Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Kỹ thuật kháng sinh đồ MIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 32 trang )

Kỹ thuật kháng sinh đồ MIC
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHÁNG SINH TỐI THIỂU
ỨC CHẾ VI KHUẨN

(Minimum Inhibitory Concentration - MIC)
I.
II.
III.
IV.
V.

VI.

I.

Ts. LÊ THỊ ÁNH HỒNG
MỤC LỤC
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ
TRANG THI ẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ
MÔI TRƯỜNG VÀ SINH PHẨM
3.1. Môi trường
3.2. Các loại kháng sinh và tá dược
CHỦNG VI KHUẨN
4.1. Các chủng vi khuẩn chuẩn quốc tế
4.2. Chủng vi khuẩn cần xác định MIC
KỸ THUẬT
5.1. Cách pha kháng sinh
5.1.1. Pha dung dịch kháng sinh đậm đặc (dung dịch “mẹ”)
5.1.2. Pha các đậm độ kháng sinh
5.2. Kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn trong
môi trường đặc


5.3. Kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn trong
môi trường lỏng
PHỤ LỤC
6.1. Dung dịch đệm phosphat dùng để pha dung dịch kháng sinh “mẹ”
6.2. Dung dịch đệm phosphat để pha loãng kháng sinh và vi khuẩn (PBS)
6.3. Ống mẫu Mc Farland 0.5
6.4. Bảng mẫu ghi kết quả
6.5. Giá trị MIC của các chủng chuẩn quốc tế

MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ

Mục đích: Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định chính xác nồng độ nhỏ nhất của kháng sinh có
tác dụng ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy (phương pháp
định lượng).
Nguyên lý: Nồng độ kháng sinh tăng dần trong môi trường nuôi cấy, khi đạt đến một nồng độ
nhất định nó sẽ ức chế được sự phát triển của vi khuẩn, và bằng mắt thường đã có thể xác định
được điều này.
II. TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ


Nồi cách thủy



Cân điện chính xác (0,000g)



Tủ lạnh




Tủ đông lạnh – 20oC




Tủ ấm 37oC



Bộ cấy phiên bản 32 chân đinh (bằng thép không rỉ), mỗi đầu chứa 2 l.



Pipet Pasteur



Ống đong khắc vạch 25 ml hoặc 50 ml



Các loại pipet khắc vạch: 0,1 ml, 0,2 ml, 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml.



Micropipet: 0,5 – 10 l, 10 - 100 l.

 Các loại ống nghiệm đường kính: 12 mm, 16 mm, 18 mm.

 Bình cầu hoặc bình nón: 25 ml, 50 ml, 100 ml, 300 ml, 500 ml, 1000 ml
 Hộp lồng đường kính 90 mm.
III. MÔI TRƯỜNG VÀ SINH PHẨM
3.1. Môi trường


Thạch Mueller - Hinton (MH).


Canh thang MH.



Canh thang thường hoặc BHI (Brain Heart Infusion).



Thạch máu cơ bản (Blood agar base).

 Máu cừu hoặc máu thỏ đã loại fibrin, lấy máu và dùng ngay, có thể giữ ở tủ lạnh
nhưng không được quá 48h.
 NAD (nicotin adenin dinucleotid).
3.2. Các loại kháng sinh và hóa dược
 Các loại kháng sinh bột dùng cho phòng thí nghiệm, hoặc kháng sinh bột dùng để tiêm
truyền tĩnh mạch.
 Dung dịch đệm dùng để pha các kháng sinh:
 Đệm phosphat dùng để pha dung dịch “mẹ”: pH 6, pH 7, pH 8.
 Đệm phosphat dùng để pha loãng kháng sinh.
 Nước cất vô trùng.
 Hóa chất

 NaCl
 KCl
 Na2HPO4.H20
 KH2PO4
 H2SO4
 BaCl2
 Dung dịch NaOH 2M





Dung dịch HCl 0,5 N
Cồn tuyệt đối Methanol và Ethanol.

IV. CHỦNG VI KHUẨN
4.1. Các chủng vi khuẩn chuẩn quốc tế
-

Hemophilus influenzae NCTC 8468


Staphylococcus aureus ATCC 25923



Escherichia coli ATCC 25922

 Streptococcus faecalis ATCC 29212
 Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853

4.2.Chủng vi khuẩn cần xác định MIC:
Nhất thiết phải là các chủng đã được định danh và thuần khiết.
V. KỸ THUẬT
5.1. Cách pha kháng sinh
5.1.1. Pha dung dịch kháng sinh đậm đặc (dung dịch “mẹ”)
5.1.1.1. Nếu sử dụng kháng sinh bột dùng cho phòng thí nghiệm: dựa trên hoạt lực của kháng
sinh (được ghi trên các nhãn lọ), ta sẽ tính để pha dung dịch mẹ theo công thức sau:
Ví dụ: Kháng sinh chloramphenicol có hoạt lực 99,13%, nếu cần pha 10 ml dung dịch kháng
sinh mẹ có nồng độ 1600 g/ml, sẽ phải cân Xg kháng sinh:
Kháng sinh bột sau khi được cân, sẽ pha với dung dịch đệm thích hợp (xem 6.1.), tùy
theo mỗi loại kháng sinh khác nhau sẽ có những dung môi và dung dịch đệm khác nhau (phụ
thuộc từng hãng sản xuất loại kháng sinh).
Nhiều loại kháng sinh có thể hoà tan và được pha loãng trong nước cất. Một số khác cần
phải hoà tan trong các dung môi đặc biệt, sau đó mới được pha loãng trong nước cất. Ví dụ:
Kháng sinh

Chất hòa tan

Chất pha loãng

Ampicillin

Dung dịch đệm phosphat pH 8

Dung dịch đệm phosphat pH 6

Cephalosporin

Dung dịch đệm phosphat pH 6


Nước cất

Tetracyclin

Cồn methanol

Nước cất

Trimethoprim

Cồn methanol

Nước cất

Sulfamethoxazol

NaOH 2M

Nước cất

Chloramphenicol

Cồn ethanol 100%

Nước cất

Rifampycin

Cồn ethanol 100%


Nước cất

Erythromycin

Cồn ethanol 100%

Nước cất

Acid fusidic

Cồn ethanol 100%

Nước cất

Dung dịch kháng sinh gốc sau khi pha xong, chia nhỏ ra các ống nghiệm, bảo quản trong
lạnh - 200C. Một khi đã lấy ra, chỉ dùng trong phạm vi một ngày.


5.1.1.2. Nếu sử dụng kháng sinh bột dùng cho tiêm truyền tĩnh mạch: là bột kháng sinh không
tinh khiết, vì đã có tá dược hòa lẫn trong bột kháng sinh để dễ hòa tan với dung dịch hồi chỉnh
hoặc nước cất khi tiêm, sẽ không có chỉ số hoạt lực của kháng sinh. Vì vậy sẽ không thể cân bột
kháng sinh để pha dung dịch kháng sinh mẹ được (vì sẽ không chính xác). Vậy muốn có dung
dịch mẹ: pha toàn bộ lọ kháng sinh đó với một lượng nước hồi chỉnh hoặc nước cất theo chỉ dẫn
(có trên nhãn của lọ kháng sinh), từ đó tính được nồng độ của dung dịch mẹ.
Ví dụ: 1 lọ kháng sinh Ampicillin dùng cho tiêm truyền có 1g bột hòa với 5 ml nước cất,
như vậy nồng độ kháng sinh của dung dịch mẹ này là: 200.000 g/ml, tiếp tục pha loãng trong
dung dịch đệm phosphat pH 6 hoặc nước cất đến khi có nồng độ cần thiết. Chia nhỏ vào các ống
nghiệm, bảo quản trong lạnh - 200C. Một khi đã lấy ra để tan băng, chỉ dùng trong phạm vi một
ngày.



5.1.2. Pha các đậm độ kháng sinh
Dung dịch “mẹ”
2,5 ml (1280 g/ml)
2 ml
1 ml
0,5 ml
0,5 ml
2ml (80 g/ml)
1 ml
0,5 ml
0,5
2ml (5 g/ml)
1 ml
0,5 ml
0,5 ml
2ml (0,32 g/ml)
1 ml

Dung dịch đệm
PBS *
(hoặc nước cất)
2ml
3 ml
3,5 ml
7,5 ml
2 ml
3ml
3,5 ml
7,5 ml

2 ml
3ml
3,5 ml
7,5 ml
2 ml
3ml

Độ pha

Đậm độ trung
gian (g/ml)

1/2
1/4
1/8
1/16
1/2
1/4
1/8
1/16
1/2
1/4
1/8
1/16
1/2
1/4

1280
640
320

160
80
40
20
10
5
2,5
1,25
0,64
0,32
0,16
0,08

Đậm độ cuối cùng
(g/ml)**
128
64
32
16
8
4
2
1
0,5
0,25
0,125
0,064
0,032
0,016
0,008


* PBS: Dung dịch đệm phosphat dùng để pha loãng kháng sinh (xem 6.2.).
**
Đậm độ cuối cùng được tính theo tỷ lệ trộn 2,5 ml dung dịch trung gian + 22,5 ml thạch
MH, hoặc 0,2 ml dung dịch trung gian +1,8 ml canh thang MH (pha loãng 1/10).
5.2. Kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn trong môi trường
đặc
Ngày 1:
-

Tất cả các chủng cần thử MIC và các chủng chuẩn quốc tế, đều được cấy trong canh thang
thường (hoặc trên môi trường thích hợp của từng loại), đặt ở 37 0C/18h để có được vi khuẩn
non. Chú ý điều kiện khí trường theo yêu cầu của từng loại vi khuẩn: H. influenzae, S.
pneumoniae, S. pyogenes để trong khí trường có 5% CO2(trong điều kiện không có tủ ấm
CO2, tạo CO2 bằng cách cho đĩa thạch vào một bình thủy tinh lớn, đốt nến, đậy nắp thật kín).

-

Chuẩn bị thạch MH: Cân thạch theo công thức (ghi trên hộp), đun sôi cho tan hết thạch, hấp
thạch ở 121oC/15 phút. Đối với một số chủng cần môi trường có chất dinh dưỡng cao phải
cho thêm: 5-10% máu (cho các chủng S. pneumoniae), 5-10% máu và hấp cách thủy 80oC/20
phút, lắc đều trong suốt thời gian hấp cách thủy, sau đó cho thêm NAD (đối với chủng H.
influenzae). Để thạch nguội còn khoảng 40-500C, dùng ống đong khắc vạch đong 22,5 ml
thạch cho vào bình nón đã có sẵn 2,5 ml dung dịch kháng sinh theo các nồng độ như trong
bảng pha kháng sinh, lắc kỹ và đổ vào hộp lồng, khi thạch nguội cất bảo quản trong tủ lạnh 4
- 80C (có thể bảo quản được trong 2 tuần). Mỗi lần làm MIC cần 2 đĩa môi trường MH không
có kháng sinh để làm đĩa chứng (cho thêm 2,5 ml PBS hoặc nước cất).

Ngày 2:
-


Cấy vi khuẩn thuần khiết từ canh khuẩn non (canh khuẩn đã cấy qua đêm 18h) hoặc nhặt
một số khuẩn lạc từ môi trường thạch thích hợp hoà vào 3 ml dung dịch đệm PBS (hoặc nước
cất) để có độ đục bằng độ đục của ống Mc Farland 0,5 – tương đương 1-1,5 x 10 8 vi
khuẩn/ml (xem 6.3.). Tiếp tục pha loãng 1/100 để có đậm độ vi khuẩn 1-1,5 x 10 6/ml bằng
cách dùng micropipet hút 20 l cho vào 2 ml đệm PBS (hoặc nước cất).

-

Dùng pipet Pasteur hút khoảng 0,5 ml huyền dịch (1-1,5 x 10 6/ml) cho vào mỗi giếng, theo
sơ đồ đã ghi số của các chủng:


1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24


25

26

27

28

29

30

Chủng
chuẩn*

Chủng
chuẩn*

* Tùy theo loài vi khuẩn cần xác định MIC để chọn chủng chuẩn sao cho thích hợp: Với
các chủng vi khuẩn đường ruột có thể dùng chủng E. coli ATCC 25922, S. aureus 25923
làm chủng chuẩn, với chủng H. influenzae, S. pneumoiae có thể dùng chủng H.
influenzae NCTC 8468 làm chủng chuẩn.
-

Dùng bộ phiên bản 32 chân đinh chấm vào giếng sau đó đặt lên đĩa thạch MH có các nồng
độ kháng sinh khác nhau (nếu không có bộ cấy phiên bản, có thể dùng micropipet nhỏ
2 l/chủng lên mặt đĩa thạch theo sơ đồ).
Lưu ý:
 Các đĩa thạch cần được để se mặt thạch trong tủ ấm 37 oC/ 30 phút trước khi cấy

vi khuẩn.
 Đánh dấu vị trí trên dưới hoặc trái phải của đĩa thạch để tránh nhầm lẫn khi đọc
kết quả.
 Đặt vào đĩa thạch MH chứng (không có kháng sinh) trước và sau khi đặt vào các
đĩa thạch có kháng sinh.
 Đặt từ đĩa thạch có nồng độ kháng sinh thấp nhất đến nồng độ cao hơn.
 Chú ý cần nhẹ nhàng không để các chân đinh ấn sâu vào trong thạch.

-

Sau khi đặt lên các đĩa thạch, chờ cho đĩa thạch khô (các giọt nước tại các chân đường cấy
thấm vào thạch (khoảng 15 phút- 20 phút) cất vào tủ ấm 37 oC/18 giờ, lật úp đĩa thạch. Đối
với một số chủng cần thiết phải đặt các đĩa thạch trong điều kiện có CO 2 (S. pneumoniae, H.
influenzae, Branhamella catarrhalis).

Ngày 3:
-

Trước tiên đọc kết quả ở các đĩa thạch chứng không có kháng sinh để kiểm tra sự thuần khiết
của chủng vi khuẩn và đảm bảo không bị chết trước khi tiến hành, nếu các chủng đảm bảo
thuần khiết và phát triển tốt mới đọc tiếp.

-

Đọc kết quả ở các chủng chứng (chủng chuẩn quốc tế), so sánh kết quả MIC của các chủng
này với bảng mẫu (xem 6.5.), nếu những kết quả này nằm trong giới hạn, sai số cho phép là
một bậc nhỏ hơn hoặc một bậc lớn hơn, điều đó nói lên rằng các điều kiện của thí nghiệm đã
đạt được chuẩn thức: pH, nồng độ kháng sinh, nhiệt độ, dinh dưỡng của môi trường, mật độ
của vi khuẩn… Như vậy có thể tiếp tục đọc kết quả ở những chủng cần xác định MIC. Nếu



không đạt được như trên, bắt buộc phải làm lại thí nghiệm, đồng thời phải kiểm tra lại các
điều kiện của thí nghiệm sao cho đúng chuẩn thức.
-

Đọc kết quả, lần lượt đọc từ đĩa thạch có nồng độ kháng sinh thấp nhất. Nồng độ MIC được
xác định ở đĩa môi trường mà ở đó các vi khuẩn bị ức chế phát triển, nên mật độ vi khuẩn
giảm hẳn chỉ còn 1-3 khuẩn lạc mọc.

-

Kết quả MIC của các chủng với mỗi kháng sinh được ghi theo bảng mẫu (xem 6.4.) trên một
tờ giấy.

-

-

Ở nồng độ thấp nhất, không có vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là: nhỏ hơn hoặc
bằng nồng độ đó (). Trong trường hợp đến nồng độ cao nhất mà vẫn thấy vi khuẩn mọc thì
kết quả được ghi nhận là lớn hơn nồng độ đó ().
Kết quả MIC của các chủng sẽ được so sánh với nồng độ ranh giới kháng (xem 6.6.) để phân
biệt thành 3 mức độ nhạy cảm, kháng hay ở mức độ trung gian: nhạy cảm (Susceptible - viết tắt
S), trung gian (Intermediate - viết tắt I) hoặc đề kháng (Resistante - viết tắt R).
5.3. Kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn trong môi trường
lỏng
Ngày 1:
-

Tất cả các chủng cần thử MIC và các chủng chuẩn quốc tế, đều được cấy trong canh thang

thường hoặc BHI để có được canh khuẩn non, theo tỷ lệ sau: trực khuẩn Gram âm: cấy 0,1
ml; Liên cầu D, tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh: cấy 0,3 ml; Các liên cầu khác: 0,6 ml (hoặc
trên môi trường thạch thích hợp của từng loại). Đặt ở 37 oC/ 18 giờ để có được vi khuẩn non.
Chú ý điều kiện khí trường theo yêu cầu của từng loại vi khuẩn: H. influenzae, S.
pneumoniae, S. pyogenes để trong khí trường có 5% CO2(trong điều kiện không có tủ ấm
CO2, tạo CO2 bằng cách cho đĩa thạch vào một bình thủy tinh lớn, đốt nến, đậy nắp thật kín).

Ngày 2:
-

Pha loãng 0,1 ml (100 l) canh khuẩn non (sau khi để 37 oC/18 giờ sẽ có đậm độ tương
đương 1-1,5 x 108 vi khuẩn ml) trong 9,9 ml canh thang MH (pha loãng 100 lần để có đậm
độ tương đương 1-1,5 x 10 6 vi khuẩn/ml), chia 1,8 ml vào các ống nghiệm đường kính 12
mm. Nếu nuôi cấy qua đêm bằng môi trường thạch, lấy vi khuẩn thuần khiết từ môi trường
thạch thích hợp hoà vào 3 ml dung dịch đệm PBS (hoặc nước cất) để có độ đục bằng độ đục
của ống Mc Farland 0,5 – tương đương 1-1,5 x 108 vi khuẩn/ml (xem 6.3.), sau đó lại pha
loãng 1/100 trong canh thang MH và chia vào các ống nghiệm như trên.

-

Thêm 0,2 ml nước cất hoặc nước muối sinh lý vô trùng vào 1 ống nghiệm (chứng âm).

-

Thêm 0,2 ml kháng sinh đã pha theo bảng pha các đậm độ kháng sinh ở trên vào mỗi ống
nghiệm, phân phối từ nồng độ kháng sinh thấp nhất đến nồng độ cao nhất. Lắc kỹ từng ống
nghiệm.

-


Đặt vào tủ ấm 37oC/18 giờ.

Ngày 3.
-

Lắc kỹ từng ống nghiệm trước khi đọc kết quả.


-

Đọc kết quả ở ống chứng âm trước để kiểm tra xem chủng vi khuẩn có phát triển tốt hay
không, nếu vi khuẩn phát triển tốt mới tiếp tục đọc kết quả, nếu không mọc tốt phải làm lại
thí nghiệm.

-

Đọc kết quả ở các chủng chứng (chủng chuẩn thức quốc tế), so sánh kết quả MIC của các
chủng này với bảng mẫu (xem 6.5.), nếu những kết quả này nằm trong giới hạn, sai số cho
phép là một bậc nhỏ hơn hoặc một bậc lớn hơn, điều đó nói lên rằng các điều kiện của thí
nghiệm đã đạt được chuẩn thức: pH, nồng độ kháng sinh, nhiệt độ, dinh dưỡng của môi
trường, mật độ của vi khuẩn… Như vậy có thể tiếp tục đọc kết quả ở những chủng cần xác
định MIC. Nếu không đạt được như trên, bắt buộc phải làm lại thí nghiệm, đồng thời phải
kiểm tra lại các điều kiện của thí nghiệm sao cho đạt được điều kiện chuẩn thức.

-

Xác định nồng độ MIC: Đọc kết quả bắt đầu từ ống nghiệm có nồng độ kháng sinh thấp
nhất. Nồng độ MIC được tính ở ống nghiệm có nồng độ kháng sinh thấp nhất có thể ức chế
được sự phát triển của vi khuẩn (bằng mắt thường không nhìn thấy vi khuẩn mọc - canh
thang trong).


-

Kết quả MIC của các chủng với mỗi kháng sinh được ghi theo bảng mẫu (xem 6.4.)

-

-

Ở nồng độ thấp nhất, không thấy vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là : nhỏ hơn hoặc
bằng nồng độ đó (). Trong trường hợp đến nồng độ cao nhất mà vẫn thấy vi khuẩn mọc thì
kết quả được ghi nhận là lớn hơn nồng độ đó ().
Kết quả MIC của các chủng sẽ được so sánh với nồng độ ranh giới (xem 6.6.) để phân biệt 3
mức độ nhạy cảm, kháng hay ở mức độ trung gian: nhạy cảm (Susceptible - viết tắt S), trung
gian (Intermediate - viết tắt I), kháng (Resistante - viết tắt R).
6. PHỤ LỤC
6.1. Dung dịch đệm phosphat dùng để pha dung dịch kháng sinh “ mẹ ”

Dung dịch A: Na2HPO4.2 H2O
11,867 g/l
Dung dịch B: KH2PO4
9,078 g/l
Dung dịch đệm phosphat pH 6: 20 ml dung dịch A + 80 ml dung dịch B
Dung dịch đệm phosphat pH 7: 70 ml dung dịch A + 30 ml dung dịch B
Dung dịch đệm phosphat pH 8: 95 ml dung dịch A + 5 ml dung dịch B
Kiểm tra lại độ pH, nếu cần thiết cho thêm dung dịch A hoặc B. Hấp vô trùng 1210C/15’.
6.2. Dung dịch đệm phosphat để pha loãng kháng sinh và vi khuẩn (PBS)
NaCl
8 gam
KCl

0,2 gam
Na2 HPO4. 2H20
1,44 gam
KH2P04
0,2 gam
Nước cất vừa đủ
1000 ml
Lắc đều, điều chỉnh pH = 7,4. Hấp vô trùng 1210C/15’.
6.3.

6.3. Ống mẫu Mc Farland 0,5
Dung dịch H2S04 1%
9,95 ml
Dung dịch BaCl2 1%
0,05 ml
Ống mẫu Mc Farland 0,5 có độ đục tương đương với 1-1,5 x108 vi khuẩn/ ml


6.4
6.4.

6.4. Bảng mẫu ghi kết quả:
Kháng sinh:
Môi trường:
Nhiệt độ và khí trường:

6.5.

Giá


trị MIC của

các

chủng

chuẩn

quốc

(Theo Clinical Microbiology and Infection, volume 2 supplement 1, Dec. 1996 )
Enterococcus
faecalis
ATCC 29212

Amikacine

Escherichia
coli
ATCC 25922
0,5 - 4

Ampicilline

2-8

0,25 - 1

Tên kháng sinh


Pseudomonas
aeruginosa
ATCC 27853
1-4

Staphylococcus
aureus

ATCC 25923
0,5 - 2
0,03 - 0,.25

tế


Azlocilline

Escherichia
coli
ATCC 25922
4 - 32

Azotréonam

0,06 - 0,.25

Carbénicilline

4 - 16


Céphalotine

4 - 32

Céfamandole

0,25 - 1

16 - 64

Céfopérazone
Céfotaxime

0,12 - 0,5
0,06 - 0,25

8 - 32
>32

Céfoxitine

1-4

>128

Ceftazidime

0,06 - 0,5

1-4


Ceftriaxone

0,03 - 0,12

8 - 32

Chloramphénicol

2 - 16

Ciprofloxacine

0,004 - 0,015

Tên kháng sinh

Clindamycine
Colistine

Pseudomonas
aeruginosa
ATCC 27853
2 - 16

16 - 64

ATCC 25923

16 - 64

0,06 - 0,25
0,25 - 1
2-8
2-8

0,25 - 1

1-4
4 - 16

2 - 16
0,25 - 1

0,2 - 4

0,006 - 0,25
0,25 - 1

0,5 - 4
0,25 - 1
0,06 - 0,25

Staphylococcus
aureus

2-8

4 - 16

Erythromycine

Gentamicine
Imipeneme

Enterococcus
faecalis
ATCC 29212
1-4

0,5 - 2
0,5 - 2

0,12 - 0,5
0,12 - 0,5
1-4

0,12 - 0,25
0,01 - 0,06


Escherichia
coli
ATCC 25922
1-4

Enterococcus
faecalis
ATCC 29212
16 - 64

Pseudomonas

aeruginosa
ATCC 27853

Latamocef
Lincomycine

0,12 - 0,5

>128
16 - 64

8 - 32

Mezlocilline

2-8

0,5 - 2

8 - 32

Minocycline

0,5 - 2

2-8

Netilmicine
Nitrofurantoine


 0,5 - 1
4 - 32

4 - 16
4 - 16

2-8

0,25
8 - 64

Norfloxacine
Ofloxacine
Oxacilline

0,03 - 0,12
0,01 - 0,06

2-8
2-8
8 - 32

1-4
1-4

0,5 - 2
0,12 - 0,5
0,06 - 0,5

Tên kháng sinh

Kanamycine

Pénicilline G

Staphylococcus
aureus

ATCC 25923
1-4
4 - 16
0,5 - 2

0,12 - 0,5

1-4

0,03 - 0,12

Pipéracilline
Polymyxine B

1-4
1-4

1-4

1-4
0,25 - 1

1-4

32 - 128

Rifampicine
Tetracyline
Ticarcilline

8 - 32
0,5 - 4
2 - 16

1-4
8 - 32
16 - 64

32 - 64
8 - 32
8 - 128

0,008 - 0,06
0,12 - 2

Tobramycine
Triméthoprime
Triméthoprime
Sulfaméthoxazole

0,25 - 1
0,5 - 2

8 - 32

1

0,5 - 2
> 64

0,12 - 1
1-4

Vancomycine

 0,5 - 9,5
1-4

0,5 - 2


Qui trình xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn
(MIC)
QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHÁNG SINH TỐI THIỂU ỨC CHẾ VI KHUẨN (MIC)

1. Phạm vi áp dụng:
Kỹ thuật xác định nồng độ ức chế tối thiểu vi khuẩn có thể áp dụng cho các
phòng thí nghiệm vi sinh trong các bệnh viện tuyến tỉnh, bện viện khu vực, bện
viện tuyến trung ương, các viện vệ sinh dịch tễ và các cơ sở nghiên cứu.
Phương pháp chuẩn thức được áp dụng nhằm xác định nồng độ kháng sinh nhỏ
nhất ức chế được sự phát triển của vi khuẩn giúp cho các thầy thuốc lựa chọn và
tính toán liều kháng sinh cho bệnh nhân.
Sử dụng để giám sát dịch tễ học nhằm đánh giá về tình hình kháng thuốc của vi
khuẩn qua đó sẽ đưa ra các biện pháp nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan
của vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và cộng đồng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn:
Sử dụng các qui trình trong sách chuyên khảo tại Việt Nam và các qui trình chuẩn thức hiện
đang áp dụng trên thế giới về thử nghiệm tính nhậy cảm kháng sinh (Clinical and Laboratory
Standard Institute; CLSI, 2010).

-

3. Giải thích từ ngữ:
MIC (Minimum Inhibitory Concentration)
: Nồng độ ức chế tối thiểu

-

I (Intermediate)

-

R (Resistant)

-

S (Susceptible)

: Trung gian
: Kháng
: Nhạy cảm
4. Nguyên lý: Các chủng vi khuẩn thử nghiệm được nuôi cấy trên các đĩa thạch
Meuller-hinton có nồng độ kháng sinh khác nhau. Nồng độ kháng sinh tối thiểu có tác dụng
ức chế vi khuẩn được xác định khi mật độ khuẩn lạc  3 khuẩn lạc.
5. Giới hạn tham chiếu: Phương pháp này không áp dụng để thử nghiệm xác định

nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn với các vi khuẩn kỵ khí do những vi khuẩn này
phát triển chậm và nghèo trên thạch Mueller-hinton.
6. Phương pháp xác định:
6.1. Loại mẫu: Các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được từ các bệnh phẩm lâm sàng, trong
các vụ dịch và ở trong môi trường ngoại cảnh.
6.2. Thiết bị, dụng cụ:
Tủ lạnh.
Tủ ấm 370C.
Máy trộn Voltex.
Cân phân tích.
Đèn cồn.
Thùng khử trùng.
Pipet định mức các cỡ 100, 200 và 1000µl.


-

Đầu côn các loại.
6.3. Hoá

Que cấy vi khuẩn.
Bộ cấy phiên bản 32 đầu mỗi đầu chứa 1µl.
Khay inox 32 giếng.
Hộp lồng nhựa đáy phẳng có đường kính 90mm.
Ống nghiệm 10ml.
Bình cầu 500ml.
Pipét 1ml, 5ml, 10ml các loại.
chất, thuốc thử:

6.3.1. Thạch Mueller-Hinton: Sử dụng thạch Mueller-Hinton bột đã được kiểm

định chất lượng hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường.
6.3.2. Kháng sinh bột: Các loại kháng sinh bột dùng cho các phòng thí nghiệm.
6.3.3. Dung dịch đệm PBS:
Thành phần:
NaCl

: 8g

KCl

: 0,2g

Na2HPO4.2H2O

: 1.44g

KH2PO4

: 0,2g

Nước cất 2 lần

: 1000ml

Hòa tan các chất trong nước cất, kiểm tra pH và chỉnh pH = 7.4.
Hấp tiệt trùng 1210C/15 phút.
Để trong chai vặn kín để tránh bay hơi và để ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong
vòng 6 tháng.
6.3.4. Nước muối sinh lý


NaCl

: 8,5g

Nước cất 2 lần

: 1000 ml

Hòa tan NaCl trong nước cất 2 lần.
Hấp tiệt trùng 1210C/15 phút.
Để trong chai vặn kín để tránh bay hơi và để ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong
vòng 6 tháng.


6.3.5. Độ đục chuẩn (McFarland): Độ đục chuẩn 0,5 McFarland phải được chuẩn bị và kiểm định
chất lượng trước khi làm thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh. Nếu độ đục chuẩn được hàn
kín để chống bay hơi và bảo quản trong bóng tối thì có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Độ
đục chuẩn McFarland được sử dụng để điều chỉnh độ đục của huyền dịch nuôi cấy vi khuẩn
cho thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh.

Độ đục chuẩn 0,5 Mcfarland hiện nay rất sẵn có trên thị trường. Hoặc có thể tự chuẩn bị bằng
cách trộn:
- Dung dịch BaCl2 1%:

0,5ml

- Dung dịch H2SO4 1%:

99,5 ml



Chia vào các tube thủy tinh và hàn kín để
tránh bay hơi, các ống đục chuẩn này có thể giữ trong vòng 6 tháng trong bóng tối nhiệt ở
độ phòng.

Lắc đều trước khi sử dụng để làm tan các hạt
BaSO4 kết tủa trong tube.

Kiểm tra độ chính xác của độ đục chuẩn 0,5
Mcfaland.
Đo bằng máy đo độ đục bước sóng 625nm: OD = 0,08-0,1.
Hoặc sử dụng chủng chuẩn E. coli ATCC 15922: điều chỉnh huyền dịch
vi khuẩn giống với độ đục chuẩn, chuẩn bị các độ pha loãng 10 lần của huyền dịch, xác định
số lượng vi khuẩn bằng phương pháp đếm trên đĩa thạch. Huyền dịch vi khuẩn có cùng độ
đục với độ đục chuẩn 0,5 phải có số lượng vi khuẩn là 10 8vk/ml.
6.3.6. Chủng chuẩn quốc tế (ATCC)
Escherichia coli ATCC 25922
Escherichia coli ATCC 35218
Giữ các chủng chuẩn ở -700C trong môi trường canh thang có chứa 10% glycerol trong
vòng 3 năm. Trước khi sử dụng cấy và kiểm tra lại các đặc tính sinh hóa của chủng chuẩn.
Các chủng chuẩn có thể được giữ trong các ống thạch nghiêng ở nhiệt độ 2-8 0C trong vòng 2
tuần.

-

6.4. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu
Các chủng vi khuẩn sau phân lập, trước khi thử nghiệm được bảo quản trong
thạch mềm, hoặc thạch nghiêng.
Khi vận chuyển, các chủng vi khuẩn phải được bảo quản trong các ống giữ chủng có nắp
xoáy và đóng gói như hình 1 và vận chuyển về phòng thí nghiệm.



Hình 1: Cách đóng gói các mẫu bệnh phẩm

-

6.5. Các bước tiến hành
6.5.1. Chuẩn bị các dung dịch kháng sinh
Pha dung dịch kháng sinh đậm đặc (dung dịch mẹ):
Dựa vào hoạt lực của kháng sinh (ghi trên nhãn lọ) để tính nồng độ dung dịch mẹ cần pha.
Khối lượng kháng sinh có hoạt lực a% cần để pha 10ml dung dịch mẹ nồng độ 5120 µg/ml
được tính theo công thức:

-

-

Kháng sinh bột phải pha với dung môi thích hợp (xem phụ lục 1). Cho một
lượng dung môi vừa đủ để hòa tan hoàn kháng sinh, bồi phụ đủ thể tích bằng
dung môi hoà tan.
Từ dung dịch mẹ, pha dung dịch gốc cần dùng bằng đệm PBS.
Từ dung dịch gốc pha loãng ½ đến nồng độ thấp nhất cần dùng.

Hình 2: Cách pha bậc 2 các đậm độ kháng sinh từ dung
dịch kháng sinh gốc


Dung dịch mẹ sau khi pha có thể chia nhỏ ra các tube, bảo quản ở -20 0C. Khi
cần lấy ra làm tan băng và dùng trong ngày, lượng thừa sẽ bỏ đi.
Các ống chứa dung dịch kháng sinh cần dùng được bảo quản ở 4 0C và dùng trong ngày.

-

-

6.5.2. Chuẩn bị các đĩa thạch kháng sinh

Thạch Mueller-Hinton được chuẩn bị theo các bước sau đây:
Cân thạch một cách chính xác theo hướng dẫn của từng hãng sản xuất và hòa tan
vào môi trường nước cất.
Đun sôi để hoà tan hoàn toàn thạch.
Kiểm tra pH và chỉnh pH = 7.2 – 7.4.
Hấp tiệt trùng 1200C/15phút, để nguội môi trường tới 500C.
Cho vào bình tam giác (loại 50ml vô trùng) 18ml thạch và 2ml dung dịch kháng sinh cần
dùng. Lắc đều và đổ ra đĩa. Vì phải chuẩn bị nhiều đĩa thạch chứa kháng sinh nồng độ khác
nhau, nên có thể dùng 1 bình tam giác và đổ từ nồng độ thấp đến nồng độ cao.
Dùng ngay các đĩa thạch trong ngày, nếu chưa dùng ngay thì gói kín và bảo quản ở trong tủ
lạnh (2-80C) trong vòng 2 tuần.
Khi sử dụng, nếu mặt thạch ướt thì phơi khô mặt các đĩa thạch trong tủ ấm (35-37 0C)
khoảng 15-30 phút. Không mở nắp đĩa thạch khi phơi để tránh bị nhiễm. Đánh dấu phía trên
và phía dưới đĩa thạch để tránh nhầm lẫn số thứ tự chủng khi đọc kết quả.
Mỗi lần làm MIC cần ít nhất 2 đĩa môi trường MH không có kháng sinh để làm chứng dương.

Kiểm định chất lượng của mỗi lô thạch:
Sử dụng chủng chuẩn E. coli ATCC 25922.
pH của môi trường phải nằm trong khoảng 7,2-7,4. Nếu nằm ngoài khoảng này thì không
được điều chỉnh pH bằng acid hoặc kiềm mà phải bỏ đi và chuẩn bị lại lô môi trường khác.
6.5.3. Chuẩn bị chủng vi khuẩn & Pha hỗn dịch vi khuẩn
Mỗi chủng vi khuẩn trước khi làmthử nghiệm cần được cấy vào môi trường thạch không có chất
ức chế (thạch dinh dưỡng, thạch máu hoặc thạch não tim), để tạo ra các khuẩn lạc thuần
riêng rẽ.

Ủ các đĩa thạch qua đêm ở 37 0C. Dùng que cấy vô trùng lấy 1 khuẩn lạc hòa tan vào 2 ml nước
muối sinh lý vô trùng và trộn đều bằng máy trộn Vortex.
Độ đục của huyền dịch vi khuẩn sẽ được so sánh với độ đục chuẩn 0,5 McFarland dưới nền giấy
trắng có kẻ các vạch đen. Lưu ý, cần phải trộn đều ống đục chuẩn trước khi dùng.
Nếu huyền dịch vi khuẩn không có cùng độ đục với độ đục chuẩn 0,5 McFarland, có thể điều
chỉnh độ đục bằng cách cho thêm nước muối sinh lý hoặc cho thêm vi khuẩn.
Pha loãng 100 lần huyền dịch có độ đục tương đương độ đục McFaland bằng cách lấy 20µl
huyền dịch này cho vào 2ml nước muối sinh lý để được huyền dịch nồng độ 10 6 vi khuẩn /ml.
Ngoài ra có thể chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn bằng cách lấy 1 khuẩn lạc từ đĩa thạch nuôi cấy
qua đêm cho vào môi trường (canh thang Mueller-Hinton, canh thang não tim, hoặc canh
thang trypton soy). Ủ ở 37 0C cho tới khi vi khuẩn mọc đục, sau đó điều chỉnh để có được độ
đục huyền dịch vi khuẩn phù hợp cho thử nghiệm.
Lưu ý: luôn luôn phải làm song song thử nghiệm với các chủng chuẩn Quốc tế để kiểm tra chất
lượng của qui trình.
6.5.4. Tiến hành
Hút 0.5ml huyền dịch vi khuẩn nồng độ 10 6 vi khuẩn /ml cho vào mỗi giếng của khay inox 32
giếng theo sơ đồ số của các chủng.
1

2

3

4


5

6


7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21


22

23

24

25

26

27

28

29

30

chủng chuẩn
1

chủng chuẩn
2

Dùng bộ cấy phiên bản 32 đầu (mỗi đầu chứa 1µl) chấm vào giếng, sau đó đặt nhẹ nhàng
(không để chân đinh ấn sâu vào thạch), chính xác (chỉ đặt 1 lần, không di chuyển) lên đĩa thạch
MH không có kháng sinh. Tiếp tục chấm và đặt lên các đĩa thạch đã có sẵn kháng sinh từ nồng
độ thấp đến nồng độ cao. Cuối cùng trước khi kết thúc, chấm vào đĩa thạch MH không có kháng
sinh một lần nữa để làm chứng.
Lưu ý: Hướng trên dưới của đĩa thạch được đánh dấu trước khi chấm để tránh nhầm lẫn số thứ

tự chủng khi đọc kết quả.
Để các đĩa thạch ở nhiệt độ phòng trong 30 phút cho khô.
Lộn ngược các đĩa và ủ ấm ở 370C trong vòng 18-20 giờ.

-

-

-

6.5.5. Đọc và phân tích kết quả
Trước tiên đọc kết quả ở các đĩa thạch chứng không có kháng sinh để kiểm tra sự thuần
khiết của chủng và đảm bảo chủng không bị chết trước khi tiến hành thử nghiệm. Nếu các
chủng đảm bảo mọc tốt và thuần khiết cả trước và sau thử nghiệm thí mới tiếp tục đọc kết
quả của chủng chuẩn và chủng thử nghiệm.
Đọc kết quả của các chủng chuẩn Quốc tế trước, so sánh kết quả MIC của các chủng chuẩn
với bảng phụ lục 2, nếu những kết quả này nằm trong giới hạn, sai số cho phép là một bậc
nhỏ hơn hoặc một bậc lớn hơn, điều đó nói lên rằng các điều kiện của thí nghiệm đã đạt
được chuẩn thức: pH, nồng độ kháng sinh, nhiệt độ, dinh dưỡng của môi trường, mật độ của
vi khuẩn… Như vậy có thể tiếp tục đọc kết quả ở những chủng thử nghiệm. Nếu không đạt
được như trên, bắt buộc phải làm lại thí nghiệm, đồng thời phải kiểm tra lại các điều kiện của
thí nghiệm sao cho đúng chuẩn thức.
Đọc kết quả, lần lượt đọc từ đĩa thạch có nồng độ kháng sinh thấp nhất. Nồng độ
MIC được xác định ở đĩa môi trường mà ở đó các vi khuẩn bị ức chế phát triển, nên
mật độ vi khuẩn giảm hẳn chỉ còn 1-3 khuẩn lạc mọc.
Kết quả MIC của các chủng với mỗi kháng sinh được ghi theo bảng mẫu (xem phụ
lục) trên một tờ giấy.
Ở nồng độ thấp nhất, không có vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là: nhỏ
hơn hoặc bằng nồng độ đó (≥). Trong trường hợp đến nồng độ cao nhất mà vẫn
thấy vi khuẩn mọc thì kết quả được ghi nhận là lớn hơn nồng độ đó (≥).

Kết quả MIC của các chủng sẽ được so sánh với nồng độ ranh giới kháng (xem phụ lục) để
phân biệt thành 3 mức độ nhạy cảm, kháng hay ở mức độ trung gian: nhạy cảm (Susceptible
- viết tắt S), trung gian (Intermediate - viết tắt I) hoặc đề kháng (Resistante - viết tắt R).


Sơ đồ 1: Qui trình thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh bằng kỹ thuật khoanh
giấy kháng sinh khuếch tán
6.6. Độ tin cậy
Qui trình Kỹ thuật này được xây dựng dựa trên các thường qui chuẩn thức của Việt
Nam và dựa trên qui trình thao tác chuẩn về thử nghiệm tính nhậy cảm kháng sinh của
CLSI (Clinical laboratory standard Institute) năm 2010. Qui trình này đã được đánh giá tại
phòng thí nghiệm kháng sinh-khoa Vi khuẩn-Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Nếu thực
hiện qui trình một cách chính xác, sẽ thu được các kết quả mà qua đó có thể dự báo
được một cách chắc chắn các kháng sinh có tác dụng trên lâm sàng.

-

-

7. Kiểm soát chất lượng:
Để đảm bảo một cách chính xác của qui trình cần phải kiểm tra chất lượng của từng
loạt môi trường sau khi pha và hoạt tính của khoanh giấy kháng sinh bằng các chủng
chuẩn quốc tế.
Các chủng chuẩn quốc tế phải được thử nghiệm song song với các chủng thử nghiệm
nhằm đảm bảo sự chính xác của kết quả.


-

-


Tuân thủ một cách chính xác qui trình xét nghiệm.
Ghi lại đầy đủ nhật ký làm việc sẽ giúp cho chúng ta theo dõi và kiểm soát một cách
dễ dàng toàn bộ qui trình thử nghiệm.

8. Các yêu cầu về an toàn: Các cán bộ khi làm thử nghiệm phải tuân thủ đầy đủ
nguyên tắc về an toàn khi làm việc với các vi khuẩn gây bệnh.
Mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo găng và mang khẩu trang.
Không ăn uống hay mang thức ăn vào phòng xé nghiệm.
9. Chất thải phát sinh và phương pháp xử lý: Chất thải của qui trình xét nghiệm
phải được cho các túi đựng các chất thải nguy hiểm hoặc cho vào phòng khử trùng và được
hấp xấy ở 1210C/15 phút.
10. Tài liệu tham khảo
Lê Lan Hương. Kỹ thuật xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC). Kỹ
thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học. Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 1991:339-349.
Performance standards for antimicrobial susceptibility testing twentieth informational
supplement M100-S20; 30(1), 2010.


Phụ lục 1:
Bảng 1. Dung môi và chất hòa tan để chuẩn bị dung dịch kháng sinh [CLSI, 2010]

Kháng sinh

Dung môi hòa tan

Chất hòa tan

Amikacin


Nước

Amoxicillin

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Ampicillin

Đệm Phosphate, pH 8.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Azithramycin

95% ethanol hoặc axit acetic

Môi trường canh thang

Azlocillin

Nước

Aztreonam

Saturated solution sodium bicarbonate Nước


Besitloxacin

Methanol

Carbenicillin

Nước

Cefaclor

Nước

Cefadroxil

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Cefamandole

Nước

Cefazolin

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Nước

Đệm Phosphate, pH 6.0,



0.1 mol/L

Cefdinir

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Cefditoren

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Ceíepime

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Cefetamet

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Cefixime


Đệm Phosphate, pH 7.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 7.0,
0.1 mol/L

Cefmetazole

Nước

Cefonicid

Nước

Cefoperazone

Nước

Cefotaxime

Nước

Cefotetan

DMSO

Ceíoxitin

Nước

Ceípodoxime


0.10% (11.9 mmol/L) dung dịch Natri
bicarbonate

Cefprozil

Nước

Nước

Nước


Ceftaroline

0.85% nước muối sinh lý

0.85% nước muối sinh lý

Ceftazidime

Natri carbonated

Nước

Ceftibuten

1/10 voi DMSO

Nước


Ceftizoxime

Nước

Ceftobiprale

DMSOg thêm axit acetic băng e,i

Ceftríaxone

Nước

Cefuroxime

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Cephalexin

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Cephalothin

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L


Nước

Cephapirin

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Cephradine

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Nước

Chloramphenicol

95% ethanol

Nước

Cinoxacin

1/2 thể tích nước, thêm1 mol/L NaOH,
nhỏ giọt để hòa tan

Nước

Ciprofloxacin

Nước


Clarithromycin

Methanole or glacial acetic axite

Nước, vortex mạnh

Đệm Phosphate, pH 6.5,


0.1 mol/L

Clavulanic axit

Đệm Phosphate, pH 6.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Clinatloxacin

Nước

Clindamycin

Nước

Colistina

Nước


Nước

Dalbavancin

DMSOg

DMSO

Daptomycin

Nước

Nước

Dirithromycin

Axit acetic

Nước

Doripenem

0.85% nước muối sinh lý

0.85% nước muối sinh lý

Doxycycline

Nước


Enoxacin

1/2 thể tích nước, nhỏ giọt 0.1 mol/L
NaOH để hòa tan

Nước

Ertapenem

Đệm phosphate, pH 7.2, 0.01 mol/L

Đệm phosphate, pH 7.2,
0.01 mol/L

Erythromycin

95% ethanol hoặc axit acetic băng

Nước

Faropenem

Nước

Nước


Fidaxomicin


DMSOg

Nước

Fleroxacin

1/2 thể tích nước, nhỏ giọt 0.1 mol/L
NaOH để hòa tan

Nước

Garenoxacin

Nước (kết hợp khuấy)

Gatitloxacin

Nước (kết hợp khuấy)

Gemiíloxacin

Nước

Gentamicin

Nước

lclaprim

DMSOg


Nước

Imipenem

Đệm Phosphate, pH 7.2, 0.01 mol/L

Đệm Phosphate, pH 7.2,
0.01 mol/L

Kanamycin

Nước

Levofloxacin

1/2 thể tích nước, nhỏ giọt 0.1 mol/L
NaOH để hòa tan

Linezolid

Nước

Linopristin-tlopristin

DMFl

Lomefloxacin

Nước


Loracarbet

Nước

Mecillinam

Nước

Meropenem

Nước

Methicillin

Nước

Nước

Nước


Metronidazole

DMSO

Mezlocillin

Nước


Minocycline

Nước

Moxalactam(diammon 0.04 mol/L HOI (để yên 1.5 đến 2 h)
ium salt)

Nước

Đệm Phosphate, pH 6.0,
0.1 mol/L

Moxiíloxacin

Nước

Mupirocin

Nước

Nafcillin

Nước

Nalidixic axit

1/2 thể tích nước, nhỏ giọt 0.1 mol/L
NaOH để hòa tan

Netilmicin


Nước

Nitrofurantoinc

Đệm Phosphate, pH 8.0, 0.1 mol/L

Đệm Phosphate, pH 8.0,
0.1 mol/L

Norfloxacin

1/2 thể tích nước

Nước

Ofloxacin

1/2 thể tích nước

Nước

Oritavancin

0.002% polysorbate-80 in wateH

0.002% polysorbate-80
trong nước

Oxacillin


Nước

Penicillin

Nước

Piperacillin

Nước

Polymyxin B

Nước

Quinupristindalfopristin

Nước

Razupenem

Đệm Phosphate, pH 7.2, 0.01 mol/L

Đệm Phosphate, pH 7.2,
0.01 mol/L

Rifampin

Methanole (nồng độ tối đa = 640
μg/mL)


Nước (kết hợp khuấy)

Nước

Nước


×