Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT

MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MA VĂN KHÁNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT

MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MA VĂN KHÁNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



GVC. TS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến T.S La Nguyệt
Anh, ngƣời cô tận tâm nhiệt tình đã hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô trong tổ Văn
học Việt Nam, khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đã quan
tâm tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Triết luận trong tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, nghiên cứu này không trùng với bất kì kết quả nghiên cứu của
tác giả nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 6
1.1. Khái niệm triết luận và triết luận trong văn chƣơng .................................. 6
1.2. Triết luận trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ........................................ 7
1.3. Tác giả Ma Văn Kháng và cảm quan triết luận văn chƣơng.................... 10
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng............... 10
1.3.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn - Giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật ........................................................................................................ 12
CHƢƠNG 2 SỰ BIỂU HIỆN TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG MÙA LÁ
RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG.......................................... 15
2.1. Triết luận về văn hóa dân tộc .................................................................. 15
2.1.1. Triết luận qua các lễ thức văn hóa dân tộc............................................ 15
2.1.2. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ................................................ 17
2.2. Triết luận về gia đình ............................................................................... 19
2.2.1 Gia đình – một thực thể của xã hội ........................................................ 19
2.2.2 Gia đình – nơi bảo vệ phẩm giá con ngƣời ........................................... 22


2.3. Triết luận về con ngƣời ............................................................................ 25

2.3.1. Con ngƣời trong các mối quan hệ gia đình và xã hội ........................... 25
2.3.2. Con ngƣời bản thể ................................................................................. 31
CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG
TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN
KHÁNG .......................................................................................................... 34
3.1. Kết cấu, cốt truyện ................................................................................... 34
3.1.1. Kết cấu tác phẩm .................................................................................. 34
3.1.2. Cốt truyện .............................................................................................. 36
3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu mang tính triết luận .............................................. 39
3.2.1. Ngôn ngữ đời thƣờng, đậm chất chiêm nghiệm.................................... 39
3.2.2. Giọng điệu đa thanh với nhiều sắc thái ................................................. 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trải qua thời gian, văn học luôn luôn dõi theo con ngƣời và trở
thành một hành trang cho cuộc sống. Những vấn đề, bài học mà các nhà văn
gửi vào trong mỗi tác phẩm của mình đều mang lại những giá trị tốt đẹp đến
với con ngƣời. Cùng bƣớc vào thế giới của văn học, chúng ta sẽ thấy cả một
chặng đƣờng của lịch sử dân tộc. Ở mỗi thời kì, các nhà văn lại sáng tạo, tìm
tòi và phát triển những nét đặc sắc tạo nên sự đặc trƣng của các giai đoạn
trong văn học.
Văn học Việt Nam sau năm 1975 có rất nhiều sự thay đổi so với giai
đoạn trƣớc. Các nhà văn giai đoạn này đi sâu vào những gì dung dị, đời
thƣờng của con ngƣời. Đó là nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền… là ƣớc mơ có một
cuộc sống đầy đủ nhƣng vẫn giữ gìn đƣợc những phẩm chất vốn có trƣớc sự
thay đổi nhanh chóng của xã hội. Không đi chệch ra khỏi sự đổi mới của nền
văn học, tiểu thuyết giai đoạn này cũng có sự đổi thay tích cực để phù hợp với

khuôn khổ và sự phát triển của thời đại. Trong dòng của mạch cảm xúc ấy có
rất nhiều nhà văn, tác giả nổi bật của thế hệ nhà văn sau 1975 nhƣ Nguyễn
Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý, Nguyễn Việt Chiến, Dƣ Thị
Hoài, Y Phƣơng (trong thơ)… Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phƣơng, Võ Thị
Hảo, Hồ Anh Thái (trong văn xuôi)… Trƣơng Đăng Dung, Đỗ Lai Thúy,
Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Hòa (lý luận phê bình)…
Và trong đó không thể không kể đến nhà văn Ma Văn Kháng một nhà văn nổi
bật của nền văn học đƣơng đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Tác phẩm của
Ma Văn Kháng luôn thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời đọc.
Ông đƣợc biết đến với rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng nhƣ: Đồng bạc
trắng hoa xòe (1979), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có
giấy giá thú(1986)… Với bút lực dồi dào nhƣ găm vào tâm khảm ngƣời đọc,
đến năm 2017, Ma Văn Kháng tiếp tục xuất tiểu thuyết Chim én liệng trời cao
– đây chính là tác phẩm mới nhất của nhà văn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Ma Văn Kháng cũng nhƣ lạm bàn về nội
dung và nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng luôn là

1


những mảnh đất màu mỡ để độc giả, nhà nghiên cứu có thể khai thác và tìm
hiểu.
1.2. Có thể nói, một trong những nét đặc sắc nhất trong tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng ở đây chính là sự đổi mới về tƣ tƣởng. Chất triết luận chính là
yếu tố rõ ràng nhất thể hiện chất tƣ tƣởng mà Ma Văn Kháng đã gửi gắm vào
các tác phẩm của ông nhƣ sự suy ngẫm về thời đại, văn hóa, gia đình và con
ngƣời... Ở đó thu hút bạn đọc bởi những quan niệm, những suy tƣ đánh giá về
mọi mặt của xã hội – điều mà độc giả hƣớng đến.
1.3 Tiểu thuyết là một trong những thể loại văn học luôn luôn có sức
hút với mọi thời đại. Ở tiểu thuyết chúng ta có thể phản chiếu hiện thực một

cách rõ ràng với hệ thống nhân vật dồi dào với những tính cách đa dạng và
phức tạp. Với Ma Văn Kháng tiểu thuyết của ông không chỉ dừng lại ở việc
phản ánh hiện thực xã hội mà còn mang yếu tố triết luận vô cùng sâu sắc.
Nghiên cứu yếu tố triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng chúng ta có thể làm rõ một khuynh hƣớng vô cùng phát triển sau
1975. Với những lí do trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Triết luận
trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”. Việc nghiên
cứu và tìm hiểu một cách có hệ thống vấn đề này là một hƣớng nghiên cứu
đầy triển vọng, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều khám phá mới mẻ về chiều sâu tƣ
tƣởng của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng.
Hy vọng đây là một hƣớng nghiên cứu có ý nghĩa góp phần vào việc nghiên
cứu và giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khuynh hƣớng triết luận trong văn chƣơng sau đổi mới phát triển
vô cùng mạnh mẽ và đặc biệt là ở mảng văn xuôi. Bắt kịp xu hƣớng của thời
đại, Ma Văn Kháng sáng tạo và bổ sung vào văn chƣơng Việt Nam những tác
phẩm mang yếu tố triết luận rõ ràng và sâu sắc. Nhiều tác giả đã đi sâu vào
việc nghiên cứu chất triết luận trong mảng văn xuôi nhƣ cuốn khảo cứu Triết
lý văn hóa và triết luận văn chương của Hoàng Ngọc Phách, Triết luận trong
truyện ngắn Nguyễn Khải (Nguyễn Thị Huấn – Luận văn thạc sĩ Ngữ văn –
ĐHSPHN 2002), Chất triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

2


(Hoàng Thị Nhiệm- Luận văn tốt nghiệp- Đại học sƣ phạm Hà Nội
2013)…đều là những công trình đi sâu nghiên cứu về yếu tố triết luận trong
văn xuôi để tìm hiểu về những tƣ tƣởng mới mẻ của các nhà văm khi thể hiện
những nét dung dị của đời sống.
2.2. Yếu tố triết luận trong trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng

trở thành đối tƣợng quan tâm trong nhiều nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai trong luận văn thạc sĩ: Những chuyển
biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới đã nhận ra:“Văn phong
Ma Văn Kháng xuất hiện nhiều những câu, những đoạn mang đậm tính triết
lí, chiêm nghiệm, đánh giá của nhà văn về cuộc sống con người, về nhân tình
thế thái” [12] nhƣng cũng chƣa đi nghiên cứu sâu về vấn đề này trong tiểu
thuyết của ông. Vì vậy luận văn “Triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng” sẽ tiếp nối những công trình đi trƣớc về
khuynh hƣớng triết luận để có thể tìm hiểu về triết luận một cách sâu sắc hơn
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói
chung.
2.3. Các tác phẩm của Ma Văn Kháng luôn trở thành “những mảnh đất
màu mỡ” để tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều các nhà nghiên cứu cả nƣớc.
Rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu, nghiên cứu về các
tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng nhƣ Phong cách tiểu thuyết Ma Văn
Kháng (Nguyễn Thị Phƣơng – Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt
Nam, 2014), Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi
mới (Nguyễn Thị Thanh Mai- Luận án thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm thành
phố Hồ Chí Minh 2008), Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn (Lƣu Thị Thanh Nga – Khóa luận tốt nghiệp – ĐHSP Hà Nội 2,
2015)… nhƣng chƣa có một bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu về yếu tố triết
luận trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Điểm qua về tình hình nghiên cứu
yếu tố triết luận trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có ít nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm đến. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một công trình
nào nghiên cứu sâu về yếu tố triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn. Chính vì vậy mà tôi mong rằng khóa luận này sẽ là một nghiên cứu độc

3



đáo đi sâu vào khuynh hƣớng triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn của nhà văn Ma Văn Kháng.
3. Mục đích nghiên cứu
Triển khai đề tài: “Triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
của Ma Văn Kháng” nhằm mục đích: Tìm hiểu triết luận đƣợc thể hiện trong
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để thấy đƣợc sự tiếp thu và phát triển cũng
nhƣ những nét mới về triết luận của nhà văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề mang tính triết luận trong tiểu thuyết nói
chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng nói riêng
Nghiên cứu một số phƣơng diện của triết luận : Triết luận về thời đại,
triết luận về dân tộc, triết luận về gia đình, triết luận về con ngƣời…
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Triết luận đƣợc biểu hiện trong Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng trên các phƣơng diện về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khóa luận này, tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau: Phƣơng pháp lịch sử: Tìm hiểu sự vận động và phát triển của văn
xuôi Việt Nam sau 1975 nói chung và tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng nói riêng.
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng với những tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn khác (Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu) để thấy đƣợc nét nổi bật về triết luận trong tiểu
thuyết của ông.

4



Phƣơng pháp phân tích tác phẩm: Phân tích Mùa lá rụng trong vườn
theo đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết để làm rõ nội dung và nghệ thuật mang
tính triết luận của tác phẩm.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận chỉ ra khuynh hƣớng triết luận trong sáng tác của Ma Văn
Kháng.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chƣơng chính:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Sự biểu hiện tính triết luận trong Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện tính triết luận trong tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm triết luận và triết luận trong văn chƣơng
Văn học sau 1975 nổi lên rất nhiều khuynh hƣớng văn chƣơng mới
cùng những sáng tác nghệ thuật nổi bật. Triết luận cũng nằm trong số đó và
thu hút sự chú ý của rất nhiều các nhà văn đƣơng thời. Chƣa có một định
nghĩa chính xác về khái niệm triết luận. Nhƣng theo lối chiết tự từ Hán-Việt
ta có thể hiểu “triết luận” đƣợc cấu thành từ hai yếu tố “triết” và “luận”.
“Triết” ở đây có thể hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
ngƣời về thế giới; về vị trí, vai trò của con ngƣời trong thế giới ấy. Còn
“Luận” có thể hiểu là những yếu tố lập luận, bàn luận về một vấn đề nào đó.

Nhƣ vậy, “triết luận” là những yếu tố lập luận, bàn luận về một hệ thống tri
thức trong đời sống xã hội. Vậy triết luận trong văn chƣơng là gì? Theo
Hoàng Thị Nhiệm: “Triết luận trong văn chương chính là sự khám phá quy
luật của đời sống bằng tư duy nghệ thuật, có nghĩa là nó gắn với những đặc
trưng cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo văn chương. Thông qua thế
giới hình tượng, người nghệ sĩ thể hiện những trải nghiệm riêng, những kinh
nghiệm riêng về đời sống vừa có chiều sâu, vừa cụ thể, sinh động.” [16,
tr.10]. Thật vậy, các nhà văn đã thể hiện những triết lí sâu xa của bản thân
thông qua những suy nghĩ, lời nói, hành động của các nhân vật trong tác phẩm
để làm nổi bật những quy luật mang tính triết học trong đời sống.
Tuy nhiên không phải tác phẩm văn học nào cũng mang tính triết luận.
Bởi triết luận chỉ xuất hiện khi thời xã hội đó có nhiều sự thay đổi và biến
động tác động đến nền văn học. Triết luận đƣa ra những suy nghĩ, lí giải về
các vấn đề lớn, đƣa ra nhận thức liên quan đến đời sống xã hội của con ngƣời.
Chính vì vậy, để đƣa đƣợc chất triết luận vào trong văn chƣơng chƣa bao giờ
là một chuyện dễ dàng. Thế nhƣng, văn học Việt Nam sau 1975 có cơ sở lớn
để tạo nên tính triết luận trong văn chƣơng. Bởi sau giải phóng, đất nƣớc ta có
nhiều sự thay đổi, biến động mang tính thời sự, cấp thiết và đã tạo nên nhiều
vấn đề khác so với các giai đoạn trƣớc. Chính vì vậy, văn học Việt Nam sau

6


1975 là tiền đề để phát triển chất triết luận trong văn chƣơng giai đoạn này,
đặc biệt là ở mảng văn xuôi.
Và vì vậy, triết luận đã đi sâu vào đời sống của văn học một cách rõ nét
qua rất nhiều sáng tác mang tính nghệ thuật của các nhà văn thời kì sau 1975.
Trong các nhà văn đem lại ảnh hƣởng về triết luận trong văn chƣơng một cách
rõ nét không thể không nhắc đến Ma Văn Kháng. Ông đã từng nói: “Tôi rất
quan tâm đến tính triết luận, cho nên ở các truyện ngắn tôi thích, tôi thường

tìm được điểm nhấn, nó như những cái mấu mắc vào lòng bạn đọc.” [9,
tr.209]. Các tác phẩm của ông dƣờng nhƣ thể hiện một cách xuất sắc, khiến
ngƣời đọc cảm nhận ngay từ câu chữ cho đến nội dung của tác phẩm đều
mang yếu tố triết luận. Tuy không thƣờng xuyên, thế nhƣng có lúc Ma Văn
Kháng đã sử dụng giọng điệu triết lý, triết luận để bộc lộ quan điểm của mình
của nhà văn. Ông nhận ra rằng, "văn là văn. Văn không phải là chính trị, kinh
tế học được hình ảnh hóa. Văn cũng chẳng phải là cỗ đại xa mang nhãn hiệu
Komatsu hay Côccum có sức chở ba chục tấn hay chiếc xe bò bánh gỗ chở
lổng chổng trên nó mấy thứ hàng tư tưởng rẻ tiền hay đắt giá. Văn là chính
nó, ở chỗ nó chỉ có mỗi một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn
chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống, chi phối nó chỉ có
một sức mạnh duy nhất của đời sống" [10,tr.149]. Tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn là minh chứng cho sự thể hiện yếu tố triết luận một cách cụ thể
nhất, rõ ràng nhất.
1.2. Triết luận trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Văn học Việt Nam sau 1975, có rất nhiều thay đổi so với giai đoạn
trƣớc đó. Giai đoạn này, nền văn học Việt Nam đã đổi mới ở tất cả các thể
loại nhƣ thơ ca, văn xuôi. Nếu nhƣ thơ ca chuyển biến rõ nét về cách thể hiện,
câu, chữ,… thì ở mảng văn xuôi cách thức thể hiện, nội dung và chiều sâu suy
tƣởng mang lại niềm hứng thú với các tác giả giai đoạn này. Triết luận là
điểm mới, là sự hứng thú của các tác giả văn xuôi và yếu tố triết luận trong
văn chƣơng chính là sự hòa quyện của luận lí, triết học vào các tác phẩm văn
chƣơng để làm nổi bật lên cái chiều sâu tƣ tƣởng trong tác phẩm. Triết luận
mang lại cảm thức về những vấn đề bình dị trong cuộc sống hằng ngày ở
chiều sâu về nhận thức. Những vấn đề trong các tác phẩm văn xuôi giai đoạn
7


này thƣờng thiên về cuộc sống của con ngƣời trong một thời đại mới, đất
nƣớc bƣớc qua giai đoạn chiến tranh gian khổ và ác liệt để bƣớc vào thời kì

xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc vƣợt
qua những khó khan mà giai đoạn trƣớc đó mang lại. Ở thời bình, tuy không
còn chiến tranh nhƣng cuộc sống con ngƣời còn mang lại nhiều hơn những
nghĩ suy, những lo toan về cuộc sống sau này. Không còn nỗi lo bom đạn, con
ngƣời sau 1975 lo lắng về cơm, áo, gạo, tiền… về những bản sắc văn hóa dân
tộc đang dần dần bị thui chột trong một xã hội đang lên ngôi về thế lực của
đồng tiền. Tất cả những cảm thức đó đi vào văn học và khiến các tác giả trăn
trở, suy nghĩ về điều đó. Nhắc đến yếu tố triết luận giai đoạn này, ta có thể
thấy một vài nhà nghiên cứu dã đƣa ra rất nhiều những nhận định sâu sắc về
triết luận nhƣ nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đã nhận định “cảm hứng
chiêm nghiệm, triết lí – nơi bộc lộ những kinh nghiệm từng trải và nhu cầu
nhận thức đời sống từ các quy luật phổ quát… ý thức tự vấn thường trực góp
phần làm cho cảm hứng triết luận trở thành một nét phong cách quan trọng
của văn xuôi đương đại” [11, tr.243]. Bên cạnh nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Long thì Nguyễn Thị Bình khẳng định: “tăng cường tính triết luận là khuynh
hướng nổi bật trong văn xuôi thời kì đổi mới” [1, tr.116]. Triết luận thổi vào
văn chƣơng một luồng gió mới, mang đến cho văn chƣơng những tƣ tƣởng,
chiêm nghiệm về cuộc đời, con ngƣời, thế giới một cách sâu sắc và lắng đọng.
Không phải chỉ đến giai đoạn này triết luận mới xuất hiện trên văn đàn mà từ
thời văn học trung đại các nhà văn, nhà thơ cũng đã đƣa ra những triết lí
những chiêm nghiệm về thế sự, cuộc đời trong thơ văn của mình.
Đi tìm hiều về yếu tố triết luận trong văn chƣơng là chúng ta đi sâu vào
khai thác, khám phá quy luật của đời sống bằng những chiêm nghiệm, lí giải
mang tính chất triết học đƣợc thể hiện qua những kinh nghiệm đúc kết từ các
quá trình tìm tòi, nghiên cứu cũng nhƣ khám phá của các tác giả. Thông qua
thế giới của nhân vật, các tác giả sẽ lí giải những trải nghiệm, kinh nghiệm mà
họ đã trải qua, tìm hiểu qua một cách sâu sắc, sinh động. Và khi yếu tố này
trong các tác phẩm nổi lên nhƣ một đặc trƣng nó sẽ đem lại cho tác phẩm ấy
những giá trị nghệ thuật mới, hấp dẫn cũng nhƣ đem lại cho các tác giả phong
cách và cá tính sáng tạo riêng. Chính vì vậy, triết luận trong văn chƣơng, đặc


8


biệc là ở mảng văn xuôi sẽ đem lại những hứng thú cũng nhƣ sự lí giải sâu sắc
về những vấn đề nổi bật trong xã hội mà mọi tầng lớp đều quan tâm đến.
Văn xuôi sau 1975 mang trong mình nhiều đặc điểm nổi bật và đáng
quan tâm so với các giai đoạn trƣớc đó. Bởi lẽ giai đoạn này thay đổi mọi thứ
cả về quan niệm cho đến các khuynh hƣớng sáng tác. Và trong đó khuynh
hƣớng về triết luận đƣợc các tác giả giai đoạn này chú ý và quan tâm khá lớn.
Chính vì vậy, triết luận trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 thể hiện những đặc
điểm riêng biệt của mình và phát triển khá rõ rệt và thể hiện rõ nhất ở mảng
tiểu thuyết.
Đặc điểm đầu tiên chúng ta có thể kể đến ở đây đó là về mặt nội dung,
triết luận trong văn xuôi giai đoạn này mang những cảm thức về thế sự, về
cuộc sống và những suy nghĩ sâu xa trong tâm hồn con ngƣời. Nội dung của
triết luận gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội từ lối sống, văn
hóa, công việc và cả mối quan hệ giữa con ngƣời trong gia đình và ngoài xã
hội.
Đặc điểm thứ hai về yếu tố triết luận trong văn xuôi giai đoạn này là
khuynh hƣớng triết luận giải thích đƣợc bằng cả những nét nghệ thuật tiêu
biểu mà tác giả thể hiện trọng tác phẩm văn chƣơng của mình. Mỗi tác giả lại
có cách khác nhau để từ những nét nghệ thuật đó bộc lộ đƣợc những tƣ tƣởng,
triết lí mà mình muốn gửi gắm tới độc giả.
Trƣớc Ma Văn Kháng, đã có rất nhiều nhà văn khai thác về khuynh
hƣớng triết luận trong văn xuôi, có thể kể đến nhƣ Nguyễn Khải với các tập
truyện ngắn nhƣ “Mùa lạc, Hà Nội trong mắt tôi,Một người Hà Nội” …Tuy
chƣa đi sâu vào nội dung triết luận nhƣng nhƣng triết lí sâu xa mà Nguyễn
Khải đóng góp cho nền văn học cũng là rất lớn. Bên cạnh Nguyễn Khải chúng
ta còn có thể kể đến một vài nhà văn cũng đem khuynh hƣớng triết luận vào

văn xuôi giai đoạn này nhƣ Nguyễn Minh Châu (Chiếc thuyền ngoài xa, bến
quê…), Nguyễn Thi (Những đứa con trong gia đình, người mẹ cầm súng…).
Triết luận trong văn xuôi sau 1975 phát triển mạnh và Ma Văn Kháng cũng
chính là một nhà văn đón nhận và phát triển nó.

9


1.3. Tác giả Ma Văn Kháng và cảm quan triết luận văn chƣơng
Triết luận trong văn xuôi đối với Ma Văn Kháng là một hƣớng tìm hiểu
mới. Ông mang đến một cảm quan riêng của mình để thể hiện những hiện
tƣợng trong cuộc sống từ sự lí giải bằng triết học. Ông là một trong những tác
giả tiếp nối Nguyễn Khải để có thể đi sâu vào khai thác khuynh hƣớng triết
luận trong văn xuôi sau 1975.
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê
ông ở phƣờng Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Năm mƣời bốn
tuổi, Ma Văn Kháng đã tham gia tổ chức thiếu sinh quân, rồi sau đó đƣợc cử
đi học ở Khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp
Đại học Sƣ phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn. Lấy bút
danh là Ma Văn Kháng chính là cách để ông ghi nhớ những kỉ niệm không
thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không ngại gian khó, lăn
lộn với công việc dạy học nơi bản làng, và bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của
mình với đồng bào các dân tộc vùng cao mà ông đã gắn bó hơn mƣời năm
trời. Năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm phó giám đốc- Tổng
biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt
Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nƣớc ngoài… Với những đóng góp tích
cực cho vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật, Ma Văn
Kháng đƣợc tặng Giải thƣởng văn học ASEAN năm 1998 và Giải thƣởng nhà
nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2001.

Hơn 20 năm sống ở Lào Cai, nơi ông gọi miền đất vàng, nơi đã cho ông
những chất liệu quý giá và nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ để ấp ủ và cho
ra đời những tiểu thuyết kỳ vĩ về vùng biên ải. Cũng chính Lào Cai đã cho
ông một tâm hồn Mông trong lòng một ngƣời Hà Nội. Bƣớc ngoặt trong đời
viết văn của Ma Văn Kháng chính là thời điểm chuyển công tác về Hà Nội,
ngôi nhà trong ngõ nhỏ 221, phố Sinh Từ là nơi ông đã sống và viết “như
chưa bao giờ được viết. Viết như kẻ đói cơm khát nước nay được uống được
ăn. Viết trong nỗi mê sảng mà sáng láng, không chấp việc nhỏ để dành sức
làm việc lớn... bởi cao hơn cả là tình yêu mãnh liệt với Tổ quốc và dân tộc

10


mình. Một tình yêu thực sự chứ không phải thứ mơn trớn vuốt ve mộng mị
hoặc thói tiểu xảo và tức khí vặt. Một tình yêu cao cả, bao hàm trách nhiệm
lớn lao... một tình yêu dùng đến cả thách đố để làm bằng...”
Quá trình sáng tác và hoạt động nghệ thuật bền bỉ của Ma Văn Kháng
đã giúp ông có một sự nghiệp văn chƣơng vô cùng đồ sộ với gần 20 truyện
ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 8 tập truyện dành cho thiếu nhi. Bên cạnh đó
năm 1998, Ma Văn Kháng đã nhận đƣợc giải thƣởng văn học Đông Nam Á.
Bằng sự cần mẫn của mình, ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn và
đáng trân trọng cho nền văn học dân tộc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông
có thể kể tên nhƣ : Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết 1979), Vùng biên ải
(tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Ngày đẹp trời
(tập truyện ngắn, 1986), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết 1989)…
Con đƣờng sáng tác văn học của Ma Văn Kháng có thể nói là cả một sự
cố gắng, say mê, miệt mài với hoạt động văn chƣơng nghệ thuật theo sát ông
là sự quyết tâm tột độ, lòng yêu nghề say đắm chính điều đó đã tạo nên một
Ma Văn Kháng hoàn thiện và hoàn toàn khác biệt với bất kì nhà văn nào. Bản
thân Ma Văn Kháng cho rằng : “Công việc văn chương không đơn giản chỉ là

tài năng mà còn là sự vật lộn, trăn trở, nghiên ngẫm, từng trải, luôn canh
cánh mắc nợ với đời. Văn chương phải tự nhiên như đời sống, phải tác động
đến đời sống tâm tư, tình cảm của mỗi cá nhân con người, cái viết ra phải
làm cho con người hoặc sung sướng phát điên lên hoặc đau đớn quặn thắt
đến từng khúc ruột, hoặc ngẩn ngơ như một kẻ mắc bệnh trầm cảm” .
Nếu nhƣ nhà văn Nguyễn Khải đƣa ra những chiêm nghiệm, những lí
giải về quan niệm nhân sinh của con ngƣời, lối sống của họ qua cách thể hiện
văn hóa trong các tác phẩm nhƣ Danh dự,Một người Hà Nội, Nắng
chiều…hay Nguyễn Minh Châu thể hiện cách nhìn nhận về phẩm chất con
ngƣời qua cái nhìn của nhân vật Phùng và Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa
hay những suy nghĩ về cuộc đời, cuộc sống khi nằm trên giƣờng bệnh của
nhân vật Nhĩ trong Bến quê… Thì ở Ma Văn Kháng ông mang những chiêm
nghiệm, suy nghĩ của mình tiềm ẩn trong các nhân vật. Mỗi nhân vật trong
Mùa lá rụng trong vườn là một cuộc đời, một tính cách, một suy nghĩ khác
nhau bên cạnh đó còn là những triết lí về gia đình, dân tộc mà Ma Văn Kháng
11


muốn gửi gắm đến bạn đọc và điều đó làm nên cái chất triết luận sâu xa trong
cuốn sách. Có thể nói Ma Văn Kháng vừa tìm tòi, nghiên cứu cũng nhƣ có sự
học hỏi từ các nhà văn để có thể đem yếu tố triết luận đến gần hơn với nền
văn học Việt Nam sau 1975.
1.3.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn - Giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật
Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết đƣợc Ma Văn Kháng hoàn
thành vào tháng 12 năm 1982 và đƣợc xuất bản lần đầu tiên năm 1985. Tiểu
thuyết lấy bối cảnh của một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế
kỉ XX, khi đất nƣớc vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh gian khổ trƣờng kì để
quay lại với công cuộc xây dựng và phát triển. Truyện về gia đình nhà ông
Bằng đã phản ảnh một cách vô cùng chân thực về cuộc sống của con ngƣời

trƣớc những biến động của thời kì đổi mới, bên cạnh đó chính là sự ảnh
hƣởng của xã hội đến với gia đình.
Mùa lá rụng trong vườn là câu chuyện kể về gia đình nhà ông Bằng,
một gia đình gia giáo, mực thƣớc gốc Hà Nội: Ông Bằng nền nếp, mực thƣớc,
luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc. Ông
Bằng có năm ngƣời con trai : Tƣờng – Đông – Luận – Cừ - Cần.
Anh cả Tƣờng đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là chị Hoài đã tái giá
nhƣng vẫn thƣờng xuyên gửi thƣ thăm hỏi gia đình. Anh hai Đông là một ông
trung tá đã xuất ngũ nên trở nên hơi lƣời biếng ỉ lại vào vợ anh là chị Lý. Anh
ba Luận là một nhà báo, luôn luôn suy nghĩ, suy tƣ về cuộc dống trong gia
đình và ngoài xã hội, vợ anh là Phƣợng – một ngƣời phụ nữ tốt bụng, giàu
tình thƣơng đối với mọi ngƣời. Nếu ba anh trai đều là những con ngƣời mẫu
mực thì Cừ ngƣời con thứ tƣ trong gia đình nhà ông Bằng lại có chút hƣ hỏng,
quậy phá không nghe lời mẹ cha và các anh em trong nhà và bị đổi khỏi quân
ngũ. Em út Cần đi Liên Xô du học và chuẩn bị về nƣớc.
Ông Bằng đang sống cùng với gia đình Đông và Luận trong ngôi nhà
yên ắng tĩnh mịch cùng với những nền nếp gia phong mà ông vẫn luôn luôn
gìn giữ và truyền đạt lại cho các con. Sau những ngày tết với những nghi lễ và
những câu chuyện, màn gặp mặt đầy vui sƣớng cuộc sống gia đình ông bỗng

12


nhiên trở nên ảm đạm, nặng nề và khó khăn. Bi kịch ập tới khi Cừ bỏ lại vợ
con trốn sang Canada để lại nỗi vất vả cho cả gia đình và nỗi đau khá lớn
trong lòng ông Bằng. Gây cho ông một cú sốc lớn hơn khi Cừ gửi bức thƣ về
nhà báo rằng mình sẽ chết khiến ông Bằng bị tai biến và mất. Vợ của Cừ vô
cớ bị sả thải khỏi nông trƣờng nên phải đến ở nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài.
Vợ chồng Luận –Phƣợng phải lo toan gánh vác trách nhiệm nặng nề của cả
gia đình, nhƣng họ luôn luôn là những con ngƣời đầy tinh thần trách nhiệm

cũng nhƣ tình yêu thƣơng với mọi ngƣời. Còn gia đình anh hai Đông, vì là
một ông trung tá đã về hƣu rảnh rỗi nên suốt ngày đi đánh tổ tôm, không quan
tâm đến vợ con nên vợ anh- chị Lý đã trở nên sa ngã. Chị bị lão trƣởng phòng
vật tƣ dụ dỗ nên đã trở nên ăn chơi, hƣởng lạc, bỏ bê gia đình rồi cuối cùng
chị bỏ chồng theo lão ta vào Sài Gòn. Sau đó chị mới nhận ra lỗi lầm của
mình và gửi thƣ về cho gia đình mong đƣợc quay về. Câu chuyện kết thúc vào
một đêm 30 tết.
Mùa lá rụng trong vườn có thể nói là cuốn tiểu thuyết thể hiện đƣợc rõ
nét sự đổi mới trong cách viết và cách sáng tác của Ma Văn Kháng. Bên cạnh
đó là cách thể hiện triết luận qua suy nghĩ và tính cách của các nhân vật trong
tác phẩm. Vân Thanh đã nhận xét rằng “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn
là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan
hệ cá nhân, gia đình và xã hội về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc
sống và cuộc sống dành cho mỗi người…Tác phẩm đã khơi được vào dòng
chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên
của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về
nó, và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ
sống, một trách nhiệm sống.” [17]
Mùa lá rụng trong vườn gợi ra cách nhìn nhận của Ma Văn Kháng
trong việc gìn giữ những nét truyền thống đƣợc gây dựng lâu đời của dân tộc.
Trong đó gia đình là nơi cố thủ để bảo vệ phẩm giá con ngƣời, nơi nuôi
dƣỡng tinh thần, tâm hồn con ngƣời trƣớc những cạm bẫy xã hội. Bên cạnh
đó tác phẩm đã tạo nên những nhân vật có tính cách đƣợc xây dựng nhiều
chiều, nội tâm phong phú thể hiện những chiêm nghiệm và triết lí mà nhà văn
muốn gửi gắm đến ngƣời đọc. Nguyễn Thị Thanh Mai trong luận văn Những

13


chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới cho rằng: “Tác

phẩm còn đưa ra một cách nhìn mới của nhà văn đối với truyền thống dân tộc
bao đời của người Việt. Truyền thống văn hóa gia đình là cội nguồn nuôi
dưỡng tinh thần, bảo vệ con người tránh xa điều xấu nhưng nay xã hội đã đổi
mới chúng ta cần giữ gìn những cái tốt đẹp và cũng cần lọa bỏ những cái
không phù hợp” [12]
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mang giọng kể ấm áp, lôi cuốn
ngƣời đọc vào những câu chuyện của gia đình nhà ông Bằng. Kết hợp cùng
với kết cấu vòng của truyện và những câu chuyện lồng ghép vào nhau tạo nên
những nét đặc sắc về nghệ thuật cho cuốn tiểu thuyết này. Bên cạnh đó, nhà
văn còn đi sâu vào miêu tả và phân tích nội tâm nhân vật một cách đầy sâu
sắc khiến tác phẩm có chiều sâu và mang lại sức hút đối với ngƣời đọc.
Ngoài ra, ở cách sử dụng ngôn ngữ Ma Văn Kháng đều sử dụng ngôn
từ, hình ảnh vô cùng quen thuộc gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
của nhân dân Bắc bộ. Đó là những hình ảnh về cái tết cổ truyền của nhân dân
ta nhƣ bánh chƣng, cây quất, hoa đào,… hay là hình ảnh mâm cỗ cúng đêm
giao thừa đều là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc mà bất cứ ai cũng biết
đến. Chính những đặc điểm ấy đã mang lại những nét đặc sắc về nghệ thuật
cho Mùa lá rụng trong vườn và góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

14


CHƢƠNG 2
SỰ BIỂU HIỆN TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG MÙA LÁ RỤNG
TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG
2.1. Triết luận về văn hóa dân tộc
2.1.1. Triết luận qua các lễ thức văn hóa dân tộc
Đất nƣớc sau 1975 là hoàn cảnh khác với giai đoạn trƣớc đó. Ở giai
đoạn này, sự giao lƣu và giao thoa giữa các nền văn hóa đang phát triển
nhanh. Chính vì vậy các vấn đề về văn hóa, văn hóa dân tộc là một mối quan

tâm lớn đối với mọi ngƣời và đặc biệt là các nhà văn. Rất nhiều các chủ
trƣơng để giữ gìn bản sắc dân tộc đƣợc Đảng và nhà nƣớc thực hiện trong giai
đoạn này để góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Việt Nam trong nhân dân khắp cả nƣớc. Hiểu đƣợc nhiệm vụ đó, nhà văn Ma
Văn Kháng cũng góp sức mình để có thể lƣu giữ những nét văn hóa đẹp đẽ
của dân tộc trong nhân dân bằng cách dùng ngòi bút tài hoa của mình phác
nên những nét đẹp, những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa qua
các tập truyện ngắn cũng nhƣ tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết viết về
vùng cao nhƣ Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Chim én liệng trời cao, Chuyện của
Lý…cũng thể hiện lên những nét đẹp trong văn hóa dân tộc của ngƣời dân
miền núi. Và ở Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng đã thể hiện rõ nét
những đặc trƣng về văn hóa ngày tết của một gia đình truyền thống và đây
cũng là những nét đặc trƣng của ngày tết ở mọi gia đình trên khắp cả nƣớc.
Ma Văn Kháng mang những nét đẹp về ngày tết của dân tộc bằng những câu
từ mang tính triết lí , thể hiện đƣợc chiều sâu tƣ tƣởng cũng nhƣ sự diễn giải
về lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Đối với con ngƣời Việt Nam ta, các nghi lễ, lễ thức dân tộc luôn luôn
đƣợc thực hiện một cách vô cùng tôn kính và nghiêm trang. Trong văn hóa
ngƣời Việt, yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng, chúng ta luôn luôn một lòng
hiếu kính với tổ tiên, với truyền thống văn hóa của gia đình và dân tộc. Trung
bình một tháng chúng ta đều có những ngày để thể hiện lòng biết ơn, cảm tạ
ông bà, trời đất đó là ngày rằm và mùng một theo âm lịch. Bên cạnh đó, tết cổ
truyền luôn là những ngày linh thiêng nhất đối với dân tộc. Tết cổ truyền vô

15


cùng quan trọng, cho dù bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào hay thậm chí những
ngƣời con xa tổ quốc cũng một lòng hƣớng về đất nƣớc, quê hƣơng mỗi dịp
tết đến xuân về.

Trong Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng đã vẽ lên những nét vẽ
đẹp nhất, những chiêm nghiệm sâu xa nhất về ngày tết cổ truyền của dân tộc
khiến độc giả đọc lên và suy ngẫm về ý nghĩa của ngày tết thiêng liêng cũng
nhƣ hình ảnh của nghi lễ trong thời khắc giao thời.
Sau buổi gặp gỡ lại của gia đình ông Bằng và chị Hoài – ngƣời con dâu
cũ của ông Bằng thì Lý đã rất ý tứ và mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên.
Lễ cúng gia tiên vào đêm 30 tết luôn luôn là sự tôn nghiêm, kính trọng trƣớc
ban thờ ông bà tổ tiên vào dịp tết. Ma Văn Kháng đã thể hiện rất rõ nghi lễ ấy
qua hành động của ông Bằng: “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho
khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ” [6,tr.85] sự trang nghiêm,
ngay ngắn của ông bằng toát lên sự cung kính. Xung quanh ông Bằng là đoạn:
“Hương cháy, uốn cong một đoạn tàn”, là hình ảnh “hai cái bánh chưng bọc
lá xanh tươi, buộc lạt điều, xếp cạnh mâm ngũ quả và những chén rượu xinh
xắn đặt rải hàng ngàn trước bệ thờ. Ngọn đèn dầu lim dim in cái chấm vàng
vào dãy khung ảnh đặt sát tường….”. [6,tr.86]
Không phải ngẫu nhiên mà Ma Văn Kháng lại tạo nên một khung cảnh
đầy thiêng liêng ấy. Bởi nó mang tính dân tộc, tính cội nguồn. Ông muốn lƣu
giữ vào trang văn của mình những hình ảnh đẹp nhất, thiêng liêng nhất thể
hiện đƣợc niềm tự hào của ông về một dân tộc có bề dày lịch sử và truyền
thống lâu đời. Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng muốn ngƣời đọc có thể dựa vào
đó và lƣu giữ và lƣu truyền tinh hoa trong văn hóa dân tộc đến mãi ngày sau.
Triết luận trong sự thể hiện về nghi lễ văn hóa còn sâu sắc hơn trong lời khấn
của ông Bằng trƣớc bàn thờ Tổ tiên: “Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng
mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo
huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành và
dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như được thấy từ
trong tâm linh huyết mạch sự sinh sôi nảy nở phúc thọ an khang của con
cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng
con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn,
16



chia sẻ, đỡ nâng dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em…” [6,tr.86]. Lời
khấn của ông Bằng nhƣ mang tất cả những nỗi niềm những cảm xúc về công
ơn của ông bà tiên tổ, của những ngƣời đã khuất đối với con cháu sau này. Ma
Văn Kháng đƣa ra một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc “ quá khứ không cắt
rời với hiện tại, tổ tiên không tách rời với con cháu, tất cả liên kết thành một
dòng mạch bền chặt, thủy chung…” [6,tr.87] Theo ông, quá khứ luôn luôn
song hành cùng hiện tại, nó chính là sợi dây để nối liền giữa những miền kí
ức, sự cố gắng của mỗi con ngƣời để tạo nên một hiện tai tƣơi đẹp hơn, đáng
sống hơn. Với ông những ngƣời đã mất luôn dõi theo chỉ bảo và giúp đỡ cho
ông và con cháu trong cuộc sống đầy những cạm bẫy này. Đây có thể xem
nhƣ giải pháp của Ma Văn Kháng đƣa ra khi mà những nét đẹp cổ truyền của
dân tộc đang ngày một mai một dần đi. Nghi lễ cúng giao thừa đêm 30 tết có
thể coi là một nét truyền thống không thể nào bị xóa nhòa trong lòng ngƣời
Việt, bất cứ ai cũng đều muốn trở về nhà, đƣợc xum họp, đón giao thừa bên
những ngƣời thân yêu của mình trong thời khắc năm cũ vừa qua và năm mới
chuẩn bị bƣớc tới: “Giao thừa, cái đứt đoạn ước lệ chia thời gian trong chiều
dài vô tận thành từng chặng. Giao thừa! Giao điểm của năm cũ, dấu chân
của năm cũ, nốt nhạc đầu tiên của một hành khúc mới sao mà gây cho ta
nhiều hồi hộp, đón chờ. Ôi, giao thừa!” [6,tr.97].
2.1.2. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Dân tộc Việt Nam, con ngƣời Việt Nam luôn luôn một lòng hƣớng về
cội nguồn và tiên tổ. Dù ở địa vị nào, ở phƣơng trời nào cũng thể hiện rõ tình
yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tôn kính dân tộc của một ngƣời con đất Việt.
Bên cạnh đó, việc lƣu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc luôn luôn là một vấn
đề đƣợc quan tâm. Vậy làm thế nào để giữ vững đƣợc bản sắc văn hóa của
dân tộc mình khi mà có rất nhiều nguồn giao thoa văn hóa trong thời kì đổi
mới? Các nhà văn nhận thấy sự thay đổi của thời đại, của đất nƣớc nên việc
viết văn nhƣ thế nào để hay, có xảm xúc nhƣng ở trong đó vẫn thể hiện đƣợc

nét riêng của ngƣời nghệ sĩ cũng nhƣ bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt
trong mỗi tác phẩm đã trở thành nỗi trăn trở và suy tƣ. Và với Ma Văn Kháng
ông mang những nét truyền thống, những đặc trƣng của ngƣời Việt vào trong
những trang văn của mình vừa làm nên nét riêng biệt của ông nhƣng cũng góp

17


phần gìn giữ bản sắc văn hóa cho đất nƣớc. Ở Mùa lá rụng trong vườn tác giả
góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở những câu nói mang tính triết
luận về nền văn hóa.
Văn hóa là những giá trị tinh thần hết sức thiêng liêng và cao quý của
mỗi dân tộc. Nó chính là thứ làm nên những nét đặc sắc, sự nổi bật của một
đất nƣớc. Với đất nƣớc Việt Nam ta có vô vàn những phong tục, tập quán,
những nét đẹp cổ truyền ghi dấu ngàn đời. Để gìn giữ những nét văn hóa ấy
trong đời sống nhân dân, những trang văn, trang thơ của các tác giả cũng
chính là phƣơng tiện để lƣu giữ những nét bản sắc của dân tộc ta. Trong tác
phẩm này, rất nhiều tục lệ của ngày tết đã đƣợc Ma Văn Kháng nhắc đến và
lƣu giữ. Đối với ông chúng ta cần phải giữ gìn nét văn hóa dân tộc từ những
gì nhỏ nhặt nhất, nhân vật ông Bằng nhƣ thay lời tác giả để gìn giữ những nét
đẹp nhất về nền văn hóa dân tộc “Phải giữ gìn các con ạ. Giữ gìn từ những
cái nho nhỏ vì từ những cái nho nhỏ cộng lại hợp thành văn hóa, nền tảng
của đạo lý đấy.” [6, tr.60]
Để lƣu giữ nét cổ truyền của dân tộc Ma Văn Kháng đã miêu tả một
loạt những hình ảnh vô cùng quen thuộc vào ngày tết đó là hình ảnh của mâm
cơm tất niên: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất... Ngoài các
món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò,
miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò..- món nào cũng mang dấu ấn tài hoa
của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp hung lìu, vịt
tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.” [6, tr.88]; những lời chúc nhau năm mới tốt

lành: “Xưa dân tộc mình sống có tình có nghĩa, có những cái đó mới còn đất
nước này. Ba muốn trước tiên, chúc con, chúc vợ chồng con và chúc các
cháu…’’ [6,tr.90] hay “Em chúc chị Hoài thật khỏe, thật vui. – Thưa ông con
chúc ông mỗi năm mỗi khỏe.-Chúc cô chú Luận sang năm có thêm thằng cu.”
[6, tr.91]; là tục lệ trồng cây ngày tết cũng đƣợc Ma Văn Kháng gửi gắm
những ý nghĩa sâu xa: “Người dẫu thế nào cũng vẫn còn quyến luyến cây
xanh. Và căn nhà nhỏ nằm giữa cho cây xanh bao quanh như bức tranh thu
nhỏ lại, nói lên một điều phổ quát cao xa : nền văn minh của con người trỗi
lên giữa tự nhiên và họ còn nhớ mãi điều đó.” [6, tr.102]; còn là nghĩa tình
thầy trò thăm nhà ngày tết: “Mồng một thì ở nhà cha, mồng hai nhà mẹ, mồng

18


ba nhà thầy” [6, tr.100]. Và cả tục lệ xông đất, đốt pháo cũng mãi là những
nét quen thuộc trong văn hóa ngƣời Việt.
Ma Văn Kháng đã quá khéo léo khi lồng ghép những tƣ tƣởng, triết lí
vào trong những phong tục, những nét văn hóa dân tộc của quê hƣơng đất
nƣớc để từ đó ngƣời đọc cảm nhận đƣợc những nét văn hóa cổ truyền dân tộc
nên đƣợc gìn giữ và bảo vệ. Bên cạnh sự miêu tả có phần hết sức chân thật kia
lại mang bao nhiêu là cảm quan, những suy nghĩ sâu xa của nhà văn về sự mai
một dần đi của những giá trị văn hóa hết sức quý báu và tốt đẹp ấy: “Tết thoát
khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng
vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hóa truyền thống và trong sâu xa vẫn là
điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hòa của con người
với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn
gian khó mà vẫn lạc quan, hy vọng.” [6, tr.100]
2.2. Triết luận về gia đình
2.2.1 Gia đình – một thực thể của xã hội
Gia đình- nơi ấm áp nhất, nơi mà bất cứ ai cũng muốn trở về sau những

ngày làm việc mệt mỏi và căng thăng. Ở gia đình có tình yêu thƣơng, sự kính
trọng, ủng hộ, và đùm bọc lẫn nhau. Gia đình là nơi mà chúng ta yên tâm nhất
mỗi khi nghĩ về bởi ở đó là ông bà, cha mẹ những ngƣời thân yêu ruột thịt
luôn mong ta trở về. Và trong mỗi gia đình đều tồn tại những quy luật của xã
hội. Một gia đình tốt đẹp sẽ góp phần chung vào để tạo nên một xã hội tốt
đẹp. Mỗi con ngƣời đƣợc trƣởng thành trong một môi trƣờng gia đình nề nếp,
sẽ tạo điều kiện tiên quyết để phát triển thành một xã hội lành mạnh với
những con ngƣời hoàn thiện nhất. Trong nền văn hóa của nguời Việt, và gia
đình ông Bằng trong Mùa lá rụng trong vườn bên cạnh những nét riêng vốn
có, cũng tạo thành một nét chung tiêu biểu cho gia đình Việt Nam hội tụ đầy
đủ những nét truyền thống lẫn hiện đại, những hiểu biết và cả những sai lầm.
Ma Văn Kháng đã tạo nên hình ảnh gia đình đại diện cho xã hội, từ gia đình
nhà ông Bằng ông mang đến cho độc giả những quan niệm nhân sinh sâu sắc,
những ý nghĩa mà trong mỗi gia đình chúng ta đều nên học hỏi và suy xét thật
kĩ càng và sâu sắc. Bên cạnh việc khắc họa những nét đẹp của một gia đình

19


×