điểm đánh
giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt:
Một mặt: Chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức
độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm, 10 điểm là đau nhất.
Một mặt: Có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức độ đau
tăng dần.

Hình 2.1. Thang điểm VAS [25].
Đánh giá cường độ đau theo các mức sau:
Không đau:

0 điểm.

Đau ít:

1 - 3 điểm.

Đau vừa:

4 - 6 điểm

Đau nhiều:

7 - 10 điểm

`


20


Hiệu quả giảm đau được đánh giá:
Tốt:

0 điểm

Khá:

1 - 3 điểm

Trung bình:

4 - 6 điểm

Kém:

≥ 7 điểm

* Bảng lượng giá mức độ đau và chức năng khớp gối theo thang điểm
Lequesne Index - 1985 [26].
Chỉ số đánh giá
I. Đau hoặc cảm giác vướng tại khớp
A. Ban đêm
- Chỉ khi cử động hoặc ở một số tư thế nào đó
- Ngay cả khi nằm yên
B. Phá gỉ khớp
- Dưới 15 phút
- Trên 15 phút
C. Đứng yên hoặc dẫm chân 30 phút có đau tăng lên không
D. Đau khi đi bộ

- Sau một khoảng cách nào đó
- Đau ngay khi bắt đầu và ngày càng tăng
E. Đau hoặc vướng khi đứng lên khỏi ghế mà không vịn tay
II. Phạm vi đi bộ tối đa (kể cả có đau)
- Có hạn chế vận động song vẫn đi được trên 1000m
- Khoảng 1000m (đi mất khoảng 15 phút)
- Trên 500m - 900m (đi mất 7 - 15 phút).
- Trên 300m - 500m
- Trên 100m - 300m
- Dưới 100m
- Cần một gậy nạng hoặc một nạng chống
- Cần hai gậy hoặc hai nạng chống
III. Những khó khăn khác: Trả lời các câu hỏi dưới đây
- Ông (bà) có thể đi lên một tầng gác không?
- Ông (bà) có thể đi lên xuống một tầng gác không?
- Ông (bà) có thể ngồi xổm hoặc quỳ không?
- Ông (bà) có thể đi trên mặt đất lồi lõm không?
Cách chấm điểm Lequesne (mục III. Những khó khăn khác):
Có làm được:
0 điểm
Làm được nhưng khó khăn:
1 điểm (hoặc 0,5 hoặc 1,5)
Không làm được:
2 điểm

`

Điểm
Max=8
1

2
1
2
1
1
2
1
Max=8
1
2
3
4
5
6
+1
+2
Max=8
0-2
0-2
0-2
0-2


21

Tổn thương được đánh giá theo 5 mức độ
Trầm trọng:

> 14 điểm


Rất nặng:

11 - 13 điểm

Nặng:

8 - 10 điểm

Trung bình:

5 - 7 điểm

Nhẹ

0 - 4 điểm

Kết quả giảm đau và phục hồi chức năng vận động
Tốt:

0 - 4 điểm

Khá:

5 - 7 điểm

Trung bình:

8 - 10 điểm

Kém:


> 11 điểm

- Đo tầm vận động khớp gối.
Cách đo: Độ gấp, duỗi của khớp gối được đo dựa trên phương pháp đo
và ghi tầm vận động của khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình
Mỹ được Hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964 và hiện được
quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn - “phương pháp Zero” - nghĩa là
ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy định là 00.
Tư thế bệnh nhân nằm sấp duỗi chân (hình 2.3).

Hình 2.2: Đo độ gấp duỗi khớp gối Wavren A.Katr (1997) [27]
Dụng cụ đo là thước đo chuyên dụng, có vạch đo góc chia độ từ (00 -1800).
Biên độ gấp bình thường của khớp gối là: 1350 - 1400, gấp tối đa: 1500.
Biên độ duỗi bình thường của khớp gối là: 00.

`


22

Đánh giá mức độ hạn chế vận động gấp khớp gối: Bảng đánh giá mức
độ hạn chế vận động khớp gối
Đánh giá
Hạn chế nặng
Hạn chế trung bình
Hạn chế nhẹ
Không hạn chế

Độ gấp gối

< 900
900 - 1200
1200 - 1350
≥1350

Lượng giá mức độ cải thiện vận động khớp gối theo các tiêu chuẩn:
+ Cải thiện tốt: Độ gấp gối tăng trên 200 so với độ gấp ban đầu.
+ Cải thiện khá: Độ gấp gối tăng hơn từ 100 - 200 so với độ gấp ban đầu.
+ Cải thiện trung bình: Độ gấp gối tăng nhỏ hơn 100
+ Cải thiện kém: Độ gấp gối không tăng, hoặc còn giảm đi.
- Đo chỉ số gót - mông:
Cách đo: Kéo cẳng chân sát vào mông, đo vị trí từ gót đến mông.
Lượng giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót - mông như sau:
+ Không hạn chế:

Chỉ số gót - mông < 5 cm.

+ Hạn chế nặng:

Chỉ số gót - mông 5 - 15 cm.

+ Hạn chế rất nặng:

Chỉ số gót - mông > 15 cm.

Cận lâm sàng:
Các xét nghiệm được làm tại khoa Sinh hóa và Huyết học, Chẩn đoán hình
ảnh bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.
+ Công thức máu: Số lượng Hồng cầu, Bạch cầu, Huyết sắc tố.
+ Máu lắng: Đo tốc độ máu lắng sau 1 giờ, sau 2 giờ, tốc độ máu lắng

trung bình:
+ Sinh hóa máu: Creatinin, Ure, Glucose, AST, ALT.
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu được làm ở 2 thời điểm D0 và D30.

`


23

+ Chụp Xquang khớp gối: Thực hiện 1 lần trước điều trị. Tất cả bệnh
nhân nghiên cứu đều được chụp Xquang khớp gối ở 2 tư thế thẳng, nghiêng.
+ Lượng giá mức độ THK gối trên Xquang theo Kellgren và Lawrence
(1987) [28].
2.3.5. Theo dõi và đánh giá kết quả điều tri
Các thông tin đánh giá tại các thời điểm từ D0, D15, D30 gồm:
+ Mức độ đau theo thang điểm VAS, Lequesne, chức năng vận động
khớp gối theo thang điểm Lequesne: Chỉ số càng cao thì bệnh càng nặng.
+ Chức năng vận động khớp gối: Đánh giá qua tầm vận động khớp (gấp
khớp gối), và qua chỉ số gót - mông.
+ Đánh giá các chỉ số cận lâm sàng tại các thời điểm D0, D30.
- So sánh các chỉ số ở các thời điểm trước và sau điều trị của mỗi nhóm, và so
sánh hiệu quả điều trị của 2 nhóm ở các thời điểm khác nhau.
2.3.6. Theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn
Theo dõi các tác dụng không mong muốn có thể gặp như:
- Trên lâm sàng:
+ Tiệu chứng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, Huyết áp.
+ Triệu chứng phụ khác: dị ứng, rối loạn tiêu hóa, vựng châm,chảy
máu nơi cấy chỉ, nhiếm trùng nơi cấy chỉ
- Trên cận lâm sàng: Theo dõi các thay đổi của: Hồng cầu, HGB,
Bạch cầu, Tiểu cầu, Ure, Creatinin, AST, ALT.


`


24

SƠ ĐỒ 2.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP GỐI

Khám lâm sàng, xét nghiệm
Chụp Xquang khớp gối thẳng nghiêng
Chẩn đoán xác định THK gối nguyên phát
theo ACR-1991 (n = 60)

Nhóm NC
(n = 30)

Nhóm ĐC
(n = 30)
Đánh giá LS, CLS trước điều trị
(D0)

Đánh giá LS, CLS trước điều trị
(D0)

Cấy chỉ catgut

Thuốc “Thấp khớp ND” kết
hợp với cấy chỉ catgut


Đánh giá LS, CLS, kết quả
sau điều trị ( D15, D30).

Đánh giá LS, CLS, kết quả
sau điều trị ( D15, D30).

Phân tích số liệu, so sánh
Đánh giá kết quả

KẾT LUẬN

`


25

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu được từ nhóm nghiên cứu được xử lý theo phương
pháp thống kê Y học bằng phần mềm SPSS 16.0
Kết quả được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm (%).
Sử dụng test X2 để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ phần trăm.
Sử dụng test T - Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.
Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
2.3.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Trường Đại học Y Hà Nội.
- Được sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia chương trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
mà không nhằm mục đích nào khác.

- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.

`


×