Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

bài tiểu luận vật liệu bao bì kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.76 KB, 35 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
Viện công nghệ sinh học và thực phẩm

BÀI TIỂU LUẬN

BAO BÌ KIM LOẠI

Môn học: Bao gói thực phẩm

TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2019


MỤC LỤC
I.

Giới thiệu chung..........................................................................................................3
1. Sự ra đời và phát triển của bao bì kim loại:..............................................................3
2. Lịch sử ra đời và phát triển của bao bì kim loại:......................................................3

II. Phân loại vật liệu.........................................................................................................4
1. Phân loại theo hình dạng:.........................................................................................4
2. Phân loại theo vật liệu bao bì:..................................................................................5
3. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon.......................................................................5

III.

3.1.

Lon hai mãnh.....................................................................................................5


3.2.

Lon ba mãnh (Lon ghép)...................................................................................6

Tính chất vật liệu......................................................................................................6

1. Tính chất chung........................................................................................................6
2. Tính chất một số vật liệu làm bao bì........................................................................7

IV.

2.1.

Bao bì thép........................................................................................................7

2.2.

Bao bì nhôm......................................................................................................8

2.3.

Lớp sơn.............................................................................................................. 9

Chức năng bao bì...................................................................................................10

1. Chức năng bảo vệ...................................................................................................10
2. Chức năng thông tin...............................................................................................10
3. Chức năng maketing...............................................................................................11
4. Chức năng sử dụng.................................................................................................11
5. Chức năng phân phối..............................................................................................11

6. Chức năng sản xuất................................................................................................12
7. Chức năng môi trường...........................................................................................12
8. Chức năng văn hóa.................................................................................................12
V. Quy trình đóng gói....................................................................................................13
1. Quy trình sản xuất lon 3 mảnh...............................................................................13
1.1. Quy trình............................................................................................................13
1.2. Thuyết minh quy trình........................................................................................14
1.3. Quy trình chế tạo nắp và đáy lon 3 mảnh:..........................................................15
2


1.4. Thuyết minh quy trình:.......................................................................................16
2. Quy trình chế tạo lon 2 mảnh:................................................................................16
2.1.Quy trình:............................................................................................................16
2.2.Thuyết minh quy trình:........................................................................................17
VI.

Kiểm tra chất lượng bao bì.....................................................................................18

1. Về kỹ thuật:............................................................................................................18
2. Về cảm quan:.........................................................................................................19
3. Về kinh tế:.............................................................................................................. 19
VII. Ảnh hưởng của bao bì kim loại..............................................................................22
1. Ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.....................................................................22
2. Ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng:.......................................................24
3. Ảnh hưởng tới môi trường....................................................................................24
VIII. Các sản phẩm sử dụng bao bì kim loại...................................................................25
1. Sản phẩm cà phê:...................................................................................................25
2. Trà khô:..................................................................................................................26
3. Các loại đồ hộp:.....................................................................................................26

3.1.

Các loại đồ hộp chế biến từ rau, quả:...............................................................26

3.2.

Các loại đồ hộp chế biến từ thịt :.....................................................................28

3.3.

Các loại đồ hộp chế biến từ thủy sản...............................................................29

4. Sản phẩm đồ uống có gas:......................................................................................30
5. Các loại đồ hộp chế biến từ sữa:............................................................................31
IX.

Kết luận..................................................................................................................32

X. Tài liệu tham khảo:....................................................................................................32

3


I.

Giới thiệu chung

1. Sự ra đời và phát triển của bao bì kim loại:
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì sơ khai,
thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát

triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá
nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những
kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp
mới ra đời công nghiệp thực phẩm. Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã
được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các
loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh
vật.Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín. Theo xu hướng đi lên của xã hội,
con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ.
Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo
vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng
một thương hiệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật
liệu bao bì kim loại ra đời. Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản, trong thời gian
ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của bao bì kim loại:
- Năm 1810: Một người Anh dùng bình sắt tráng thiếc chứa thực phẩm.
- Năm 1880: Máy tự động sản xuất bao bì kim loại được giới thiệu lần đầu tiên.
- Năm 1940: Nước giải khát có gas đóng lon được đưa ra thị trường.
- Năm 1958: Lần đầu tiên lon nhôm được bán.
- Năm 1968: Reynolds người tiêu dùng tiên phong tái chế lon nhôm.
- Ngày nay: Có hơn 600 kích cỡ và kiểu bao bì kim loại khác nhau đang được
sản xuất, cho phép người tiêu dùng mua hơn 1.500 các loại thực phẩm khác nhau, như
4


là lon được đúc và tạo hình, lon được in nhiều hình ảnh, lon mở được dễ dàng và đồ
hộp có thể hâm trong lò vi ba…
II.

Phân loại vật liệu.


1. Phân loại theo hình dạng:
- Lá kim loại (Giấy nhôm).

- Hình trụ tròn: Phổ biến nhất.

- Các dạng khác: Đáy hình vuông, đáy hình oval...

5


2. Phân loại theo vật liệu bao bì:
- Bao bì thép tráng thiếc (sắt tây): Có thành phần chính là sắt, và các phi kim,
kim loại khác như carbon hàm lượng ≤ 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4%, P ≤ 0,05%, S ≤
0,05%. Hàm lượng carbon chỉ nên ở mức 0,15 – 0,5% vì nếu hàm lượng carbon lớn
thép không đạt được tính mềm dẻo mà có tính giòn (điển hình như gang). Để có thể
làm bao bì kim loại, yêu cầu hàm lượng carbon ở khoảng 0,2%.
- Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành
phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti.
3. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon
3.1.

Lon hai mãnh

- Lon hai mãnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân
(giống ghép mí nắp lon ba mãnh). Vật liệu chế tạo lon hai mãnh phải có tính mềm dẻo
cao, đó chính là nhôm (Al). Hộp, lon hai mãnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt
tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên dễ bị đâm thủng, móp, biến dạng khi va
chạm cơ học. Lon hai mãnh là loại thích hợp chứa các thức uống có gas (khí ) vì tạo áp
suất đối kháng bên trong.

- Chế tạo lon Al có thể đạt được chiều cao đến 110 mm, nếu chế tạo bằng vật
liệu thép thì không thể theo công nghệ kéo vuốt với chiều cao như lon nhôm vì thép rất
cứng, vững.

6


3.2.

Lon ba mãnh (Lon ghép)

- Công nghệ chế tạo lon ba mãnh được áp dụng cho vật liệu thép. Lon ba mãnh
gồm thân, nắp, đáy được chế tạo riêng biệt sau đó ghép mí lại với nhau.
- Thân, nắp, đáy có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững, không mềm dẻo
như nhôm, không thể nong vuốt lon có chiều cao như nhôm, chỉ có thể nong vuốt ở
chiều cao nhỏ.
III.

Tính chất vật liệu

1. Tính chất chung


Bao bì kim loại chứa đựng, bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài
nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi mà không thể cung cấp thức
ăn, không có điều kiện thu hoạch những thực phẩm tươi sống. Bao bì kim loại có
thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 2-3 năm, thuận tiện cho việc chuyên
chở, phân phối xa vì bao bì nhẹ, cứng vững.




Hiện nay trên thế giới, công nghệ đồ hộp đang ở mức ổn định không phát triển
mạnh, càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi vừa mới chế biến, bao bì
kim loại được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề thời vụ, tránh ứ đọng và nhằm
cung cấp thực phẩm ăn liền, vận chuyển được xa và bảo quản lâu dài.



Nhìn chung bao bì kim loại có những ưu và nhược điểm như sau:

 Ưu điểm
-

Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong
mức có thể.

-

Độ bền cơ học cao.

-

Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển.

-

Đảm bảo độ kín vì thân, nắp, đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu.

7



-

Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

-

Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do
đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ
thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.

-

Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và
tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.

-

Chịu va chạm cơ học.

-

Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.

 Nhược điểm
-

Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn.

-


Không thể nhìn được sản phẩm bên trong.

-

Đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic.

-

Tái sử dụng hạn chế.

4. Tính chất một số vật liệu làm bao bì
2.1.

Bao bì thép

Bảng 1: Thành phần và tính chất của một số loại thép
Loạ

Thành phần các kim loại khác (%)

i
L

C

Mn

0,13 0,6


Tính chất

Ứng dụng

P

S

Si

Cu

0,01

0,05

0,01 0,06 Độ tinh sạch cao, Bao bì chứa thực

5

hàm

lượng

kim phẩm có tính ăn

loại tạp thấp.

mòn cao (táo, mận,
sori, đồ dầm giấm,


MR

0,13 0,6

0,02

0,05

0,01 0,2

…).
Độ tinh sạch khá Bao bì đựng rau
cao, Cu và P tăng, quả, thực phẩm có
8


dùng chế tạo thép tính ăn mòn trung
tấm tráng thiếc.

bình

(mơ,

đào,

bưởi), tính ăn mòn
thấp
N


0,13 0,6

D

0,12 0,6

0,01

0,05

0,01 0,2

(đào,

ngô,

thịt, cá,…)
Độ tinh sạch cao, Thùng chứa có thể

5

thành phần N tăng tích lớn, cần cứng

0,02

nên độ cứng tăng. vững.
C giảm, P và Cu Dùng để kéo sợi,

0,05


0,02 0,2

tăng nên có độ bền chế tạo lon hai
cơ, độ dẻo cao.

mảnh.

 Ưu điểm
-

Tính dẻo cao: cán thành tấm, màng 1,5-0,1mm gia công thành hộp, can, thùng
phi.

-

Tính chống thấm cao: khả năng bảo vệ tốt ở độ dày 1,5-0,1mm.

-

Khả năng chịu tác động cơ học trong giới hạn cho phép.

-

Khả năng chế tác tốt, có thể cơ giới và tự động hóa hoàn toàn.

 Nhược điểm
-

Dễ hàn rỉ:


Cần mạ lên Fe một lớp kim loại chống ăn mòn (Sn, Cr), sau đó phủ một lớp
vecni (nhất là khi đựng các thực phẩm có pH thấp, nhiều chất điện ly, nhiều lưu
huỳnh.

9


-

Mối ghép mí của bao bì chắc chắn. Tuy nhiên, mối ghép hàn có nguy cơ nhiễm
độc thực phẩm (có Pb).
2.2.

Bao bì nhôm

-

Không thể hàn bằng máy làm hộp.

-

Dùng cho bao bì 2 mảnh.

-

Phủ sơn hữu cơ ở mặt trong.

 Ưu điểm:
-


Tính dẻo cao hơn Fe nhiều, có thể cán thành màng rất mỏng 2mm-10m.

-

Tính chống thấm tốt với màng có độ dày 25m.

-

Màng mỏng hơn có hiện tượng rạn bề mặt vi sinh vật và khí có thể thấm qua.

-

Khả năng chịu tác động cơ học tốt, nhưng kém hơn Fe.

-

Khả năng chế tác tốt.

-

Nhẹ thuận tiện cho việc vận chuyển.

 Nhược điểm:
-

Khi dùng thực phẩm có pH thấp cần phủ vecni (do vẫn có thể bị ăn mòn).

-

Mối ghép mí của bao bì không chắc, cần làm dày phần ghép mí để tăng độ

cứng.
2.3.

Lớp sơn

-

Là nhựa nhiệt rắn.

-

Được đun nóng chảy, phủ bên trong, ngoài lon, sấy khô và trở nên cứng.

-

Tác dụng của lớp sơn:

10


 Ngăn ngừa phản ứng hóa học giữa bao bì và sản phẩm, chống làm hỏng sản
phẩm.
 Ngăn sự biến mùi, biến màu của sản phẩm.
 Ngăn sự biến màu bên trong hộp (sản phẩm giàu sulfua).
 Dẫn điện tốt trong quá trình hàn.
 Chất bôi trơn trong quá trình tạo thành hộp của hộp hai mảnh.
 Bảo vệ lớp sơn mặt ngoaì bao bì khỏi trầy xước.

IV.


Chức năng bao bì

1. Chức năng bảo vệ
Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn luôn bị tác động bởi
nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng. Với bao bì thực phẩm đóng hộp bằng kim
loại nó có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi bị tác động của các yếu tố :
-

Nhiệt độ môi trường, không khí nóng ẩm, bụi và các chất gây hại ở không khí dễ
xâm nhập.

-

Tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản để sản phẩm không bị trào
ra ngoài ( với loại sản phẩm lỏng như bia, nước ngọt..) và không bị rơi ra ngoài
đối với thịt cá, vì loại bao bì này có tính cơ học cao.

Vì thế loại bao bì bằng kim loại bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng và bảo quản được
trong thời gian dài.
Đối với sản phẩm bánh bích quy, khi sử dụng bao bì bằng kim loại trong quá trình vận
chuyển sẽ tránh được tình trạng vỡ vụn, làm mất tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Đối với sản phẩm như sữa đặc có đường, sữa bột, thịt cá đóng hộp khi sử dụng loại
bao bì kim loại:
11


 Đảm bảo kín, không thấm ướt.
 Sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện bất lợi ngoài môi trường.
 Chất lượng của sản phẩm đảm bảo trong một thời gian dài (thường là một
năm).

5. Chức năng thông tin
Ví dụ:
Tên sản phẩm: Ông Thọ
Sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
Địa chỉ: 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Fax (84-4) 37.281.106

Website: www.vinamilk.com.vn

Thành phần: đường tinh luyện, nước, sữa bột, dầu thực vật, chất béo sữa, bột
whey, chất nhũ hóa.
Thời điểm sản xuất : 01/03/2018.
Hạn sử dụng : 1 năm kể từ ngày sản xuất.
Cách bảo quản : nơi khô ráo, thoáng mát......
Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp các đối thủ
cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các thông tin trên bao bì đều được viết
bằng tiếng Việt do sản phẩm được bán trên thị trường Việt Nam, phục vụ người
Việt. Ngoài ra còn có một phần được dịch bằng tiếng Anh. Đây là yếu tố thể hiện
mong muốn mở rộng thị trường của nhà sản xuất, hướng đến đối tượng người
nước ngoài.

12


6. Chức năng maketing
Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trong
trong việc xúc tiến sản phẩm, xét từ góc độ kinh doanh. Các hình thức của bao bì
như: hình dáng, kích thước bao bì, màu sắc trang trí một cách hài hòa và đầy đủ
thông tin cần thiết sẽ tạo sức hút cho người tiêu dùng.

Với mỗi chiến lược kinh doanh khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau, nhà
sản xuất sẽ dán nhãn hay in trực tiếp lên bao bì.
7. Chức năng sử dụng
-

Dạng nắp bật dễ sử dụng.

-

Kích thước phù hợp với đối tượng sử dụng.

-

Giữ được chất lượng của thực phẩm sau một thời gian mở hộp.

8. Chức năng phân phối
Lượng sản phẩm chứa đựng trong hộp phải phù hợp với người tiêu dùng và thói
quen. Dung tích và khối lượng lon, hộp không quá nhiều hoặc quá ít cho người sử
dụng.
9. Chức năng sản xuất
Trên dây chuyền sản xuất, bao bì kim loại thường bị tác động bởi các yếu tố kĩ
thuật vì thế trên bao bì vừa phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế vừa thỏa mãn các
yêu cầu kĩ thuật:
-

Có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết bị trên dây
chuyền.

-


Có khả năng chịu đựng được các yếu tố công nghệ: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm,..
Đối với các sản phẩm như thịt cá, cà chua đóng hộp thì nguyên liệu làm bao bì là
thép tráng thiếc. Lớp tráng thiếc có thể tránh được sự ăn mòn của thực phẩm và
bảo quản được thực phẩm lâu ngày. Trong thời gian thực phẩm đựng trong hộp
13


lâu, lớp thiếc có thể bị thực phẩm ăn mòn hòa tan trong hộp nhưng không gây hại
tới sức khỏe. Tính đóng kín và cách li tốt hơn so với các loại bao bì khác như tính
chóng khói và hơi ẩm rất tốt, ngăn được ánh sáng. Chịu được quá trình thanh trùng
không bị biến dạng, cũng như chịu được va chạm do đóng gói và vận chuyển.
10. Chức năng môi trường
Bao bì kim loại có khả năng tái chế, sau khi sử dụng có thể làm nguyên liệu cho
ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên với chất liệu là kim loại nên loại bao bì này chỉ được thu gom để tái chế
mà không được để tự phân hủy trong môi trường.
11. Chức năng văn hóa
Chức năng văn hóa mang lại cho sản phẩm thực phẩm đặc trưng riêng và tạo cho
sản phẩm có khả năng thông tin và maketing độc đáo.
Thông tin trên nhãn hàng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Trên bao bì có in
những hình ảnh biểu tượng riêng của từng doanh nghiệp, công ty sản xuất cũng có
thể đó là những sản phẩm mang đặc trưng riêng cho từng vùng, từng địa phương,
từng quốc gia.
V.

Quy trình đóng gói

1. Quy trình sản xuất lon 3 mảnh
1.1.


Quy trình

Thép tấm tráng thiếc

In, phủ vecnin

Sấy khô
14


Cắt thân lon

Hàn mí thân

Mài bên trong và bên ngoài

Tóp cổ và loe miệng

Tạo gân

Ghép mí đáy và thân

Phủ vecnin và sấy lon
1.2. Thuyết
minh
quy khí
trình
Kiểm tra
không


Sản phẩm

-

Lon được chế tạo gồm 1 thân, 2 nắp hay 1 nắp và 1 đáy.

-

Thân lon được nối bằng phẳng bằng kỹ thuật hàn. Ngoài ra còn có kỹ thuật dán.
Tấm kim loại mảnh dùng sản xuất lon 3 mảnh được lấy từ cuộn kim loại cắt thành
những dải to.

-

Sơn được phết lên mặt tấm kim lọai mỏng sẽ trở thành mặt trong của lon thành
phẩm, có tác dụng chống sự ăn mòn và tránh tương tác giữa thực phẩm và kim
loại.

-

Những tấm kim loại được sơn sẽ đem đi sấy khô trong lò sấy, sau đó được rạch
thành những tấm mỏng nhỏ, một tấm dùng để làm thân lon.
15


-

Mỗi tấm mỏng được cuộn thành những khối trụ tròn. Hai đường viền khối trụ
được hàn bằng cách ép chúng vào nhau và cho dòng điện đi qua. Hơi nóng trên
kim loại vừa đủ tạo thành một mối hàn, mối hàn càng mị càng đẹp vì ngoài việc

tạo cho mối hàn bằng phẳng đẹp thì còn làm cho mối hàn không có kẻ hở.

-

Mặt trong của mối hàn được phun sơn, sau đó làm nhẵn bằng cách thổi khí nóng
vào mặt ngoài mối hàn. Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ
còn lại lớp sắt, do đó phải tráng thêm lớp vecnin trong và ngoài mối hàn để tránh
sự ăn mòn của sản phẩm chứa trong nó đồng thời chống sự oxy hóa từ bên ngoài.

-

Lon được đưa qua máy gấp mép, tại đó đỉnh và đáy lon được gấp mép 2 lần hướng
ra ngoài. Đây là giai đoạn tạo gờ miệng chuẩn bị cho quá trình ghép mí.

-

Lon được chuyển qua máy gấp mép tạo thành những đợt sóng trên thành lon. Giai
đoạn này sản phẩm được tạo gân nhằm tạo sự bền chắc cho bao bì, có thể giảm giá
thành do dùng thép mỏng.

-

Đáy phẳng được nối lại để làm khép kín lon. Đây là giai đoạn quan trọng trong sản
xuất đồ hộp cũng là một trong những nguyên nhân gây phế phẩm đồ hộp. Lon phải
được ghép mí kín để bao bì kín, nếu không kín thì việc thanh trùng sẽ không có ý
nghĩa.

-

Thổi khí vào mỗi lon nhằm tránh những khe hở không nên có.


1.3. Quy trình chế tạo nắp và đáy lon 3 mảnh:

Tấm thép tráng thiếc

Rửa lớp dầu, sấy khô
16


Tráng vecni

Sấy khô 210

Cắt sắt định hình

Dập tạo gân và móc

Viền nắp
Phun keo

Sấy khô

Sản phẩm

1.4. Thuyết minh quy trình:
-

Tấm thép được đưa vào chế tạo nắp và đáy lon thường không có cùng độ dày với
thân. Thân dày hơn nắp và đáy.


-

Nguyên liệu được tráng vecni một hoặc cả hai mặt trong và ngoài tùy theo yêu
cầu. Đối với loại tráng cả hai mặt có thể dùng cùng một loại hay khác loại vecni.
Ở mặt ngoài thường dùng vecni có độ sáng hơn để có độ mỹ quan cho sản phẩm.
Lớp ngoài chống oxy hóa từ môi trường, bảo vệ bề mặt ngoài cho sản phẩm theo
thời gian. Mặt trong của thân và nắp được tráng cùng một loại vecni.
17


-

Tấm theo sau khi được phủ vecni được sấy để bốc hơi hoàn toàn dung môi tạo lớp
nhựa rắn chắc bám dính bề mặt lon.

-

Cắt tạo hình: tấm thép được cắt thành những miếng hình tròn, kích thước phù hợp
với nắp và đáy hộp đã được thiết kế.

-

Giai đoạn dập tạo ra miếng sắt hình tròn kết hợp tạo gân và móc nắp, gân nắp để
tăng độ bền chắc chống lại sự giãn nở của nắp theo sự giãn nở khí khi thanh trùng
hoặc tiệt trùng sản phẩm.

-

Tạo viền giúp cho việc tạo móc nắp trong quá trình ghép mí được dễ dàng.


-

Phun keo nhằm đảo bảo độ kín hoàn toàn của lon thành phẩm sau khi được ghép
mí đáy cũng như nắp, một lớp cao su đàn hồi được phun vào để tạo vòng đệm cho
đáy hoặc nắp. Sau khi ghép mí, đáy và nắp trở nên khép kín với thân lon hơn.

2. Quy trình chế tạo lon 2 mảnh:
2.1.Quy trình:
Nhôm cuộn lá

Duỗi, trải thẳng

Bôi trơn để giảm ma sát

Cắt thành hình tròn
Dập tạo thành thân trụ sơ bộ

Cắt thành hình tròn nắp

Tạo khóa nắp

Dập tạo hình nắp, tạo móc

Mang vuốt tạo thân trụ và
tạo dáng đáy lon

Gắn khóa vào tâm nắp
18



Cắt phần thừa ở miệng

Rửa sạch chất bôi trơn

Rửa sạch chất bôi trơn

Sấy khô nắp

Sấy thân lon
In mặt ngoài thân lon

Phủ vecni bảo vệ lon, nắp
Sấy khô lớp vecni

Lon thành phẩm

Nắp thành phẩm

2.2.Thuyết minh quy trình:
 Lon 2 mảnh:
-

Lon 2 mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép với mí thân (như
trường hợp ghép mí nắp lon 3 mảnh).

-

Nguyên liệu lon 2 mảnh là bằng nhôm vì nhôm có độ dẻo cao hơn thép nên không
thể vuốt đến chiều cao của nhôm như nhôm.


-

Duỗi, trải thẳng để thuận tiện cho quá trình cắt.

-

Cắt cuộn nhôm thành hình tròn để có thể vuốt được thân và đáy.

19


-

Dập tạo thành thân trụ sơ bộ để giai đoạn vuốt thân thực hiện được dễ dàng hơn
sau đó thực hiện quá trình vuốt thân và tạo đáy cho sản phẩm. Khi thực hiện xong
ta cắt bỏ phần thừa ở miệng để thực hiện quá trình ghép nắp sản phẩm.

-

Lon được đưa đi rửa chất bôi trơn sau đó được sấy khô.

-

Lon được phủ lớp vecni để bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa với không khí, tạo giá trị
mỹ quan cho sản phẩm và được đưa đi sấy khô trong lò sấy.

 Nắp:
-

Nhôm lá được cắt theo hình tròn theo kích thước được yêu cầu.


-

Giai đoạn dập tạo ra miếng nhôm hình tròn kết hợp tạo gân và móc nắp, gân nắp
để tăng độ bền chắc chống lại sự giãn nở của nắp theo sự giãn nở khí khi thanh
trùng hoặc tiệt trùng sản phẩm.

-

Tạo khóa và gắn khóa vào tâm nắp giúp cho quá trình mở sản phẩm được thực
hiện dễ dàng.
VI.

Kiểm tra chất lượng bao bì.

Ngoài những yêu cầu chung đối với bao bì thực phẩm, bao bì kim loại còn phải đáp ứng
các yêu cầu :
1. Về kỹ thuật:
-

Không gây độc cho thực phẩm.

-

Không làm biến đổi chất lượng, mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.

-

Bền đối với tác dụng của thực phẩm.


-

Có khả năng chống thấm mùi, không khí, dầu mỡ và sự xâm phạm của vi sinh vật.

-

Chịu được sự tác động của các yếu tố hóa học, vật lí, nhiệt độ và áp suất cao.

-

Không bị rỉ và phòng dưới mọi hình thức.

-

Lớp vecni phải nguyên vẹn.
20


-

Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.

-

Dễ gia công, vận chuyển, bảo quản tiện lợi.

-

Đảm bảo được các chức năng của bao bì.
2. Về cảm quan:


-

Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm sử dụng.
Đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những quy
định của từng loại sản phẩm.

-

Nhãn bao bì nguyện vẹn, ngay ngắn, sạch sẽ, bền chắc, không dễ tẩy xóa.

-

Trên bao bì ghi rõ các mục: cơ quan quản lí, cơ sở chế biến, tên sản phẩm, ngày
sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng, mã số.
3. Về kinh tế:

-

Vật liệu dễ kiếm, giá thành phù hợp.

Bảng 1 : Quy cách các loại ion phổ biến.
STT

1
2
3
4
5
6


Kích cỡ
Mm
153x178
153x178
153x178
153x178
99x199
50x132

Phạm vi sử dụng

Trọng

Tráng vecni
Trong
Ngoài

lượng
108oz
108oz

Không
Vàng

Dứa, rau quả màu nhẹ.
Nấm, rau quả màu đậm,

108oz


1 lớp
Vàng

Không

Rau quả ăn mòn cao.

108oz

2 lớp
Xám

Không

Cá, đạm.

30oz

1 lớp
Không

Không

Dứa, thực phẩm khô: sữa

Clear

bột, cà phê bột.
Nước yến, nước trái cây.


250ml

Vàng

Không
Không

măng.

21


7

57x91

250ml

2 lớp
Vàng

1 lớp
Clear

Nước tăng lực, nước trái

2 lớp

1 lớp


cây.

 Bao bì thép :
Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như: C, Mn, Si, S, P,.. có tỉ lệ <
3%.
Chiều dày: 0,14 – 0,49 mm.
Thành phần lá thép:

C < 0,05 – 0,12 %

Mn < 0,6 %

P < 0,02 %

Si < 0,02 %

S < 0,05 %

Cu < 0,2 %

Bảng 2: Thành phần và tính chất của một số loại thép:
Loại Thành phần các kim loại khác ( % )

L

C
0,13

Mn
0,6


P
0,015

S
0,05

Si
0,01

Tính chất
Cu
0,06

Ứng dụng

Độ tinh sạch cao Bao



chứa

hàm lượng tạp thực phẩm có
kim loại thấp
MR

0,13

0,6


0,02

0,05

0,01

0,2

tính

ăn

mòn

cao
Độ tinh sạch khá Bao bì đựng
cao, dùng chế tạo rau quả, thực
thép

phẩm có tính
ăn mòn trung

N

0,13

0,6

0,015


0,05

0,01

0,2

bình, thấp.
Độ tịnh sạch cao, Thùng chứa có
độ cứng cao.

thể

tích

lớn,

cần cứng vững.
22


D

0,12

0,6

0,02

0,05


0,02

0,2

Có độ bền cơ, độ Dùng để kéo sợ
dẻo cao.

chế tạo lon 2
mảnh.

 Bao bì nhôm :
Nhôm làm bao bì có độ tinh khiết tới 99 % và những thành phần kim loại khác có lẫn
trong Al như : Si, Fe, Cu, Mg, Mn, Zn, Ti,...
Mối ghép mí của bao bì không chắc nên cần làm dày phần mép mí để tăng độ cứng.
 Bao bì lon 2 mảnh hoặc 3 mảnh :
Vì độ an toàn của sản phẩm phụ thuộc vào mí ghép kín, nên quá trình ghép mí cần phải
được thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, sau khi có sự cố xảy ra với
máy ghép mí, sau khi điều chỉnh máy ghép mí và sau khi máy ghép mí được khởi động
lại sau 1 thời gian dừng máy lâu. Hướng dẫn về quy phạm sản xuất chỉ ra rằng mí ghép
phải được kiểm tra bằng mắt ít nhất 30 phút/lần, trong khi kiểm tra tổng thể bằng xé mí
cần thực hiện trên tất cả các đầu ghép mỗi giờ. Nhà sản xuất hộp và nhà cung cấp máy
ghép mí thường cung cấp các hướng dẫn và các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của mí
ghép đôi. Các tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của mí ghép được tóm tắt
như sau:
 Kiểm tra bên ngoài:
Có nhiều thông tin phản ánh chất lượng của mí ghép có thể thu được nhờ kiểm tra
bằng mắt và và sờ tay lên mí. Đối với người vận hành có kinh nghiệm thường không
cần phải xé mí và đo đạc các thành phần để đánh giá máy ghép mí hoạt động có tuân
thủ các yêu cầu của quy phạm sản xuất hay không. Ngược lại, một người vận hành
thiếu kinh nghiệm có thể tạo ra độ lệch so với các thông số của mí ghép chuẩn. Trong

quá trình ghép mí cần kiểm tra các lỗi sau:
-

Mí bị võng tại nơi tiếp giáp và bị trượt.
23


-

Mí bị gập, bị đứt gãy và bị cắt, mí bị lỏng, bị tuột (khi móc thân và móc nắp
không móc với nhau).

-

Có dấu hiệu hư hỏng ở mí ghép đôi hoặc thân hộp.

 Kiểm tra bằng xé mí:
Là 1 phân tích toàn diện về kích thước và hình dạng của mí, cần được thực hiện ít
nhất 4 tiếng/lần trong suốt quá trình sản xuất cho mỗi đầu ghép. Đối với các trường
hợp quá trình ghép mí có nhiều khó khăn, cần kiểm tra thường xuyên cho đến khi đạt
được mí ghép hoàn hảo. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra cho mí ghép đôi gồm:

VII.

-

Độ móc thân ( >70%).

-


Tỉ lệ chồng mí ( >45%).

-

Độ chặt mí ( >70%).

-

Mức độ nhảy mí ( >50%).

-

Chiều sâu nắp ( > Chiều cao mí tại cùng vị trí).

-

Đường hằn mí (Liên tục và rõ).
Ảnh hưởng của bao bì kim loại.

1. Ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.
Nếu trong bao bì kim loại có một số kim loại nặng thì thực phẩm sẽ bị nhiễm kim loại
nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Hộp sắt tây, nếu trong môi trường acid yếu, các lỗ nhỏ không phủ thiếc trên bề mặt, sẽ tạo
ra những cặp pin li ti, mà hai điện cực là sắt và thiếc. Khi dòng điện chạy từ cực dương
sang cực âm, đẩy hydro thoát ra dung dịch đến bám vào cực âm, tạo thành một màng bảo
vệ cực âm, hạn chế sự phân cực của pin và tiến tới làm ngừng quá trình ăn mòn. Nhưng
nếu trong hộp còn oxy, oxy phản ứng ngay với hydro phá hủy màng bảo vệ, dòng điện
tiếp tục chạy và diễn ra quá trình ăn mòn.

24



Oxy của không khí còn lại trong đồ hộp làm cho các quá trình oxy hóa xảy ra trong đồ
hộp làm cho các quá trình oxy hóa xảy ra trong đồ hộp mạnh, làm cho các sinh tố, nhất là
sinh tố C bị tổn thất, các chất hữu cơ bị oxy hóa làm thay đổi hương vị màu sắc của thực
phẩm trong đồ hộp đó.
 Ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc vecni:
Lớp vecni bong tróc taọ sự tiếp xúc của lớp oxy thiếc với môi trường thực phẩm có tính
axit làm xảy ra phản ứng hóa học sau:
2 + SnO = + O
2 + Sn = +
Thiếc bị hòa tan theo các khe nhỏ đi sâu vào đến lớp sắt thì tiếp tục xảy ra phản ứng trao
đổi điện tử:
+ Fe = + Sn
Thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng.
 Sự ăn mòn bởi S:
Đối với thực phẩm như thịt cá,.. giàu protein có cầu nối disunfua, khi tiệt trùng loại
protein này dễ bị biến tính, đứt vỡ liên kết disunfua tạo S.
Nếu lớp vecni phủ bên trong hộp có chứa ZnO sẻ xảy ra phản ứng:
S + ZnO = ZnS + O
Trong trường hợp lớp vecni bị bong tróc thì sẽ xảy ra các phản ứng:
S + Sn = SnS +
S + Fe = FeS +
ZnS có màu trắng, SnS có màu tím, FeS có màu nâu đen, dạng vảy làm thay đổi màu sắc
của thực phẩm giảm chất lượng của thực phẩm.

25



×