Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

phiếu mô tả tích hợp biển đảo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.92 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƢỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
Địa chỉ: Gia Đông – Thuận Thành – Bắc Ninh.
ĐT: 0241 3774 228. Email:
TÔI YÊU VIỆT NAM

Bài dự thi :
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016

Tên hồ sơ dạy học:
“ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM – TÀI NGUYÊN VÀ TRÁCH NHIỆM”
Thông tin về giáo viên
1. Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng
Ngày sinh: 13/10/1983

Môn: Địa lí

Điện thoại: 0986624356 ;
Email:
2. Giáo viên: Ngô Thị Thanh Thúy
Ngày sinh: 04/11/1985

Môn: Hóa học

Điện thoại:01648469191: Email:

Bắc Ninh, tháng 11 năm 2015

1



PHIỀU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
“BIỂN ĐẢO VIỆT NAM – TÀI NGUYÊN VÀ TRÁCH NHIỆM”
2. Mục tiêu của chủ đề
a. Kiến thức
+ Biết trình bày được khái niệm biên giới biển đảo.
+ Hiểu được vai trò, vị trí của Biển đối với kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng.
+ Biết được tình hình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông
+ Trách nhiệm của học sinh trước các vấn đề của đất nước
+ Hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc ta, biểu hiện của chủ
nghĩa yêu nước và trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
b. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng nhận thức
- Kĩ năng thuyết trình trước đám đông
- Kĩ năng xác định sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu, xác định các đảo
quan trọng, các huyện đảo của nước ta. Xác định các bộ phận hợp thành vùng
biển nước ta.
- Biết tham gia hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước, phù hợp với
khả năng.
- Xác định được đường biên giới vùng đất, vùng biển và vùng trời.
c. Thái độ
- Có tinh thần yêu nước, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu vấn đề kinh
tế - xã hội – chính trị của đất nước.
- Trách nhiệm đối với việc đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo

phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Phát huy lòng tự hào dân tộc để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc theo đúng luật pháp Việt Nam và quốc tế.
d) Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

2


- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
- Năng lực khảo sát thực tế
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực trải nghiệm : sử dụng bản đồ tư duy, làm sản phẩm sáng tạo.
*Những kiến thức, nội dung tích hợp
Môn học

Nội dung tích hợp
( chƣơng trình ban cơ bản)

Địa 12

Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Địa lí 12


Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển
Đông, các đảo và quần đảo

GDCD 10

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

GDQP 11

Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

e. Thời lượng dự kiến
Chủ đề được tiến hành trong 3 tiết học.
3. Đối tƣợng dạy học của bài học
Học sinh lớp 12 A6 trường THPT Thuận Thành số 1 – tỉnh Bắc Ninh. Các
em chủ yếu là học sinh theo khối khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa Học, Sinh
học. Vì vậy, cần có cách thức tổ chức hấp dẫn, phù hợp với đặc thù của khối, lớp.
4. Ý nghĩa của bài học
a. Đối với thực tiễn bài học
- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng đã được học trong các môn Địa lí,
Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng
- Hiểu được vai trò của biển, đảo
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề của Tổ quốc
- Nâng tầm hiểu biết và vận dụng các kĩ năng.
b. Đối với thực tiễn cuộc sống
Dựa trên cơ sở kiến thức đã được học có cách nhìn đúng đắn về vấn đề chủ
quyền biển đảo
Đề xuất các giải pháp trong việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên giàu có từ biển, đảo. Có những suy nghĩ và hành động thiết thực góp phần

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Thiết bị, đồ dùng dạy học
- Video: + Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước các vấn đề liên
quan đến Biển Đông
+ Hành động quá khích trước diễn biến vụ việc Trung Quốc hạ đặt

3


giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
- Sản phẩm sáng tạo: Tranh vẽ mô hình các bộ phận hợp thành vùng biển
Việt Nam.
- Phần mềm dạy học: Powerpoint
b. Học liệu
- SGK:Địa lí 12, Giáo dục công dân 10, Giáo dục Quốc phòng 11.
- 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam Tác giả: Trần Viết Lưu
- Nguồn internet
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1 . Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Thời gian: Tuần 1 : tiết 1
6.1.1 Mục tiêu
- Xác định chủ đề, xây dựng các nội dung cần tìm hiểu.
- Thành lập các nhóm và phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm, cách thức hoạt động.
- Cung cấp tài liệu, địa chỉ tìm kiếm thông tin, hướng dẫn sử dụng công nghệ
thông tin.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
6.1.2. Cách thức tổ chức
Khởi động: giáo viên nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Hàng ngang số 1: (Gồm 8 chữ cái). Trận địa chống giặc ngoại xâm

của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá
quân Nam Hán tại sông nào?(BẠCH ĐẰNG)
2. Hàng ngang số 2: (Gồm 8 chữ cái) Đây là vùng nước rộng của chung các
nước: Trung Quốc, Việt Nam, Philipin, Brunây, Malaixia, Campuchia,
Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan. (BIỂN ĐÔNG)
3. Hàng ngang số 3: (Gồm 7 chữ cái) Đây là quần đảo xa bờ của nước ta
thuộc tỉnh Đà Nẵng – Việt Nam (HOÀNG SA)
4. Hàng ngang số 4: (Gồm 7 chữ cái). Các câu thơ sau thuộc bài thơ nào:
“Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”… ” (ĐẤT NƯỚC)
5. Hàng ngang số 5: (Gồm 7 chữ cái). là một quân chủng trong quân đội
thuộc lực lượng vũ trang các nước có biển, thực hiện nhiệm vụ trên chiến
trường biển, đại dương và sông nước.(HẢI QUÂN)
6. Hàng ngang số 6: (Gồm 11 chữ cái): Đây là việc nêu ra các thông tin
(vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ,
tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu
thông tin mong muốn.(TUYÊN TRUYỀN)
7. Hàng ngang số 7:(Gồm 7 chữ cái): Bộ đội đi xem xét tình hình ở khu vực
đóng quân hoặc các khu vực có trách nhiệm bảo vệ. (TUẦN TRA)

4


8. Hàng ngang số 8: Điền từ còn thiếu: lãnh thổ Việt Nam là một khối
thống nhất và toàn vẹn gồm: Vùng đất, vùng biển và…
Gợi ý từ chìa khóa: (Gồm 8 chữ cái) là tính có quyền lực độc lập đối với một
khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ (CHỦ QUYỀN)
Đặt vấn đề: Tại sao chủ quyền biên giới biển đảo lại là một vấn đề cấp
thiết và được đặt lên hàng đầu và là vấn đề tuổi trẻ phải quan tâm. Để giải
quyết vấn đề này chúng ta cùng nhau xây dựng chủ đề “biển đảo Việt Nam”

Bước 1. GV và HS thảo luận xác định các nội dung của dự án.
Bước 2. Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Chia làm 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS
Nhóm 1, 2. Nhóm Luật sƣ : Tìm hiểu chủ quyền, biên giới biển, đảo,
vị trí địa lí, lãnh thổ Việt Nam
Nhóm 3, 4 . Nhóm Kinh tế: Vai trò của Biển trong phát triển kinh tế
Nhóm 5, 6. Lực lƣợng vũ trang : Biển đảo việt nam trong tình hình
mới
Nhóm 7, 8. Nhóm phóng viên: Phát huy lòng yêu nƣớc và trách
nhiệm học sinh
Bước 3. Phát phiếu học tập định hướng ( xem phụ lục 1) và tài liệu tham khảo.
6.1.3 .Sản phẩm dự kiến
Phóng sự của học sinh, mô hình các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam, bài
Báo cáo của học sinh, tham gia hoạt động ngoại khóa (lễ phát động cuộc thi “tự
hào Việt Nam”)
6. 2. Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hiện dự án.
Thời gian: Tuần 2 ( làm việc ngoài giờ)
6.2.1. Mục tiêu
- HS biết cách tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác trong nhóm.
- Rèn kĩ năng thuyết trình
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, trình chiếu Powerpoint.
6.2.2. Cách thức hoạt động
- HS làm việc cá nhân, thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo.
- HS làm việc nhóm : tổng hợp các kết quả, phân công báo cáo.
- Duyệt kết quả với GV và giải đáp thắc mắc.
- Giáo viên chấm kết quả và phân công báo cáo.
6.2.3 . Sản phẩm dự kiến
Báo cáo kết quả của các nhóm, chuyển đến các nhóm khác để chuẩn bị câu hỏi
trước.

6.3. Hoạt động báo cáo.
Thời gian: Tuần 2 : tiết 2, 3.

5


6.3.1. Mục tiêu
- HS báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm thông qua thuyết trình bằng
Powerpoint, tranh vẽ mô hình
- Biết tự đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm khác thông qua phiếu đánh giá.
- Hình thành kĩ năng nghe, thảo luận, phản biện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Khích lệ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
6.3.2. Tiến trình
Bước 1. GV phát phiếu đánh giá, phiếu tự đánh giá cho HS và đại biểu dự giờ .
Giáo viên dẫn dắt:
Cách đây gần 60 năm ngày 7-5-1955, Hồ Chủ tịch chỉ đạo thành lập Cục
Phòng thủ bờ biển, tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay. Ngày
10-4-1956, nói chuyện tại hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Người khẳng định:
“Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?
Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục
cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển... Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh
cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào
miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ
quốc”. Tại sao vấn đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc luôn được đề
cao? Chúng ta sẽ được giải đáp qua kết quả làm việc của các nhóm.
Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo.
Nhóm Luật sƣ: Chủ quyền biên giới biển, đảo, vị trí địa lí, lãnh thổ Việt Nam
Hình thức : Thuyết trình bằng powerpoint, tranh vẽ mô hình các bộ phận hợp
thành vùng biển Việt Nam
- Nhóm trưởng cử đại diện trình bày.

Hoạt động của học sinh :
- HS nghe và ghi chép vào sổ nhật kí, đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
- HS nhóm báo cáo ghi chép câu hỏi và trả lời.
- Thư kí nhóm đánh giá nhận xét và đọc kết quả chấm điểm cho nhóm được đánh
giá theo sự phân công.
Hoạt động của giáo viên :
- GV hỗ trợ các nhóm hoạt động, định hướng trọng tâm nội dung.
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp.
GV hỗ trợ HS chốt nội dung kiến thức (nếu cần) và nhận xét.
Nhóm Kinh tế: Vai trò của biển trong phát triển kinh tế
Hình thức : Thuyết trình bằng powerpoint
- Nhóm trưởng cử đại diện báo cáo:
Hoạt động của học sinh
- Các nhóm thảo luận: Đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

6


- Thư kí nhóm đánh giá nhận xét và đọc kết quả chấm điểm cho nhóm được đánh
giá theo sự phân công.
Hoạt động của giáo viên :
- GV đưa ra tình huống thực tế chung cho cả lớp thảo luận
- GV hỗ trợ HS chốt nội dung kiến thức (nếu cần) và nhận xét.
Nhóm lực lƣợng vũ trang: Biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
Hình thức : +Thuyết trình bằng powerpoint
- 1 HS đại diện vận dụng kiến thức môn Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc
phòng
Hoạt động của học sinh
- Các nhóm thảo luận: Đặt câu hỏi, trả lời.
- Thư kí nhóm đánh giá nhận xét và đọc kết quả chấm điểm cho nhóm được đánh

giá theo sự phân công.
Hoạt động của giáo viên :
- GV hỗ trợ các nhóm hoạt động, định hướng trọng tâm nội dung.
- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế
- GV hỗ trợ HS chốt nội dung kiến thức (nếu cần) và nhận xét.
- GV: kết luận chung toàn bộ nội dung chủ đề, gợi mở vấn đề mới, đưa ra thông
điệp.
Nhóm phóng viên: Phát huy lòng yêu nƣớc và trách nhiệm công dân.
- Hình thức: Thuyết trình bằng hình thức đặt vấn đề.
- HS đặt vấn đề cho các nhóm về lòng yêu nước. Trách nhiệm của công dân đối
với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- HS thăm dò ý kiến: Hoạt động quá khích của một bộ phận người dân trước việc
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam: Nên hay không nên?
- Phát nội dung chương trình phát thanh Khi Tôi 18 với chủ đề: “ Biển, đảo quê
hương”.
* Hoạt động của HS:
- Các nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời.
* Hoạt động của GV:
- Hỗ trợ nhóm hoạt động, định hướng trọng tâm nội dung.
- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế.
- GV hỗ trợ HS chốt nội dung kiến thức (nếu cần) và nhận xét.
- GV: kết luận chung toàn bộ nội dung chủ đề, gợi mở vấn đề mới, đưa ra
thông điệp.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Cách thức
- HS tự đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm theo tiêu chí ( phụ lục)

7



( nộp vào cuối giờ ).
- GV: Đánh giá qua kết quả báo cáo, làm việc nhóm của HS, tổng hợp kết quả tự
đánh giá, đánh giá của HS ( thư kí đọc kết quả vào cuối buổi thảo luận).
b. Tiêu chí đánh giá
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Nhóm đánh giá: ......................................Nhóm được đánh giá:......................
Tiêu chí
1. Nội dung
2. Hình thức

Yêu cầu
Chính xác, khoa học ngắn gọn
Hình ảnh, sơ đồ (nếu có) rõ nét, hợp

3. Cách thức trình - Phong cách tự tin, trình bày lưu loát,
bày, khả năng hợp tác dễ hiểu.
- Các thành viên trong nhóm hoạt
động tích cực, trả lời hiệu quả.

Điểm
4 điểm
3 điểm

Tổng

10 điểm

3 điểm


PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
(Tiêu chí đánh giá – phụ lục)
Điền vào ô được đánh giá các thành viên trong nhóm theo 3 mức ( T( tốt), K
(khá), TB( trung bình)
Đề
xuất Khả
năng
Tự giác, tích
phương
án lắng
nghe
STT Họ và tên
cực trong công
giải
quyết tiếp thu ý
việc
nhiệm vụ
kiến
1
2
3
4
5
6
7
8
9
c. Kết quả

8



PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM
Nhóm

Kết quả

STT
1
Luật sư
2
Kinh tế
3
Lực lượng vũ trang
4
Phóng viên
Điểm Bình quân

8,5
8
9
9
8,6

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Kết quả thống kê cả lớp . Sĩ số 40/40 học sinh
Mức đánh giá

Tốt


Khá

Trung bình

Tỉ lệ %

83

12

5

8. Các sản phẩm của học sinh
- Sản phẩm 1: Bài thuyết trình của học sinh (powerpoint, tranh vẽ mô hình
các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam

- Sản phẩm 2: Bài thuyết trình của học sinh về kinh tế biển (powerpoint)

9


- Sản phẩm 3: Thu thanh bài phát thanh “Khi tôi 18”

Sau khi thảo luận về chủ đề, học sinh thấy được tầm quan trọng của giải
pháp tuyên truyền, các em đã thực hiện một bản tin về biển đảo được các bạn
trong lớp đánh giá cao, truyền đi được thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ chủ quyền
biển đảo Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước của thế hệ trẻ và được lựa chọn để
phát thanh trong chương trình “Khi tôi 18”của trường THPT Thuận Thành số 1
để tuyên truyền về biển đảo.
Sau đó các em được đi dự thi “Liên hoan phát thanh khi tôi 18” cấp tỉnh

và đã đạt giải nhất.
Sản phẩm 4: Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

10


Sản phẩm 5: Bài thuyết trình của nhóm lực lƣợng vũ trang

Sản phẩm 6: Phỏng vấn của nhóm phóng viên

11


9. Nhìn lại dự án
9.1. Lợi ích của học sinh.
- Tăng sự chuyên cần, tự tin, cải tiến thái độ học tập, biết chịu trách nhiệm trong
các hoạt động của tập thể.
- Phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như: Nêu và giải quyết vấn đề, đưa ra
quyết định, thuyết trinh.
- Phát triển kĩ năng tự định hướng.
- Tăng hứng thú, say mê với môn học.
9.2. Lợi ích của giáo viên.
- Tạo điều kiện nâng cao tính chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng mối quan hệ tốt
với học sinh.
- giáo viên thấy yêu nghề hơn khi truyền thụ niềm cảm hứng say mê môn học cho
học sinh.
9.3. Hạn chế.
- Dự án đòi hỏi nhiều thời gian của cả giáo viên và học sinh khi thực hiện (2
tuần). Đây là hạn chế lớn nhất của dự án. Học sinh chủ yếu theo khối khoa học tự
nhiên, nếu không bố trí thời gian hợp lý rất khó thành công.

- Dự án đòi hỏi cần phải có phương tiện, vật chất phù hợp, hiện đại, học sinh có
năng lực nhất định về công nghệ thông tin.

12



×