Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mỗi ngày tiết kiệm một giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.31 KB, 4 trang )

Mỗi ngày tiết kiệm một giờ - Michael Heppell
1. Thời gian bằng cuộc đời. Do đó, lãng phí thời gian đồng nghĩa với lãng phí cuộc đời; còn làm chủ
thời gian đồng nghĩa với làm chủ cuộc đời.
Alan Lakein
2. Tôi biết lúc này bạn đang tự nhủ “Lỡ mình vứt thứ gì đó mình cần thì sao”, “Lỡ hôm nay mình vứt
con ốc này nhưng mai mình bỗng nhiên cần một con giống như vậy?”, hoặc “Vứt hết đi như thế
này thì tội lỗi quá!”. Thứ nhất, bạn chẳng cần con ốc, đoạn dây, cái túi cũ, báo cũ, thiệp cũ, cái ca
mẽ, cục pin chết, mảnh thảm dơ, cái hộp đựng bàn ủi bạn đã mua lần trước, các thùng đựng rụ
còn dư, sách hướng dẫn, lọ hoa nứt,… Và nếu xảy ra một tình huống hiếm hoi bạn cần đến chúng
bạn cũng chẳng nhớ nỗi bạn vứt chúng ở nơi nào và sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm,
chưa kể bạn sẽ dễ nổi khùng trong quá trình đó. Nếu thật sự cần đến thứ gì (mà có lẽ chẳng cần
đâu), hãy đi mượn hoặc mua một cái mướt.
Tôi có thói quen giữ lại sách hướng dẫn sử dụng của mọi thứ trên đời, đôn đống lại, nhét đầy tủ,
và tạo ra một mớ hỗn độn đến phát khiếp. Thế rồi tôi phát hiện ra Google! Cứ thử tìm các hướng
dẫn cho hầu như mọi thứ trong nhà hay trong công ty mà xem, bạn sẽ tìm thấy.
Thứ 2, nếu cảm thấy “tội lỗi” đó là tội lỗi vì bạn đang không làm những điều trong danh sách
những việc quan trọng đối với bản thân. Có thể suy nghĩ này sẽ cho bạn đủ động lực để dọn dẹp
một vài thứ vớ vẫn. Tuy nhiên nếu vẫn còn cảm thấy “tội lỗi” vậy sao bạn không mang đồ đạc
của mình đến của hàng từ thiện, một nhà mở, hay một chương trình gây quỹ; chỉ cần bảo đảm
nó không mất quá nhiều thời gian.
3. Phát triển trực giác của bạn
Chuyện gì sẽ đến khi bạn tung một đồng xu để đưa ra quyết định? Hàng trăm ý nghĩ lướt qua
trong đầu bạn kể từ khoảnh khắc đồng xu rời khỏi tay bạn cho tới lúc cuối cùng nó để lộ ra mặt
số hay mặt người, nằm ẩn giữa những thông điệp này là câu trả lời bạn thật sự muốn nhận
được.
Nếu tôi đang làm việc cùng ai đó không thể quyết định dứt khoát giữa A và B, tôi sẽ nói: ”Ok, hãy
tung đồng xu đi”. Sau đó chúng tôi nhất trí mặt hình người sẽ là A, mặt số là B. Sau đó tôi tung
đồng xu, đảm bảo nó phải quay tít thật mạnh. Ngay sau khi chộp lây đồng xu, tôi che nó đi rồi
nói người kia thật nhanh: “anh muốn nó hiện mặt nào?”, trong 90% truòng hợp người kia sẽ trả
lời. Đến đây tôi thảy đồng xu vào túi mình và không bao giờ hé lộ đồng xu trên thực tế nó đã rơi
xuống ở mặt nào.


ĐẾN LÚC BẠN BIẾT THÌ BẠN BIẾT THÔI.
Nếu bạn học được kiểu suy nghĩ trực giác này khi đó bạn sẽ không cần tung đồng xu thêm nữa,
giờ nó chính là đồng xu của bạn.
4. Tất cả chúng ta đều trải qua nỗi sợ, nhưng điều kì quái là sau này khi nhìn lại thời điểm trải qua
nỗi sợ đó, hóa ra nó không thật sự đáng sợ đến thế. Vậy nên nỗi sợ hãi (fear) có thể là chữ viết
tắt của
False
Evidence
Appearing
Real
(Bằng chứng giả xuất hiện như thật).
Thử nghĩ về ngày đầu tiên bạn đến trường mới, hoặc công ty mới mà xem; hoặc một cuộc hẹn
hò với một người mà bạn nghĩ là họ hơn mình rất nhiều; hay thậm chí đê, đầu tiên cắm trại!


Phần lớn những thứ mà bạn sợ thật khi bạn nhìn lại sẽ thấy chúng như những bằng chứng giả
xuất hiện như thật.
5. Lâu nay người ta vẫn tin rằng lập danh sách những việc cần làm là một ý tưởng hay. Nên như
thế, vì ai cũng áp dụng nó. Thế nhưng nó có giúp đươc họ không? Có và không.
Vấn đề chính mà tôi gặp phải đối với những Danh sách việc cần làm là chúng chẳng bao giờ trở
thành danh sách việc đã làm xong cả. Thông thường chuyện sẽ diễn ra như sau.
Do có cả đống thứ phải làm nên bạn lập ra Danh sách các việc phải làm. Thế là bạn lấy một tờ
giấy trắng và liệt kê tất cả nhưng công việc mà bạn cần thực hiện. Danh sách này có 26 việc, nội
chỉ có cái danh sách này thôi là bạn yên tâm rồi. Bạn ngồi và lập ra nó vào buổi sáng nên có
nguyên một ngày để hoàn thành nó.
Tối hôm đó bạn xem lại danh sách coi nó hoàn thành tới đâu và phấn khơi khi thấy khơi đầu khá
thuận lợi, mình hoàn thành được tận 8 việc, chỉ có điều nó là những việc dễ thực hiện nhất trong
các việc đó. Vài ngày nữa trôi qua trong nháy mắt và bạn cảm thấy mất kiểm soát và một lần nữa
lại cần đến Danh sách các việc cần làm. Bạn lập một danh sách mới, lần này có 27 việc, và ngay
lập tức bắt đầu thực hiện 8 việc dễ dàng nhất… Xem ra không ổn, phải có cách nào hay hơn chứ?

VÀO CUỐI MỖI NGÀY CẦN VIẾT RA 5 THỨ QUAN TRỌNG NHẤT CẦN HOÀN THÀNH TRONG NGÀY
HÔM SAU.
Và đây là những lí do khiến nó thật sự xuất săc.
1. Thời điểm lập danh sách
Hãy nhớ rằng ý tưởng trên không phải được áp dụng vào đầu ngày, vào lúc bạn có vài phút rãnh
rỗi, hay vài lần mỗi tuần. Nó nói rất rõ ràng: “Vào cuối mỗi ngày”. Với việc lập danh sách này vào
cuối ngày (trước khi ngủ), bạn sẽ kích thích trí não của mình thêm từ 6 đến 9 giờ nữa trong khi
ngủ. Đây là thời gian chuẩn bị hữa ích cho tiềm thức của bạn.
2. Sự tạo thành thói quen
Đây sẽ là thói quen thường nhật vì nó diễn ra vào cuối MỖI ngày, chứ không phải một hoạt động
thi thoảng mới có. Nếu thực hiện được nó, bạn sẽ nhanh chóng quen thuộc và viết ra danh sách
tốp 5 trong 5 phút.
3. Nó thu hút tâm trí của bạn
Chìa khóa tiết kiệm thời gian là viết ra mọi thứ. Khó khăn nằm ở chỗ thông thường có quá nhiều
thứ phải viết, nên bạn không muốn làm hoặc đến lúc nào đó không muốn làm nữa. Việc ghi lại
danh sách top 5 lên giấy là một ý tưởng tuyệt vời khi đang viết. Nó sẽ trở thành một phần trong
tư duy của bạn và bạn sẽ nhớ những gì mình đã cam kết. “Một bút chì nhỏ còn hơn một bộ nhớ
to”
4. Nó thể hiện sự ưu tiên
Bạn cho phép bao nhiêu việc xuất hiện trên list của mình. Chỉ có 5. Đừng bao giờ để nhiều hơn 5
và phải là 5 việc quan trọng nhất. Không phải 5 việc nhanh nhất, gấp nhất hay dễ làm nhất.
5. Nó cho phép sự gia hạn
Giả sử bạn có một ngày bận rộn và khi nhìn lại danh sách 5 việc quan trọng nhất, bạn thấy mình
chỉ hoàn thành 3/5 việc thôi. Bạn có chản, nản hay bực không? Không cần đâu. Thật ra bạn còn
có thể hơi mừng vì tối nay mình đã biết đầu việc sô 1 và 2 trong danh sách là gì.
6. Nó đòi hỏi hành động
Vì bạn đang sử dụng danh sách “5 việc quan trọng nhất” làm nền tảng cho những hành động của
mình vào ngày hôm sau và chúng cực kì rõ ràng.



6. Một khi đã
bỏ một chút
cấp bách của
khi hoàn
tư.

Ghi nhận

Làm ngay

Dẹp bỏ

Giao phó

viết xong danh sách những việc cần làm, bạn
thời gian dựa trên tầm quan trọng và mức độ
chúng. Cao là 10 điểm, thấp là 1 điểm. Sau
thành hãy xếp chúng vào biểu đồ cung phần

1. Làm ngay: nếu quá nhiều việc ở cung phần tư này thì hãy dùng những ý tưởng trong cuốn sách
này chuyển sang cung phần tư Ghi nhận.
2. Giao phó: cấp bách nhưng không quan trọng, có thể giao việc cho người khác để tiết kiệm quỹ
thời gian của mình
3. Dẹp bỏ: không cấp bách cũng không quan trọng
4. Ghi nhận: Không cấp bách nhưng quan trọng. Bạn phải nhanh chóng khởi động những công
việc quan trọng trước khi nó chuyển sang cấp bách.
7. Ý tưởng đọc sách.
1. Sau khi mua 1 cuốn sách hãy giữ nó bên mình. Mang theo nó khi đi du lịch, lên xe, đặt nó canh
giường, bàn làm việc, thậm chí toilet.
2. Hãy tăng tốc độ đọc

3. Trừ khi nó là tiểu thuyết, không thì bạn nên tự hỏi mình nên đọc từ đầu đến cuối hay đọc lướt
qua.
4. Hãy đặt cột mốc hoàn thành cuốn sách và tự thưởng nếu mình hoàn thành đúng hạn
5. Hãy đọc ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng
6. Hãy đọc chủ động, đánh dấu, ghi chép những tips, ý tưởng hay khái niệm, chân lý hay.
8. Định giá thời gian – giá trị tuyệt đối
Hãy nghĩ xem năm tới bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền. Sau đó chia cho số ngày làm việc (thường
là 220 ngày). Tiếp tục chia kết quả thu được cho 8 – số giờ làm việc tủng binhg mỗi ngày. Cuối
cùng hãy nhân kết quả với 2, lý do là chỉ một nửa số giờ của bạn tạo thu nhập cao nhất
9. Các ý tưởng thú vị
1. Chim chiền chiện
Cách tiết kiệm thời gian mà tôi chủ yếu áp dụng là đến sớm trước mọi người một giờ đồng hồ.
Trong khoảng thời gian đó tôi thường làm được việc của cả ngày cộng lại.
2. Giải lao rồi vui tiếp
Tôi tận dụng các đoạn quảng cáo trên TV để làm việc này việc nọ. Ví dụ tôi tranh thủ đi lên đi


xuống cầu thang trong lúc có quảng cáo để tập thể dục, làm mấy việc dọn dẹp như sắp xếp giấy
tờ, dọn phòng, kiểm tra email, lên kế hoạch,… Nhờ đó đối với tôi những đoạn quảng cáo lại rất
có giá trị và tôi chẳng hề căm ghét chúng như mọi người vẫn thế.
3. Vừa bay vừa duyệt
Phần lớn những chương trình quản lí thời gian đều gợi ý bạn nên dành ra 1 giờ mỗi tuần để
duyêt lại những gì mình sắp làm, đang làm. Nhưng bạn làm gì có thời gian, nếu có bạn cũng
không đủ tính ngăn nắp để thực hiện nó.
Tôi gợi ý bạn nên xem lại mọi thứ lúc trên máy bay, hay ngồi trong xe. Hãy ghi vào cuốn sổ của
bạn việc gì thuận lợi việc gì không. Chuyện này chỉ mất vài giây thôi. Có thể sẽ chẳng bao giờ xem
lại nó nhưng việc bạn viết ra đã khiến nó xuất hiện rõ ràng trong não bạn.




×