Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.69 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Môn Tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản
thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình
thay đổi tích hợp kỹ năng sống vào môn Tập làm văn, môn Đạo đức, Khoa học,
…. nên bản thân cần phải nổ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối
với học sinh .
Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông
qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung
cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn
hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối
thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức
của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám
phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của
loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp
của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính
tả, Kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có
sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay
và mai sau.
Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi
phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ
thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy
trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi
lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài Sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có
rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa
dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm
văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em


thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu
vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà
còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan
trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp
phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn
nhất so với các loại văn khác. Trong dạy học văn miêu tả, kĩ năng viết văn có vị
trí gần như quyết định đến sự thành công của bài làm văn miêu tả. Học sinh
không thể tạo nên một bài văn miêu tả khi chưa biết kĩ năng viết văn là gì. Chính
kĩ năng này sẽ giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt của mình để lột tả
hết ý tưởng cá nhân và rèn tư duy logic. Đây sẽ là cơ sở để phác họa một cách
chân thực và sinh động nhất về đối tượng bằng lời văn của mình.

1


Văn miêu tả con vật lớp 4 có vai trò rất quan trọng. Nó yêu cầu cao hơn so
với bài văn tả đồ vật và cây cối vì ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình
dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động, tính nết của con
vật đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm của người tả với con vật đó.
Thực tế, việc làm văn miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng ở
Trường Tiểu học Định Tiến – Yên Định còn nhiều hạn chế. Đại đa số các em
viết văn còn khô khan, việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng
biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có “hồn” tức là chất lượng các bài
văn đạt kết quả cao về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, do các em chưa biết cách
quan sát một cách cụ thể, tỉ mỉ những đặc điểm nổi bật của con vật để tìm tòi
khám phá ra được “cái mới”, cái nổi bật của con vật đó mà hầu hết các em chỉ
tưởng tượng để viết bài, dẫn đến những tiết Tập làm văn, viết văn miêu tả trở
nên căng thẳng, khô khan, thiếu cảm xúc đã làm mất đi sự hứng thú trong học
tập, sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của các em học sinh.

Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy việc rèn kĩ năng viết văn
miêu tả nói chung và miêu tả con vật nói riêng cho học sinh lớp 4 là vô cùng
quan trọng và đặt lên hàng đầu. Nó tạo nền móng vững chắc cho quá trình tích
lũy kiến thức của học sinh ở bậc học quan trọng này mà trong đó người giáo
viên Tiểu học chính là người thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình
sau này của học sinh. Vì những lí do quan trọng đó nên tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở
lớp 4”. Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học
diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh lớp 4 :
+ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu
loát, mạch lạc.
+ Rèn kĩ năng viết văn miêu tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn
học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng.
- Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn miêu tả con vật ở lớp 4, đề xuất một
số biện pháp khi dạy văn miêu tả con vật ở lớp 4.
Học sinh lớp 4A và 4B Trường Tiểu học Định Tiến.
4. Thời gian nghiên cứu:
Năm học : 2018 - 2019
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc sách và tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khao sát thực tế.
- Phương pháp quan sát khách quan.
- Phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận.
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ
đẻ vì tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học sinh
sử dụng ngôn ngữ tiếng việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn tập
làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp nhứng kiến thức, kĩ
năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu tính nghệ
thuật .
Miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong
chương trình TLV lớp 4. Nó góp phần hình thành và phát triển tư duy cho
HS Tiểu học. Học văn miêu tả, HS được rèn kĩ năng viết văn miêu tả gắn liền
với quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; diễn đạt thành
bài văn miêu tả. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng,
tìm lí lẽ, dẫn chứng trình bày, tranh luận... góp phần phát triển năng lực phân
tích tổng hợp của học sinh.
Theo sách Tiếng Việt 4: “ Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm
nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình
dung được các đối tượng ấy”. Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả
sự vật, hiện tượng, con người,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây
là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của người viết. Văn
miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ
một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào thế
giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động, hương vị của những cánh
đồng, khu rừng, làng quê…, thấy rõ tư tưởng, tình cảm của mỗi con người, mỗi
sự vật. Đó là sự kết tinh của các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà
người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng

nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả nhưng
không phải bất kỳ một sự việc nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không
chỉ đơn giản ở việc giúp người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc
điểm, tính chất,…không phải là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà
phải thể hiện được sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách
thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng miêu tả. Một bài văn
miêu tả đạt được đỉnh của nó khi mà bằng những ngôn ngữ sinh động nào đó
khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật,
hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì mà tác
giả nói đến.
Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, tác giả
Nguyễn Trí đã nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả: Văn miêu tả mang tính
thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; Văn miêu tả mang tính
sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh. Trong cuốn “Rèn
kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” hai tác giả Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh đã
chĩ rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn miêu tả là một loại văn mang
tính thông báo thẩm mỹ, trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn chặt với
tính chân thật; ngôn ngữ trong văn miêu tả bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình
3


ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh,… Như vậy, hai tác giả đó nêu thêm một đặc điểm
cũng rất quan trọng của văn miêu tả đó là, tính sáng tạo phải gắn chặt với tính
chân thật.
Văn miêu tả là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống,
nó giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả
năng đánh giá, nhận xét .Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát
triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá...
Miêu tả con vật là một thể loại văn bản mà trong đó, người viết dùng ngôn
ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình ảnh con vật

với những đặc điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn những hoạt động và
thói quen sinh hoạt nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung, tưởng tượng ra
con vật ấy thông qua các giác quan của mình… Đặc biệt trí tưởng tượng của các
em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những
hình ảnh, sự việc, hiện tượng để gắn liền với các rung động tình cảm. Các em có
lòng say mê văn học, hứng thú với việc dùng câu văn của mình để bộc lộ một sự
vật, một hiện tượng nào đó, có tình cảm và sự gắn bó với những đồ vật, những
loài vật xung quanh. Từ đó các em có nhu cầu bộc lộ cảm xúc của mình trước
những sự vật, sự việc mà bản thân mình tiếp xúc hàng ngày. Hoạt động sáng tạo
yêu thích của các em được thể hiện rõ trong làm văn. Nếu được học theo một
chương trình đúng, một phương pháp phù hợp thì các em tuổi này rất thích học
văn. Song đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng nhanh quên,
sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán.
Tư duy của các em mang đậm nét cụ thể, trực quan, khả năng phân tích tổng hợp
kém, vốn từ ngữ còn hạn chế nên phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp
nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng. Số học
sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo chưa nhiều.
II. Thực trạng của việc làm bài văn miêu tả con vật của học sinh lớp 4
ở Trường Tiểu học Định Tiến – Yên Định
1. Kỹ năng quan sát, tìm ý cho bài văn tả con vật của học sinh chưa tốt.
Qua khảo sát thực tế hầu hết các em còn rất lúng túng trong việc quan sát
đối tượng và tìm ý. Ví dụ : Em Phạm Đức Hiếu em đã quan sát và ghi chép như
sau: “Nhà em có nuôi một con chó. Nó đen như cục than. Bụng nó như bụng
lợn. Mắt nó như hai viên bi. Bốn chân nó như cái cột đình”. Từ đó cho thấy các
em còn chưa nắm được trình tự quan sát một đối tượng như thế nào? Chưa nắm
được cách tìm ý ra sao? Đặc điểm nào là chính, đặc điểm nào là phụ? Cách ghi
chép tư liệu khi quan sát như thế nào? Tổng hợp tư liệu ra sao? Sử dụng tư liệu
từ quá trình quan sát vào hành văn như thế nào? Đây chính là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm cho bài văn miêu tả của học sinh có hiện tượng “Râu
ông nọ cắm cằm bà kia” hoặc bài làm văn không đầy đủ ý và thiếu sự sinh động

cần có, nhiều em không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả
không chân thực hoặc tả chung chung, hay vay mượn của người khác nên dẫn
đến khi làm văn không đạt hiệu quả cao.
2. Học sinh chưa nắm chắc cách làm một bài văn miêu tả con vật do
chưa hiểu kĩ dàn bài chung, chưa lập được dàn bài chi tiết.

4


Nhiều học sinh chưa nắm chắc được cấu tạo chung của bài văn miêu tả con
vật dẫn đến bài làm chưa rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Ví dụ: bài của em
Trịnh Văn Minh, em Lê Sĩ Thụy. Cũng do chưa nắm chắc cấu tạo của bài văn
miêu tả con vật mà học sinh sắp xếp ý còn lộn xộn, chưa tả theo một trình tự hợp
lý. Ví dụ Em Nguyễn Đức Lĩnh lớp tôi tả con chó như sau: “Tô Ni là con chó
mà em nuôi, người nó như quả bí, đầu nó như quả bóng gôn, mắt nó như hai
hòn bi ve. Mỗi lần em đi học về là nó lại nhảy tót lên người em. Em rất hạnh
phúc vì có chú chó, em sẽ yêu quý chú chó suốt đời. Em chúc chú chó mau khỏi
bệnh ghẻ”.
Nguyên nhân: Do các em chưa nắm chắc dàn bài chung, chưa lập dàn bài
chi tiết cho bài văn dẫn đến bài làm của các em ý còn lộn xộn và chưa theo một
trình tự hợp lý.
3. Kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt viết đoạn văn miêu tả chi tiết
hình dáng, màu sắc, cấu tạo, hoạt động … của con vật ở học sinh chưa tốt.
Qua khảo sát tôi thấy cách dùng từ của nhiều em chưa chính xác và chưa
phù hợp VD: Con mèo có bộ lông trắng tinh. Khi viết đoạn văn chủ yếu là các
em mới biết liệt kê các bộ phận chứ chưa biết tả các đặc điểm nổi bật của các bộ
phận đó. Ví dụ: Em Vũ Thị Thảo Tuyến lớp tôi tả con mèo như sau: “ Con mèo
nhà em nuôi đã lâu, lông nó màu trắng. Hai con mắt to tròn, cái mũi đỏ. Râu
dài mọc xung quanh mép. Nó chạy nhảy và leo trèo cả ngày, lúc mệt nó lại ngủ
ở góc nhà.” . Đây không phải là văn miêu tả. Đây chỉ là sự liệt kê các đặc điểm,

tính chất của một con mèo. Vì thế nếu nói một cách chặt chẽ thì đoạn văn trên
mang tính chất sinh học chứ chưa mang tính văn học. Có em viết câu không đủ
thành phần ví dụ: “Mặc dù chú ngủ cả ngày” ; “Chả biết được con ruồi muỗi
nào không”. Có em viết câu không rõ nghĩa:”Sáng nay tôi dậy muộn, tôi thấy
cánh cửa hé mở, tôi không hiểu có chuyện gì, tôi đi gọi cún con tôi cũng chẳng
thấy cún con đâu”hay “Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm”.,Câu
không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu: Ví dụ
“Vì luôn yêu mến em cún con rất gầy gò”; “ Chú Mèo có bộ lông mọc vàng
ươm” Cách diễn đạt của các em còn vụng về ví dụ có em viết: “Cún con luôn
thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông
nhà cho gia đình em”. …..
Nguyên nhân: Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả,
chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn
khác. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh
tế. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…
còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng,
chưa khoa học.
4. Vốn từ nghèo nàn, bài văn không có hình ảnh cảm xúc
- Do vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ
gợi tả nên chất lượng bài viết chưa cao, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô
khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc máy móc, rập khuôn
các bài văn mẫu, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của bản thân vào bài
viết.

5


- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết
văn. Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm
không tự nhiên, có sự gượng ép.

- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy
đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.Các em chưa thực
sự cảm thấy yêu môn học.
- Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài văn miêu tả
con vật nên đoạn viết của các em không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những
gì, viết như thế nào, thậm chí viết còn sai đề, xa đề. Các em còn rất lúng túng
khi làm một bài văn miêu tả con vật vì thế dẫn đến kết quả đạt được chưa cao.
- Các tiết Tập làm văn chính khoá GV đã dạy các em viết từng phần, miêu
tả từng bộ phận nhưng nhiều em chưa biết tổng hợp để viết thành bài văn hoàn
chỉnh dẫn đến bài viết chưa đạt yêu cầu.
* Sau khi nắm được thực trạng dạy và học kiểu bài văn miêu tả con vật ở
lớp 4, tôi đã tiến hành khảo sát ở hai lớp 4A và 4B để kiểm tra khả năng làm bài
văn miêu tả con vật của các em.
Để kiểm tra bài làm của học sinh, tôi cho các em làm bài văn với đề bài
sau:
Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất.
Sau khi kiểm tra, tôi đã chấm bài và thu được kết quả như sau:
Lớp Số HS
được
kiểm tra

Hoàn thành Tốt

Hoàn thành

Chưa HT

SL

TL


SL

TL

SL

TL

4A

28

1

3.6

25

89.2

2

7.2

4B

24

0


0

22

92

2

8

Qua khảo sát tôi thấy khả năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn
chế. Số học sinh làm bài văn đạt hoàn thành tốt không cao, mặc dù vẫn biết rằng
để làm được bài văn đạt hoàn thành tốt là rất khó. Số học sinh đạt hoàn thành
cũng quá ít. Với các em đạt hoàn thành, tuy các em đã nắm được yêu cầu và nội
dung của đề bài, bố cục rõ ràng, cũng đã biết lồng cảm xúc khi miêu tả nhưng
các em chưa biết miêu tả những đặc điểm nổi bật của con vật đó, còn miêu tả
chung chung, chưa biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân
hoá... dẫn đến bài văn miêu tả chưa sinh động. Các em đạt hoàn thành thì mới
làm được bài văn với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn mang tính kể
lể, liệt kê các bộ phận của con vật chứ chưa biết miêu tả đặc điểm nổi bật các bộ
phận của con vật. Còn các bài văn chưa hoàn thành thì chưa có bố cục rõ ràng,
sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt dài dòng... Đặc biệt một số em mới chỉ viết dưới
dạng đoạn văn 8 đến 10 câu. Về mặt cấu tạo câu các em cũng còn mắc rất nhiều
lỗi về thành phần câu, về nghĩa của câu,…

6


Kết quả này cũng cho thấy một phần nào đó sự quan tâm của giáo viên

trong việc rèn luyện kỹ năng làm bài văn và mở rộng kiến thức cho học sinh còn
hạn chế.
Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho
học sinh kỹ năng làm bài văn miêu tả con vật để học sinh làm tốt dạng văn này.
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1 . Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý.
Như chúng ta đã biết: Quan sát là sử dụng các giác quan để xem xét, nhận
biết sự vật, hiện tượng. Có quan sát tốt, quan sát theo trình tự hợp lý học sinh
mới viết được bài văn hay. Một số học sinh do chưa nắm được phương pháp
quan sát nên dẫn đến bài văn miêu tả có nội dung sơ sài, mang tính liệt kê, chưa
làm nổi bật được đối tượng miêu tả.
Thực trạng cho thấy ở các tiết luyện tập quan sát con vật giáo viên chưa
cho học sinh quan sát trực tiếp con vật được miêu tả mà đa phần học sinh suy
nghĩ và nhớ lại những gì mình đã nhìn thấy từ con vật đó rồi ghi lại. Vì vậy nội
dung quan sát được học sinh ghi lại theo trí nhớ nên đôi khi có những chi tiết
chưa thật chính xác.
Với bản thân tôi khi dạy tiết quan sát, tôi thường tổ chức cho học sinh
quan sát trực tiếp con vật ở nhà rồi ghi lại kết quả quan sát vào giấy. Trước ngày
học tiết quan sát tôi giao nhiệm vụ cho học sinh: “Em hãy quan sát một con vật
mà em thích”. Với yêu cầu này học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị và quan sát
được con vật mà em thích ( Có thể các em quan sát con vật của nhà hoặc ở gần
nhà) và lưu ý học sinh ghi lại những điều quan sát được theo hướng dẫn của cô.
Khi dạy tiết Luyện tập quan sát con vật tôi thường hướng dẫn học sinh.
- Xác định đối tượng quan sát.
- Chọn cho mình trình tự quan sát hợp lý. Tôi thường gợi ý cho học sinh
lựa chọn các trình tự quan sát như:
+ Quan sát từ bao quát đến từng bộ phận, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ
phận thứ yếu,….
+ Quan sát trình tự tâm lý: Thấy nét nào nổi bật thu hút bản thân, gây cảm
xúc mạnh thì quan sát trước, các bộ phận khác quan sát sau.

+ Cần quan sát đầy đủ những đặc điểm về hình dáng, hoạt động và cả mối
quan hệ của con vật đối với người.
Điều quan trọng là phải rèn cho học sinh của mình nhìn sự vật miêu tả bằng
tâm trạng của mình, cảm xúc của mình để thấy được những điểm nổi bật, riêng
biệt của con vật mình tả. Biết dừng lại ở những bộ phận chủ yếu, trọng tâm để
quan sát nhằm phân biệt được con vật mình tả với con vật khác cùng loại.
Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh quan sát cần hướng dẫn học sinh sử dụng
các giác quan để quan sát. Thông thường khi quan sát các em chỉ dùng mắt để
quan sát, vì vậy kết quả thu được thường gắn liền với thị giác như: hình dáng,
màu sắc, độ gần, xa... Khi hướng dẫn quan sát tôi còn hướng dẫn các em dùng
mắt để quan sát vóc dáng, kích thước, màu sắc.... dùng tay để xoa lên bộ lông, ...
dùng tai để nghe tiếng động, .... Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh ghi lại những điều mình quan sát được theo một trình tự

7


hợp lý. Tôi thường hướng dẫn học sinh ghi lại những điều các em quan sát được
theo dàn bài chung của bài văn miêu tả con vật .
* Tóm lại: Mỗi một người giáo viên cần phải hiểu rằng: Hướng dẫn học
sinh quan sát là một bước làm rất quan trọng trong tiết Tập làm văn miêu tả nói
chung và miêu tả con vật nói riêng. Nhờ vậy mà học sinh lóp tôi em nào cũng
biết quan sát quan sát con vật của mình theo đúng trình tự, quan sát được những
đặc điểm nổi bật về hình dáng và hoạt động của con vật đó.
2. Hướng dẫn và xây dựng cho học sinh một dàn bài chung, dàn bài chi
tiết cho bài văn miêu tả con vật .
Muốn làm tốt, viết trôi chảy mạch lạc học sinh cần nắm vững cấu tạo của
bài văn miêu tả con vật, vì vậy ở các tiết luyện Tiếng Việt, giáo viên cần hướng
dẫn để học sinh xây dựng được dàn bài của bài văn miêu tả con vật. Nắm được
dàn bài của bài văn miêu tả con vật học sinh sẽ có điểm tựa để quan sát theo

trình tự hợp lý, viết được bài văn mà không lúng túng, nhất là đối với học sinh
không có năng khiếu viết văn. Vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh lập được một
dàn bài chung có bố cục như sau:
Mở bài: Giới thiệu con vật định tả là con gì? Con vật này của nhà ai? Nó
được nuôi từ bao giờ?
Thân bài:
+Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài : Tầm vóc, hình dáng, màu sắc, đường
nét cùng các bộ phận đầu, tai, mũi, miệng, chân, đuôi,….
+Tả tính nết và hoạt động: Tính nết và hoạt động nổi bật của con vật là gì?
(Ví dụ: Khi ăn, ngủ; lúc đứng, nằm; khi trong chuồng, lúc ngoài sân; khi bình
thường, lúc có chuyện đột xuất xảy ra…..)
+Tác dụng của con vật đối với đời sống con người
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con vật định tả, lợi ích của nó, ý thức
chăm sóc con vật....
Giáo viên lưu ý học sinh khi miêu tả dùng từ tượng thanh để mô tả lại âm
thanh nhằm mục đích khắc họa lại âm thanh đặc trưng của con vật được miêu tả.
Nên dùng biện pháp so sánh, nhân hóa, các từ ngữ chỉ màu sắc, phẩm chất, các
động từ chỉ hoạt động mang đặc trưng giống loài để miêu tả con vật cho cụ thể
và sinh động.
Dựa vào bố cục này học sinh sẽ lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả con
vật cụ thể của mình theo trình tự hợp lý. Ví dụ một em đã lập dàn ý chi tiết cho
bài văn tả con chó như sau :
Mở bài : Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng
hôm nay lại xuất hiện con chó lai này.Đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân
lúc em về quê ăn giỗ.
Thân bài :
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
- Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy
mà giờ nó đã cao lớn rồi.
- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.

- Nó nặng khoảng mười lăm ki – lô - gam.

8


- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai
cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái
lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó
làm liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt
được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràng dài như báo hiệu cho chủ biết, còn
khách quen thì chú ngó ngoáy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ.
Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong
gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực
đã nhảy ào ra mừng rỡ.
Kết bài : Người ta nói “ Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả
không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là
những lúc ở nhà một mình. Mực đúng là niềm vui của em.
* Tóm lại : Từ dàn bài chi tiết này các em sẽ làm tốt được bài văn với đầy
đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
3. Hướng dẫn học sinh rèn luyện miêu tả các bộ phận của con vật và
viết thành đoạn văn.
Từ việc học sinh được làm quen và tìm hiểu cách miêu tả các bộ phận của
con vật của một số nhà văn như SGK đã giới thiệu, tôi hướng dẫn học sinh miêu

tả các bộ phận của con vật mà các em đã được quan sát. Tôi không gò bó, ép
buộc các em phải miêu tả con vật nào mà con vật cần miêu tả do các em lựa
chọn và các em được quan sát ở tiết trước.
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tả đặc điểm hình dáng bên ngoài với
các câu hỏi gợi ý sau:
+ Trông nó to nhỏ ra sao?
+ Hình dáng nó trông giống vật gì quen thuộc?
+ Màu sắc bộ lông (hoặc màu da) thế nào?
+ Đầu, mình, chân, đuôi, ….. có nét gì đặc biệt ?
Từ các câu hỏi gợi ý, tôi hướng dẫn học sinh viết thành một đoạn văn tả
bao quát. Sau đó tôi cho học sinh đọc trước lớp để các bạn nhận xét, bổ sung và
sửa chữa. Như vậy học sinh có thể viết được đoạn văn hay.
Ví dụ với đề bài: Hãy tả con vật mà em yêu thích, học sinh đã viết đoạn
văn như sau:
Chú gà nhà em thuộc giống gà nòi. Chú có vóc dáng cao to, khỏe mạnh, oai vệ
giống một chàng võ sĩ cường tráng. Toàn thân chú được bao phủ bằng bộ lông
vàng mướt như nhung xen lẫn màu xanh đen óng ánh. Đầu tròn như một quả
chanh nhỏ và nổi bật là chiếc mào gà hình răng cưa đỏ tươi trông như một đốm
lửa nhỏ. Đôi mắt sáng và tròn như hai hạt ngọc, lúc nào cũng lóng la lóng lánh.
Cái mỏ của chú trông như hai mảnh thép hình vòng cung ốp lại dùng để kiếm ăn
9


và tự vệ. Cổ nối liền với thân và được phủ một lớp lông màu đỏ chói.Thân mình
chú chắc nịch, da dẻ hồng hào. Đuôi chú như chiếc cầu vồng ngũ sắc, cong và
dài làm tăng thêm nét đẹp của chàng võ sĩ. Đôi chân vừa cao to vừa rắn chắc
được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng nghệ. Hai cái cựa chòi ra như hai
mũi tên, nhọn hoắt, đây là thứ vũ khí lợi hại giúp chú tự vệ khi bị tấn công.
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả tính nết và một vài hoạt động
+ Tính nết đáng yêu của con vật là gì?

+ Tính nết ấy biểu hiện qua những cử chỉ hoạt động nào?
Khi tả chúng ta cần chú ý tới từng bộ phận của nó nhưng đồng thời cũng
cần chú ý là hình dáng, màu sắc,…. của mỗi con vật khác nhau. Giáo viên cần
hướng dẫn học sinh khi miêu tả cần làm toát lên được những nét riêng biệt của
những con vật.
Đối với học sinh có năng khiếu chỉ cần tả lướt qua các bộ phận, mỗi bộ
phận chỉ điểm một, hai chi tiết đặc biệt nổi bật, đặc biệt chú trọng miêu tả nét
nổi bật của con vật đó để phân biệt với các con vật khác cùng loài. Tôi luôn
khuyến khích học sinh khi miêu tả cần phát hiện những điểm mới, khác lạ của
con vật mình tả, vì thế bài văn miêu tả của các em rất đa dạng, phong phú và
hồn nhiên.
Ví dụ đoạn văn tả hoạt động và tính nết của chú chó, em Trần Thị Hồng
Thu viết như sau:
“Con Rô sạch sẽ lắm. Mỗi lần mẹ gọi: “Rô đi tắm” là nó vẫy đuôi chạy
theo ngoan ngoãn như một đứa bé được nuông chiều. Thân hình nó không hề có
một con bọ, con rận nào cả. Không biết mẹ dạy con rô từ bao giờ mà nó biết đi
vệ sinh vào một chỗ phía sau nhà. Nó rất ý tứ. Mỗi khi có khách đến chơi nhà,
nó nằm im trên tấm đệm, đôi tai vểnh lên nghe bố mẹ và khách nói chuyện.
Khách đứng dậy ra về, con Rô cũng theo bố mẹ em đi ra cửa như để tiễn chân
khách”
Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh nêu sự gắn bó và những kỷ niệm của
em đối với con vật. Nhất là tác dụng của nó đối với đời sống của chúng ta và cái
tình của chúng ta đối với con vật. Cần lưu ý học sinh ý này phải miêu tả cảm
xúc, kỷ niệm chân thực đúng với tình cảm của mình. Với học sinh có năng khiếu
tôi hướng dẫn các em lồng ý này khi miêu tả các bộ phận của con vật.
Khi hướng dẫn học sinh miêu tả các bộ phận của con vật, tôi lưu ý học sinh
trình bày thành các đoạn văn. Với mỗi đoạn văn cần có câu mở đoạn giới thiệu
chung. Hết đoạn văn cần xuống dòng và lùi vào một chữ. Cần hướng dẫn học
sinh khi viết câu mở đoạn nên dùng từ ngữ để liên kết với đoạn trên.
* Tóm lại: Qua việc hướng dẫn học sinh rèn miêu tả các bộ phận của con

vật rồi viết thành đoạn văn, tôi thấy đa số học sinh trong lớp đã miêu tả đầy đủ
các bộ phận, hoạt động, tính nết của con vật. Nhiều em còn sử dụng biện pháp
so sánh, nhân hóa biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình khi miêu tả làm cho đoạn
văn hay hơn sinh động hấp dẫn hơn.
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng mở bài, kết bài.
Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường
thu hút người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề

10


mà người viết trình bày. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh xây dựng
đoạn văn mở bài và kết bài là rất cần thiết.
a) Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở
bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở
bài theo cách nào mà để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất
và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một
vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng những
câu thơ, những câu hát,… Nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan
man, xa đề, không rườm rà. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi
hoặc cá nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn khác nhận xét.
Chẳng hạn với bài tả con mèo, một học sinh mở bài: “Hè vừa rồi, mẹ em đi
chợ mua được một con mèo tam thể. Chú ta là thành viên thứ năm của gia đình
em, nay đã được bốn tháng.”
Giáo viên nêu câu hỏi: đây là cách vào bài nào? ( trực tiếp) – Giáo viên
hỏi em nào nêu cách mở bài miêu tả con mèo khác sinh động hơn? có học sinh
đã mở bài như sau: “ Nhà em từ lâu đã không có một chú chuột nào dám bén
mảng tới vì có chú lính gác cừ khôi, đó chính là chú mèo Mướp, Mướp ta đã
được một tuổi, nó thật hiền dịu nhưng cũng thật tinh nhanh, nó như người bạn
thân của em”

Hay với bài: Tả con gà trống Trịnh Thị Kim Yến lớp tôi đã dựa vào dàn ý
tôi hướng dẫn và trả lời các câu hỏi để viết thành mở bài như sau: “Con vật em
định tả là con gà trống, nó được nuôi ở gia đình em”.
Tuy nhiên, sau khi được tôi hướng dẫn cách viết mở bài thì một số em năng
khiếu viết văn còn hạn chế cũng đã viết được: “Gia đình em nuôi rất nhiều con
vật, nhưng em thích nhất là con gà trống” .
Với học sinh có năng khiếu tôi luôn khuyến khích các em viết mở bài theo
kiểu gián tiếp thì bài văn sẽ sinh động, lôi cuốn người đọc hơn. Vì vậy có em đã
mở bài như sau: “Trời đã tảng sáng. Đằng đông, nền trời đang chuyển dần từ
màu trắng sang màu hồng phớt. Mặt trời vẫn còn giấu mình sau lớp mây bồng
bềnh, xôm xốp. Bỗng một tiếng gà gáy giòn giã cất lên: Ò …ó …o..o…Cả không
gian mơ màng như bừng tỉnh giấc. Đó chính là tiếng gáy của chú gà trống nhà
tôi đấy”. Sau khi học sinh nhận xét, bổ sung mở bài cho bạn, tôi thường khuyến
khích học sinh nêu những cách mở bài khác nhau. Nhờ được khuyến khích,
được nhận xét, bổ sung nên học sinh đã viết được nhiều mở bài hay, thể hiện
được cảm nhận riêng của mình.
b. Đoạn văn kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng đều phải xuất
phát từ nội dung của bài. Dù kết bài bằng cách nào cũng cần phải nêu được cảm
nghĩ, tình cảm của em đối với con vật và cách chăm sóc, bảo vệ... Phần lớn các
em chỉ nêu cảm xúc ngắn gọn bằng một câu “Em rất yêu chú gà trống nhà em.”
Tôi gợi ý để học sinh nhận thấy kết luận như thế này còn khô khan. Tôi yêu cầu
các em suy nghĩ nêu kết luận khác hay hơn. Một học sinh đã nêu “ Em rất yêu
quý chú gà trống nhà em vì chú vừa đẹp, vừa oai vệ và dũng mãnh.. Em xem chú
gà trống của mình như một người bạn thân thiết và hàng ngày chăm sóc chú
chu đáo. Em cho chú ăn thóc và dọn chuồng sạch sẽ để gà trống mau lớn khỏe”.
Kết luận này cảm xúc được biểu hiện kín đáo hơn và hay hơn kết luận trước. Từ
11


việc được nhận xét, sửa chữa mà các em đã viết được nhiều kết luận hay, bộc lộ

được cảm xúc của mình.
5. Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả từ các phân môn
khác.
Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên
giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc, kể chuyện…... Nhiều bài
tập đọc là các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài
văn đó rất phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ
ra các từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp
sự sáng tạo của người viết khi dùng chúng và hướng dẫn học sinh ghi vào sổ tay.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – Tập 2
có đoạn: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên
lưng chú lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt
long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng
mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ
rung rung như đang còn phân vân. ”
Tác giả đã mở đầu bài văn bằng một tiếng reo thích thú, một lời trầm trồ ca
ngợi: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” Tình cảm chưa đựng
trong câu mở đầu đã chi phối nội dung cả đoạn, những câu sau với những tính từ
miêu tả, những hình ảnh so sánh gợi lên cái đẹp trong sáng, hấp dẫn của chú
chuồn chuồn nước. Nó khiến cho người đọc những dòng chữ ấy phải thốt lên
tiếng reo, lời thán phục như tác giả đã viết.
Khi học sinh học bài kể chuyện Con vịt xấu xí, các em sẽ học được cách
miêu tả của An – déc – xen khi miêu tả hình dáng và tâm trạng của thiên nga qua
các từ ngữ: xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, dài ngoẵng, gầy guộc,
vụng về, vô cùng sung sướng, ….
Qua câu chyện học sinh cũng có được lời khuyên: Ai cũng có những cái
đẹp riêng, ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, phải luôn yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau.
Khi dạy bài tập đọc: “Những cánh bướm bên bờ sông”.
“Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những

con bướm đủ màu sắc, đủ hình dáng. Con xanh biếc pha đen như nhung, bay
nhanh loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng
cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người
lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu
ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió hệt như tàn than
của những đám đốt hương…”.
Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã miêu tả khá sinh động vô số loài bướm.
Hình ảnh những chú bướm hiện lên qua con mắt của mấy cậu học trò vốn say
mê với thiên nhiên. Một từ “tha thẩn” miêu tả cảnh các cậu ra bờ sông bắt
bướm, một từ “chao ôi!” diễn tả cảm xúc mạnh mẽ của các cậu học trò đến tột
độ, tạo nền cho bài miêu tả, tạo nền cho hình ảnh những cánh bướm xuất hiện.
Liên tiếp sau đó, mỗi câu văn được tác giả dùng để nói tới một con bướm. Mỗi
con bướm lại được tả bằng các tính từ, các hình ảnh so sánh gợi vẻ đẹp đầy hấp
dẫn: đen như nhung, loang loáng, vàng sẫm, lượn lờ đờ như trôi trong nắng, líu
12


ríu như hoa nắng, …. Tác giả đã khéo chọn những hình ảnh mới mẻ, độc đáo để
so sánh làm nổi bật dáng bay của từng loại bướm. Nó làm nên vẻ đẹp hấp dẫn
riêng của đoạn văn miêu tả này.
* Tóm lại: Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ
và các biện pháp miêu tả như vây, vốn từ của các em sẽ phong phú hơn.Các em
sẽ làm được những bài văn miêu tả một cách tốt hơn. Qua đó tôi thấy nhiều em
đã biết học tập cách miêu tả của các nhà văn, nhà thơ vào câu văn, đoạn văn, bài
văn miêu tả của mình rất linh hoạt.
6. Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn sinh động, có hình ảnh.
Để viết được một bài văn hay, yêu cầu học sinh phải biết diễn đạt câu văn
sinh động, có hình ảnh, bài văn phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Để
giúp học sinh có vốn từ ngữ miêu tả phong phú, tôi thường hướng dẫn để học
sinh thấy các từ ngữ miêu tả, hình ảnh mà học sinh đã ghi chép được vào sổ tay

của mình để học tập . Tuy nhiên, ngôn ngữ miêu tả cần chân thực, chính xác, vì
vậy tôi hướng dẫn học sinh học tập chứ không sao chép, lựa chọn những từ ngữ
phù hợp để diễn đạt bài văn của mình. Để học sinh diễn đạt được những câu văn
sinh động có hình ảnh, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ miêu tả như
dùng động từ, tính từ, từ láy.... cần lưu ý học sinh dùng từ ngữ miêu tả đúng, sát,
hợp, lựa chọn từ ngữ khi miêu tả để làm cho câu văn có “hồn”.
Mặt khác, để diễn đạt câu văn sinh động hơn, tôi còn hướng dẫn học sinh
sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ... Tôi
hướng dẫn các em khi miêu tả cần liên tưởng để so sánh phù hợp làm cho sự vật
miêu tả cụ thể hơn, dùng từ ngữ chỉ người để nhân hoá sự vật làm cho con vật
được miêu tả sinh động.
Ví dụ: Miêu tả một chú gà trống. Một em đặt câu: “Chú gà nhà em có bộ
lông màu đỏ tía.”
Tôi có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, đã rõ
nghĩa. Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ lông của
chú gà trống? Học sinh có thể đặt câu: “Chú trống choai thật oai vệ, chú khoác
trên mình bộ lông màu đỏ tía, chen lẫn màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ
của những chàng công tử”
Em khác lại có thể so sánh ngắn gọn hơn: “Chú khoác trên mình một bộ lễ
phục màu tía rực rỡ như một võ tướng.”
Một học sinh tả cái mào chú gà trống: Trên đầu chú có cái mào đỏ chót rất
đẹp. Tôi gợi ý các em dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để tả. Các em đã nêu
được: Trên đầu chú rung rinh chiếc mào đỏ thắm như bông hoa hồng xinh xắn.
Hay khi miêu tả con mèo một học sinh tả cái đuôi chú mèo: “Chú ta có cái
đuôi thon dài như một cái măng ngọc”.
Tôi hỏi em nào nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh nhận xét: “Bạn đã
sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc”.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái
đuôi của chú mèo sao cho sinh động hơn.
Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu

nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.

13


Hay : Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân
thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.
Như vậy cùng là miêu tả về cái mào, bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của
chú mèo nhưng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng
những từ ngữ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta cảm thấy
miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và cuốn hút được người
đọc, người nghe.
* Tóm lại: Bằng cách hướng dẫn như thế, tôi đã giúp học sinh viết được
những câu văn giàu hình ảnh, biết sử dụng những từ ngữ, biện pháp so sánh,
nhân hóa khi miêu tả.
7. Nâng cao chất lượng làm văn miêu tả thông qua việc việc chấm,
chữa bài, nhận xét bài làm của HS:
Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến
việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc đều phải thực hiện theo một chu trình nhất
định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và
cuối cùng là khâu kiểm tra dánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch đề ra.
Để làm việc có hiệu quả, mang lại sự thành công thì không thể bỏ qua bất cứ
khâu nào trong các khâu trên, nhất là với khâu kiểm tra, đánh giá. Có kiểm tra,
đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã
thực hiện, để diều chỉnh cho những việc tiếp theo.
Muốn có được tiết trả bài có hiệu quả cao thì việc chấm bài là rất quan
trọng. Giáo viên cần chấm bài thật kỹ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho
học sinh. Khi chấm bài phát hiện ra lỗi của học sinh giáo viên cần ghi lại cẩn
thận các lỗi của học sinh theo từng loại: lỗi về cách dùng từ, lỗi về câu, lỗi diễn
đạt, lỗi chính tả, …và cũng cần ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay. Sau khi chấm

bài giáo vên cần thống kê các loại bài đạt, chưa đạt, đưa ra nhận xét chung nhất
về ưu, nhược diểm trong bài viết của học sinh, thống kê được các lỗi mà học
sinh thường mắc và những câu văn, đoạn văn hay. Trong tiết trả bài ngoài việc
tiến hành các trình tự như trong sách giáo viên đã hướng dẫn, giáo vên cần thay
đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét
chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi đã thống kê khi
chấm bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó, giáo viên
trả bài và có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em trao
đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu văn hay hoặc
giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó học sinh sẽ thấy được ưu, nhược điểm
trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của
mình cho hay hơn. Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh được
những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong cả giao tiếp hàng
ngày. Từ những kinh nghiệm trong quá trình chấm chữa bài, tôi đã trình bày Sổ
chấm bài theo bảng sau:
Lỗi sai
Bố cục
Không đúng yêu

Tên học sinh

Dẫn chứng

Hướng sửa

14


cầu của đề
Chính tả, từ

Diễn đạt
Câu
* Tóm lại: Trong quá trình chấm, chữa bài, từng loại lỗi, tôi luôn ghi rõ:
Cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết và nêu trước lớp trong tiết trả bài. Từ đó,
học sinh sẽ thấy được để rút kinh nghiệm giờ sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng dạy tập
làm văn cho học sinh lớp 4, tôi đã thu được những kết quả sau:
a) Về phía giáo viên: Các đồng chí trong tổ khối tán thành sáng kiến của
tôi đưa ra và áp dụng vào tiết dạy cụ thể, giáo viên trong tổ tránh được những
vướng mắc, những lúng túng, khi giảng dạy tập làm văn. Các đồng chí trong tổ
đã biết vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy tập làm văn mà tôi nêu ra. Kết
quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt.
b) Về phía học sinh : Học sinh đã hứng thú dần với các giờ Tập làm văn,
các em ham thích đọc truyện, thích quan sát, các em đã biết tưởng tượng và kể
chuyện có sáng tạo, từng bước đã biết cách quan sát, lập dàn ý và diễn đạt ý
thành những câu văn giàu hình ảnh, tư duy hình tượng của các em cũng được
rèn luyện và phát triển nhờ biết vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá ... khi
miêu tả con vật...
Chính vì vậy tôi nghĩ rằng để dạy tốt phân môn Tập làm văn nói riêng và
các môn học khác nói chung, người giáo viên phải không ngừng học tập, trau
dồi chuyên môn. Đặc biệt với Tiểu học, chúng ta cần tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, bắt đầu từ việc đổi mới cách soạn bài, phải thiết kế được bài soạn,
tổ chức sao cho học sinh được hoạt động, sử dụng các hình thức dạy học phong
phú, đa dạng phù hợp với loại bài, với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học.
Riêng với phân môn Tập làm văn, điều quan trọng là người giáo viên phải tạo
cho học sinh có hứng thú trong giờ học, trong việc học văn, và để làm được việc
đó người giáo viên càng phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập

của học sinh tại 2 lớp là lớp 4A và 4B Trường Tiểu học Định Tiến
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi gần gũi nhất đối với em
Với đề bài trên tôi yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học và kỹ
năng của mình để làm bài.
Sau khi kiểm tra tôi đã chấm bài và thu được kết quả như sau:
Lớp

Số HS
được
kiểm tra

4A (Thực nghiệm)

28

HT Tốt

Hoàn thành

Chưa HT

SL

TL

SL

TL

SL


TL

9

32

19

68

0

0

15


4B ( Đối chứng)

24

2

8

21

88


1

4

Qua thực tế bài làm của học sinh lớp 4A (do tôi vận dụng sáng kiến kinh
nghiệm) cao hơn lớp 4B ( lớp đối chứng). Điều đó cho thấy các giải pháp mà tôi
đưa ra hướng dẫn học sinh có tính khả thi. Phần lớn các em học sinh lớp tôi dạy
có bài văn miêu tả bố cục rõ 3 phần, miêu tả theo một trình tự hợp lý, diễn đạt
trôi chảy, mạch lạc, bài văn đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hoá, làm cho bài văn sinh động hấp dẫn. Còn nhiều em khác lần kiểm tra
trước kết quả thấp thì lần này đã tiến bộ rất nhiều. Trong các kỳ thi thì lớp tôi có
số học sinh đạt điểm hoàn thành tốt môn Tiếng Việt cao, chất lượng học sinh
được nâng lên một cách rõ rệt. Điều này một lần nữa đã khẳng định một số biện
pháp tôi vận dung trong dạy văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4 là có hiệu
quả.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn
nói riêng thì việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu cần thiết và quan
trọng. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để
đưa ra những giải pháp tích cực nhằm giúp quá trình dạy học phân môn Tập làm
văn đạt kết quả cao nhất. Qua nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm “ Một số
biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4” tôi đã rút ra bài
học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên cần nắm vững chương trình bộ môn toàn cấp và từng lớp, nắm
vững và dạy đúng phương pháp bộ môn để gây hứng thú học tập cho học sinh.
Đồng thời phải nắm được đặc điểm trình độ của từng học sinh để đưa ra câu hỏi
và giao yêu cầu phù hợp. Trước hết phải bám sát yêu cầu của từng phần, từng
bài trong sách giáo khoa, nắm được dụng ý trình bầy của sách giáo khoa để có
những câu hỏi, hướng dẫn phù hợp với học sinh, sau đó phân học sinh thành

nhóm đối tượng khác nhau để tiện việc hướng dẫn và giúp đỡ các em.
- Giáo viên cần phải biết hướng dẫn học sinh cách đọc sách tham khảo ,
hướng dẫn các em tích luỹ vốn văn học giúp các em biết vận dụng linh hoạt
sáng tạo vào bài làm của mình, tránh tình trạng bắt chước, chép văn mẫu dẫn
đến bài văn sáo rỗng , thiếu cảm xúc.
- Giáo viên cần tạo ra cho học sinh hứng thú đối với bài học làm cho các
em thấy rõ mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức cũ . Cấu tạo bài giảng
của giáo viên cần logic, hệ thống và mạch lạc làm cho học sinh thấy được mối
quan hệ giữa các phần trong bài học.
- Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài
trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp
trên.
- Với mỗi bài văn miêu tả cần giúp học sinh xây dựng được một dàn bài cụ
thể để các em có điểm tựa để làm bài.

16


- Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc
lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập:
- Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh
quan sát những con vật không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em.
- Trong quá trình dạy học cần kiểm tra đánh giá kịp thời sự tiến bộ của
học sinh để phát huy sự sáng tạo của các em , bổ sung những kiến thức còn thiếu
giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả con vật.
- Giáo viên cần thường xuyên tham khảo tài liệu, chuyên san … có liên
quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạng văn
miêu tả
con vật nói riêng.
2. Kiến nghị:

2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:
Mỗi năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo nên chọn các sáng kiến tốt in
thành các tập san theo môn học để cung cấp cho các trường làm tài liệu sinh
hoạt chuyên môn.
2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham
khảo phục vụ cho giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục tiểu học, Thế giới
trong ta,...
- Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu
tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở
trường của từng cá nhân và sức mạnh của cả tập thể.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm
quan du lịch để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.
2.3. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu nắm vững chương trình, hệ thống kiến thức, mức độ yêu cầu
kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghiên cứu nắm vững sự thể hiện cụ thể của
chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên. Sưu tầm nghiên cứu
các kinh nghiệm dạy học trên các tập chí, tài liệu bồi dưỡng giáo viên về kiến
thức, nghiệp vụ, nắm tình hình điều kiện địa phương, trường lớp và hoàn cảnh
học tập của học sinh. Nghiên cứu mục đích yêu cầu bài học cả về 3 mặt (kiến
thức, kĩ năng tư duy và giáo dục). Xác định kiến thức trọng tâm căn cứ trên mục
đích yêu cầu. Lựa chọn phương pháp cụ thể và phương tiện dạy học, các biện
pháp sẽ thực hiện từng khâu, từng đối tượng học sinh. Tạo được không khí sẵn
sàng học tập ở chỗ học sinh nắm chắc bài cũ, chuẩn bị tốt sách giáo khoa và đồ
dùng học tập. Tập thể học sinh tự giác, tôn trọng nội quy, nề nếp và làm việc tốt.
- Giáo viên có thái độ cởi mở, chan hoà, ân cần, quan tâm đến học sinh,
mẫu mực trong tác phong. Giáo viên chuẩn bị bài soạn, sẵn sàng lên lớp.
- Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh hội nội dung bài học
của học sinh, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
- Cần quan tâm đối tượng khác nhau về trình độ để giao việc, đặt câu hỏi

thích hợp. Có động viên khuyến khích, biểu dương kịp thời các tiến bộ, cố gắng
của học sinh. Nhưng phải nghiêm khắc đối với học sinh lười biếng, vô trách

17


nhiệm. Giáo viên phải linh động, khéo léo xử lý tình huống diễn ra sao cho đạt
mục đích yêu cầu của tiết dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đúc rút ra từ thực tế
giảng dạy. Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nêu
trên và cũng đã thu được kết quả nhất định được giáo viên trong trường và ban
giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên với xu thế hiện nay, trong cuộc đổi mới của
toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng thì tôi còn phải học hỏi
nhiều để nâng cao trình độ chuyên môn. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, giúp học sinh
học tốt dạng văn miêu tả con vật nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói
riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đã ký
Lê Thị Trà

Yên Định, ngày 9 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Ngà


MỤC LỤC
Nội dung
A- Mở đầu
1-Lý do chọn đề tài:

Trang
1
1
18


2- Mục đích nghiên cứu
3- Đối tượng nghiên cứu
4- Thời gian nghiên cứu
5- Phương pháp nghiên cứu.
B - Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
I - Cơ sở lý luận
II. Thực trạng của việc làm văn miêu tả con vật của học sinh lóp 4
III - Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý.
2 . Hướng dẫn và xây dựng cho học sinh một dàn bài chung, dàn
bài chi tiết cho bài văn miêu tả con vật .
3 . Hướng dẫn học sinh rèn luyện miêu tả các bộ phận của con vật
và viết thành đoạn văn.
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng mở bài, kết bài.
5. Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả từ các phân
môn khác.
6. Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn sinh động, có hình ảnh.
7. Nâng cao chất lượng làm văn miêu tả thông qua việc

chấm,chữa bài, nhận xét bài làm của HS.
IV- Hiệu quả của sáng kiến.
C - Kết luận và kiến nghị
1- Kết luận
2- Kiến nghị

2
2
2
2
3
3
4
7
7
8
9
11
12
13
14
15
16
16
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Sách giáo khoa, sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 4– Nhà xuất bản Giáo dục.
2 . Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới – NXB Giáo
dục.

3 . Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS-TS Lê Phương Nga, Nguyễn Trí.
4 . Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - NXB Giáo dục.
5 . Phương pháp dạy học các môn Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục.
6 . Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 4.
7 . Bồi dưỡng văn Tiểu học của Nguyễn Quốc Siêu- Nhà xuất bản ĐH Quốc gia
Hà Nội.
8 . Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả của Nguyễn Trí.

19


9 . Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” của Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh
10 . Các tập san, chuyên đề Tiểu học.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH TIẾN

20


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT LỚP 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt


YÊN ĐỊNH NĂM 2019

21



×