Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích sơn tinh thủy tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.65 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM SƠN TINH THỦY TINH
(Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2, trang 60)
Bài làm
Sơn Tinh – Thủy Tinh là tác phẩm tự sự văn học dân gian mang dáng dấp và đặc điểm
của thể loại truyền thuyết. Tính truyền thuyết thể hiện rõ qua cách thức xây dựng hình
tượng nhân vật Sơn Tinh theo khuynh hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự tôn vinh và
ngưỡng mộ của nhân dân về tài năng và sức mạnh phi thường của nhân vật. Bên cạnh đó,
chính màu sắc thần kỳ và những giá trị đặc sắc về mặt nội dung là một những đặc điểm
phù hợp để Sơn Tinh, Thủy Tinh trở thành một tác phẩm lôi cuốn trẻ thơ được đưa vào
làm ngữ liệu cho phân môn Tập đọc của Tiếng Việt lớp 2. Có thể thấy, Sơn Tinh, Thủy
Tinh đã thể hiện rõ đặc điểm về nội dung và hình thức của một tác phẩm tự sự dân gian,
đồng thời nó cũng phản ánh tính giáo dục của văn học đối với con người trong việc nêu
cao tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường chống bão lụt của đồng bào ta suốt hàng
nghìn năm nay.
Trước hết, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh vốn là tác phẩm văn học dân gian có rất
nhiều dị bản, sự khác biệt dễ thấy không phải rơi vào cốt truyện mà chủ yếu là ở cách
diễn đạt lời văn, lời thoại và một số tên gọi của nhân vật. Cốt truyện đa phần có cấu trúc,
bố cục giống nhau. Theo đó, tác phẩm trong Sách giáo khoa có thể được tóm tắt như sau:
Vua Hùng thứ XVIII có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mỵ Nương và vua
cha muốn kén rễ cho con gái của mình. Hay tin, có hai chàng trai tài ba, phi thường đến
xin kén rễ, một người là Sơn Tinh – chúa miền non cao, một người là Thủy Tinh – vua
vùng nước thẳm. Vua Hùng đã ra điều kiện sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp
bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và ai đem đến trước sẽ được
gã Mỵ Nương. Hôm sau, Sơn Tinh tới trước và cưới Mỵ Nương, Thủy Tinh đến sau bèn
tức giận dâng nước cuồn cuộn. Thủy Tinh dâng nước cao ba nhiêu, Sơn Tinh dâng núi
cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đành rút lui và hằng năm vẫn dâng nước đánh
Sơn Tinh nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua. Như vậy về hình thức, câu chuyện này có
ba phần rõ ràng (sách giáo khoa có đánh số chia đoạn cụ thể): phần giới thiệu, phần diễn
biến và phần kết thúc. Ba phần có mối liên hệ chặt chẽ và được sắp xếp theo trật tự tuyến
tính của thời gian, bao gồm nhiều tình tiết hấp dẫn, nhiều hình tượng nhân vật đậm chất
sử thi và những diễn biến thú vị xoay quanh các nhân vật. Đó là những đặc điểm cốt tử về


mặt hình thức, về cách thức xây dựng cốt truyện của một tác phẩm tự sự dân gian –
truyền thuyết.
Phần mở đầu, từ “Hùng Vương thứ mười tám” đến “vùng nước sâu thẳm”. Ở phần này,
truyện đi vào giới thiệu các thông tin chính như sau: truyện kể về thời đại vua Hùng thứ
XVIII, vua có người con gái xinh đẹp tên là Mỵ Nương và vua muốn kén cho con gái một
người chồng tài giỏi, xứng đáng với phẩm hạnh và nhan sắc của nàng. Có hai chàng trai
đến cầu hôn công chúa, đó là Sơn Tinh – chúa miền non cao và Thủy Tinh – vua vùng
1


nước thẳm. Trước hết, Hùng Vương là cách gọi tên những vị vua nước Văn Lang của
người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân,
lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15
bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên (đời vua Hùng thứ XVIII) thì bị Thục
Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước. Như vậy, thời vua Hùng là một thời đại có
thật trong lịch sử, là một thời đại khởi nguồn của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, hai hình
tượng nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh lại mang tính huyền thoại và hư ảo – bản chất là
những vị thần trong văn hóa tín ngưỡng dân gian: thần núi và thần nước. Yếu tố hư ảo và
hiện thực đan cài khéo léo làm cho ranh giới từ tác phẩm đến tư duy hiện thực của người
đọc mờ hẳn đi một cách rõ ràng; vô hình trung, người đọc có thể phớt lờ và tin tưởng
rằng đây là một sự kiện lịch sử hoàn toàn có thật. Đề cập đến một sự kiện hoặc nhân vật
lịch sử và lý tưởng hóa nhân vật là một phạm trù của khái niệm truyền thuyết. Thứ nữa,
Mỵ Nương là danh xưng chung cho những người con gái cả của vua Hùng, đây không
phải là tên gọi dành riêng cho bất cứ một người con gái nào cố định như một số quan
niệm lầm tưởng. Chẳng hạn như: Tiên Dung Mỵ Nương là con gái vua Hùng đời thứ II,
xuất hiện trong truyền thuyết Chử Đồng Tử; con gái của quan thừa tướng trong truyền
thuyết Trương Chi cũng có tên Mỵ Nương. Thậm chí, một số tác phẩm dị bản còn gọi
đích danh Mỵ Nương, con vua Hùng đời thứ XVIII là Ngọc Hoa. Và trong truyện, nàng
được biết đến là một người con gái xinh đẹp tuyệt trần.
Phần ba của tác phẩm bắt đầu từ “Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói” đến “được

đón dâu về.” Ở phần này, truyện kể về sự kiện vua Hùng đã ra điều kiện để gã con gái:
Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín
hồng mao và việc Sơn Tinh đến trước nên cưới được Mỵ Nương. Trong mẫu gốc này, yếu
tố có vai trò quyết định sự thành, bại của hai vị thần trong chuyện hôn nhân là thời gian
sính lễ được mang tới sớm hay muộn. Tác giả dân gian đã miêu tả về các món lễ vật rất
cụ thể “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Song nhiều tác giả đời sau đã
không chú ý đến chi tiết đặc sắc này. Như Việt điện u linh kể đã miêu tả ngắn gọn: “Thấy
cả hai người đều có thuật tinh thông, vua lấy làm mừng bảo Lạc Hầu rằng: “Hai người
đều đáng làm rể, nhưng ta chỉ có một con gái, biết gả cho người nào đây?”. Lạc Hầu tâu:
“Xin vua hẹn: hễ ai dẫn lễ cưới đến trước thì gả”. Vua nghe lời, hẹn hai người về sửa lễ”
(Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Ứng Vương). Lĩnh nam chích quái còn vắn tắt
hơn: “Vua nói: “Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang
sính lễ tới trước, ta khắc gả cho”(Truyện núi Tản Viên). Ta có thể thấy, trong sính lễ của
nhà vua yêu cầu, đầu tiên đó là một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng. Đây là
những loại bánh làm từ nếp - một thứ lương thực vô cùng đắt giá, gắn với một câu
chuyện cổ xưa “sự tích bánh Chưng, bánh Dày”. Qua đó, ta thấy sính lễ của vua yêu cầu
là rất tinh túy và quý giá vô vùng; gạo nếp đã gợi lên một nét biểu tượng tuyệt đẹp của
một nước thuần nông Âu Lạc. Tuy nhiên, thứ làm người đọc bất ngờ trong yêu cầu sính lễ
chính là: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Chữ “chín” trong những ngữ
đoạn này phải được hiểu là “chín” trong “chín chắn” hoặc “chín mọng”, hay rõ hơn,
2


những con vật đó phải trong độ tuổi trưởng thành, độ tuổi sung mãn nhất. Thực vậy, voi
con thì chưa có ngà, gà tơ thì chưa có cựa, ngựa non thì chưa đủ bờm để ra oai; ngà voi,
cựa gà, bờm ngựa chính là dấu hiệu xác định mức độ “chín” hay độ trưởng thành, ngoài
ra nó còn thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghi, trang trọng của các loài đó và cũng là sự tôn
trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Ở hai phần trên đã giới thiệu bối cảnh khái quát và đưa ra lý do dẫn đến một cuộc chiến
khốc liệt. Và do đó, phần ba lại là phần trọng tâm của câu chuyện vì nó góp phần giải

thích hiện tượng lũ lụt hằng năm và khẳng định ý chí kiên cường chống bão lũ và chinh
phục tự nhiên của con người mà tác giả dân gian muốn gửi gắm. Nội dung của phần này
là diễn biến cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: Thủy Tinh dâng nước bao nhiêu,
Sơn Tinh dâng núi cao lên bấy nhiêu để ngăn lũ. Ý tưởng hàm ngôn ở đây là việc xây
dựng biểu tượng. Sơn Tinh không chỉ là một nhân vật trong truyện mà đã trở thành một
biểu tượng sức mạnh của nhân dân trong việc đắp đê điều ngăn lũ. Chi tiết Thủy Tinh
thua khẳng định một chân lý: dù thiên nhiên có hung bạo như thế nào thì con người đều
có thể chinh phục được. Tới đây ta chợt nhớ đến hai câu ca dao quen thuộc:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Sức người có, ý chí có thì khó khăn đến mấy con người cũng khất phục được cả. Nhưng
thật ra ở đây ngụ ý của truyện không phải là thể hiện sự ngạo nghễ, khinh thường, chống
lại tự nhiên mà qua đây, truyện đã khẳng định ý chí quật cườngd, sự nổ lực đáng quý và
niềm yêu lao động của con người, hướng đến một cuộc sống chan hòa với tự nhiên.
Như phân tích ở trên, nội dung của truyện truyền thuyết này đã có sự móc nối chặt chẽ
giữa các chi tiết, truyện có xây dựng tuyến nhân vật và lời thoại, sử dụng yếu tố thần kỳ,
siêu việt và đa dạng màu sắc trong lời dẫn truyện là các yếu tố của tác phẩm tự sự dân
gian – truyền thuyết. Về mặt hình thức, các từ ngữ trong truyện được sử dụng một cách
dễ hiểu, phù hợp với trình độ ngôn ngữ của học sinh lớp 2; một số câu văn có tính nhạc,
tính họa cao khi sử dụng linh hoạt các biện pháp điện vần, điệp âm trong chuỗi ngữ đoạn
như: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa
chín hồng mao; hay sử dụng các câu ghép hô ứng: Thủy Tinh dâng nước cao lên bao
nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao lên bấy nhiêu; và số lượng tiếng trong bài gần 220
tiếng là hoàn toàn phù hợp với khối lượng chữ để đọc dành cho học sinh lớp 2, v.v…
Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là một tác phẩm truyền thuyết mang nhiều giá trị nhân
văn về văn hóa, văn học, hàm ẩn nhiều triết lý nhân sinh của con người Việt nhưng cũng
rất phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học. Ngoài ra, Sơn Tinh, Thủy Tinh
đã không chỉ được nhắc đến trong các câu chuyện với tư cách là những nhân vật thần
thoại mà các Ngài đã đi vào văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, trong thờ cúng, tâm tưởng
dân tộc và trở thành biểu tưởng của các loại hình văn hóa nghệ thuật.

3


4



×