Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

bón phân cho cây lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.17 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Hoa Phong Lan là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Hoa lan xuất
hiện từ lâu đời và mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ những đóa hoa mang ý nghĩa vể tình
yêu cao cả, vẻ đẹp cao quý đến niềm tin về một tương lai tươi sáng... Khi Hoa Phong Lan
xuất hiện, nơi đó trở thành tâm điểm chú ý của mọi người vì chúng quá phong phú và đa dạng
về màu sắc lẫn hình dáng. Chúng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, với nhiều
màu sắc sặc sỡ, hương thơm thanh khiết dịu dàng, hay nồng nàn ngào ngat và lâu tàn. Phong
Lan dần được nhiều người yêu thích và đam mê vì chính vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong loài hoa
cao quý này. Và hiện nay Hoa Phong Lan đang trở thành thú chơi dành cho tất cả mọi người,
bất kể nghề nghiệp, tuổi tác. Nét đặc trưng của loài hoa này chính là những đốm với nhiều
màu sắc.
Lan ở ngoài tự nhiên mọc ở gốc cây hốc đá vẫn nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng
từ vỏ cây, lá cây mục, phân chim, xác các loại côn trùng, xác các loại nấm, địa y và dưỡng
chất từ nước mưa… Trong thực tế, nếu chúng ta bón phân cho lan cân đối, hài hòa và đầy đủ
đều đặn thì cây lan phát triển tốt hơn trên rừng trong môi trường tự nhiên rất nhiều.
Lan là một loài cây rất “khó tính”. Chúng vừa ưa bóng, vừa ưa sáng lại đặc biệt nhạy
cảm với nước và phân bón, vì chúng chỉ cần một lượng nhỏ cần thiết cho quá trình sinh
trưởng và phát triển tương ứng với từng thời điểm trong năm. Vì thế, kỹ thuật chăm sóc cây
lan nói chung cũng như phương pháp bón phân cho lan cần tuân thủ nghiêm ngặt 4 quy tắc cơ
bản: đúng loại, đúng thời kỳ, đúng liều lượng và đúng cách.
Phân bón dạng bột thường được cây lan hấp thụ nhanh chóng. Bên cạnh đó, các loại
phân bón tan chậm cũng có hiệu quả cao trong việc giảm thất thoát phân bón, tránh gây ngộ
độc cho cây trồng và tiết kiệm được chi phí. Trong số các loại phân bón, phân bón hữu cơ là
loại phân bón hiện đại, có tác dụng tốt đối với đất đai cũng như cây trồng, đặc biệt là cây lan.
Một số chế phẩm sinh học được bổ sung để tăng hiệu quả phân giải chất hữu cơ, đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho cây lan; đồng thời phòng chống và tiêu diệt một số mầm bệnh cho cây do
một số chủng vi sinh vật có hại gây ra.
Phân chuồng, đặc biệt là phân gà, có giá trị dinh dưỡng cao đối với cây trồng. Hiện
nay, một số cơ sở sản xuất phân bón nước ngoài (như Nhật Bản) sử dụng phân chuồng và cải
tạo chúng để sản xuất ra các loại phân hữu cơ vi sinh ở quy mô công nghiệp, có chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp giai đoạn công nghệ 4.0. Các công ty phân bón ở


Việt Nam cũng đã và đang áp dụng những tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ Nhật
để sản xuất các loại phân gà vi sinh như Greenlife, biozone,... Mô hình sản xuất đầu tiên tại
Việt Nam được thực hiện bởi nhóm tác giả ThS. Đào Vĩnh Hưng, ThS. Nguyễn Trọng Minh
Khiêm (Phòng nghiên cứu máy và thiết bị nông nghiệp - Phân viện cơ điện nông nghiệp và
công nghệ sau thu hoạch) đạt năng suất xử lý 14 tấn phân tươi/ngày giúp tạo ra môi trường
thuận lợi cho hệ thống vi sinh phân hủy các hợp chất hữu cơ trong phân, tăng cường lượng vi
khuẩn có lợi, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại [10].
Lê Viết Minh


PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY LAN
A. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ NGUỒN GỐC
Giới (Regnum): Plantae.
Lớp (Class): Monocotyledoneae.
Bộ (Ordo): Asparagles.
Họ (Familia): Orchidaceae.
Cây lan phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ các sa mạc và sông băng; từ
68 vĩ Bắc đến 56o vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thụy Điển, Aleska, xuống tận cuối
cùng ở cực nam ở Ustralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt
đới, đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á.
o

Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25000 loài trong tự nhiên. Qua
kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75000 loài lan
mới (Sapror bx-Tea huntum, 1953; Campbell 1994). Những cây lan có thể sống trên mặt đất
(địa lan) hoặc bám vào thân cây, cành cây (phong lan). Họ lan phân bố nhiều nhất trong 2
vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6800 loài. Các loài đặc sản ở châu Mỹ gồm: Cattleya (60 loài),
Epidendrum (500 loài), Odontoglosum (200 loài), ở vùng khí hậu ôn hòa số lượng loài giảm
đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng
40 chi và 500 loài (F.Gbriger, 1971). Ở Việt Nam có hơn 900 loài phong lan phân bố rộng

khắp trên cả nước. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho hoa đẹp, có thể sử dụng
làm nguồn gen quý cho công tác lai tạo giống hoa lan. Hiện nay lan rừng Việt Nam tập trung
vào 3 vùng chính sau đây:
+ Miền Đông Nam Bộ: lan Quế, Đuôi Cáo, Ngọc Điểm.
+ Cao nguyên dưới 1000m: Thủy tiên, Long Tu, Kim Điệp, Ý Thảo, Giả Hạc, Huyết
Nhung, Nhất điểm hồng...
+ Cao nguyên trên 1000m: Hoàng Lan, Hồng Lan, Hồng Hoàng, Tuyết Ngọc...

Ban đầu, lan chỉ được sử dụng làm hương liệu, dược liệu, lấy từ tự nhiên hoặc gieo
nảy mầm từ hạt. Sau đó, người ta trở nên yêu thích vẻ đẹp của loài hoa này, sử dụng các
phương pháp chiết cành để nhân giống cây lan nhằm mục đích trang trí vẻ đẹp cho ngôi nhà
của mình. Từ đó, cây lan (đặc biệt là phong lan) đã được gây trồng, lai tạo được nhiều giống
mới độc đáo, mang tính chất thương mại. Các phương pháp tiên tiến của lĩnh vực công nghệ
sinh học đã được sử dụng để nhân nhanh giống cây lan thuần chủng, sạch bệnh và phát triển
tốt; như phương pháp nuôi cấy mô phân sinh, công nghệ DNA tái tổ hợp, ...


Bảng 1.1. Một số lan rừng tiêu biểu ở Việt Nam
Cây lan rừng

Cây lan lai tạo

Hồng Lan Đà lạt
Hoàng Lan Đà Lạt
Hồng hoàng Đà Lạt
Bạc lan Đà Lạt
Tuyết Ngọc
Kim Hài
Vân hài
Huyết Nhung

Giả hạc
Kim điệp
Thủy tiên trắng
Thủy tiên vàng
Thủy tiên mỡ gà
Thủy tiên tím
Thủy tiên cam
Nhất điểm hồng
Hạc đỉnh
Ngọc điểm
Đuôi cáo
Lan quế
Long nhãn kim điệp
Bạch vĩ hồ
Ngọc điếm tai trâu
Ngọc điếm đuôi cáo
Hoàng thảo thủy tiên
Hồ Điệp
Lan Hoàng Hậu

Cymbidium insigne
Cymbidium iridioides
C.insigne x C.iridioides
C. eburnum var erythrostylum
Coelogyne mooreana
Paphiopedium villosum
Paphiopedium callosum
Renanthera ímchootiana
Dedrobium anosmum)
Dedrobium capillipes

Dedrobium farmeri
Dedrobium chrysotoxum
Dedrobium densiflorum
Dedrobium amabile
Dedrobium thyrsiflorum
Dedrobium draconis
Phaius tankervilliae
Rhynchostylis gigantea
Aerides multiflora
Aerides odorata
Dedrobium fimbriatum)
Rhynchostylis retusa
Rhynchostylis gigantea (Lindl.)
Ridl
Rhynchostylis retusa (L) BL
Dendrobium farmeri paxt
Phalaenopsis
Cattleya Lindley

B. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cây lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Hoa lan
phát triển thân rễ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành
các bụi dày. Tùy thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên của từng loại cây mà chúng có thể
khác nhau về các cấu tạo hình thái và đặc tính sinh lý.
I. Rễ cây
Rễ cây làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng; đồng thời giữ cho cây bám
vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất. Đầu rễ màu xanh, có khả năng “dò tìm” hướng đến
những nơi có nước và không khí. Thân rễ được bao bọc bởi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm
những tế bào chết và các lông hút làm nhiệm vụ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ giá thể
hoặc từ không khí.

Cây lan là một loài cây ưa nước với lượng ẩm vừa phải và thoáng khí. Các loại phân
bón thích hợp sử dụng thường ở dạng loãng và thưa như hạt mịn, nhỏ với nồng độ vừa phải.


Tùy theo từng loại cây và từng giai đoạn phát triển của cây mà ta chọn các loại phân bón cho
phù hợp.
II. Thân cây
Thân lan có vảy giả, có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. Trên thân có
đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hoặc là lá bao. Thân là cơ quan dự trữ nước và chất dinh
dưỡng. Theo M.E.Pfizer (1882), lan có 2 loại thân là đơn thân và đa thân (hình 1.2).
- Nhóm đa thân gồm hệ thống nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dải
trên giá thế hoặc ẩn sâu trong lòng đất, gọi là thân rễ. Mầm hoa và mầm lá đều mọc từ phần
gốc của bộ phận thân rễ.
Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ
phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên
cao. Củ giả có hình dáng rất đa dạng: hình cầu hoặc thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều
đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
- Nhóm đơn thân bao gồm một thân lan dài, sinh trưởng không giới hạn (đơn trục), khiến cơ
thể khó có khả năng duy trì được tư thế thẳng đứng, nó phải nhờ đến bộ rễ chống đỡ để vươn
cao, nếu không, nó đành phải bò dài hay leo cuốn.

Hình 1.1. Sự khác biệt giữa nhóm cây lan đơn thân và đa thân
III. Căn hành


Ở lan đa thân, có 1 bộ phận đặc biệt gọi là căn hành. Căn hành thật sự là thân cấp 1
và từ đó hình thành thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá được gọi là thân, hoặc bị thu
ngắn lại, dày lên tạo thành giả hành. Căn hành là nơi cấu tạo của các cơ quan dinh dưỡng
mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc mắt ngủ, chính ở nơi giả hành tiếp xúc với
căn hành có từ 1-2 mắt, mắt lá nơi hình thành nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành

là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp tách
nhánh thông thường.
IV. Lá cây
Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình dạng lá khác nhau tùy chủng
loại lan khác nhau. Lá có thể mọc đối xứng hoặc không đối xứng qua gân chính, lá sát nhau ở
gốc là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng hay xếp cách có bẹ
úp lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên, mọng nước, hình
dạng rất khác nhau.
V. Rễ cây
Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc
thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loài lan ph ụ sinh có một trục
chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao quanh gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ
hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng. Do mạc che phủ lớp rễ
nên lan có thể hút ẩm nhanh và giữ ẩm trong một thời gian dài.
VI. Hoa lan
Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn, ta có thể gặp nhiều loài mà mỗi
mùa chỉ có một đóa hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông. Tuy
nhiên đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm. Phân bố ở đỉnh thân hay
nách lá, gốc cuống chính, thường có lá bắc dạng vảy hay dạng mo. Cuống chính đôi khi rút
ngắn lại làm cụm hoa có dạng tán giả, hay cuống chính vừa ngắn lại vừa mập, cụm hoa có
dạng gần như hình đầu. Ở nhiều loài có cuống rất ngắn nên chùm hoa có dạng bông hay
cuống chính vặn xoắn để hoa xếp theo đường xoắn ốc.
Hoa lan thuộc loại hoa mẫu 3. Có 6 cánh hoa, trong đó có 3 cánh hoa ngoài cùng gọi
là 3 cánh dài. Nằm kề bên trong có xen kẽ với 3 cánh dài là 3 cánh hoa. Hai cánh bên thường
giống nhau, cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình
dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia được gọi là cánh môi. Chính cánh môi quyết định giá trị
thẩm mỹ hoa lan.


Hình 1.2. Cấu tạo hoa lan nhóm Laelia (trái)- Cấu tạo hoa lan nhóm Cattleya (phải)


VII. Quả và hạt lan
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3-6
đường nứt dọc, có dạng từ quả cải dài đến hình
trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra và
mảnh vỏ còn dính lạ với nhau ở phía đỉnh và
phía gốc.
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti. Trọng lượng toàn bộ
hạt trong một quả nang chỉ bằng 1/10 đến
1/1000 miligam và hầu như không có trọng
lượng.

Hình 1.3. Câu tạo quả và hạt lan


PHẦN 2. PHÂN BÓN CHO CÂY LAN
A. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI PHÂN BÓN CHO CÂY LAN
Việc sử dụng các loại phân bón vô cơ cho cây lan có vai trò cung cấp các yếu tố dinh
dưỡng trực tiếp cho cây, tăng năng suất cây trồng 25-35%. Tuy nhiên, nhu cầu bón phân của
cây lan không cao, với tỷ lệ hàm lượng N-P-K thay đổi theo mỗi chu kỳ sinh trưởng của cây.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam và trên thế giới là rất thấp (ure đạt 30-50%;
phân lân đạt 40-45%, kali đạt 40-50%). Do đó, việc bón phân vô cơ trong thời gian dài gây
thất thoát phân bón, có tác động xấu đến đất đai, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi, gây ô nhiễm
môi trường; từ đó ảnh hưởng xấu tới sự hấp thụ dinh dưỡng và gây nhiều loại bệnh cho cây
trồng. Vì thế, việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp, phục hồi hệ vi sinh vật đất là yêu cầu thường
xuyên khi sử dụng các loại phân bón vô cơ. Một trong các giải pháp tạm thời là bổ sung các
loại phân bón hữu cơ bón lót trước khi trồng hoặc bón thúc với phân bón vô cơ theo từng giai
đoạn sinh trưởng của cây. Sản phẩm phân hữu cơ sinh học trên nền than bùn của nhà máy có
thể được sử dụng cho mục đích trên.
Với những hậu quả lâu dài của phân bón vô cơ với đất và cây trồng, hiện nay, áp dụng

những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ta có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Sử dụng các loại phân bón nhả chậm (Slow Release Fertilizer-SRFs) và phân bón
nhả có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer-CRFs). Các loại phân này làm chậm tốc độ
hòa tan dinh dưỡng, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng với liều lượng đúng và đủ, giảm thất
thoát phân bón, góp phần bảo vệ môi trường.
- Thay thế phân bón vô cơ bằng các loại phân bón hữu cơ vi sinh - đó là các loại phân
bón hữu cơ có bổ sung một số chủng vi sinh vật có lợi với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã
ban hành (≥106 CFU/g).
I. Phân bón nhả chậm và phân bón có kiểm soát
* Đây là 2 giải pháp phổ biến để nâng cao hiệu suất phân bón ở các nước tiên tiến trên
thế giới. Chúng ta cần phân biệt phân bón nhả chậm không vỏ bọc (SRFs) và phân bón nhả
chậm có vỏ bọc (CRFs).
- Phân bón nhả chậm không vỏ bọc là loại phân bón gồm các hạt có kích thước đồng
nhất về mặt hóa học, có khả năng tan giới hạn trong nước; nên trong môi trường nước, ở
nhiệt độ thấp, tốc độ hòa tan của chúng như nhau và chỉ ở một mức độ nhất định. Loại phân
bón này là sản phẩm ngưng tụ của ure với các chất hữu cơ như formaldehit (UF),
isobutyraldehit (IBDU), crotonaldehit (CDU). Chúng thường được sử dụng vào mùa lạnh để
tạo điều kiện cho cây phát triển bình thường.
- Phân bón nhả chậm có vỏ bọc là loại phân bón bao gồm các hạt phân tan truyền
thống (N, P, K, trung lượng, vi lượng) được bọc trong lớp polymer có độ dày nhất định. Lớp
vỏ này ưa nước được tạo lưới với cấu trúc 3 chiều, có khả năng trương, hấp thụ và giữ một
lượng nước lớn gấp hàng trăm lần khối lượng của chính nó. Sau khi bón phân bón chậm tan
CRFs vào đất, phần lớn các phân tử nước sẽ được các hạt polymer giữ lại, một phần sẽ thấm


qua lớp vỏ, thẩm thấu vào bên trong và hòa tan các khoáng chất. Các nguyên tố khoáng đã
hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp polymer và đi ra môi trường xung quanh.
* Ủy ban Chuẩn hóa châu Âu đã đưa ra một số đề xuất về phân bón nhả chậm trong
đất như sau: Một loại phân được mô tả là phân nhả chậm nếu chất dinh dưỡng hoặc các chất
dinh dưỡng được xem là nhả chậm, dưới những điều kiện nhất định như ở nhiệt độ 25 oC, phải

đáp ứng 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Nhả không quá 15% trong 24h.
+ Nhả không quá 75% trong 28 ngày.
+ Nhả ít nhất 75% trong khoảng thời gian đã định.
* Các loại phân tan chậm có thể được sử dụng 1 lần duy nhất trong toàn bộ chu kỳ
sinh trưởng của cây, tuy nhiên giá thành rất cao, nên ta có thể thay thế loại phân này bằng
phân hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh.

Hình 2.1. Cấu tạo hạt phân bón nhả chậm có kiểm soát
* Một số loại phân tan chậm phổ biến dùng cho cây lan
- Phân tan chậm chì Nhật bản:
+ Nhập trực tiếp từ Nhật bản về, loại nguyên chất. Dạng viên hạt, rải mặt chậu.
+ Phân 14-13-13 chuyên dùng cho hoa lan, cây kiểng. Liều dùng 2g/1 chậu 14cm . Sau 4-6
tháng nên thay thêm phân mới vào.
+ Đặc biệt đây là phân duy nhất có kiểm soát, dù mưa nhiều, độ ẩm cao phân vẫn tan ra 3%.
Nên cây không bị sốc phân, cháy gốc, lá.
- Phân tan chậm hữu cơ 2H:


+ Thành phần: cá, cám, sữa tươi, nội tạng động vật,… Khi xuất bán là dạng bột mịn màu
vàng, có mùi thơm của cám.
+ Nguồn gốc: tại TP.HCM, Việt Nam. Do người Việt nghiên cứu và hoàn thiện sau 03 năm sử
dụng. Nên rất phù hợp cho việc bón phân cây sinh trưởng tại Việt Nam.
+ Công dụng:
Giúp cây hoa lan phát triển cân đối thân, lá, rễ và hoa. Thân to, cao; lá dày, xanh đậm; hoa
nhiều, bền và màu sắc tươi sáng.
Sử dụng phân bón hữu cơ 2H hạn chế được căn bản tình trạng vàng, rụng lá do khủng hoảng
dinh dưỡng vào cuối chu kỳ tăng trưởng ở lan đơn thân như Ngọc Điểm, Giáng hương
(thường là sau khi ra hoa).
Khi cây khoẻ thì không lo bị bệnh làm cho cây lan tăng cường sức đề kháng.

Có thể sử dụng hoàn toàn 100% phân 2H có thể đảm bảo được sự phát triển mà không cần
phải bổ sung bất cứ loại phân hóa học nào hoặc các chế phẩm kích thích tăng trưởng.
Phù hợp với tất cả các loại hoa lan, địa lan, phong lan, lan đơn thân, lan đa thân. Rất phù hợp
với lan rừng vì là phân hữu cơ. Đặc biệt, cực kỳ thích hợp với các giống lan Ngọc Điểm,
Dendrobium, Mokara.

- Phân tan chậm vàng USA:
Nhập trực tiếp từ Mỹ về, loại nguyên chất.
Đặc biệt tốt cho Dendro, Dendro nắng, lan đa thân cao lớn,...
Do hàm lượng phân cao nên tuyệt đối không dùng cho dòng thân thòng, những cây cần phân
ít như lan rừng.

II. Phân bón hữu cơ vi sinh
1. Giới thiệu
- Một số phân bón hữu cơ truyền thống được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân
hữu cơ vi sinh cho cây lan có thể kể đến như: vỏ dừa, phân chuồng (phân dê, phân gà, phân
dơi, ...), ủ compost, xác bã động vật, thực vật,... Với các điều kiện tại nhà máy, trong số các
loại phân chuồng, phân gà là lựa chọn hợp lý và tối ưu nhất. Phân gà chứa hàm lượng dinh
dưỡng cao với tỷ lệ N-P-K cân đối (Bảng 2.1), đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của cây
lan trong từng chu kỳ sinh trưởng.
- Trong thành phần các loại phân tươi có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người,
động vật và cây trồng, ví dụ như trong phân gà có chứa vi khuẩn Salmonella (gây bệnh


thương hàn), vi khuẩn E.coli (gây bệnh đường ruột ở người). Mặt khác, độ ẩm trong phân gà
khá cao (70-80%), tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển và phát sinh
mùi. Vì thế, ta cần phải ủ hoai chúng trước khi sử dụng. Phương pháp ủ nóng kết hợp ủ nguội
được sử dụng phổ biến. Đống ủ bao gồm nhiều lớp ủ. Mỗi lớp ủ gồm có 2 phân lớp: lớp ủ
nóng và ủ nguội. Trước tiên, ta sử dụng phương pháp ủ nóng để tiêu diệt cỏ dại và mầm
mống sinh vật gây bệnh dưới tác động của nhiệt độ cao (60-70oC) , vừa thúc đẩy quá trình

phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật có lợi. Sau đó, sử dụng phương pháp ủ nguội, nén
chặt đống ủ để các vi sinh vật khoáng hóa trong điều kiện yếm khí.
Bảng 2.1. Hàm lượng (%) một số loại phân chuồng bón chơ cây trồng
Loại phân
Dơi

Heo (tươi)
Heo (sấy)
Bò (tươi)
Bò (sấy khô)
Ngựa
Thỏ
Gà tây
Phân trùn quế (tươi)

Hàm lượng (%)
Đạm
6,0
1.6
0,6
2,2
0,6
1,2
0,6
2,4
1,3
0,91

Lân
9,0

1,8
0,3
2,1
0,4
2,0
0,3
1,4
0,7
1,14

Kali
3,0
2,0
0,4
1,0
0,5
2,1
0,5
0,6
0,5
0,21

- Các phương pháp ủ hoai tự nhiên cho hiệu quả không cao và tốn khá nhiều thời gian (5-6
tháng). Để thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ, ta có thể bổ sung thêm một số chế
phẩm sinh học có chứa một vài chủng vi sinh vật có ích. Các chủng vi sinh vật này còn cạnh
tranh nguồn thức ăn với các loại vsv có hại, làm giảm mùi phân, giảm thất thoát phân bón.
- Một số chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến để ủ với phân gà có thể kể đến như:
+ Chế phẩm nấm trichoderma: Chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma với mật
độ 5x106 bào tử/ gam có khả năng tiêu diệt và khống chế các loại vi sinh vật có hại
(Samonella, E.coli), phân giải chất hữu cơ, cải tạo đất và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh

vật cố định đạm phát triển.
+ Chế phẩm EM: loại chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong thành phần
có chứa một vài chủng vi sinh vật có lợi tiêu biểu có khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh,
làm tăng nhanh tốc độ ủ hoai mục.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế phẩm sinh học trong thành phần có sự góp mặt của nấm
đối kháng Trichoderma cùng với một vài chủng vsv có ích (Bảng 2.2) cho hoạt tính phân giải
cao nhất (Hình 2.2) và có tính đối kháng mạnh (Bảng 2.3). Thí nghiệm sử dụng vật liệu bao
gồm 60% bã nấm và 40% phân gà [4].


Bảng 2.2.Thành phần các nguyên liệu trong các công thức thí nghiệm [4]
Công thức

Vật liệu (%khối lượng)

CT1

60% bã nấm+ 40% phân gà

CT2

60% bã nấm+ 40% phân gà

CT3

60% bã nấm+ 40% phân gà

Đối chứng

60% bã nấm+ 40% phân gà


Các chủng VSV trong chế
phẩm
Penicillum sp.3,
Pseudomonas sp.6,
Saccharomyces sp. 1,
Bacillus sp. 3,
Streptomyces sp.4
Aspergillus oryzae,
Bacillus subtilis,
Bacillus mycedes,
Streptomyces sp.F,
Saccharomyces cerevisiae
Bacillus subtilis,
Streptomyces sp. F,
Aspergillus oryzae,
Kluyveromyces marxianus,
Trichoderma spp.
Không dùng chế phẩm

Bảng 2.3 . Mật độ một số chủng vi sinh vật ở thời điểm 30 ngày sau ủ [4]
Mật độ (CFU/g)

E.coli

ĐC
CT1
CT2
CT3
Tiêu chuẩn


5,97x104
0
2,47
0
<1,1x103

Salmonella
3,1
0
0,63
0
0

VK Amon hóa
6,03x104
3,08x107
2,84x105
4,36x107
≥1,0x106

VK phân giải
cellulose
2,93x104
2,89x106
1,65x105
3,99x106
≥1,0x106

Hình 2.2. Tỷ lệ C/N của các công thức thí nghiệm theo thời gian [4]



Ngày
10
20
30
40
50
60

Trên
48
39,3
33,7
30,7
24,7
21,7

Giữa
50,7
41,0
35,3
32,7
25,3
21,3

Đáy
44,7
36,3
31,7

29,7
23,7
19,7

Hình 2.3. Sự biến thiên nhiệt độ ủ giữa các công thức trong 60 ngày [4]
+ Nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển vi sinh vật trong khoảng 45-56 oC, từ ngày 2 đến ngày
15 của quá trình ủ. Nhiệt độ tối ưu là 51-56 oC từ ngày 3 đến ngày 10. Ngoài ra, các vi sinh
vật hoạt động mạnh ở vị trí giữa đống ủ, trong điều kiện yếm khí. Vì thế, cứ 10 ngày ta tiến
hành đảo trộn phân 1 lần để đảm bảo sự đồng đều mật độ vi sinh vật trong phân bón.
2. Một vài phương pháp ủ hoai phân gà
a. Ủ phân gà với chế phẩm trichoderma
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân gà
Phân gà: 1 tấn
Cám gạo: 6 kg
Lân: 20kg
Chế phẩm Trichoderma: 1 gói 1kg
Khử mùi hôi EMZEO: 1 gói 200gr


Nước sạch
Bước 2: Cách tiến hành ủ phân gà với Trichoderma
Rải một lớp phân gà trên mặt đất với chiều dày khoảng 10cm ( 10 phân)
Rắc lân lên trên bề mặt lớp phân gà
Trộn đều 1 kg Trichoderma với 5kg cám gạo và rắc lên trên bề mặt phân gà.
Tưới nước lên phân gà để đạt độ ẩm 50 – 55% ( dùng tay nắm nhẹ phân gà có nước rỉ ra các
kẽ ngón tay là được)
Đảo đều và đánh đống phân gà với chiều cao là 1.6m, đường kính đống ủ 1.8 – 2.2m
Đậy bạt kín đống ủ tránh mưa nắng. Thời gian ủ khoảng 30 – 35 ngày

Hình 2.4. Phương pháp ủ hoai phân gà

Nhận biết thành công: Trong quá trình ủ phân gà, nhiệt độ có thể tăng lên tới 55 – 65 0C
trong 3 – 5 ngày đầu khi mới ủ. Nếu nhiệt độ lớn hơn 70 0C, ta tiến hành mở bạt che phủ, khơi
đầu đống ủ hoặc tưới thêm nước cho đống ủ
Bước 3: Sau khi ủ phân gà với thời gian từ 30 – 35 ngày, tiến hành xay, nghiền, sàng phân gà
và đóng bao (Nếu không có trang thiết bị xay, nghiền … thì tiến hành đóng bao luôn). Sản
phẩm thu được là phân hữu cơ sản xuất từ phân gà. Để sản xuất phân vi sinh từ phân gà,
ta tiến hành bổ sung thêm một số chủng vi sinh cố định đạm, phân giải lân với hàm mũ phù
hợp với quy định của Nhà nước về phân vi sinh.

b. Ủ phân gà với chế phẩm EM
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh bao gồm các nguyên liệu sau:


Phân gà (phân heo, phân bò) tươi: 5 tấn.
Mụn dừa khô (mùn cưa khô): 200 kg

Chế phẩm vi sinh vật:
Chế phẩm vi sinh EM Pro-1: 3 lít

- Nấm men Saccharomyces sp.: 109 cfu/ml
- Vi khuẩn:
+ Lactobacillus sp.: 109 cfu/ml
+ Bacillus sp.: 109 cfu/ml
+ Rhodopseudomonas sp.: 108 cfu/ml
- Nấm mốc Trichoderma sp.: 109 cfu/ml
- Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 108 cfu/ml

Hình 2.5. Chế phẩm EM Pro-1
Chế phẩm vi sinh EM Fert-1: 2kg
- Vi khuẩn:

+ Bacillus sp.: 109 cfu/g
+ VK phân giải cellulose sp.: 1010 cfu/g
+ Vi khuẩn cố định đạm: 108 cfu/g
+ Vi khuẩn phân giải lân: 108 cfu/g
- Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 109 cfu/g
- Nấm mốc:
+ Penicillium sp.: 1010 cfu/g
+ Trichoderma sp.: 109 cfu/g
+ Aspergillus sp.: 109 cfu/g

Quy trình ủ trộn phân gà:

Hình 2.6. Chế phẩm EM-Fert-1


Cách hoạt hóa chế phẩm EM Fert – 1: Trộn đều 2 kg chế phẩm sinh học EM Fert-1
với 10 kg cám gạo + 5 Kg mật rỉ + 50 lít nước sạch để duy trì độ ẩm 60 %, ủ kín trong
1-2 ngày ( tùy vào thời tiết) để vi sinh vật và nấm hoạt hóa thành dạng bào tử.

Phối trộn nguyên liệu ủ và xử lý phân gà:
Phun đều chế phẩm EM Pro- 1 đã pha loãng với nước ( theo tỉ lệ 1/80 nước lên bề mặt
lớp phân gà sau khi thu gom ra khỏi chuồng.
Trải một lớp mụn dừa mỏng khoảng 1- 2 cm dưới nền ủ sau đó đổ phân gà đã trộn chế
phẩn sinh học EM Pro-1 thành luống có chiều cao 1 -2 m

Chế phẩm EM Pro- 1 sẽ khử mùi hôi của phân và ức chế các vi sinh vật gây bệnh,
nấm bệnh trong quá trình ủ.
Sau đó tưới đều chế phẩm EM Fert-1 đã hoạt hóa lên lớp phân với tỉ lệ 20 lít chế
phẩm cho 5 tấn phân gà tười. Độ ẩm của phân sau khi tưới chế phẩm không được quá
60%. Thành phân các chất hữu cơ có trong phân gà và mụn dừa sẽ được chế phẩm

sinh học phân hủy nhanh tạo dang dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng và các vi sinh
vật hữu ích cũng sẽ được cung cấp. Các loại vi sinh vật này sẽ tiêu diệt các loại nấm
gây bệnh cho cây trồng.

Đảo trộn và duy trì nhiệt độ, độ ẩm cho luống ủ:
Đảo trộn đều hỗn hợp và duy trì độ ẩm 60 – 70%.
Khoan lỗ ống nhựa Pvc và cắm đều lên luống ủ, mỗi đống ủ 5 tấn ta sẽ cắm 5 ống
nhựa để thông khí.
Hỗn hợp ủ được đánh thành luống. Cần phủ bạt để tránh trời mưa khi ủ ngoài trời và
không cần phủ bạt nếu như được ủ trong nhà có mái che.
Kiểm tra định kỳ nhiệt độ và độ ẩm của luống ủ. Nhiệt độ không được quá 70 độ C.
Đảo trộn luống ủ sau 1 tuần.
Sau 25 – 30 ngày quá trình ủ phân sẽ hoàn tất. Phân có màu nâu sẫm, mùi đặc trưng,
có độ tơi xốp, sạch vi khuẩn gây hại cho cây trồng là đã đạt yêu cầu thành phẩm có thể
đem đi bón cho cây trồng.


Chi phí ủ phân
Chi phí ủ phân hữu cơ vi sinh cho 5 tấn:
EM Pro1: 65.000đ
EM Fert1: 90.000đ
Mụn dừa: 2 bao: 80.000đ
Cám gạo: 5kg* 6000đ = 30.000đ
Tổng: 265.000đ/ 5 tấn
Chi phí ủ 1kg phân: 53đ/ kg
Sau khi ủ hoàn thành trong vòng 2- 3 tuần, hao hụt 30%, còn 3.5 tấn thành phẩm.
Như vậy, mỗi tháng ủ 130 tấn phân, sẽ mất 6.890.000đ. Tình luôn chi phí nhân công 3 người,
mỗi người 5000.000đ/ tháng thì tổng chi phí sẽ là 21. 890.000đ/ tháng.

c. Lợi ích

* Lợi ích xã hội – môi trường
Với việc xử lý mùi hôi chăn nuôi và chất thải sau chăn nuôi sẽ giải quyết được
vấn đề mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi làm ảnh hưởng đến đời sống của bà
con xung quanh trại, giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi, người nuôi trực tiếp.
Góp phần vào bảo vệ môi trường và chăn nuôi bền vững.
Phân sau xử lý rất tốt cho việc bón cây trồng, giải quyết được vấn đề phân bón
giá rẻ cho bà con nông dân, góp phần cải tạo đất và trồng trọt bền vững.
* Lợi ích kinh tế.
Với lượng phân thu được sau chăn nuôi 130 tấn mỗi tháng, sau xử lý còn
khoảng 91 tấn thành phẩm, còn gọi là phân gà ủ hoai hay phân hữu cơ vi sinh, rất tốt
cho việc bón cây trong nông nghiệp.
Giá thành hiện tại dao động trung bình của phân gà hữu cơ vi sinh khoảng 2000đ/
kg (trên 50% là phân gà, chưa có thương hiệu…)
Với số lượng 91 tấn phân gà ủ hoai bằng chế phẩm sinh học, sẽ mang lại doanh thu
mỗi tháng là : 182.000.000đ.
Trừ đi chi phí ở phần 1 và phần 2: 182.000.000đ – 16.480.000đ – 21.890.000đ =
143.630.000đ/ tháng.


Hình 2.7. Phân bón hữu cơ vi sinh (phân gà ủ với chế phẩm EM)
3. Một số quy trình công nghiệp sản xuất phân gà hữu cơ
* Trước đây, quy trình công nghiệp sản xuất phân gà hữu cơ khá giống với phương
pháp tạo hạt NPK, bao gồm các công đoạn: phối trộn, lên men, nghiền, ép viên, sấy khô, làm
mát, đóng gói. Ưu điểm của phương pháp là sản phẩm dạng hạt có khả năng tan chậm, chống
thất thoát hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón.
Tuy nhiên, với phương pháp này, các chất hữu cơ cần phải được phân giải hoàn toàn
bằng các chủng vi sinh vật ngay trong quá trình lên men. Tại vì, công đoạn sấy khô ở nhiệt độ
cao (140oC - 200oC) sẽ làm chết hoàn toàn các chủng vi sinh vật có lợi cũng như có hại (nhiệt
độ sinh trưởng của chúng từ 45 oC - 80oC). Vì vậy, giai đoạn lên men tốn khá nhiều thời gian
và hiệu quả không cao, các chất hữu cơ có thể chưa được phân giải hoàn toàn. Các thành

phần hữu cơ chưa được phân giải trong phân bón được sấy khô có thể chứa một số chất độc
cho cây trồng, có mùi hôi thối và gây ô nhiễm môi trường.
* Hiện nay, các cơ sở sản xuất phân gà vi sinh tại Nhật Bản áp dụng quy trình công
nghệ ép viên phân gà ở nhiệt độ vừa phải, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của các vi
sinh vật có lợi có trong phân bón. Quy trình này bao gồm các bước sau:
- Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu để sản xuất phân gà hữu cơ là nguồn phân
gà nguyên chất 100% của trang trại gà sạch nuôi trên vùng núi không có dân cư sinh sống tại


Nhật Bản. Tùy vào từng trang trại, các trang trại gà nuôi lấy trứng nguồn thức ăn được chọn
lọc và có tỷ lệ đạm cao hơn thức ăn cho gà nuôi lấy thịt, do vậy tỷ lệ hữu cơ trong phân cũng
cao hơn phân của gà thường. Ngoài ra trong thành phần thức ăn cho gà trứng còn được phối
trộn thêm một tỉ lệ bột vỏ sò biển giúp cho vỏ trứng gà được cứng hơn. Do vậy thành phần
hữu cơ và thành phần canxi trong phân bón từ các trang trại gà trứng thường cao hơn so với
các trang trại gà thịt. Đây là nguồn hữu cơ và khoáng chất bổ sung rất tốt cho cây trồng, đặc
biệt là cây ăn quả và các loại cây công nghiệp dài ngày.
- Trộn và ủ nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu sau khi thu gom được đảo trộn đều được
bổ sung chủng lên men hàng đầu Nhật Bản, ủ lên men trong thời gian từ 40 – 45 ngày. Nhiệt
độ lên men được kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống cảm biến nhiệt . Nếu quá trình ủ
phân dưới 50 độ C các vi sinh vật sẽ biến đạm thành amoniac và có mùi hôi thối, ngoài ra còn
làm giảm các chất dinh dưỡng trong phân thành phẩm. Nhưng với công nghệ ủ của Nhật Bản
trong suốt quá trình ủ phân nhiệt độ luôn cao hơn từ 60 đến 70 độ C, đảm bảo triệt tiêu toàn
bộ vi sinh vật gây bệnh mà không làm mất hàm lượng hữu cơ trong phân bón hữu cơ thành
phẩm.
- Làm khô: Trong quá trình ủ men vi sinh, độ ẩm liên tục được điều chỉnh chỉ còn 18
– 20%. Hệ thống máy thổi mát tự động làm khô phân bón thành phẩm mà không làm chết
sinh vật có lợi trong sản phẩm.
Tùy vào mục đích người dùng, tùy theo mùa vụ và đối tượng cây trồng nhà sản xuất sẽ dùng
loại phân gà bột để đóng bao thành phẩm hoặc tiếp tục chuyển đến hệ thống ép viên. Quy
cách thông thường phân gà bột là 850 Kg/Bao hoặc 15 kg/bao.

- Ép viên: Nếu cần ép viên, phân hữu cơ dạng bột sẽ chuyển đến hệ thống xử lý ép viên. Tại
đây, máy tạo hạt sẽ tự đông chia đều hạt phân với đường kính 5,5mm. Công nghệ ép viên
không ra nhiệt sẽ giúp giữ được hàm lượng vi sinh vật được ổn định.
- Làm nguội và đóng gói: Phân gà hữu cơ sau khi được ép viên sẽ được tự động chuyển đến
hệ thống máy làm lạnh. Bước này giúp hạ nhiệt độ sản phẩm nhanh chóng, tránh ảnh hưởng
tới các vi sinh vật có lợi trong phân. Sau đó sẽ qua hệ thống sàng lọc và đóng bao . Quy cách
phân gà hữu cơ dạng viên (phân nở) là 900kg/Bao hoặc 15 kg/bao.

B. Chu kỳ bón phân cho cây lan
Quy trình kỹ thuật bón phân nói chung cũng như bón phân cho lan phải tuân theo nguyên tắc
4 đúng: Đúng chủng loại; đúng liều lượng; đúng thời kỳ; đúng cách.
Nguyên tắc chung
- Dựa theo từng tuổi của lan và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn.
- Áp dụng nguyên lý “Ăn ít nhưng ăn thường xuyên, đều đặn”.


- Dựa theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
- Dựa vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì của từng loại phân.
- Tuỳ theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón rễ cho phù hợp.
+ Đối với hoa lan được trồng trong giá thể là vỏ cây thì sử dụng phân bón có chứa hàm lượng

ni tơ cao (như 30-10-10) hoặc dạng không có urê (nếu chứa urê cây không thể hấp thu urê
ngay lập tức mà cần có thời gian phân hũy mới hấp thu đươc, hơn nữa quá trình này có thể
tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong giá thể).
+ Đối với những cây lan trồng trong giá thể là than, dớn, rêu thì sử dụng phân có hàm lượng
N-P-K cân bằng như 20-20-20 hoặc 20-10-20 là tốt.
1. Đúng chủng loại
Mỗi loài cây lan đều có một chu kỳ sinh trưởng với các thời điểm khác nhau trong
năm. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà ta chọn các loại phân bón cho phù
hợp.

Bảng 2.4. Chu kỳ bón phân trong năm của một số loại cây lan đơn thân tại Việt Nam
Chi lan

Đại diện tiêu
biểu-

Mùa sinh
trưởng

Thời điểm ra
hoa

Thời điểm bón
phân

Liều lượng
phân bón

Giáng hương
(Aerides)

Quế lan hương

tháng 4 - 8

2/9

Hàng tháng,
đầu mùa sinh
trưởng


Nhiều

4-8
4-8

Vanda

Tam bảo sắc
Đuôi cáo
Vanda Chanh

tháng 4-5
tháng 5-6
tháng 5-6

Ngọc điểm

Đai châu

tháng 3-8

tháng 1-2

- Bón hàng
tuần trong mùa
sinh trưởng.
- Bón trước
khi cây ra hoa


- Phân bón
cân bằng (1515-15)
- Phân giàu
lân


Cẩm báo

Cẩm báo

6-11

tháng 4-5

- Bón hàng
tuần trong mùa
sinh trưởng.
- Bón trước
khi cây ra hoa

- Phân bón
cân bằng (1515-15)
- Phân giàu
lân

Phượng vĩ

Phượng vĩ Bắc

Tháng 6-11


Tháng 4-5

- Tháng 6-8:
giàu đạm
- Tháng 9-11

- Giàu đạm

Sau ra hoa

Bón hàng
tháng

Hoàng Yến

Hỏa hoàng

6-11

Tháng 4-5

- Bón 15-1515

2. Đúng thời kỳ
* Tỉ lệ khi bón phân cho lan
Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:
– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.
– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.
– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.
Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…
* Nồng độ phân
Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.
Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:
Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.
Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.
Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.
Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng,
nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích
hợp.


* Nếu tính các giai đọan phát triển của lan có liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng được tính từ
cấy mô đến khi trỗ hoa thì chu kỳ sinh trưởng này được chia thành 5 giai đọan (hay tạm qui
ước là 5 tuổi):
- Tuổi 1 tính từ ngày cấy mô đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm. Mô tế
bào (chồi hoặc quả) cần được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng, với nhiệt độ, ánh sáng
thích hợp để phân chia tế bào phát triển thành cây con. Giai đoạn này chưa cần bón phân.
- Tuổi 2 tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm. Giai đoạn này cây
con sống trong vườn ươm có điều kiện chăm sóc khác với vườn sản xuất. Trước tiên ta nên
bón phân kích thích mạnh bộ rễ như vitamin B1, oranik; sau đó tiến hành bón phân tăng
trưởng thân, lá (như sản phẩm Topagri 30-10-10) với nồng độ vừa phải.
- Tuổi 3 tính từ khi cây lan ra khỏi vườn ươm để trồng tại vườn sản xuất cho tới khi cây đạt
tuổi trưởng thành (có thể ra hoa). Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, cả về số lượng
và khối lượng. Ta vẫn tiếp tục sử dụng các loại phân bón tăng trưởng thân, lá với liều lượng
và chu kỳ bón nhiều hơn so với tuổi 2.
- Tuổi 4 tính từ tháng tiếp theo của tuổi 3 chuyển qua hoặc tính từ trước khi cây ra hoa 3
tháng (tuổi này kéo dài khoảng 3 tháng). Đây là tuổi quan trọng liên quan đến quá trình hình
thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa. Rất cần phân bón có hàm lượng P cao và

bổ sung một số chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu (đặc
biệt là Mg, Zn, B).
Tuổi 5 tính từ khi cây nhú phát hoa đến khi hoa nở hoàn toàn (100% nụ hoa trên phát hoa đã
nở hết). Tuổi này kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo loài lan và thời tiết khí hậu. Đây là tuổi nuôi
hoa, dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Tuổi này sử dụng loại HT-113 (1010-30 ); lọai HT-222 (21-21-21); HT-008; Hữu cơ vi sinh. Xịt khi hoa mới nhú và xịt 2 lần
(mỗi lần cách nhau 5 ngày) với liều 1gam/1lít nước.
Chú ý: Tuổi này mục đích là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa).
Tuổi 2

Tuổi 1

12

6

0

Tuổi 4

Tuổi 3
18

Tuổi 5
24

21

tháng
4-8 tháng
Giai đoạn

in vitro

Cây non

4-6 tháng
Giai đoạn
vườn ươm

4-8 tháng

3 tháng

Giai đoạn Giai đoạn quá
vườn sản xuất trưởng thành

Giai đoạn tăng trưởng

Trước ra hoa

Hình 2.7. Chu kỳ sinh trưởng của cây lan

2-3 tháng
Giai đoạn ra
hoa

Nuôi hoa


Bảng 2.5. Các loại phân bón theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lan
Các giai đoạn sinh

trưởng

Loại phân bón
Phân bón NPK

Phân hữu cơ sinh học

Các loại phân bón
khác

Giai đoạn in vitro

Giai đoạn
tăng
trưởng

Vườn
ươm

30-10-10,
19-6-12,
HT-311

Vườn sản
xuất

30-10-10

HP- HCSH, ORCHID 1 Nutricote 19-6-12,
HT-ORCHID-11; 12

sữa cá (5-1-1)
Phân kích thích ra
rễ (VTM-B1;
Oranik,...)
HT-ORCHID-11;12;06 Nutricote 19-6-12
Nutricote 14-14-14

Trước ra hoa

HT-131

HT-ORCHID.01; 02;
04; 05; 09.

Nuôi hoa

HT-113,
HT -222,
HT-008.

Hữu cơ vi sinh
HP-Hữu cơ sinh học
HP-Hữu cơ khoáng

KH2PO4, KNO3,
Nutricode (14-1414 +TE)

Những điều cần lưu ý khi bón phân:
- Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra hoa) thì chu
kỳ bón phân tiếp theo được tính từ tuổi 3 của lan.

Như vậy: Áp dụng qui trình bón phân theo tuổi 3 sau khi kết thúc hoa đợt 1. Rồi lần lượt
chuyển qua tuổi 4, tuổi 5. Các chu kỳ lại lặp lại từ tuổi 3 sau mỗi đợt ra hoa.
- Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (kể từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam) cây lan không cần
thời gian nghỉ. Nếu đủ dinh dưỡng thì cây lan vẫn tiếp tục ra hoa theo chu kỳ.
Chú ý: Với lan Vanda và Mokara thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Cần xiết nước
(hạn chế tưới nước) và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh
sáng) trong giai đoạn cần kích thích ra hoa.
Trong quá trình chăm sóc cần chú ý sử dụng một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh
chuyên dùng cho lan như: OLICID – 9.DD; ORCHID- 9.AA. Giúp cho lá bóng đẹp, hoa bền
màu sử dụng chế phẩm ORCHID-9.CC (Super – Ca). Nếu chậu lan bị nhiều rong rêu sử dụng
chế phẩm ORCHID- 9.RR.
3. Đúng liều lượng


Cây lan chứa 90% nước và 2% chất khoáng. Chất khoáng được cung cấp từ đất, nước
tưới và phân bón. Cho nên phần lớn những cây lan chỉ cần những lượng nhỏ phân bón cung
cấp chất khoáng, đảm bảo sự tăng trưởng tốt. Nếu bón phân quá nhiều sẽ làm cây bị ngộ độc
và có thể chết. Vì vậy, hoặc là ta không cần bón phân cho cây hoặc là ta cần xác định một liều
lượng phân bón thích hợp cho cây trồng phát triển bình thường.
- Nếu dùng phân hòa tan trong nước, nên bón hàng tuần với liều lượng rất loãng chỉ bằng ¼
hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước (hay 0,5g/1 lít nước). Một điểm cần chú ý là liều lượng
hòa tan khuyến cáo khi bón rễ gấp đôi so với liều lượng hòa tan dùng cho bón lá.
Ví dụ đối với sản phẩm topagri 30-10-10: Bón lá: 5g/5L; bón gốc (rễ): 5-20g/10L.
- Nếu dùng phân chậm tan cho lan chỉ cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên mặt chậu rộng 6″ (15 cm)
và mỗi năm 2 lần là đủ.
- Nếu dùng phân lỏng thì pha với liều lượng bằng phân nữa so với khuyến cáo.
Ví dụ liều lượng bón phân vitamin B1 được khuyến cáo như sau: 10ml cho bình 8 lít nước,
phun đều lên mặt trên và mặt dưới lá, phun vào rễ và giá thể. Phun định kỳ 5-7 ngày/ lần .
Trên thực tế, ta tiến hành pha loãng xuống còn 1 nữa hoặc xịt định kỳ 3 ngày/ lần.
Bảng 2.6 .Liều lượng sử dụng khuyến cáo từ nhà sản xuất của một số loại phân bón cây lan

Sản phẩm phân bón
Vitamin B1
Topagri 30-10-10
Grow More 30-10-10 +TE
Grow More orchid 30-10-10
Grow More orchid 10-60-10
Grow More orchid 10-30-30
Grow More orchid 20-20-20
HCSH tan chậm L-V Orchid
HCSH tan chậm HT-11B
Orchid-1, 2, 3 loại 50g
Hi-control 14-13-13 (10kg)

Nồng độ pha loãng với nước Chu kỳ bón
(theo khuyến cáo của nhà sản
xuất)
10 ml/ 8L nước
5-7 ngày/ lần
- Bón lá: 5g/5L, phun đều
5-7 ngày/ lần
cây
- Bón gốc: 5-20g/10L.
5-10 gram/ 8L nước
7-10 ngày/ lần
- Tuổi 1: 0.5g/1L
5-7 ngày/ lần
- Tuổi 2: 1-2g/1L
7-10 ngày/ lần
- Tuổi 3: 1-2g/1L
7-10 ngày/ lần

- Tuổi 4: 2-3g/1L
7-10 ngày/ lần
- Tuổi 5: 2-3g/1L
3-4 ngày/ lần
- Sau tuổi 5: 2-3g/1L nước
3-4 ngày/ lần
- Ra nụ: 1-2g/ 1L
5-7 ngày/ lần
- Nở hoa: 1-2g/1L
7-10 ngày/ lần
1 - 2 bao 500g
2-3 tháng/1 lần
1-2 bao/ 1 lần
1 muỗng / 1L
5 ngày/ 1 lần
2g/ chậu 14cm
4-6 tháng/ 1 lần

* Cây lan là loại cây nhạy cảm với phân, nên khi sử dụng phân bón tan chậm có kiểm soát
(hi-control), ta cần quan tâm tới liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất để sử dụng cho phù
hợp.


Bảng 2.7. Liều lượng khuyến cáo cho Hi-Control 14-13-13 dành cho hoa lan của nhà sản xuất

Cỡ chậu
Loại phân và liều lượng (gram)
Đường kính trên
Type 70
Type 100

Type 140
Type 180
+ chiều cao(cm)
15,4x16,51
2,5
5
7,5
7,5
16,51x17,78
5
5
10
10
19,05x17,78
5
7,5
12,5
12,5
21,54x20,32
5
10
15
15
25,4x24,3
10
12.5
15
22.5
25,4x24,13
22.5

30
45
52.5
29,11x29,21
15
30
37.5
45
31,75x30,48
22.5
37.5
45
60
34,29x30,48
30
45
52,5
67,5
43,18x35,36
30
45
60
75
45,72x40,64
45
45
60
90
53,34x43,18
45

60
90
120
58,42x43,18
60
75
120
150
67,31x48,26
75
90
135
210
76,2x49,53
72
105
180
250
76,2x60,96
105
120
195
312,5
99,06x60,96
150
187,5
312,5
334,4
121,92x71,12
250

250
437,5
687,5
*Chú thích: TypeX là loại phân mà trong đó, số ngày(X) mà hạt phân sẽ giải phóng 80%
lượng dinh dưỡng của nó trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (25oC)
- Ngoài ra, do tính chất đặc biệt của lớp màng bảo vệ, hạt phân tùy từng loại sẽ cần thời gian
để hút độ ẩm cần thiết trước khi phóng chất dinh dưỡng bên trong. Do đó, ta cần chọn loại
phân phù hợp với thời gian và mục đích sử dụng của mình.
Bảng 2.8. Thời gian chờ giải phóng chất dinh dưỡng của phân bón Hi-Control
Loại phân
Type 70
Type 100
Type 140
Type 180

Thời gian chờ giải phóng dinh dưỡng
3-5 ngày
7-10 ngày
14-20 ngày
3-4 tuần

4. Đúng cách
Có 2 vấn đề đặt ra khi tưới phân:
- Cách tưới phân để cây hấp thụ nhiều nhất.
- Cách tưới phân để đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Cách tốt nhất để bón phân cho lan là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước.
Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ. Khi bón phân hữu cơ cần


rải đều phân khắp chậu, tránh bón vào gốc lan vì sự phân hủy của chúng sẽ làm mất sự thông

thoáng chậu lan, gia tăng sự ẩm ướt làm thối rễ, hư cây...
- Đối với các loại cây con, bộ rễ chưa phát triển hoàn thiện thì sử dụng phương pháp
tưới phân theo đường lá vào lúc độ ẩm cao, vào buổi sáng (tốt nhất) hoặc chiều tà. Phân được
sử dụng trong giai đoạn này có tác dụng kích thích bộ rễ và tồn tại ở dạng dung dịch (như
topagri 30-10-10, vitamin-B1, nutricode 19-6-12, sữa cá, phân bón lá...).
- Đối với các loại cây trưởng thành, việc tưới phân phải đảm bảo bộ rễ bị ướt nhưng
không bị ngập úng. Cách tốt nhất trước khi tưới phân cho lan, ta nên tưới nước qua 1 lượt,
điều đó sẽ làm bộ rễ dễ dàng hấp thụ phân; mặt khác, ta có thể tiết kiệm được 1/2 số lượng
phân dùng bình thường.
* Khoảng cách tươí phân tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện khí hậu, chất
trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân ...
- Với điều kiện khí hậu râm mát, khoảng cách tưới dài hơn, 10-15 ngày/ 1 lần; với khí
hậu nhiều nắng, ta chỉ nên tưới 1-2 tuần/ 1 lần; với khí hậu ẩm ướt vào mùa mưa, ta nên hạn
chế sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao và chỉ bón phân tan chậm để cây hấp thu từ từ.
* Chu kỳ tưới nước - bón phân cho cây hàng ngày như sau:
- Phun phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng.
- Từ 16 – 17 giờ phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm phân).
- Sáng ngày hôm sau, dùng nước xịt mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm
ảnh hưởng tới màu sắc lá).
* Ta có thể tham khảo chu kỳ bón phân NPK cho cây lan như sau:
1. Lan con sau cấy mô
Sau khi lấy từ giá thể, 4 - 5 cây lan con cần được bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới
nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần
dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK - 30-10-10. Cứ 3 - 4 lần tưới 30-1010 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 - 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định
kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 - 4 tháng, lan con đã thành
lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.
2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành
Tưới thúc định kỳ bằng cách hòa 1 - 2 gam phân NPK - 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định
kỳ 4 - 5 ngày/lần. Cứ 3 - 4 lần tưới bằng phân NPK - 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK - 2020-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.
3. Lan trưởng thành



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×