Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TÀI TUỆ

CÁC TỘI PHẠM VỀ HÀNG GIẢ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TÀI TUỆ

CÁC TỘI PHẠM VỀ HÀNG GIẢ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƯƠNG QUANG VINH


2. TS LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các
luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên
cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào
khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Tài Tuệ


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 9
1.1.


Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận về sản xuất, buôn bán

hàng giả 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 12
1.2. Những công trình nghiên cứu khác có liên quan .......................................... 21
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................................... 22
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ..................................................................... 22
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 23
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .........................24
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM
VỀ HÀNG GIẢ ..................................................................................................... 27
2.1.

Khái niệm các tội phạm về hàng giả ................................................................ 27

2.1.1. Khái niệm hàng giả ..................................................................................................... 27
2.1.2. Khái niệm các tội phạm về hàng giả ........................................................................... 31
2.2.

Cơ sở của việc quy định các tội phạm về hàng giả trong luật hình sự Việt Nam
34

2.2.1. Cơ sở chính trị ............................................................................................................. 34
2.2.2. Cơ sở kinh tế xã hội .................................................................................................... 36
2.2.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................................. 37
2.3. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự một số nước trên



ii
thế giới ................................................................................................................ 39

2.3.1. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự Hoa Kỳ .............................. 39
2.3.2. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự Pháp .................................. 42
2.3.3. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự Trung Quốc ... 43
2.3.4. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự Anh ................................... 45
2.3.5. Các tội phạm về hàng giả theo quy định của luật hình sự Đức .................................... 47
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 48
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI
VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ HÀNG GIẢ .............................................................. 49
3.1.

Khái quát lịch sư phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

đối với các tội phạm về hàng giả .............................................................................. 49
3.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước khi Bộ luật
hình sự năm 1985 có hiệu lực pháp luật .......................................................... 49
3.1.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến trước khi
Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật ............................................. 52
3.1.3. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực đến trước khi
Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật ............................................. 56
3.2.

Đặc điểm pháp lý của các tội phạm về hàng giả theo BLHS năm 2015 trong

sự so sánh với BLHS năm 1999 .................................................................................. 64
3.2.1. Khách thể của tội phạm ............................................................................................... 65
3.2.2. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm .................................................. 69
3.2.3. Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm ...................................................................... 75

3.2.4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm ............................................................... 81
3.2.5 Hình phạt áp dụng với các tội phạm về hàng giả .................................... 83
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 86
CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ HÀNG GIẢ .............................................................. 87


ii
4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội
phạm về hàng giả ................................................................................................ 87

4.1.1. Tình hình xét xử các tội phạm về hàng giả ............................................ 87
4.1.2. Thực tiễn định tội danh các tội phạm về hàng giả ....................................................... 94
4.1.3. Thực tiễn quyết định hình phạt các tội phạm về hàng giả ......................................... 107
4.1.4. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra khi áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 . 122
4.1.5. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng các quy
định về các tội phạm về hàng giả .................................................................. 126
4.2. Các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự
đối với các tội phạm về hàng giả ....................................................................... 129
4.2.1. Yêu cầu, phương hướng cho các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm hàng giả .......................129
4.2.2. Các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật
hình sự về các tội phạm hàng giả .................................................................. 132
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................... 142
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 147


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

CSHS:

Chính sách hình sự

HĐXX:

Hội đồng xét xử

PLHS:

Pháp luật hình sự

PTCĐ:

Phạm tội chưa đạt

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:
QĐHP:


Tòa án nhân dân tối cao
Quyết định hình phạt

QHXH:

Quan hệ xã hội

QPPL:
TNHS:

Quy phạm pháp luật
Trách nhiệm hình sự

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về hàng giả trên cả
nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156, Điều 157, Điều 158 BLHS năm 1999) ....................88

Bảng 4.2: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999) ........................... 91
Bảng 4.3: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh trên cả nước từ năm 2007 2017 (Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999) ........................................................................92
Bảng 4.4: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, vật nuôi trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 158 Bộ luật hình sự năm 1999) ...93
Bảng 4.5: Cơ cấu về các hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo trong nhóm các tội
phạm về hàng giả trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156, Điều 157, Điều 158
BLHS năm 1999) .............................................................................................................. 108
Bảng 4.6: Cơ cấu về các hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156 BLHS năm 1999) .
109 Bảng 4.7: Cơ cấu về các hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 157 BLHS năm 1999) ........................................110
Bảng 4.8: Cơ cấu về các hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 158
BLHS năm 1999) ...............................................................................................................111
Bảng 4.9: Cơ cấu về các hình phạt bổ sung áp dụng đối với các bị cáo trong nhóm
các tội phạm về hàng giả trên cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156, Điều 157, Điều
158
BLHS năm 1999) ...............................................................................................................112
Biểu đồ 4.1: Số vụ án và số bị cáo phạm các tội phạm nói chung trên cả nước từ năm
2007 - 2017 ......................................................................................................................... 89
Biểu đồ 4.2: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về hàng giả trên
cả nước từ năm 2007 - 2017 (Điều 156, Điều 157, Điều 158 BLHS năm 1999) ...............89


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại
Đảng
toàn
quốcquy
lầnđịnh
VI chế
cho
đến nay,
Đảng
Nhà
nư
ớcnhậ
ta nluôn
kiên
định
theo
chủ
chuyển
đổi
cơ
quản
kinh
tếớtừ
quan
liêu
bao
cấp

sang
cơTừ
chế
thịhội
trưcủa
ờtrương
ng.nhiều
Bằng
các
pháp
tlý
, Nhà
cvàta
đã hưởng
thừa
bảo vệ
sự
tồn
tại
thành
phần kinh
tế.luậ
Bên
cạnhnưđó,
thừa
giá và
trị
trong việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của nước ta thực sự có
những bước phát triển mạnh mẽ.

Một trong những đặc điểm của nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa các
thành phần kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa được mở rộng tự do hơn... Chính vì lẽ
đó, thị trường hàng hoá tại Việt Nam diễn ra vô cùng sôi động với nguồn sản phẩm
không chỉ ở trong nước mà còn nhập khẩu từ nước ngoài, đem lại sự đa dạng trong
lựa chọn cho người tiêu dùng.
Bên cạnh những thay đổi tích cực từ hành động “mở cửa” giúp thay màu áo
mới một phần đến toàn diện các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, chính trị,… thì không
thể không thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, hệ luỵ khi ồ ạt nhiều nguồn du nhập
vào Việt Nam, trong khi chúng ta chưa có sự chuẩn bị vững chắc về pháp lý. Một
trong những bất cập nằm ở sự phức tạp trong tình hình tội phạm, nó không chỉ dừng
lại ở sự gia tăng về số lượng tội phạm mà còn nằm ở mức độ tinh vi, tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội, đặc biệt là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế,
trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong những tội phạm kinh tế đã
gây
nên
tácngư
hạiờtto
lớnvềdùng.
trên
nhiều
mặtNhà
kinh
hộicác
củađơ
đất
ớsản
c. Trư
ớc kinh
hết,

gây
nên
những
thiệ
kinh
tếcủa
cho
nưtế,
ớcòn
c,xãcho
n nư
vịlòng
xuất,

cho
i hại
tiêu
này
tác
động
xấu
đến
môi
ờngnó
tranh
vàcảphát
lành
nền kinh
tế,
làm

giảm
sút
tin
củatrư
ngư
ờdoanh
icạnh
tiêu
dùng
với triển
các
cơ
sở mạnh
sản Tội
xuấtphạm
kinh
doanh.

điều
đó
làm
cho
các
nhà
đầu
tư
trong đối


2


nư
ớcNam
thiếu
an tâm
đầunhư
tư, trong
phát đắt
triển
sản
xuất,
kinh
doanh.
Hiệnhàng
nay,
hàng
tại
Việt
xuất
hiệ
nkhi
hầu
mọitiền
lĩnhtrong
vựcvàng

bao
gồm
nhiều
chủng

loại
hàng
hóa,
từ
hàng
cao
cấp,
như
bạc,
đá
quý;
xadùng
xỉ giả
phẩm
như
ớnhững
c dư
hoa,
mỹ
rượmặt
uphân
ngoại
hay
cả
mặ
t giả
hàng
chuyên
như
thuốc

tân
ợc,mặt
thuốc
trừcác
sâu,
bón,
chăn
nuôi...
Hàng
mặ
t từ
mặt
ngoạinư
nhập
như
điệphẩm,
ndép,
tử,
hàng
công
nghiệ
p,các
cho
đến
cáccómặ
t hàng
sản hàng
xuất
trong
nư


c
như
giày
vậ
t
liệ
u
xây
dựng.
Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổng giá trị
hàng giả được mua bán hàng năm trên thế giới khoảng 500 tỷ Euro - gấp đôi ngân
sách nước Đức. Hiện nay hàng giả chiếm lĩnh 1/10 thương mại thế giới, trong đó
các loại hàng được làm giả nhiều nhất phải kể đến như: cứ 3 chiếc đĩa CD thì có 1
chiếc được sao chép trái phép; các mặt hàng quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm
và nước hoa chiếm khoảng 1/3 tổng số hàng giả thế giới; phần mềm máy tính là
35%; video, DVD và CD là 25%; đồng hồ Thụy Sỹ giả mạo được bán nhiều hơn
hàng thật: 40 triệu chiếc giả so với 26 triệu chiếc đồng hồ thật [140]. Và trong tình
hình kinh tế hiện nay, khi nước ta đang ra sức thực hiện những hoạt động, sứ mệnh
khi là thành viên của WTO thì tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả không những
làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài vào nước ta, làm giảm uy tín
tiêu dùng hàng hoá thật trong lòng người tiêu dùng, gây thiệt hại cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng thật, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khoẻ của con người.
Theo số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2015 tại Việt Nam, hành vi sản
xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong số các vụ án về hàng giả, cụ thể, năm 2012 chiếm 41/60 vụ - khoảng 68,3%.
BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã chia tách Điều 157 thành hai tội danh cụ
thể theo Điều 193 và 194, đó là: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, phụ gia gia thực phẩm (Điều 193) và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194). Bên cạnh đó, những điểm mới
của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội phạm về hàng giả (Điều 192 -


3

Điều 194) thực sự đem lại những thay đổi rõ nét trong tư duy lập pháp, trong việc
thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về loại tội này. Cụ thể, việc quy
định trách nhiệm hình sự đối với “Pháp nhân thương mại” thực sự là một điểm đáng
chú ý, một chi tiết mà hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều trong việc
hiểu và áp dụng, kéo theo những hệ luỵ, ảnh hưởng trong việc áp dụng luật đối với
tội danh trên. Như vậy, rất cần có một cách hiểu đúng, một cách áp dụng chuẩn mực
trong việc thi hành pháp luật hình sự đối với việc xét xử các vụ án. Tuy nhiên,
chuẩn mực như thế nào, hợp lý ra làm sao, hiện nay chúng ta vẫn cần phải nghiên
cứu. Bên cạnh đó, việc quy định thêm đối tượng “phụ gia thực phẩm” tại Điều 193
cũng gây nhiều tranh cãi, vậy “phụ gia thực phẩm” là gì và tại sao đối tượng này lại
được quy định thêm vào trong điều luật? Chính vì những điểm mới trong việc quy
định và áp dụng luật, nên không thể tránh khỏi những hiểu biết chưa trọn vẹn dẫn
đến hiểu sai, hiểu lầm và áp dụng chưa đúng, chưa đầy đủ đối với các trường hợp
xảy ra trong thực tế, dẫn đến hậu quả là bỏ lọt các hành vi phạm tội, hoặc hình phạt
chưa đủ sức răn đe đối với những người manh nha có ý định vi phạm.
Tóm lại, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành gắn với
phân tích thực tiễn đấu tranh chống tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả để từ
đó có kiến nghị phù hợp là một yêu cầu cần thiết. Việc nghiên cứu một cách có hệ
thống, giải quyết các vấn đề lý luận mới đặt ra, phân tích đánh giá các quy định của
BLHS đối với tội phạm về hàng giả, từ đó đưa ra giải pháp để giải quyết những
vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, theo
quan điểm của tác giả, là một điều kịp thời và đúng lúc. Tiếc rằng, trong nhiều năm
kể từ lần sửa đổi BLHS năm 2009 đến nay chưa có một luận án tiến sỹ nào nghiên
cứu vấn đề này.

Vì thế, việc nghiên cứu thành công những vấn đề trên có ý nghĩa quan trọng
không những về mặt thực tiễn mà cả về lý luận trong giai đoạn hiện nay.


4

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên
sâu toàn diện đối với các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự của Việt
Nam. Bên cạnh đó, luận án mong muốn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận
đối với các tội phạm về hàng giả.
Mục đích đó sẽ được thể hiện trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm lý luận
khác nhau, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật đối với các tội phạm về
hàng giả được quy định trong Mục 1 - Chương XVIII BLHS hiện hành và thực tiễn
áp dụng các quy định của BLHS; đồng thời qua việc đề xuất giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật, giải thích pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định đó trong thời gian tới, góp phần đấu tranh phòng và chống có
hiệu quả loại tội phạm này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, trong Luận án những nhiệm vụ sau
được tập trung giải quyết:
- Về mặt lý luận:
+ Nghiên cứu những quan điểm lý luận khác nhau về tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo quy định của pháp luật hình sự và sự thể chế hóa tội danh này trong
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
+ Làm rõ những nội dung khoa học về định tội, định khung hình phạt của tội
sản xuất, buôn bán hàng giả; những mặt khách quan, mặt chủ quan của tội này.
Phân tích về thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với sản xuất, buôn
bán hàng giả, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá tính hợp lý của các quy định đối với

tội danh này trong BLHS.
+ Phân tích, so sánh sự phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự trong
nước với nước ngoài đối với tội phạm về hàng giả để tìm ra định hướng phát triển,
xác định các nội dung hợp lý, khoa học cần được tiếp thu trong xây dựng pháp luật
hình sự ở nước ta.


5

- Về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá một cách khái quát tình hình của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
trong vòng 10 năm (từ năm 2007 - 2017), từ đó xác định những vấn đề về định tội
danh, quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Kết quả nghiên
cứu thực tế này là cơ sở để xem xét, đánh giá hiệu quả chính sách hình sự của Nhà
nước đối với tội này.
+ Làm sáng tỏ những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp
luật hình sự về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán
hàng giả.
+ Từ sự đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội
sản xuất, buôn bán hàng giả, đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng hình phạt đối với tội phạm này.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
-

Về chuyên ngành nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu, phân tích, đánh

giá dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2017.
- Về địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi cả nước.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
-

Luận án nghiên cứu các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự

Việt Nam.
-

Từ góc độ lý luận: Luận án nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm các

tội phạm về hàng giả, cấu thành tội phạm (mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan) của
các tội phạm về hàng giả; các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam cũng như quy định trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới đối
với tội phạm về hàng giả.
-

Từ góc độ thực tiễn: Luận án phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của

BLHS trong việc định tội danh, quyết định hình phạt trong xét xử đối với các tội
phạm về hàng giả từ thực tiễn các tỉnh, thành phố trên Việt Nam. Luận án lựa chọn


6

nghiên cứu phân tích khoàng 100 bản án để từ đó làm sáng tỏ những bất cập của
pháp luật hình sự, những hạn chế trong thực tiễn và nguyên nhân của những hạn
chế đó... để đưa ra những kiến nghị khoa học cần thiết.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống tội

phạm làm phương pháp luận nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp,
thống kê, phân tích, so sánh, lập bảng biểu,... để hoàn thiện từng phần của luận
án, cụ thể là:
-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, chủ yếu sử dụng các phương

pháp cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh để khái quát hóa các vấn đề liên quan
đến đề tài đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã được công bố trước
đó, những nội dung có thể kế thừa cũng như những vấn đề mà luận án cần tiếp tục
nghiên cứu.
-

Chương 2: Tác giả sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, hệ thống

hóa để làm rõ các khái niệm liên quan đến các tội phạm về hàng giả và lịch sử các tội
phạm về hàng giả.
-

Chương 3: Tác giả sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, logic

học, tiếp cận đa ngành - liên ngành để làm rõ các quy định của BLHS hiện hành đối
với các tội phạm về hàng giả.
-

Chương 4: Tác giả sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, thống

kê, so sánh, logic học, tiếp cận đa ngành - liên ngành để nghiên cứu thực tiễn áp
dụng và đưa ra một số biện pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật

hình sự đối với các tội phạm về hàng giả.
Để hoàn thiện luận án, tác giả kết hợp sử dụng một số phương pháp đặc thù
của lĩnh vực luật học như: phương pháp tiếp cận quy phạm để hệ thống hóa và giải
thích các quy định của pháp luật liên quan đến các tội phạm về hàng giả; phương
pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật để thể hiện sự kế thừa và phát huy của những


7

quy định pháp luật qua thời gian; phương pháp nghiên cứu luật pháp để nhìn nhận
thực tiễn áp dụng pháp luật đặt trong mối quan hệ với chính trị hoặc trong mối quan
hệ với xã hội học…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Như đã đề cập tại mục 1 (tính cấp thiết của đề tài), từ lần sửa đổi, bổ sung
BLHS năm 2009 đến nay chưa có đề tài luận án tiến sỹ nào nghiên cứu chuyên sâu
về những quy định của pháp luật hình sự gắn với thực tiễn đấu tranh chống tội
phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Nghiên cứu sinh hy vọng kết quả của đề tài
này sẽ góp phần bảo đảm cách hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về
nhóm các tội phạm về hàng giả, và cao hơn nữa là góp tiếng nói hoàn thiện hệ
thống pháp luật hình sự đối với tội phạm về hàng giả, từ đó ngăn chặn và xử lý
hiệu quả vấn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng hủy hoại nền kinh tế
của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Về quan điểm tiếp cận: Dựa vào phép biện chứng của triết học Mác-xít, luận
án nghiên cứu các tội phạm về hàng giả dưới nhiều hướng tiếp cận khác nhau
nhưng trọng tâm là hướng tiếp cận liên ngành, xã hội học pháp luật.
Về phương pháp: Các phương pháp được sử dụng trong luận án này như đã
nêu tại mục 4 phần mở đầu luận án này vừa có tính bổ trợ cho nhau, vừa có tính độc
lập cho phép nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về các tội phạm
về hàng giả. Những phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá thực tiễn áp
dụng pháp luật về các tội phạm về hàng giả để từ đó luận án đề xuất những biện

pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định này trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
-

Luận án tập trung làm rõ vấn đề lý luận về các tội phạm về hàng giả, hệ

thống hóa các quy định của pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này, đưa ra nhận
định về tính hợp lý hoặc chưa hợp lý của các quy định pháp luật trên cơ sở phân tích
các bản án thực tế. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác giảng
dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật hình sự và những lĩnh vực có
liên quan.


8

-

Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, các

tổ chức xã hội trong việc tham gia đóng góp ý kiến, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy
định trong BLHS Việt Nam.
-

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để thống nhất về cách

hiểu các quy định của pháp luật về các tội phạm về hàng giả, góp phần khắc phục
những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, qua đó giúp nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung, các tội phạm về
hàng giả nói riêng.
7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận đối với các tội phạm về hàng giả.
Chương 3: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội phạm về
hàng giả.
Chương 4: Thực tiễn áp dụng và các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng các
quy định của pháp luật hình sự đối với các tội phạm về hàng giả.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm về hàng giả nói riêng
là vấn đề mang tính thời sự, đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nuớc quan tâm nghiên cứu. Các nhà tội phạm học, luật học đã có những công trình
nghiên cứu về các đề tài thuộc lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và các tội phạm cụ thể có liên quan đã được công bố.
Quá trình nghiên cứu các tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến đề
tài nghiên cứu, tác giả hệ thống các công trình nghiên cứu dưới các góc độ như sau:
1.1.

Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận về sản xuất,

buôn bán hàng giả
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trước tiên, phải kể đến pháp luật Xô Viết đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Đặc biệt, từ năm 1996, sau khi
BLHS mới của Liên Bang Nga được thông qua và có hiệu lực pháp luật từ ngày 01

tháng 01 năm 1997, đã có một loạt công trình nghiên cứu về luật hình sự trên cơ sở
Bộ luật mới. Ví dụ : 1/ Giáo trình Luật hình sự (1999) do GS.TS Gausman
L.Đ, GS.TS Kolodkin L.M., GS.TS Macximov C.B. chủ biên; 2/ Giáo trình Luật
hình sự, phần các tội phạm (1998) do GS.TS Ignatop A.N. và GS.TS Craxicop Y.
A. chủ biên; 3/ Giáo trình luật hình sự (2002) do GS.TS Borzenkop và GS.TS
Kanuixarop chủ biên; 4/ Bình luận khoa học BLHS Liên Bang Nga (1997) do
Xcuratov U.I và Lebedev B.M chủ biên; 5/ Bình luận khoa học BLHS Liên
Bang Nga (2000) do GS.TS. Radchenko chủ biên... Các công trình nêu trên đã đề
cập đến các khía cạnh khác nhau về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trong đó
có tội sản xuất, buôn bán hàng giả; từ đó, cũng có bình luận, phân tích sâu các đặc
điểm, dấu hiệu pháp lý của tội này.


10

* Một số tài liệu (sách chuyên khảo, các bài báo, bài tạp chí, các công trình
nghiên cứu từ các tổ chức) nghiên cứu ở ngoài nước về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả đáng chú ý:
- Bài viết “Fake it ’til we make it: regulating dangerous counterfeit goods”
(tạm dịch: Hàng giả: Điều chỉnh mối nguy hại của hàng giả) của tác giả James L.
Bikoff, David K. Heasley, Valeriya Sherman, and Jared Stipelman đăng trên Journal
of Intellectual Property Law & Practice, 2015, Vol. 10, No. 4 [141] - Tạp chí Luật
và Thực tiễn về Sở hữu trí tuệ, 2015, số 10, trang 4.
Bài viết được thực hiện bởi nhóm tác giả là Luật sư của văn phòng luật sư
Washington, Hoa Kỳ khi họ đều là những chuyên gia có hàng chục năm kinh
nghiệm về IP, nhãn hiệu, hàng giả và chống hàng giả,... Bài viết khai thác và làm
sáng tỏ các ý sau:


Sự sinh lời trong thương mại toàn cầu khi thực hiện hàng giả - tất cả các


sản phẩm tiêu dùng cho đến các sản phẩm dược phẩm được phát triển hàng năm.
Người dân đều nhận thức được những tác động cực kỳ to lớn, không chỉ về mặt
kinh tế cá nhân rồi dẫn đến ảnh hưởng kinh tế, chính trị quốc gia, mà ngay lập tức, tác
động trực tiếp vào chính sức khoẻ, tính mạng của họ. Và nguy hại hơn, hầu hết các cơ
quan tư pháp ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới đều thiếu những biện pháp hợp lý để
ngăn chặn dòng chảy của sản phẩm này.


Bài viết này sử dụng dữ liệu điều tra thu thập từ các đại diện cho ECTA

để mô tả rộng rãi pháp luật chống hàng giả ở Mỹ, EU, Trung Quốc và Ấn Độ. Bài
viết phân tích các “thực tiễn tốt nhất” bao gồm cả người tiêu dùng, đặc biệt là về sự tác
động của giáo dục đối với sức khoẻ cộng đồng, nhất là “hàng giả nguy hiểm”
(dangerous counterfeit goods) (đặc biệt là thực phẩm và dược phẩm), các hệ thống theo
dõi sản phẩm tích hợp và sự phối hợp, hợp tác quốc tế để nỗ lực thực thi pháp luật.


Bài viết cũng thể hiện tham vọng được bổ sung quan điểm vào một cuộc

hội thoại quốc tế về việc giữa thực thi pháp luật, các tổ chức phi chính phủ và các
bên liên quan cá nhân về các biện pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự gia tăng về
vấn đề hàng giả.


11

- “The Illicit Trafficking of Counterfeit Goods and Transnational
Organized Crime” (tạm dịch: Việc buôn bán hàng giả bất hợp pháp và tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia) của UNODC (Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm

của Liên hợp quốc) [142].
Tác gỉả xếp tài liệu này vào nhóm tài liệu nước ngoài quan trọng cần tìm
hiểu khi nghiên cứu vấn đề này vì theo công bố báo cáo Đánh giá nguy cơ tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á - Thái Bình Dương thì các đường dây tội
phạm thu được từ các thị trường phi pháp tại nơi đây khoảng 90 tỷ USD/năm, trong
đó, doanh thu về buôn bán hàng giả lên đến gần 25 tỷ USD, thuốc giả 5 tỷ. Hiện
nay, phần lớn thuốc giả có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, và Trung Quốc
cũng là “bãi rác thải điện từ” chính trong khu vực. Bên cạnh đó các nước khác
như Indonesia, Việt Nam… được xếp vào nhóm các trung tâm lớn thứ hai của
ngành này.
-

Mapping the Real Routes of Trade in Fake Goods (tạm dịch: Những con

đường thương mại làm hàng giả trên thế giới) là một công trình rất quan trọng trong
việc chỉ ra được những con đường, những tuyến hoạt động của tội phạm có tính
chất xuyên quốc gia về hàng giả [143]. Nắm bắt được điều này là một trong những
tiền đề để nghiên cứu, giải thích cho sự hình thành của các tuyến đường trên, tìm ra sự
khác biệt của các vị trí này trên thế giới, từ đó, quan trọng là tìm được những
phương pháp để triệt tiêu những tuyến đường “nguy hiểm” này, giúp giảm thiểu sự
gia tăng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về sản xuất, buôn bán hàng giả.
-

The Fake and the Fatal: The Consequences of Counterfeits (tạm dịch:

Hàng giả và sự diệt vong: Những hậu quả nghiêm trọng của hàng giả) của tác giả
Kevin Lewis đăng trên Tạp chí The Park Place Economist, Volume XVII ▪ 47 (Tạp
chí Kinh tế học đô thị, Số 17, trang 47) [144] mô tả quy mô toàn cầu hiện nay về
vấn đề giả mạo. Tác giả tìm nguồn gốc của việc giả mạo này, minh họa những ảnh
hưởng tiêu cực đến công dân Mỹ, các doanh nghiệp và chính phủ; từ đó, đề xuất các

bước mà các bên liên quan có thể thực hiện để giảm thiểu tỷ lệ giả mạo và tác
động của sự giả mạo và hàng giả đối với Hoa Kỳ.


12

-

Avoiding Counterfeit Goods: A How-To Guide for Consumers (tạm dịch

Phòng tránh hàng giả: Hướng dẫn cho người tiêu dùng) của tác giả Kevin M.
Reichelt được phát hành bởi IIPI (International intellecture property institute - Viện Sở
hữu trí tuệ quốc tế) [145] không phải là một bản dự thảo Luật hay là một văn bản
hướng dẫn luật, tuy nhiên, báo cáo này thực sự là khối kiến thức quý giá, đặc biệt
đối với người tiêu dùng khi đã chỉ ra các nhóm, các mặt hàng hiện nay thường bị
làm giả trên thị trường, cách nhận biết và cách phòng tránh chúng. Tức là, thay vì
triệt tiêu việc sản xuất, buôn bán các sản phẩm hàng giả, hàng nhái trên thị trường
(điều rất khó thực hiện) thì báo cáo đã và đang giáo dục nhận thức cho người tiêu
dùng - đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của hàng giả sẽ có cách tự bảo vệ sức
khỏe bản thân, từ đó cũng phần nào góp phần giảm thiểu những thiệt hại từ các sản
phẩm này gây nên trong đời sống.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên chỉ là những tác phẩm rất điển
hình về lĩnh vực hàng giả, về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, phải công nhận những giá trị khoa học về cả lý luận và
thực tiễn mà các nghiên cứu đem lại cho thấy được tình hình căng thẳng đang diễn
ra đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên thế giới với những thủ đoạn tinh vi,
quy mô tổ chức lớn, để từ đó, các nhà làm luật trên toàn thế giới cùng có những
chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của loại tội
phạm này. Về phía Việt Nam cũng sẽ có những bài học kinh nghiệm rút ra trong cả
việc hoàn thiện cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn trong các vụ án cụ thể.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Các tội xâm phạm về hàng giả theo pháp
luật hình sự Việt Nam”, bên cạnh những tài liệu chuyên khảo, tác giả còn tham
khảo những tài liệu lý luận chung của pháp luật hình sự cũng như những tài liệu có
liên quan đến nhóm tội phạm này.
Về phương diện lý luận pháp luật hình sự, Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(phần chung) do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên, được nhà xuất bản Khoa học xã
hội xuất bản năm 2014 đã mang lại cho tác giả những giá trị và lợi ích thiết thực


13

trong thực hiện đề tài. Những vấn đề lý luận về tội phạm, về hình phạt cũng như về
các vấn đề khác liên quan đến tội phạm và hình phạt được các tác giả trình bày
trong giáo trình này là cơ sở giúp tác giả luận án này nhận thức sâu sắc về tội phạm
nói chung và các tội phạm về hàng giả nói riêng. Đặc biệt những tri thức về các tội
phạm về hàng giả được phân tích tại chương “Các tội phạm về hàng giả” trong Giáo
trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) cũng do GS.TS.Võ Khánh Vinh
làm chủ biên đã giúp tác giả luận án này nhận thức đúng và sâu sắc các dấu hiệu
pháp lý của các tội phạm về hàng giả cũng như những hình phạt được quy định với
các tội phạm đó.
Trong số những giáo trình luật hình sự đã được công bố mà tác giả luận án
này tham khảo để thực hiện đề tài luận án, có Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm do GS.TS.Võ Khánh Vinh làm chủ biên, nhà xuất bản Công an
nhân dân phát hành năm 2001; Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung của
tập thể tác giả cũng do GS.TS.Võ Khánh Vinh làm chủ biên, nhà xuất bản Công an
nhân dân phát hành năm 2002; Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung của
tập thể tác giả do TS.Cao Thị Oanh làm chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục phát hành
năm 2012; Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm của tập thể tác giả
cũng dưới sự chủ biên của TS.Cao Thị Oanh do nhà xuất bản Giáo dục phát hành
năm 2012; Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Tập 1 của Trường Đại học Luật Hà

Nội do nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành năm 2012; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (phần chung) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội do nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2001. Trong các giáo trình này, các tác giả
phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận của luật hình sự như những vấn đề về tội
phạm, hình phạt và những vấn đề có liên quan đến tội phạm và hình phạt. Đây là cơ
sở để tác giả luận án nhận thức sâu sắc các quy định của pháp luật hình sự về các tội
phạm về hàng giả.
Những tri thức cơ bản và nhận thức về quyền con người được tác giả luận án
này lĩnh hội từ giáo trình giảng dạy sau đại học “Quyền con người” dưới sự chủ
biên của GS.TS.Võ Khánh Vinh do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm


14

2011. Trong cuốn giáo trình này, ngoài việc giới thiệu và phân tích những vấn đề về
lịch sử cũng như những vấn đề lý luận và chính trị của quyền con người, các tác giả
còn chỉ rõ các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trên thế giới cũng như trong
phạm vi quốc gia, đồng thời phân tích rõ sự nỗ lực của Nhà nước ta trong việc bảo
vệ quyền con người. Cuốn giáo trình này đã giúp cho tác giả luận án mở rộng nhận
thức về quyền con người nói chung và quyền bảo vệ sức khỏe, trong vấn đề tiêu
dùng hàng ngày nói riêng.
Bên cạnh những nhận thức cơ bản về quyền con người, tác giả luận án có cái
nhìn sâu sắc hơn về quyền con người khi tham khảo hai tập sách “Quyền con người
tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” cũng do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên,
nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2010. Tác giả đã đưa ra cách tiếp cận
mới khi nghiên cứu về quyền con người khi nghiên cứu không phải ở một khía cạnh
hay đơn thuần ở một ngành khoa học xã hội nào đó mà tiếp cận theo hướng đa
ngành và liên ngành luật học về quyền con người tạo nên hệ thống tri thức tổng hợp
về quyền con người, giúp nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện giá trị của quyền
con người, trong đó quyền nhân thân được xác định là một trong những nội dung cơ

bản của quyền con người và không tách rời khỏi quyền con người.
Trong số những công trình nghiên cứu ở cấp độ sách chuyên khảo mà tác giả
luận án này tham khảo để có nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về quyền con người
nói chung và quyền nhân thân nói riêng, có cuốn “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền
con người” do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội
phát hành năm 2011; cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền mới
xuất hiện trong quá trình phát triển” của GS.TS.Võ Khánh Vinh do nhà xuất bản
Khoa học xã hội phát hành năm 2012; cuốn “Quyền con người trong Hiến pháp
năm 2013 - Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới” của tập thể tác
giả do TS. Nguyễn Văn Hiển chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành
năm 2014. Trong các cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những đặc điểm của
quyền con người trong điều kiện mới cũng như những cơ chế pháp lý bảo vệ quyền
con người.


15

Sẽ là không đầy đủ khi nói đến các công trình nghiên cứu ở tầm sách chuyên
khảo mà tác giả luận án tham khảo để thực hiện đề tài này mà không đề cập đến
cuốn “Xã hội học pháp luật - Những vấn đề cơ bản” do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ
biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2011. Tác giả luận án này
nghiên cứu các tội phạm về hàng giả không đơn thuần dưới góc độ phân tích các
quy định của pháp luật mà nghiên cứu đề tài này dưới nhiều cách tiếp cận, trong đó
đặc biệt coi trọng cách tiếp cận xã hội học pháp luật. Cuốn sách “Xã hội học pháp
luật - Những vấn đề cơ bản” này giúp tác giả luận án có những kiến thức cơ bản về
hướng tiếp cận nghiên cứu mới này, đặt các quy định của pháp luật trong sự phát
triển của điều kiện xã hội.
Ngoài những công trình mang tính lý luận về luật hình sự như đã nêu ở trên,
còn có thể kể đến các công trình khoa học khác nghiên cứu cụ thể hơn về nhóm các
tội phạm về hàng giả như:

-

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Việt “Tội làm hàng giả, tội buôn bán

hàng giả - Thực trạng và các biện pháp phòng chống” năm 2001. Có thể nói, đây là
Luận án đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc
công bố các quan điểm chính thức, các cơ sở khoa học phù hợp với thực tiễn về việc
xác định loại hàng giả, hành vi làm giả, buôn bán hàng giả, từ đó, quy định định tội
danh một cách chính xác đối với tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả. Cá nhân tác
giả cho rằng đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực này, đặc biệt là một
số vấn đề lý luận vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay, tuy nhiên, do thời
gian nghiên cứu luận án đã quá lâu (gần 2 thập kỷ cho đến hiện nay), cùng với giá trị
hiệu lực khoa học của các chứng cứ sử dụng khi đó cho đến nay cũng không còn hiệu
lực (BLHS 1985, 1999), cho nên, chỉ có thể kế thừa những nội dung vẫn còn đúng ở
hiện tại và phát triển những quan điểm mới của ngày nay.
- Luận án tiến sĩ “Chuyên án trinh sát đấu tranh chống tội phạm sản xuất,
buôn bán hàng giả của lực lượng cảnh sát kinh tế”, Phạm Công Nguyên, Học viện
cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2012 có thể nói là một trong những công trình nghiên
cứu khoa học mang tính chất đặc thù của ngành, tuy nhiên, những giá trị mà Luận


16

án đem lại với nội dung đang nghiên cứu không phải là không có, do vậy, sẽ thật
thiếu sót nếu không coi đây là một trong những nguồn tài liệu quan trọng. Đề tài
này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả chỉ
đạo và tiến hành chuyên án trinh sát chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả
của lực lượng cảnh sát kinh tế (CSKT). Luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong tổ chức và tiến hành chuyên án trinh sát của lực lượng
CSKT trong đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả; trên cơ

sở đó, góp phần bổ sung lý luận, đưa ra hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả chỉ đạo và hướng dẫn tiến hành công tác này trong thực tiễn.
-

Luận văn Thạc sỹ “Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn

bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay” - Đỗ Thị Lan, PGS.TS Uông Chu Lưu hướng
dẫn, Hà Nội, 1998 cũng là một trong những nghiên cứu khoa học có từ những năm
cuối thế kỷ 20, theo đó, những lý giải về các phương thức đấu tranh, phòng ngừa
tội phạm này dường như đã không còn khả thi tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, xuất
phát từ những khía cạnh mà tác giả cung cấp như tình hình thực tại, tình hình khách
quan… vẫn để lại những giá trị tích cực trong việc nghiên cứu sau này.
-

Luận văn Thạc sỹ “Các tội sản xuất và buôn bán hàng giả - Thực trạng,

nguyên nhân và giải pháp” - Phạm Thái, PGS.TS Võ Khánh Vinh hướng dẫn, Tp.
HCM, 2002 cũng là một trong những công trình có những nghiên cứu rõ ràng về tội
sản xuất và buôn bán hàng giả. Kế thừa về mặt khoa học khi nghiên cứu khái niệm
“hàng giả”, tác giả phân tích sâu vào nội dung nguyên nhân của tội phạm này và chỉ ra
những biện pháp phòng ngừa tội phạm này.
-

Luận văn Thạc sỹ “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình

sự Việt Nam” - Mai Thị Lan, Khoa Luật - ĐHQGHN, TS. Phạm Văn Lợi hướng
dẫn, 2008 có thể được coi là một công trình chuyên khảo nghiên cứu giải pháp hoàn
thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm. Do đó, luận văn đã
nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương đối có hệ thống, toàn diện từ góc
độ lý luận và thực tiễn, trên cở sở đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.


17

-

Luận văn Thạc sỹ “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ

luật hình sự năm 1999” - Nguyễn Thị Tố Uyên, Khoa Luật - ĐHQGHN, GS.TS. Đỗ
Ngọc Quang Năm hướng dẫn, 2014 là một trong những luận văn nghiên cứu chuyên
sâu theo hướng tương tự như LVThS của Mai Thị Lan nêu trên, tuy nhiên, luận văn có
sử dụng những tính mới của thì hiện tại để triển khai nghiên cứu theo hướng làm rõ
khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan, kết quả cuộc đấu tranh
phòng, chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả. Trên cơ sở đó có thể để xuất
một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều 156 BLHS và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này.
-

Luận văn Thạc sỹ “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Luật Hình sự

Việt Nam (trên cơ sở số liệu của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)”, Trương Văn
Út, Khoa Luật - ĐHQGHN, TS. Chu Thị Trang Vân hướng dẫn, 2013. Có thể nói,
luận văn này để lại giá trị hiệu quả tại một không gian cụ thể, nhất định. Xuất phát từ
chính yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, khi thực tế cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh
luôn là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về nạn buôn bán, sản xuất
hàng giả. Theo đó, luận văn không những góp phần làm rõ tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo quy định của BLHS Việt Nam mà còn thể hiện được thực trạng điều
tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu

quả công tác đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
- Bên cạnh các luận án, luận văn nghiên cứu về đề tài này, cũng có những
khoá luận tốt nghiệp có những nghiên cứu trên các mặt nhất định của vấn đề, có thể
kể đến: Các tội phạm về hàng giả và những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn
Nhật Cường, ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng hướng dẫn, Tp. HCM, 2004; Tội sản
xuất, buôn bán hàng giả trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Phạm Thị Hải Yến, TS. Nguyễn Văn Hương hướng dẫn, HN, 2010; Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm theo pháp luật hình sự Việt
Nam, Nguyễn Thị Phương Nga, TS. Lê Đăng Doanh hướng dẫn, Hà Nội, 2012…


×