Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm GIẢI PHẪU BỆNH và một số dấu ấn hóa mô MIỄN DỊCH TRONG u sắc bào của TUYẾN THƯỢNG THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 45 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U sắc bào của tủy thượng thận (Pheochromocytoma) là khối u xuất phát
từ tế bào ưa crom tại vị trí tủy thượng thận. Đa số u sắc bào lành tính, chỉ có
tỷ lệ khoảng 10% u sắc bào ác tính .
Trên thế giới tỷ lệ mắc mới khoảng 8/1.000.000 người mỗi năm . Đa số
các trường hợp khởi phát đơn lẻ, khoảng 10% số bệnh nhân có liên quan đến
một số hội chứng di truyền gia đình. Lứa tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là từ 4050 tuổi, với các bệnh nhân có hội chứng di truyền gia đình thường khởi phát
bệnh sớm hơn .
Tủy thượng thận là tuyến nội tiết có chức năng bài tiết catecholamine,
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao cảm . Vì vậy, khi khối u có hoạt
động chế tiết hormon sẽ gây ra nhiều triệu chứng cường giao cảm như tăng
huyết áp, nhịp tim nhanh…
Phần lớn các khối u sắc bào lành tính, điều trị khỏi với phương pháp
phẫu thuật đơn thuần . U sắc bào ác tính tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%
nhưng có độ ác tính cao, di căn hạch, di căn xa, xâm lấn cơ quan kế cận khiến
tỷ lệ tái phát và tử vong cao ,.
Việc chẩn đoán u sắc bào ác tính đến nay vẫn rất khó khăn và chưa đạt
được sự đồng thuận. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các thang điểm xác định
tính chất ác tính của u sắc bào như Linnoila và cộng sự đã đưa ra 4 tiêu chuẩn
dùng đánh giá phân loại u tế bào ưa crom lành tính và ác tính năm 1990 . Đến
năm 2002, Thompson và cộng sự đề xuất sử dụng thang điểm phân độ u sắc
bào của tuyến thượng thận (Pheochromocytoma of the Adrenal gland Scaled
Score) viết tắt là thang điểm PASS sử dụng 12 tiêu chuẩn để chấm điểm phân
độ u sắc bào lành tính hay ác tính . Do kết hợp nhiều yếu tố trong đánh giá
đặc điểm mô bệnh học sẽ giúp làm tăng tính chính xác trong việc xác định


2


tính chất ác tính của khối u. Hiện nay thang điểm PASS được nhiều nhà
nghiên cứu chấp nhận và áp dụng đánh giá tính chất ác tính cũng như tiên
lượng trong u sắc bào của tủy thượng thận ,,,.
Đa số các trường hợp u sắc bào chẩn đoán dựa trên hình thái mô bệnh
học với tiêu bản nhuộm Hematoxylin-Eosin (HE) thường quy, chỉ một số
trường hợp khó trong xác định nguồn gốc u sắc bào tại tủy thượng thận hay u
di căn, cũng như phân biệt khối u vùng vỏ hay vùng tủy thượng thận có thể sử
dụng các dấu ấn hóa mô miễn dịch hỗ trợ cho chẩn đoán xác định ,. Nhiều
nghiên cứu đã sử dụng dấu ấn Ki67 đánh giá tỷ lệ nhân chia của khối u cho
thấy có sự tương quan giữa tỷ lệ nhân chia và tính chất ác tính của u sắc bào ,,
Tại Việt Nam, cho đến nay chủ yếu các nghiên cứu tiến hành trên các
khối u tuyến thượng thận nói chung trên các phương diện lâm sàng, cận lâm
sàng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị ,,,. Đối với giải phẫu bệnh hiện chưa có
nhiều nghiên cứu về u tuyến thượng thận nói chung và u sắc bào tại tuyến
thượng thận nói riêng ,.
Góp phần tìm hiểu về đặc điểm mô bệnh học, cách tính thang điểm
PASS và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, tiên lượng u sắc
bào của tuyến thượng thận, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
giải phẫu bệnh và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong u sắc bào của
tuyến thượng thận” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh u sắc bào của tuyến thượng thận
có áp dụng thang điểm PASS.
2. Xác định tỷ lệ bộc lộ của dấu ấn Ki67 và một số dấu ấn hóa mô
miễn dịch u sắc bào của tuyến thượng thận.

Chương 1
TỔNG QUAN


3


1.1. Phôi thai học, giải phẫu, mô học và sinh lý tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên hai thận. Tuyến
thượng thận được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần vỏ thượng thận và
phần tủy thượng thận. Hai phần này có nguồn gốc phôi thai học, đặc điểm mô
học và chức năng sinh lý khác nhau.
1.1.1. Phôi thai học tuyến thượng thận
Phần vỏ thượng thận có nguồn gốc từ trung bì, phần tủy thượng thận có
nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh .
Ở giai đoạn phát triển phôi, trước khi hai bờ của máng thần kinh chập
lại thành ống thần kinh, từ hai bờ máng, dọc theo đường lưng xuất hiện những
đám mô thần kinh được gọi là mào hạch từ đó khởi sinh ra hệ tế bào ưa crom.
Mào hạch sản sinh ra những tế bào ưa crom của hạch giao cảm thuộc hệ thần
kinh thực vật, của cận hạch và những tế bào ưa crom ở tủy thượng thận. Một
số tế bào tiền giao cảm di cư ra khỏi mào hạch và hình thành hệ cận hạch
mang tính chất tuyến, mô cận hạch sau khi sinh chỉ còn tồn tại ở bốn vị trí
quang trọng:





Cận hạch thượng thận
Cận hạch bụng hay hạch Zuckerkandl
Cận hạch cùng hay tuyến Luschka
Cận hạch cảnh

Đối với tuyến thượng thận, cận hạch tập trung tạo nên phần tủy thượng
thận và được vỏ bao kín hoàn toàn vào tháng thứ năm của thời kỳ phôi thai.
Do đó, các tế bào crom có chung nguồn gốc khi phát sinh u sẽ mang

các đặc điểm giống nhau dù cho vị trí khác nhau. Đối với u tế bào ưa crom
phát sinh tại vị trí tủy thượng thận được gọi với tên riêng là u sắc bào hay


4

Pheochromocytoma, còn các khối u tế bào ưa crom ở vị trí ngoài thượng thận
được gọi là u cận hạch hay Paraganglioma.
1.1.2. Giải phẫu tuyến thượng thận

Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu của tuyến thượng thận
Mỗi người có hai tuyến thượng thận, mỗi tuyến nằm ở cực trên một
thận và được bọctrong mạc thận. Tuyến thượng thận có hình tháp dẹt. Ở
người trưởng thành, mỗi tuyến cao 3 - 5 cm, rộng 2 - 3 cm và dày không quá
1cm. Mỗi tuyến nặng khoảng 4 gam.
1.1.3. Mô học tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận được bọc ngoài bởi một bao xơ, tuyến có hai phần:
phần vỏ ở ngoài và phần tủy ở trung tâm.
1.1.3.1. Vỏ thượng thận.
Phần vỏ thượng thận nằm ở ngoại vi, ngay dưới vỏ xơ,
chiếm tới 80 - 90% khối lượng tuyến, có màu vàng nhạt ở phía ngoài và hơi
nâu ở phía trong. Từ ngoài vào trong, tuyến vỏ thượng thận gồm ba lớp xếp
đồng tâm với nhau: lớp cung, lớp bó và lớp lưới.


5

Hình 1.2: Mô học của tuyến thượng thận
1.1.3.2. Tủy thượng thận.
Tủy thượng thận nằm ở trung tâm, chiếm 10 - 20% khối

lượng tuyến, có màu nâu sẫm. Phần lớn tủy thượng thận nằm ở phần đầu
tuyến thượng thận, còn ở phần đuôi tuyến thượng thận thường không chứa mô
tủy.
Tủy thượng thận được cấu tạo bởi những đám hay dây tế bào tuyến
ngắn nối với nhau thành lưới tế bào xen kẽ với lưới mao mạch hay tĩnh mạch
nhỏ. Ngoài ra trong nhu mô tuyến còn có những sợi giao cảm trước hạch, sợi
trục của các tiền nơron giao cảm tới tạo synap với các tế bào tuyến và một số
nơron hạch.
Tế bào tủy thượng thận là những tế bào lớn hình đa diện, nhân
nằm ở trung tâm. Bào tương tế bào chứa những hạt chế tiết và bắt màu sáng
khi nhuộm bằng các phẩm nhuộm thông thường nhưng khi cố định bằng các


6

dung dịch có muối crom thì những hạt chế tiết bắt màu nâu bởi vậy những tế
bào này gọi là tế bào ưa crom.
Có 2 loại tế bào: tế bào tiết noradrenalin và tế bào tiết adrenalin. Một
vài tế bào tuyến tủy thượng thận, đặc biệt những tế bào ở vùng ranh giới sát
với vùng vỏ có thể lớn hơn, nhân tăng sắc và số lượng các tế bào này tăng
theo tuổi, các tế bào này tiết ra các catecholamine là adrenalin, noradrenalin
và dopamine.
1.1.3.3. Vỏ ngoài
Vỏ ngoài của tuyến thượng thận là một vỏ mỏng, cấu tạo bởi các sợi
collagen và sợi tạo keo. Vỏ tuyến có thể hòa chung vào bao chung giữa thượng
thận và thận hay giữa thượng thận và gan. Vỏ tuyến được bao quanh bởi lớp mỡ
chứa các động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các hạch giao cảm.
1.1.4. Sinh lý tuyến thượng thận ,
Tuyến thượng thận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Thực nghiệm trên
động vật nạo bỏ hai phần tủy thượng thận con vật sẽ bị rối loạn huyết áp

nhưng một thời gian sau sẽ trở lại bình thường. Ngược lại, nếu nạo bỏ hai
phần vỏ của tuyến, con vật sẽ chết trong tình trạng rối loạn điện giải và stress.
1.1.4.1. Vỏ thượng thận
Lớp cung chế tiết các hormone chuyển hóa muối nước mà đại diện là
aldosterol.
Lớp bó và lớp lưới bài tiết cortisol và các hormon khác thuộc nhóm
hormon vỏ chuyển hóa đường và hormon sinh dục (androgen).
1.1.4.2. Tủy thượng thận
Có thể coi hai tủy thượng thận như hai hạch giao cảm lớn trong đó các
neuron mất sợi trục và trở thành tế bào bài tiết. Tủy thượng thận chế tiết
catecholamine, trong đó chủ yếu là adrenalin, noradrenalin và dopamine. Bình
thường trong máu khoảng 80% là adrenalin và 20% là noradrenalin. Các


7

catecholamine trong máu khi được đưa đến các cơ quan đích chúng gây ra các
tác dụng hầu như giống tác dụng của hệ thần kinh giao cảm.

Tác dụng của adrenalin:

Trên cơ tim: làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp cơ tim.

Trên mạch máu: làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch
não, mạch thận và mạch cơ vân do đó làm tăng huyết áp tối đa.

Trên cơ trơn khác: làm giãn đồng tử, giãn cơ trơn phế quản…

Làm tăng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể: tăng tiêu thụ oxy và
tăng sinh nhiệt, làm tăng hoạt động và hưng phấn của cơ thể.


Tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen thành glucose ở
gan


Tác dụng của noradrenalin: nhìn chung noradrenalin có tác dụng

giống adrenalin nhưng tác dụng trên mạch thì mạnh hơn, nó làm tăng cả huyết
áp tối đa và cả huyết áp tối thiểu do làm co mạch toàn thân. Các tác dụng lên
tim, lên cơ trơn đặc biệt là tác dụng lên chuyển hóa thì yếu hơn adrenalin.
Bình thường nồng độ adrenalin máu là 170-520 pmol/l còn nồng độ
noradrenalin là 0,3-28 nmol/l. Khi cơ thể trong tình trạng stress, lạnh, đường
huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tủy thượng thận tăng bài tiết
cả hai hormon này.
1.2. Bệnh học u sắc bào của tuyến thượng thận
U sắc bào của tủy thượng thận (pheochromocytoma) là khối u phát sinh
từ tế bào ưa crom ở tủy thượng thận. Với các u xuất phát từ tế bào ưa crom
(có cùng nguồn gốc phát sinh) vị trí ngoài tủy thượng thận được gọi là u cận
hạch (paraganglioma). U sắc bào được phân thành u lành tính và u ác tính, có
thể xuất hiện ngẫu nhiên hoặc trong bệnh cảnh của một vài hội chứng di
truyền gia đình ,.
U sắc bào của tuỷ thượng thận được mô tả lần đầu tiên bởi Frankel vào
năm 1886 khi ông khám nghiệm tử thi một trường hợp bệnh nhân nữ 18 tuổi


8

tử vong do phì đại cơ tim và xơ hóa, nhận thấy u ở hai bên tuyến thượng thận.
Năm 1912, Ludwig. P đưa ra thuật ngữ Pheochromocytome để chỉ u tủy
thượng thận (từ Pheochromocytome có nguồn gốc chữ Hy Lạp phaios và

chroma: có màu thẫm với muối crom) .
1.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng u sắc bào
1.2.1.1. Dịch tễ học
U sắc bào (pheochromocytoma) là khối u hiếm gặp. Trong quá khứ chủ
yếu phát hiện u trong khám nghiệm tử thi, khoảng 76% các trường hợp không
được chẩn đoán. Tỷ lệ mắc u sắc bào hiện nay giao động từ 0,4-9,5 trường
hợp/1.000.000 người mỗi năm theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ ,.
Với các khối u sắc bào của tủy thượng thận, 90% các trường hợp là
xuất hiện ngẫu nhiên và khoảng 10% có phát sinh có liên quan yếu tố di
truyền gia đình. Một số hội chứng di truyền gia đình có liên quan đến u sắc
bào của tủy thượng thận như hội chứng đa u nội tiết type 2A và type 2B
(Multiple endocrine neoplasia - MEN), bệnh von Recklinghausen, bệnh von
Hippel-Lindau, bệnh u xơ thần kinh type 1 .
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, lứa tuổi
hay gặp nhất là 40-50, ở những người có yếu tố gia đình thường khởi phát
bệnh sớm hơn (dưới 20 tuổi). Khoảng 10% khối u gặp ở trẻ em.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới nam và nữ, ở
một số ít nghiên cứu thấy nữ mắc nhiều hơn nam.
1.2.1.2. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của u sắc bào do tình trạng dư thừa các
catecholamine được tế bào u giải phóng vào máu. Biểu hiện triệu chứng đa
dạng và thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ adrenaline và noradrenaline được mô u
tiết ra, phụ thuộc vào tính chất tiết thường xuyên hay theo từng giai đoạn.
Tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kéo dài là triệu chứng thường
gặp nhất nhưng cũng có thể gặp những bệnh nhân có phối hợp nhiều triệu
chứng khác. Có những bệnh nhân không có triệu chứng tăng huyết áp.


9


Triệu chứng đặc hiệu là tăng huyết áp kịch phát nhưng không phải
thường xuyên. Cơn tăng huyết áp kịch phát gặp khoảng 48% số bệnh nhân .
Cơn có thể xảy ra tự phát hoặc sau những yếu tố thuận lợn như xúc động,
gắng sức, sờ nắn vùng sườn lưng hoặc sau những bài tập gây tăng áp lực ổ
bụng. Cơn có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ hoặc lâu hơn, có thể xảy ra lẻ
tẻ hàng tuần hoặc hàng tháng. Trong cơn, bệnh nhân thường thấy đau đầu, hồi
hộp, đánh trống ngực, lo lắng, hoảng hốt và ra nhiều mồ hôi. Sau cơn bệnh
nhân mệt lử, huyết áp có thể tụt thậm chí trụy mạch.
Tăng huyết áp liên tục có đặc điểm huyết áp tăng từ từ hoặc từng đợt
sau đó dẫn tới tăng huyết áp thường xuyên. Nếu không phát hiện và điều trị
kịp thời, tăng huyết áp sẽ gây tổn thương cơ quan đích.
Một số triệu chứng khác như cơn đau đầu, cơn nhịp nhanh, toát mồ hôi,
đánh trống ngực, lo lắng, đau ngực và đau bụng, buồn nôn, táo bón…
Biểu hiện tăng huyết áp phản ánh dạng catecholamine được bài tiết: với
khối u tiết noradrenaline gây tăng huyết áp kéo dài, khối u tiết cả adrenaline
và noradrenaline có biểu hiện tăng huyết áp không đều, khối u chỉ tiết
adrenaline đơn thuần gây giảm huyết áp và một số ít khối u tiết dopamine thì
có huyết áp bình thường.
Ở các bệnh nhân u sắc bào ác tính của tủy thượng thận có di căn xa
thường biểu hiện của tăng tiết catecholamine và độ cao huyết áp rõ ràng hơn,
đồng thời có thể có thêm các triệu chứng ảnh hưởng của khối u di căn và/hoặc
hội chứng cận u.
1.2.1.3. Cận lâm sàng

Xét nghiệm sinh hóa
 Định lượng metanephrine trong huyết tương.
 Định lượng metanephrine và catecholamine trong nước tiểu 24h.
Do catecholamine có thời gian bán hủy ngắn, quá trình giải phóng
theo từng giai đoạn vì thế rất khó đo nồng độ đỉnh trong máu trừ khi bắt đúng



10

cơn tăng huyết áp kịch phát, xét nghiệm nước tiểu 24h tỏ ra ưu thế hơn . Tuy
nhiên trên lâm sàng, thường sử dụng xét nghiệm huyết tương do tính thuận
tiện hơn trong việc lấy mẫu xét nghiệm.

Chẩn đoán hình ảnh
 Siêu âm: phát hiện khối u tại vị trí tuyến thượng thận, cấu trúc
đặc, có thể hoại tử hay tạo nang chứa dịch. Đây là phương tiện chẩn đoán rẻ
tiền, có thể áp dụng rộng rãi nhưng giá trị hình ảnh chưa cao nên chủ yếu
được dùng trong sàng lọc.
 Chụp cắt lớp vi tính: trước tiêm thuốc cản quang u có hình ảnh
khối tròn, ranh giới rõ, tỷ trọng tổ chức không đều, sau tiêm khối ngấm thuốc
mạnh, đôi khi có giảm tỷ trọng vùng trung tâm do hoại tử, tạo nang, chảy
máu. Tổn thương không đều gặp trong 68% trường hợp .
 Chụp cộng hưởng từ: tổn thương tăng tín hệu không đều trên T2
do bản chất tăng sinh mạch và hoại tử chảy máu kèm theo ở trung tâm khối.
Sau tiêm khối ngấm thuốc mạnh. Chụp cộng hưởng từ có giá trị tốt trong đánh
giá tính chất khối và tổn thương phần mềm xung quanh .
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp cộng hưởng từ là những phương pháp
chẩn đoán hình ảnh có giả trị cao trong u tuyến thượng thận. Tuy nhiên,
không có đặc điểm chẩn đoán hình ảnh nào đủ tin cậy để phân biệt u lành và u
ác trừ khi có bằng chứng trực tiếp của xâm lấn vào gan, thận, tụy hoặc di căn
xa tới xương, hạch lympho, gan và phổi. Hoại tử trong u, chảy máu, mật độ
không đồng nhất có thể gặp cả ở u lành tính và ác tính.
1.2.1.4. Chẩn đoán, tiên lượng và điều trị
Đa số các u sắc bào là lành tính, phương pháp điều trị chính là phẫu
thuật cắt bỏ u, có thể phẫu thuật theo phương pháp kinh điển (mổ mở) hoặc
phẫu thuật noi soi. Điều trị nội khoa chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát huyết

áp và dự phòng cơn tăng huyết áp kịch phát.
Đối với điều trị u sắc bào của thượng thận ác tính phụ thuộc vào mức
độ lan rộng của khối u. Nếu cắt bỏ không hoàn toàn hoặc đã có di căn xa thì


11

sau phẫu thuật dùng hóa trị và xạ trị. Thông thường tiên lượng của u sắc bào
ác tính là kém với tỷ lệ sống 5 năm khoảng 45-55%.
Theo dõi lượng catecholamine và các chất chuyển hóa của nó trong
nước tiểu kết hợp với chẩn đoán hình ảnh được khuyến cáo để theo dõi sau
phẫu thuật nhằm phát hiện tái phát và di căn.
Đối với trẻ em hoặc những bệnh nhân có tiền sử gia đình nên theo dõi
lượng catecholamine để đánh giá nhiều khối u tế bào ưa crom nguyên phát tại
các vị trí khác nhau.
1.2.2. Giải phẫu bệnh u sắc bào
1.2.2.1. Phân loại u sắc bào
Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới về các khối u nội tiết năm 2004
(WHO 2004), u sắc bào của tủy thượng thận (pheochromocytoma) được phân
loại như sau :
U sắc bào ác tính

8700/3

U sắc bào lành tính

8700/0

U sắc bào/ U cận hạch phối hợp
1.2.2.2. U sắc bào lành tính

U sắc bào lành tính (Benign pheochromocytoma) là những khối u lành
tính xuất phát từ tế bào ưa crom tại tủy thượng thận.
Thông thường với các trường hợp khởi phát không liên quan đến di
truyền khối u một bên tuyến thượng thận. Ngược lại, bệnh di truyền gia đình
u hay gặp ở cả hai bên tuyến thượng thận. Đôi khi u sắc bào kết hợp với u cận
hạch ngoài thượng thận (đây là bệnh lý nhiều khối u tế bào ưa crom nguyên
phát tại các vị trí khác nhau - chiếm khoảng 10% số bệnh nhân).



Đại thể:
U tự phát thường một bên, kích thước 3-5cm. Với các trường

hợp có nhiều u, u ở cả hai bên thường liên quan đến các hội chứng di truyền
gia đình nhất là trong MEN 2, hay kèm theo quá sản lan tỏa vùng tủy tuyến
thượng thận.


12


Khối u có ranh giới rõ, các khối lớn thường có xu hướng chèn

ép mô vùng vỏ thượng thận. Diện cắt có màu xám hồng, nâu nhạt hoặc đỏ với
các vùng xung huyết, chảy máu. Đôi khi xơ hóa, thoái hóa nang hoặc hoại tử.

Phản ứng ưa crom là phương pháp dùng trên đại thể để phát
hiện catecholamine. Sau khi ngâm trong dung dịch cố định dichromate khối u
chuyển sang màu nâu đậm do oxy hóa các catecholamine, có thể được quan
sát trên đại thể nhưng tan hoàn toàn trong nước và mất đi trong chuyển đúc

thông thường .

Hình 1.3. Đại thể u sắc bào sau khi ngâm vào dung dịch dichromate



Mô bệnh học
Cấu trúc mô u có rất nhiều dạng khác nhau. Trong trường hợp

điển hình mô u sắp xếp dạng cấu trúc dạng Zellballen gồm những ổ nhỏ tế
bào u (nest) được quây xung quanh bởi những tế bào nâng đỡ (những tế bào
này thấy trên nhuộm dấu ấn S100), các ổ ngăn cách nhau bởi các dải xơ mạch
mảnh. Ngoài cấu trúc ổ, mô u còn có dạng dải, dạng bè, dạng đám đặc hoặc
dạng lan tỏa ,. Đôi khi có thể gặp dạng giả nhú nhưng chủ yếu là do mạch
máu xung huyết hoặc chảy máu gây giãn cách mô u.Giữa các dải hoặc đám tế
bào u có nhiều lưới mạch máu thành mỏng.


13

Hình 1.4. U sắc bào với cấu trúc dạng ổ hay zellballen


Tế bào u hình đa diện, nhân tròn hoặc hình ovan, bào tương khá

rộng, dạng hạt. Trên tiêu bản nhuộm HE thường quy, bào tương tế bào thường
ưa base hoặc trung tính (kỵ màu). Nhân tế bào khá đều, đôi khi có hạt nhân,
nhiều vùng tế bào chất nhiễm sắc phân bố dạng muối tiêu phù hợp với nguồn
gốc thần kinh nội tiết của u. Dạng tế bào u hình thoi cũng xuất hiện trong một
số khối u nhưng không chiếm ưu thế . Giả thể vùi trong nhân gặp trong 1/3 số

trường hợp. Trong các u lành tính thường gặp thể cầu hyaline hóa trong bào
tương, đây là những thể hình cầu nhỏ kích thước không đều bắt màu acid,
dương tính trên tiêu bản nhuộm Periodic acid Schiff (nhuộm PAS) , thể cầu
hyaline giúp phân biệt u sắc bào với u vùng vỏ, một số nghiên cứu thấy thể
cầu hyaline không thấy trong các khối u ác tính.

Một số ít khối u có bài tiết ACTH, thoái hóa mỡ gây chẩn đoán
nhầm là u vùng vỏ tuyến thượng thận. Mô mỡ nâu quanh thượng thận có thể
thấy trong một số u nhưng ý nghĩa không rõ.

Một số vùng mô u có thể thấy lắng đọng chất dạng tinh bột
(amyloid) hoặc dạng tăng sinh xơ.


14

Hình 1.5. Tế bào u với bào tương dạng hạt mịn ưa base

Hình 1.6. Hình ảnh cầu hyaline trong bào tương tế bào u
1.2.2.3. U sắc bào ác tính
U sắc bào ác tính hay u tế bào ưa crom ác tính (malignant
pheochromocytoma) là khối u ác tính của tế bào ưa crom tại tủy thượng thận.
Trên lâm sàng, u sắc bào ác tính không thường gặp, chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 10% tổng số u sắc bào tại tuyến thượng thận . Theo phân loại của Tổ
chức Y tế thế giới hiện nay (phân loại WHO 2004), chẩn đoán u sắc bào ác
tính dựa vào bằng chứng di căn của khối u tới những vị trí bình thường không
có tế bào ưa crom, không tính đền xâm nhập tại chỗ .


15


Tỷ lệ phân bố theo tuổi và giới của u sắc bào ác tính không có sự khác
biệt so với u sắc bào lành tính. Có sự khác biệt nhỏ giữa tần suất mắc u sắc
bào ác tính giữa nhóm di truyền và nhóm xuất hiện tự phát và giữa các hội
chứng di truyền khác biệt tần suất ác tính hóa của khối u cũng khác nhau như
u xơ thần kinh type 1 có tỷ lệ ác tính thấp hơn.
U thường biểu hiện di căn hạch vùng, sau đó tới xương sống và xương
sọ, gan, thận. U sắc bào ác tính cũng có xâm nhập tại chỗ (xâm nhập vỏ, mô
mỡ quanh thượng thận) và/hoặc xâm nhập mạch nhưng những dấu hiệu này
không phải luôn xuất hiện ở những khối u có di căn xa và chúng không được
đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán xác định u ác tính. Cần loại trừ các trường hợp
xuất hiện u tế bào ưa crom nguyên phát tại nhiều vị trí, do đó di căn chỉ được
tính với các trường hợp có mô u tại vị trí bình thường không có mặt tế bào ưa
crom.

Đại thể
Đại thể u sắc bào ác tính về cơ bản không có nhiều khác biệt so với u
sắc bào lành tính. Tuy nhiên cũng có thể gặp một số dấu hiệu đại thể gợi ý
tính chất ác tính của u như:

Kích thước khối u có xu hướng lớn hơn so với u lành.

Diện cắt qua mô u có thể thấy dạng nốt hay tạo thùy, mặt cắt
không thuần nhất, có các đốm chảy máu và hoại tử. Trên đại thể thấy tạo
thành nốt hoặc nhiều nốt. U lành tính thường đơn dạng, không đồng tâm.
Những u tạo thành nốt thường ác tính. Tuy nhiên, cũng có khi u lành tạo thành
nốt.




Khối u có thể dính với các cấu trúc xung quanh, đôi khi xâm

nhập vào mô vỏ thượng thận và mô mỡ quanh thượng thận.

Mô bệnh học
Đặc điểm hình thái và cấu trúc của u sắc bào ác tính về cơ bản không
có nhiều khác biệt so với u sắc bào lành tính. Năm 2004 trong phân loại của


16

tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một số đặc điểm vi thể có tính chất gợi ý u sắc
bào ác tính bao gồm :
1. Xâm nhập vỏ: Đôi khi đặc điểm này khó đánh giá với các trường
hợp u không rõ vỏ xơ mà chỉ phân ranh giới rõ.
2. Xâm nhập mạch: được định nghĩa bởi sự xâm lấn trực tiếp của mô u
vào trong lòng mạch máu vùng vỏ hoặc phía ngoài khối u, có cục tắc trong
lòng mạch cấu tạo bởi mô u và/hoặc ổ tế bào u phủ bởi nội mô trong vỏ hoặc
ngoài vỏ mạch. Không có sự khác biệt giữa mạch máu và mạch bạch huyết.
Biểu hiện mô u trong lòng mạch ở giữa khối u (bên trong vỏ) không có giá trị
chẩn đoán xâm nhập mạch.
3. Xâm nhập ra mô mỡ quanh thượng thận.
4. Mô u có dạng phát triển ổ lớn, các ổ có thể hợp nhất với nhau. Ổ lớn
được định nghĩa có kích thước lớn hơn ít nhất 3 lần kích thước zellballen
trong hạch phó giao cảm bình thường. Cấu trúc ổ lớn phải chiếm >10% thể
tích mô u mới có giá trị.
5. Phát triển lan tỏa. Mô u không còn cấu trúc chia ổ chia thùy ngăn
cách nhau bởi vách xơ mạch.
6. Hoại tử: gồm hoại tử trung tâm của các ổ lớn và/ hoặc các ổ hoại tử
hợp nhau, lan tỏa trên diện rộng. Biến đổi thoái hóa không phải hoại tử.

7. Tăng mật độ tế bào
8. Tế bào u hình thoi
9. Nhân tế bào đa hình
10. Tế bào đơn dạng: các tế bào nhân nhỏ đều hơn mô u bình thường
nhưng tỷ lệ tỷ lệ nhân/ bào tương cao.
11. Nhân tăng sắc
12. Hạt nhân lớn
13. Tăng tỷ lệ nhân chia. Một số nghiên cứu sử dụng mốc>3 nhân
chia/10 vi trường độ phóng đại lớn (x 400 lần) để làm mốc cho đánh giá u
sắc bào ác tính.
14. Nhân chia không điển hình: được định nghĩa là sự chia cắt
chromosome bất thường, nhân chia ba cực, nhân chia bốn cực, nhân chia
dạng hình tròn hoặc nhân chia quái dị khổng lồ không rõ cực.
15. Vắng mặt thể cầu hyaline


17

Không một đặc điểm mô học nào được sử dụng đơn độc để khẳng định
u sắc bào ác tính. Theo định nghĩa, tình trạng di căn của khối u vẫn là tiêu
chuẩn vàng cho u sắc bào ác tính. Tuy nhiên, u sắc bào di căn không nhiều và
thường di căn muộn, tính chất ác tính cao do đó hầu hết các nghiên cứu u sắc
bào ác tính hiện nay tiến hành hồi cứu. Đôi khi có tình trang khối u xâm lấn
tại chỗ hoặc tái phát, bệnh tiến triển nặng và dẫn đến tử vong kể cả khi chưa
biểu hiện di căn xa thực sự. Do đó, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm
đánh giá sự kết hợp của những tiêu chuẩn hình thái trên mô bệnh học mục
đích đánh giá tiềm năng ác tính của khối u phục vụ cho tiên lượng và hỗ trợ
trong kế hoạch theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.

Một số thang điểm đánh giá u sắc bào ác tính

Nhiều nghiên cứu đã được công bố bởi các nhà giải phẫu bệnh về mô
bệnh học, HMMD và các đặc điểm khác nhằm đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán
cho u sắc bào ác tính trước khi có tình trạng di căn nhưng cho đến nay vẫn
chưa đạt được sự thống nhất. Do không có yếu tố nào có thể sử dụng đơn độc
để chẩn đoán tính chất ác tính của khối u, vì thế xu hướng nghiên cứu hiện
nay phối hợp nhiều yếu tố lâm sàng, mô bệnh học, sinh hóa và đột biến gen để
tiếp cận chẩn đoán chính xác hơn . Một số thang điểm được công bố và sử
dụng trong u sắc bào như phân loại của Linnoila, thang điểm PASS, thang
điểm GAPP.


Năm 1990, Linnoila và cộng sự đã đưa ra 4 tiêu chuẩn chẩn

đoán u tế bào ưa crom ác tính gồm: vị trí u ngoài tuyến thượng thận, mô u cấu
trúc chia thùy, hoại tử u, không có giọt cầu hyaline. Nếu mô u có 0-1 trong 4
tiêu chuẩn trên được xếp vào nhóm lành tính, nếu u có 2-4 trong 4 tiêu chuẩn
được xếp vào nhóm ác tính . Hệ thống phân loại này còn sơ sài và ưu tiên cho
u tế bào ưa crom ngoài tủy thượng thận nên không được áp dụng rộng rãi.

Năm 2002, Thompson và cộng sự đã đưa ra thang điểm phân độ
u sắc bào của tủy thượng thận (Pheochromocytoma of the adrenal gland


18

scaled score) gọi tắt là thang điểm PASS gồm 12 tiêu chuẩn dựa trên hình thái
mô bệnh học đơn thuần :
Bảng 1.1. Thang điểm phân độ u sắc bào tuyến thượng thận (PASS)
Đặc điểm
Ổ lớn hoặc phát triển lan tỏa (>10% mô u)

Hoại tử trung tâm của ổ tế bào hoặc hoại tử hợp nhau
(không tính biến đổi thoái hóa)
Mật độ tế bào cao
Tế bào u hình thoi
Nhân chia > 3/10 HPF
Tế bào đơn dạng
Nhân chia không điển hình
Xâm lấn mô mỡ quanh thượng thận
Xâm nhập mạch
Xâm nhập vỏ
Nhân tế bào tăng sắc
Nhân tế bào đa hình
Tổng điểm

Điểm
2
2
2
2
2
2
2
2
1
1
1
1
20

Với thang điểm PASS, tổng điểm < 4 điểm được xếp nhóm u lành tính

và tổng điểm ≥ 4 điểm được xếp nhóm u ác tính.

Năm 2005, Kimura và cộng sự bắt đầu nghiên cứu tiếp cận phân
loại u tế bào ưa crom ác tính . Năm 2014, Kimura đã sửa đổi và đưa ra hệ
thống phân độ cho u tế bào ưa crom tại tủy thượng thận và ngoài tủy thượng
thận gọi tắt là phân độ GAPP (Grading system for adrenal phaechromocytoma
and paraganglioma) .
Bảng 1.2. Thang điểm trong phân độ GAPP
Đặc điểm
Đặc điểm cấu trúc
Các ổ tế bào đơn dạng
Các ổ tế bào lớn và không đều
Có cấu trúc giả hoa hồng
Mật độ tế bào
Thấp (< 150 tế bào/mm2)

Điểm
0
1
1
0


19

Trung bình (150-250 tế bào/mm2)
Cao (> 250 tế bào/mm2)
Hoại tử trứng cá
Không


Xâm nhập mạch hoặc xâm nhập vỏ
Không

Dấu ấn Ki-67 (%)
<1
1-3
>3
Loại catecholamine
Loại epinephrine (E hoặc E+NE)
Loại norepinephrine (NE hoặc NE+DA)
Loại không hoạt động chức năng
Tổng điểm lớn nhất

1
2
0
2
0
1
0
1
2
0
1
0
10

(Trong đó: E là epinephrine, NE là norepinephrine, DA là dopamine)
Với thang phân độ GAPP, Kimura không xếp nhóm u sắc bào lành tính
và ác tính mà chia thành 3 nhóm biệt hóa: biệt hóa cao (0-2 điểm); biệt hóa

trung bình (3-6 điểm); kém biệt hóa: 7-10 điểm. Dựa trên các nhóm biêt hóa,
tác giả đưa ra mức nguy cơ di căn của khối u, tiên lượng sống thêm 5 năm.

Thang điểm PASS chỉ chuyên áp dụng cho u sắc bào của tủy
thượng thận (Pheochromocytoma), trong khi thang điểm GAPP có thể dùng
cho u tế bào ưa crom tại thượng thận và ngoài thượng thận
(Pheochromocytoma and Paraganglioma). Việc sử dụng thang điểm PASS dựa
trên hình thái học với tiêu bản nhuộm HE thường quy, còn thang điểm GAPP
cần sự kết hợp của cả xét nghiệm sinh hóa, mô bệnh học thường quy và hóa
mô miễn dịch.

Có một số đặc điểm về hình thái mô bệnh học được áp dụng cho
cả thang điểm PASS và thang điểm GAPP như hoại tử u (hình thái hoại tử
trung tâm các ổ lớn hay còn gọi là hoại tử trứng cá), mật độ tế bào cao, tình


20

trạng xâm nhập vỏ, xâm nhập mạch máu. Thang điểm GAPP đã lược bỏ đi
một số đặc điểm hình thái như: không đánh giá tính trạng xâm nhập mô mỡ
quanh thượng thận, tính chất đa hình của nhân tế bào, đặc điểm nhân chia
không điển hình. Việc sử dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki67 thay thế cho số
lượng nhân chia sẽ giúp xác định khách quan hơn tỷ lệ phân chia của tế bào u.

Tổng điểm cuối cùng của thang điểm GAPP cần có sự kết hợp
của các tiêu chí thuộc chuyên ngành giải phẫu bệnh (mô bệnh học, hóa mô
miễn dịch) và xét nghiệm sinh hóa đôi khi sẽ gây khó khăn cho nhà giải phẫu
bệnh về phương diện thông tin lâm sàng. Bên cạnh đó, xét nghiệm định lượng
catecholamine vẫn còn nhiều tranh cãi như: sử dụng mẫu huyết tương hay
mẫu nước tiểu 24 giờ để định lượng chưa được thống nhất; việc phân định

nhóm khối u tiết epinephrine được mặc định biệt hóa cao (0 điểm trong thang
phân loại), trong khi đó khối u tiết noradrenaline cho 1 điểm, tình trạng không
tiết hormon cũng được cho vào nhóm biệt hóa cao chưa có lý giải rõ ràng; vấn
đề tiết catecholamine từ những tế bào ưa crom ngoài thượng thận do các
nguyên nhân không u cũng chưa được tính đến. Trong thang GAPP việc
không sử dụng phân nhóm lành tính và ác tính mà chia nhóm biệt hóa trong
đó có nhóm biệt hóa trung gian gây khó khăn trong nhận định tiến triển của u
cũng như tiên lượng bệnh nhân ,,,. Hiện nay, thang điểm GAPP vẫn đang tiếp
tục được đưa vào thử nghiệm trong các nghiên cứu và có một số tác giả đang
sử dụng kết hợp hai thang điểm PASS và GAPP nhằm tăng tính chính xác
trong tiếp cận u tế bào ưa crom ác tính .

Cho đến nay, thang điểm PASS được nhiều nghiên cứu đánh giá
có giá trị cao trong xác định tính chất ác tính của khối u và được nhiều nhà
giải phẫu bệnh cũng như lâm sàng chấp nhận ,,.
1.2.2.4. Hóa mô miễn dịch
U sắc bào thuộc nhóm u thần kinh nội tiết, vì thế mô u dương
tính với các dấu ấn thần kinh nội tiết trong đó thường dùng nhất vẫn là
Chromogranin A, Synaptophysin. Trong các trường hợp cần phân biệt khối u


21

vùng vỏ thượng thận và vùng tủy thượng thận, ung thư biêu mô di căn đến
tuyến thượng thận (đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận) cần sử dụng thêm
hóa mô miễn dịch bổ sung cho chẩn đoán xác định.
Các tế bào u sắc bào của tủy thượng thận bộc lộ dương tính với các dấu
ấn hóa mô miễn dich như NSE, chromogranin A, synaptophysin. Tế bào u âm
tính với các dấu ấn CK, EMA. Tế bào nâng đỡ ở ngoại vi các ổ tế bào u
dương tính với dấu ấn S100 . U sắc bào của tủy thượng thận có thể phân biệt

với các u thần kinh nội tiết khác di căn tới tuyến thượng thận bằng nhuộm
tyrosine hydroxylase và có thể phân biệt với ung thư biểu mô tế bào thận bằng
phản ứng âm tính của tế bào u với dấu ấn EMA.
Dấu ấn Ki67 có tương quan với độ ác tính của khối u và đã được nhiều
nghiên cứu kiểm chứng ,. Ki67 hỗ trợ đánh giá hoạt động phân bào của khối u
khách quan hơn so với đếm nhân chia trên tiêu bản HE thường quy. Trong
thang điểm GAPP sử dụng dấu ấn Ki67 là một trong những tiêu chí đánh giá u
tế bào ưa crom ác tính .


22

 Ki67

Ki67 là protein nhân cần thiết cho quá trình tăng sinh tế bào,
hơn nữa nó còn kết hợp với ribosome RNA phiên mã, do đó bất hoạt kháng
nguyên Ki67 dẫn đến ức chế tổng hợp RNA ribosome.

Nhuộm hóa mô miễn dịch dấu ấn Ki67 giúp đánh giá sự tăng
sinh của tế bào.

Nhuộm HMMD dấu ấn Ki67 được thực hiện trên bệnh phẩm cố
định paraffin sử dụng kháng thể đơn dòng Mib-1.
 Chromogranin A

Là tiền thân của một số peptid chức năng bao gồm: vasostatin-1,
vasostatin-2, pancreastatin, catestatin và parastatin.

Nhuộm HMMD dấu ấn chromogranin A giúp xác định các tế
bào có nguồn gốc thần kinh nội tiết.


Dấu ấn chromogranin A là dấu ấn đáng tin cậy nhất để phân biệt
u sắc bào vùng tủy thượng thận với các u tuyến vỏ thượng thận và các u di
căn không phải thần kinh nội tiết .
 Synaptophysin

Đây là một glycoprotein xuyên màng có trọng lượng 38kDa, nó
hiện diện trong các tế bào thần kinh nội tiết, nhuộm synaptophysin cho phép
xác định các tế bào có nguồn gốc thần kinh nội tiết.

Dấu ấn synaptophysin được ghi nhận có tỷ lệ dương tính thay
đổi trong các khối u thượng thận.
 Cytokeratin (CK)

Đây là protein tạo nên sợi khung trong bào tương (có tác dụng
định hình dạng tế bào) của tế bào biểu mô. Nhuộm CK giúp xác định tế bào u
thuộc dòng biểu mô hay mô liên kết.

U sắc bào phản ứng âm tính với dấu ấn CK. Nhuộm CK chủ yếu
trong phân biệt di căn ung thư biểu mô tới tuyến thượng thận.
 Các dấu ấn phân biệt u sắc bào và u tuyến vỏ thượng thận

Melan A: là một protein kháng nguyên được tìm thấy ở bề mặt
của các tế bào hắc tố. U vỏ thượng thận phản ứng dương tính với dấu ấn


23

Melan A. Nhuộm Melan A cho phép phân biệt u tuyến vỏ thượng thận và u
tuyến tủy thượng thận.


Inhibin-α: tế bào u vùng vỏ thượng thận cũng dương tính với
dấu ấn này.


Calretinin: là protein gắn canxi liên quan đến tín hiệu canxi, ở

người protein calretinin mã hóa cho gen CALB2. Nhuộm calretinin cũng giúp
chẩn đoán phân biệt u tuyến vỏ thượng thận và u tuyến tủy thượng thận.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu u sắc bào
1.2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Tuyến thượng thận lần đầu tiên được Eustachius mô tả năm 1552. Đến
năm 1805, Cuvier phân biệt cấu trúc mô học vỏ và tủy thượng thận. Tới năm
1902, Köhn thông báo sự hiện diện của tế bào ưa crom ở vùng tủy thượng
thận. Năm 1886, Frankel mô tả biểu hiện lâm sàng của u sắc bào. Năm 1912,
Pick cho rằng u sắc bào có phản ứng ưa crom.
Các đặc điểm về hình thái mô bệnh học được mô tả và bổ sung ngày
càng chi tiết hơn nhưng vấn đề chẩn đoán phân biệt u sắc bào lành tính và u
sắc bào ác tính vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu được tiến hành
nhằm đưa ra các thang điểm đánh giá u sắc bào ác tính như nghiên cứu của
John và cộng sự năm 1999 , nghiên cứu của Thompson và cộng sự năm 2002 ,
nghiên cứu của Kimura và cộng sự , …
Năm 2002, Thompson và cộng sự đã đưa ra thang điểm PASS trong
phân độ u sắc bào của tuyến thượng thận. Sự kết hợp nhiều đặc điểm mô bệnh
học trong thang điểm giúp việc xác định tiềm năng ác tính của khối u chính
xác hơn . Năm 2006, Gao và cộng sự đã nghiên cứu trên 130 bệnh nhân u sắc
bào tại tủy thượng thận và đi đến kết luận thang điểm PASS có giá trị trong
đánh giá u sắc bào ác tính . Năm 2008, Strong và cộng sự nghiên cứu trên 48
bệnh nhân áp dụng thang điểm PASS kết hợp với hóa mô miễn dịch với các
dấu ấn về chu kỳ tế bào/apoptosis (p53, Bcl-2, mdm-2, cyclin D1, p21 và p27)



24

thấy rằng PASS < 4 điểm đều là u lành tính, với PASS ≥ 6 điểm đều là u ác
tính, và với các trường hợp PASS 4-5 điểm thì u có nguy cơ tái phát tại chỗ
cao . Ngoài ra cũng có thêm nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ sử dụng thang
điểm PASS như trong nghiên cứu của Wu và cộng sự năm 2009 , nghiên cứu
của Agarwal và cộng sự năm 2010 , cũng như trong nghiên cứu của Mlika và
cộng sự năm 2013 .
Trong nghiên cứu của Kimura và cộng sự tiến hành trên 146 trường
hợp u tế bào ưa crom tủy thượng thận và ngoài thượng thận (với 38 trường
hợp ác tính) được đánh giá theo thang điểm GAPP có sử dụng dấu ấn hóa mô
Ki67 (với hai điểm giới hạn là 1% và 3%), ngoài việc dựa trên HE và HMMD
kết hợp thêm với biểu hiện trên sinh hóa (loại catecholamine mà u sản xuất) ,.
Thang điểm GAPP sửa đổi năm 2014 hiện còn một số điểm chưa được ủng hộ
và đang trong quá trình thử nghiệm trên các nghiên cứu.
Việc sử dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki67 nhằm đánh giá khách quan
hơn về hoạt động phân bào của mô u so với đếm nhân chia trên HE thường
quy đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và đa số thống nhất tỷ lệ
Ki67 có tương quan với độ ác tính của khối u ,,,. Tuy nhiên do cách đánh giá
kết quả khác nhau nên đến nay sự thống nhất về điểm mốc của dấu ấn Ki67
vẫn chưa đạt được. Như trong nghiên cứu của năm 1999 của Martha và cộng
sự sử dụng mốc tỷ lệ Ki67 > 2% , năm 2000 Harst và cộng sự sử dụng mốc tỷ
lệ Ki67 >2,5% .
1.2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Hiện tại đa số các nghiên cứu được tiến hành với u tuyến thượng thận
nói chung trên các khía cạnh lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ,,, . Năm 2013
tác giả Nguyễn Huy Hoàng nghiên cứu về cận lâm sàng, điều trị phẫu thuật
nội soi với u tủy thượng thận trong 5 năm với 57 bệnh nhân và không ghi

nhận trường hợp nào u tủy thượng thận ác tính . Tác giả Hà Ngọc Quân


25

nghiên cứu 80 bệnh nhân u tuyến thượng thận không triệu chứng trong 12
năm có 2 trường hợp u sắc bào ác tính (có di căn tạng khác) .
V

ề giải phẫu bệnh, năm 2007 tác giả Tiền Thanh Liêm, Hứa Thị

Ngọc Hà và cộng sự nghiên cứu trên 87 bệnh nhân u tuyến thượng thận nói
chung tại bệnh viện Chợ Rẫy . Tác giả Phạm Minh Anh nghiên cứu về hình
thái học một số u tuyến thượng thận nguyên phát tại bệnh viện Việt Đức 2009
trên 56 trường hợp với 32,2% (18 trường hợp) u sắc bào. Tác giả không ghi
nhận trường hợp nào u sắc bào của tủy thượng thận ác tính, không có xâm lấn
mạch máu lớn, cơ quan lân cận hoặc di căn xa. Tuy nhiên cũng có thấy một số
hình thái tế bào u không điển hình, hoại tử u, tế bào hình thoi… Trong nghiên
cứu tác giả không tiến hành nhuộm HMMD cho nhóm u sắc bào .

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên những bệnh nhân được
chẩn đoán là u sắc bào bào của tuyến thượng thận (Pheochromocytoma), đã


×