Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Hiệp định thương mại EVFTA và cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

…………o0o…………

Bài tập nhóm môn: Chính sách thương mại quốc tế
ĐỀ TÀI: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA VÀ CƠ HỘI CHO XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ VIỆT

Giáo viên hướng dẫn
Lớp tín chỉ

: Cô Nguyễn Thu Hằng
: Cstmqt. 7

Nhóm sinh viên thực hiện : 1. Phạm Thị Xuyến
2. Nguyễn Thị Thủy -

1711110792
1711110682

3. Bùi Thị Phương Dung - 1711110131

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
0


Danh sách thành viên
Họ tên

Mã sv



Phạm Thị Xuyến

1711110792

Nguyễn Thị Thủy

1711110682

Bùi Thị Phương
Dung

1711110131

Công việc
- Chọn đề tài
- Viết timeline
- Viết phần I và
chỉnh form bài
- Chọn đề tài
- Góp ý vào
timeline
- Viết phần III
- Chọn đề tài
- Góp ý vào đề tài
- Viết phần II

1

Đánh giá

100%

100%

100%


HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA VÀ CƠ HỘI CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
Nhóm 27
Tóm tắt
Sau 6 năm, quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA đã
khép lại và dự kiến sẽ được kí kết vào năm nay, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng đồng thời đa dạng hóa các đối tác thương mại –
đầu tư, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Ngay từ trước khi EVFTA được ký kết, EU đã
là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là một trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo cam kết trong EVFTA, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ 84% dòng
thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực, hiệp định EVFTA
chắc chắn tạo ra bước tiến mới cho hoạt động thương mại đặc biệt là đối với ngành công
nghiệp cà phê. Ngoài ra, bài viết cũng phân tích thực trạng của việc xuất khẩu cà phê đi các
nước và đặc biệt là EU, qua đó thấy được cơ hội, thách thức và giải pháp để nâng cao chất
lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường nói chung và EU nói
riêng.
Từ khóa: Cà phê, EVFTA, xuất khẩu.
Abstract:
After 6 years of negotiation, an official EVFTA agreement is expected to be signed this year,
opening up great opportunities for Vietnamese enterprises to find their potential markets and
attract the international investment as well diversify commercial markets. Prior the EVFTA
decision was passed, the EU was the third largest trading partner and one of the two largest
export markets of Vietnam. Under the EVFTA commitment, European Union (EU) countries
will abolish 84% of tariff on imports from Vietnam as soon as the agreement comes into

effect.. Therefore, the EVFTA agreement creates a new chance for trade, especially for the
coffee industry. In addition, the article also analyzes the status of coffee exports to countries
and especially the EU, thereby determine opportunities, challenges and solutions to improve
the quality export and promote export turnover of Vietnam’s coffee brand to global markets,
EU in particular.
Keys: Coffee, EVFTA, exports

2


I.
Hiệp định thương mại Việt Nam – EU
1. Tổng quan về hiệp định
Liên minh châu Âu EU là một liên minh gồm 28 quốc gia ở khu vực châu Âu và hiện là
đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Với
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU của nước ta ngày càng tăng, cơ hội lớn đối với
việc mở rộng thị trường trong tương lai ngày càng lớn.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có FTA 1 nào với các quốc gia trong khu vực
này, EU đã từng khởi động đàm phán FTA với khu vực ASEAN từ năm 2007, tuy nhiên
đến năm 2009 đàm phán đã bị dừng lại.
Tháng 6/2012, Việt Nam và EU đã tuyên bố khởi động đàm phán, cho đến 4/8/2015, hai
bên đã tiến hành 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán giữa kì. Với
tuyên bố đã kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA – EU, hai bên đang giải quyết các vấn đề kỹ
thuật, hoàn thiện các văn bản hiệp định để có thể kí kết sớm nhất. Tuy nhiên, cho đến nay
thì hiệp định giữa hai bên vẫn chưa được ký và đang hy vọng ký vào thời gian sớm nhất
trong tương lai.
2. Nội dung cơ bản trong EVFTA
2.1.
Thương mại hàng hóa

 Cam kết mở cửa thị trường của EU
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt
Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào EU.
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế
trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với
0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm,
đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU
cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan2 (TRQs) với thuế nhập khẩu trong
hạn ngạch là 0%.

Bảng 1: Cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng tiêu biểu
1 Viết tắt của EU-Viet Nam foreign trade agreement – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
2 Hạn ngạch thuế quan: viết tắt TRQs

3


Sản phẩm
- Dệt may
- Giày dép
- Thủy sản

Cam kết thuế quan của EU
Xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm

- Cá ngừ
- Gạo
- Ngô ngọt
- Tinh bột sắn,

- Đường
- Tỏi
- Mật ong
- Rau củ quả
- Túi xách
- Vali
- Sản phẩm nhựa
- Sản phẩm gốm sứ thủy tinh

Hạn ngạch thuế quan

Xóa bỏ thuế quan ngay

Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Nguồn: Bộ Công Thương Việt
Nam
Nguồn: />


Cam kết mở cửa của thị trường Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU
thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế. Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu
lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế. Số dòng thuế còn
lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.



Cam kết về thuế xuất khẩu


Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu
sang EU đồng thời không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại.



Cam kết về hàng rào phi thuế quan

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại 3(TBT):


Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ
thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng
cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.

3 Viết tắt TBT: viết tắt của technical barrier to trade - rào cản kĩ thuật thương mại – Hiệp định 211/WTO

4




Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô,



trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô
(COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực;
Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm
phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước

EU.
2.2.
Thương mại về dịch vụ và đầu tư

Về dịch vụ: Các cam kết về mở cửa: Trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn
cho các nhà cung cấp dịch của EU so với trong WTO trong các lĩnh vực:







Dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ môi trường
Dịch vụ bưu chính và chuyển phát
Ngân hàng
Bảo hiểm
Vận tải biển

Việt Nam cũng cam kết một loạt các quy tắc ràng buộc liên quan đến các lĩnh vực như
dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải biển và bưu chính. Đặc biệt: EVFTA sẽ bao gồm một
điều khoản cho phép các cam kết cao nhất của Việt nam trong các FTA đang đàm phán tại
thời điểm hiện tại sẽ được đưa vào trong EVFTA.
Về đầu tư: Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản
xuất như:









Thực phẩm và đồ uống
Phân bón và hợp chất nitơ
Săm lốp
Găng tay và sản phẩm nhựa
Đồ gốm
Vật liệu xây dựng
Đối với ngành sản xuất máy móc, Việt Nam cam kết dỡ bỏ các hạn chế đối với việc lắp
ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và đối với sản xuất xe đạp.
Việt Nam cũng đưa ra một số cam kết về tái chế.

2.3.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và
EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định;

5




Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của Hiệp định và được đánh giá trong




một số mặt là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO; Cơ chế
này được thiết kế với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các
bên không giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác
Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định để giải quyết tranh chấp, theo



đó hai Bên trước tiên phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả thì một
trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp
lý độc lập;
EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn: cơ chế trung gian, để xử lý các
vấn đề liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại
song phương

Ngoài ra, còn có rất nhiều các điều khoản đàm phán về sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ,
doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp, thương mại và phát triển bền vững.
3. Cơ hội đối với Việt Nam
Về xuất khẩu, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi
năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá và chất
lượng) còn hạn chế. Vì vậy, nếu được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA 4, các
doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập
khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều
nhất là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì
thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản.
Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên
liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các
doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật
cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của
mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép

cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
Về đầu tư: Môi trường đầu tư mở hơn và thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn
sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn.

4 Nguồn: Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa của Việt Nam khi EVFTA có hiệu
lực, Ts.s Phạm Thị Dự, 14/12/2018

6


Về môi trường kinh doanh: Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể
chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp
luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù
hợp hơn với thông lệ quốc tế.
II.

Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

1. Tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ
ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu 5, Việt Nam tiếp tục vượt qua
Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị trí này được duy trì kể từ đó đến nay.
Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, kim ngạch
xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về giá trị so
với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8%
về lượng và 33,4% về giá trị so với năm 2011.
Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch
mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới.
1.1.


Quy mô và sức tăng trưởng của thị trường cà phê Việt Nam

Diện tích trồng cafe năm 2018 đạt 688.400 ha, tăng 10.800 ha so với năm 2017. Dù tổng
diện tích cà phê tăng nhưng diện tích trồng cà phê ở một số khu vực bị thu hẹp trong bối
cảnh giá xuống thấp. Có thời điểm, giá cà phê chạm đáy 50 năm trong khi chi phí như
xăng dầu và các dịch vụ, phân bón, thuốc trừ sâu tăng. Giá bán có lúc giảm xuống thấp
hơn cả giá thành sản xuất, khiến người nông dân không chú tâm vào chăm bón gây ảnh
hưởng tới năng suất của mùa vụ. Do vậy, một số diện tích tái canh lại chuyển sang trồng
sầu riêng, bơ, chanh leo và cây khác có giá trị cao hơn, dẫn tới diện tích cà phê giảm. Theo
thống kê của Cục Trồng Trọt, diện tích bơ, sầu riêng lên 102.000 ha. Điều này dẫn đến sản
lượng cà phê sản xuất ra trong năm cũng giảm theo, không đáp ứng được nhu cầu xuất
khẩu đối với các nước trên thế giới.

Bảng 2: Sản lượng cà phê theo niên vụ 2015-20186

5 Nguồn: Thị trường cà phê Việt Nam, Babuki, 28-03-2019
6 Nguồn: Volume coffee Viet Nam 2015-2018, USDA

7


Niên vụ
2015 - 2016

Ước tính niên vụ
2016 - 2017

Dự báo niên vụ
2017 - 2018


Thời điểm bắt đầu niên vụ

10/2015

10/2016

10/2017

Sản lượng (nghìn bao)

28.930

26.000

28.600

Năng suất (tấn/ha)

2,62

2,36

2,59

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA
Nguồn: />Sản lượng cà phê qua các năm có biến động lớn từ 2005 đến nay, tuy nhiên so với kì vọng
thì sản lượng còn khá ít, cho đến nay chỉ tăng gấp 1.8 lần so với năm 2005, chưa đáp ứng
được nhu cầu xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2017 - 2018 ước đạt
1,55 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với niên vụ 2016 - 2017. Theo cập nhật mới nhất từ Bộ

Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê xanh của Việt Nam trong năm mùa vụ 2018 2019 tăng khoảng 2% lên 30,4 triệu bao.
Biểu đồ 1: Sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2019
2000
1800
1600
1400

Nghìn tấn

1200
1000
800
600
400
200
0

06
07
08
09
10
11
14
16
17
18
19
12
13

15
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/
/
09

10
16
18
06
07
08
17
11
13
14
15
05
12
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20

Nguồn: Tổng cục thống kê
Về giá trị bán lẻ, năm 2018, thị trường cafe đạt gần 8500 tỉ VNĐ, tăng trưởng 6% . Tốc độ

tăng trưởng của thị trường này đang chững lại so với trước đây, chỉ trung 6.5% trong 3
năm gần nhất so với tốc độ tăng trưởng nóng 18% năm 2014.7
Biểu đồ 2: Sản lượng bán lẻ cà phê Việt Nam từ năm 2013 đến 2018
7 Nguồn: Thị trường cà phê Việt Nam 2018, tác giả Đức Quỳnh, 18-01-2019

8


SẢN LƯỢNG BÁN LẺ CÀ PHÊ 2013-2018
20
18
16

Ng hìn Tỷ VNĐ
%

14
12
10
8
6
4
2
0

2013

2014

2015


Sản lượng bán lẻ cà phê

2016

2017

2018

Tăng trưởng

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn: />2. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
2.1.

Sản lượng và các thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam

Mặc dù ngành công nghiệp còn nhiều thách thức về cơ cấu, cà phê Việt Nam vẫn đang mở
rộng mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Hiện cà phê Việt đang trải qua những bước
chuyển mình tích cực nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trong vai trò là quốc gia xuất
khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới trong vòng vài năm tới. Các chương trình tái canh
cây cà phê cùng với mục tiêu thúc đẩy ngành chế biến và cải thiện chất lượng sản phẩm cà
phê xuất khẩu sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong trung hạn.

Biểu đồ 3: Sản lượng xuất khẩu cà phê sang các nước
Giai đoạn 2007-2018
Đơn vị: triệu bao

9



35
30
25
20
15
10
5
0

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

Nguồn:Statista
Nguồn: />Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2018 cả nước xuất
khẩu 153.906 tấn cà phê, đạt 275,77 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 7,1% về kim
ngạch so với tháng 11/2018, nhưng giảm 2,8% về lượng và giảm 13,4% về kim ngạch so
với tháng 12/2017; nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu
về gần 3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 9% về kim ngạch so với năm 2017.8
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong cả 8 tháng đầu năm đạt 2.281 USD/tấn (tăng 28,5%
so với cùng kỳ năm ngoái); trong đó xuất sang Campuchia đạt mức cao nhất 4.3 USD/tấn
(giảm 0,3% so với cùng kỳ); còn xuất khẩu sang Mehico, Ấn Độ và Ai Cập chỉ đạt khoảng
2.0 USD/tấn.
Thị trường điểm nhất là NewZealand mặc dù lượng xuất khẩu ít (chỉ đạt 6 tấn), nhưng
được giá cao nhất 5.1 USD/tấn; bên cạnh đó, giá cà phê xuất sang Campuchia cũng được
giá cao 4.5 USD/tấn, sang Singapore 4.236 USD/tấn. Ngược lại, cà phê xuất sang Ấn Độ
và Nam Phi có giá thấp nhất chỉ đạt 1.9 USD/tấn và 1.9 USD/tấn.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang các nước khối EU chiếm 43% trong tổng lượng cà
phê xuẩt khẩu cả nước và chiếm 42% trong tổng kim ngạch (đạt 446.822 tấn, tương đương
986,9 triệu USD).
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
của cả nước, đạt 139.5 tấn, trị giá 316,65 triệu USD (giảm 17% về lượng nhưng tăng 5,6%
8 Nguồn: Tổng cục hải quan, Kim ngạch xuất khẩu cà phê 2018, 2018

10


về kim ngạch); sang Italia 89.7 tấn, trị giá 197,4 triệu USD chiếm trên 8% trong tổng
lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước (giảm 10,3% về lượng nhưng tăng
15% về kim ngạch).
Đức – đứng đầu thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam, đạt 157.6 tấn, trị giá 344,3 triệu

USD, chiếm 15% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước (giảm
22% về lượng và giảm 0,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong niên vụ 2017-2018, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại do thặng dư
sản xuất có thể phục hồi lên mức 25,5 triệu bao.
2.2.

Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2018 - đầu 2019

Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/8/2018 đạt 1,24
triệu tấn (kể cả hàng tạm nhập tái xuất của Lào) đạt kim ngạch 2,38 tỉ USD, tăng 14% về
lượng và giảm 3,1% về trị giá.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê
Robusta, trong tháng 1/2019 chỉ đạt 183.693 tấn cà phê các loại (tương đương 3.061.550
bao, bao 60kg) với trị giá 324,24 triệu USD, tuy tăng 19.35% về lượng và tăng 17,58% về
giá trị kim ngạch so với tháng trước đó, nhưng lại giảm 15,09% về lượng và giảm 22,74%
về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của ngành Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng
3/2019 đạt 172.080 tấn (tương đương 2.868.000 bao, bao 60 kg), tăng 49,49 % so với
tháng trước nhưng lại giảm 18,26% so với cùng kỳ năm trước.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê tháng 3/2019 đạt 298,25 triệu USD, tăng 49,62% so
với tháng trước nhưng lại giảm 26,33% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 4/2019 đạt 140 nghìn tấn, trị giá 235 triệu USD,
giảm 18,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 3/2019, so với tháng 4/2018
giảm 14,4% về lượng và giảm 24,7% về trị giá. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu
cà phê đạt 629 nghìn tấn, trị giá 1,085 tỷ USD, giảm 13,5% về lượng và giảm 22,6% về trị
giá so với 4 tháng đầu năm 2018.
3. Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
3.1.

Đặc điểm thị trường EU


EU là thị trường bao gồm 25 quốc gia, mỗi quốc gia trong khối này lại có một đặc điểm
tiêu dùng riêng. Do đó bạn có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong
phú về mọi mặt hàng. Tuy nhiên hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm
11


bảo được đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Người
tiêu dùng Châu Âu thường có thói quen và sở thích sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi
tiếng thế giới vì họ cho rằng: những nhãn hiệu nổi tiếng này thường gắn với chất lượng sản
phẩm và mức tin cậy cao, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất
an toàn về cả chất lượng lẫn độ an toàn thực thực phẩm cao.
Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong cộng đồng EU.
Ví dụ như đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam: Doanh nghiệp cần phải tìm
hiểu rõ những đặc điểm của thị trường chung này như quy định đối với chủng loại cà phê,
giá cà phê hay độ an toàn của cà phê,…Để từ đó đưa ra được những biện pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu lượng cà phê vào thị trường này. Đặc biệt kinh doanh và lưu thông xuất
khẩu cà phê vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu của cà
phê. Đây là thị trường lớn có mức thu nhập khá cao, cái mà thị trường này muốn và cần đó
là thương hiệu gắn liền với chất lượng chứ không phải là vấn đề giá cả. Vì thế ta làm sao
để có được các thương hiệu nổi tiếng cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác của thế
giới như : Nestle, Foods, Saralee, Tchibo, P&G Larazza, Kraft Foods, Saralee, …
3.2.
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
Theo thống kê năm 2018, EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ cà phê của Việt Nam, với
514.042 tấn, trị giá 944,16 triệu USD, chiếm 38,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của
cả nước và chiếm 37,2% trong tổng kim ngạch, tăng 15% về lượng nhưng giảm 4,3% về
kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.9


Biểu đồ 4: Kim nghạch xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: Tỷ USD

9 Nguồn: CBI Ministry of foreign affairs, Viet Nam exports coffee to EU, 2018

12


1.6
1.55
1.5
1.45
1.4
1.35
1.3
1.25
2013

2014

2015

2016

2017

Tỷ USD

Nguồn: VietNam Export
Trong khối EU thì xuất sang Đức nhiều nhất 177.049 tấn, tương đương 319,31 triệu USD,

tăng 12,3% về lượng nhưng giảm 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra,
xuất sang Italy đạt 97.690 tấn, tương đương 180,32 triệu USD, tăng 9,2% về lượng nhưng
giảm 8,7% về kim ngạch.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang một số nước của EU 2017-2018
Thị trường

Đức
Ý
Tây Ban Nha
Bỉ
Anh
Pháp
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Hy Lạp
Hà Lan
Đan Mạch

Năm 2018
Lượng (tấn)
260.475
86.946
74.982
43.956
29.890
23.079
9.126
10.200
7.841
7.678

1.569

Trị giá (USD)
459.031.259
160.879.215
137.266.039
79.071.751
54.926.872
41.695.347
22.271.485
18.689.924
14.159.825
15.890.502
2.915.082

So với năm 2017 (%)
Lượng

Trị giá

16.98
-3.67
8.55
-9.66
19.88
-0.77
16.06
-4.59
52.4
20.6

18.02
-1.68
20.09
4.84
37.99
14.19
139.53
96.42
0.48
-14.09
100.25
64.87
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Nguồn: />13


4. Ảnh hưởng của EVFTA nhìn chung đến xuất nhập khẩu cafe của Việt Nam:
Cà phê là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng xuất
khẩu cà phê ra các nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil vì vậy qua hiệp định EVFTA,
sản phẩm này sẽ có tiềm năng vươn rộng và tạo lợi thế cạnh tranh hơn trong các khu vực.
4.1.
Cơ hội của xuất khẩu cà phê Việt
 Theo hiệp định EVFTA, EU sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho mặt hàng nông sản của



Việt Nam: Trong đó, mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam không thuộc diện nhóm
hàng nhạy cảm nên sẽ được hưởng mức thuế quan 0% sau 7 năm. Điều này thúc đẩy
Việt Nam xuất khẩu cà phê sang các nước khu vực EU - thâm nhập vào một thị trường

xuất khẩu rộng lớn, ổn định. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ có
sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ
khủng hoảng xuất khẩu.
Thu hút đầu tư: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của FTA là mở cửa thương





mại và xúc tiến đầu tư. Do đó, các vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử và tín dụng
quốc tế sẽ trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp FDI để giải quyết. Do đó, việc
xúc tiến đầu tư cũng như số lượng doanh nghiệp cà phê FDI sẽ dẫn đến sự tăng trưởng
của tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu.
Giảm thiểu các quy trình kiểm tra kỹ thuật đối với xuất khẩu cà phê sang EU.
Tăng cường quá trình chuyển giao khoa học và công nghệ
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc với chất lượng



tốt, ổn định và giá cả hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là có nhiều cơ hội tiếp xúc với máy
móc, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU. Qua đó, các doanh nghiệp cà phê Việt
Nam có thể nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.
Đội ngũ cán bộ, lao động của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có điều kiện được học



tập, giao lưu với các chuyên gia của đối tác đến từ EU.
Khi các FTA được thành lập, hàng hóa Việt Nam xuất hiện nhiều trên thị trường, tạo uy
tín, thương hiệu Made in VietNam ngày càng biết đến rộng rãi đối với người tiêu dùng
từ đó tạo điều kiện cho các hàng hóa khác dễ xâm nhập vào thị trường mới và nhanh

chóng được chấp nhận hơn.

4.2.
Thách thức:
 Rào cản kỹ thuật đối với cà phê nhập khẩu vào EU rất lớn. EU có hàng loạt các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật cho nông sản nói chung cũng như cà phê nói riêng muốn xuất
khẩu vào thị trường này: Luật REACH10 về vệ sinh an toàn thực phẩm; Quy định về
giám sát HACCP11; Yêu cầu về đóng gói, bao bì, xuất xứ,... Kiểm tra chặt chẽ về dịch
10 Viết tắt của Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals
11 Viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, phân tích mối nguy và kiểm soát giới hạn

14




bệnh, kiểm soát các chất gây nghiện và độc hại khác ( Quy định 466/2001 về thực hiện
kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp
xử lý hương vị cà phê chế biến,...).
Cà phê tại Việt Nam còn sản xuất phân tán, chưa định chuẩn chung trong sản xuất, chế



biến, bảo quản. Do đó, rất khó khăn để thống nhất giá cả, chất lượng, an toàn vệ sinh
cho sản phẩm cà phê cũng như đảm bảo yêu cầu để được xuất khẩu vào thị trường EU.
Sức ép cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ của EU: Mở cửa thị trường Việt Nam cho



hàng hóa, dịch vụ từ EU, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cà phê Việt Nam phải nâng

cao năng lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa đặc biệt là về giá và chất lượng đây
là hai khía cạnh quan trọng nhất, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn về công
nghệ, năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng FTA.
Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Khi rào cản thuế quan không còn hữu
hiệu, EU thường xuyên sử dụng các công cụ chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự
vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

5. Giải pháp tăng sản lượng cà phê xuất khẩu sang EU:
Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, phương hướng chính
của chúng ta là tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa
học - công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm để tăng chất lượng cà phê phù hợp với
tiêu chuẩn kĩ thuật xuất khẩu vào thị trường EU. Một số giải pháp cụ thể như sau:
 Hoàn thiện tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu:


Nhà nước cần tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất đảm bảo cung



ứng đủ và đảm bảo cho sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng máy móc công
nghệ mới trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng đồng đều, đẩy
nhanh tiền độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt.
Phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ để khắc phục tình trạng vận chuyển



xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
Nâng cấp nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản




phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo yêu cầu chất lượng thế giưới cũng
như EU.
Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu: Hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua
cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng để xây dựng mạng lưới thu mua rộng rãi.

 Giải pháp về trợ cấp xuất khẩu:


Hỗ trợ đầu vào cho sản xuất cà phê để các hộ dân có điều kiện mở rộng và nâng cấp



công nghệ sản xuất
Phát triển cơ sở hạ tầng: Thủy lợi, giao thông nông thôn, điện cho sản xuất, nước
tưới,... để đảm bảo sản xuất
15




Khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân để họ nhanh chóng tiếp xúc





được với thị trường nước ngoài nói chung và EU nói riêng. Cung cấp thông tin đày đủ,
kịp thời, chính xác để sản xuất đạt chuẩn
Quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm

Thỏa mãn kịp thời các yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng cà phê Việt Nam như:



tiêu chuẩn 4193; các tiêu chuẩn quốc tế và EU: Vinacontrol; CFcontrol; SGS; FCC
Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho
cà phê Việt Nam

Tài liệu tham khảo:
1. Cổng thông tin điện tử Bộ công thương (2015), Toàn văn Hiệp định EVFTA
2. Statista: volume of coffee exports Viet Nam, 2017
/>3. WTO – FTA: WTO center, Tác động của EVFTA tới kinh tế Việt Nam, 2017
/>4. WTO-FTA: Viet Nam – EU, 2017
/>5. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2016), Báo cáo rà soát Pháp luật
Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về đầu tư,
Hà Nội.
6. />7. EVFTA challenges and opportunities Viet Nam , Bao Ha Cong Anh, May 2016
/>8. Sản lượng cà phê 2018-2019, Hiệp hội cà phê ca cao việt Nam
/>9. Kim ngạch xuất khẩu cà phê 2017, Viện chiến lược và chính sách tài chính, 2017
/>dDocName=MOFUCM103282&_afrLoop=67942231140550627#!
%40%40%3F_afrLoop%3D67942231140550627%26dDocName
%3DMOFUCM103282%26_adf.ctrl-state%3D1456vog53m_63
10. Viện chiến lược và chính sách tài chính, 2017
/>dDocName=MOFUCM110292&_afrLoop=67942332361049789#!
%40%40%3F_afrLoop%3D67942332361049789%26dDocName
%3DMOFUCM110292%26_adf.ctrl-state%3D1456vog53m_147

16



17



×