Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bi kịch thân phận người phụ nữ trong tiểu thuyết bến không chồng của dương hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.33 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

BI KỊCH THÂN PHẬN
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT
BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG
HƯỚNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

BI KỊCH THÂN PHẬN
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT
BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG
HƯỚNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH



HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin kính gửi đến cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết
Minh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cô đã nhiệt tình, tận tâm hướng
dẫn và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy/ cô giáo khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy/ cô Bộ môn Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh
động viên, cổ vũ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận Bi kịch thân phận người phụ nữ trong tiểu
thuyết Bến không chồng của Dương Hướng là kết quả nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh. Khóa luận này
không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG............................................................ 5
1.1. Khái niệm bi kịch và bi kịch thân phận người phụ nữ............................... 5
1.1.1. Khái niệm bi kịch .................................................................................... 5
1.1.2. Bi kịch thân phận người phụ nữ.............................................................. 6
1.2. Tiểu thuyết của Dương Hướng trong dòng chảy văn học Việt Nam đương
đại ...................................................................................................................... 9
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Dương Hướng ................................................. 9
1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Bến không chồng trong văn học đương đại Việt
Nam 12
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA BI KỊCH THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG ........................................ 14
2.1. Nạn nhân của chiến tranh......................................................................... 14
2.2. Nạn nhân của hôn nhân và thành kiến, định kiến .................................... 21
2.2.1. Nạn nhân của hôn nhân ......................................................................... 21
2.2.2. Nạn nhân của định kiến, thành kiến...................................................... 25
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BI KỊCH THÂN PHẬN NGƯỜI

PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG ........................ 33
3.1. Thời gian, không gian nghệ thuật ............................................................ 33
3.2. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 37
3.3. Sử dụng các biểu tượng............................................................................ 40
KỂT LUẬN ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng tái hiện lại bi kịch thời
hậu chiến thông qua số phận của những người phụ nữ ở làng Đông - những
nạn nhân của chiến tranh. Họ mòn mỏi trông ngóng, đợi chờ người chồng,
người con, người yêu của mình trở về sau chiến tranh ác liệt. Họ thầm lặng hi
sinh vì mong muốn người đàn ông của mình được hạnh phúc. Một tác phẩm
viết về đề tài chiến tranh tuy không có tiếng đạn bom nhưng vẫn làm nổi bật
lên được những bi kịch của người phụ nữ. Tác giả đã khắc họa rõ nét những
mất mát, thiệt thòi của người phụ nữ ở hậu phương. Những con người ấy
không chỉ gánh chịu nỗi đau mất mát người thân mà họ còn phải chịu sự trói
buộc, giam cầm bởi tập tục hôn nhân lạc hậu và sự khắt khe của định kiến xã
hội. Vì lẽ đó mà họ không có được hạnh phúc trọn vẹn, những khát khao về
hạnh phúc của họ đều bị đè nén. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết này thường phải
đối diện với nỗi cô đơn, đau khổ, nó trở thành nỗi ám ảnh đeo bám họ suốt cả
cuộc đời khiến họ không thể tìm được hạnh phúc. Số phận của những người
phụ nữ thời hậu chiến ấy đã gây bao ám ảnh và sự xót thương đối với độc giả.
Dương Hướng sáng tác Bến không chồng năm 1990 và năm 1991, tác
phẩm vinh dự nhận Giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Đến nay, Bến
không chồng của Dương Hướng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên văn đàn
và tạo được ấn tượng sâu đậm trong tâm thức bạn đọc. Đây cũng là lí do
khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài khóa luận: Bi kịch thân phận

người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng. Hy vọng
đề tài của chúng tôi ít nhiều sẽ mang đến cho quý bạn đọc cái nhìn bao quát
và sự cảm nhận sâu sắc hơn về thân phận người phụ nữ thời hậu chiến ở Việt
Nam nói chung và trong tiểu thuyết Bến không chồng nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một trong ba tác phẩm đạt Giải nhất Hội Nhà văn Việt Nam nên từ
khi ra đời cho đến nay, Bến không chồng trở thành đối tượng của nhiều nhà
nghiên cứu.

1


GS Phong Lê nhận định: “Trong bộ ba được Giải thưởng Hội Nhà văn
năm 1991 này, Bến không chồng không có cái sắc sảo, riết róng của Mảnh
đất lắm người nhiều ma; không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh của
Nỗi buồn chiến tranh... Nhưng bù lại, và để đứng được với thời gian, Bến
không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển: mộc mạc
và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ, một ngôn từ
không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên, và với ưu thế đó, Bến không
chồng là tác phẩm khẳng định được ngay vị trí của nó trong lòng độc giả mà
không hề gây tranh cãi” [13]. Như vậy, Bến không chồng đã chiếm được một
vị trí nhất định trong lòng bạn đọc nhờ hình thức nghệ thuật không quá cầu kì,
phức tạp, ngược lại hết sức giản dị và mộc mạc.
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có những nhận xét về tiểu thuyết này như
sau: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân
bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn” [14]. Dương Hướng quả thực là
một nhà văn có tình khi nói về nỗi đau của con người. Đó là những lời đánh
giá thể hiện sự đồng cảm, ủng hộ của Nguyên Ngọc nói riêng và của độc giả
nói chung dành cho tác phẩm Bến không chồng.
Tác phẩm này không chỉ thu hút giới nghiên cứu phê bình trong nước

mà còn thu hút cả các nhà phê bình nước ngoài. André Clavel, Le Temps cho
rằng: “Bến không chồng đã tấn công vào một đề tài hóc búa: chiến tranh. Sự
bội bạc, nỗi uất hận, những cám dỗ… cuốn tiểu thuyết này đã phản ánh mọi
mặt của cuộc sống thời hậu chiến, làm bổn phận nhìn lại kí ức, khác xa
những giáo điều quen thuộc” [2].
Trên Văn nghệ quân đội, Trần Thị Phương Thảo cũng nhận xét: “Với
tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng thuộc số người soi được một cái
nhìn mới vào một đề tài vốn đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam sau
1945 là nông thôn và chiến tranh - Nông thôn trong và sau 30 năm chiến
tranh, qua chân dung người lính và người phụ nữ. Những người lính từ chống
Pháp như Vạn và thời chống Mỹ như Nghĩa, hi sinh ở chiến trường, vẫn tiếp
tục những hi sinh khi trở về hậu phương. Thế nhưng nói hậu phương là nói
đến nhân vật trung tâm là phụ nữ, bởi mọi gánh nặng ở hậu phương đều dồn

2


lên vai người phụ nữ. Những cái “bến không chồng” trở thành một biểu
trưng cho cuộc sống dân tộc” [2, 7 - 8].
Bến không chồng của Dương Hướng còn được đạo diễn Lưu Trọng Văn
chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên vào năm 2000. Đến năm 2017,
đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho ra mắt bộ phim truyền hình Thương nhớ ở ai
với độ dài 34 tập. Bộ phim này được xây dựng dựa trên tiểu thuyết Bến không
chồng của Dương Hướng, đồng thời, Lưu Trọng Ninh đã có những sáng tạo
riêng, đẩy nhân vật vào những tình huống đột biến để họ bộc lộ rõ tính cách
của mình. Cả hai bộ phim này đều gây được ấn tượng khó phai trong tâm trí
người xem. Như vậy, tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng đã
được chú ý trên cả lĩnh vực điện ảnh nhờ vào nội dung có sức lôi cuốn của nó.
Những ý kiến, nhận định, những công trình nghiên cứu, phê bình của
các tác giả đi trước có ý nghĩa định hướng và dẫn đường để chúng tôi tiếp tục

đi sâu tìm hiểu: Bi kịch thân phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không
chồng của Dương Hướng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề bi kịch thân phận
người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng.
- Trong khuôn khổ của khóa luận này, chúng tôi tìm hiểu trong những
phạm vi sau:
+ Về tư liệu: Chúng tôi dựa vào văn bản tiểu thuyết Bến không chồng
do NXB Trẻ ấn hành năm 2016.
+ Về nội dung, chúng tôi tập trung làm rõ: Bi kịch số phận của người
phụ nữ thời hậu chiến ở làng quê Việt Nam và một số phương diện nghệ thuật
biểu hiện bi kịch thân phận người phụ nữ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Khẳng định Dương Hướng là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam
đương đại với những đóng góp cụ thể của ông ở thể loại tiểu thuyết.
- Làm rõ cách thức khám phá và thể hiện mang dấu ấn riêng của nhà
văn trong việc miêu tả bi kịch thân phận người phụ nữ - những nạn nhân đáng
thương thời hậu chiến.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt những
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử - xã hội; phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cùng với đó là
các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về lí luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ những phương diện nghệ
thuật trong việc thể hiện bi kịch thân phận của người phụ nữ trong tiểu thuyết

Bến không chồng.
- Về thực tiễn: Khóa luận góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu
về tác giả Dương Hướng cũng như các vấn đề được đề cập trong tiểu thuyết
Bến không chồng.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng
tôi bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết chung
Chương 2: Biểu hiện của bi kịch thân phận người phụ nữ trong tiểu
thuyết Bến không chồng
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện bi kịch thân phận người phụ nữ trong
tiểu thuyết Bến không chồng

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Khái niệm bi kịch và bi kịch thân phận người phụ nữ
1.1.1. Khái niệm bi kịch
Từ phương diện thể loại, Gulaiev đã cho rằng: “Bi kịch là một tác
phẩm kịch được xây dựng trên một xung đột, thể hiện về mặt thẩm mĩ những
mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con
người với khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó” [6, 166].
Theo mĩ học: “Cái bi (tragique, có người dịch là bi kịch) là một phạm
trù cơ bản của mĩ học dùng để xác định bản chất giữa cái mới và cái cũ, cá
nhân và xã hội và thể hiện thông qua những xung đột gay gắt, có khi dẫn đến
cái chết. Nói cách khác, cái bi là sự thất bại tạm thời, sự tổn thất (về mặt vật

chất - tinh thần), sự hi sinh của cái đẹp, cái cao cả” [10, 80].
Từ điển tiếng Việt giải thích: bi kịch là “cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến
đau thương” [8, 60].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, bi kịch là “một thể của loại hình kịch
thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải
bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể
điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn,…diễn ra
trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi
nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với
công chúng” [1, 18].
Như vậy, bi kịch có thể hiểu là các trạng huống của tâm lí, số phận của
nhân vật; phản ánh những xung đột gay gắt giữa nhân vật với hoàn cảnh, hiện
thực, mâu thuẫn giữa con người với con người và sự mâu thuẫn trong bản
thân chính con người nhân vật. Đó thường là những cảnh ngộ éo le, đau
thương, có kết cục bi thảm.

5


1.1.2. Bi kịch thân phận người phụ nữ
Người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong văn chương
khiến các nhà văn, nhà thơ tốn biết bao nhiêu giấy mực. Từ ca dao dân ca đến
văn học trung đại, văn học hiện đại, những kĩ sư ngôn từ không ngừng khai
thác đề tài này. Bên cạnh việc ngợi ca vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ, văn
học còn miêu tả bi kịch thân phận của họ.
Trong ca dao dân ca, thân phận của người phụ nữ đã được ví như thân
cò lam lũ, cần mẫn, nhỏ bé, có số phận long đong, chìm nổi bất định:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”;
“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Tấm lụa đào đẹp đẽ là thế mà lại “phất phơ giữa chợ” để mọi người
mua bán, trả giá. Tấm lụa đào đâu thể lựa chọn được người mua mình cũng
như hạt mưa sa đâu thể lựa chọn được chỗ mình rơi xuống là “đài các” hay
“ruộng cày”. Ý thức được vẻ đẹp cũng như giá trị của bản thân nhưng người
phụ nữ trong xã hội xưa lại không có quyền quyết định cuộc sống của mình.
Họ không biết cuộc đời mình sẽ trôi dạt về đâu. Nếu may mắn, họ sẽ có một
cuộc đời yên ấm còn nếu rủi ro thì họ phải chịu sự vất vả, lận đận. Thân phận
của họ nhỏ bé và vô cùng rẻ rúng. Họ bị coi như một món hàng để mang ra
trao đổi, mặc cả, trả giá. Hai tiếng “Thân em” vang lên nghe mới thật tội
nghiệp, đáng thương làm sao. Họ không có được tự do trong chính cuộc sống
của mình:
“Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”
Có thể nói, cuộc sống thực tại không hề mở ra cho những người phụ nữ
một lối thoát. Con cá rô thia tuy được vẫy vùng nhưng sự vẫy vùng đó cũng
chỉ giới hạn trong một không gian tù túng, chật hẹp để rồi sau đó nó không bị
mắc vào lưới thì cũng bị mắc vào câu. Đó chính là sự trói buộc của những tập

6


tục, quan niệm lạc hậu trong xã hội. Và dường như cuộc sống của họ còn trở
nên bi kịch hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân:
“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”.
Những người phụ nữ không được tự do yêu đương mà phải chịu sự sắp
đặt của gia đình, dòng họ. Chính điều ấy đã đẩy họ rơi vào thảm kịch. Họ

không có quyền quyết định hạnh phúc cá nhân của mình. Hôn nhân trở thành
nỗi ám ảnh gắn liền với cuộc đời của họ, không biết đến bao giờ họ mới có
thể tự giải thoát được cho bản thân. Thân phận những người phụ nữ trong xã
hội xưa được tái hiện qua những câu ca dao thật mỏng manh, nổi trôi bất định.
Họ bị chà đạp, vùi dập một cách phũ phàng không chút thương tiếc.
Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến thân phận
người phụ nữ trở nên bèo bọt, phải đối mặt với bao bi kịch: không được coi
trọng, không có tiếng nói và chỗ đứng trong xã hội, không được làm chủ cuộc
đời, số phận của mình và phải chịu những luật lệ khắt khe. Họ phải tuân theo
luật “tam tòng, tứ đức”, cả cuộc đời chỉ biết hi sinh cho người khác mà không
được sống vì bản thân. Những người phụ nữ ấy còn phải chịu số phận hồng
nhan bạc mệnh, phải chịu cảnh chồng chung, cam chịu tủi nhục, cay đắng,…
Thơ Hồ Xuân Hương là minh chứng tiêu biểu cho điều này:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Lời thơ chứa đựng bao uất ức của người phụ nữ khi phải chịu cảnh
“chồng chung”. Đồng thời, đó cũng là lời công kích vào chế độ đa thê đang
tồn tại trong xã hội xưa đẩy người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
Trong bài Bánh trôi nước, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

7


Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Với vẻ đẹp về ngoại hình và nhân phẩm như vậy, đáng lẽ người phụ nữ
phải được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng sự thật thì hoàn toàn
ngược lại. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi vô định. Quyền định đoạt số

phận của họ lại nằm trong tay người khác. Bị vùi dập phũ phàng nhưng không
phải người phụ nữ nào cũng dám đấu tranh vì sự hà khắc, bảo thủ của chế độ
phong kiến.
Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là minh chứng tiêu
biểu cho điều này. Là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời của
nàng là những chuỗi bi kịch nối tiếp nhau: bi kịch tình yêu tan vỡ, bi kịch bị
lừa bán vào lầu xanh, bi kịch mắc lừa Hồ Tôn Hiến dẫn đến cái chết của Từ
Hải,… Xã hội đồng tiền đã tước đi quyền hạnh phúc của nàng, khiến nàng
phải trải qua mười lăm năm lưu lạc đầy sóng gió, trắc trở. Một hồng nhan
nhưng phải chịu số phận bất hạnh, bạc mệnh. Ngay cả khi người phụ nữ có
tài, có sắc thì họ cũng không tránh khỏi những ràng buộc, tai ương mà xã
hội đem lại. Chẳng vậy mà Nguyễn Du đã thốt lên rằng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Đến thời kì văn học hiện đại, hình tượng người phụ nữ Việt Nam đã
được giải phóng và được các nhà văn nhìn nhận ở vị thế mới:
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.
Tố Hữu
Họ là những người phụ nữ yêu nước, sẵn sàng cầm súng chiến đấu vì tổ
quốc như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, chị Út
Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi… Họ đều là những con người
gan dạ, dũng cảm xả thân, góp sức mình vào công cuộc giải phóng dân tộc.

8


Sau 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước mở ra một thời kì mới: hòa

bình, độc lập, tự do. Nhưng hậu quả mà chiến tranh để lại trên đất nước ta là
những bi kịch về số phận con người vẫn còn hiển hiện ở mọi miền quê, trong
đó có bi kịch thân phận người phụ nữ. Họ phải trải qua quãng thời gian dài
đằng đẵng để chờ người chồng, người con, người yêu của mình trở về. Và họ
cũng chính là những người gánh chịu nỗi đau khi mất mát đi những người
thân yêu. Sống trong một xã hội vẫn còn đầy rẫy những định kiến, họ không
dám đi thêm bước nữa, không dám lên tiếng và hành động để đấu tranh cho
hạnh phúc của riêng mình.
1.2. Tiểu thuyết của Dương Hướng trong dòng chảy văn học Việt Nam
đương đại
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Dương Hướng
Nhà văn Dương Hướng tên đầy đủ là Dương Văn Hướng, sinh ngày
8/7/1949, quê quán ở thôn An Lệnh, Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình. Đây là
mảnh đất dù đời sống vật chất, tinh thần còn nghèo khó nhưng tấm lòng thủy
chung và sự hi sinh của những con người nơi đây thật phi thường.
Bố ông là Dương Văn Phương, mẹ là Nguyễn Thị Thục, ông là con trai
duy nhất trong gia đình mang trọng trách một trưởng tộc trong tương lai. Vì
vậy, ngay từ nhỏ, Dương Hướng đã được gia đình giáo dục một cách rất
nghiêm ngặt với hi vọng ông sẽ cai quản ngôi từ đường họ Dương to nhất nhì
thôn Đoài. Thời đi học, Dương Hướng luôn là một học sinh xuất sắc để xứng
đáng với chức trưởng tộc trong tương lai.
Tháng 9 năm 1965, 17 tuổi, Dương Hướng đã bỏ học và trốn nhà xung
phong tình nguyện đi công nhân quốc phòng vùng tuyến lửa làm nhiệm vụ
vận chuyển hàng hóa, lương thực trên tuyến khu 4, từ Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh theo tuyến đường sông vào Bến Thủy Sông Lam. Năm 1967, ông
được cấp trên cho đi học lớp đào tạo thuyền máy trưởng tại trường Kĩ thuật
Hàng Giang Chí Linh Hải Dương. Sau khi ra trường (năm 1969), ông về công
tác tại công ty vận tải đường sông 208 thuộc cục đường sông.
Năm 1971, trước tình tình cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong giai
đoạn khốc liệt, Dương Hướng đã từ bỏ công việc mình đang làm để xung

9


phong đi bộ đội, hành quân vào chiến trường miền Nam trực tiếp chiến đấu
với kẻ thù. Ông thuộc đơn vị E573 Quân khu 5. Năm 1975, đất nước ta thống
nhất, ông trở về quê hương và đến năm 1976 thì chuyển ngành về Cục Hải
quan Quảng Ninh. Năm 2008, ông nghỉ hưu. Hiện tại, ông đang làm biên tập
cho báo Hạ Long ở thành phố Hạ Long - Quảng Ninh.
Dương Hướng tham gia sáng tác văn chương khá muộn. Ông bắt đầu
sáng tác những tác phẩm đầu tiên năm 1985, khi 36 tuổi. Tuy vậy, ông đã
nhanh chóng chứng tỏ tài năng nghệ thuật của mình và trở thành gương mặt
tiêu biểu cho nền văn học đương đại Việt Nam. Ông đến với văn chương nghệ
thuật bởi nguồn cảm hứng, những rung động từ trái tim chứ không phải sự gò
ép, bắt buộc. Có thể nói, ông là người ham viết, ham học hỏi và có trách
nhiệm với ngòi bút của mình.
Là người con sinh ra ở chốn làng quê Việt Nam, trải qua các cuộc chiến
tranh ác liệt, trực tiếp tham gia vào công cuộc chiến đấu chống kẻ thù và làm
việc ở cục đường sông, cục Hải quan nên ông có nhiều vốn sống. Đây là trải
nghiệm phong phú góp phần làm nên sự thành công trong những tác phẩm của
ông.
Những tác phẩm tiêu biểu của Dương Hướng bao gồm:
Tập truyện ngắn Gót son (1989)
Tiểu thuyết Bến không chồng (1990)
Tiểu thuyết Trần gian đời người (1991)
Tập truyện ngắn Người đàn bà trên bãi tắm (1995)
Tuyển chọn Dương Hướng (1997)
Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời (2007).
Tác phẩm của Dương Hướng còn đạt được những giải thưởng cao quý
như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991 với tiểu thuyết Bến
không chồng. Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội với truyện ngắn

Đêm trăng (1990). Giải A Văn nghệ Hạ Long với tập truyện Người đàn
bà trên bãi tắm (1996).
Tặng thưởng truyện ngắn hay Tạp chí Đất Quảng với truyện ngắn
10


Quãng đời còn lại (1987).

11


Tặng thưởng truyện ngắn hay Tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm
Người mắc bệnh tâm thần (1989).
Tặng thưởng truyện ngắn hay Tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm
Bến khách (2007).
Giải thưởng văn học Hạ Long với tiểu thuyết Dưới chín tầng trời năm
2012. Khi được hỏi duyên nợ nào đã đưa ông đến nghiệp cầm bút
trong khi
ông đang công tác trong một ngành vốn hơi xa với ngành viết lách thì Dương
Hướng trả lời rằng: “Tôi là người từng trực tiếp cầm súng chiến đấu trong
những năm chống Mỹ ở khu V. Ngày đó, tôi tham gia Trung đoàn 573, đóng
tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong chiến tranh, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh
đời. Nhưng nói thật là khi ấy, mải đánh đấm, đến việc có ngày về hay không
còn chưa nghĩ đến, chứ đừng nói đến chuyện viết lách. Sau khi rời quân ngũ,
tôi về làm việc trong ngành Hải quan Quảng Ninh. Ngày đó, tôi làm thợ máy,
tàu bè ít, nên cũng rỗi. Vậy là tôi viết ký, truyện ngắn lằng nhằng, gửi đi các
nơi, cũng chẳng nghĩ là sẽ trở thành nhà văn. Chỉ đến năm 1990, khi tôi về
làng, tôi mới thấy cảm nhận được số phận và những hy sinh ghê gớm của
những phụ nữ ở làng quê mình. Họ toàn những người thân cận, bạn bè… của
mình, những xót xa cứ ngấm vào trong người, nên bập vào viết thì thấy

“rắp”. Bến không chồng ra đời từ đó” [11].
Mọi người cho rằng Dương Hướng có số hưởng lộc văn khi nghe ông
kể rằng: “Ông đã nghỉ nửa năm không lương chỉ để ngồi viết Bến không
chồng theo đơn đặt hàng của một nhà xuất bản của tỉnh, mà ông cũng không
tin tưởng chắc chắn họ sẽ in” [15].
Đối với Dương Hướng, viết văn vừa là niềm đam mê nhưng đồng thời
cũng là nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời. Ông đã thể hiện quan điểm nghề
nghiệp của mình qua câu trả lời khi được một phóng viên hỏi: “Nhà văn quan
tâm đến vấn đề gì nhất trong cuộc sống?”. Ông đáp lại rằng: “Tôi hay nghĩ
đến cái chết. Phải là người dũng cảm mới dám nhìn thẳng vào cái chết. Trong
chiến trường, đồng đội tôi nói tới cái chết nhẹ tênh. Cần phải nghiêm túc nghĩ
cho thấu đáo về cái chết để mà sống. Đã từ lâu, tôi thấy rõ mình đang từng
giờ, từng ngày tự hủy hoại cả tinh thần lẫn thể xác của chính mình. Nhưng
12


chính tôi lại thấy rõ hơn ai hết, trong cái chết đi của mình có gì đó vẫn đang
lấp lánh hồi sinh, mỗi ngày một sáng rõ hơn, thấu đáo hơn và tinh tế hơn
trong cuộc sống. Tôi nghĩ mình viết được có lẽ nhờ những bức xúc, những va
đập cứ lặp đi lặp lại theo chu kì chết dần chết mòn rồi tự sống lại, tự hồi sinh,
lại viết. Viết để tự giải tỏa cho chính mình” [16].
1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Bến không chồng trong văn học đương đại Việt
Nam
Đại hội Đảng lần thứ VI của nước ta đã chủ trương đổi mới trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó có văn học. Đây cũng là lí do văn chương đương đại
mang một diện mạo hoàn toàn mới mẻ. Các tác phẩm đi sâu khắc họa những
con người và cuộc sống của họ trong thời kì hậu chiến. Nhà văn mở rộng đề
tài phản ánh của mình. Họ quan tâm nhiều hơn đến những gì đang diễn ra ở
cuộc sống thực tại. Đó có thể là những nỗi đau mà con người phải gánh chịu
do chiến tranh để lại. Đó có thể là cuộc sống của những người lính trở về thời

bình nhưng không bắt kịp dòng chảy của cuộc sống hiện tại. Và sự đối đầu
giữa các dòng họ ở làng quê Việt Nam cũng được các tác giả dành một sự
quan tâm đặc biệt.
Chiến tranh đã qua đi, văn học thời kì này thường đi sâu khai thác bức
tranh hiện thực và những bi kịch, số phận của con người thời hậu chiến.
Những tàn dư mà chiến tranh để lại đã trở thành nỗi ám ảnh đối với mỗi con
người. Sau chiến tranh, người ta cũng có thời gian nhiều hơn để nhìn nhận,
chiêm nghiệm lại những gì đã trải qua. Hiện thực đời sống thời kì hậu chiến
trở thành mảnh đất màu mỡ của văn học, nhất là ở thể loại tiểu thuyết, vì đây
là thể loại có dung lượng lớn, có khả năng thể hiện được toàn cảnh bức tranh
hiện thực đương thời một cách đầy đủ nhất. Các tên tuổi tiêu biểu trong thời
kì này phải kể đến Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo…
Tuy bước vào làng văn khá muộn và đến nghề viết ở độ tuổi 40 nhưng
Dương Hướng đã thực sự khẳng định được tài năng của mình qua tiểu thuyết
Bến không chồng (1990). Tác phẩm này đã nhận được Giải thưởng Hội Nhà
văn năm 1991 cùng tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường và Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh. Với thành công này,
Dương Hướng trở thành tên tuổi tiêu biểu trong công cuộc đổi mới nền văn
học nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
13


Nội dung của văn học thời hậu chiến rất phong phú với các mảng đề tài
khác nhau được thể hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau nhưng
tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng như một bông hoa mang
những hương sắc lạ, có sức hút và ảnh hưởng riêng đến nền văn học đương
đại bởi lẽ “cái tạng của Dương Hướng viết về chiến tranh luôn là không tiếng
súng, không ùng oàng, nhưng thân phận con người hiển nhiên được đặt lên
trên hết” [12]. Tiểu thuyết này đã được tái bản 13 lần và được dịch sang tiếng
Pháp và tiếng Ý. Không chỉ bạn đọc trong nước biết đến tác phẩm này mà bạn

đọc trên thế giới cũng không từ chối được sức hấp dẫn của nó. Bến không
chồng là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp văn chương của tác
giả và cũng nhanh chóng giúp Dương Hướng có một vị trí nhất định trong nền
văn chương đương đại.

14


CHƯƠNG 2
BIỂU HIỆN CỦA BI KỊCH THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG
2.1. Nạn nhân của chiến tranh
Chiến tranh đã đẩy con người vào cuộc sống lầm than, khổ cực. Những
người mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa con mất cha là hậu quả mà các
cuộc chiến tranh để lại. Giáo sư Phong Lê từng nhận định: “Bến không chồng
- như chính nghĩa ẩn và nghĩa đen của nó, với nhân vật trung tâm là người
phụ nữ trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc chiến chống Pháp lại tiếp
tục cuộc chiến chống Mĩ” [13]. Tất cả những con người vô tội đều là nạn
nhân của chiến tranh và trong đứa con đẻ tinh thần Bến không chồng của
mình, bên cạnh việc khắc họa thân phận người lính, Dương Hướng còn tập
trung làm rõ thân phận của những người phụ nữ sau chiến tranh.
Bà Nhân đã phải gánh chịu nhiều nỗi đau, nỗi mất mát do chiến tranh
mang lại. Nỗi đau của bà trải dài suốt hai cuộc chiến lịch sử của dân tộc.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, bà đã tiễn chồng ra trận chiến đấu và
mòn mỏi đợi chờ ngày chồng trở về nhưng kết quả là chồng bà đã hi sinh. Bà
trở thành hòn vọng phu với nỗi đau không thể nào diễn tả. Bao nhiêu năm
tháng chờ đợi cũng là bấy nhiêu hi vọng nhưng chiến tranh đã cướp đi người
chồng của bà. Cái chết của người chồng khiến bà Nhân “như đang thấy mình
ở một thế giới khác, mọi cảnh vật quanh chị đều nhuộm màu chết chóc” [2,
30]. Bà mơ thấy chồng mình trở về nhưng ông ấy chỉ đứng lặng im mà không

nói gì cả: “Bố thằng Hà về đấy à? Khiếp! Sao nhà cứ bôi nhem cái mặt thế
kia hả? Chú Vạn cũng về rồi đấy! Chú ấy có bao nhiêu là huân chương. Nhà
đừng dọa tôi nữa, vào đây với tôi đi” [2, 30]. Từ ngày chồng mất, hai đứa con
trai trở thành chỗ dựa duy nhất của bà Nhân, nhưng chiến tranh cũng cướp
đi hai đứa con trai mà bà hết mực yêu thương. Người ta bảo phụ nữ tóc dài
thường vất vả huống chi tóc bà Nhân lại đen nhánh và dài đến quá gối. Liệu
có phải điều người ta hay nói đã vận vào cuộc đời của bà? Phải chăng vì thế
mà khi đón nhận tin anh Hà hi sinh, bà đã “đón nhận cái tin khủng khiếp
này một cách điềm tĩnh tới mức lạnh lùng” [2, 169]. Mặt bà chỉ hơi tái đi khi
nghe chú Vạn giải thích
15


vòng vèo là đứa con trai cả đã chiến đấu vô cùng anh dũng, đó là một cái chết
vẻ vang. Dường như bà Nhân đã lường trước được điều này nên đôi mắt bà ráo
hoảnh, không có lấy một giọt nước mắt. Thực ra cái chết của người chồng đã
ám ảnh tâm trí bà và mọi người đâu biết rằng bà đã âm thầm khóc cạn cả nước
mắt trong suốt đêm qua khi nhận tin dữ đó. Đến khi chú Vạn thông báo cho
bà biết thì bà chỉ thốt ra những lạnh lùng nhưng bên trong thì đau đớn biết
nhường nào: “Thì ra là thế đấy. Có nghĩa là nó đã chết, thằng Hà đã chết” [2,
169]. Là một người mẹ, bà Nhân đã linh cảm tới điều này từ mấy đám truy
điệu trước: “Ngày hôm qua tôi tình cờ nhìn thấy mấy ông trên xã đi qua,
ông nào cũng liếc mắt nhìn vào nhà tôi. Thế là tôi hiểu ngay cơ sự. Và
đúng cái sự mà tôi đã linh cảm thấy từ lâu” [2, 169]. Nỗi đau không chỉ dừng
lại ở đó, nó còn tăng lên gấp bội phần khi bà nhận tin anh Hiệp đã hi sinh. Giờ
đây, bà có thể khóc “cho bõ những ngày muốn khóc cũng không được khóc”
[2, 226].
Dù mỗi người đều mang một tâm trạng, nỗi niềm riêng, nhưng “ai cũng
thấy, cả làng Đông này chỉ có mỗi bà Nhân là đau xót nhất” [2, 226]. Là
người hiểu được sự thật trong chiến tranh luôn có mất mát, nhưng chính bà

cũng không ngờ mọi mất mát đó lại đổ dồn vào bà. Hết tiễn chồng ra trận, bà
lại tiễn hai đứa con nhưng cả ba người đàn ông ấy đều vĩnh viễn ra đi chẳng
trở về. Cuộc đời bà cứ mất dần đi những người thân yêu. Lúc đầu là chồng,
rồi đến đứa con trai cả. Bà cứ hi vọng vào đứa con trai thứ hai sẽ trở về bởi
chồng và đứa con trai cả coi như đã gánh đi mọi rủi ro nhưng rồi Hiệp cũng
mãi mãi ra đi không bao giờ trở lại được nữa. Phải chứng kiến ba cái chết của
ba người thân trong gia đình, bà Nhân cảm thấy “hẫng đi như người rơi tõm
xuống một chiếc hố sâu thẳm” [2, 259], thậm chí đêm bà còn nằm mơ ba bố
con dẫn nhau về oán trách: “Mình là kẻ giết người, là mụ đàn bà ác độc! Tôi
đã đi rồi sao mình không để các con được sống yên ổn ở quê nhà?”. “Bố và
con đã đi rồi, sao mẹ không cho em con được sống?”.“Sao mẹ lại vui mừng
khi con đi vào chỗ chết?” [2, 259]. Bà Nhân đâu muốn những người thân yêu
của mình lần lượt đi vào chỗ chết. Tất cả là tại chiến tranh, tất cả là do thằng
Pháp thằng Mĩ chứ không phải do người phụ nữ vô tội ấy. Bà khiếp sợ hét lên
và cầu xin được ba cha con tha thứ: “Tôi không phải là kẻ giết người. Tôi lạy
mình hãy tha thứ cho tôi. Mẹ lạy các con hãy tha tội cho mẹ” [2, 259]. Nỗi
16


đau của người phụ nữ ấy cứ lớn dần lên khi chồng và hai con trai hi sinh ở
chiến trường. Bà Nhân cứ sống với nỗi đau kéo dài suốt cuộc đời. Sự mất mát
cứ lớn dần, bà Nhân đã tưởng mình không thể sống nổi nhưng rồi bà vẫn phải
sống đúng như những ngày bà đã sống. Bà là vợ liệt sĩ nên phải mạnh mẽ để
vượt lên trên tất cả những giấc mơ khủng khiếp để sống tiếp cuộc đời còn lại.
Cuộc đời của bà đã ba lần đứng trước quan tài giả không có thân xác của
người thân, trong đời bà đã có ba cái tang của chồng và hai đứa con. Chỉ có
những người trong cuộc mới thấu hiểu được nỗi đau ấy.
Chiến tranh không chỉ cướp đi tính mạng của con người mà nó còn để
lại những hậu quả nghiêm trọng. Khi biết Nghĩa có ý định đi bộ đội: “Hạnh
chợt rùng mình. Chả lẽ cánh chim lạc vừa vút qua lại là điềm báo trước sự

chia li. Thanh niên đi bộ đội lúc này là lẽ đương nhiên. Nhưng với Nghĩa thì
Hạnh chưa nghĩ tới” [2, 109]. Hạnh và Nghĩa vượt qua lời thề nguyền của cụ
tổ để tiến tới với nhau đã là một kì tích, mười bốn năm làm vợ Nghĩa, Hạnh
cũng khao khát có được một đứa con nhưng Nghĩa không có khả năng sinh
con do anh bị nhiễm chất độc màu da cam. Những lần Nghĩa được nghỉ
phép về nhà là những lần Hạnh hi vọng đợi chờ tin vui, chờ đợi một đứa con
để phá tan đi bao lời đồn “bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc” [2, 272]
của mọi người dành cho cô. Đâu phải Hạnh không muốn có con, cô cũng khao
khát được làm mẹ như bao người phụ nữ khác. Đứa con của Hạnh và Nghĩa sẽ
được đặt tên là Tình: “Tình - Nghĩa, được đấy anh ạ. Em tin rằng nó sẽ giống
anh. Nó sẽ là chàng trai kế thừa trưởng nam dòng họ Nguyễn mà lại” [2, 155].
Mười năm Hạnh “tự nhận mình là con chim đậu chờ đợi con chim bay đi trở
về” [2, 184]. Dài là thế mà cô vẫn mòn mỏi đợi chờ chồng trở về. Tình
yêu thủy chung dành cho người chồng ra đi trong thời chiến ác liệt thật đáng
khiến bạn đọc ngưỡng mộ. Ngay cả bản thân người ra đi còn không biết trước
được ngày trở về huống chi là người chờ đợi. Vậy mà Hạnh vẫn chờ đợi
Nghĩa, chờ đợi đứa con mà Nghĩa mang lại để rồi nhận về bao đau đớn. Cô
viết đơn li hôn với Nghĩa để anh tìm một người vợ khác sinh cho anh một đứa
con trai nối dõi. Chiến tranh là nguyên nhân dẫn đến cuộc hôn nhân của hai
người đi vào bế tắc. Nó đã khiến Hạnh phải chịu tiếng ác trong suốt những
năm làm dâu nhà họ Nguyễn. Nếu chiến tranh không xảy ra thì có lẽ Hạnh
và Nghĩa đã sống
17


trong niềm hân hoan, hạnh phúc khi chào đón đứa con bé bỏng đến với gia
đình nhỏ.
Là người vợ thứ hai của Nghĩa, bác sĩ Thủy cũng là nạn nhân của cuộc
chiến tranh. Chị biết chiến tranh đã lấy đi khả năng làm bố của Nghĩa nhưng vì
sự mong đợi, hi vọng của gia đình nhà chồng mà chị đã nhiều lần ra bến xe để

tìm và quan hệ với người đàn ông xa lạ rồi giấu giếm Nghĩa. Đã có những lần
chị cảm thấy nhục nhã, nhơ nhớp như một con điếm mà lại là con điếm không
cần tiền. Chị thương chồng, thương mẹ chồng, thương mình và thương cả
Hạnh vì chiến tranh đã đẩy họ vào hoàn cảnh bi kịch. Thủy và Hạnh đều có
chung một nỗi đau, họ đều bị chiến tranh tàn khốc tước đoạt đi thiên chức làm
mẹ cao cả. Để rồi họ quyết tâm đòi cho mình quyền có con như bao người phụ
nữ bình thường khác. Hạnh đến với chú Vạn và có một đứa con gái còn Thủy
thì đi xin con từ người đàn ông gặp gỡ lần đầu ở bến xe nhưng không thành.
Bà Khiên cũng không khỏi lo lắng khi cậu con trai duy nhất đi tòng
quân. Bà phải giấu chồng chuyện con trai đi chiến đấu và luôn mong ngóng
tin tức về cậu con trai duy nhất. Ngày Nghĩa chào mẹ để tòng quân, bà đã
lặng người nhìn theo bóng Nghĩa chạy vụt ra ngõ, “bà vội đứng dậy chạy vào
bếp đứng lặng cho nước mắt chảy xuống đôi gò má khô gầy của bà”, “bà cố
kìm lòng để không bật khóc thành tiếng” [2, 116]. Nỗi mong ngóng con trai
trở về đã theo bà ngay cả trong giấc ngủ. Bà mơ thấy ông Khiên về báo mộng:
“Đêm hôm qua tao nghe rõ tiếng bố thằng Nghĩa về báo mộng thằng Nghĩa bị
cụt mất một tay. Đúng ngày mười bảy tới nó về. Nếu đúng vậy, nó có cụt tay
cũng còn may” [2, 182]. Có người mẹ nào lại không mong con mình trở về từ
chiến trường, giấc mộng ấy đã khiến bà sống trong tâm trạng phấp phỏng chờ
đợi đến ngày mười bảy trong suốt một tuần liền.
Dù không ghét bỏ Hạnh nhưng bà buộc phải tác động đến Nghĩa vì
mong muốn có một đứa cháu: “Nghĩa ơi, con cũng phải cân nhắc cho kỹ lời
chú Xeng nói. Mẹ cũng không ghét bỏ gì con Hạnh. Nhưng tương lai của con
không thể mãi thế này được” [2, 276]. Con trai bà là trưởng tộc họ Nguyễn,
với nỗi lòng của một người mẹ thì điều bà mong muốn có một đứa cháu là
hoàn toàn dễ thông cảm. Nhưng nếu những năm chiến tranh không lấy đi cơ
hội làm bố của Nghĩa thì liệu rằng bà có phải gây sức ép khiến anh bỏ Hạnh
18



rồi tiến tới với Thủy hay không? Thực ra bà cũng chỉ là nạn nhân của chiến
tranh, vì hoàn cảnh mà chia rẽ đôi vợ chồng trẻ.
Những người phụ nữ làng Đông còn có Dâu, Cúc, Thắm, Hồng, chị
Nhài… họ cũng không thể tránh khỏi những bi kịch mà chiến tranh mang lại.
Chị Hồng mấy năm trông chờ anh Hà về để làm đám cưới. Chị Nhài, “mười
năm nay chung thủy chờ chồng bỗng nhiên hôm nọ lại nổi máu lên tí tởn với
thằng Dục, bị mẹ chồng bắt quả tang” [2, 224]. Nếu không có chiến tranh,
chồng chị Nhài không phải ra chiến trường thì có lẽ chị đã không làm như vậy.
Dâu chờ đợi anh Hiệp nhưng cuối cùng cũng chỉ nhận được giấy báo
tử. Bao nhiêu năm chờ đợi rồi nhận được tin người mình yêu hi sinh ngoài
mặt trận, có nỗi đau nào xót xa hơn thế? Người yêu của mình đã hi sinh, cô
kìm nén nỗi đau ấy để chia vui với Hạnh khi Nghĩa trở về. Phải là người phụ
nữ vô cùng mạnh mẽ thì Dâu mới có thể cảm thấy sung sướng khi bỗng dưng
mình trở thành gái tân: “Mày tưởng mỗi mình mày sung sướng hả? Tao cũng
sung sướng, vì bỗng dưng tao lại trở thành gái tân… Vong hồn anh Hiệp sẽ
phù hộ tao nay mai kiếm được một anh chàng nào đấy. Mày khỏi phải thương
hại tao” [2, 233 - 234]. Ngỡ rằng một cô gái có cá tính mạnh mẽ như Dâu sẽ
được sống hạnh phúc nhưng nào ngờ viễn cảnh góa bụa lại diễn ra với cô khi
anh Hiệp đã tử trận ngoài chiến trường. Dường như thời gian chờ đợi đã khiến
cô mạnh mẽ hơn rất nhiều, mọi người còn bảo Dâu giống đàn ông: “Kiểu này
anh Hiệp mày không về thì tao cũng hóa đàn ông luôn” [2, 208]. Tính cách
Dâu cũng thật lạ, “lúc thì lầm lầm, lúc lại sôi lên sùng sục như thể thằng Hiệp
giữ nó” [2, 260]. Cô chung thủy một lòng với anh Hiệp nên đã quyết không
lấy chồng rồi nương nhờ nơi cửa Phật từ bi. Đã có lúc cô cũng muốn liều
mình như cái Thắm: “Hạnh này, giá hồi ấy tao với anh Hiệp mày cứ liều như
con Thắm với anh chàng pháo thủ có khi lại hóa hay. Tao với anh Hiệp ngày
ấy mà có con với nhau thì bây giờ nó phải lớn tướng rồi. Bu mình lại chả
mừng rơn” [2, 234]. Lời nói như có chút gì tiếc nuối khi ngày ấy hai người
không có con. Đứa con sẽ trở thành chỗ dựa, trở thành nguồn sống và cũng là
niềm an ủi của Dâu nhưng sự khốc liệt của chiến tranh đã không cho cô có cơ

hội được thực hiện điều đó.

19


Một nhân vật khác mà bạn đọc không thể bỏ qua là Cúc. Cô trả lại trầu
cau cho anh Thành vì không chấp nhận được khuôn mặt dị dạng của anh. Mọi
việc xảy ra nhanh quá khiến cô không hiểu rõ được mình có yêu anh Thành
thật hay không. Ngày anh Thành trở về mang vết thương trên mặt, cô bàng
hoàng khi cứ cố hình dung ra gương mặt lành lặn của anh ấy nhưng lại chỉ
thấy xa lạ đến mức đáng sợ. Ngày anh khoác balô về làng, bố mẹ anh ấy cũng
không nhận ra được con mình. Anh Thành “bị bom cháy toàn thân, mặt sần
sùi phồng rộp lên đỏ lừ” [2, 182]. Thành là người chiến sĩ trở về quê hương
được mọi người ngợi ca, tôn trọng. Nhưng vì khuôn mặt dị dạng do bom đạn
chiến tranh mà Cúc đã từ hôn và mang trả lại trầu cau. Gương mặt ấy đã ám
ảnh cô cả trong giấc mơ. Cô đã trút hết bầu tâm sự với Hạnh: “Trong đêm tối
em nghe anh ấy nói, em tưởng tượng rõ ra khuôn mặt của anh ấy ngày xưa và
giọng nói của anh vẫn ấm và dễ thương. Đến sáng nay anh ấy lại sang nhà
em. Em nhìn vào gương mặt anh ấy và bỗng thấy mọi sự đều tan biến đổ vỡ
hết. Em nhận ra mình không yêu anh ấy, em không thể yêu anh ấy. Ôi giá mà
đôi mắt em mù lòa đi không nhìn thấy mà chỉ nghe anh ấy nói” [2, 186]. Cúc
thương và quý mến anh Thành hơn tất cả mọi người nhưng cô lại thấy hoàn
toàn xa lạ, xa lạ đến mức đáng sợ mỗi khi nhìn vào gương mặt ám ảnh ấy.
Hầu như tất cả mọi người ở làng đều giận cô vì cô đã từ chối một con người
mà không phải ai cũng có vinh dự được người ấy hỏi cưới. Ngay cả Hạnh
cũng trách Cúc: “Cô này lạ nhỉ, mới được có ba ngày, cô không yêu sao nhận
trầu cau của người ta? Với người khác thì đi một nhẽ. Đằng này với anh
Thành, cô làm thế thì bằng giết người ta” [2, 185]. Không chỉ vậy, Dâu cũng
nói với Cúc rằng: “Cúc ơi! Tao bảo thật, mày mà chê anh Thành là mày bỏ
phí cả một đời đấy em gái ạ. Người như anh ấy đánh gục cả mười tay như tay

Huy chồng cái Thắm” [2, 191]. Người cô ruột của Cúc cũng nói rằng: “Cháu
dại lắm. Chê thằng Thành thì cháu sẽ ế không ma nào dám hỏi mày làm vợ
nữa. Cũng đừng có hi vọng thanh niên làng khác vác mặt đến làng này với
mày. Dù mày có đẹp như tiên cũng chỉ lấy được cỡ như thằng Ngốc” [2, 199].
Chính Cúc cũng cảm thấy bản thân mình là kẻ độc ác, là kẻ có tội với anh
Thành và với mọi người nhưng nỗi buồn và sự khó xử của cô thì ít ai có thể
hiểu được. Kể từ đó, cô sống lặng lẽ như cái bóng, “bất kể đi đâu, ở chỗ đông

20


×