Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghiên cứu khả năng ứng dụng trắc nghiệm VCAT trong sàng lọc suy giảm nhận thức ở người cao tuổi việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.54 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2015 thế giới có khoảng 901 triệu
người cao tuổi(người từ 60 tuổi trở lên), dự kiến sẽ là 2,1 tỷ vào năm 2050
[1]. Ở Việt Nam, số lượng người cao tuổi cũng ngày càng tăng, thống kê năm
2009 cả nước có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi, chiếm 8,6% dân số, tuổi thọ
trung bình là 72,8 năm [2], và tính đến năm 2014 thì tuổi thọ trung bình là
73,2 năm [3].
Già hóa dân số ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, một trong số
đó là vấn đề sức khỏe. Hậu quả của già hóa cơ thể biểu hiện rất đa dạng, và
một trong số các nhóm hậu quả chính là thoái hóa thần kinh, thường bắt đầu
xảy ra khi bước sang tuổi 60, với biểu hiện nổi bật là suy giảm nhận thức. Nếu
thoái hóa thần kinh còn bù, cơ thể sẽ không biểu hiện thiếu sót chức năng, đó
là già hóa sinh lý. Nếu thoái hóa thần kinh mất bù sẽ gây ra các tình trạng
bệnh lý, ở mức độ khởi đầu là suy giảm nhận thức nhẹ, và ở mức độ nặng hơn
là sa sút trí tuệ.[4]
Sa sút trí tuệ đã vàđang trở thành một trong những thách thức lớn nhất
của sức khỏe toàn cầu [5]. Tính đến năm 2015 số người bị sa sút trí tuệ trên
toàn thế giới ước tính khoảng 46,8 triệu người, và được dự đoán sẽ tăng lên
thành 74,7 triệu người vào năm 2030[6]. Ở Khu vực Châu Á Thái Bình
Dương,ước tính số người bị sa sút trí tuệ là 23 triệu vào năm 2015 và sẽ là 39
triệu vào năm 2030 [7]. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người từ 60
tuổi trở lên tại một số địa phương là từ 5% đến 8% [8],[9],[10],[11]. Sa sút trí
tuệ là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng phụ thuộc và tàn tật
của người già, bệnh diễn biến kéo dài nhiều năm và cuối cùng gây tử vong
[12],[13],[14]. Do vậy, bên cạnh tác động tới người bệnh, sa sút trí tuệ còn là


2



gánh nặng kéo dài đối với gia đình, người chăm sóc và hệ thống y tế. Chi phí
cho sa sút trí tuệ trên toàn cầu vào năm 2015 ước tính là 818 tỷ đô la Mỹ[6].
Sa sút trí tuệ được điều trị và quản lý ngay từ giai đoạn sớm sẽ có hiệu
quả tốt hơn, bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cần lựa chọn hợp lý người bệnh
vào các thử nghiệm lâm sàng [5],[13],[15].Do vậy nhu cầu đặt ra là phải chẩn
đoán sớm sa sút trí tuệ, trong đó các công cụ sàng lọc nhận thức trên lâm sàng
đóng vai trò quan trọng [16],[17].
Hầu hết các công cụ sàng lọc nhận thức đã và đang được ứng dụng trên
lâm sàng đều được phát triển ở Phương Tây, do vậy khi ứng dụng tại nhiều
nơi trên thế giới cần phải phiên dịch, điều này ít nhiều làm thay đổi các đặc
tính thần kinh - tâm lý vốn có của bản gốc, và kết quả giữa các khu vực đa
ngôn ngữ, đa văn hóa trên thế giới sẽ mất đi tính đồng bộ [18],[19],[20],[21],
[22],[23]. Bộ trắc nghiệm đánh giá nhận thức hình ảnh (VCAT) do
Nagaendran Kandiah và cộng sự đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đó
và trắc nghiệm này được thiết kế để phát hiện sớm suy giảm nhận thức[24].
Trắc nghiệm VCAT đã được nghiên cứu bước đầu trên một quần thể người ở
Đông Nam Á và cho thấy giá trị chẩn đoán sánh được với trắc nghiệm đánh
giá nhận thức Montreal (MOCA) [24]. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu
nào về trắc nghiệm VCAT, do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
khả năng ứng dụng trắc nghiệm VCAT trong sàng lọc suy giảm nhận thức
ở người cao tuổi Việt Nam” với hai mục tiêu:
1.

Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của trắc nghiệm VCAT trong sàng lọc

2.

suy giảm nhận thức ở người cao tuổi Việt Nam.
So sánh giá trị của trắc nghiệm VCAT với trắc nghiệm MMSE và

MOCA trong sàng lọc suy giảm nhận thức ở người cao tuổi Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học suy giảm nhận thức
Nhận thức là một phức hợp các quá trình hoạt động tâm trí bao gồm trí
nhớ, chú ý, ngôn ngữ, chức năng điều hành, tri giác vận động và nhận thức xã
hội[25],[26]. Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm nhận thức thường gặp ở
người cao tuổi, và ở mức độ nhẹ hơn, suy giảm nhận thức nhẹ có thể là giai
đoạn sớm của sa sút trí tuệ[4].
1.1.1. Khái niệm sa sút trí tuệ[4],[13]
Sa sút trí tuệ, một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, được định
nghĩa là sự suy giảm mắc phải về chức năng nhận thức kéo theo sự suy giảm
khả năng thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Nhiều lĩnh
vực nhận thức có thể bị suy giảm trong hội chứng sa sút trí tuệ. Trong đó trí
nhớ giai đoạn, một khả năng nhớ lại các sự kiện đặc biệt với thời gian và địa
điểm xác định, là chức năng nhận thức hầu hết bị ảnh hưởng. Các thiếu sót về
tâm ‒ thần kinh và xã hội cũng xuất hiện trong nhiều trường hợp sa sút trí tuệ,
với các biểu hiện như trầm cảm, thờ ơ, lo âu, ảo giác, hoang tưởng, kích động,
rối loạn giấc ngủ, mất khả năng kiềm chế.
1.1.2. Khái niệm suy giảm nhận thức nhẹ[4],[13],[27]
Suy giảm nhận thức nhẹ là một trình trạng suy giảm nhận thức có thể
lượng giá được và được bản thân người bệnh nhận thấy hoặc được các thành
viên trong gia đình hay bạn bè nhận ra, nhưng sự suy giảm nhận thức này
không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
Những người suy giảm nhận thức nhẹ có khả năng tiến triển thành bệnh
Alzheimer và các sa sút trí tuệ khác hơn là người có nhận thức bình thường.



4

1.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ[6]
Năm 2015 ước tính toàn thế giới có 46,8 triệu người bị sa sút trí tuệ và
con số này sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm, sẽ là 74,7 triệu người vào năm
2030 và 131,5 triệu người vào năm 2050. Số người bị sa sút trí tuệ tăng lên dự
báo phần nhiều thuộc về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Ở Đông
Nam Á, ước tính số người bị sa sút trí tuệ vào năm 2015 là 3,6 triệu người, dự
báo năm 2030 sẽ là 6,55 triệu người và đến năm 2050 sẽ là 12,09 triệu người.
Tần suất mới mắc sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 6,3 năm tuổi
thọ, tăng từ 3,9/1000 người một năm ở nhóm tuổi 60 - 64 đến 104,8/1000
người một năm ở độ tuổi 90 trở lên. Ước tính số ca mới mắc sa sút trí tuệ năm
2015 trên toàn thế giới là 9,9 triệu, nghĩa là cứ 3,2 giây lại xuất hiện thêm một
ca bệnh sa sút trí tuệ. Và dự kiến khu vực Đông Á sẽ có khuynh hướng tăng
chắc chắn nhất.
Tính trên toàn thế giới, sa sút trí tuệ là một trong mười tình trạng bệnh
ở người cao tuổi có gánh nặng lớn nhất. Trái với các tình trạng bệnh khác,
gánh nặng của sa sút trí tuệ chủ yếu đến từ những năm sống với khuyết tật
chức năng hơn là những năm sống bị mất đi do tử vong. Thống kê năm 2010
cho thấy sa sút trí tuệ gây ra 6,2 triệu năm sống với khuyết tật chức năng.
Chi phí cho sa sút trí tuệ năm 2015 tính trên toàn thế giới là 818 tỷ đô
la Mỹ, con số này tương đương Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một số
quốc gia như In-đô-nê-xi-a, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Và chi phí này lớn hơn giá
trị thương mại của một số công ty như Apple (742 tỷ đô la Mỹ) và Google
(368 tỷ đô la Mỹ).
1.1.4. Một số đặc điểm dịch tễ học suy giảm nhận thức nhẹ[13],[27], [28],
[29]
Các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 12% - 18% những người từ 60 tuổi trở

lên mắc suy giảm nhận thức nhẹ. Trong số những người mắc suy giảm nhận


5

thức nhẹ đến khám bác sĩ thì khoảng 15% sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ mỗi
năm. Gần một nửa số người đến khám vì các triệu chứng của suy giảm nhận
thức nhẹ sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ sau ba đến bốn năm.Suy giảm nhận
thức tiến triển nặng hơn thường gặp ở những người suy giảm nhận thức nhẹ
có suy giảm trí nhớ hơn là những người suy giảm nhận thức nhẹ không có suy
giảm trí nhớ.
1.1.5. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở Việt Nam
Sa sút trí tuệ ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Quang Cường nghiên
cứu trên một quần thể người cao tuổi ở Ba Vì - Hà Nội từ tháng 10 năm 2005
đến tháng 10 năm 2006 thu được tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 4,6%.[8]
Phạm Thắng, Lương Chí Thành và cộng sự một thời gian sau cũng
nghiên cứu trên một quần thể người cao tuổi ở Ba Vì - Hà Nội cho kết quả tỷ
lệ sa sút trí tuệ là 4,54%.[9]
Nguyễn Kim Việt và cộng sự nghiên cứu trên một quần thể ở Thành
phố Thái Nguyên cho kết quả tỷ lệ sa sút trí tuệ chung cho quần thể là 0,64%,
ở người cao tuổi là 7,9%.[10]
Lê Văn Tuấn nghiên cứu trên những người cao tuổi ở bốn xã, phường
thuộc hai quận, huyện Hà Nội từ Tháng 9/2010 đến Tháng 9/2012 cho kết quả
tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 4,24%. [11]
1.2. Phân loại suy giảm nhận thức
Theo mức độ thì có suy giảm nhận thức nhẹ và nặng hơn là sa sút trí
tuệ. Suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ lại được phân chia tiếp ra thành
nhiều thể bệnh.



6

1.2.1. Phân loại sa sút trí tuệ[4],[13]
Hội chứng sa sút trí tuệ chủ yếu được phân loại dựa vào nguyên nhân,
bao gồm:
A.

B.

Các nguyên nhân hay gặp của sa sút trí tuệ
− Bệnh Alzheimer
− Sa sút trí tuệ mạch máu
+ Nhồi máu não nhiều ổ
+ Bệnh não chất trắng lan tỏa (bệnh Binswanger)
− Nghiện rượu
− Sa sút trí tuệ bệnh Parkinson
− Sa sút trí tuệ với thể Lewy
− Nhiễm độc thuốc hoặc chất gây nghiện
Các nguyên nhân ít gặp của sa sút trí tuệ
− Thiếu Vitamin
+ B1 (Bệnh não Wernicke)
+ B12 (Thoái hóa kết hợp bán cấp)
+ Acid nicotinic (bệnh pellagra)
− Bệnh nội tiết và bệnh các cơ quan khác
+ Suy giáp
+ Suy thượng thận và hội chứng Cushing
+ Suy cận giáp và cường cận giáp
+ Suy thận
+ Suy gan

+ Bệnh phổi
− Nhiễm khuẩn mạn tính
+ HIV
+ Giang mai thần kinh
+ Virus Papova (JC virus) (bệnh não chất trắng nhiều ổ tiến triển)
+ Lao, nấm và ký sinh vật
+ Bệnh Whipple
− Chấn thương đầu và tổn thương não lan tỏa
+ Bệnh não do chấn thương mạn tính
+ Máu tụ dưới màng cứng mạn tính
+ Bệnh não sau thiếu oxy não
+ Bệnh não sau viêm não
+ Tràn dịch não áp lực bình thường
− Giảm áp lực trong sọ
− Khối u


7

U não nguyên phát
U não di căn
+ Viêm não hệ viền tự miễn/cận u
Nhiễm độc
+ Nhiễm độc thuốc, chất gây nghiện, thuốc an thần
+ Nhiễm độc kim loại nặng
+ Nhiễm độc chất hữu cơ
Bệnh tâm thần
+ Trầm cảm (giả sa sút trí tuệ)
+ Tâm thần phân liệt
+ Rối loạn phân ly

Bệnh thoái hóa
+ Bệnh Huntington
+ Teo nhiều hệ thống
+ Thất điều di truyền (một số thể)
+ Thoái hóa thùy trán thái dương
+ Xơ cứng rải rác
+ Hội chứng Down ở người lớn với bệnh Alzheimer
+ Phức hợp xơ cột bên teo cơ - hội chứng parkinson - sa sút trí tuệ
+
+







+




của Guam
Bệnh Prion (bệnh Creutzfeldt-Jakob và bệnh Gerstmann-

Straussler-Scheinker)
Các bệnh khó xếp loại
+ Bệnh saccoid
+ Viêm mạch máu
+ Bệnh động mạch não di truyền trội nhiễm sắc thể thường với

nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng (CADASIL)
+ Bệnh porphyrin từng đợt cấp tính
+ Động kinh không co giật tái diễn
Đối với ở trẻ nhỏ và thiếu niên còn thêm một số nguyên nhân khác
+ Thoái hóa thần kinh liên quan đến Pantothenate kinase
+ Viêm não toàn bộ xơ cứng bán cấp
+ Rối loạn chuyển hóa (ví dụ: bệnh Wilson, bệnh Leigh, bệnh dự
trữ lipid, đột biến ty thể)

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sa sút trí tuệ với ước
tính chiếm hơn 50% các trường hợp, tiếp theo là sa sút trí tuệ mạch máu.


8

1.2.2. Phân loại suy giảm nhận thức nhẹ[27]
Suy giảm nhận thức nhẹ được phân loại dựa trên đặc điểm lĩnh vực nhận
thức nào bị suy giảm, gồm bốn thể bệnh sau:


Suy giảm nhận thức nhẹ với suy giảm trí nhớ đơn thuần: có suy giảm trí



nhớ có ý nghĩa và các lĩnh vực nhận thức khác không bị ảnh hưởng.
Suy giảm nhận thức nhẹ nhiều lĩnh vực trong đó có suy giảm trí nhớ:
ngoài suy giảm trí nhớ thì người bệnh còn có suy giảm các lĩnh vực
nhận thức khác như chức năng điều hành, ngôn ngữ hay thị giác




không gian.
Suy giảm nhận thức nhẹ một lĩnh vực không có suy giảm trí nhớ:
người bệnh có suy giảm một lĩnh vực nhận thức nào đó không phải



là trí nhớ.
Suy giảm nhận thức nhẹ nhiều lĩnh vực không có suy giảm trí nhớ: có
suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức nhưng trong đó không có trí nhớ.

1.3. Đặc điểm lâm sàng sa sút trí tuệ[4],[13]
Triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ rất đa dạng, khác nhau giữa các
thể bệnh, và trong thể bệnh hay gặp nhất của sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer
thì triệu chứng giữa những người bệnh khác nhau cũng không giống nhau.
Triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất là suy giảm khả năng nhớ thông tin mới.
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ, triệu chứng lâm sàng
có một số điểm đặc trưng có thể giúp hướng tới nguyên nhân.
Với bệnh Alzheimer thì kiểu tiến triển điển hình là bắt đầu với suy
giảm trí nhớ, sau đó là những thiếu sót về ngôn ngữ và thị giác không gian.
Tuy nhiên, khoảng 20% người bệnh Alzheimer biểu lộ bằng các triệu chứng
không phải trí nhớ như khó khăn tìm từ, khó khăn về tổ chức, sắp xếp, điều
hành các hoạt động cá nhân.
Giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer điển hình có suy giảm trí nhớ, sự
suy giảm trí nhớ có thể không được nhận thấy hoặc được mô tả là quên lành


9

tính tuổi già.Dần dần, các vấn đề về nhận thức bắt đầu gây trở ngại những

hoạt động hàng ngày, ví dụ như quản lý tiền, tiếp thu những quy trình mới
trong công việc, mua sắm, lái xe, và quản lý các vấn đề trong gia đình. Một số
người bệnh không nhận thức được các thiếu sót này (mất nhận thức về bệnh),
nhưng hầu hết là nhanh chóng thích nghi với những thiếu sót đó. Thời gian
trôi qua, người bệnh có thể bị lạc khi đi bộ hoặc khi lái xe. Sự thân thiện
ngoài xã hội, các hành vi theo thói quen, và sự giao tiếp thông thường có thể
vẫn được duy trì, thậm chí ở những giai đoạn muộn của bệnh.
Trong giai đoạn trung gian của bệnh Alzheimer, người bệnh không thể
làm việc, dễ bị lạc và nhầm lẫn, đòi hỏi giám sát hàng ngày. Ngôn ngữ bị ảnh
hưởng, đầu tiên là gọi tên, rồi đến khả năng hiểu từ, và cuối cùng là sự trôi
chảy. Khó khăn tìm từ và nói vòng vo dài dòng có thể là bằng chứng sớm,
mặc dù kết quả các trắc nghiệm đánh giá khả năng gọi tên và sự trôi chảy còn
tốt. Mất sử dụng động tác trở nên nổi bật, và người bệnh khó khăn thực hiện
các thao tác vận động theo một trình tự nhất định. Thiếu sót về thị giác không
gian bắt đầu gây trở ngại cho việc mặc quần áo, ăn uống, hoặc thậm chí đi bộ,
và người bệnh không giải được các bài toán hay câu đố đơn giản, hoặckhông
vẽ lại được các hình hình học. Đọc giờ trên đồng hồ cũng khó khăn.
Trong giai đoạn muộn, một số người bệnh vẫn có thể di chuyển được,
nhưng lang thang không mục đích. Mất khả năng phán đoán và suy luận là tất
yếu. Hoang tưởng hay gặp, thường đơn giản như hoang tưởng mất cắp, hoang
tưởng ghen tuông, hoang tưởng nhận nhầm. Mất khả năng kiềm chế và hay
gây gổ, hung hăng có thể xuất hiện và dẫn tới lãnh đạm, thờ ơ và cách ly xã
hội. Rối loạn chu kỳ thức - ngủ, đi lang thang về đêm gây ảnh hưởng cho cả
gia đình.
Trong giai đoạn cuối, người bệnh Alzheimer trở nên đơ cứng, không
nói được, đại tiểu tiện không tự chủ, nằm liệt giường và cần phải giúp đỡ cả


10


về ăn uống, mặc quần áo và đi vệ sinh. Người bệnh thường tử vong do suy
kiệt, nhiễm khuẩn thứ phát (chủ yếu là viêm phổi hít), nhồi máu phổi, bệnh
tim. Thời gian trung bình của một người bệnh Alzheimer là từ 8 đến 10 năm,
nhưng dao động có thể từ 1 đến 25 năm.
Sa sút trí tuệ mạch máu là thể bệnh phổ biến thứ hai của sa sút trí tuệ,
đặc biệt gặp nhiều ở nhóm người cao tuổi sa sút trí tuệ và ở Châu Á.Sa sút trí
tuệ do bệnh lý mạch máu não có thể chia thành hai nhóm chính là sa sút trí tuệ
nhồi máu nhiều ổ và bệnh não chất trắng lan tỏa (bệnh Binswanger). Giảm
khả năng phán đoán hoặc khả năng ra quyết định, lập kế hoạch, tổ chức
thường là triệu chứng khởi đầu, đối lập với bệnh Alzheimer thường khởi đầu
với suy giảm trí nhớ. Những người bệnh đột quỵ não có thể tiến triển suy
giảm nhận thức mạn tính, thường được gọi là sa sút trí tuệ nhồi máu nhiều ổ.
Đột quỵ não có thể lớn hoặc nhỏ (đôi khi là đột quỵ ổ khuyết) và thường liên
quan đến nhiều vùng khác nhau của não. Khả năng bị sa sút trí tuệ phụ thuộc
vào tổng diện tích vỏ não bị tổn thương. Người bệnh điển hình có những đợt
thiếu sót thần kinh đột ngột, rõ ràng trong tiền sử. Khám thực thể có thể thấy
các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, dấu hiệu Babinski một bên,
thiếu hụt thị trường, hoặc liệt giả dạng hành tủy. Đột quỵ não tái phát làm
bệnh tiến triển nặng hơn. Phân biệt sa sút trí tuệ mạch máu với bệnh
Alzheimer có ý nghĩa quan trọng; tuy nhiên, cả bệnh Alzheimer và nhồi máu
não nhiều ổ đều hay gặp và có thể cùng xảy ra trên một người bệnh.
Sa sút trí tuệ trong bệnh não chất trắng lan tỏa thường khởi phát kín đáo
và tiến triển chậm, khác với sa sút trí tuệ nhồi máu nhiều ổ, tuy nhiên một số
khác biểu hiện suy giảm nhận thức từng bước như ở sa sút trí tuệ nhồi máu đa
ổ. Các triệu chứng sớm gồm lú lẫn nhẹ, thờ ơ, lãnh cảm, lo âu, loạn thần, và
các thiếu sót về trí nhớ, thị giác không gian và chức năng điều hành. Những
khó khăn về phán đoán và định hướng, dẫn đến phụ thuộc vào người khác


11


trong hoạt động hàng ngày là những biểu hiện muộn hơn. Hưng cảm hoặc
trầm cảm, hành vi kích động hay gặp khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng tháp
và tiểu não có thể có, và rối loạn dáng đi gặp ở ít nhất 50% trường hợp. Ở
những trường hợp nặng, tiểu không tự chủ và thất ngôn có hay không kèm
theo các triệu chứng giả dạng hành tủy khác (như nuốt khó, cảm xúc không
ổn định) là thường gặp. Thường thì bệnh lý này là do thiếu máu cục bộ mạn
tính do tắc các động mạch xuyên, kích thước nhỏ trong não và các tiểu động
mạch (bệnh lý vi mạch).
1.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng sa sút trí tuệ[4],[30]
Lựa chọn xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá sa sút trí tuệ là khá
phức tạp và phụ thuộc vào từng người bệnh cụ thể. Tránh bỏ sót các nguyên
nhân có thể điều trị được. Phải cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả khi chỉ định
xét nghiệm. Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ khuyến cáo xét nghiệm
thường quy đối với sa sút trí tuệ là tổng phân tích tế bào máu, điện giải đồ,
chức năng thận và tuyến giáp, định lượng vitamin B12 và một xét nghiệm
hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não). Chẩn đoán hình
ảnh, đặc biệt là cộng hưởng từ, giúp loại trừ các khối u nguyên phát hoặc di
căn, định khu nhồi máu hoặc viêm, phát hiện máu tụ dưới màng cứng, và gợi
ý có tràn dịch não hoặc bệnh não chất trắng lan tỏa. Chúng cũng giúp xác
định vùng não bị teo. Hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Alzheimer gồm teo hồi hải
mã cùng với teo vùng vỏ não ưu thế phía sau. Bất thường chất trắng lan tỏa có
liên quan với nguyên nhân mạch máu. Gần đây, hình ảnh dạng bột ở trong não
đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Chọc dịch não tủy đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có giá trị
trong đánh giá sa sút trí tuệ. Lượng protein Aβ42 và tau trong dịch não ‒ tủy
cho thấy sự khác nhau giữa các thể sa sút trí tuệ, lượng Aβ42 thấp và protein
tau tăng nhẹ chỉ dẫn cho bệnh Alzheimer.



12

1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số thể bệnh suy giảm nhận thức
1.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer theo DSM-IV-TR [31]
A.

Có các thiếu hụt nhiều lĩnh vực nhận thức biểu hiện qua cả hai tiêu chuẩn
dưới đây:
(1) Giảm trí nhớ (giảm khả năng nhớ các thông tin mới và nhớ lại các
(2)

B.

thông tin đã học trước đây)
Ít nhất một trong các biểu hiện rối loạn nhận thức dưới đây:
(a) Thất ngôn (rối loạn ngôn ngữ)
(b) Mất sử dụng động tác (suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động
(c)

mặc dù chức năng vận động còn nguyên vẹn)
Mất nhận biết (không nhận ra hoặc xác định được các vật thể mặc

(d)

dù cơ quan cảm giác còn nguyên vẹn)
Rối loạn chức năng điều hành (ví dụ như lập kế hoạch, tổ chức, sắp

xếp, trừu tượng hóa)
Các thiếu sót nhận thức ở tiêu chuẩn A1 hoặc A2 mỗi nhóm đều gây suy
giảm có ý nghĩa về chức năng nghề nghiệp hoặc xã hội và suy giảm có ý


C.
D.

nghĩa so với thời gian trước
Quá trình suy giảm nhận thức khởi phát và diễn biến từ từ và nặng dần
Các thiếu sót nhận thức ở các tiêu chuẩn A1 và A2 không phải vì bất cứ
nguyên nhân nào dưới đây:
(1) Các bệnh lý khác của hệ thần kinh trung ương gây ra suy giảm tăng
dần nhận thức và trí nhớ (ví dụ như bệnh lý mạch máu não, bệnh
Parkinson, bệnh Huntington, máu tụ dưới màng cứng, tràn dịch não
(2)

áp lực bình thường, u não)
Các bệnh toàn thân được biết gây ra sa sút trí tuệ (ví dụ như suy giáp,
thiếu vitamin B12 hoặc acid folic, thiếu niacin, tăng canxi máu, giang

E.
F.

mai thần kinh, nhiễm HIV)
(3) Tình trạng nghiện chất
Các thiếu sót không xảy ra một cách riêng biệt trong trạng thái mê sảng
Rối loạn này không được giải thích tốt hơn bởi các bệnh lý khác ở Trục I
(ví dụ như trầm cảm, tâm thần phân liệt)


13

1.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu theo DSM-IV-TR [31]

A.

Có các thiếu sót nhiều lĩnh vực nhận thức biểu hiện qua cả hai tiêu chuẩn
dưới đây:
(1) Giảm trí nhớ (giảm khả năng nhớ các thông tin mới và nhớ lại các
(2)

B.

thông tin đã học trước đây)
Ít nhất một trong các biểu hiện rối loạn nhận thức dưới đây:
(a) Thất ngôn (rối loạn ngôn ngữ)
(b) Mất sử dụng động tác (suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động
(c)

mặc dù chức năng vận động còn nguyên vẹn)
Mất nhận biết (không nhận ra hoặc xác định được các vật thể mặc

(d)

dù cơ quan cảm giác còn nguyên vẹn)
Rối loạn chức năng điều hành (ví dụ như lập kế hoạch, tổ chức, sắp

xếp, trừu tượng hóa)
Các thiếu sót nhận thức ở tiêu chuẩn A1 và A2 mỗi nhóm đều gây suy
giảm có ý nghĩa về chức năng nghề nghiệp hoặc xã hội và suy giảm có ý

C.

nghĩa so với thời gian trước

Có các dấu hiệu thần kinh khu trú (ví dụ như tăng phản xạ gân xương, có
dấu hiệu Babinski, liệt giả dạng hành tủy, bất thường dáng đi, liệt nửa
người) hoặc bằng chứng xét nghiệm về bệnh lý mạch máu não (ví dụ như
nhồi máu nhiều ổ vỏ não và chất trắng dưới vỏ) được cho là nguyên nhân

D.

của các rối loạn nhận thức.
Các thiếu sót không xảy ra riêng biệt trong trạng thái mê sảng.

1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ theo Petersen/NIAAA[32]
A.

Có sự suy giảm nhận thức được nhận thấy
Suy giảm nhận thức có thể được nhận thấy do bản thân người bệnh,

hoặc một người nào đó biết rõ người bệnh, hoặc một bác sĩ đang theo dõi sức
khỏe cho người bệnh.
B.

Suy giảm một hay nhiều lĩnh vực chức năng nhận thức


14

Có bằng chứng khách quan về sự suy giảm một hay nhiều lĩnh vực
chức năng nhận thức quá mức so với tuổi và trình độ học vấn. Điểm trắc
nghiệm nhận thức của người suy giảm nhận thức nhẹ đặc trưng là từ 1 đến 1,5
độ lệch chuẩn dưới mức trung bình tương ứng với tuổi và trình độ học vấn. Sự
suy giảm này có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực chức năng nhận thức, bao gồm trí

nhớ, chức năng điều hành, chú ý, ngôn ngữ và thị giác không gian.
C.

Bảo tồn được sự độc lập trong các hoạt động chức năng hàng ngày
Những người suy giảm nhận thức nhẹ thường có những vấn đề nhỏ

trong việc thực hiện những hoạt động chức năng phức tạp như thanh toán
những hóa đơn, chuẩn bị một bữa ăn hay đi mua sắm. Họ có thể mất nhiều
thời gian hơn, làm kém hiệu quả hơn và mắc nhiều lỗi hơn trong việc thực
hiện những nhiệm vụ tương tự so với trước đây. Tuy nhiên, nhìn chung họ vẫn
duy trì được sự độc lập trong hoạt động chức năng hàng ngày, với sự trợ giúp
tối thiểu.
D.

Không có sa sút trí tuệ
Suy giảm nhận thức là đủ nhẹ để không gây ra sự suy giảm có ý nghĩa

trong hoạt động chức năng xã hội hay nghề nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng chẩn
đoán suy giảm nhận thức nhẹ cần bằng chứng về sự thay đổi tự bản thân
người bệnh. Nếu người bệnh chỉ được đánh giá một lần thì sự thay đổi chỉ
được kết luận khi so sánh với trước kia và/hoặc sự suy giảm nhận thức là quá
mức so với cảm nhận của chính người bệnh. Đánh giá tại nhiều thời điểm sẽ
là tối ưu, nhưng có thể không thực hiện được trong một số trường hợp cụ thể.
1.6. Vai trò của sàng lọc phát hiện sớm sa sút trí tuệ
Những mục tiêu chính của quản lý sa sút trí tuệ là điều trị những
nguyên nhân có thể điều trị được và cung cấp sự hỗ trợ và chất lượng sống tốt
nhất có thể cho người bệnh và người chăm sóc [4]. Vì thế, nếu phát hiện sớm
suy giảm nhận thức, người bệnh sẽ được thực hiện các thăm dò chuyên sâu



15

hơn nhằm tìm và xác định các nguyên nhân để có thể điều trị kịp thời, trước
khi tổn thương não trở nên không hồi phục[25].
Với thể sa sút trí tuệ hay gặp nhất là bệnh Alzheimer, mặc dù chưa có
biện pháp điều trị làm chậm hoặc ngừng quá trình bệnh lý, thì ngày càng có
nhiều bằng chứng về việc can thiệp sớm trong điều trị là có hiệu quả cải thiện
chức năng nhận thức, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm
sức ép đối với người chăm sóc người bệnh, và trì hoãn được nhu cầu phải đưa
vào các cơ sở chăm sóc [13],[33]
Phát hiện sớm sa sút trí tuệ cho phép lên kế hoạch và tổ chức chăm sóc,
lập kế hoạch dài hạn về tài chính và sự khỏe mạnh về mặt xã hội cho cả người
bệnh, những người trong gia đình và người chăm sóc, đào tạo cho những
người chăm sóc về nghiệp vụ chuyên môn, kiểm soát những căng thẳng và
giáo dục các hoạt động tăng cường sức khỏe. Phát hiện sớm sa sút trí tuệ cho
phép quản lý chủ động và toàn diện người bệnh ngay từ mức suy giảm nhận
thức nhẹ, trước khi bệnh tiến triển nặng hơn làm đảo lộn cuộc sống người
bệnh và đòi hỏi can thiệp tích cực. [25]
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai các biện pháp điều trị để
làm chậm hoặc ngừng tiến triển sa sút trí tuệ và bảo tồn chức năng của não sẽ
hiệu quả nhất khi được chỉ định trong giai đoạn tiền lâm sàng và suy giảm
nhận thức nhẹ của bệnh. Do vậy, phát hiện sớm sa sút trí tuệ sẽ cho phép lựa
chọn đúng những người bệnh tham gia các thử nghiệm lâm sàng để tìm ra
biện pháp điều trị thích hợp.[13],[24]
1.7. Các trắc nghiệm sàng lọc nhận thức trong sa sút trí tuệ
Trước một người bệnh nghi ngờ có sa sút trí tuệ, khám và đánh giá tình
trạng nhận thức và thần kinh- tâm lý có ý nghĩa quan trọng, và các trắc
nghiệm sàng lọc nhận thức là những công cụ đắc lực giúp bước đầu lượng
giáchức năng nhận thức và xác định những người cần được đánh giá thần kinh



16

- tâm lý chi tiết hơn. Dựa trên đặc điểm lâm sàng về các lĩnh vực chức năng
nhận thức của người bệnh sa sút trí tuệ bị suy giảm như trí nhớ, ngôn ngữ,
chức năng điều hành, thị giác không gian, chú ý thì các trắc nghiệm sàng lọc
nhận thức được thiết kế tương ứng để lượng giá mức độ suy giảm. Trên thế
giới có rất nhiều các trắc nghiệm sàng lọc nhận thức đã và đang được ứng
dụng, trong đó một số bộ trắc nghiệm đánh giá được tương đối toàn diện chức
năng nhận thức, cấu trúc khá ngắn gọn và được ứng dụng rộng rãi trên thế
giới để phát hiện và theo dõi tiến triển của sa sút trí tuệ là trắc nghiệm đánh
giá trạng thái tâm trí thu nhỏ (MMSE) và trắc nghiệm đánh giá nhận thức
Montreal (MOCA) [4]. Đánh giá thần kinh- tâm lý cùng với hình ảnh học sọ
não và xét nghiệm dịch não ‒ tủy là ba yếu tố trong phức hợp khám chuyên
khoa để phát hiện sớm sa sút trí tuệ [16].
1.7.1. Các lĩnh vực chức năng nhận thức có thể được đánh giá qua trắc
nghiệm sàng lọc nhận thức[26],[34]


Trí nhớ: Về thời gian thì chia ratrí nhớ tức thì, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài
hạn. Tuy nhiên, các dữ liệu về sinh học phân tử, thần kinh tâm lý, thần
kinh lâm sàng và hình ảnh học ủng hộ quan điểm về việc phân biệt các hệ
thống trí nhớ khác nhau có ý nghĩa lâm sàng bao gồm trí nhớ giai đoạn
(episodic memory), trí nhỡ ngữ nghĩa, trí nhớ làm việc và trí nhớ kỹ năng.
Trong đó trí nhớ làm việc được coi là một bộ phận trong chức năng điều
hành.Các khía cạnh của trí nhớ có thể được đánh giá bao gồm tự nhớ (nhớ
lại các từ hay hình vẽ càng nhiều càng tốt), nhớ có gợi ý (người khám sẽ
cho gợi ý như “hãy nhớ lại các loại thức ăn có trong danh sách”, nhớ có
nhận biết (người khám sẽ hỏi về một chi tiết cụ thể như “có quả táo trong




danh sách đó không?”).
Ngôn ngữ: Gồm có ngôn ngữ biểu thị (gọi tên, tìm từ, sự trôi chảy, ngữ
pháp, cú pháp) và ngôn ngữ cảm nhận.Đánh giá ngôn ngữ biểu thị: gọi tên


17

bức tranh, đánh giá sự trôi chảy (kể tên càng nhiều từ càng tốt dựa theo
một nghĩa nào đó (ví dụ như kể tên các con vật) hoặc theo một âm nào đó
(ví dụ như kể các từ bắt đầu bằng chữ “f”). Đánh giá ngôn ngữ cảm nhận:
khả năng hiểu lời nói (ví dụ như thực hiện những hành động theo yêu cầu


bằng lời nói).
Chú ý phức hợp: Có chú ý bền vững, chú ý phân tán, chú ý chọn lọc, tốc
độ thực hiện. Đánh giá chú ý bền vững: duy trì sự chú ý theo thời gian
(bấm một nút mỗi khi nghe thấy một âm thanh nhất định). Đánh giá chú ý
phân tán: duy trì sự chú ý mặc dù có các yếu tố nhiễu: người khám đọc các



con số và chữ cái và yêu cầu chỉ đếm số lượng các chữ cái.
Chức năng điều hành: Gồm có khả năng lập kế hoạch, ra quyết định, trí
nhớ làm việc, đáp ứng với phản hồi/sửa lỗi sai, khả năng kiềm chế, sự
mềm dẻo tâm trí, tư duy trừu tượng. Ví dụ đánh giá chức năng điều hành
như tìm điểm chung giữa những đồ vật, vẽ đường nối các chữ và số theo




thứ tự và xen kẽ nhau.
Thị giác không gian:Có thể đánh giá bằng cách yêu cầu vẽ một hình nào
đó hoặc vẽ lại một hình có sẵn.

1.7.2. Một số trắc nghiệm sàng lọc nhận thức được sử dụng phổ biến trên
thế giới
1.7.2.1. Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ (MMSE)
Trắc nghiệm MMSE được Folstein M.F và cộng sự phát triển và ứng
dụng từ năm 1975, đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng sa sút
trí tuệ và thường được lấy ra làm thước đo để kiểm định giá trị của một trắc
nghiệm sàng lọc nhận thức mới. MMSE được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác
nhau trên thế giới để ứng dụng tại nhiều quốc gia. Trắc nghiệm MMSE tương
đối ngắn gọn, đánh giá được nhiều lĩnh vực chức năng nhận thức. Đó là một
bộ trắc nghiệm 30 điểm với mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm.[4],[17],
[35],[36]


18

Trắc nghiệm MMSE đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, cho thấy
giá trị chẩn đoán sa sút trí tuệ trong thực hành lâm sàng. Mặc dù có những
hạn chế nhất định, trắc nghiệm MMSE vẫn là công cụ sàng lọc nhận thức trên
lâm sàng được sử dụng nhiều nhất, giá trị tốt nhất của nó là trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu và đánh giá ở cộng đồng với mục đích loại trừ chẩn đoán sa
sút trí tuệ [37]. Tỷ lệ sử dụng MMSE để sàng lọc sa sút trí tuệ ở Anh là 51%
[38], ở Canada là 76% [39].Folstein M.F và cộng sự nghiên cứu cho biết ở
điểm cắt 23/24 (bệnh/không bệnh) độ nhạy và độ đặc hiệu của MMSE trong
chẩn đoán sa sút trí tuệ lần lượt là 69% và 89% [35].
Almeida O.P nghiên cứu trên 211 người cao tuổi ở một Đơn vị Sức

khỏe Tâm thần ngoại trú tại Braxin cho kết quả ở điểm cắt 23/24 thì MMSE
có độ nhạy là 84,3% và độ đặc hiệu là 60,3% [40].
Cullen B. và cộng sự nghiên cứu trên 1115 người trên 65 tuổi ở Cộng
hòa Ai-len với hình thức đánh giá chức năng nhận thức tại nhà cho kết quả ở
điểm cắt 23/24 thì MMSE có độ nhạy là 72,2%, độ đặc hiệu là 89,4% còn ở
điểm cắt 22/23 thì độ nhạy là 68,0%, độ đặc hiệu là 93,2%[41].
Grober E. và cộng sự nghiên cứu trên 316 người cao tuổi trong đó có
55 người suy giảm nhận thức nhẹ (điểm CDR = 0,5) nhận thấy độ nhạy của
MMSE là 56% và độ đặc hiệu là 73% [42].
Diniz B.S và cộng sự nghiên cứu trên 112 người cao tuổi gồm nhóm
suy giảm nhận thức nhẹ và nhóm khỏe mạnh làm chứng cho kết quả tổng
điểm MMSE giữa hai nhóm không có sự khác biệt [43].
Arevalo-Rodriguez I. và cộng sự tiến hành một nghiên cứu tổng quan
về giá trị của MMSE trong việc phát hiện bệnh Alzheimer và các sa sút trí tuệ
khác ở người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ thu được kết quả suy giảm nhận
thức nhẹ tiến triển thành sa sút trí tuệ nói chung thì MMSE có độ nhạy từ 23%
đến 76% và độ đặc hiệu từ 40% đến 94%, suy giảm nhận thức nhẹ tiến triển


19

thành bệnh Alzheimer thì MMSE có độ nhạy từ 27% đến 89% và độ đặc hiệu
từ 32% đến 90% [44].
Mitchell A.J tiến hành phân tích gộp về độ chính xác của MMSE trong
phát hiện suy giảm nhận thức cho kết quả trong các đơn vị lâm sàng trí nhớ thì
MMSE có độ nhạy là 79,8% và độ đặc hiệu là 81,3%; trong các bệnh viện đa
khoa thì độ nhạy là 71,1% và độ đặc hiệu là 95,6%; trong chẩn đoán sàng lọc ở
cộng đồng độ nhạy là 85,1% và độ đặc hiệu là 85,5%; trong các cơ sở chăm sóc
sức khỏe ban đầu thì độ nhạy là 78,4% và độ đặc hiệu là 87,8% [45].
1.7.2.2. Trắc nghiệm đánh giá nhận thức Montreal (MOCA)

Trắc nghiệm đánh giá nhận thức Montreal (MOCA) được thiết kế năm
1996 nhằm mục đích sàng lọc sa sút trí tuệ đặc biệt là phát hiện suy giảm
nhận thức nhẹ. MOCA là một bộ trắc nghiệm 30 điểm, đánh giá được nhiều
lĩnh vực chức năng nhận thức, thực hiện trong khoảng 10 phút. Điểm cắt được
đề nghị là 25/26. Trắc nghiệm MOCA từ 2005 đã được chứng minh giá trị
trong phát hiện suy giảm nhận thức nhẹ và bệnh Alzheimer giai đoạn sớm, và
ngày càng được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Kết quả là MOCA đã
được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được ứng dụng tại nhiều đơn vị lâm sàng trên
thế giới. MOCA được khuyến cáo sử dụng bởi Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa
Kỳ, Mạng lưới Đột quỵ não Canada và Hướng dẫn Đồng thuận Canada về
Chẩn đoán và Điều trị Sa sút trí tuệ đối với phát hiện suy giảm nhận thức nhẹ
và bệnh Alzheimer. [46],[47],[48]
Nghiên cứu giá trị của trắc nghiệm MOCA do Nasreddine Z.S và cộng
sự tiến hành vào năm 2005 cho kết quả ở điểm cắt 25/26 MOCA phát hiện
được 90% đối tượng suy giảm nhận thức nhẹ trong khi với MMSE chỉ là
18%, còn với bệnh Alzheimer thể nhẹ MMSE phát hiện được 78% còn
MOCA là 100%. Độ đặc hiệu của MMSE và MOCA lần lượt là 100% và
87%. [46]


20

Fuziwara Y. và cộng sự nghiên cứu MOCA phiên bản tiếng Nhật thì ở
điểm cắt 25/26 MOCA có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 87% khi sàng lọc suy
giảm nhận thức nhẹ và độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 89% khi sàng lọc bệnh
Alzheimer thể nhẹ[49].
Chu L.W và cộng sự nghiên cứu giá trị của MOCA phiên bản tiếng
Trung Quốc cho kết quả ở điểm cắt 22/23 thì MOCA có độ nhạy 78% và độ
đặc hiệu 73% đối với phát hiện suy giảm nhận thức nhẹ, còn với chẩn đoán
bệnh Alzheimer thì ở điểm cắt 19/20 MOCA có độ nhạy 94% và độ đặc hiệu

92% [50].
Lee J.Y và cộng sự nghiên cứu giá trị của MOCA phiên bản tiếng Hàn
Quốc cho kết quả ở điểm cắt 22/23 để phát hiện suy giảm nhận thức nhẹ thì
độ nhạy là 89% và độ đặc hiệu là 84%, ở điểm cắt 21/22 để phát hiện bệnh
Alzheimer thì độ nhạy là 98% và độ đặc hiệu là 90% [51].
Memoria C.M và cộng sự nghiên cứu trên người Brazil thu được kết
quả độ nhạy và độ đặc hiệu của MOCA ở điểm cắt 24/25 trong sàng lọc suy
giảm nhận thức nhẹ là 81% và 77% [52].
Lifshitz M. và cộng sự nghiên cứu giá trị MOCA phiên bản tiếng Do
Thái cho kết quả ở điểm cắt 25/26 thì độ nhạy và độ đặc hiệu khi phát hiện
suy giảm nhận thức nhẹ là 94,6% và 76,3% [53].
1.7.3. Tình hình sử dụng các trắc nghiệm sàng lọc nhận thức ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu về sa sút trí tuệ hầu hết đều sử dụng trắc
nghiệm sàng lọc là MMSE[8],[9],[10],[11],[54]. Trắc nghiệm MOCA được
nghiên cứu về vai trò tầm soát suy giảm nhận thức do mạch máu ở người
bệnh sau đột quỵ cấp cho thấy MOCA là thang điểm tầm soát tốt suy giảm
nhận thức mạch máu ở người bệnh sau đột quỵ não cấp và khi so sánh với trắc
nghiệm MMSE thì MOCA nhạy hơn[55].
1.7.4. Một số hạn chế của các trắc nghiệm sàng lọc nhận thức hiện hành


21

Nhiều nước Châu Á có nhiều dân tộc khác nhau với ngôn ngữ và văn
hóa khác nhau. Ở nhiều nơi của Châu Á, Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ
chính. Trong khi đó phần lớn các trắc nghiệm sàng lọc nhận trên thế giới đều
được phát triển ở Phương Tây bởi các tác giả nói Tiếng Anh. Và sự đa dạng
về ngôn ngữvà văn hóa đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc sử dụng các
trắc nghiệm sàng lọc nhận thức cho chẩn đoán lâm sàng suy giảm nhận
thức[18],[20],[23],[56].

Quá trình phiên dịch nội dung của trắc nghiệm từ phiên bản gốc sang
các ngôn ngữ khác có xu hướng làm thay đổi các đặc tính thần kinh -tâm lý
của bản gốc, đặc biệt là phần trắc nghiệm về ngôn ngữ[21],[22]. Trong
MMSE, cụm từ “No ifs, ands, or buts” được sử dụng để đánh giá sự trôi chảy
về ngôn ngữ [35]. Khi MMSE được dịch sang Tiếng Việt thì cụm từ đó là
“không thể nếu, và, hoặc nhưng”, còn phiên bản Tiếng Mã Lai là “Marah,
merah, murah” [57], điều này ít nhiều làm thay đổi cả về ngữ âm và nội dung.
Do vậy, sự phiên dịch tiềm tàng làm mất đi các đặc tính thần kinh tâm lý của
bản gốc. Kết quả là sự đánh giá và phiên giải kết quả sẽ không nhất quán, làm
giảm giá trị của điểm trắc nghiệm thu được và giảm độ chính xác khi so sánh
điểm làm trắc nghiệm giữa các vùng có văn hóa và ngôn ngữ khác nhau[24].
Dominguez J. nghiên cứu về trắc nghiệm MOCA ở Philippines đã kết
luận tác động của ngôn ngữ và văn hóa làm giảm độ tin cậy và giá trị của trắc
nghiệm sàng lọc sa sút trí tuệ khi sử dụng cho những quần thể đa ngôn ngữ,
đa văn hóa, đặc biệt là ở Châu Á [19].
Trắc nghiệm MMSE được sử dụng rộng rãi nhất để sàng lọc sa sút trí
tuệ, tuy nhiên khả năng phát hiện sa sút trí tuệ giai đoạn sớm và suy giảm
nhận thức nhẹ của trắc nghiệm này thấp [17]. MOCA đã được chứng minh có
độ nhạy tốt đối với phát hiện suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ giai
đoạn sớm[17], tuy nhiên, khi áp dụng tại nhiều nước khác nhau trên thế giới


22

với các phiên bản ngôn ngữ khác nhau của MOCA thì điểm cắt chẩn đoán tối
ưu là khác nhau [46],[49],[50],[51],[52],[53],[58]. Đó chính là biểu hiện
không nhất quán về giá trị của trắc nghiệm giữa các quần thể có ngôn ngữ và
văn hóa khác nhau.
1.7.5. Trắc nghiệm đánh giá nhận thức hình ảnh (VCAT) [24],[59]
Trắc nghiệm đánh giá nhận thức dựa trên hình ảnh (VCAT) là một công

cụ đánh giá ngắn gọn và hoàn toàn dựa vào hình ảnh, có thể thích hợp hơn với
các xã hội đa văn hóa và đa ngôn ngữ trên thế giới. Nó được thiết kế để sàng
lọc và phát hiện sớm suy giảm nhận thức ở người cao tuổi bằng cách đánh giá
năm lĩnh vực nhận thức khác nhau là trí nhớ, thị giác không gian, chức năng
điều hành, ngôn ngữ và chú ý. Nó có lợi thế là không cần phiên dịch nội dung
thực sự của trắc nghiệm mà chỉ cần phiên dịch các hướng dẫn trong bộ trắc
nghiệm.
VCAT được phát triển bằng một nghiên cứu nhiều pha, bắt đầu tiến
hành từ Tháng 8/2012. Đội phát triển VCAT đã chọn ra 244 bức tranh/hình vẽ
từ dữ liệu tranh và hình vẽ quốc tế. Trong số này có 50 bức tranh được nhận
định là có tính dung hòa về văn hóa và có thể hữu ích đối với việc phát triển
VCAT. 50 bức tranh này đã được kiểm định trên 50 người khỏe mạnh tình
nguyện. Những bức tranh được xác định dễ dàng và chính xác sẽ được sử
dụng để phát triển bộ trắc nghiệm. Sử dụng các bức tranh này, 14 mục đã
được thiết kế để bao phủ được các lĩnh vực chức năng nhận thức là trí nhớ
giai đoạn, chức năng điều hành, thị giác không gian, ngôn ngữ và chú ý. Lĩnh
vực trí nhớ giai đoạn gồm 6 mục trắc nghiệm đánh giá trí nhớ đối với các đồ
vật, hình hình học và các chi tiết trong bức tranh. Lĩnh vực chức năng điều
hành gồm 3 mục trắc nghiệm về cơ chế của bánh răng, nhận ra quy luật của
hình vẽ và tìm đặc điểm chung của một nhóm động vật. Lĩnh vực thị giác
không gian gồm 2 mục với hình lập phương và hình kẻ ô vuông. Ngôn ngữ


23

gồm 2 mục là gọi tên bức tranh và nêu tên các loại rau. Chức năng chú ý đánh
giá qua 1 mục với yêu cầu gạch bỏ những ký hiệu nhất định.
Điểm VCAT là từ 0 đến 30 với điểm càng thấp nghĩa là suy giảm nhận
thức càng nặng. Phân bố điểm của từng lĩnh vực nhận thức được lưu ý bởi
tầm quan trọng trên lâm sàng của chẩn đoán bệnh Alzheimer, thể bệnh hay

gặp nhất của sa sút trí tuệ. Các điểm cắt chẩn đoán của VCAT được đề xuất là:
23 - 30 là bình thường, 18 - 22 là suy giảm nhận thức nhẹ và 0 - 17 là sa sút
trí tuệ. Kandiah N. và cộng sự nghiên cứu trên một quần thể 206 người ở
Xingapo trong đó 78,1% là người Trung Quốc, 12,3% là người Ấn Độ, 2,7%
là người Mã Lai và 6,8% là các dân tộc khác, kết quả là với các điểm cắt như
trên thì độ nhạy và độ đặc hiệu của VCAT đối với suy giảm nhận thức (bao
gồm suy giảm nhận thức nhẹ và bệnh Alzheimer mức độ nhẹ) là 85,6% và
81,1% ; độ nhạy và độ đặc hiệu của VCAT đối với bệnh Alzheimer mức độ
nhẹ là 87,8% và 63,7% [24].


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những người khỏe mạnh tình nguyện và những người bệnh được chẩn
đoán suy giảm nhận thức nhẹ hoặc bệnh Alzheimer nhẹ đến vừa hoặc sa sút trí
tuệ mạch máu nhẹ đến vừa sẽ được đưa vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm người bệnh suy giảm nhận thức







Tuổi ≥ 60.
Trình độ học vấn hết phổ thông.
Chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ dựa trên tiêu chuẩn Petersen’s/NIAAA[32].

Chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV-TR[31].
Chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV-TR[31]
Xác định mức độ suy giảm nhận thức dựa vào thang điểm xếp loại sa sút
trí tuệ lâm sàng (CDR) là 0,5 với suy giảm nhận thức nhẹ và 1,0 - 2,0 với
bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu mức độ nhẹ đến vừa[60].

* Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm đối tượng khỏe mạnh:






Tuổi ≥ 60
Trình độ học vấn hết phổ thông
Không có phàn nàn về nhận thức
Điểm MMSE ≥ 28
Điểm CDR là 0

* Tiêu chuẩn loại trừ:


Đang có bệnh lý cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh lý mạn tính gây ảnh



hưởng đến khả năng làm trắc nghiệm thần kinh-tâm lý.
Có rối loạn ý thức ảnh hưởng đến khả năng làm trắc nghiệm thần kinh




-tâm lý.
Có khiếm khuyết về chức năng giao tiếp bao gồm nói khó, giảm thị lực,
giảm thính lực mà không thể làm trắc nghiệm thần kinh-tâm lý được.


25




Chậm phát triển tâm thần.
Đối tượng hoặc người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đơn vị Trí nhớ và Sa sút trí tuệ Bệnh viện Lão
khoa Trung ương và Khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm
2015 đến tháng 11 năm 2016.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu chẩn đoán
bệnh như sau[61]:
N=
Với p là độ nhạy hay độ đặc hiệu mong muốn, w là sai số mong muốn
của độ nhạy (hay độ đặc hiệu) với độ tin cậy 95%, giá trị thu được từ bảng
phân bố quy luật Student với α = 0,05.
Kandiah N. và cộng sự nghiên cứu trước đó cho biết về khả năng phát
hiện suy giảm nhận thức thì VCAT có độ nhạy là 85,6% và độ đặc hiệu là

81,1% [24]. Theo đó, trong nghiên cứu này chúng tôi mong muốn độ nhạy
của trắc nghiệm VCAT trong phát hiện suy giảm nhận thức là 85% (p = 0,85),
w = 0,10 (độ nhạy sẽ dao động từ 0,75 đến 0,95 với độ tin cậy 95%), và =
1,96 thì cỡ mẫu cần thiết để ước tính độ nhạy là:
N =1,962× = 48
Độ đặc hiệu của bộ trắc nghiệm này chúng tôi mong muốn là 82% (p =
0,82), khoảng tin cậy 95% dao động từ 0,68 đến 0,96(w = 0,12), và cỡ mẫu
cần thiết để ước tính độ đặc hiệu là:
N =1,962× = 39


×