Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Báo Cáo Lập Trình Android Trên Thiết Bị Di Động Sử Dụng Windows Phone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.1 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Lập trình trên thiết bị di động

ĐỀ TÀI: LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG TRÊN WINDOW PHONE
ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CÁ NHÂN: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN HÀ GIANG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN HUỲNH KIM DUYÊN

1311060507

13DTHM02

ĐẶNG THÀNH PHÁT

1311060941

13DTHM02

NGUYỄN TIẾN THỊNH

1311061174

13DTHM02

DƯƠNG HIỂN VINH



1311061372

13DTHM02

VĂN THÁI NHỰT DUY

1311060502

13DTHM02

Tháng 06 – 2017


LỜI CÁM ƠN
Trong lời đầu tiên của toàn văn báo cáo Đồ án môn học “Nghiên cứu xây dựng ứng
dụng cho Hệ điều hành Windows Phone” này, em muốn gửi những lời cám ơn và biết ơn
chân thành nhất của mình đến thầy người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về kiến thức trong quá
trình thực hiện Đồ án.
Trước hết, em xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Hà Giang, Giảng viên Khoa
Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐH Công Nghệ, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhận xét,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Đồ án thực hiện
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chúng em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn
thiện đồ án của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2



BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.
Tên
Đặng Thành Phát
Nguyễn Huỳnh Kim Duyên
Nguyễn Tiến Thịnh
Dương Hiển Vinh
Văn Thái Nhựt Duy

MSSV
1311060941
1311060507
1311061174
1311061372
1311060502

Công Việc
Coder
Designer + Slide
Báo cáo
Suport
Suport

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ WINDOWS PHONE ..................................................... 6
1.


2.

3.

4.

5.

Giới thiệu về Windows Phone ................................................................................. 6
1.1.

Phần mềm ........................................................................................................ 8

1.2.

Nhận xét. ....................................................................................................... 10

Tìm hiểu XAML và các control cơ bản ................................................................. 11
2.1.

Tìm hiểu XAML............................................................................................ 11

2.2.

Các control cơ bản trong Windows Phone .................................................... 12

Các control nâng cao trong Windows Phone ........................................................ 13
3.1.


List Control ................................................................................................... 13

3.2.

Menu controls ................................................................................................ 15

3.3.

Media controls ............................................................................................... 16

3.4.

MessageBox, Popups .................................................................................... 17

Các loại ứng dụng và chuyển trang trong Windows Phone .................................. 18
4.1.

Các loại ứng dụng ......................................................................................... 18

4.2.

Chuyển trang (Navigation) ............................................................................ 20

Data binding cơ bản ............................................................................................... 21
5.1.

Data binding là gì? ........................................................................................ 21

5.2.


Các thành phần chính trong Data Binding .................................................... 21

5.3.

Cách tạo binding trong Windows Phone ....................................................... 22

6.

Những hạn chế của Windows Phone ..................................................................... 23

7.

Nền tảng ứng dụng Windows Phone – Windows Phone Application Platform .... 23

4


CHƯƠNG II : XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRÊN MÔI TRƯỜNG HỆ ĐIỀU HÀNH
WINDOWS PHONE ......................................................................................................... 24
1.

Giới thiệu về công nghệ .NET ............................................................................... 24
1.1.

Định nghĩa ..................................................................................................... 24

1.2.

Mục tiêu......................................................................................................... 24


2.

Cấu trúc nền tảng .............................................................................................. 25
2.1.

Visual C# .NET.......................................................................................... 25

2.2.

Công nghệ Silverlight ................................................................................ 25

2.3.

Công nghệ XNA ........................................................................................ 26

CHƯƠNG III : XÂY DỰNG ỨNG DỤNG “KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC TRONG NGÀY
........................................................................................................................................... 27
1.

Giới thiệu ứng dụng “kế hoạch công việc” ........................................................... 27

2.

Mô tả chức năng .................................................................................................... 28

3.

Hạn chế. ................................................................................................................. 30

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN.............................................................................................. 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 30

5


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ WINDOWS PHONE
1. Giới thiệu về Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone kế tục nền tảng
Windows Mobile, mặc dù chúng không tương thích với nhau. Khác với Windows Mobile,
Windows Phone tập trung vào sự phát triển của Marketplace - nơi các nhà phát triển có thể
cung cấp sản phẩm (miễn phí hoặc có phí) tới người dùng. Windows Phone được bán vào
tháng 10 năm 2010 và đầu năm 2011 tại Châu Á.
Phiên bản mới nhất hiện tại là Windows Phone 8. Microsoft còn đang phát triển bản
Windows Phone Apollo Plus và trong tương lai có thể còn có Windows Blue (hay có thể
là Windows 9) giúp tương thích với hệ điều hành Windows trên máy tính. Với Windows
Phone , Microsoft đã phát triển giao diện người dùng mới mang tên Modern (trước đây tên
là Metro) - tích hợp khả năng liên kết với các phần cứng và phần mềm của hãng thứ ba một
cách dễ dàng.
Sau thành công của nền tảng Windows dành cho PC, Microsoft tiếp tục bước vào
nền tảng dành cho các thiết bị di động. Windows Phone bắt đầu được nhen nhóm vào đầu
năm 2004 như là một bản nâng cấp cho Windows Mobile với tên mã "Photon", nhưng công
việc diễn ra rất chậm và dự án phải bị hủy. Năm 2008, dự án được khởi động trở lại, nhưng
lần này không phải là một bản nâng cấp mà là một hệ điều hành mới hoàn toàn. Mặc dù
được dự kiến phát hành vào năm 2009, nhưng sự chậm trễ trong việc phát triển dẫn tới
phiên bản Windows Mobile 6.5 vẫn được phát hành. Việc kết thúc hỗ trợ cho Windows
Mobile chỉ diễn ra vào ngày 15/7/2011. Trong giai đoạn này Windows Phone được phát
triển khá nhanh, kéo theo đó là việc không thể tương thích với các phiên bản cũ do không
kịp thời gian chuẩn bị cho việc đó.
Tên mã của dự án Windows Phone là "Photon". Ban đầu tên gọi dự định sẽ là
Windows Phone . Tuy nhiên vào ngày 22 tháng 4 năm 2010, Microsoft chính thức thông


6


báo tên gọi phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7 - tương xứng với hệ điều hành Windows
7 dành cho PC.
Windows Phone 7 được ra mắt vào ngày 15 tháng 2 năm 2010 ở Mobile World
Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha và chính thức bán ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2010
tại Mỹ. Ban đầu Microsoft phát hành bản cập nhật No Do, tiếp sau đó là bản nâng cấp lớn
Mango (còn được biết là Windows Phone 7.5) vào tháng 5/2011. Bản cập nhật này bao
gồm phiên bản di động của Internet Explorer 9, đa nhiệm cho phần mềm của công ty thứ
ba, hợp nhất Twitter vào People Hub, và cho phép đăng nhập SkyDrive. Một bản nâng cấp
nhỏ được phát hành năm 2012 là "Tango". Trong bản cập nhật này, Microsoft đã sửa những
lỗi bug, hạ thấp cấu hình tối thiểu cho Windows Phone xuống chip 800MHz và RAM
256MB để phù hợp cho những máy giá rẻ cấu hình thấp.
Tháng 01/2012, Microsoft tung ra bản Windows Phone 7.8. Nó bổ sung thêm những
tính năng từ Windows Phone 8, chẳng hạn như màn hình chủ, tăng số lượng tông màu lên
20 và khả năng đặt màn hình khóa là hình ảnh trong ngày của Bing. Windows Phone 7.8
nhằm kéo dài tuổi thọ của các thiết bị Windows Phone 7, vì chúng không thể nâng cấp lên
Windows Phone 8 bởi giới hạn phần cứng. Windows Phone 7.8 vẫn sẽ được Microsoft hỗ
trợ trong thời gian tới song song với Windows Phone 8. Dự kiến Microsoft ngừng hỗ trợ
bản 7.8 kể từ ngày 9 tháng 9 2014.
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Microsoft giới thiệu Windows Phone 8, một thế hệ hệ
điều hành mới và 4 tháng sau, 29 tháng 10 năm 2012, Microsoft bắt đầu bán phiên bản này.
Windows Phone 8 thay thế lõi kiến trúc Windows CE trên Windows Phone 7 thành kernel
của Windows NT vốn được thiết kế cho Windows 8, chính vì vậy điều này đã làm cho ứng
dụng dễ dàng được port giữa hai hệ điều hành. Ngoài ra, Windows Phone 8 còn hỗ trợ CPU
đa nhân, nhiều độ phân giải, tùy biến Start Screen, bổ sung IE10, Nokia Maps thay thế
Bing Maps. Theo Microsoft, Windows Phone 8 sẽ được hỗ trợ đến ngày 8 tháng 7 năm
2014.


7


1.1.

Phần mềm
Về giao diện.

Windows Phone có giao diện người dùng (UI) dựa theo hệ sinh thái thiết kế của
Microsoft những năm gần đây với biệt danh "Metro". Khởi thủy của Metro UI đã từng xuất
hiện trên máy nghe nhạc Zune HD của Microsoft để cạnh tranh với iPod của Apple.
Ngoài ra, chúng còn liên kết với các Hub chứa những tính năng chủ đạo của điện
thoại. Thật vậy, khả năng liên kết của các tấm lát có thể nói là vô tận. Những tấm lát nào
được ưa thích có thể được xếp lên trên cùng để tiện theo dõi và thao tác. Màn hình Start
Screen rất dài, chúng ta có thể kéo lên kéo xuống liên tục. Do đó, việc sắp xếp các tấm lát
là điều cần thiết. Hub là một chức năng rất thú vị trong WP. Thay vì hàng loạt các biểu
tượng trên màn hình với các chức năng riêng, Hub trong WP được coi như một sân giữa
và tại đây, những thao tác kế tiếp sẽ được thực hiện. Với các Hub, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp
cận với một tổ hợp các chức năng hay ứng dụng. Khi chúng ta chọn một Hub, một khu vực
với giao diện kéo sang ngang sẽ mở ra, thông tin sẽ được hiển thị liền kề nhau từ trái sang
phải. Một lần nữa, đây là nét mới mà WP rất giống Zune. Những nội dung bên trên trong
Hub bao gồm những dữ liệu được lưu trong máy và dữ liệu trên đám mây như hình ảnh,
địa chỉ liên lạc,…..
Có các loại Hub:

 Hub ảnh: Trong Hub ảnh sẽ có những tấm ảnh bạn chụp bằng điện thoại và
album Facebook, SkyDrive,... từ tài khoản người dùng. Người dùng có thể
tải ảnh lên Facebook ngay tại Hub ảnh.


 Hub danh bạ: Hiển thị danh bạ trong máy hợp với các nguồn khác như
Facebook, Windows Live,...

 Hub văn phòng: Các tài liệu Microsft Word, Microsoft Excel trong máy và
trên SkyDrive.

 Hub tin nhắn: Gửi tin nhắn trong danh bạ điện thoại và chat Facebook.
8


 Hub trò chơi: Kết nối với XBOX Live
 Hub media: Kết nối với XBOX Live Musics and Videos

9


Về nhập liệu

Bàn phím cảm ứng của WP có thiết kế khá giống với Android.
WP được trang bị một bàn phím trên màn hình cảm ứng với một số nét giống Zune
HD, chức năng tự động sửa lỗi (Auto-correction) đã được cải tiến với khả năng đoán từ tốt
hơn. Không giống với những phiên bản WP trước đây, Microsoft hoàn toàn làm chủ tính
năng nhập liệu qua bàn phím cảm ứng. Điều này có nghĩa chúng ra sẽ không thể cài đặt
thêm một bàn phím nào khác trên WP. Nhưng có thể nói, bàn phím ảo của WP khá tốt và
thậm chí còn có một nốt riêng (bên cạnh nút Space) để hiển thị một bảng chứa các khuôn
mặt biểu lộ cảm xúc (Enmoticon) khi chúng ta cập nhật trạng thái trên mạng xã hội.
1.2.

Nhận xét.


Windows Phone đã ra mắt với vẻ ngoài khác lạ và bí ẩn chưa từng có trên thiết bị
WM trước đây. Tuy nhiên, tính sáng tạo đã hạn chế khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh
và xu hướng hệ điều hành hiện nay như Android. Giao diện không tùy biến được nhiều,
tính năng đa nhiệm vẫn chưa thật sự xuất hiện, khả năng hỗ trợ thẻ nhớ vẫn bị bỡ ngỡ,

10


nhiều chính sách ràng buộc về phần mềm lẫn phần cứng… Để Windows Phone thành công,
Marketplace chắc chắn phải được
Microsoft đầu tư kỹ càng bên cạnh các đối thủ khác như App Store của Apple hay
Android Market.

2. Tìm hiểu XAML và các control cơ bản
2.1.
-

Tìm hiểu XAML

Vì sao sử dụng XAML?
 Tách rời nội dung về đồ họa ra khỏi code
 Nâng cao khả năng tùy biến các control trong .NET

-

Các cú pháp cơ bản trong XAML
 Khai báo 1 thành phần

 Khai báo namespace cho trang XAML


 Thành phần thuộc tính (property element) dung để khai báo các thuộc tính phức tạp

 Collection Systax: thuộc tính của một element co thể là tập hợp của nhiều element.

11


 Attached Property Syntax (thuộc tính đính kèm): một số thuộc tính ở element cha
được đính kèm vào element con

2.2.
-

Các control cơ bản trong Windows Phone

Layout controls: là những control kế thừa từ Panel, dung để chứa và sắp xếp các đối
tượng con nằm trong nó. Có 3 loại chính
 Grid: xếp các đối tượng con dựa theo dòng và cột
 StackPanel: các đối tượng con được xếp liền kề nhau theo chiều dọc hay chiều
ngang
 Canvas: vị trí các đối tượng con được xác định bởi khoảng cách của nó đến lề
trái và lề trên của thành phần chứa nó

-

Text controls:
 TextBlock: dung để hiển thị chuỗi, dùng thành phần <Run/> để thể hiện nhiều
chuỗi với định dạng khác nhau và thuộc tính InputScope dung để hỗ trợ người
dung nhập liệu.
 PasswordBox


-

Selection controls:
 CheckBox: dung để thể hiện cho những lựa chọn mang 2 giá trị đúng – sai.
 RadioButton: dung để chọn 1 trong nhiều lựa chọn
 Slider: dung để thay đổi giá trị cần biến thiên

-

Button:
12


-

Image control:

3. Các control nâng cao trong Windows Phone
3.1.
-

List Control

ListBox control: dung để hiển thị dữ liệu dạng danh sách. Có 2 cách sử dụng ListBox
 Khai báo các Item ngay trên XAML
 Load các Item từ 1 nguồn dữ liệu thông qua data binding

13



-

LongListSelector control:
 Windows Phone cung cấp cho ta thêm control LongListSelector để
hiển thị dữ liệu dạng danh sách
 Ngoài việc hiển thị dữ liệu dạng FlatList giống ListBox,
LongListSelector còn hỗ trợ hiển thị dữ liệu dạng GroupList
 Không hỗ trợ khai báo các Item trên XAML, chỉ có thể dung data
binding để load từ 1 nguồn dữ liệu.

14


3.2.

Menu controls
ApplicationBar

-

ApplicationBar được thiết kế để đặt 1 số chức năng của chương trình. Ví dụ: chức năng
thêm, xóa, sửa dữ liệu

-

ApplicationBar thuộc namespace shell được định nghĩa trong cặp thẻ.

-


Định nghĩa ApplicationBar

-

ApplicationBar còn hỗ trợ tạo menu

15


3.3.

Media controls
Image

-

Image control dung để thể hiện hình ảnh trên ứng dụng

-

Cách khai báo image control

-

Thuộc tính Stretch để định dạng cách hiển thị hình ảnh. Các giá trị của Stretch:
 Fill: hình sẽ được co giãn để đáp ứng kích thước đa hình, không quan
tâm đến tỉ lệ
 None: giữ nguyên kích thước cũng như tỉ lệ của hình.
 The Uniform: co giãn hình tối đa theo kích thước đã định nhưng vẫn
đảm bảo được tỉ lệ và vẫn nằm lọt trong khung hình.

 The UniformToFill: co giãn hình tối đa theo kích thước đã định, vẫn
đảm bảo được tỉ lệ nhưng không đảm bảo việc hình có bị mất hay
không.
MediaElement

-

Để chơi các file media như nhạc hay video

-

Cách khai báo MediaElement

16


-

Định nghĩa các nút điều khiển

-

Ghi chú: đổi thuộc tính Buid Action của file video thành resource.

3.4.

MessageBox, Popups
MessageBox

-


Cho phép ứng dụng đưa ra những thông báo cho người dung dưới dạng panel nằm đè
lên màn hình hiện tại

-

Với MessageBox ta chỉ có thể tương tác với người dung bằng những câu thông báo và
các nút nhấn đơn giản như Yes, No, Cancel

-

MessageBox được gọi từ code behind

-

Nếu MessageBox có 2 nút nhấn OK – Cancel ta dung biến kiểu MessageBoxResult để
nhận kết quả

Popups
-

Tương tự MessageBox nhưng Popup cho phép ta thay đổi giao diện và nhận dữ liệu
nhập từ người dung

-

Ta có thể định dạng các popup trên code XAML và gọi popup từ code behind.

17



-

Để ẩn hay hiện popup ta dung thuộc tính IsOpen
4. Các loại ứng dụng và chuyển trang trong Windows Phone
4.1.

Các loại ứng dụng
Single Page

-

Đây là loại ứng dụng cơ bản nhất của Windows Phone

-

Bao gồm những trang riêng lẻ

-

Di chuyển giữa các trang bằng cách sử dụng NavigationService
Pivot

-

Pivot control tạo ra ứng dụng kiểu tabbed

-

Bản chất pivot control là 1 container chứa 1 hay nhiều PivotItem control


-

Ta có thể di chuyển giữa các view bằng cách:
 Panning
 Flick
 Tap on header

-

Khi nào sử dụng Pivot
 Lọc các bộ dữ liệu lớn
 Xem nhiều bộ dữ liệu

-

Để tạo một pivot application ta có thể:
 Chọn template “Windows Phone Pivot App” khi tạo project mới
 Chọn template mặc định và kéo thả control pivot từ ToolBox
 Thêm 1 page dạng “Windows Phone Pivot Page” vào project hiện tại.

-

Cấu trúc 1 trang Pivot

18


-


Cách khai báo 1 trang Pivot

Panorama
-

Tạo ra 1 ứng dụng gồm nhiều trang dài theo chiều ngang

-

Để tạo 1 Panorama application ta có thể
 Chọn template project dạng Windows Phone Panorama App khi tạo
project mới
 Kéo thả control panorama control từ ToolBox vào giao diện
 Thêm 1 trang dạng Windows Phone Panorama Page

19


-

Cấu trúc 1 panorama control

-

Cách khai báo panorama control

4.2.

Chuyển trang (Navigation)
Chuyển trang giữa các page


-

Sử dụng phương thức Navigate() trong lớp NavigationService

-

UriKind
 Absolute: đường dẫn tuyệt đối
 Relative: đường dẫn tương đối
 Relative or Absolute: chưa xac định

-

Các sự kiện quan trọng
 OnNavigatedTo(): sự kiện navigate từ trang khác đến trang hiện tại
 OnNavigatedFrom(): sự kiện navigate từ trang hiện tại đến trang khác
 Loaded: sự kiện khi page đã load hoàn tất
20


Truyền tham số giữa các trang
-

Tương tự cách truyền tham số trên web

-

Sử dụng kí tự ‘&’ để truyền nhiều tham số cùng lúc


-

Sử dụng string format
Làm việc với Navigation Backstack

-

BackStack chứa danh sách các trang mà người dung đã di chuyển đến trong quá trình
sử dụng app.

-

Khi người dung ấn phím Back, trang cuối cùng được lưu trong BackStack sẽ được lấy
ra

-

Để trở về trang trước đó, dung phương thức GoBack() trong lớp NavigationService.

-

Để xóa BackStack, sử dụng phương thức RemoveBackStackEntry()
5. Data binding cơ bản
5.1.

Data binding là gì?
Data Binding là quá trình thiết lập 1 kênh giao tiếp giữa 1 thành phần giao diện
và nguồn dữ liệu cung cấp cho thành phần đó

5.2.


Các thành phần chính trong Data Binding

-

Binding Target: đối tượng muốn Binding

-

Source:đối tượng cung cấp dữ liệu, nó được gán vào DataContext của thành phần UI
cần Binding

-

Path: tên thuộc tính của đối tượng dữ liệu đang làm source

-

Mode: chiều tương tác dữ liệu với UI
21


 OneTime: dữ liệu được load một lần duy nhất khi khởi tạo UI
 OneWay: mặc định, thành phần hiển thị được cập nhật từ đối tượng
nguồn.
 TwoWay: thành phần hiển thị được cập nhật từ đối tượng nguồn và
nược lại.
5.3.

Cách tạo binding trong Windows Phone


-

Binding control to control

-

Binding control to project

-

Binding ListBox với ListObject

22


6. Những hạn chế của Windows Phone
Phát triển sau iOS cũng như Android nên WP đã bị mất thị phần quá nhiều vào 2
đối thủ trên, đồng thời các nhà phát triển chưa thật sự mặn mà với Windows Phone 7 nên
Windows Phone không có nhiều Application. Mặt khác người dung cũng đã quen với việc
sử dụng iOS cũng như Android nên chưa tiếp cận nhiều tới Windows Phone. Bản thân hệ
điều hành này cũng chưa thật sự hoàn thiện về nhiều mặt, còn thiếu nhiều tính năng quan
trngj như mobile hotspot, máy nhạy nhưng thời gian load ứng dụng lâu,... Hy vọng WP8
sẽ hoàn thiện hơn nữa.
7. Nền tảng ứng dụng Windows Phone – Windows Phone Application Platform
Microsoft không phát minh ra bất kỳ ngôn ngữ mới hoặc Framework mới cho các
ứng dụng nền tảng Windows Phone. Điều này có nghĩa rằng chúng ta sẽ có thể lập trình
bằng cách sử dụng C # (VB không được hỗ trợ tại thời điểm hiện tại) với .NET Framework.
Lập trình viên sẽ được hỗ trợ các thư viện quen thuộc, bao gồm: hỗ trợ đa luồng, XML,
LINQ, các sự kiện, dữ liệu, trường hợp ngoại lệ, IO, mô hình dịch vụ, mạng, văn bản, vị

trí, tài nguyên, runtime, bảo mật, ...
Dựa trên lõi .NET Framework., ứng dụng nền tảng Windows Phone bao gồm
hai Framework: Silverlight và XNA.
Silverlight chủ yếu dùng cho các ứng dụng kinh doanh và 2D đơn giản. Silverligh
sử dụng các ứng dụng Extensible Markup Language (XAML) là ngôn ngữ đánh dấu khai
báo để tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn. Các nhà thiết kế sẽ có tính linh hoạt rất lớn
trong việc tạo ra các giao diện người dùng cho Windows Phone bằng cách sử dụng các
công cụ quen thuộc như Adobe Illustrator, Photoshop, và Microsoft Expression Blend để
tạo ra vector dựa trên giao diện người dùng có thể dễ dàng xuất khẩu để XAML.
XNA là chủ yếu được sử dụng để tạo ra các trò chơi, và Framework đi kèm với
một công cụ trò chơi cho phép bạn tạo ra các trò chơi dựa trên vòng lặp và cũng cung cấp
một công cụ 3D, cho phép bạn tạo ra các trò chơi 3D.

23


CHƯƠNG II : XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRÊN MÔI TRƯỜNG HỆ
ĐIỀU HÀNH WINDOWS PHONE
1. Giới thiệu về công nghệ .NET
1.1.

Định nghĩa

Một cách đơn giản .NET được định nghĩa dưới dạng một khung ứng
dụng(application framework). .NET cung cấp một khung cho những ứng dụng nào được
xây dựng; nó xác định những ứng dụng truy nhập các hàm như thế nào qua hệ thống mạng.
.NET cung cấp một nên tảng mà trên đó các giải pháp và các dịch vụ Web có thể xây dựng,
một nền tảng giải phóng những ràng buộc và tự bản thân nó giải phóng ra khỏi Microsoft
Windows (về mặt kĩ thuật). Nói cách khác, .NET là một cách để xây dựng các ứng dụng
và các dịch vụ mà nó hoạt động không phụ thuộc vào một nên tảng (platfrom) nào. Đây là

một cách để tạo ra các trao đổi thông tin (truyền thông) giữa những hệ thống đa dạng và
các ứng dụng cũng như tích hợp nhiều thiết bị vào trong việc trao đổi thông tin này.
.Net được thiết kế để hỗ trợ cho Web thân thiện hơn, tích hợp tốt hơn. Các ứng dụng
trên Web và các quá trình giao dịch có thể tương tác với nhau một cách tự do không phụ
thuộc vào chương trình và nền tảng thông tin trên Web được tiếp cận một cách dễ dàng:
chúng ta có thể sử dụng bất kì thiết bị nào, trên bất kì nền tảng nào. .NET còn có thể hỗ trợ
các hệ thống máy server, các ứng dụng liên lạc với nhau một cách thông suốt (seamlessly)
và xây dựng hệ thống tính toán phân tán trên Web, làm cho Web trở thành một nơi tương
tác năng động hơn giữa các dịch vụ Web, các ứng dụng và khách hàng.
1.2.

Mục tiêu

Mục tiêu đầu tiên là Microsoft.Net loại bỏ các thành phần riêng biệt khỏi nền tảng
phát triển ứng dụng. Do đó nó cho phép thông tin được trao đổi và xây dựng trên một nền
tảng chung. Ý tưởng ở đây là các nhà phát triển công nghệ phải đua tranh với nhau ở mức
ứng dụng và dịch vụ chứ không phải là mức nền tảng.
Mục tiêu thứ hai của nên tảng .NET (>NET platform) là truyền thông thương mại
điện tử. Nghĩa là .NET cung cấp một cách thống nhất việc trao đổi và sử dụng thông tin
24


cho các ứng dụng khác nhau có sử dụng phần mềm khác nhau trong môi trường Web khác
nhau. Thành quả này được hoàn tất khi sử dụng XML (eXtensible Markup Language –
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng). XML được xem như là một ngôn ngữ chuẩn với một số
lượng lớn những người ủng hộ và có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn hóa các máy server
truyền thông. Do đó mà các ứng dụng khác nhau và các dịch vụ chạy trên các ứng dụng
này có thể dễ dàng liên lạc với một ứng dụng khác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên.
2. Cấu trúc nền tảng
Visual Studio .NET cung cấp một môi trường phát triển mức cao để xây dựng các

ứng dụng trên. NET Framework. Với bộ Visual Studio .NET chúng ta có thể đơn giản hóa
việc tạo, triển khai và tiếp tục phát triển các ứng dụng Web và các dịch vụ Web có sẵn một
cách an toàn, bảo mật và khả năng biến đổi được. Visual Studio .NET là một bộ đa ngôn
ngữ các công cụ lập trình. Ngoài C# (Visual C# .NET), Visual Studio .NET còn hỗ trợ
Visual Basic, Visual C++, Visual J# .NET và các ngôn ngữ scrip như VBScript và Jscript,
Tất cả các ngôn ngữ này đều cho phép truy cập vào .NET Framework.
2.1.

Visual C# .NET

Đây là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng an toàn kiểu
(type-safe) và có nguồn gốc từ các ngôn ngữ C va C++. C# là kết quả của việc kết hợp hiệu
năng cao của Visual Basic và sức mạnh của C++. C# được Microsoft giới thiệu xây dựng
với Web đòi hỏi quyền cung cấp một môi trường đồng bộ với HTML, XML và
SOAP(Simple Object Access Protocol – Giao thức truy nhập đối tượng đơn giản). C# là
một ngôn ngữ lập tình hiện đại và là một môi trường phát triển đầy tiềm năng để tạo ra các
dịch vụ Web XML, các ứng dụng dựa trên Microsoft .NET và cho cả nền tảng Microsoft
Windows cũng như tạo ra các ứng dụng Internet thế hệ kế tiếp một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
2.2.

Công nghệ Silverlight

Một công nghệ đa nền tảng, cho phép xây dựng các ứng dụng tương tác trên Web
không phụ thuộc trình duyệt và tương tác với server. Dùng Silverlight, chúng ta có thể xây
dựng các loại ứng dụng sau:
25



×