Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sự hài lòng với công việc của điều dưỡng viên tại một số bệnh viện tuyến huyện tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
****************

LƢU ĐĂNG DUY

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VÀ
SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
****************

LƢU ĐĂNG DUY

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VÀ
SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN


TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Trần Minh Hậu
2. PGS. TS Nguyễn Quốc Tiến

Thái Bình - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn nghiên cứu này là công trình do bản thân
tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của 2 thầy hƣớng dẫn. Các số liệu,
những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung
thực, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu. Công trình này
không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt
Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Bình, ngày 15 tháng 5 năm 2019
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lƣu Đăng Duy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt
thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Trần Minh Hậu và

PGS. TS Nguyễn Quốc Tiến, ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Y Tế Công Cộng và phòng sau đại
học Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình
học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo
điều kiện sát, nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân em còn hạn chế, chuyên đề
nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng
nghiệp để bài nghiên cứu của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày 15 tháng 5, năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm Y tế

BYT

Bộ Y tế

CSNB

Chăm sóc ngƣời bệnh

CSNBTD


Chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện

CTCH

Chấn thƣơng chỉnh hình

ĐDV/HSV

Điều dƣỡng viên/hộ sinh viên

ĐTV

Điều tra viên

ĐTTYC

Điều trị theo yêu cầu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HSBA

Hồ sơ bệnh án

HSTC

Hồi sức tích cực


NTK

Ngoại thần kinh

NTQ

Ngoại tổng quát

NNNB

Ngƣời nhà ngƣời bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

NTK-NT

Nội Thần kinh - Nội tiết

NTH

Nội tổng hợp

PHCN

Phục hồi chức năng

KBCB


Khám bệnh chữa bệnh

TCYTTG

Tổ chức y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………… 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………… .… 3
1.1 Tổng quan về điều dƣỡng và công tác chăm sóc ngƣời bệnh……. …. 3
1.1.1 Lịch sử ngành điều dƣỡng…………………………………….. …. 3
1.1.2 Khái niệm về điều dƣỡng ........................................................... ..... 3
1.1.3 Khái niệm về công tác chăm sóc ngƣời bệnh ............................ …. 4
1.1.4 Khái niệm về sự hài lòng với công việc .................................... …. 5
1.1.5 Chức năng của ngƣời điều dƣỡng…………………………….. …. 5
1.1.6 Vai trò và nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng…………………… …. 5
1.1.7 Nghĩa vụ nghê nghiệp của ngƣời điều dƣỡng………………… …. 6
1.2 Thực trạng điều dƣỡng tại Việt Nam……………………………... … 7
1.2.1 Thực trạng chung……………………………………………... …. 7
1.2.2 Thực trạng điều dƣỡng tại Thái Bình………………………....... 10
1.3 Những nghiên cứu về điều dƣỡng………………………………...... 11
1.3.1 Các nghiên cứu về điều dƣỡng trên thế giới……………………. 11
1.3.2 Các nghiên cứu về điều dƣỡng tại Việt Nam……………………. 14
1.4 Các văn bản pháp lí liên quan đến công tác CSNB
trong bệnh viện………………………………………………………….. 18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 19
2.1 Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu……………………………......... 19

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu……………………………………………. 19
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………… 21
2.1.3 Thời gian nghiên cứu……………………………………………. 21
2.2Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………….. 21


2.2.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………….. 21
2.2.2 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu…………………………….. 21
2.2.3 Các biến số nghiên cứu………………………………………...... 22
2.2.4 Phƣơng pháp và công cụ thu thập số liệu……………………….. 24
2.3 Xử lý số liệu………………………………………………………… 27
2.4 Vấn đề đạo đức……………………………………………………… 27
2.5 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng khắc phục……………………….. 27
2.5.1 Hạn chế………………………………………………………….. 27
2.5.2 Khắc phục……………………………………………………….. 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………… 30
3.1 Thông tin chung về ĐDV tham gia nghiên cứu…………………...... 30
3.2 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐDV…………...... 32
3.3 Đánh giá sự hài lòng với công việc của ĐDV……………………… 44
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………. 52
4.1 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐDV
tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Thái Bình năm 2018………. 52
4.1.1 Các thông tin chung về ĐDV tham gia nghiên cứu…………...... 53
4.1.2 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ với từng nhiệm vụ
chuyên môn của ĐDV…………………………………………………. 54
4.2 Đánh giá sự hài lòng với công việc của ĐDV……………………….. 62
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 69
KIẾN NGHỊ…………………………………………………….……….. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ điều dƣỡng viên theo bệnh viện …………….………….. 30
Bảng 3.2: Phân bố điều dƣỡng viên theo độ tuổi …...…………………… 30
Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của điều dƣỡng viên……..…………….. 31
Bảng 3.4: Thâm niên công tác của điều dƣỡng viên……. ………………. 32
Bảng 3.5: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ tƣ vấn cho ngƣời
bệnh về quyền lợi và nội quy, quy định của bệnh viện…………………... 33
Bảng 3.6: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ tƣ vấn về chuyên
môn kĩ thuật, chế độ sinh hoạt…………………………………..…..…….34
Bảng 3.7: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc về tinh thần…………. 34
Bảng 3.8: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ động viên, khuyến
khích ngƣời bệnh an tâm điều trị…………………………………………. 35
Bảng 3.9: Tỷ lệ điều dƣỡng viên hoàn thành nhiệm vụ phối hợp
với bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dƣỡng……………………………….. 37
Bảng 3.10: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ hƣớng dẫn ngƣời bệnh
ăn uống ( bao gồm cả việc ăn qua sonde dạ dày)………………………… 38
Bảng 3.11: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ dùng thuốc và
theo dõi dùng thuốc cho ngƣời bệnh của ĐDV ………………………….. 40
Bảng 3.12: Mức hoàn thành nhiệm vụ của ĐDV về thực hiện
các kỹ thuật điều dƣỡng …………………………………………………. 41
Bảng 3.13: Tỷ lệ điều dƣỡng viên hoàn thành nhiệm vụ ghi chép
hồ sơ bệnh án …………………………..………………………………… 41
Bảng 3.14: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ, theo dõi, đánh giá tình trạng
ngƣời bệnh của điều dƣỡng viên………………………………………… 42
Bảng 3.15: Tỷ lệ điều dƣỡng viên hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm
an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật…………………….. 43
Bảng 3.16: Số buổi trực trong 1 tháng của điều dƣỡng viên …………….. 44



Bảng 3.17: Ý kiến của điều dƣỡng viên về khối lƣợng công việc
ca trực ……………………………………………………………………. 44
Bảng 3.18: Tỷ lệ điều dƣỡng viên đánh giá ca trực là bận mải theo
các khối, phòng………………………………………………….……….. 45
Bảng 3.19: Ý kiến của điều dƣỡng viên về khối lƣợng công việc
thƣờng ngày ……………………………………………………………… 45
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ khối lƣợng công việc thƣờng ngày
theo giới …………………………………………………………………. 46
Bảng 3.21: Số lƣợng điều dƣỡng viên gặp phiền toái trong công việc....... 47
Bảng 3.22 : Môi trƣờng làm việc, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu
công tác chăm sóc ngƣời bệnh…………………………………………… 47
Bảng 3.23: Mức độ phối hợp với các đồng nghiệp trong công tác
chăm sóc ngƣời bệnh……………………...……………………………… 48
Bảng 3.24: Mức độ quan tâm, khen thƣởng khi điều dƣỡng
viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc ngƣời bệnh………………………. 49
Bảng 3.25: Sự hài lòng của điều dƣỡng viên về tiền lƣơng và
phúc lợi theo trình độ học vấn …………………………………………… 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố điều dƣỡng viên theo giới ………………………… 31
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ tƣ vấn,
hƣớng dẫn giáo dục sức khỏe…………………………………………….. 32
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc dinh dƣỡng………….. 36
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc phục hồi
chức năng và vật lí trị liệu……………………………………………....... 39
Biểu đồ 3.5: Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện đến việc
đào tạo liên tục, phát triển chuyên môn …………………………………..48
Biểu đồ 3.6: Sự hài lòng của điều dƣỡng viên về tiền lƣơng và

phúc lợi…………………………………………………………………… 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động chăm sóc và điều dƣỡng là một hoạt động nghề nghiệp, đòi
hỏi điều dƣỡng viên (ĐDV) cần phải làm việc chủ động, sáng tạo, phải có cả
kiến thức lẫn kỹ năng để là ngƣời cộng sự không thể thiếu đƣợc của bác sĩ.
Nhiệm vụ chuyên môn của ĐDV là chủ động trong chăm sóc nhằm đáp ứng
các nhu cầu của ngƣời bệnh và phối hợp với các nhân viên y tế khác để đảm
bảo ngƣời bệnh nhận đƣợc dịch vụ chăm sóc với chất lƣợng cao nhất, an toàn
nhất và tiện nghi nhất.
Trong chiến lƣợc phát triển công tác điều dƣỡng, hộ sinh, Tổ chức Y
tế thế giới khẳng định: dịch vụ do điều dƣỡng viên, hộ sinh viên cung cấp là
một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Kinh tế ngày càng phát
triển, nhận thức và thái độ về sức khoẻ của ngƣời dân thay đổi, đòi hỏi phải
tăng cƣờng chuẩn mực chăm sóc ngƣời bệnh của ĐDV. Những năm gần đây,
trình độ của ĐDV đƣợc nâng cao nên chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh ngày
càng tăng. Tuy nhiên, công tác điều dƣỡng hiện nay còn một số bất cập, ảnh
hƣởng đến chất lƣợng chăm sóc và sự hài lòng của ngƣời bệnh. Tình trạng
quá tải, thiếu nhân lực nên ở một số nơi điều dƣỡng đã giao phó những công
việc chăm sóc cơ bản nhƣ vệ sinh cá nhân, hỗ trợ ăn uống và vận động đi lại
cho ngƣời nhà ngƣời bệnh và thậm chí những nhiệm vụ chuyên môn nhƣ
thay chai truyền dịch, bóp bóng oxy, cho ngƣời bệnh ăn qua sonde dạ dày
[13], [14], [25].
Thông tƣ số 07/2011/TT-BYT Hƣớng dẫn công tác điều dƣỡng về
chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện, đƣợc ban hành ngày 26/01/2011 với
nguyên tắc: Ngƣời bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải đƣợc
chăm sóc toàn diện, bảo đảm hài lòng, chất lƣợng và an toàn. Các hoạt động

chăm sóc của ĐDV phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh
giá nhu cầu của mỗi ngƣời bệnh [6]. Thông tƣ cũng đã quy định cụ thể về


2

nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc ngƣời bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng
chăm sóc và sự hài lòng của ngƣời bệnh.
Từ khi thông tƣ 07/2011/TT-BYT đƣợc ban hành, các bệnh viện đã
nhanh chóng triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát; cân
đốinhân lực điều dƣỡng, hộ sinh về số lƣợng, trình độ và phân công hợp lý;
tăng cƣờng các phƣơng tiện nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngƣời
bệnh (CSNB). Trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến nay chƣa có nghiên cứu về
thực trạng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của điều dƣỡng viên theo
thông tƣ 07/2011/TT-BYT tại bệnh viện, cũng nhƣ hài lòng của điều dƣỡng
viên với công việc của họ ra sao? Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Thực trạng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sự hài
lòng với công việc của điều dưỡng viên tại một số bệnh viện tuyến huyện
tỉnh Thái Bình năm 2018” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của điều
dưỡng viên tại một số bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình năm 2018.
2. Đánh giá sự hài lòng với công việc của điều dưỡng viên tại một số
bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thái Bình năm 2018.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về điều dƣỡng và công tác chăm sóc ngƣời bệnh
1.1.1. Lịch sử ngành điều dưỡng
Hy Lạp - năm 60, Bà Phoebe đã đến từng gia đình có ngƣời bệnh để
chăm sóc và đƣợc ngƣỡng mộ suy tôn là ngƣời nữ điều dƣỡng tại gia đầu tiên
của thế giới. Đến giữa thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, bà Florence
Nightingale (1820 - 1910) một phụ nữ ngƣời Anh đã đƣợc thế giới tôn kính và
suy tôn là ngƣời sáng lập ra ngành điều dƣỡng. Ngày nay, ngành điều dƣỡng
của thế giới đã đƣợc xếp là một ngành riêng biệt , ngang hàng với các ngành
nghề khác và có nhiều trƣờng đ ào tạo điề u dƣỡng v ới nhiều trình độ khác
nhau [36].
Cũng nhƣ thế giới, tại Việt Nam, sự du nhập của nền Y học phƣơng
Tây bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các lớp
điều dƣỡng sơ học đƣợc mở nhằm đáp ứng nhu cầu cho kháng chiến. Năm
1975, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân trong cả nƣớc. Đến nay, nghề điều dƣỡng đã có hệ thống tổ chức,
đào tạo nghề ở các bậc từ sơ học đến đại học và sau đại học, có luật hành
nghề và đạo đức hành nghề [36].
1.1.2. Khái niệm về điều dưỡng viên
Năm 1965, Hội điều dƣỡng Mỹ đƣa ra định nghĩa “Điều dƣỡng là một
nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc phục hồi và
nâng cao sức khỏe.
Theo Ross-Kerr, J.C.&Wood, MJ định nghĩa điều dƣỡng: Điều dƣỡng
viên (bao gồm cả nam và nữ) là những ngƣời có nền tảng khoa học cơ bản về
điều dƣỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn đƣợc kê toa tùy theo sự giáo dục và sự
hoàn thiện lâm sàng. Điều dƣỡng viên là ngƣời phụ trách công tác điều dƣỡng,
chăm sóc, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để


4


phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho
bệnh nhân.
Tại Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Khoa học xã hội
1999 định nghĩa “Y tá là ngƣời có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc
ngƣời bệnh theo y lệnh bác sĩ”. Định nghĩa này chƣa phản ánh đầy đủ vị trí và
vai trò của ngƣời điều dƣỡng cũng nhƣ nghề điều dƣỡng trong sự nghiệp
chăm sóc sức khỏe hiện nay [2]. Ngày nay, ngƣời điều dƣỡng đã đƣợc công
nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng với các bác sĩ, dƣợc sĩ, kỹ thuật viên
và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, ngƣời làm điều dƣỡng gọi là điều
dƣỡng viên.
Theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
Bộ Nội vụ, quy định chức trách của điều dƣỡng là viên chức chuyên môn kỹ
thuật của ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dƣỡng cơ
bản và kỹ thuật điều dƣỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế [5].
1.1.3. Khái niệm về công tác chăm sóc người bệnh
Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của ngƣời điều
dƣỡng đối với ngƣời bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện. Nội dung chính bao
gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dƣỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo
dõi, phục hồi chức năng, giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh. Chăm sóc điều
dƣỡng bắt đầu từ lúc ngƣời bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi ngƣời
bệnh ra việc hoặc tử vong [18].
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng nhu
cầu cơ bản của mỗi ngƣời bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt,
ăn uống, bài tiết, tƣ thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; Chăm sóc tâm
lý; Hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trƣờng bệnh viện cho ngƣời
bệnh [6].


5


Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện là đảm bảo “lấy
ngƣời bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” dựa trên đánh
giá các nhu cầu của ngƣời bệnh và hƣớng tới ngƣời bệnh để phục vụ [6], [9]
1.1.4. Khái niệm về sự hài lòng đối với công việc
Là cảm giác hay đáp ứng cảm xúc mà con ngƣời trải qua khi thực hiện
một công việc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể biết đƣợc một mức độ
hài lòng với công việc chỉ với một câu hỏi. Một số khác thì gợi ý rằng có thể
có những cảm giác tiêu cực về một khía cạnh nào đó của công việc (nhƣ tiền
lƣơng) nhƣng cảm giác tích cực về những mặt khác (nhƣ đồng nghiệp). Sự hài
lòng với công việc đƣợc xem nhƣ vừa là nguyên nhân, vừa là ảnh hƣởng đến
2 yếu tố khác là “kiệt sức” và “hiệu suất làm việc” [61]
1.1.5. Chức năng của người điều dưỡng [12]
Chức năng của ngƣời điều dƣỡng theo Tổ chức Y Tế thế giới, đƣợc
thể hiện ở ba chức năng chính:
-Chức năng phụ thuộc: là các hoạt động thực hiện theo y lệnh của bác sĩ.
-Chức năng phối hợp: là phối hợp các thành viên trong nhóm chăm sóc,
nhân viên chuyên ngành khác, phối hợp với ngƣời bệnh đề hoàn thành kế
hoạch CSNB đạt hiệu quả cao
-Chức năng độc lập: là các hoạt động trong phạm vi kiến thức đƣợc đào
tạo để thực hành, chuẩn đoán điều dƣỡng và xử trí không cần bác sĩ ra y lệnh
đáp ứng 14 nhu cầu cơ bản của ngƣời bệnh
1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của người điều dưỡng
Vai trò chăm sóc là thuộc tính cơ bản của ngƣời điều dƣỡng, đây là
nền tảng của mọi can thiệp điều dƣỡng. Jen Watson cho rằng “Thực hành
chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dƣỡng” [2]. Chăm sóc thể hiện ở việc sử
dụng quy trình kỹ thuật để thực hiện chăm sóc ngƣời bệnh; Theo dõi diễn tiến
bệnh và báo ngay với bác sĩ những dấu hiệu bất thƣờng; Thực hiện các y lệnh



6

điều trị, chăm sóc; Thực hiện các kỹ thuật thực hành điều dƣỡng theo đúng
quy trình, và đảm bảo vô khuẩn, hạn chế nhiễm trùng bệnh viện
Ngày 26/01/2011 Bộ Y Tế đã có quy định mới nhất về nhiệm vụ của
điều dƣỡng viên, hộ sinh viên về công tác chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh
viện với nhiệm vụ cụ thể là [6]:
- Tƣ vấn, hƣớng dẫn giáo dục sức khoẻ
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc dinh dƣỡng
- Chăm sóc phục hồi chức năng
- Chăm sóc ngƣời bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho ngƣời bệnh
- Chăm sóc ngƣời bệnh giai đoạn hấp hối và ngƣời bệnh tử vong
- Thực hiện các kỹ thuật điều dƣỡng
- Theo dõi, đánh giá ngƣời bệnh
- Bảo đảm an toàn phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm
sóc ngƣời bệnh
- Ghi chép hồ sơ bệnh án.
- Ngoài ra công việc của ngƣời điều dƣỡng còn bao gồm:
- Điều dƣỡng viên phải là ngƣời chăm sóc
- Điều dƣỡng viên phải là ngƣời truyền đạt thông tin
- Điều dƣỡng viên phải là ngƣời tƣ vấn
- Điều dƣỡng viên phải là ngƣời biện hộ cho ngƣời bệnh
1.1.7. Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng [36], [40]
Ngƣời điều dƣỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: Nâng cao sức khỏe;
phòng bệnh và tật; phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho ngƣời
bệnh. Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của ngƣời điều dƣỡng bao gồm:



7

- Ngƣời điều dƣỡng với ngƣời bệnh: đảm bảo cho mọi cá thể nhận đƣợc
thôngtin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phƣơng pháp điều trị .
- Ngƣời điều dƣỡng với nghề nghiệp: luôn gắn liền trách nhiệm và nghĩa vụ
cá nhân đối với việc thực hành và thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn
thông qua học tập liên tục. Trong khi sử dụng các kỹ thuật và khoa học hiện đại
vào việc chăm sóc cần đảm bảo sự an toàn, nhân phẩm và quyền của con ngƣời .
- Ngƣời điều dƣỡng với phát triển nghề nghiệp: phải đảm nhiệm những
vai trò quan trọng trong việc xác định và thực hiện những chuẩn mực về thực
hành chăm sóc lâm sàng, quản lý, nghiên cứu và đào tạo.
- Điều dƣỡng với đồng nghiệp: cộng tác giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng lẫn
nhau, phê bình có thiện chí và truyền thụ kinh nghiệm.
1.2. Thực trạng điều dƣỡng tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng chung
Phát triển đội ngũ nhân lực khám chữa bệnh đủ về số lƣợng, mạnh về
chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu, theo hƣớng tối ƣu về phân bố giữa các khu vực
và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc
biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để
góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ KBCB, thực hiện mục tiêu công bằng,
hiệu quả và phát triển. Theo thông báo của Bộ Y tế thì số lƣợng cán bộ y tế
hiện nay còn thiếu nhiều cụ thể năm 2011 số bác sỹ là 44.141 và điều dƣỡng
là 141.494, Dƣợc sỹ đại học là 16. Đến nay cả nƣớc có khoảng 345.000 nhân
viên y tế, trong đó số lƣợng bác sĩ là trên 55.000 ngƣời, còn số ĐDV và hộ lý
là 105.000 ngƣời.Dự kiến đến năm 2020 đạt là bác sỹ 99.351, điều dƣỡng đạt
là 225.345 và dƣợc sỹ đại học là 27.762… nhƣ vậy số lƣợng cán bộ y tế nói
chung còn thiếu và tỷ lệ bác sỹ/ điều dƣỡng. Chỉ tiêu của ngành là 8 bác sỹ/20
điều dƣỡng vào năm 2020.Theo Lê Ngân (Báo ND-ĐT tử ngày 29/5/2013), tỷ
lệ bác sĩ/điều dƣỡng viên mới đạt một nửa so với quy định, cụ thể tỷ lệ bác

sĩ/điều dƣỡng, hộ sinh trong ngành y tế nƣớc ta hiện ở mức 1/1,7 thiếu gần


8

một nửa so với quy định của Bộ Y tế là 1/3 hoặc 1/3,5 thấp hơn nhiều nƣớc
trong khu vực nhƣ Malaysia, Thái-lan, Philippines…
Về số lƣợng: Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có 1,236 ĐDV/1000
dân, đƣợc xếp vào nhóm các nƣớc có tỷ lệ thấp trong khu vực Đông Nam Á.
Tỷ lệ này ở Brunei là 8,048; Philippines là 6,0; Singapore là 4,7. Tỷ lệ
ĐDV/1000 dân của nƣớc ta chỉ xếp trên Myanma (1,003), Lào (0,876),
Campuchia (0,791) và kém xa nhóm các nƣớc phát triển nhƣ Đan Mạch
(17,269), Đức (11,489), Australia (10,648), Mỹ (9,815) [10].
Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm những nƣớc có tỷ lệ NVYT/10.000 dân
cao (35 ngƣời/1 vạn dân, 2009), nhƣng cơ cấu lại không đồng đều mặc dù số
lƣợng nhân lực điều dƣỡng, hộ sinh có tăng lên qua từng năm nhƣng tỷ lệ
ĐDV, HSV/10.000 dân lại xếp vào nhóm các nƣớc có tỷ lệ thấp do chính sách
tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Theo thống kê năm 2008 của TCYTTG, tỷ lệ
ĐDV, HSV/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở Indonesia là 8,0; Thái Lan là 7,0 trong
khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông
Nam Á [10].
Về phân bố theo cơ cấu: Tỷ lệ ĐDV, HSV/bác sỹ ở các cơ sở KCB
còn rất thấp, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác CSNB và chất lƣợng dịch vụ
KCB. Cụ thể cơ cấu cán bộ, nhân viên y tế vùng đồng bằng sông Hồng năm
2008, tỷ lệ điều dƣỡng viên, hộ sinh/ bác sỹ là 1,7; năm 2012 tỷ lệ này là
2,04; năm 2013 là 1,94; cao hơn bình quân trung cả nƣớc xong vẫn thấp hơn
so với tỷ số khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới [21]. Tỷ lệ thấp không phải
do thiếu nguồn, số lƣợng điều dƣỡng, hộ sinh đƣợc đào tạo không phải là ít,
nhƣng đây là vấn đề tuyển dụng, nhất là ở tuyến trung ƣơng. Hiện nay số điều
dƣỡng, hộ sinh trung cấp đƣợc đào tạo ở hầu hết tất cả các tỉnh, nên việc bảo

đảm về số lƣợng không phải là một vấn đề lớn, mà là cần chú trọng đến chất
lƣợng và từng bƣớc nâng cấp họ lên trình độ cử nhân. Một tình hình cần lƣu ý
là các bệnh viện từng bƣớc thực hiện việc tự chủ về tài chính tuyển ít điều


9

dƣỡng viên để tiết kiệm chi phí, vì vậy chƣa thực hiện chăm sóc toàn diện,
việc chăm sóc do ngƣời nhà thực hiện hoặc thuê ngƣời chăm sóc [10].
Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 phải bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở
khám, chữa bệnh là 3,5 điều dƣỡng/1 bác sỹ, nhƣ vậy ƣớc tính cả nƣớc còn
thiếu khoảng 100.000 ĐDV, HSV làm việc tại các cơ sở y tế [35].
Về trình độ chuyên môn: Trong những năm gần đây với sự phát triển
công tác đào tạo ĐDV nhiều loại hình đƣợc hình thành nhƣ cử nhân điều
dƣỡng, cử nhân điều dƣỡng sản phụ khoa, thạc sỹ điều dƣỡng, chuyên khoa I
điều dƣỡng. Mặc dù vậy, theo thống kê năm 2015 ở nƣớc ta 74,6% lực lƣợng
điều dƣỡng còn ở trình độ trung cấp, mới chỉ có 11,4 % ĐDV có trình độ đại
học, 12,2% ĐDV có trình độ cao đẳng, 0,3 % ĐDV có trình độ sau đại học và
còn 1,6% ĐDV có trình độ sơ học [10]. Một nghiên cứu tại Điện Biên cho thấy
nhân lực điều dƣỡng chủ yếu có trình độ trung cấp 98,84% [22]. Nhƣ vậy, hiện
nay Việt Nam mới chỉ có 20,4% Điều dƣỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở
lên tƣơng đƣơng với chuẩn đào tạo theo Thoả thuận công nhận dịch vụ Điều
dƣỡng đã đƣợc Chính phủ các nƣớc ASEAN ký kết ngày 08/12/2006 [45].
Một vấn đề khác đáng quan tâm là y học ngày càng ứng dụng các
thành tựu khoa học vào công tác điều trị và tính chuyên khoa hoá ngày càng
cao, đòi hỏi các bác sỹ, ĐDV phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác
chuyên môn. Trong khi ngành điều dƣỡng thế giới đã phát triển thành ngành
đào tạo đa khoa có nhiều chuyên khoa thì tại Việt Nam mới chỉ có một số ít

các cơ sở triển khai đào tạo điều dƣỡng chuyên khoa nhƣng cũng mới chỉ trên
một phạm vi rất hạn chế. Ngoài ra, hiện đang có sự mất cân đối về cơ cấu và
phân bổ nhân lực y tế nói chung và nhân lực điều dƣỡng nói riêng ở các vùng
nông thôn và vùng khó khăn. Nhân lực ĐDV có trình độ cao chủ yếu tập
trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển nhân


10

lực từ tuyến dƣới lên tuyến trên, về các thành phố lớn là đáng báo động, ảnh
hƣởng đến việc bảo đảm số lƣợng nhân lực y tế cần thiết ở nông thôn, miền
núi và y tế cơ sở [10].
Mục tiêu chung của ngành là đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe do điều dƣỡng viên, hộ sinh viên cung cấp bảo đảm an toàn, chất lƣợng,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; ngành điều dƣỡng - hộ sinh
phát triển đạt theo tiêu chuẩn nghề nghiệp khu vực và quốc tế. Đề án cũng
phấn đấu nâng tỷ lệ điều dƣỡng viên, hộ sinh lên 18,5 /10 nghìn dân vào năm
2015, và 25 điều dƣỡng viên, hộ sinh viên/10 nghìn dân vào năm 2020.
1.2.2. Thực trạng về điều dưỡng tại Thái Bình
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác điều dƣỡng tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2015 (Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình-quá
trình hình thành và phát triển 1995-2013.) cho thấy một cách khả quan về
ngành điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa nói riêng qua đó cho thấy thực trạng
điều dƣỡng tại Thái Bình nói chung cũng không ngoài tình trạng đó, cụ thể
nhƣ sau:
Năm 2013 bệnh viện có 746 cán bộ: 175 bác sỹ, 25 dƣợc sỹ, 350 điều
dƣỡng, 51 kỹ thuật viên y, 27 đại học và 86 cán bộ khác. Với số lƣợng cơ cấu
và trình độ cán bộ hiện có, bệnh viện cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhiệm vụ của
bệnh viện hạng một trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Nhƣ vậy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đến năm 2013 đến nay thì cơ

bản tỷ lệ Bác sỹ / Điều dƣỡng của bệnh viện đạt trung bình là ½ chƣa đạt tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới về số lƣợng nhƣ đã khuyến cáo. Đến năm
2017 thì số lƣợng điều dƣỡng viên tại bệnh viện đã là 750 ngƣời và các chức
danh khác cũng tăng tỷ lệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời
bệnh và xã hội trong công tác chăm sóc, tƣ vấn và bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân trong tỉnh.


11

Tình hình nhân lực điều dƣỡng tại các bệnh viện huyện trong tỉnh Thái
Bình khả năng còn hạn chế hơn nữa. Một ví dụ cụ thể nhƣ Bệnh viện đa khoa
huyện Tiền Hải, một bệnh viện khá nổi tiếng về sự phát triển cơ sở hạ tầng,
trình độ và nhân lực cán bộ cũng nhƣ công tác chuyên môn phục vụ nhân dân
trong tỉnh Thái Bình cho thấy: tỷ lệ Bác sỹ / Điều dƣỡng hiện tại mới chỉ đạt
cụ thể là 43 Bác sỹ/52 điều dƣơng và Nữ hộ sinh. Nhƣ vậy kể cả Nữ hộ sinh
thì mới đạt tỷ lệ tƣơng đƣơng 1 Bác sỹ/ hơn 1 Điều dƣỡng, đây là tỷ lệ thấp
với nhu cầu thực tế hiện nay và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực y tế của
bệnh viện nói riêng và của tỉnh nói chung. Các bệnh viện tuyến huyện khác
trên toàn tỉnh chắc không ngoài tình trạng chung nhƣ bệnh viện đa khoa
huyện Tiền Hải, Thái Bình. Qua đây cho thấy tình trạng chung về nhân lực
điều dƣỡng của các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình ngày
nay vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đây là những vấn đề
cấp bách, thách thức ngành y tế Thái Bình trong công tác chuyên môn điều trị
tại các cơ sở y tế cũng nhƣ trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong tình hình nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đƣợc chăm
sóc sức khỏe của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.
Việc đánh giá tình trạng nhân lực và chất lƣợng điều dƣỡng tại các
bệnh viện trong tỉnh nói riêng và trên toàn quốc nói chung hiện nay là rất cần
thiết nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách về nhân lực của

ngành y tế Thái Bình và của Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện
nói riêng và trong cộng đồng nói chung.
1.3. Những nghiên cứu về điều dƣỡng
1.3.1. Các nghiên cứu về điều dưỡng trên thế giới
Tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh là một khía cạnh cơ bản của
CSNB, giáo dục nhƣng nghèo thông tin là vấn đề phổ biến nhất của các khiếu
nại của ngƣời bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo N. Aghakhani và


12

các cộng sự (2012), nghiên cứu về những rào cản quan trọng nhất của GDSK
ngƣời bệnh là tình hình làm việc của điều dƣỡng, là kiến thức thấp của điều
dƣỡng và không thấy tầm quan trọng của GDSK. Về cơ sở bệnh viện, là thiếu
các nguồn tài nguyên để thực hiện GDSK [55]. Nghiên cứu này cho thấy, sự
tƣơng tác giữa ngƣời bệnh, bác sĩ, điều dƣỡng và các yếu tố hệ thống có ý
nghĩa đối với việc thực hiện GDSK cho ngƣời bệnh.
Chăm sóc răng miệng là một khía cạnh thiết yếu quan trọng của chăm
sóc điều dƣỡng. Một nghiên cứu cắt ngang của Hajbaghery và Ansari (2013),
đƣợc tiến hành trên 130 điều dƣỡng từ 6 đơn vị chăm sóc đặc biệt tại một
bệnh viện trƣờng Đại học ở Iran. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những
rào cản quan trọng nhất để chăm sóc răng miệng cho ngƣời bệnh là: quá nhiều
nhiệm vụ ghi chép, tiếp theo là thiếu thời gian, thiếu nhân viên, thiếu kiến
thức và sự nhận thức rằng chăm sóc răng miệng không là nhiệm vụ ƣu tiên.
Đây là những rào cản chính trong thực hiện chăm sóc răng miệng cho ngƣời
bệnh nặng [50]. Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu quan sát tiền cứu để có thể
phản ánh chính xác hơn thực hành của điều dƣỡng trong chăm sóc răng miệng
cho ngƣời bệnh.
Các yếu tố liên quan đến việc thực hiện CSNB của ĐDV có thể nói

đến là giới tính. Theo A. Ozdemir (2008), nghiên cứu về giới và nghề nghiệp,
nhận thức của sinh viên điều dƣỡng về vai trò của ĐDV nam ở Thổ Nhĩ Kỳ,
kết quả chỉ ra rằng nghề điều dƣỡng vẫn đƣợc coi là nghề phù hợp cho phái
nữ, nhƣng trong một vài hoạt động CSNB vẫn cần có điều dƣỡng nam. 47,8%
sinh viên điều dƣỡng nam tin rằng nam giới sẽ cải thiện chất lƣợng CSNB vì
sức mạnh thể chất của họ, đặc biệt là ở các khu vực ICU, phòng mổ, khoa cấp
cứu là nơi thích hợp cho nam giới làm việc, còn khoa Nhi là nơi làm việc
thích hợp cho giới nữ. Vì vậy, nam giới sẽ gặp khó khăn ở vài hoạt động
chăm sóc đƣợc cho là vai trò truyền thống của nữ giới [43].


13

Ngoài ra, các yếu tố về thời gian trung bình điều dƣỡng trực tiếp
CSNB, số nhân lực điều dƣỡng tham gia chăm sóc, khối lƣợng công việc
cũng liên quan đến chất lƣợng CSNB và sự an toàn của ngƣời bệnh [43], [44],
[48], [55].
Theo nghiên cứu của J.Needleman và các cộng sự (2002), tiến hành
bằng phƣơng pháp sử dụng dữ liệu hành chính từ năm 1997 cho 799 bệnh
viện tại 11 tiểu bang (bao gồm 5.075.969 bệnh nhân nội khoa và 1.104.659
bệnh nhân phẫu thuật) để kiểm tra mối liên quan giữa thời gian chăm sóc của
điều dƣỡng với kết quả điều trị của bệnh nhân. Kết quả cho thấy, số giờ trung
bình mỗi ngƣời bệnh đƣợc điều dƣỡng chăm sóc mỗi ngày là 7,8 giờ, thời
gian trung bình mỗi ngƣời bệnh đƣợc điều dƣỡng chăm sóc mỗi ngày cao có
liên quan đến chất lƣợng CSNB tốt và thời gian nằm viện của ngƣời bệnh
ngắn hơn [48]. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp nên có thể chƣa
phản ánh đầy đủ về các hoạt động chăm sóc so với thực tế, vì vậy cần có một
nghiên cứu quan sát thực tế để có đánh giá khách quan hơn.
Trong thời kỳ kinh tế xã hội, kỳ thị và phản kháng, trách móc, nghiên
cứu của Sathyajith S về sự hài lòng công việc giữa các y tá của bệnh viện ở

Kerala, nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu bằng cách
sử dụng bảng câu hỏi 81 câu từ 200 mẫu thu đƣợc kết quả 15% đánh giá mức
độ hài lòng là cao, 72% đánh giá sự hài lòng là vừa phải [61]
Bối cảnh tại Việt Nam, hầu hết nhân viên y tế công cộng (84%) hiện
đang làm việc ở khu vực nông thôi, nơi có 80% ngƣời dân sinh sống. Để cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lƣợng tốt, điều quan trọng là phát triển
các chiến lƣợc ảnh hƣởng đến động lực của nhân viên để có hiệu quả tốt hơn.
Nghiên cứu của Marjoein Dieleman (2003) về các yếu tố thúc đẩy việc làm
của nhân viên y tế nông thôn ở miền Bắc Việt Nam cho thấy động lực bị ảnh
hƣởng bởi cả những khuyến khích tài chính và phi tài chính. Các yếu tố thúc
đẩy chính cho nhân viên y tế là sự đánh giá cao của các đồng nghiệp quản lý


14

và cộng đồng, một công việc và thu nhập. Các yếu tố gây nản lòng liên quan
đến mức lƣơng thấp và điều kiện làm việc khó khăn [52]
1.3.2. Các nghiên cứu về điều dưỡng tại Việt Nam
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ Bác sỹ/Điều
dƣỡng viên tại các cơ sở điều trị tối thiểu là 1 Bác sỹ/4 Điều dƣỡng viên. Việt
Nam, hiện tại trung bình tại các cơ sở y tế điều trị thì cứ một Bác sỹ thì có 1,5
- 2 Điều dƣỡng viên. Tỷ lệ này ở Việt Nam cũng là thấp nhất trong số các
nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á [9].
Hầu hết các bệnh viện đều thiếu điều dƣỡng, trung bình mỗi ngƣời phải
quản lý gần 3 giƣờng bệnh. Do đó các điều dƣỡng chỉ có thể thực hiện y lệnh
điều trị và theo dõi chứ không đủ thời gian chăm sóc toàn diện bệnh nhân đúng
nhƣ chức năng của họ (gần gũi hỏi han, chăm sóc về tinh thần...). Do quá thiếu
điều dƣỡng viên nên một số bệnh viện phải thuê những ngƣời không có chuyên
môn làm công việc chăm sóc bệnh nhân. Ông Thành cũng cho biết, hầu hết
điều dƣỡng viên ở Việt Nam chỉ có trình độ trung học và sơ học, chỉ hơn 4% có

trình độ cao đẳng trở lên.
Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013), tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho ngƣời bệnh nhƣ: hỗ
trợ đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay đồ vải, tỷ lệ NNNB đảm
nhiệm giảm dần từ 78,1% xuống 63,6%, thay vào đó là do sự hỗ trợ của
NVYT, sự phối hợp giữa NVYT và NNNB, tỷ lệ này tăng dần từ 10,5% đến
22,2%. Về nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng đƣợc NVYT trực tiếp thực
hiện là 30,6%. Kết quả thể hiện, ĐDV tại bệnh viện này đã có chuyển biến
tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản cho
ngƣời bệnh [33].
Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012), tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lâm Đồng, điều dƣỡng thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho ngƣời bệnh
chiếm tỷ lệ thấp: vệ sinh răng miệng (5,0%), hỗ trợ đại tiểu tiện (15%), thay


15

đồ vải (13,7%), cho ngƣời bệnh ăn qua thông dạ dày (18,3%) và đáp ứng nhu
cầu phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh đạt từ 15% đến 38,3%. Hƣớng dẫn
ngƣời bệnh về chế độ dinh dƣỡng, thực hiện thuốc và theo dõi dùng thuốc tỷ
lệ lần lƣợt là 86,7%, 96,7% và 91,7%, có 98,3% ngƣời bệnh đƣợc công khai
thuốc hàng ngày. Các yếu tố tác động và cản trở nhiều nhất đến hoạt động
CSNB theo ý kiến của ĐDV là thiếu phƣơng tiện (52,7%), thiếu nhân lực
(48,3%); thiếu thời gian (21,8%); thiếu trình độ chuyên môn và lớn tuổi
(10%) và thiếu sự quan tâm của lãnh đạo (6,7%) [38]. Tuy nhiên, 12 nghiên
cứu chƣa xác định mối liên quan giữa các yếu tố tác động và cản trở nêu trên
với việc thực hiện các nhiệm vụ CSNB của ĐDV.
Nghiên cứu của Lê Thị Bình (2013), khảo sát kỹ năng thực hành của
450 ĐDV đang trực tiếp làm công tác CSNB tại 9 bệnh viện trong cả nƣớc
vào giữa năm 2006 đến 2007 và các yếu tố ảnh hƣởng. Kết quả cho thấy thực
trạng kỹ năng của điều dƣỡng còn yếu và có qui luật ở các bệnh viện tuyến

trung ƣơng tốt hơn các bệnh viện tuyến tỉnh/thành, việc thực hiện kỹ thuật,
thủ thuật theo bảng kiểm chỉ đạt mức trung bình, hầu hết ở các bệnh viện điều
dƣỡng chỉ thực hiện các kỹ thuật với những bƣớc cơ bản không thể nào thiếu
đƣợc (ví dụ: tiêm thuốc cho ngƣời bệnh chỉ cần rút thuốc vào bơm tiêm sau
đó sát khuẩn và tiêm) còn toàn bộ các bƣớc khác kể cả vô khuẩn thì làm ẩu
hoặc bỏ để đáp ứng với khối lƣợng công việc vì sự quá tải ngƣời bệnh [1].
Các yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành của điều dƣỡng là thâm niên công
tác, trình độ chuyên môn, sự đào tạo liên tục và sự hỗ trợ của đồng nghiệp
[18]. Nghiên cứu này thực hiện trên phạm vi rộng và đã nêu lên tƣơng đối đầy
đủ thực trạng về những hạn chế trong kỹ năng thực hành CSNB của điều
dƣỡng tại các bệnh viện tỉnh/thành và tuyến trung ƣơng trong cả nƣớc
Các yếu tố liên quan đến hoạt động CSNB có thể nói đến là độ tuổi
của ĐDV, giới tính và thâm niên công tác. Ngoài ra còn có yếu tố về số nhân


×