Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nghiên cứu xác định các đặc điểm, chỉ số nhân trắc đầu – mặt bằng phương pháp đo trên mẫu thạch cao cung răng nhóm người mường 7 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 76 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4
1.1. Sự hình thành và phát triển bộ răng.......................................................4
1.2. Thời gian mọc và trình tự mọc của răng vĩnh viễn..............................5
1.3. Sự thay đổi khớp cắn từ hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn.................5
1.3.1. Tương quan răng cối sữa..................................................................6
1.3.2. Sự phát triển khớp cắn khi răng 6 mọc.............................................6
1.3.3. Tương quan răng cửa vĩnh viễn......................................................12
1.4. Khớp cắn và các loại khớp cắn theo angle...........................................15
1.4.1. Khớp cắn lý tưởng..........................................................................15
1.4.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle..........................................17
1.4.3. Phân loại theo BSI..........................................................................19
1.5. Kích thước cung răng...........................................................................20
1.5.1. Kích thước cung răng.....................................................................20
1.5.2. Một số phương pháp đo kích thước cung răng trên mẫu................23
1.5.3. Đo chiều rộng và chiều dài cung răng............................................23
1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam...............................26
1.6.1. Các nghiên cứu về khớp cắn..........................................................26
1.6.2. Các nghiên cứu về kích thước cung răng.......................................28
1.7. Đặc điểm dân số và sự phân bố trẻ em 12 tuổi của dân tộc Kinh, Tày,
Thái và Mường tại Hòa Bình..............................................................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........33
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................33


2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................33
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................33


2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu......................................................36
2.3. Vật liệu và dụng cụ thu thập dữ liệu....................................................37
2.4. Các kích thước đo đạc cung răng trên mẫu hàm..................................39
2.4.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu...................................................39
2.4.3. Cách đo đạc các biến số trong nghiên cứu.....................................41
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................53
2.6. Xử lý số liệu.........................................................................................53
2.7. Sai số và cách khống chế sai số............................................................54
2.7.1. Sai số..............................................................................................54
2.7.2. Cách khống chế sai số....................................................................54
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................56
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................................................56
3.1.1. Phân bố theo giới............................................................................56
3.1.2. Đặc điểm phân phối chuẩn của các phép đo...................................56
KẾT LUẬN....................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự phát triển khớp cắn.......................................................................7
Hình 1.2. Sự di gần sớm của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.........................9
Hình 1.3. Sự di gần muộn của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.....................10
Hình 1.4. Khớp cắn lý tưởng...........................................................................16
Hình 1.5. Đường cắn khớp..............................................................................17
Hình 1.6. Khớp cắn sai loại I...........................................................................18
Hình 1.7. Khớp cắn sai loại II.........................................................................18
Hình 1.8. Khớp cắn sai loại III........................................................................19
Hình 1.9. Phân loại khớp cắn theo tương quan răng cửa của BSI...................20
Hình 1.10. Đo chiều rộng và chiều dài cung răng..........................................22

Hình 1.11. Sơ đồ điểm mốc và các kích thước cung răng..............................24
Hình 1.12. Sơ đồ đo chu vi cung răng bằng cách chia đoạn để đo...............25
Hình 2.1. Khớp cắn loại I................................................................................36
Hình 2.2. Khớp cắn loại II...............................................................................36
Hình 2.3. Khớp cắn loại III.............................................................................37
Hình 2.4. Thước điện tử kỹ thuật số................................................................38
Hình 2.5. Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc...............................................39
Hình 2.6. Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX........................................39


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thời gian mọc răng vĩnh viễn [14]...................................................5
Bảng 1.2. Phân bố MPTC RHS, tiếp khớp ban đầu và khớp cắn cuối cùng.....8
Bảng 2.1. Ý nghĩa của hệ số tương quan.........................................................55
Bảng 3.1. Chiều rộng cung răng hàm trên của trẻ 7 tuổi.................................57
Bảng 3.2. Chiều rộng cung răng hàm dưới của trẻ 7 tuổi...............................57
Bảng 3.3.Chiều dài cung răng hàm trên của trẻ 7 tuổi....................................57
Bảng 3.4. Chiều dài cung răng hàm dưới của trẻ 7 tuổi..................................58
Bảng 3.5. Chu vi cung răng.............................................................................58
Bảng 3.6. Phân bố tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất....................59
Bảng 3.7.Kích thước từng răng.......................................................................59
Bảng 3.8. Độ sâu đường cong Spee................................................................61
Bảng 3.9.Độ dài cung chắn.............................................................................61
Bảng 3.10.Bán kính đường cong Spee............................................................61
Bảng 3.11. Độ cắn phủ....................................................................................62
Bảng 3.12.Độ cắn chìa....................................................................................62
Bảng 3.13. Phân bố hình dạng cung răng của hàm trên theo giới...................62
Bảng 3.14. Phân bố hình dạng cung răng của hàm dưới theo giới..................63
Bảng 3.15. Độ nghiêng trong- ngoài các răng cửa ở nam giới........................63
Bảng 3.16. Độ nghiêng trong- ngoài các răng cửa ở nữ giới..........................64

Bảng 3.17. Độ nghiêng gần - xa các răng cửa ở nam giới..............................64
Bảng 3.18. Độ nghiêng gần -xa các răng cửa ở nữ giới..................................65


Bảng 3.19. Độ xoay các răng cửa ở nam giới.................................................65
Bảng 3.20. Độ xoay các răng cửa ở nữ giới....................................................66
Bảng 3.21. Chỉ số bolton.................................................................................66
Bảng 3.22. Phân bố tỷ số hình dạng cung răng của hàm trên.........................67
Bảng 3.23. Phân bố tỷ số hình dạng cung răng của hàm dưới........................67
Bảng 3.24. Phân bố tỷ số hình dạng cung răng...............................................68
Bảng 3.25. Khoảng cần có...............................................................................68
Bảng 3.26. Khoảng hiện có.............................................................................69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với con người, nụ cười trong quá trình giao tiếp là cửa ngõ dẫn đến
các mối quan hệ, do vậy chăm sóc răng miệng để có một hàm răng đẹp là hết
sức quan trọng. Để có được một bộ răng đẹp, một nụ cười thẩm mỹ, hàm răng
cần được chăm sóc thật tốt ngay từ giai đoạn răng sữa cũng như khi răng vĩnh
viễn đầu tiên mọc lên. Việc theo dõi và đánh giá những thay đổi về kích thước
răng, cung răng và khớp cắn theo lứa tuổi giúp ta có kế hoạch điều trị chỉnh
nha một cách phù hợp nhất.
Khớp cắn được định nghĩa là tương quan giữa răng trên và răng dưới trong
tất cả các vị trí HD và trong các chuyển động của HD, là kết quả sự điều khiển
cơ thần kinh của các thành phần hệ thống nhai gồm: răng, tổ chức quanh răng,
XHT, XHD, khớp thái dương hàm, các cơ, dây chằng liên quan [1].
Cung răng cùng với những cấu trúc thần kinh-cơ xung quanh là thành
phần cơ bản của bộ máy nhai trong đó cung răng đóng vai trò quan trọng nhất.

Giải phẫu và chức năng của các thành phần này bình thường sẽ đảm bảo cho
chúng ta có một bộ máy nhai khỏe mạnh. Chức năng của cung răng đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của khớp cắn. Vấn đề tiếp xúc giữa
các răng của hai cung hàm, hay nói khác đi là chức năng của cung hàm là chìa
khoá đảm bảo cho sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai [2]. Trên nền
tảng của hệ thống nhai, các chức năng nhai, nuốt, nói và thẩm mỹ của vùng


2

này luôn là những vấn đề phức tạp, tế nhị và đặt ra cho người thầy thuốc Răng
Hàm Mặt những thách thức không nhỏ trong việc “góp phần mang lại hạnh
phúc cho mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội” [3]. Để có thể có được những
quyết định đúng đắn cho các can thiệp về hình thái và chức năng ở vùng đầu,
mặt và răng, trong nhiều năm qua, các tác giả đã cố gắng tìm hiểu về những
quy luật phát triển của vùng vốn được coi là phức tạp nhất về mặt giải phẫu
và phôi thai học này.
Trong số các đặc điểm hình thái học về răng, cung răng, khớp cắn phần
lớn các bác sỹ chỉnh nha và răng trẻ em quan tâm đến tương quan giữa các
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất, tương quan vùng răng cửa, sự chêch lệch
kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, kích thước cung răng. Các đặc
điểm hình thái học nêu trên có thay đổi ít nhiều tùy theo dân tộc, chủng tộc,
giới và theo lứa tuổi.
Trong lứa tuổi 7 tuổi có răng hàm lớn thứ nhất mọc lên, đây là răng vĩnh
viễn đầu tiên mọc qua lợi và khoang miệng, các răng cửa giữa sữa rụng đi và
răng vĩnh viễn thay thế chúng bắt đầu mọc lên và chạm khớp răng đối diện,
thường là răng cửa giữa hàm dưới mọc trước sau đó mới đến răng cửa giữa hàm
trên. Giai đoạn này có rất nhiều lệch lạc khớp cắn có thể xảy ra [4],[5].
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau xác định kích
thước cung răng [6],[7],[8],[9]... mặt phẳng tận cùng và tương quan răng 6



3

[10],[11],[12] để phục vụ cho việc điều trị và dự phòng. Tuy nhiên ở việt nam
mới có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “
Nghiên cứu xác định các đặc điểm, chỉ số nhân trắc đầu – mặt bằng phương
pháp đo trên mẫu thạch cao cung răng nhóm người Mường 7 tuổi”


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sự hình thành và phát triển bộ răng
Từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành, bộ răng người trải qua bốn giai
đoạn hình thành, phát triển và biến đổi như sau:
- Giai đoạn 1, giai đoạn thành lập bộ răng sữa: Từ khi sinh ra cho đến
khi mọc đầy đủ các răng sữa, thường diễn ra từ lúc sinh đến 2,5 tuổi.
- Giai đoạn 2, giai đoạn cung răng sữa ổn định: Từ khi mọc đầy đủ hàm
răng sữa đến khi mọc RHL vĩnh viễn thứ nhất, thường từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi.
- Giai đoạn 3, giai đoạn bộ răng hỗn hợp: từ khi mọc RHL vĩnh viễn
thứ nhất đến khi thay chiếc răng sữa cuối cùng, thường từ 6 tuổi đến 12 tuổi.
Giai đoạn này có thể chia ra chia ra làm hai giai đoạn: 6 – 10 tuổi là giai
đoạn hàm răng hỗn hợp sớm; 10 – 12 tuổi là giai đoạn hàm răng hỗn hợp muộn
- Giai đoạn 4, giai đoạn bộ răng vĩnh viễn: từ khi mọc răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ hai và sau đó, thường diễn ra sau 12 tuổi [13].



5

1.2. Thời gian mọc và trình tự mọc của răng vĩnh viễn
Tóm tắt thời điểm và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn [14]
Bảng 1.1. Thời gian mọc răng vĩnh viễn [14]
Răng số
Hàm trên

1

2

7-8

8-9

6-7

7-8

3

4

5

6

7


8

11-12 10-11 10-12

6-7

12-13

17-21

9-10 10-12 11-12

6-7

12-13

17-21

(tuổi)
Hàm dưới
(tuổi)
Trình tự mọc răng vĩnh viễn
Hàm trên: 6-1-2-4-3-5-7-8 và 6-1-2-4-5-3-7-8
Hàm dưới: (6-1)-2-3-4-5-7-8 và (6-1)-2-4-3-5-7-8
1.3. Sự thay đổi khớp cắn từ hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn
Sự phát triển khớp cắn từ hệ răng sữa sang hệ răng hỗn hợp tùy thuộc 3
yếu tố (2 yếu tố chính và một yếu tố phụ) [15],[16]
- 2 yếu tố chính:
Cung răng sữa thuộc loại thưa hay khít (có khe hở hay o)

Bình diện giới hạn của cung răng sữa
- 1 yếu tố phụ:
Khớp cắn của hệ răng sữa
1.3.1. Tương quan răng cối sữa (Bình diện giới hạn)
Ở hàm răng sữa, tương quan răng hàm sữa thứ hai được chia ra thành các loại:


6

- Tương quan bước gần: mặt xa RHS thứ hai HD ở phía gần so với mặt
xa của RHS thứ hai HT. Xảy ra trong 14% trường hợp, khi kích thước theo
chiều gần – xa RHS thứ hai HD bằng RHS thứ hai HT.
- Tương quan phẳng: mặt xa của RHS thứ hai HT và HD nằm trên cùng
một mặt phẳng theo chiều đứng. Xảy ra trong 76% trường hợp, khi kích thước
theo chiều gần xa của RHS thứ hai HD lớn hơn RHS thứ hai HT.
- Tương quan bước xa: mặt xa của RHS thứ hai HD ở phía xa so với
mặt xa của RHS thứ hai HT. Xảy ra trong 10% trường hợp [17].
1.3.2. Sự phát triển khớp cắn khi răng 6 mọc
Do răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (RHL1) mọc lên dựa theo chân xa
RHS2 nên tương quan RHL1 phụ thuộc vào tương quan RHS2 (tùy thuộc vào
sự phát triển tương quan của mặt phẳng tận cùng).
Răng RHL1 mọc lên vào khoảng 6 tuổi và nó là chiếc răng vĩnh viễn đầu
tiên mọc ra. Mối tương quan của răng RHL1 khi ở khớp cắn tiếp xúc ban đầu
được biểu diễn bằng một trong 4 loại sau [15] (hình 1.1):
- Loại I: Múi gần - ngoài của răng RHL1 HT tiếp xúc hoặc rất gần với
rãnh gần ngoài của răng RHL1 HD (chiếm khoảng 55% trường hợp).
- Đầu đối đầu: Khi múi gần - ngoài của cả hai răng RHL1 HT và HD đầu
đối đầu với nhau (khoảng 25% trường hợp).
- Loại II: Khi múi gần - ngoài của răng RHL1 HT ở phía trước múi gần-



7

ngoài của răng RHL1 HD (khoảng 19% các trường hợp).
- Loại III: trong trường hợp này múi gần - ngoài của răng RHL1 HT ở phía
xa so với rãnh gần ngoài của răng RHL1 (khoảng 1% các trường hợp) [18],[19]

Hình 1.1. Sự phát triển khớp cắn [15]
Arya BS, Carlsen DB [20],[21] khi nghiên cứu về dự đoán tương quan
RHL1 và sự thay đổi khớp cắn của các răng sau cho thấy sự liên quan của
bước gần, thẳng, bước xa của mặt phẳng tận cùng RHS, loại I, loại II, loại III,
đầu đối đầu qua 3 giai đoạn của sự phát triển khớp cắn [20],[21],[22],[15]:
Bảng 1.2. Phân bố MPTC RHS, tiếp khớp ban đầu và khớp cắn cuối cùng
Mặt phẳng tận cùng

Tiếp khớp ban đầu

Khớp cắn cuối cùng

RHS

(răng 6)
1% Loại III
27% Loại I

(khoảng 12 tuổi)
3% Loại III
59% Loại I

49% Loại I (bước gần)



8

37% Kiểu phẳng
14% Loại II (bước xa)

49% Đầu đối đầu
23% Loại II

39% Loại II

Sự phát triển khác nhau của XHD so với XHT đóng vai trò quan trọng
đối với sự dịch chuyển khớp cắn. Đến giai đoạn thay răng, XHD có sự gia
tăng phát triển hơn so với XHT, bù trừ, bắt kịp sự phát triển của XHT. Cụ thể
sự thay đổi của khớp cắn được diễn ra như sau:
- Nếu là tương quan bước xa ở RHS
+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất mọc lên vào tương quan loại II
+ Tương quan này không tự sữa chữa được và gây ra sai khớp cắn loại II
mặc dù có sự bù trừ của khoảng Leeway và tăng trưởng biệt hóa.
- Nếu là tương quan đồng phẳng ở RHS
+ Sẽ chuyển sang quan hệ đầu đối đầu ở răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất về sau chuyển thành tương quan hàm loại I sau khi sử dụng đến khe
linh trưởng.
+ Tương quan đầu chạm đầu của răng hàm lớn thứ nhất chuyển sang
tương quan loại I do có sự dịch chuyển về phía gần của răng hàm lớn 1 và
sử dụng khoảng leeway sau này.
Trong trường hợp cung răng thưa:
- Nếu cung răng dưới có khe hở linh trưởng, RHL1 mọc lên làm di gần
RHS1 và RHS2, đóng kín khe hở linh trưởng (giữa RHS1 và răng nanh), làm



9

giảm chiều dài cung răng và răng RHL1 vào thẳng khớp cắn loại I (sự di gần
sớm của RHL1 HD) (hình 1.2).
- Khoảng leeway 1,7mm mỗi bên ở HD và 0,9mm mỗi bên ở HT giúp
RHL thứ nhất HD di gần nhiều hơn RHL thứ nhất HT 0,8mm, múi ngoài gần
RHL thứ nhất HT cài với rãnh ngoài gần RHL thứ nhất HD, đi vào khớp cắn
loại I. Khuynh hướng loại II ở thời kỳ hàm răng sữa và hàm răng hỗn hợp
không còn nữa.

Răng 6 làm di gần
RHS1
& 2 vào vị trí này

Hình 1.2. Sự di gần sớm của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất [23]
- Nếu cung răng HD không có khe hở linh trưởng hoặc khe hở linh
trưởng quá nhỏ, RHL1 HT và HD sẽ giữ vị trí cắn đầu đối đầu cho đến khi
các RHS1 và RHS2 được thay thế bởi các răng hàm nhỏ vĩnh viễn có kích
thước theo chiều gần - xa nhỏ hơn. RHL1 sẽ di về phía gần trễ (muộn) trong
giai đoạn sau của bộ răng hỗn hợp và răng trên cắn khớp bình thường với răng
dưới (hình 1.3).


10

Kiểu phẳng

Răng 6 hàm dưới di

chuyển vào vị trí này

Loại 1
Hình 1.3. Sự di gần muộn của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất [23]
- Cung răng trên có khe hở, cung răng dưới không có khe hở và RHL1
hàm trên mọc trước RHL1 HD. RHL1 HT di gần, đóng kín khe hở, RHL1 HD
mọc lên sẽ vào khớp cắn loại II Angle vì không thể di gần được do cung răng
dưới không có khe hở giữa các răng. Trường hợp này trẻ cần được theo dõi và
điều trị kịp thời trường hợp vẩu hàm trên.
- Nếu là tương quan RHS kiểu bước gần:
+ Chuyển sang quan hệ loại I nếu sự tăng phát triển xương hàm dưới rất ít.
+ Chuyển sang quan hệ loại III nếu XHD vẫn tiếp tục gia tăng phát triển.
Sự mọc lên của RHL thứ nhất làm thu ngắn cung răng trong loại hàm có
khe hở. Khi RHL thứ nhất HT và HD đã ăn khớp nhau thì không còn sự thay đổi
trong tương quan theo chiều trước sau của răng nanh sữa nữa [24],[19]
Tóm lại:
 Nguyên nhân thay đổi tương quan của các RHL1
- Khoảng leeway: hàm dưới trung bình 1,8 mm mỗi bên, hàm trên trung
bình 0,9 mm mỗi bên [25].


11

- Sự tăng trưởng của hàm dưới: hiện tượng tăng trưởng ra trước và xuống
dưới của hàm dưới mạnh hơn hàm trên ở giai đoạn thiếu niên do vậy cung
răng dưới có xu hướng đưa ra trước nhiều hơn.
- Các nguyên nhân khác: di truyền, dinh dưỡng, chức năng, một số bệnh
lý vùng hàm mặt, tai mũi họng.
 Dự đoán sự phát triển cuả khớp cắn trong tương lai
Tương quan răng RHL1 trên và dưới ở giai đoạn tiếp khớp ban đầu có

thể dự đoán được khớp cắn ở giai đoạn răng vĩnh viễn: cơ hội hình thành
khớp cắn loại I ở răng vĩnh viễn là tốt nhất nếu tiếp khớp ban đầu là loại I.
Loại II ở tiếp khớp ban đầu thường giữ nguyên là loại II ở răng vĩnh viễn.
Quan hệ đầu đối đầu khi tiếp khớp là dấu hiệu phát triển thành sai khớp cắn
sau này (khoảng 25% trở thành loại II). Loại III ở tiếp khớp ban đầu nhiều
khả năng sẽ trở thành loại III ở răng vĩnh viễn.
1.3.3. Tương quan răng cửa vĩnh viễn
Tương quan răng cửa vĩnh viễn tùy thuộc vào sự phát triển cung răng
khi các răng cửa vĩnh viễn thay thế các răng cửa sữa.
Kích thước răng cửa vĩnh viễn lớn hơn kích thước răng cửa sữa, nên
đây là giai đoạn gây nhiều lo lắng nhất trong sự phát triển cung răng, “Đủ hay
không đủ chỗ cho các răng cửa vĩnh viễn mọc lên”. Vấn đề đặt ra ở đây là cần
phải phân tích và so sánh giữa khoảng trống sẵn có và khoảng trống cần thiết
cho răng cửa vĩnh viễn mọc lên.


12

Trung bình ở hàm trên, kích thước 4 răng cửa vĩnh viễn lớn hơn 4 răng
cửa sữa là 7,6mm, ở hàm dưới là 6mm. Chênh lệch kích thước này được tính
như sau:
* Cung răng trên:
Kích thước gần xa
Răng cửa giữa vĩnh viễn (9,0mm)
Răng cửa bên vĩnh viễn (6,4mm)
Chiều rộng tổng cộng
Răng cửa giữa sữa
Răng cửa bên sữa

(6,5mm)

(5,1mm)
Chiều rộng tổng cộng

18,0mm
12,8mm
30,8mm
13,0mm
10,2mm
23,2mm
-7,6mm

* Cung răng dưới:
Kích thước gần xa
Răng cửa giữa vĩnh viễn (5,4mm)
Răng cửa bên vĩnh viễn (5,9mm)
Chiều rộng tổng cộng
Răng cửa giữa sữa
Răng cửa bên sữa

10,8mm
11,8mm
22,6mm

(4,2mm)
(4,1mm)
Chiều rộng tổng cộng

8,4mm
8,2mm
16,6mm

-6,0mm
Các răng cửa vĩnh viễn mọc được sắp xếp đủ chỗ trên cung hàm hay

không cần một hay phối hợp các yếu tố sau đây:
1.3.3.1. Khe hở giữa các răng cửa sữa: Có thể có hay không có khe hở giữa
các răng cửa sữa và trong thời gian từ khi tất cả các răng sữa hiện diện cho
đến khi các răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc lên không có sự thay đổi nào ở
phần trước này của cung răng.


13

Khe hở giữa các răng cửa sữa là một vấn đề lâm sàng cần được quan
sát trước tiên ở những trẻ nhỏ. Nếu không có khe hở này, thì các răng của trẻ
trong tương lai khó sắp xếp ngay ngắn được trên cung hàm.
Khe hở nguyên thủy ở hàm trên thay đổi từ 0 đến 10mm, trung bình là
4mm. Hàm dưới từ 0 đến 6mm, trung bình là 3mm. Để răng có thể sắp xếp
ngay ngắn, kích thước khe hở phải lớn hơn kích thước chênh lệch trung bình
thì tốt hơn [26].
1.3.3.2. Sự tăng trưởng chiều rộng cung răng giữa hai răng nanh: Trong thời
gian từ khi mọc đủ 20 răng sữa cho đến khi răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc
lên (khoảng 6 tuổi), không hoặc có rất ít sự tăng trưởng cung răng theo chiều
rộng này. Khi răng cửa vĩnh viễn cũng như khi răng nanh vĩnh viễn mọc lên,
chiều rộng cung răng giữa 2 răng nanh hàm trên có sự tăng trưởng đángkể tuy
nhiên (điều này thường không xảy ra với các răng nanh hàm dưới).
Ở hàm trên trẻ trai, từ 2 đến 18 tuổi chiều rộng cung răng vùng giữa 2
răng nanh tăng gần 6mm, ở trẻ gái là 4,5mm. Ở hàm dưới trẻ trai là 4mm và
trẻ gái ít hơn 3mm. Sự tăng trưởng chiều rộng giữa hai răng nanh nhiều hơn
giữa hai răng hàm sữa thứ hai. Trong loại cung răng không có khe hở, sự tăng
trưởng theo chiều rộng nhiều hơn ở loại cung răng có khe hở [26].

1.3.3.3. Thay đổi trong tỷ lệ giữa kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn


14

Nếu kích thước theo chiều gần xa của các răng cửa vĩnh viễn nhỏ
hơn kích thước trung bình thì rõ ràng là khoảng trống cần cho chúng mọc
lên cũng ít hơn.
Mặc dù có những sự tăng trưởng nêu trên, người ta vẫn thấy 50% trường
hợp loại cung răng sữa khít vẫn bị khấp khểnh vùng răng cửa vĩnh viễn.
Thông thường, 4 răng cửa vĩnh viễn hàm trên cần khoảng trống là
7,6mm nhờ vào:
- Khe hở giữa các răng trung bình: 3,8mm.
- Sự tăng trưởng giữa 2 răng nanh, trung bình: 3mm.
- Vị trí nghiêng về phía trước của răng cửa, trung bình: 2,2mm.
4 răng cửa vĩnh viễn hàm dưới cần khoảng trống là 6,0mm nhờ vào:
- Khe hở giữa các răng trung bình: 2,7mm.
- Sự tăng trưởng giữa 2 răng nanh, trung bình: 3mm.
- Vị trí nghiêng về phía trước của răng cửa, trung bình: 2,2mm [26].
1.4. Khớp cắn và các loại khớp cắn theo angle
1.4.1. Khớp cắn lý tưởng
Khớp cắn lý tưởng là một giả thuyết hoặc một quan niệm mang tính lý
thuyết dựa trên giải phẫu của răng; rất hiếm gặp trong tự nhiên, đươc sử dụng
như là một tiêu chuẩn để đánh giá các tình trạng khớp cắn khác. Quan niệm
này được áp dụng khi nền XHT và XHD có kích thước tương đối chuẩn với


15

nhau và các răng trong vị trí đúng theo ba chiều không gian ở trạng thái nghỉ

[27]. Houston và cộng sự (1992) đã đưa ra những đánh giá sâu hơn về tình
trạng khớp cắn lý tưởng của bộ răng vĩnh viễn với những đặc trưng sau:
1.5.1.1.1.

Khi hai cung răng ở khớp cắn trung tâm, quan hệ giữa các

răng theo ba chiều:
- Trước - sau:
+ Đỉnh núm ngoài gần RHL thứ nhất HT nằm ở rãnh ngoài RHL thứ nhất
HD.
+ Đỉnh răng nanh HT nằm ở đường giữa răng nanh và RHN thứ nhất HD.
+ Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc hay ở phía trước răng cửa dưới 1 - 2mm.

Hình 1.4. Khớp cắn lý tưởng [28]
- Chiều ngang:
+ Cung răng trên trùm ra ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng
trên trùm ra núm ngoài răng dưới.


16

+ Đỉnh núm ngoài RHL thứ nhất HD tiếp xúc với rãnh giữa hai núm
của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn HT.
+ Hai phanh môi trên và dưới thẳng hàng và ở giữa mặt trước của
khớp cắn.
- Chiều đứng:
+ Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở vùng RHN
và RHL.
+ Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc trùm sâu
1-2 mm [29],[30].

1.4.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle
Khớp cắn bình thường.
Đỉnh núm ngoài gần của RHL thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài của
RHL thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp đều đặn theo đường cắn khớp, là
một đường cong đối xứng, đều đặn và liên tục.Khi hai hàm cắn khít với
nhau, đường cắn khớp HT và HD trùng khớp nhau.


17

HT

HD

(A)

(B)

Hình 1.5. Đường cắn khớp (A); Khớp cắn bình thường (B) [31]

Khớp cắn sai loại I.
Tương quan khớp cắn vùng RHL thứ nhất bình thường nhưng đường
khớp cắn không đúng do răng mọc không đúng vị trí, xoay hoặc nguyên
nhân khác.
Khớp cắn sai loại II.
- Đỉnh múi ngoài gần RHL thứ nhất HT nằm ở phía gần so với rãnh giữa
ngoài RHL thứ nhất HD. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là không
định rõ.
Loại này có hai tiểu loại:
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng

cửa trên nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên


18

- Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
Khớp cắn loại II tiểu loại 2 thường là do di truyền.

Hình 1.6. Khớp cắn sai loại I [31]

Hình 1.7. Khớp cắn sai loại II [31]

Khớp cắn sai loại III.



Hình 1.8. Khớp cắn sai loại III [31]
Đỉnh núm ngoài gần RHL thứ nhất HT nằm ở phía xa so với rãnh
giữa ngoài RHL thứ nhất HD. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là
không định
1.4.3. Phân loại theo BSI
Bên cạnh phân loại lệch lạc khớp cắn kinh điển của Angle, năm 1983,
Bristish Standard Institude (Viện tiêu chuẩn Anh) đưa ra phân loại lệch lạc


19


khớp cắn dựa trên quan hệ răng cửa. Phân loại răng cửa dựa trên tương quan
của rìa cắn răng cửa HD và mặt lưỡi răng cửa HT, được chia thành các loại:
- Loại I: Rìa cắn răng cửa dưới tiếp xúc hoặc nằm ngay dưới gót răng
cửa trên.
- Loại II: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía sau so với gót răng cửa trên.
Loại này lại có hai tiểu loại:
+ Tiểu loại I: Độ cắn chìa tăng và răng cửa trên thường ngả ra trước.
+ Tiểu loại II: Độ cắn chìa thường nhỏ nhưng cũng có thể tăng, răng
cửa trên ngả sau (quặp).
- Loại III: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía trước gót răng cửa trên. Độ
cắn chìa giảm hoặc ngược [32].

Hình 1.9. Phân loại khớp cắn theo tương quan răng cửa của BSI [32]
1.5. Kích thước cung răng
1.5.1. Kích thước cung răng
Zsigmundy (1980) là người đầu tiên đo kích thướccung răng sữa.Sau đó
có nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn đề này như Moorrees [33],[34], Meredith
[35], chapman [36], Foster [37],[38], Chang [39], Ngô Thị Quỳnh Lan [40].


20

Theo dõi những thay đổi về chiều dài, chiều rộng và chu vi cung răng giúp
các nhà nghiên cúu đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển của cung răng
trong quá trình phát triển của hệ thống sọ-mặt-răng.
Chiều rộng cung răng
Thường được xác định bằng khoảng cách hai điểm đối xứng trên cung
răng ở bên phải và bên trái. Tùy theo sự lựa chọn từng tác giả, các điểm mốc có
thể là các đỉnh múi [8], các hố hoặc các điểm lồi tối đa mặt ngoài hay mặt trong
của các răng [39]. Mặc dù cách chọn các điểm mốc đo khác nhau nhưng các

nghiên cứu về thay đổi tăng trưởng chiều rộng cung răng trong giai đoạn răng
sữa và giai đoạn đầu của bộ răng hỗn hợp đều cho kết quả giống nhau.Chiều
rộng cung răng của nam lớn hơn nữ [40],[34]. Chiều rộng cung răng của trẻ
Kenya (6-8 tuổi) qua đo răng nanh là 33,9mmvới hàm trên và 26,6 mm với hàm
dưới, đo qua răng 6 là 53,1mm với hàm trên và 47 với hàm dưới [8].
Chiều dài cung răng
Tùy theo điểm mốc được chọn, có nhiều loại chiều dài cung răng. Sử
dụng phổ biến nhất là chiều dài cung răng đo từ điểm giữa hai răng cửa giữa
đến đường nối mặt xa hai RHS2, đỉnh múi ngoài gần RHS2 (răng hàm nhỏ
vĩnh viễn thứ hai), đỉnh hai răng nanh [40],[39] hai múi gần - ngoài răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất [41].


×