Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Mô tả thiết kế móc hàm khung cho bệnh nhân mất răng kennedy loại I,II được điều trị tại các cơ sở thực hành của viện đào tạo răng hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 70 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mất răng là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đặc biệt ở ng ười cao
tuổi. Theo nghiên cứu về gánh nặng toàn cầu của các bệnh lý năm 2010
(Global Burden of Disease), trong phần nghiên cứu về bệnh lý mất răng
(1), tính tới năm 2010, tỉ lệ dân số thế giới mất răng là 2.3% t ương
đương với 158 triệu người. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra răng
miệng toàn quốc năm 1990 (2), tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là
47,33%. Gần đây hơn, theo kết quả điều tra răng miệng toàn qu ốc ở
Việt Nam năm 1999-2000, số răng mất trung bình của một ng ười ở l ứa
tuổi 35-44 là 2,10 răng và trên 45 tuổi là 6,64 răng (3). Mất răng ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân, về mặt ch ức năng
cũng như thẩm mỹ, nếu diễn ra trong thời gian dài, người bệnh có th ể
xuất hiện các biến chứng như di chuyển răng, cản tr ở kh ớp cắn và m ột
vài rối loạn khác. Chính vì vậy, điều trị mất răng là một thách th ức l ớn
của ngành răng hàm mặt. Tùy vào tình trạng toàn thân và tình tr ạng m ất
răng của bệnh nhân, bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp điều tr ị khác
nhau như phục hình cố định trên implant, phục hình cố định b ằng c ầu
chụp, phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung, phục hình
tháo lắp toàn phần, phục hình tháo lắp trên implant.
Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là
một khung sườn, toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung được đúc
liền một khối. Ngày nay, hàm khung được chỉ định rộng rãi vì:
- Phù hợp với những bệnh nhân có tình trạng toàn thân và tại ch ỗ
chống chỉ định với thủ thuật cấy ghép Implant.


2
- Hàm khung sinh lý hơn so với hàm hàm nhựa.


Đối với hàm khung, hệ thống móc là thành phần quan trọng, đ ược
nối với khung sườn kim loại qua các thanh n ối phụ, móc đ ảm b ảo tính
lưu giữ và tính ổn định của hàm trên miệng bệnh nhân. Hệ thống móc
này rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại móc phù h ợp v ới t ừng tình
huống lâm sàng khác nhau. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thi ết k ế
móc trong phục hình hàm khung, chúng tôi chọn đề tài: “Mô tả thiết kế
móc hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại I,II đ ược
điều trị tại các cơ sở thực hành của Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt”
với hai mục tiêu:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mất răng
Kennedy loại I,II đượ điều trị phục hình hàm khung tại
các cơ sở thực hành của Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt.

2.

Mô tả đặc điểm thiết kế móc hàm khung được chỉ định
cho nhóm bệnh nhân trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự mất răng
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học mất răng
Mất răng là tình trạng thiếu một vài hay toàn bộ răng trên cung
hàm. . Theo nghiên cứu về gánh nặng toàn cầu c ủa các bệnh lý t ừ năm
1990 đến năm 2010 (Global Burden of Disease), trong phần nghiên cứu

về bệnh lý mất răng (1), năm 2010 tỷ lệ mất răng là 2,3% dân số thế
giới tương đương với 158 triệu người. Trong 20 năm từ năm 1990 đến
năm 2010, tỷ lệ mất răng của dân số thế giới giảm 45% từ 4,4% xuống
còn 2,3%. Tỷ lệ mất răng tăng dần theo tuổi ở cả hai gi ới với tỷ l ệ phát
sinh (Incidence) lên cao nhất vào 60 tuổi. Yếu tố này không thay đổi sau
20 năm mặc dù tỷ lệ mất răng giảm. Việc thiếu sự hỗ trợ về tài chính từ
chính phủ và không có những chính sách thích hợp về chăm sóc răng
miệng ở ngay cả những nước phát triển có thể giải thích cho s ự s ụt
giảm sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi (4) . Theo cuộc điều tra năm
2010 của Bộ Y Tế Canada, 6,4% dân số nước này mất răng, nếu tính
trong độ tuổi từ 60-79 tuổi thì tỷ lệ này là 21.7% (5). Tại Việt Nam, theo
điều tra của viện Răng-Hàm-mặt tiếng hành năm 2002 trên 3384 đối
tượng người lớn ở cả nông thôn và thành thị cho thấy trên 10% số người
bị mất răng trong đó thì mất răng toàn bộ hai hàm chiếm 1%; toàn b ộ
hàm trên chiếm 3.3%; toàn bộ hàm dưới chiếm 2.7%; còn lại hầu hết là
mất răng lẻ tẻ.


4
1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của sự mất răng.
Nguyên nhân mất răng rất đa dạng, bao gồm các bệnh lý về răng
và tổ chức quanh răng, chấn thương, khối u vùng hàm mặt… Theo nghiên
cứu được công bố năm 1995 trên các bệnh nhân từ 40-69 tuổi đ ược nhổ
răng vào năm 1992, có 51% răng được nhổ do bệnh lý nha chu, 35.4% do
sâu răng, 9.5% do cả hai nguyên nhân trên và 3.5% do các nguyên nhân
khác. Cùng nghiên cứu nhưng nếu lấy bệnh nhân làm đơn v ị th ống kê,
các tác giả cho kết quả 58.4% bệnh nhân được nh ổ răng vì bệnh lý sâu
răng, 39.9% do bệnh lý nha chu, 5% do kết h ợp c ả hai và 2.6% do các
nguyên nhân khác (6)
Mất răng gây ra những hậu quả không mong muốn về sức khỏe

răng miệng, thẩm mỹ và sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Nh ững hậu
quả này bao gồm:
- Tiêu xương: Sau nhổ răng, xuất hiện sự biến dạng xương ổ răng
theo cả chiều cao và chiều ngoài –trong (7)

Hình 1.1: Giảm chiều cao xương ổ răng sau mất răng 33, 34


5

Hình 1.2: Giảm chiều dày xương ổ răng sau mất răng 21
Sự tiêu xương diễn ra mạnh nhất trong 3 tháng đầu, giảm dần sau
6 tháng và ổn định sau 1 đến 2 năm kể từ khi nhổ răng (7).
Tiêu xương gây ra những hậu quả sau:
+ Giảm chiều cao và chiều dày sống hàm đồng thời khiến bám tận
của các cơ hạ hàm di chuyển về đỉnh mào xương giảm tính l ưu gi ữ của
hàm giả tháo lắp (hình 1.3, hình 1.4)
+ Giảm chiều cao tầng mặt dưới, xương hàm dưới xoay và đ ưa ra
trước. Xương hàm trên tiêu hướng tâm (từ ngoài vào trong) trong khi
xương hàm dưới tiêu li tâm (từ trong ra ngoài) khiến cho trên lâm sàng
ta thường thấy bệnh nhân bị móm, Sống hàm hàm dưới nằm phía ngoài
sống hàm hàm trên (8)
- Sự di chuyển răng: Mất răng có thể gây ra sự di chuy ển các răng
đối diện và răng đối nhằm đóng lại khoảng trống của răng bị m ất. Vi ệc
này có thể gây ra cản trở khớp cắn và tạo các điểm chạm s ớm, rối loạn
khớp thái dương hàm
- Giảm hiệu quả và khả năng ăn nhai: Hiệu quả ăn nhai phụ thuộc
rất nhiều vào các răng còn lại có chức năng của bệnh nhân hay nói cách
khác phụ thuộc vào số lượng răng có tiếp khớp với nhau (9) (10). Theo



6
Gotfredsen K và Walls AW cần ít nhất 20 răng với 9-10 cặp răng đ ối nhau
tính cả các răng phía trước để đảm bảo hiệu quả và khả năng ăn nhai
của bệnh nhân (Gotfredsen and Walls, 2007). Người ta cũng tìm ra r ằng
độ dày cơ cắn trên bệnh nhân mất răng toàn bộ giảm mạnh và tăng lên
sau khi được phục hình tháo lắp toàn phần tuy nhiên đ ộ dày c ơ cắn lúc
này vẫn nhỏ hơn độ dày cơ cắn của nhóm không mất răng (11).
- Ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân : Tuy hiện tại chưa có bằng
chứng khoa học lý giải cơ chế ảnh hưởng của sức khỏe răng mi ệng lên
sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra mỗi liên h ệ c ủa
mất răng với các bệnh lý tim-mạch như cao huyết áp, suy tim, nh ồi máu
cơ tim, xơ vữa động mạch vành, các bệnh lý tiêu hóa nh ư viêm loét d ạ
dày, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy… (12)
1.1.3. Phân loại mất răng
Đối với thiết kế hàm tháo lắp bán phần, một trong những hệ
thống phân loại mất răng được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân
loại Kennedy, được phát triển bởi Bác sĩ Edward Kennedy năm 1923 d ựa
trên những tình trạng mất răng thường gặp nhất trên lâm sàng. H ệ
thống này bao gồm 4 loại:
- Loại I : mất nhóm răng sau hai bên không còn răng gi ới hạn xa
- Loại II : mất nhóm răng hàm một bên không còn giới h ạn xa
- Loại III : mất nhóm răng hàm một bên còn giới hạn xa nh ưng các
răng thật còn lại không đủ vững để mang các răng mất
- Loại IV : mất nhóm răng cửa, khoảng mất răng đi qua đường giữa
cung hàm


7


Hình 1.3. Phân loại mất răng theo Kennedy
Năm 1954, dựa trên phân loại Kennedy, bác sĩ O.C Applegate (13) đã
bổ sung hai phân loại thứ V và thứ VI. Hai phân loại được Applegate
thêm vào đó là :
- Loại V : khoảng mất răng một bên có giới hạn sau nh ưng nhóm
răng cửa rất yếu, không có khả năng nâng đỡ cho phục hình
- Loại VI : Khoảng mất răng một bên có giới hạn sau ngắn, nên ph ục
hình bằng phục hình cố định


8

Hình 1.4. Phân loại mất răng Kennedy-Applegate
1.2. Sơ lược về hàm khung.
1.2.1. Ưu nhược điểm của hàm khung. (14)
So với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung có nh ững
ưu điểm:
- Thể tích ít cồng kềnh hơn nên bệnh nhân dễ chịu khi mang hàm
giả, thời gian thích nghi ngắn hơn so với hàm nhựa.
- Cổ răng và các răng còn lại được giải phóng, giúp duy trì t ốt các
răng còn lại.
- Hàm giả ít bị lún khi ăn nhai do có tựa mặt nhai. Hiệu quả ăn nhai
cũng cao hơn.
- Kim loại bóng nên dễ vệ sinh và bền hơn hàm nhựa.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như
- Kỹ thuật lâm sàng và labo phức tạp.


9
- Đòi hỏi trang thiết bị labo hiện đại hơn.

- Chi phí cao hơn.
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định làm hàm khung (13)
1.2.2.1. Chỉ định
- Thay thế 1 vài răng trên 1 góc phần tư hoặc cả 2 góc ph ần tư của
1 cung răng.
- Thay thế tạm thơi các răng mất trên 1 bệnh nhi ( hàm giả có th ể
được thiết kế phù hợp với sự phát tiển của trẻ).
- Thay thế răng mất với các bệnh nhân không thích hợp với các
buổi làm việc dài và các thủ thuật xâm lấn nhiều như mài cầu chụp hoặc
cấy ghép implant.
- Cung cấp các ưu điểm của việc dễ dàng tháo lắp, giúp bệnh nhân
vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
- Cố định các răng bị bệnh quanh răng.
1.2.2.2. Chống chỉ định.
- Thiếu răng phù hợp trên cung răng để nâng đỡ, lưu giữ, ổn định hàm
giả.
- Sâu lớn hoặc bệnh quanh răng nghiêm trọng trên các răng còn l ại.
- Bệnh nhân không hợp tác.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
1.2.3. Thành phần cấu tạo của hàm khung


10

Hình 1.5. Các thành phần chính của hàm khung
Các thành phần của hàm khung bao gồm :
- Nối chính : là một bộ phần của hàm giúp kết nối tất cả các thành
phần của nó lại với nhau qua đó giúp phân bó đều lực tác dụng lên răng
trụ và niêm mạc. Thêm nữa, sự kết nối các thành phần lưu giữ ở hai bên
cung hàm lại với nhau hạn chế tác dụng của các lực xoắn, vặn xuất hiện

khi ăn nhai
- Nối phụ : là một bộ phận của hàm giúp kết nối các thành ph ần
khác (vật giữ trực tiếp, vật giữ trực tiếp, yên…) vào nối chính
- Vật giữ trực tiếp bao gồm móc và các mối nối chính xác. Bộ phận
này giúp đảm bảo hàm không bị bật ra khi ăn nhai. Mọi vật giữ trực ti ếp
cần đảm bảo các yêu cầu sau đây(15):
+ Nâng đỡ: không bị lún xuống lợi (đảm nhận bởi t ựa)
+ Đối kháng: Vật giữ trực tiếp phải có thành phần đối kháng lại
với lực tác dụng của tay móc lưu giữ lên răng
+ Ổn định: Chống lại sự di chuyển theo chiều ngang của hàm giả
+ Vật giữ giữ trực tiếp phải ôm quanh răng ít nh ất 180 độ nh ằm
ngăn hàm giả bật khỏi răng


11

Hình 1.6. Vật giữ trực tiếp phải ôm quanh răng ít nhất 180 đ ộ
+ Khi ở trạng thái tĩnh, vật giữ trực tiếp không tác dụng bất kì l ực
nào lên răng
- Tựa: Tựa hàm khung có tác dụng truyền lực t ừ hàm khung theo
trục của răng, ngăn phần lưu giữ của móc di chuy ển về phía l ợi trong khi
ăn nhai đồng thời ngăn thức ăn di chuyển vào vị trí tiếp xúc giữa móc và
răng trụ. Thành phần này được đặt trong một hốc được sửa soạn tr ước
trên mặt nhai hoặc mặt trong của răng trụ. Để bảo vệ mô cứng của răng
trụ khỏi tổn thương gây ra bởi sự di chuyển của tựa, người ta th ường
thiết kế hốc đặt tựa trên onlay hoặc chụp (13).


12
1.2.4. Chuyển động của hàm khung khi ăn nhai

6 chuyển động của hàm tháo lắp :

Hình 1.7: Chuyển động của hàm khung theo 3 chiều không gian khi
ăn nhai.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Di động theo mặt phẳng ngang, chiều gần-xa
Di động theo phương thẳng đứng
Đi động theo mặt phẳng ngang, chiều trong-ngoài
Chuyển động quay theo phương thẳng đứng
Chuyển động quay quanh sống hàm
Chuyển động quay trên mặt phẳng ngang
Năm 1925, Housset lần đầu miêu tả ba yêu cầu đối với thiết kế

hàm khung để đảm bảo sự ổn định của nó trên sống hàm. Đó là tam th ức
Housset (Housset’s triad). Các yêu cầu này bao gồm :


13
- Nâng đỡ (sustention) : là tập hợp các lực chống lại l ực tác động
lên hàm tháo lắp theo phương thẳng đứng, hướng từ m ặt nhai t ới s ống
hàm qua đó chống lại sự nén của hàm giả lên sống hàm. Nối chính, s ố
lượng và sự phân bố các tựa mặt nhai, tựa gót răng, rìa cắn đóng vai trò
quan trọng trong yêu cầu này. Bệnh nhân mất răng càng nhiều, càng ít
tựa trên răng tự nhiên thì trong thiết kế phần nối chính cần che ph ủ

càng nhiều niêm mạc hơn để đảm bảo phân bổ lực nén.
- Ổn định (stabilisation) : Tập hợp các lực chống lại sự di chuy ển
theo mặt phẳng ngang và sự quay của hàm giả tháo lắp. Các thành ph ần
tay móc đối kháng, thanh nối phụ, 2/3 trên vùng lẹm của các tay móc
góp phần đảm bảo tính ổn định, ngoài ra cần kể đến các mốc giải ph ẩu
của bệnh nhân như sống hàm, vùng tam giác hậu hàm, lồi củ xương hàm
trên.
- Tính lưu giữ (retention) : Tập hợp các lực chống lại s ự r ời ra kh ỏi
sống hàm một cách không có chủ đích của hàm. Ph ần 1/3 d ưới vùng lẹm
của tay móc lưu giữ vai trò chủ yếu trong yêu cầu này
1.2.5. Sử dụng song song kế trong thiết kế hàm khung
1.2.5.1. Cấu tạo của song song kế


14
Hình 1.8: Song song kế
Cấu trúc chung của một song song kế bao gồm (16):
- Đế: nơi đặt bàn điều chỉnh
- Cần dọc: gắn vuông góc với đế
- Cần ngang: được gắn liền bên trên cần dọc theo chiều ngang
- Cây song song: được gắn vào cuối phần ngang, cây này song song
với cần dọc và có thể di chuyển theo chiều đứng
- Phần giữ dụng cụ: được gắn vào cây song song là bộ phận để gi ữ
các dụng cụ nhỏ
- Bàn điều chỉnh: dùng để giữ cố định mẫu hàm. Bàn này có th ể
xoay chiều hướng nhờ có khớp lồi cầu
- Các dụng cụ nhỏ:
+Cây phân tích: cây kim loại hình trụ, được dùng để kiểm tra và
phân tích các vùng lẹm có ích, đồng thời xác đ ịnh s ự song song c ủa m ột
mặt phẳng với các mặt phẳng khác

+Cây chì: dùng để vẽ đường vòng lớn nhất trên răng tr ụ, xác định
vùng lẹm lưa giữ mong muồn ở trên mặt 1 răng trụ
+Cây đo độ lẹm: dùng để các định độ lẹm cần thiết và vị trí vùng
lẹm lưu giữ mong muốn ở trên mặt một răng trụ, gồm các cỡ 0,25mm;
0,5mm; 0,75mm
+Các dụng cụ khác.


15
1.2.5.2. Sử dụng song song kế
a, Mặt phẳng hướng dẫn và hướng tháo lắp (16)
- Mặt phẳng hướng dẫn: là hai hoặc nhiều hơn các m ặt ph ẳng
đứng song song với nhau trên các răng trụ có tác dụng hướng dẫn h ướng
lắp và tăng tính ổn định của hàm. Các mặt phẳng hướng dẫn có th ể xuất
hiện một cách tự nhiên trên răng trụ nhưng trong hầu hết các trường
hợp, cần sửa soạn trước trên thân răng

Hình 1.9: Sửa soạn răng trụ tạo mặt phẳng hướng dẫn
- Hướng lắp: là hướng hàm giả di chuyển từ điểm tiếp xúc đầu
tiên của nó với răng trụ cho đến khi tựa nằm sát đáy ổ t ựa và n ền hàm
giả áp sát mô nâng đỡ bên dưới. Hướng này trùng v ới h ướng tháo và có
thể trùng hoặc không với hướng di chuyển của hàm giả


16

Hình 1.10: Hàm giả chỉ có một hướng lắp duy nhất trong trường
hợp có đủ mặt phẳng hướng dẫn.

Hình 1.11: Xuất hiện nhiều hướng lắp trong trường hợp trục các

răng trụ phân kì về phía mặt nhai
b, Kĩ thuật sử dụng song song kế (17):
1-Khảo sát bằng mắt thường: mẫu nghiên cứu được quan sát từ
phía mặt nhai, đánh giá hình dạng cung răng, hình dáng chung và s ự
phân bố của răng trụ, hình thành sơ bộ hướng lắp hàm


17
2- Khảo sát ban đầu trên song song kế: mẫu nghiên cứ đượcc đ ặt
trên đế sao cho mặt phẳng nhai trùng với mặt phẳng ngang. Ta khảo sát
các răng trụ và Sống hàm răng để tìm ra các vùng lẹm có th ể sẽ đ ược s ử
dụng để đảm bảo tính lưu giữ của hàm giả.
+Dùng cây chì kẻ đường vòng lớn nhất trên các răng trụ
+Dùng cây đo độ lẹm đo độ lớn của các vùng lẹm nghiên cứu kh ả
năng lưu giữ của tay móc khi được đặt ở những vùng lẹm này
3- Phân tích: Trong một số trường hợp sau, cần nghiêng mẫu đ ể
tìm hướng lắp mới khác với hướng tháo lắp tìm được khi m ẫu đ ược đ ặt
song song với mặt phẳng ngang:
+Đảm bảo thẩm mỹ: hình 1.15 là mẫu hàm được đặt ở vị trí song
song với mắt phẳng ngang của bệnh nhân mất răng 11, 21, vùng l ẹm
nằm trên mặt gần của răng trụ 12, 21. Nếu giữ nguyên h ướng l ắp này,
sau phục hình xuất hiện khe giữa yên hàm và cổ răng tr ụ làm gi ảm th ẩm
mỹ cho bệnh nhân. Chúng ta có thể loại bỏ khe này b ằng cách nghiêng
mẫu hàm về phía sau sao cho cây phân tích song song với mặt gần-ngoài
của các răng trụ


18

Hình 1.12: Thay đổi hướng lắp đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân

+ Đảm bảo tháo lắp dễ dàng: Khi mẫu hàm được đặt n ằm ngang,
có thể xuất hiện một răng, hoặc một vị trí của sống hàm ngăn cản sự di
chuyển theo hướng lắp của hàm giả. Trong trường hợp này cần tìm m ột
hướng tháo lắp mới tránh sự cản trở này

Hình 1.13: Thay đổi hướng lắp tránh cản trở
+ Tăng lưu giữ: Các vùng lẹm không thể được tạo ra hay tăng lên
khi nghiêng mẫu, vì thế để tăng tính lưu giữ người ta thiết kế h ướng l ắp


19
sao cho phần cứng chắc của hàm được đưa vào vùng lẹm

của

răng

hoặc sống hàm như hình 1.17

Hình 1.14: 1 là hướng lắp của hàm giả, 2 là hướng di chuyển của
hàm, sự di chuyển này bị ngăn cản bởi phần cứng chắc của hàm đi
vào vùng lẹm của răng trụ
4- Khảo sát cuối cùng: Sau khi chọn được hướng lắp m ới cho hàm
giả trên mẫu hàm, thay thế cây phân tích bằng cây chì có màu khác v ới
cây chì sử dụng khi kẻ đường vòng lớn nhất khi mẫu hàm song song v ới
mặt phẳng ngang. Sau khi vẽ đường vòng lớn nhất, ta có đ ược răng tr ụ
với hai đường vòng lớn nhất khác nhau


20


Hình 1.15: Đường vòng lớn nhất trên răng trụ, màu đen t ương ứng
với đường vòng lớn nhất khi mẫu hàm được đặt song song với m ặt
phẳng ngang, màu đỏ tương đương với mẫu hàm sau khi chọn
hướng lắp mới.
Để đạt được sức lưu giữ tối đa, hàm giả cần kháng lại được:
+Các lực làm di chuyển hàm, chống lại các l ực này bằng cách s ử
dụng các mặt phẳng hướng dẫn hoặc móc.
+Các lực có hướng trùng với hướng tháo lắp của hàm, trong trường
hợp này, chỉ có thể sử dụng móc để đảm bảo lưu giữ.
Trong trường hợp mặt phẳng hướng dẫn đủ để đảm báo tính ổn
định của hàm giả, phần tay móc lưu giữ chỉ cần chống lại s ự di chuy ển
của hàm giả dọc theo hướng tháo (hình 1.19)


21

Hình 1.16: đường vòng lớn nhất màu xanh được kẻ khi mẫu hàm
song song với mặt phẳng ngang, màu đỏ được kẻ sau khi nghiêng
mẫu hàm tìm hường tháo lắp mới.
Trong trường hợp không có mặt phẳng hướng dẫn trên răng tr ụ,
tay móc lưu giữ phải nằm ở vùng lẹm chung của cả hai loại đường vòng
lớn nhất để đảm bảo tính ổn định (hình 1.20)

Hình 1.17: Móc chữ I nằm ở vùng lẹm chung của hai đường vòng l ớn
nhất, chống lại các lực gây di chuyển hàm và các lực cùng h ướng v ới
hướng tháo
5-Đánh dấu hướng tháo lắp cuối cùng trên mẫu



22
1.3. Móc hàm khung (15)
Móc răng là một bộ phận của hàm khung đảm bảo m ỗi liên hệ
giữa hàm khung và răng tự nhiên. Nó bao gồm hai hay nhiều đầu tay móc
gắn vào những vùng lẹm thân răng, nhờ sự đề kháng của kim lo ại đối
với sự biến dạng mà hàm giả được lưu giữ. Vùng lẹm thân răng là vùng
nằm dưới đường vòng lớn nhất của thân răng vẽ đ ược sau khi s ử d ụng
song song kế.
Cấu trúc chung của móc hàm khung gồm :
- Thanh nối phụ nối móc với phần nền hàm giả (đối với móc vòng)
hoặc với phần nối chính (đối với móc thanh)
- Tụa mặt nhai hoặc một tựa rìa cắn hay một tựa gót răng giúp
truyền lực nhai xuống răng tự nhiên.
- Tay đối kháng chống lại lực tác dụng lên mặt răng của tay l ưu gi ữ
- Tay lưu giữ bao gồm hai phần, một phần nằm ngoài vùng lẹm
đảm bảo tính ổn định của hàm giả và một phần có tính đàn hồi nằm
dưới vùng lẹm. Khi bệnh nhân đeo hàm giả, phần đàn hồi này ch ỉ tác
dụng lực lên răng khi nhai và lực này bị chống lại b ởi tay đối kháng bên
phía đối diện
Có hai loại móc cơ bản là móc vòng và móc thanh
- Móc vòng : là móc có hai tay ôm răng trụ, tay móc l ưu giữ đi từ
trên đường vòng lớn nhất cắt đường này để tới vùng lẹm. Tay đối kháng
ở phía đối diện với tay lưu giữ và ở trên đường vòng lớn nh ất. Thanh n ối
phụ nối trực tiếp móc với nền hàm giả. Loại móc này được nối tr ực tiếp


23
vào nối chính, lực ăn nhai được truyền trực tiếp xuống răng nh ờ đó
bệnh nhân cảm nhận tốt hơn, giảm sự lún của hàm xuống xương-niêm
mạc, và đảm bảo sức khỏe mô nha chu. Tuy nhiên trong các trường h ợp

mất răng không có giới hạn xa, hàm tháo lắp có xu h ướng quay theo tr ục
nằm ngang từ dưới lên trên, khi đó người ta ph ải đ ặt t ựa m ặt nhai bên
phía gần của răng trụ để đảm bảo tính nâng đỡ.
- Móc thanh : Móc thanh có thanh nối phụ đi từ phía lợi, việc đ ể
thanh nối phụ nằm xa nền hàm giả có tác d ụng gi ảm l ực nhai tác d ụng
lên móc và răng trụ. Tuy nhiên việc đi từ phía lợi gây ra hiện t ượng mắc
thức ăn và qua đó giảm sức khỏe vùng nha chu
1.3.1. Hệ thống móc vòng
a) Móc Acker

Hình 1.18: Móc Acker


24
- Cấu tạo của móc Acker gồm có một tựa mặt nhai nối v ới hai tay
móc
+Tay lưu giữ có phần ôm nằm trên đường vòng lớn nhất và đầu tay
móc nằm dưới đường vòng lớn nhất
+ Tay đối kháng nằm bên phía đối diện và nằm trên đ ường vòng
lớn nhất
- Ưu điểm:
+Hiệu quả lưu giữ tốt
+Dễ thiết kế và đúc
+Ít lưu giữ thức ăn
- Nhược điểm
+Lộ móc nhiều hơn móc thanh
+Khó sửa chữa
- Chỉ định: Răng hàm lớn, răng hàm nhỏ cạnh khoảng mất răng có
giới hạn xa



25
Hình 1.19: Móc nhẫn
b) Móc nhẫn (ring clasp)
Móc này ôm trọn thân răng trụ với tựa mặt nhai nằm cùng bên với
vùng lẹm
- Ưu điểm:
+Hiệu quả lưu giữ tốt
+Sử đụng dược trên các răng trụ có vùng lẹm cạnh khoảng m ất
răng
- Nhược điểm:
+Ôm trọn thân răng nên cần vệ sinh kĩ.
+Rất khó sửa chữa
- Chỉ định:
+Răng hàm dưới nghiêng gần-trong
+Răng hàm trên nghiêng gần-ngoài
c) Móc Bonwill
Loại móc này có thể được miêu tả như sự kết hợp của hai móc
Ackers quay lưng lại với nhau. Nó đảm bảo s ự lưu giữ c ả phía tr ước và
phía sau, thường được chỉ định cho bên góc phần tư không m ất răng
trong phân loại mất răng Kennedy II


×