TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------&---------------
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
TỪ TUẦN 2 ĐẾN TUẦN 4
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC.
Giáo viên tiểu học
1
LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra,
phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải
tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới
2
PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực
cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất
yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện
pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải
thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một
chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
3
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm,
đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập
những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ
sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt
các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ
thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học
nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp
đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực
hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần
thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận
dụng CNTT trong dạy học.
4
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo
học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy
luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh
cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của
học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng
dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân
và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự
thể hiện, tự đánh giá).
5
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tuyển tập giáo án mẫu lớp 5 từ tuần 2 đến tuần 4
soạn theo hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học” nhằm giúp giáo
viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
TỪ TUẦN 2 ĐẾN TUẦN 4
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC.
Trân trọng cảm ơn!
6
7
TUẦN 2 (từ 11/9/2018 đến 15/9/2018)
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Toán
Luyện tập
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: HS đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn
của tia số. Chuyển một số phân số thành một số phân số thập phân.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến
cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Luyện tập
Hỗ trợ của GV
Bài 1.
- Quan sát tia số trên bảng.
- HS tự làm bài vào vở, 1HS làm
bảng lớp.
- GV vẽ bảng tia số của bài tập.
- HS nhận xét, đọc lại các phân số
thập phân trên tia số.
Bài 2.
- GV ghi bảng các phân số của bài.
- HS đọc các phân số ghi trên bảng.
- HS tự làm bài vào bảng con, rồi
trình bày.
- Củng cố về cách viết phân số
- HS cả lớp cùng chữa bài.
thành phân số thập phân.
- Vài HS nhắc lại cách viết phân số
thành phân số thập phân.
Bài 3.
- HS thảo luận cặp làm bài, đại diện - Củng cố cách viết phân số của bài
vài cặp làm bài trên bảng phụ và trình thành phân số thập phân có mẫu số
bày.
là 100.
- HS cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
Vài HS nhắc lại cách viết các phân số - Củng cố về so sánh 2 PS.
thành phân số thập phân có mẫu số là
100.
Bài 4.
- HS làm vở + 1HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài.
Hoạt động 2. Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5 (tiết 2).
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Ý thức được HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất
trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. Vui và tự hào khi
là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp
5.
1.2. Năng lực: Tự mình chuẩn bị được đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà.
1.3. Phẩm chất: Biết giúp đỡ mọi người; cởi mở, thân thiện.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan, truyện về tấm gương HS lớp 5.
- Học sinh: sách, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Thảo luận
Hỗ trợ của GV
Mục tiêu: Thấy vị thế của HS lớp 5,
vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
- Quan sát tranh, ảnh trong sgk và - GV hướng dẫn HS thảo luận.
thảo luận theo các câu hỏi:
c) Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
- Thảo luận cả lớp và trả lời câu hỏi * * Cách tiến hành.
trong sgk.
- HD thảo luận nhóm đôi.
- HS đưa ra kết luận: Năm nay các
em đã lên lớp 5, là lớp lớn nhất KL: Các điểm a/, b/, c/, d/, e/ là
trường. Vì vậy các em phải gương nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà
mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới chúng ta cần phải thực hiện.
học tập.
Hoạt động 2. Làm bài tập
Mục tiêu: Giúp HS xác định những
nhiệm vụ của các em lớp 5 và nhiệm
vụ của bản thân.
Bài 1.
- Gv giúp đỡ các nhóm gặp khó
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
khăn.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Liên hệ thực tế bản thân.
- HS suy nghĩ, đối chiếu những việc
làm của mình từ trước tới nay với
những nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
Bài 2.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Cần phát huy những điểm mà
- Liên hệ thực tế bản thân trước lớp.
mình thực hiện tốt và khắc phục
- 2-3 em đọc to phần “Ghi nhớ”.
những điểm còn hạn chế.
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò
- Trò chơi “ Phóng viên”.
- HS nhắc lại nội dung bài.
Buổi chiều
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến.
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có
dạng thống kê. Rút ra được nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa
cử,thể hiện nền văn hiến lâu đời.
1.2. Năng lực: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy giáo, cô giáo.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thống kê.
- Học sinh : SGK.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Luyện đọc
Hỗ trợ của GV
- 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận, chia đoạn
- GV chốt: bài chia làm 3 đoạn.
- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- HS luyện đọc đoạn khó (bảng thống
kê)
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.kết
hợp luyện đọc từ khó đọc(khách nước
ngoài, nền văn hiến)
- GV giải thích một số từ khó do
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải HS phát hiện.
nghĩa từ (Văn hiến,văn Miếu, Quốc
Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích).
- HS luyện đọc theo cặp (2 lần).
- 3 em đọc nối tiếp bài.
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
- GV định hướng HS đưa ra câu
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi theo trả lời đúng nếu HS chưa đưa ra
nhóm.
được câu trả lời.
- CTHĐTQ cho lớp tìm hiểu nội dung - GV chốt lại nội dung bài.
bài.
- HS tự rút ra nội dung bài.
Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS khá đọc diễn cảm đoạn 1, nêu - GV đi từng nhóm giúp đỡ HS.
cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các cá
nhân
Hoạt động 4. Củng cố - dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài.
Chính tả
Nghe-viết: Lương Ngọc Quyến
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức-kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình
thức bài văn xuôi. Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong
BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu (BT3).
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
1.3. Phẩm chất: Tự đánh giá được kết quả học tập của mình và của các bạn
trong lớp.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : bảng phụ. giấy khổ to.
- Học sinh : SGK.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn nghe –
Hỗ trợ của GV
viết
- GV giới thiệu thêm về nhà yêu
- 1 HS đọc bài
nước Lương Ngọc Quyến.
- 1 HS nói hiểu biết của mình về
Lương Ngọc Quyến.
- HS luyện viết các từ khó, dễ lẫn:
ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo,
cây cọ, kì lạ, ngô nghê…
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài.
- GV đọc toàn bài thơ cho HS soát
- HS soát lỗi
lỗi.
- Lắng nghe nhận xét của các bạn
trong nhóm và của GV.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài
tập chính tả.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu BT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp,
- Dưới lớp làm vào vở. Nhận xét.
Bài 2:
-1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Dưới lớp làm vào VBT
- Nhận xét (tất cả các vần đều có âm - GV nêu câu hỏi gợi mở: Nhìn vào
chính, có vần có thêm âm đệm,âm bảng mô hình cấu tạo vần em có
cuối. Âm đệm được ghi bằng chữ cái nhận xét gì?
o hoặc u. Có vần có đủ cả âm đệm, - GV động viên khen ngợi HS.
âm chính và âm cuối)
- Chữa bài theo lời giải đúng.
- Về nhà hoàn thành tiếp bài tập.
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS tự đánh giá nhận xét giờ học.
Khoa học
Nam hay nữ ?(tiếp theo)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội
giữa nam và nữ. Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm xã hội
về vai trò của nam và nữ.
1.2. Năng lực: Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ. Biết giữ gìn vệ sinh
thân thể, ăn, mặc hợp vệ sinh.
1.3. Phẩm chất: Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không
phân biệt nam, nữ.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Quan sát và thảo
Hỗ trợ của GV
luận.
* Mục tiêu: Thấy vị thế và sự khác
nhau giữa nam và nữ về mặt sinh
học.
- Quan sát tranh, ảnh trong sgk.
KL: Ngoài những đặc điểm chung,
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi nam và nữ có sự khác biệt về cấu
trong sgk.
tạo và chức năng của cơ quan sinh
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
sản.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh,
ai đúng.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những
đặc điểm về mặt xã hội giữa nam và
nữ.
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp
và giải thích tại sao lại chọn như vậy? KL: Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Liên hệ thực tế bản thân.
- HS suy nghĩ, đối chiếu những việc
làm của mình từ trước tới nay với
những quan điểm về nam và nữ.
Hoạt động 3: Thảo luận một số KL: Mỗi học sinh chúng ta cần góp
quan niệm xã hội về nam và nữ.
phần tạo nên sự thay đổi quan niệm
Mục tiêu: Giúp HS xác định một số xã hội về nam và nữ bằng hành
quan niệm xã hội về nam và nữ, có ý động cụ thể ở lớp, ở nhà.
thức tôn trọng các bạn khác giới.
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Các nhóm báo cáo kết quả thảo
luận.
- GV tuyên dương HS.
- Liên hệ thực tế bản thân trước lớp.
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò
- HS tự nhận xét các nhóm.
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng
Toán
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số.
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Củng cố kiến thức về cộng, trừ hai phân số có cùng
mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự làm việc trong nhóm, tổ, lớp.
1.3. Phẩm chất: Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Ôn tập
Hỗ trợ của GV
- Nêu cách cộng trừ hai phân số.
+ Nêu cách cộng trừ hai phân số cùng
mẫu số.
+ Nêu cách cộng trừ hai phân số khác
mẫu số.
- Làm bảng các ví dụ (sgk ).
+ Chữa, nhận xét.
Bài 1.
- 4 HS làm bảng lớp,lớp làm bảng con
- Lưu ý cách viết.
+ Nhận xét bổ sung.
Bài 2.
- Lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS chữa bảng.
+ Nhận xét.
Bài 3.
- HS tìm hiểu đề bài và tự làm bài vào vở.- GV lưu ý cho HS chú ý đến danh
số của bài toán.
- GV thu vở, nhận xét bài của HS
Hoạt động 2. Củng cố - dặn dò
- HS tóm tắt nội dung được học.
- Các nhóm tự nhận xét.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng
nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3). Đặt
câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
1.2. Năng lực: Biết cố gắng tự hoàn thành nội dung các công việc mà giáo
viên giao cho.
1.3. Phẩm chất: Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà
trường.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
- Học sinh: sách, vở,
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Làm bài tập
Hỗ trợ của GV
Bài 1.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi (làm ra nháp)
- HS phát bểu ý kiến.
- Bài Thư gửi học sinh: nước nhà, non - Chốt lại lời giải đúng.
sông.
- Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê
hương.
Bài 2.
- HD học sinh thảo luận nhóm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- HD rút ra lời giải đúng.(đất
- Trao đổi nhóm
nước, quốc gia, giang sơn, quê
- Báo cáo kết quả làm việc (thi tiếp sức hương)
- hs cuối cùng đọc kq)
Bài 3.
- HD thảo luận nhóm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Trao đổi nhóm bốn (làm ra bảng phụ) (vệ quốc, ái quốc, quốc gia, quốc
- Báo cáo kết quả làm việc.
ca..).
Bài 4.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân, nêu miệng.
- Giữ lại bài làm tốt nhất, bổ sung
- Viết bài vào vở.
cho phong phú.
Hoạt động 2. Củng cố - dặn dò
- HS chọn nhóm làm việc tích cực nhất. - GV tuyên dương.
- HS tự nhận xét.
Buổi chiều
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh.
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Tự phát hiện những cảnh đẹp trong bài Rừng trưa
và bài Chiều tối (BT1). Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày
đã lập ở tiết trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí
(BT2). Giúp các em cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, phong cảnh núi rừng và cảnh
hoàng hôn.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
1.3. Phẩm chất: yêu trường, lớp, quê hương.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Tranh minh hoạ phong cảnh trong bài.
- Học sinh: sách, vở,
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Làm bài tập
Bài 1.
- 2 HS nối tiếp đọc nội dung BT1 giải
nghĩa từ (sgk).
- Lớp đọc thầm bài văn, tìm những
hình ảnh đẹp mà em thích.
- HS làm việc nhóm đôi, nói về hình
ảnh mà mình thích.
Hỗ trợ của GV
- Tiếp nối phát biểu ý kiến.
Bài 2.
- Nêu và đọc to yêu cầu bài tập.
- 1.2 HS làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ
ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm đôi nói về đoạn
văn muốn viết.
- Viết bài vào vở.
- Nhiều HS đọc đoạn văn đã hoàn
chỉnh.
- GV nêu nhận xét chung.
- Nhận xét đánh giá.
- HS sửa lại đoạn văn mình viết.
- GV hướng dẫn HS tự hoàn thành
Hoạt động 2. Củng cố - dặn dò
đoạn văn của mình
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Nêu một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn
Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh: Đề nghị mở rộng
quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người
nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng đất
đai, khoáng sản. Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
1.2. Năng lực: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy giáo, cô giáo.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
Hỗ trợ của GV
- Nêu nhiệm vụ học tập cho học
+ Các nhóm thảo luận và ghi kết quả sinh.
ra nháp.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao...
+ Thuê chuyên gia nước ngoài...
+ Mở trường dạy cách đóng tàu...
+ Triều đình không tuân theo...
+ Vì vua quan nhà Nguyễn không tán
thành...
+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu
nước, muốn canh tân đất nước...
+ Khâm phục tinh thần yêu nước của
ông.
Hoạt động 2. Làm việc cả lớp
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét bổ sung.
- Đọc to nội dung chính trong sgk.
- Liên hệ thực tế bản thân.
- GV kết luận
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- HS nhận xét, đánh giá các nhóm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giao lưu hát dân ca
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức-kĩ năng: HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa
phương mình và các địa phương khác trong cả nước.
1.2. Năng lực: HS tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm,
lớp.
1.3. Phẩm chất: Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến,
gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin
và quyết tâm học tập tốt.
2. Đồ dùng dạy-học
HS: các bài hát
GV: câu đố, nhạc
3. Các hoạt động dạy-học
- Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV chủ nhiệm cần phổ biến cho HS nắm
được:
+ Nội dung: Thi hát các bài dân ca, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, công ơn cha mẹ,
thầy cô, bạn bè và mái trường…
+ Hình thức thi, gồm 2 phần:
Phần 1: Hát đơn ca
Phần 2: Thi hát dân ca giữa các đội, nhóm.
- Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia.
- Cử người dẫn chương trình (MC) cho buổi giao lưu.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi… xen kẽ giữa các tiết mục biểu diễn, tạo
sự phong phú hấp dẫn. Chú ý lựa chọn các câu hỏi phụ dành cho cổ động
viên.
- Cử Ban giám khảo để chấm điểm. Thánh phần Ban giám khảo gồm có từ 3
– 4 người, trong đó 1 người làm trưởng ban, 1 người làm thư kí có nhiệm vụ
tính điểm cho các đội thi, còn lại là thành viên BGK.
* Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng
- BGK đánh giá nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các tổ lên nhận phần thưởng
dành cho tập thể và giải dành cho cá nhân hát dân ca hay nhất. Đọc đến tên
đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng
Toán
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức-kĩ năng: Ôn tập, củng cố biết thực hiện phép nhân và phép
chia hai phân số. Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
1.2. Năng lực: Nói to rõ rang, thắc mắc với cô giáo khi không hiểu bài.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến
cá nhân.