Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tiền phong b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.77 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN GIANG HƯƠNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG
ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong
đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B” là
nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận, lời đầu tiên
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ ThS.Nguyễn Thị Quỳnh Mai thuộc
khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bài khóa luận này.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Giáo dục Mầm non đã nhiệt tình giảng giải, giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường
Mầm non Tiền Phong B - Huyện Mê Linh - Thành Phố Hà Nội đã tạo điều


kiện giúp tôi thực nghiệm và nghiên cứu để hồn thành bài khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Giang Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được
công bố trong bất cứ một cơng trình khoa học nào. Trong khi nghiên cứu,
hồn thành khóa luận tơi đã tham khảo một số tài liệu được ghi trong phần
tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Giang Hương


DANH MỤC VIẾT TẮT
NXB:

Nhà xuất bản

GS.TS:

Giáo sư. Tiến sĩ


PGS.TS:

Phó giáo sư. Tiến sĩ

ÂN:

Âm nhạc

MGL:

Mẫu giáo lớn

MGN:

Mẫu giáo nhỡ

MGB:

Mẫu giáo bé

GDÂN:

Giáo dục âm nhạc

GV:

Giáo viên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG......................................... 6
1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học .............................................. 6
1.1.2. Các thể loại âm nhạc trong giáo dục mầm non................................ 8
1.2. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi.................................................................... 13
1.2.1. Đặc điểm tâm lý .............................................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ............................................................................. 13
1.2.3. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 14
1.2.4. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ .............................................. 14
1.3. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5 - 6 tuổi .............................. 16
1.3.1. Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ........ 16
1.3.2. Giáo dục âm nhạc là phương tiện hình thành kĩ năng tình cảm xã
hội cho trẻ ................................................................................................. 17
1.3.3. Giáo dục âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ
ở trẻ ........................................................................................................... 18
1.3.4. Giáo dục âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất
ở trẻ........................................................................................................... 19


1.4. Thực trạng giáo dục âm nhạc tại trường mầm non Tiền Phong B........ 19
1.4.1. Một số nét cơ bản về nhà trường .................................................... 19

1.4.2. Thực trạng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại
trường mầm non Tiền Phong B................................................................. 20
1.4.3. Khả năng về âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường
mầm non Tiền Phong B............................................................................. 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 24
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ÂM NHẠC................................. 25
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................... 25
2.1.1. Căn cứ vào khả năng âm nhạc và sự hứng thú của trẻ mẫu giáo
lớn 5 - 6 tuổi.............................................................................................. 25
2.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi
tổ chức....................................................................................................... 26
2.1.3. Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................... 26
2.2. Các biện pháp........................................................................................ 27
2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trên tiết học giáo dục
âm nhạc..................................................................................................... 27
2.2.2. Lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động ........................ 30
2.2.3. Tích hợp giáo dục âm nhạc với các giờ học khác .......................... 37
2.2.4. Tổ chức hoạt động âm nhạc trong các ngày lễ hội ........................ 43
2.3. Các biện pháp khác ............................................................................... 46
2.3.1. Hình thức tổ chức............................................................................ 46
2.3.2. Phương pháp dạy học ..................................................................... 47
2.3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên .............................................. 54
2.3.4. Sử dụng phương tiện trực quan trong giáo dục âm nhạc............... 55
2.4. Thực nghiệm ......................................................................................... 57


2.4.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................... 57
2.4.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................... 57
2.4.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................... 57

2.4.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm .................................................. 58
2.4.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................... 58
2.4.6. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 64
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần phải thường xuyên
cập nhập các tri thức mới, phải thay đổi để phù hợp với các tiến bộ, yêu cầu
của xã hội. Giáo dục là một bộ phận quan trọng trong việc phát triển, nâng
tầm tri thức của con người; vì vậy địi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi để góp
phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi người phù hợp với yêu cầu xã hội.
Giáo dục mầm non là một bậc học nền tảng, là một mắt xích quan trọng
giúp trẻ phát triển tồn diện và hình thành nhân cách của mỗi con người. Âm
nhạc là món ăn tinh thần, nhu cầu trong cuộc sống của mọi người. Đối với trẻ
em thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu vui tươi trong trẻo của các
tác phẩm âm nhạc là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi đứa trẻ. Âm nhạc là
phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển tình cảm và
các quan hệ xã hội. Trẻ em được tiếp xúc với âm nhạc từ khi cịn nằm trong
nơi, qua lời ca trong sáng, những giai điệu du dương, tiết tấu nhịp nhàng, tự
nhiên của âm nhạc đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của
trẻ. Giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống
hàng ngày của trẻ.
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực,
cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú
của trẻ. Trẻ mầm non dễ tiếp nhận, dễ cảm xúc, vốn ngây thơ, trong sáng nên

tiếp xúc với âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn
màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng
tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Âm nhạc là một phương
tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế
giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc rõ ràng. Đó là sự hình thành mối quan
hệ giữa trẻ em với âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ,

1


hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái không hay, biết hoạt động độc lập và
sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau.
Trong chương trình giáo dục mầm non, mơn giáo dục âm nhạc là một
môn học không thể thiếu trong trường, lớp mầm non; là một môn nghệ thuật
hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động mà trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng để
trẻ cảm thụ âm nhạc. Âm nhạc là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức
các hoạt động ở trường. Việc giáo dục âm nhạc được tích hợp trong rất nhiều
hoạt động hàng ngày của trẻ: đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động góc, ăn trưa,
ngủ, hoạt động lễ hội…và trong các giờ học khác nhau: làm quen với tác
phẩm văn học, tạo hình, làm quen với tốn…Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy
trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ em thích hát theo lời bài hát,
hay đung đưa theo tiếng nhạc có giai điệu và tiết tấu êm dịu, vui tươi, nhộn
nhịp. Nhờ đó mà cuộc sống của mỗi đứa trẻ ln vui vẻ và hồn nhiên. Ngồi
ra, âm nhạc cịn được sử dụng để ổn định lớp, chuyển tiếp từ hoạt động này
sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý của trẻ. Âm
nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ. Vì vậy việc
giáo dục âm nhạc có vai trị rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển
toàn diện cho trẻ.
Hiện nay, việc giáo dục âm nhạc cho trẻ tại các trường mầm non vẫn
chưa được chú trọng, các phương pháp giảng dạy chưa phát huy được hết khả

năng của trẻ, bài hát trẻ hát chưa đúng giai điệu, vận động múa còn hời hợt,
cứng nhắc chưa biết kết hợp dáng, không tự nhiên, vận động theo tiết tấu chưa
chính xác. Trẻ khơng tích cực tham gia vào các hoạt động. Đối với đặc điểm
của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô
dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và
ln đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.
Vì tất cả các lý do trên tơi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5-6
tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B”.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một đề tài được rất nhiều người
quan tâm đến. Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu và đưa ra
các phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.
- Vai trò của giáo dục âm nhạc - A.Xookhor - Vũ Tự Lân dịch - NXB
Văn Hóa, 1978, đã đưa ra các vai trò của âm nhạc đối với việc chăm sóc và
giáo dục trẻ mầm non.
- Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo - Nguyễn
Hoành Thơng, Nguyễn Minh Tồn - NXB Giáo dục, 2001, nêu ra những đặc
điểm của các hoạt động âm nhạc trong trường mầm non và phương pháp dạy
học âm nhạc để nâng cao chất lượng của các hoạt động: nghe nhạc, hát, vận
động và chơi theo nhạc.
- Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp - Lê
Thu Hương (chủ biên), Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hòa, Lê Thị Đức, đưa ra vai
trò, đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mầm non và các phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tích hợp chủ đề.
- Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non NXB Đại học Sư phạm - Phạm Thị Hòa, 2013, đưa ra vai trò giáo dục của âm
nhạc, đặc điểm lứa tuổi và khả năng âm nhạc của trẻ và phương pháp dạy các
hoạt động âm nhạc.

- Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non - Lý Thu Hiền, Phạm Thị
Hòa, Lê Thị Đức, 2016, nêu lên vai trò của hoạt động âm nhạc, đặc điểm phát
triển khả năng âm nhạc và các hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non ở các độ
tuổi.
Các đề tài và các cơng trình nghiên cứu của các tác giả hầu như chỉ đưa
ra như chỉ đưa ra các lý thuyết và các phương pháp để thực hiện các hoạt
động âm nhạc: nghe nhạc, hát, vận động, trò chơi âm nhạc trong trường mầm
non. Hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống các phương


pháp và đưa các tác phẩm âm nhạc vào hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường
mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6
tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B” mong rằng những đóng góp của đề
tài này sẽ giúp chất lượng giáo dục âm nhạc trong trường mầm non được cải
thiện và nâng cao hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu vai trị và thực trạng dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
lớn tại trường mầm non Tiền Phong B. Đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng
ngày của trẻ áp dụng vào thực tiễn giảng dạy một cách hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6
tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ
5 - 6 tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong

đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các biện
pháp đã đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường
mầm non Tiền Phong B.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ 5 - 6 tuổi.
Thời gian: từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học.
6. Những đóng góp của đề tài
Nếu khóa luận thành cơng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc trong trường mầm non. Từ đó giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ tác
phẩm, bồi dưỡng tình yêu với âm nhạc và tạo cho trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự
tin khi tham gia các hoạt động nghệ thuật trong và ngoài trường mầm non.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục
khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng.
Chương 2: Các biện pháp giáo dục âm nhạc.



NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học
1.1.1.1. Khái niệm chung về âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng
tình cảm của con người. [11; Tr.8]
Âm nhạc là ngôn ngữ biểu hiện nội dung bằng âm thanh, âm nhạc có
những nét gần gũi với ngơn ngữ nói, như âm điệu, tức độ cao thấp, mạnh nhẹ
của âm thanh, ở cả hai ngôn ngữ, âm thanh cao và mạnh dần là biểu hiện về
sự thăng tiến về tình cảm, nhẹ và xuống dần là biểu hiện của sự suy tư, sâu
lắng tiết tấu tức độ nhanh chậm, ngừng nghỉ của âm thanh thì tiết tấu dồn dập
cho ta cảm giác rộn ràng, hưng phấn, tiết tấu ngắt quãng biểu hiện sự chờ đợi,
ngập ngừng, nhịp điệu khoan thai cho ta sự bình tĩnh, thanh thản… [8; Tr.15]
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương
tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, âm sắc, âm
khu, âm vực, hòa âm… bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể
truyền đạt sự vận động của các ý tưởng và tình cảm trong tất cả những sắc
thái tinh tế nhất. [7; Tr.1]
Như vậy, âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Thông qua những hình
tượng có sức biểu cảm của âm thanh để nói lên tâm tư tình cảm của con người
với con người, của con người với thế giới xung quanh, vẻ đẹp của thiên nhiên
qua các giai điệu, lời ca. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của mỗi con người, là món ăn tinh thần giúp mọi người thư giãn, gắn kết
con người ở mọi nơi, mọi vùng miền lại với nhau.



1.1.1.2. Khái niệm chung về tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
Giáo dục âm nhạc là một bộ phận của hệ thống giáo dục nước ta. Giáo
dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù, nó có
khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, đan xen, lồng ghép vào tất cả các
hình thức, nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong
việc thực hiện những yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến đối tượng được giáo dục âm nhạc, để có được những kiến thức, kỹ năng
âm nhạc, là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp
phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức khi tham gia vào các hoạt động
âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật trong nhà trường có tác dụng
giáo dục toàn diện ở người học (đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ…)
trong đó trọng tâm là giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục âm nhạc là một bộ phận
trong giáo dục nghệ thuật (văn chương, múa và biểu diễn, hội họa…) nhằm
mục đích giáo dục tình cảm thẩm mỹ, hành vi thẩm mỹ và lý trí thẩm mỹ, từ
đó là cơ sở để tạo nên thị hiếu thẩm mỹ trong âm nhạc và trong đời sống mỗi
cá nhân.
Giáo dục âm nhạc được tiến hành ở trong và ngoài nhà trường dưới
nhiều hình thức khác nhau:
- Giáo dục âm nhạc thông qua giờ học âm nhạc.
- Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động giáo dục của các môn học
khác như: tạo hình, khám phá khoa học, văn học…
- Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động lễ hội trong nhà trường và ở
cộng đồng.
- Giáo dục âm nhạc thơng qua các hoạt động hàng ngày: đón trẻ, trả trẻ,
hoạt động góc…


1.1.2. Các thể loại âm nhạc trong giáo dục mầm non

1.1.2.1. Đồng dao
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng
dao bao gồm nhiều thể loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò
chơi, bài hát ru em… Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các
trò chơi trẻ em. Tuy đồng dao chỉ được lưu truyền qua các thế hệ bằng
phương thức truyền miệng, nhưng đồng dao và trò chơi đồng dao đã mang lại
cho trẻ em đời sống tinh thần phong phú qua những cảm xúc vui tươi, hồn
nhiên, trong sáng cũng như một môi trường giáo dục mang tính học tập cộng
đồng. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá
giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương. Đồng dao là
những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, cho trẻ em trên cơ sở những
lời văn vần (của tác giả xác định hoặc vơ danh), có hình ảnh và nhịp điệu đơn
giản, ở mức độ ít nhiều đều gắn với các hành động chơi. Đồng dao là một bộ
phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và được lưu truyền rất rộng rãi.
Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từ khi còn rất nhỏ, là
những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là những câu đố giản
dị, lý thú… Không ai trong mỗi chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài
bài đồng dao và không thông thạo một trị chơi dân gian gắn với những bài
đồng dao. Chính vì vậy mà đồng dao nhận được sự quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu dưới nhiều hình thức và góc độ khác nhau.
Đồng dao được phân loại thành 5 bộ phận: Đồng dao trẻ em hát, đồng
dao trẻ em hát - trẻ em chơi, đồng dao hát ru, đồng dao trẻ em đố vui, ca dao
trẻ em. Đồng dao được chia thành 5 chủ đề lớn:
- Đồng dao về thiên nhiên, đất nước (Ông trăng xuống chơi, Gọi nắng,
Họ nhà cá, Họ nhà hoa, Họ nhà rau…)
- Đồng dao gắn với trò chơi ở lứa tuổi nhỏ (Chuyền thẻ, Rồng rắn, Dắt
trẻ đi chơi, Trồng đậu trồng cà…)


- Đồng dao mô phỏng hoạt động sản xuất tập cho trẻ em thành người lao

động (Ta bảo trâu này, Dựng nhà dựng cửa, Lười nằm nhịn đói, Tưới rau, Câu
cá…)
- Đồng dao chứa đựng những tư duy ngộ nghĩnh và trí thơng minh của
trẻ em (Chim ri, sáo sậu; Kì đà, cắc ké; Cốc cốc keng keng…)
- Những bài hát ru (Cái bống là cái bống bang, Con cò mà hay đi chơi…)
Các bài hát đồng dao cho trẻ em: Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ,
Rồng rắn lên mây, Nu na nu nống, Úp lá khoai, Tay trắng tay đen, Thả đỉa ba
ba, Chim gì…
1.1.2.2. Hát ru
Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam viết hát ru là hát để ru em ngủ,
còn gọi là Ru em (miền Bắc và miền Trung), Ầu ơ (miền Nam), Ú lục (Thái,
Tày), Um con (Bana), Khổng Mí nhủa (Mơng). Điệu hát đều đều, êm ái, nhẹ
nhàng; nội dung lời hát đề cập đến tình mẹ con, tình vợ chồng, nhân tình thế
thái, có khi mang những tình cảm rộng lớn hơn, vượt khỏi khuôn khổ ru trẻ
ngủ. Tác giả Nguyễn Hữu Thu trong cuốn “Mẹ hát ru con” đã khái quát như
sau: Hát ru hay còn gọi là Hát ru em ở các vùng quê Việt Nam, trong những
gia đình nghèo cha mẹ thường phải làm lụng suốt ngày kiếm ăn, con cháu của
họ vào lứa tuổi thiếu niên ở nhà phải trơng em và ru em ngủ. Vì thế còn gọi là
Hát ru em hoặc hát đưa em. Vùng Tĩnh Gia (Thanh Hoá) gọi Hát ru con là
“Hát khúc”, Nghệ Tĩnh gọi Hát ru con là hát “nựng con”. Hát nựng có nghĩa
là hát yêu con, rỡn con lúc bế trên tay và khi đứa trẻ chưa ngủ và để hướng nó
vào giấc ngủ.
Tác giả Phạm Phúc Minh trong cơng trình Tìm hiểu dân ca Việt Nam
viết: Hát ru còn gọi là Hát ru con hoặc Ru em là một lối hát theo tập quán,
truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc trên khắp mọi miền
đất nước. Tuy mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có điệu Hát ru được gọi bằng các
tên gọi khác


nhau và âm nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những điểm chung như:

giai điệu êm dịu, du dương, trìu mến; tiết tấu đều đặn nhịp nhàng; lời ca giàu
hình tượng, dạt dào tình thương yêu tha thiết đối với em thơ, tất cả những yếu
tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào giấc ngủ ngon lành.
Hát ru là một thể loại âm nhạc truyền thống, một lối hát có tính tập qn
truyền thống, một loại hình nghệ thuật đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân
gian và mang giá trị nhân văn cao đẹp. Hát ru là một trong những thể loại
được nhân loại sáng tạo sớm nhất. Thể loại Hát ru thường có giai điệu êm dịu,
nhẹ nhàng, đơn giản được người mẹ và những người thân của em bé hát, giúp
cho bé dễ ngủ. Cách hát này có tính chất đặc biệt, gắn liền với vai trị, hình
ảnh người mẹ, người bà, người chị; gắn với cuộc sống sinh hoạt đầu đời của
một con người và cũng là làn điệu thường dành riêng cho phụ nữ. Trong Hát
ru mỗi vùng, miền có một phong cách hát riêng, nhưng nhìn chung đều mang
tính trữ tình và ln để lại những ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi con
người. Các bài hát ru thường gặp trong trường mầm non: Con cò, Ru em, Ru
con, Cơng cha nghĩa mẹ, Gió mùa thu, Thằng bờm, Bồng bồng cõng cháu đi
chơi, Cái bống, Bèo dạt mây trơi…
1.1.2.3. Hành khúc
Hành khúc, ở vai trị một thể loại âm nhạc, là một khúc nhạc đặc trưng
với nhịp điệu đều đặn, mạnh mẽ. Hành khúc có nguồn gốc từ quân đội. Ban
đầu, hành khúc chỉ được soạn riêng cho việc hành quân và thường được trình
diễn bởi một đội quân nhạc. Hành khúc có thể được viết ở bất kì nhịp nào,
nhưng nhịp phổ biến nhất là 4/4, 2/2, 6/8. Tuy nhiên, những hành khúc hiện
đại lại được viết ở nhịp 2/4. Hành khúc thường gồm một số đoạn nhạc hay
khúc nhạc, thường có độ dài 16 hay 32 ô nhịp và thường được lặp lại ít nhất
một lần trong cả bản nhạc. Hành khúc thường có nhịp bộ gõ mạnh mẽ và đều
đặn, gợi nhớ tiếng trống trận. Hành khúc thường có một lần chuyển giọng từ


chủ âm sang hạ át âm, hoặc nếu bắt đầu bằng một giọng thứ, nó sẽ chuyển
sang giọng trưởng. Các giai điệu được trình bày trong phần nhắc lại thường

đối nghịch với giai điệu chính. Hành khúc là những bài có nhịp độ vừa phải,
phù hợp với bước đi. Âm điệu thường xuất hiện nhiều quãng 4, quãng 5, kèm
theo trường độ của các âm thể hiện những nốt có chấm dơi để thể hiện tính
chất khỏe khoắn hoặc mang tính hiệu triệu kêu gọi. Các bài hành khúc: Nối
vịng tay lớn, Chúng em cần hịa bình, Đi một hai, Rước đèn, Đi học về, Đội
kèn tí hon, Cùng đi đều, Hành quân xa, Tiến quân ca, Anh vẫn hành quân,
Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Chúng em cần hịa bình, Hành khúc tới
trường…
1.1.2.4. Trữ tình
Trữ tình là những bài hát mang tính chất mềm mại, uyển chuyển trong
giai điệu. Nội dung của tác phẩm có thể là ca ngợi thiên nhiên, làng q, thơn
xóm, vẻ đẹp trong lao động, tình u đơi lứa, hoặc tình u nói chung… Ở
những bài hát này lối tiến hành giai điệu ít những quãng nhảy xa, thường đi
liền bậc hoặc lượn sóng, tiết tấu dàn trải, tự do để cùng với giai điệu tơ đậm
cho tính chất nhẹ nhàng, bay bổng trong cách biểu hiện, nhiều nốt luyến láy
khiến cho giai điệu mềm mại, du dương. Trữ tình là thể loại nhạc nói lên cảm
nhận, cách nhìn của tác giả về cuộc đời, thường dành cho tình cảm đơi lứa,
dành cho những đau thương mất mát, kể cả những hoài vọng về tình u.
Ngồi ra cịn có một số tác phẩm ca ngợi công đức cha - mẹ, ca ngợi vẻ đẹp
thiên nhiên, tôn vinh quê hương, cội nguồn dân tộc, tình yêu thương nhân
loại… Trữ tình là một loại nhạc nhẹ nhàng với những ca từ mượt mà, chủ yếu
viết về các chủ đề quê hương, đất nước, tình yêu. Nhạc trữ tình được xuất
hiện từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết mượn những ca từ để làm thành
giai điệu cho cuộc sống thêm phần sinh động hơn, ý nghĩa hơn, lãng mạn hơn.
Điểm thu hút của thể loại nhạc này chính là sự sâu lắng và đi sâu vào lòng


người. Các bài trữ tình: Ngày đầu tiên đi học, Mái trường mến yêu, Khúc ca
bốn mùa, Khát vọng mùa xuân, Niềm vui của em, Lý cây xanh, Cây trúc xinh,
Lý cây bơng, Cị lả, Lí chiều chiều, Xe chỉ luồn kim, Con kênh xanh xanh,

Làng tôi, Quê em, Đường lên Tây Bắc, Tuổi đời mênh mơng, Tình em…
1.1.2.5. Dân ca
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Phúc Minh trong cuốn “Tìm hiểu dân
ca Việt Nam” viết: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo
phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc. GS.TS Trần Quang Hải
cũng đã chỉ rõ: Dân ca là những bài hát, ca khúc được sáng tác và lưu truyền
trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có
thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua
đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được
gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững cùng với thời gian. Dựa vào
sự giống nhau của các kiểu bài, PGS.TS Nguyễn Thụy Loan đã chia các thể
loại dân ca gồm: các điệu ru, ca nhạc trẻ em, hị, lí, dân ca dành cho những hội
chơi bài, hát kể truyện thơ và hát kể trường ca, hát rong, các thể loại dân ca lễ
nghi tín ngưỡng và dân ca nghi lễ phong tục… Dân ca là những bài hát của
nhân dân, hoạt động ca hát nói chung và dân ca nói riêng và gắn liền với mọi
hoạt động của đời sống như lao động, tâm linh, giải trí… Có thể nói những giai
điệu của các bài dân ca đã xuất phát từ những tình cảm tự nhiên, trải nghiệm
cá nhân và sự đóng góp của tập thể, được sáng tác do khả năng tự nhiên. Từ
trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt đời sống xã hội họ đã hát cho nhau
nghe rồi người này học của người kia để trở thành bài ca như riêng của mình.
Phương thức lưu truyền của dân ca trong dân gian thường được truyền bá bằng
cách truyền khẩu. Nếu người nghe thấy hay, thấy hợp với mình thì nhớ và
truyền lại cho người khác, cứ thế, bài dân ca được phổ biến. Việc truyền khẩu
các bài dân


ca nói chung là một trong những đặc điểm tiêu biểu của loại hình nghệ thuật
dân gian. Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, phương thức lưu
truyền của dân ca là truyền khẩu (truyền miệng). Dân ca có đặc điểm ln

được biến đổi, tạo nên các dị bản và thường không xác định được tên tác giả.
Các bài dân ca: Bà Rằng Bà Rí, Cây trúc xinh, Trống cơm, Đi cấy, Ru con,
Đèn cù, Hát hội trăng rằm, Hò ba lý, Trống cơm…
1.2. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Khả năng tri giác và quan sát của trẻ hoàn thiện hơn và khả năng tư duy
trực quan, khả năng tưởng tượng của trẻ phát triển hơn so với lứa tuổi trước.
Tri giác, ghi nhớ, chú ý của trẻ bắt đầu mang tính chủ định và bước đầu mang
tính hệ thống. Biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng gây hứng thú
với trẻ, và có khả năng ghi nhớ và thể hiện lại những gì trẻ thấy và cảm nhận
được.
Trí tưởng tượng đã có tính hiện thực cao hơn, giúp cho trẻ ở lứa tuổi này
khơng chỉ có những sáng tạo trong quá trình tiếp thu các tác phẩm âm nhạc
mà còn sáng tạo trong diễn đạt các tác phẩm đó. Đây là những tiền đề tâm lý
hết sức quan trọng để giúp cho việc thực hiện các tiết giáo dục âm nhạc cho
lứa tuổi 5-6 tuổi được thuận lợi.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, các xương ngày càng cứng cáp hơn, nhất là các
xương như xương cẳng tay, xương cẳng chân, hộp sọ, xương cổ tay và cổ
chân, sự phát triển các sợi cơ và các cơ lớn làm cho vận động của trẻ ở giai
đoạn này mạnh mẽ hơn. Sự phát triển của xương và cơ không chỉ giúp cho trẻ
dẻo dai hơn, khéo léo mềm mại của các vận động cũng tốt hơn so với giai
đoạn trước.
Các giác quan như thính giác, thị giác và mối quan hệ giữa các giác quan
đã giúp trẻ cảm nhận và tri giác tốt hơn các tác phẩm âm nhạc cùng với các


động tác minh họa để từ đó thực hiện đúng tác phẩm âm nhạc và các động tác
mà trẻ được nghe, được nhìn.
1.2.3. Đặc điểm xã hội

Trẻ 5 - 6 tuổi, cá tính của trẻ đã được bộc lộ rõ rệt, mỗi trẻ một tính cách
và suy nghĩ khác nhau. Trong các hoạt động học tập và vui chơi, trẻ đã biết
tạo ra những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng nhóm chơi,
việc hợp rồi tan, tan rồi hợp là nét độc đáo của trẻ giai đoạn này. Những mối
quan hệ trong các nhóm bạn bè lại có một ý nghĩa quan trọng và lớn lao đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Các hoạt động của trẻ giai đoạn này đã có sự phối hợp với nhau giữa các
thành viên, việc chơi của các em tương đối thành thạo và trẻ chơi cùng nhau
trong nhóm bạn đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Mối quan hệ của trẻ ngày càng
được đa dạng và phong phú hơn. Trong hoạt động vui chơi đã có nhiều vai
hơn so với lứa tuổi trước, sự phối hợp với nhau trong trò chơi đã có sự chặt
chẽ hơn, điều này sẽ giúp giáo viên dễ dàng xây dựng các trò chơi giáo dục và
trò chơi âm nhạc phục vụ cho công tác giảng dạy.
1.2.4. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ
Trẻ mẫu giáo lớn là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học. Trẻ
có khả năng tri giác tồn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh
nghiệm tích lũy từ trước như nghe hát cùng đệm đàn, xem động tác, điệu bộ.
Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm nhạc, biết kết hợp khăng khít giữa thời
gian với âm nhạc, vận động phối hợp tồn thân với một trình tự tương đối
phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có thể sử
dụng nhạc cụ có bàn phím ở mức độ đơn giản, có nhu cầu hoạt động âm nhạc,
biết thể hiện nhạc cảm âm nhạc khi hát múa. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, sự
nhạy cảm về âm nhạc bắt đầu giảm dần. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe
nhạc qua đài, xem băng đĩa… biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm
thanh, tính chất, lời ca. [4; Tr.13]


Trẻ 5 - 6 tuổi: biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của âm nhạc,
thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc; từ tốc độ nhịp nhàng có thể
chuyển sang tốc độ nhanh hoặc chậm; thực hiện được các động tác nhảy múa

chuyển động từng đôi; thứ tự từng bước chân nhảy lên phía trước, nhảy gập
đầu gối; đi nhịp nhàng, chạy nhẹ nhàng, nhảy mềm tại chỗ; tham gia vào các
trò chơi âm nhạc, thể hiện các bài hát và các trị chơi dân gian mà khơng phải
bắt trước nhau. Trẻ vận động theo vòng tròn, biết mở rộng, thu hẹp vòng tròn,
vận động hàng ngang. Thực hiện đúng, đẹp, diễn cảm các động tác quy định,
bước đầu nghĩ được các động tác riêng, phối hợp nhịp nhàng tồn thân với
động tác tay và chân. [4; Tr.15]
Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh, giai điệu đi lên hay
đi xuống; độ to nhỏ, mạnh nhẹ của âm thanh, có thể nhận biết được sự thay
đổi về cường độ mạnh lên hay yếu dần đi của âm thanh; phân biệt được âm
sắc của một số nhạc cụ, giọng hát. [7; Tr.10]
Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy được
nhiều hơn. Trẻ cảm thụ âm nhạc có định hướng rõ hơn. Hứng thú và khả năng
âm nhạc biểu hiện rõ hơn. Trẻ khơng chỉ thích một dạng hoạt động âm nhạc
nào đó, mà có thái độ lựa chọn rõ rệt. Một số trẻ thích những bài hát này, điệu
múa này; cịn số khác lại thích bài hát, điệu múa khác… Nhiều trẻ bắt đầu biết
nhận xét, đánh giá một cách đơn giản, theo ý kiến của riêng mình. [7; Tr.10]
Giọng trẻ ở độ tuổi này đã vang hơn, âm sắc giọng ổn định hơn, tầm cữ
giọng cũng mở rộng hơn. Trẻ có thể hát được trong quãng 7, quãng 8, từ Xi2
đến Xi1, hoặc Đô 1 đến Đô 2. Sự phối hợp giữa nghe và hát đã tốt hơn. [7;
Tr.10]
Trẻ 5 - 6 tuổi: sử dụng các loại nhạc cụ gõ (dụng cụ) đệm cho bài hát.
Tập thêm tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn các giai điệu đơn giản. [4;
Tr.15]


Có sự giúp đỡ của người lớn, trẻ tiếp nhận các hoạt động âm nhạc dễ
dàng hơn. Trẻ có thể bắt đầu làm quen với một số kỹ năng chơi đàn đơn giản,
một số khái niệm sơ giản. Một số trẻ đã thể hiện rõ năng khiếu âm nhạc ở
chính độ tuổi này. [7; Tr.11]

1.3. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5 - 6 tuổi
1.3.1. Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người,
nhất là đối với trẻ. Âm nhạc được coi là phương tiện hiệu quả nhất để đưa
vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với
nghệ thuật.
Mục đích của giáo dục thẩm mỹ chính là giúp trẻ phát triển khả năng
lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, hoạt động
độc lập và sáng tạo khi trẻ được tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc
khác nhau. Qua lời ca và giai điệu của bài hát, bản nhạc trẻ cảm nhận được
tính chất, tình cảm của âm nhạc, biết được những trạng thái cảm xúc có trong
tác phẩm. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời
sống, giúp trẻ dần biết khám phá sự đa dạng và hình thành những liên tưởng
về mọi thứ diễn ra xung quanh trẻ. Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ,
có thể đánh thức con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Khi
nghe những bài hát hát ru, những bài hát đồng dao chúng ta như được trở lại
thời thơ ấu được vui chơi nô đùa cùng bạn bè, được nằm trong vòng tay của
mẹ của bà. Nhịp điệu rắn rỏi của những bản hành khúc tạo khí thế hào hùng,
mãnh liệt, niềm vui, phấn khởi cho trẻ. Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cây
cối, thiên nhiên, của những chú chim hót trên cành, những chú ong bướm
đang nô đùa qua những bài hát vui tưới, dí dỏm mà trẻ được nghe.
Những hình tượng được phản ánh trong giai điệu, lời ca của tác phẩm sẽ
ni dưỡng tâm hồn trẻ, tình u thiên nhiên, con người với thế giới xung


quanh. Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về
giao tiếp, ứng xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những mối quan
hệ trong xã hội.
Âm nhạc giúp trẻ cảm thụ giai điệu, tiết tấu, lời ca… việc giáo dục âm
nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, hiểu

được cái đẹp về tình yêu, quê hương, đất nước, con người qua những bài hát
mà trẻ được nghe được học.
1.3.2. Giáo dục âm nhạc là phương tiện hình thành kĩ năng tình cảm xã
hội cho trẻ
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Các yếu tố diễn tả âm
nhạc như: âm sắc, giai điệu, cường độ, hình thức, hịa âm… bản chất thời gian
trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý
tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc gắn liền với con người
từ lúc chào đời cho tới khi giã từ cuộc sống.
Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế
thế giới nội tâm của con người. Âm nhạc tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình
cảm của con người và khả năng thống nhất con người trong cùng một nỗi xúc
động và nó trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người
với nhau mà không cần đến ngôn ngữ.
Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm nhạc, những người ở những
vùng đất khác nhau, không cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, chế độ xã
hội… trẻ có những hiểu biết nhất định về lối sống, ngơn ngữ, cách thể hiện
tình cảm và cách ứng xử trong giao tiếp ở mọi vùng miền.
Muốn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phải từng bước nâng
cao dần trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, từng bước
cảm nhận và đánh giá âm nhạc ở mức độ đơn giản. Từ đó, sở thích âm nhạc
cũng dần xuất hiện, những cảm xúc nghệ thuật cũng trở nên tinh tế, đa dạng


và phong phú hơn.
Những bài dân ca của các dân tộc phong phú về âm điệu, tiết tấu,
phương thức diễn xướng… sẽ giúp trẻ hiểu biết về bản sắc vùng miền và lịng
tự hào về văn hóa dân tộc. Các hoạt động giáo dục âm nhạc có ảnh hưởng tốt
đến hành vi văn hóa của trẻ qua nhiểu tác phẩm với nhiều hình thức diễn xuất

khác nhau. Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ phải chú ý, phản
ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với nhịp điệu của tác
phẩm, biết nhường nhịn, hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau.
Niềm vui, phấn khởi trong khi biểu diễn các bài hát, điệu múa, thú vị
qua các bài hát còn động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, giúp các em
thêm mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, hòa nhập với cộng đồng.
1.3.3. Giáo dục âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ
Qua các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ không chỉ đơn thuần là giáo
dục thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội mà cịn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
của trẻ.
Trong các hoạt động âm nhạc đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát, ghi nhớ
những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Khi trẻ tham gia vào các
hoạt động học tập âm nhạc (ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi âm nhạc),
trẻ sẽ ghi nhớ nội dung, đề tài, hình tượng, ca từ trong lời ca; đường nét, bước
nhảy, hướng chuyển động của giai điệu; sự dàn trải, tự do hoặc mơ phỏng,
nhắc lại trong tiết tấu… Từ đó trẻ có tư duy về độ cao, trường độ, luyện tai
nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc.
Âm thanh là ngơn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Khi
hoạt động âm nhạc trẻ phải tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc
riêng của mình, vì thế trí tuệ phải hoạt động tích cực. Trong khi tập hát, trẻ
không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca mà cịn phát triển ngơn ngữ
(phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ).


×