Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài tìm hiểu về KEM DƯỠNG DA + PP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 33 trang )

1


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Thương: giới thiệu+ thông tin thị trường(10.1-10.4)+ PP
Thiên Nga: Tổng quan về da+ định nghĩa+ yêu cầu kem dưỡng da+ PP
Mến: vai trò+ phân loại kem dưỡng da+ PP
Thu Nga+ Diệp Vân: thành phần kem dưỡng da+ PP
Phương Trân: tác hại+ cách lựa chọn+ thông tin thị trường(10.5)+ PP

2


1.Giới thiệu
Một làn da mịn màng, trắng hồng, không tì vết chính là mơ ước của bất kì chị em
phụ nữ nào. Điều đó không chỉ giúp họ cải thiện nhan sắc mà còn xây dựng sự tự
tin, vẻ đẹp lôi cuốn trước đám đông.
Với phụ nữ, nhu cầu làm đẹp là điều tất nhiên mà ai cũng muốn hướng tới. Cho dù
bản thân có làn da đẹp hay xấu thì làm đẹp vẫn không bao giờ thừa. Mong ước về
một làn da mịn màng, trắng sáng nên nhiều người không tiếc tiền đầu tư mỹ phẩm.
Có lẽ đây là khoản chi tiêu mà hầu hết chị em đều sẵn sàng bỏ ra mà không phải
đắng đo suy nghĩ.
Với mong ước về một làn da đẹp không tì vết, công cuộc làm đẹp của phụ nữ
thường diễn ra hằng ngày, thậm chí mọi lúc mọi nơi. Không chỉ chăm sóc da vào
buổi sáng mà ngay cả lúc đi tắm, lúc ngủ họ cũng không quên làm một vài động
tác nhỏ dưỡng da.
Nắm bắt rõ nhu cầu của phụ nữ, các nhà sản xuất đã góp phần biến công cuộc làm
đẹp trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều bằng cách tạo ra các loại mỹ
phẩm, sản phẩm chăm sóc da tiện ích là kem dưỡng da. Nhờ đó, chị em phụ nữ có
được làn da như mong muốn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà kem dưỡng da mang lại thì vẫn còn những


vấn đề cần phải quan tâm với sản phẩm này. Nếu chúng ta không có kiến thức về
làm đẹp như sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm có chứa những
thành phần độc hại, chọn loại mỹ phẩm không hợp với làn da,… sẽ có tác dụng
ngược lại mong muốn của chúng ta, vô cùng nguy hiểm. Để hiểu thêm về những
sản phẩm kem dưỡng da, chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu nó.
2. Tổng quan về da
2.1. Sơ lược về da
Da là một lớp màng mỏng bao bọc quanh cơ thể. Ở người lớn, diện tích của da
chiếm 1.5-2m2 với trọng lượng bằng 16-18% trọng lượng cơ thể. Da ở những vị trí
khác nhau trên cơ thể sẽ có chiều dày không giống nhau, như da ở mi mắt khoảng
0.06 -0.09 mm, ở lòng bàn tay khoảng 0.5- 0.8 mm… Màu sắc của da phụ thuộc
vào màu của tổ chức da, vào chiều dày của lớp hạt và sừng, vào sự phản quang của
mạch máu dưới da và nhất là độ đậm của sắc tố melanin.
2.2. Cấu trúc của da

3


Da gồm 3 lớp riêng biệt được chia theo yếu tố sinh lý, sinh hóa và hình dạng cấu
tạo của chúng.

2.2.1. Lớp biểu bì



Là lớp mỏng nhất, chiều dày trung bình khảng 0.1mm.
Thành phần chính là Keratinocyte. Chức năng chính là sinh sản tế bào và
điều khiển quá trình thay da.

Lớp này bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng di

chuyển đến bề mặt da. Từ đây tế bào da trải qua quá trình trưởng thành và biệt
hóa dần dần để trở thành lớp da hoàn chỉnh có đầy đủ chức năng nêu trên.
Cấu tạo 5 lớp của biểu bì gồm :
o
o
o

o
o

Lớp đáy (stratum basale ): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các keratinocyte
được sản sinh.
Lớp tế bào gai (stratum spinosum ): các tế bào Keratinocyte sản sinh chất sừng
(các sợi protein )
Lớp hạt (stratum granulosum ): quá trình sừng hóa bắt đầu – các tbao sản sinh
ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên biến đổi thành chất sừng và các
lipid biểu bì.
Lớp bóng (stratum lucidium ): các tbao bị ép nhẹ trở nên bằng phẳng và không
thể phân biệt được.
Lớp sừng (stratum corneum ): là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có
khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da
4


cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy.
Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

2.2.2. Lớp trung bì





Dày hơn lớp biểu bì, thành phần chính là sợi collagen. Sự liên kết giữa các
sợi làm cho da có tính đàn hồi, khỏe, có tính co dãn tốt.
Ngoài ra lớp biểu bì còn có mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi…
Chức năng sinh lý chính là bảo vệ cơ thể giúp cơ thể tuần hoàn máu đến da,
điều hòa than nhiệt.

2.2.3. Lớp hạ bì




Là lớp cuối cùng có chứa mô mỡ ít hay nhiều tùy theo tuổi, điều kiện nuôi
dưỡng và tùy theo từng vùng cơ thể. Lớp mỡ gắn các cơ quan như xương,
cơ, bắp, thịt đến da. Lớp này chứa các dây thần kinh và các tế bào thịt.
Chức năng: phục vụ như một máy hấp thu va đập, là khu vực chứa năng
lượng cao.

2.3. Chức năng của da

5


Da không đơn giản chỉ là một màng bao quanh cơ thể mà là một cơ quan
thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của cơ thể. Ngoài ra da còn có liên quan mật thiết đến
các bộ phận khác trong cơ thể. Các chức năng có thể kể đến như sau:
-


-

-

-

-

Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi
trường xung quanh, chống lại các tác nhân lý học làm hại cơ thể, bảo vệ cơ
thể tránh tia nắng mặt trời.
Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng mô mỡ dưới da, tiết mồ hôi và phản ứng vận
mạch: giãn mạch tăng tiết mồ hôi khi nhiệt độ bên ngoài tăng và co mạch
giảm tiết mồ hôi khi nhiệt độ bên ngoài giảm.
Bài tiết mồ hôi và chất bã: nhằm thải trừ các chất cặn bã và độc hại ra khỏi
cơ thể, giúp da không thấm nước, làm cho lớp sừng, lông tóc mềm mại và có
tác dụng chống vi khuẩn, virus kí sinh trùng…
Cơ quan cảm giác: da có thể phân biệt 3 loại cảm giác: sờ mó hay đụng
chạm, nóng hay lạnh và cảm giác đau. Chức năng này giúp cho da thích ứng
được với ngoại cảnh, tránh các yếu tố có hại và là điều cần thiết để con
người hình thành và phát huy được khả năng lao động, sáng tạo và cải tạo.
Đáp ứng miễn dịch.
Tạo sừng và hắc tố: là 2 chức năng đặc biệt của thượng bì. Hắc tố melanin là
một protein phức hợp, màu sẫm, do các chất acid amin trong đó chủ yếu từ
tyrosin. Dưới tác dụng của men tyrosinaza, tyrosin chuyển thành
dihydroxyphenylamin (DOPA) và qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
thành hắc tố. Màu sắc da không phụ thuộc vào số lượng hắc bào mà chỉ phụ
thuộc vào khả năng chức phận của hắc bào. Tia cực tím, bức xạ ion, một số
chất hóa học kích thích tạo hắc tố.
Tóm lại, làn da chính là nơi thể hiện khá tốt tình tình trạng sức khỏe của một

con người. Một người khỏe mạnh sẽ có làn da hông hào, tươi sáng và ngược
lại.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến da
2.4.1. Độ ẩm của da


Lớp sừng bình thường ở 21oC và độ ẩm tương đối 65%, có lượng hơi ẩm xấp
xỉ 10-15%.

6




Sức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng căng ra dễ dàng và
đưa đến các cảm giác mềm mại. Nếu có sừng có lượng hơi ẩm nhỏ hơn 10%
thì da bị khô tạo nên những lớp nhăn hoặc vảy trên bề mặt da.

2.4.2. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng
-

-

Khẩu phần thiếu dinh dưỡng làm cho da khô, xơ xác. Vì vậy cần ăn uống
đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, ăn nhiều
chất mỡ và chất ngọt sẽ làm cho da nhờn, dễ bị mụn trứng cá.
Trừ các lớp bên ngoài của quá trình sừng hóa là các tế bào chết thì da là một
cơ quan sống của cơ thể. Vì vậy, mỗi tế bào là một tổ chức sống và cần có
năng lượng để cung cấp cho việc duy trì sự tồn tại và tái sản xuất. Các tế bào

đòi hỏi các năng lượng lấy từ đường để phát triển và thực hiện các chức
năng khác. Ngoài ra, sự phát triển của da còn yêu cầu các acid amin,
vitamin, các yếu tố vi lượng và các acid béo. Thông thường các chất này
được cung cấp từ máu nhờ sự tuần hoàn.

2.4.3. Tâm lý
Tâm lý cũng tác động đến làn da. Khi lo âu, buồn bã, có nhiều chuyện ưu tư, da
sẽ xấu đi. Người có trạng thái thoải mái, hoạt động, yêu đời thì làn da sẽ hồng
hào, khỏe mạnh.
2.4.4. Các yếu tố bên ngoài
Có rất nhiều yếu tố tác động đến da, như khí hậu, khói bụi, tia tử ngoại, thuốc
lá… Trong đó, khí hậu dù nóng hay lạnh cũng không tốt cho da, nhiệt độ tốt
nhất cho da khoảng 15-20oC. Tia tử ngoại hủy hoại những thành phần của da,
làm da sạm đi, có tàn nhang, nặng hơn là có thể dẫn đến ung thư da. Khói
thuốc lá làm da nhợt nhạt, không hồng hào, mất sức sống. Khói bụi làm da
nhiễm bẩn, dễ sinh mụn…
Tóm lại, da chính là nơi thể hiện tình trạng sức khỏe của cơ thể con người và
cũng chính là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường bất lợi nhất. Do
đó, muốn có làn da đẹp, bên cạnh các dưỡng chất cần thiết như các chất giúp
làm vững chắc sợi collagen và sợi đàn hồi, các chất mang lại độ ẩm cho da,
giúp da mịn màng, khỏe mạnh… là điều rất quan trọng.
3. Định nghĩa kem dưỡng da

7


Kem dưỡng da là các loại kem hoặc dung dịch hợp da, giúp da giữ ẩm; chúng có
thể chứa dầu thiết yếu, chiết xuất thảo mộc hoặc hóa chất để giúp kiểm soát dầu
hoặc giảm bớt độ kích ứng.
4. Yêu cầu chung đối với kem cho da

Ngoài việc đáp ứng tốt các tính năng, kem còn phải đạt những yêu cầu sau:
-

Kem ổn định, để lâu không bị phân lớp.
Màng kem tạo trên da khi sử dụng phải mỏng, đều, mềm mại, có độ mịn, độ
bóng và bám tốt trên da.
Khi dùng da không bị dị ứng hoặc ngộ độc.
Có pH thích hợp với da, khoảng 6.0- 6.9
Khi thoa dễ tan ra trên da, mau thấm sâu vào trong da để các hoạt chất vào
nuôi dưỡng da, không tạo rít và nhớt, đủ độ ẩm cho da mềm mại.
Có mùi hương dễ chịu, thoải mái khi dùng.
Kem có tính tiện dụng cao.

5. Vai trò của kem đối với da
Tùy theo từng loại kem và mục đích sử dụng, kem dưỡng da có những tác dụng
sau:
-

-

-

Lớp kem thoa lên da như là “ tấm chăn” lọc tia mặt trời, làm giảm tác hại
của tia UV đối với da. Kem dưỡng da chứa các loại vitamin chống các tác
nhân gây lão hóa , các lớp che chắn chống ô nhiễm từ môi trường.
Giúp làn da mịn màng, săn chắc , ngăn ngừa và hạn chế mụn phát triển.
Có tác dụng làm trắng da, nhất là sử dụng vào ban đêm vì đêm là thời điểm
lí tưởng nhất để da hấp thụ các dưỡng chất làm trắng da do quá trình trao đổi
chất của các tế bào diễn ra mạnh mẽ.
Kem dưỡng da cũng giúp loại bỏ những tế bào chết trên da và giữ ẩm cho

làn da.
Kem dưỡng da tác động sâu vào bên trong da giúp kích thích , tái sinh tế bào
da , phục hồi làn da , tạo một làn da tươi khỏe.

6. Phân loại kem
- Có 3 phương pháp phân loại kem :
+ Phân loại theo chức năng
+Theo tính chất hóa lí
8


+ Theo cảm quan
Theo chức năng
Kem làm ẩm
Kem nền

Theo tính năng hóa Theo cảm quan

Chứa hàm lượng Dễ dàng bao phủ
dầu thấp
và bám dính nhanh
chóng
Thường dùng dạng
dầu trong nước

Ứng dụng
Kem chủ yếu cung
cấp độ ẩm cho da

Các loại kem lót

trước khi trang
điểm
Kem tan
- Điểm chảy của Có thể dùng ở Các loại kem cung
tướng dầu thấp
dạng kem hoặc cấp độ ẩm và
- Độ pH từ trung dung dịch
dưỡng chất cần
tính đến acid yếu
thiết cho da mặt
- Có thể chứa các
chất làm mềm và
các thành phần làm
ẩm đặc biệt
Kem bảo vệ tay và - Chứa hàm lượng - Dễ dàng bao phủ Các loại kem cung
toàn thân
dầu từ thấp đến và không bám dính cấp 1 lượng ẩm và
trung bình
như trường hợp dưỡng chất khá lớn
- Thường dùng kem tan
cho tay và cơ thể,
dạng O/W
- Rất phổ biến ở có thể thêm chất
- Điểm chảy của dạng dung dịch
sát khuẩn
tướng dầu trung
bình
- pH có thể kiềm
yếu hoặc acid
-Chứa các nhân tố

bảo vệ : silicone ,
lanolin
Kem đa năng
Chứa hàm lượng Dễ dàng bao phủ
Dùng cho mọi mục
dầu từ ít đến trung
đích với kết quả
bình
không cao
7. Thành phần trong kem dưỡng da

9


Thành phần cơ bản của kem dưỡng da là hệ nhũ tương gồm pha dầu, pha nước,
chất nhũ tương và các thành phần khác như: chất chống oxi hóa, chất làm mềm,
chất làm ẩm, chất tạo hương, chất bảo quản.
7.1 Dung môi
Dung môi làm môi trường phân tán tất cả các chất.
Yêu cầu: ít bay hơi, ổn định,tương hợp với tất cả các thành phần khác, không màu,
không mùi, không kích ứng.
Nước cất là dung môi thường được dùng trong kem dưỡng da. Nước cất là dung
môi rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn nên nước đóng vai trò quan trọng trong kem dưỡng
da. Tuy nhiên cần quan tâm đến chất lượng của nước, tránh ảnh hưởng của các ion
vô cơ và vi sinh vật.
7.2.Chất béo, dầu, mỡ sáp
Chất béo, dầu, mỡ, sáp là chất nền và là thành phần có lợi trong mỹ phẩm. Đặc
trưng bởi tính chất kỵ nước và tính không tan trong nước.
7.2.1 Dầu và mỡ
Yêu cầu:

+ Chất lỏng, có độ bay hơi thấp ở nhiệt độ phòng và không tan trong nước.
+Có cảm giác nhờn khi cọ giữa các ngón tay, sau khi sử dụng chúng để lại một lớp
màng trên da.
+Có thể nhũ hóa với nước khi có mặt một chất nhũ hóa thích hợp.
+Có khả năng làm dung môi tốt.
+Có tính chất làm mềm, ngăn ngừa sự khô da bằng cách duy trì hàm lượng nước
của da, tạo cho da sự mềm mại.
Dầu tồn tại ở thể lỏng ở 210C, mỡ có tính chất tương tự như dầu nhưng tồn tại ở thể
rắn ở 210C nên ít dùng nhưng có ưu điểm rẻ tiền và dễ chiết suất.
Dầu thường dùng là dầu thực vật như dầu oliu, dầu dừa,… cho và kem dưỡng da
để tăng độ mềm, tăng độ phân tán của các thành phần trong kem dưỡng da nhưng
dễ bị oxy hóa tạo mùi khó chịu. Dầu khoáng(thường sử dụng dầu khoáng trắngmineral oil) có chức năng như dầu thực vật, không bị oxy hóa tạo mùi nhưng
nhược điểm là để lại lớp nhờn trên da sau dùng kem. Acid stearic được sử dụng để
làm tướng dầu, không bị ảnh hưởng bởi snhiệt độ và tạo nên màu hấp dẫn cho sản
phẩm (màu óng ánh như ngọc trai) nhưng gây mòn da.
10


7.2.2 Sáp
Thường dùng làm tác nhân lắng, trong nhiều trường hợp giúp cải thiện độ mịn và
cấu trúc của kem dưỡng
Sáp dùng cho kem dưỡng da có các tính chất sau:
+Tạo lớp màng chống thấm nước nhờ có mạch carbon dài kỵ nước.
+Tan trong dầu, làm tăng nhiệt độ nóng chảy của lớp màng dầu trên da, làm tăng
khả năng làm mềm da của dầu.
Các loại sáp thường dùng là sáp ong và dẫn xuất sáp ong. Dẫn xuất sáp ong có ưu
điểm là làm mềm hơn, dễ chảy hơn, cho phép kết hợp với lượng nước lớn hơn sáp
ong ban đầu. Parafin là chất nền, nguồn nguyên liệu phong phú (đa số từ dầu mỏ)
nhưng độc hại, thiếu chắc chắn, khó trộn lẫn với các thành phần khác. Lanolin còn
gọi là sáp len hoặc mỡ len, là một loại sáp tiết ra từ tuyên bã nhờn của dộng vật có

lớp lông len, có vai trò bảo vệ, điều trị và làm đẹp da.
7.3.Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa làm đồng nhất các thành pần trong sản phẩm. Một chất nhũ hóa tốt
thường đòi hỏi phần kỵ nước dài hơn tác nhân thấm ướt Một số chất nhũ hóa
thường dùng trong kem dưỡng da:
-Natri lauryl sulfate đặc tính làm sạch, hoạt động tương tự xà phòng, là chất gây
kích ứng da như các loại thuốc tẩy khác với độ kích ứng gia tăng theo nồng độ gây
nên bệnh viêm da cơ địa.
-Triethanolamin stearate: Ban chuyên gia của CIR trước đây đã kết luận rằng an
toàn để sử dụng trong các công thức mỹ phẩm.
-Sorbitan oleate:có nguồn gốc từ sorbitol, các cơ sở dữ liệu mỹ phẩm coi Sorbitan
oleate là một thành phần nguy hiểm thấp, được coi là các chất kích ứng da nhẹ.Ban
chuyên gia CIR đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng các thành phần này an
toàn như một thành phần mỹ phẩm trong điều kiện hiện tại về nồng độ và sử dụng.
-Cetyl ancol: có nguồn gốc từ dầu thực vật, thường được dùng ở tỉ lệ 0.5 - 6%
7.4.Chất chống oxy hóa
Hiện tượng oxy hóa thường gây ra sự thoái hoá và có thể dẫn đến hỏng hoàn toàn
sản phẩm. Phản ứng oxy hóa làm các chất hữu cơ bị phân hủy do ảnh hưởng của độ
ẩm, nồng độ oxy, bức xạ cực tím, sự có mặt của các chất chống oxy hóa và do sự
hiện diện của vết kim loại chuyển tiếp.
11


Yêu cầu của chất chống oxy hóa:
+Chất chống oxy hóa lý tưởng phải bền.
+Hiệu quả trong khoảng pH rộng.
+Không màu, không mùi, không độc.
+Tương hợp với cấu tử trong sản phẩm và bao gói.
+Phản ứng tạo sản phẩm oxy hóa tan được.
Các chất chống oxi hóa thường dùng là: BHT(Butylated hydroxy toluene),

7.5.Chất tạo hương
-Mục đích:
+Che dấu mùi của chất béo.
+Tạo hương thơm riêng và độ thu hút cho từng loại kem dưỡng da.
-Hương thường sử dụng:
+ Những hương liệu tổng hợp thuộc loại alcohol, aldehyde, phenol…
+Hương tự nhiên.
-Hàm lượng hương sử dụng trong kem dưỡng da: 0.3-0.6%
*Lưu ý: Những hương liệu thuộc họ alcohol, aldehyde,… là những hóa chất có độc
tính cao dễ kích thích gây dị ứng cho da, làm rối loạn các sắc tố và có khả năng
gây ung thư.
Ví dụ: -Acetaldehyde: có khả năng gây ung thư, gây hại cho thận, hệ thần kinh và
hệ hô hấp
-Butoxyethanol: gây kích ứng da, mắt, mũi, họng.
-Benzophenone: gây rối loạn nội tiết có liên quan đến các khối u gan.
Vì vậy khi sử dụng kem dưỡng da nên tránh các kem có mùi nồng nặc mà hãy
chọn những kem có hương thơm nhẹ nhàng, càng ít mùi càng tốt.
7.6.Chất làm mềm

12


-Mục đích: Lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào sừng ở lớp ngoài cùng của
da, giúp da mịn màng hơn và giúp giữ ẩm bề mặt da
-Các chất làm mềm trong kem dưỡng da: Ceramides, Collagen, squalene,lanolin,
các loại cồn béo như cetyl alcohol, stearyl alcohol; các acid béo như stearic acid,
linoleic acid, oleic acid…
7.7.Chất làm ẩm
-Mục đích:
+Tạo lớp màng ẩm nhằm ngăn chặn sự thoát hơi nước trên da.

+Giúp kem khỏi bị khô khi tiếp xúc với không khí.
-Yêu cầu của chất giữ ẩm:
+Sản phẩm phải hút ẩm từ không khí và duy trì nó ở điều kiện độ ẩm thông thường
+Chất làm ẩm có độ nhớt thấp, dễ trộn vào sản phẩm.
+Màu, mùi, vị thích hợp.
+Không độc và không kích thích.
+Trung tính trong các phản ứng.
+Không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thường.
-Các chất làm ẩm trong kem dưỡng da: Mineral Oil, Petrolatum, Lanolin,
glycerin(nếu dùng nhiều sẽ gây ẩm và nhớt trên da), sorbitol, propylen glycol.
7.8.Chất bảo quản
-Mục đích: Ngăn sự phát triển của vi sinh vật, ngăn sự oxi hóa của chất béo,ngăn
ngừa hư hỏng cho kem dưỡng da.
-Yêu cầu của chất bảo quản:
+ Không độc không gây kích ứng hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da.
+Bền với nhiệt
+Có khả năng tương hợp với các cấu tử khác cho công thức với vật liệu bao gói.
+Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp.
13


+Giữ được hiệu quả trong phạm vi pha rộng.
+Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật.
+Dễ tan ở nồng độ hiệu quả.
+Không mùi và không màu.
+Không bị bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại như Al, Zn, Fe.
-Một số chất bảo quản trong kem dưỡng da:
+Các este của p-hydroxy benzoic acid như methylparaben, propylparaben,
butylparaben..
+Sorbic acid

+Phenoxyethanol
-Ảnh hưởng của chất bảo quản đối với sức khỏe con người:
+Phenoxyethanol:Phenoxyethanol được dùng làm chất diệt khuẩn trong kem
dưỡng da. Ở châu Âu chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên
chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ
phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục
quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ(FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn
mửa và tiêu chảy cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
+Chất bảo quản họ paraben: Nhiều năm qua, paraben được chấp nhận như phương
cách rẻ tiền và không thể thiếu được để kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, lên
men và nấm mốc trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có vài loại
paraben kích thích sự phát triển của các khối u, gây ung thư.
8. Tác hại của kem dưỡng da
Ít ai hiểu được rằng chính những sản phẩm mà chúng ta sử dụng thường ngày lại
chứa những thành phần hóa học khác nhau gây tổn thương da và ảnh hưởng đến làn
da cũng như sức khỏe lâu dài của bạn. Có hai nhóm nguyên nhân chính:
 Nguyên nhân chủ quan:

14




Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Nhiều loại mỹ phẩm sẽ tốt với người này, nhưng không hẳn sẽ tốt cho người
khác. Điều đó là do tính chất của mỗi lan da là khác nhau nên sẽ tương ứng với
những dòng sản phẩm khác nhau. Rất nhiều người không chú trọng đến điều này
đã dẫn đến sử dụng mỹ phẩm một cách bừa bãi. Kết quả là da bị dị ứng với mỹ
phẩm và khiến cho da trở nên xấu hơn, nổi mụn, nám hay tàn nhang nhiều hơn.




Lạm dụng mỹ phẩm
Việc sử dụng mỹ phẩm khiến chị em cảm thấy tự tin hơn khi ra đường, chính vì
vậy họ đã sử dụng mỹ phẩm một cách quá thường xuyên. Tuy nhiên, làn da cần
được nghỉ ngơi, khi sử dụng liên tục . lỗ chân lông của da bị bít lại, cộng thêm tác
động từ nắng , bụi, khói,.. khiến làn da luôn trong trạng thái “quá tải” và về lâu dài
sẽ gây ra những tổn thương cho da.

15




Sử dụng sản phẩm hết hạn
Khi các sản phẩm làm đẹp bị hết hạn sử dụng, nghĩa là những hóa chất bảo quản đã
không còn tác dụng và những sản phẩm này rất dễ dàng hoặc chứa rất nhiều vi
khuẩn không có lợi cho da. Nhiều người vì tiếc mà không quan tâm đến hạn sử
dụng của mỹ phẩm đang dùng. Chính vì thế nó sẽ gây cho da bị mụn, đỏ,tấy, ngứa
hay viêm da hoặc có thể tệ hơn thế.



Không dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng.
Điều này có nghĩa là phải tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác của sản
phẩm.
Vd. Sản phẩm đó hướng dẫn bạn sử dụng 2 lần/ngày nhưng vì muốn thấy ngay
hiệu quả bạn lại lạm dụng và sử dụng nó với cường độ lớn . Như vậy, chẳng những
không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra tác động tiêu cực.
16







Một số nguyên nhân khách quan:

Nhiễm các hóa chất độc hại
Để tăng thời gian bảo quản hay giúp đẩy nhanh hiệu quả trong khi sử dụng thì các
nhà sản xuất thường cho thêm các loại hóa chất độc hại gây ung thư da,nếu như
không kiểm soát được nguồn gốc các loại mỹ phẩm của mình thì việc này sớm
muộn gì cũng xảy ra.



Da bị bào mòn từ kem làm trắng da.
Ban đầu, khi sử dụng sản phẩm này bạn sẽ có được làn da trắng mịn, mềm mại sau
một vài lần. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong môt thời gian dài thì những
thành phần như acid salycylic có chứa trong mỹ phẩm này sẽ bào mòn da, gây nên
tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa.



Nhiễm kim loại từ kem dưỡng da
Trong những loại sản phẩm này thì đều chứa một lượng kẽm nhất định trong
thành phần. Chính hợp chất này khi tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ gây ra tác
độngxấu đến da, ảnh hưởng đến phần mô của tế bào và lớp biểu bì bên dưới da.
Chính vì thế mà một khi các bạn nữ đã sử dụng mỹ phẩm thì không thể nào ngưng
sử dụng lại được vì nếu làm như thế gương mặt của bạn sẽ trở nên tệ hơn lúc chưa

sử dụng.
Vậy nên lời khuyên với phái đẹp khi muốn chăm sóc da mình, cách đơn giản là hãy
tự giữ cho làn da thật sạch bằng cách rửa mặt hay chế độ ăn uống ,nghỉ ngơi phù
hợp, tránh tình trạng căng thẳng và khu vực ô nhiễm môi trường. Sử dụng những
17


sản phẩm từ thiên nhiên có xung quanh bạn như rau quả, trái cây ,... Điều này sẽ
tốt cho làn da cũng như sức khỏe cũng như làn da của bạn.

9. Cách chọn kem dưỡng da phù hợp
Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất về việc sử dụng
đúng các loại kem dưỡng da phù hợp nhất.
9.1 Hiểu rõ về làn da
Sai lầm lớn nhất của chị em khi mới bắt đầu hoặc nhiều người sử dụng thời gian dài vẫn không
hiểu rõ mình sở hữu loại da nào .
Mỗi người có hình dáng, thể trạng sức khỏe và lối sống khác nhau nên tình trạng
da và cách chăm sóc cũng có nhiều khác biệt. Về cơ bản, da được phân thành 6
nhóm: da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp, da nhạy cảm và da mụn. Tùy theo
từng loại da và vấn đề da mà các bạn gái nên chọn cho mình loại sản phẩm phù
hợp nhất.
Stt
1

Loại da
Da bình
thường

2


Da nhờn

3

Da khô

4

Da hỗn
hợp

5

Da nhạy
cảm

Chức năng
Phù hợp với nhiều loại
sản phẩm
Tập trung vào làm sạch,
giữ ẩm và chống lão hóa
Chọn sản phẩm mỏng nhẹ
hoặc ở dạng gel để giảm
độ nhờn của da
Có độ dưỡng ẩm cao, ở
dạng kem hay serum
Sử dụng 2 dòng mỹ phẩm
khác nhau chăm sóc cho
vùng da khô và dầu
Chọn sản phẩm có danh

sách thành phần ngắn,
chiết suất từ thiên nhiên

Dưỡng chất cần thiết
Có thể sử dụng nhiều sản phẩm

Oil free, shine free, oil
absorbring, Shine control…
Cremamy,smooth, soft,
buttery,dewy,..
Tùy vào thơi điểm thiên dầu hay
thiên khô mà sử dụng sản phẩm
như trên cho phù hợp
Ceramide, niacinamide,

18


6

Da mụn

Sản phẩm có tính dịu nhẹ, Salycilic, condogenic được ưu
có thành phần kháng tiên (kem)
khuẩn cao
Dạng kết cấu lỏng, không
chứa dầu (kem)

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tôi biết da của mình thuộc loại da nào? Tất
nhiên, cách chuyên nghiệp nhất vẫn là đến các trung tâm thẩm mỹ tiến hành soi da

để chuyên gia sẽ cho bạn biết da bạn thuộc loại nào.
9.2 Tìm hiểu những thành phần có trong sản phẩm
Thường thì tất cả các loại mỹ phẩm đều có ghi rõ các loại thành phần cấu thành
nên sản phẩm trên nhãn mác của nó, vì vậy bạn nên xem kĩ trước khi sử dụng.
Những thành phần chiếm tỉ lệ lớn thường được ghi trên đầu và nhỏ nhất được ghi ở
cuối cùng trng bảng liệt kê.
Nếu bạn dị ứng với thành phần nào thì không nên sử dụng sản phẩm đó
Tùy theo từng nhu cầu sẽ cung cấp các thành phần dưỡng chất khác nhau.
Stt
Công dụng
Dưỡng chất cần thiết
1 Kích thích da tái sinh tạo Retinol (dạng Vitamin A), axit AHA,
collagen lấp đầy vết nhăn
BHA, ASC III, Cytokine, Biostymine,
Fitohormone.
2
3

Kem phát huy tác dụng “sữa
chữa” cho da
Tiêu diệt các thành phần tự do
ngăn ngừa phản ứng oxi hóa
một trong những nguyên nhân
gây lão hóa da

Ceramind, Skvalen, Sterole, NNKT,
Cholesterol
Những hợp chất chống oxy hóa
(Vitamin C và E, là Flavonoid tinh chế
từ đậu nành, lá chè xanh, lá nho,

Coenzym Q 10,…

Để có thể thẩm thấu sâu vào da và thực sự phát huy tác dụng, những hợp chất đã kể
buộc phải có dạng thích hợp (đóng gói kín trong những viên siêu nhỏ). Cũng phải
điều chế với nồng độ thích hợp (Vitamin E tối thiểu 2%, vitamin C – 5%)
9.3 Tìm hiểu sản phẩm thông qua bình luận

19


Review hay bình luận tức là lời khuyên, kinh nghiệm làm đẹp do các chuyên gia
trang điểm tư vấn, giới thiệu thông qua các trang web hay buôn bán online trên các
trang mạng hiện nay. Từ hiệu ứng các nữ hoàng trang điểm trên mạng như
Michelle Phan, Fuzkittie càng ngày càng có nhiều cô gái viết về các loại mỹ phẩm
mình sử dụng.

Tuy nhiên, bên cạnh các review chân thực cũng có những thông tin nhằm mục đích
quảng cáo
Vd :” không gây dị ứng” điều nay chỉ có thể kiểm chứng qua nhà sản xuất hay chỉ
dựa vào quan điểm của họ , hay “sản phẩm tự nhiên” nhưng sản phẩm nào cũng
phải chứa những thành phần hóa học nhất định.
Một trong những trang đánh giá mỹ phẩm đang được nhiều bạn gái quan tâm
là Beautiest.vn. Với tiêu chí “Không quảng cáo, không thiên vị, bạn sử dụng, bạn
đánh giá”, những bình luận chia sẻ chân thật từ người tiêu dùng về mỹ phẩm tại
đây là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho phái đẹp khi tìm mua mỹ phẩm. Website
này cũng có rất nhiều những chia sẻ khác về bí quyết trang điểm, các bài viết,
video hướng dẫn cách thức làm đẹp khác sẽ giúp ích cho bạn có nên mua sản
phẩm đó không.
Lựa chọn sản phẩm cho ban ngày và ban đêm.
Những sản phẩm ban ngày cần nhẹ hơn . Để bảo vệ da trước tình trạng ô nhiễm,

những thành phần tự do. Sản phẩm sử dụng cần chứa các thành phần chống oxi
hóa, làm ẩm da,lọc tia cực tím.
9.4

20


Kem dưỡng ban đêm phải giàu dinh dưỡng chất phát huy tác dụng hỗ trợ dưỡng
da-làm mới tế bào nhanh hơn trong thời gian ban đêm.
9.5 Sử dụng kem chăm sóc khu vực quanh mắt.
Có thể sử dụng kem dưỡng da mặt với điều kiện trước đó cần kiểm tra, liệu khu
vực đó có quá mẫn cảm với sản phẩm bởi nhiều mỹ phẩm hoạt chất mạnh
Có thể gây phù nề và làm xuất hiện những cục nhỏ dưới mắt.
Nếu sau khi sử dụng kem dưỡng da mặt cho vùng mắt thấy xuất hiện dị ứng cần
ngừng sử dụng và tìm mua sản phẩm riêng cho khu vực da quanh mắt.
9.6 Mùa hè và mùa ấm trong năm cần sử dụng loại kem dưỡng khác mùa đông
Mùa đông nhiệt độ thấp , không khí khô cả ngoài trời và trong phòng làm cho da
khô hơn bình thường. Vì thế các loại kem dưỡng da dùng cho mùa đông cần có tác
dụng bảo vệ lan da trước gió rét. Làn da mùa đông cũng đòi hỏi thường xuyên
được làm ẩm , để bảo vệ trước sự mất nước.
Mùa hè và những mùa ấm áp còn lại trong năm chỉ cần sản phẩm nhẹ hơn, song
cần bổ sung những hợp chất cần thiết, để bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời và
nhiệt độ môi trường nóng bức.
9.7 Tìm kiếm sản phẩm tự nhiên
Tìm kiếm sản phẩm tự nhiên là một chiến lược không thể tách rời trong quá trình
tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất. bạn có biết rằng các sản phẩm bạn
bôi lên da sẽ ngấm trực tiếp vào máu, còn các sản phẩm chúng ta ăn, được chuyển
hóa từ Gan đầu tiên. Do đó, phải đảm bảo rằng “ Thực phẩm” nuôi dưỡng làn da
của bạn là tinh khiết nhất có thể.
9.8Mua sản phẩm từ những hãng có uy tín

Những sản phẩm này đã được kiểm chứng bởi nhiều khách hàng trước bạn, họ đã
có thương hiệu riêng cho mình. Vì vậy, mức độ an toàn của sản phẩm cũng cao
hơn. Hơn nữa, khi mua sản phẩm từ những đại lý ủy quyền của họ bạn ít có nguy
cơ gặp phải hàng giả và kém chất lượng.
Vấn đề sẽ không thừa nếu bạn kiểm tra chúng kỹ lưỡng trước khi mua, vì mức độ
an toàn của các sản phẩm đó cao nhưng không có nghĩa là tuyệt đối đến 100%
9.9Yêu cầu mẫu dùng thử miễn phí
Nếu bạn không có cơ hội dùng thử sản phẩm trên khuôn mặt của bạn cả ngày, rất
khó khăn để xác định xem đó có phải là sản phẩm tốt “phù hợp” hay không. Vì vậy
hãy thường xuyên lui tới các cửa hàng dùng thử cho khách hàng tiềm năng.
21


9.10Kiểm tra hàng trước khi mua
Xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần sản phẩm…đặc biệt bạn cầm trên
tay đã bị “bóc tem” hay dùng dở hay không. Điều này rất quan trọng vì chúng sẽ
ảnh hưởng tới chất lượng bên trong sản phẩm. Nếu là sản phẩm đã hết hạn thì
đương nhiên nó không còn giá trị sử dụng. Những tác động bên ngoài như bao bì bị
rách, thủng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, có thể chúng bị hư hại và không thể sử
dụng
Do đó, hãy cẩn trọng trước khi mua sản phẩm này, để tránh mua phải sản phẩm
không được đảm bảo.
9.11 Lựa chọn mỹ phẩm cho từng lứa tuổi
Thiếu nữ tuổi vị thành niên nên bắt đầu sử dụng kem dưỡng da . tất nhiên là dòng
sản phẩm phù hợp riêng với lớp trẻ.
Dần dần thì tuổi tác cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm dưỡng da hằng ngày càng
phong phú, với hoạt chất ngày càng mạnh.


Trước tuổi 25

Theo nghiên cứu thì da của chị em phụ nữ bị lão hóa từ năm 2 tuổi với rất ít dấu
hiệu nhận biết trên mặt hoặc là không thể nhìn thấy.
Nếu không có chế độ chăm sóc da ngay từ những năm 20 tuổi thì chắc chắn vào độ
28–30 tuổi, da sẽ xuất hiện hàng loạt các dấu hiệu lão hóa như nám, sạm
Trước 25 tuổi chỉ cần một chế độ chăm sóc gọn nhẹ. Tuy nhiên, trước 25 tuổi, bạn
không nên đắp quá nhiều thứ lên mặt mình. Làn da độ tuổi này chỉ cần một chế độ
chăm sóc gọn nhẹ với việc rửa sạch mặt ngày 2 lần, cùng những sản phẩm dưỡng
da dịu nhẹ có chiết xuất tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu dừa, dầu olive…. Có
công dụng dưỡng ẩm cũng như làm trắng nhẹ cho da.



Sau tuổi 25
Từ độ tuổi 25, việc chăm sóc da nên bắt đầu được chú ý kĩ hơn vì lúc này làn da đã
bắt đầu bước qua giai đoạn lão hóa và bộc lộ nhược điểm ra bên ngoài. Lúc này,
những sản phẩm có công dụng dưỡng ẩm, làm căng da, bổ sung collagen nên được
quan tâm sử dụng.
Sau 25 tuổi, làn da bắt đầu cần những sản phẩm chăm sóc chống lão hóa chuyên
biệt
22




Ở tuổi 30
30 tuổi là độ tuổi mà các dấu hiệu lão hóa đã bắt đầu gây nên nhiều lo lắng trong
tâm lý chị em. Vì lúc này, nếu làn da không được chăm sóc đúng cách thì đã bắt đầu
xuất hiện nếp nhăn, nám, sạm, đồi mồi, da xỉn màu, lỗ chân lông to…khiến khuôn
mặt trở nên kém sắc hơn hẳn. Đặc biệt, phụ nữ tuổi này thường bận bịu công việc,
gia đình, do đó những áp lực cuộc sống lại khiến làn da càng thêm nhiều tổn hại.

Chăm sóc da lão hóa tuổi 30 cần sản phẩm chăm sóc nhiều axit amin. Sản phẩm
chăm sóc da chống lão hóa tuổi 30 mà chị em cần có là những sản phẩm có nhiều
axit amin, ceramides, retinol, các hoạt chất chống oxy hóa mạnh để tăng cường hiệu
quả dưỡng da và chống lại các tác nhân làm hại da từ môi trường.



Độ tuổi 40 cần sản phẩm chăm sóc da
40 tuổi, hẳn da chẳng thể nào mong chờ một làn da mịn màng trẻ trung như thời
xuân sắc. Mặc dù vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của những sản
phẩm chăm sóc da chống lão hóa để hạn chế đến mức thấp nhất các dấu hiệu thời
gian được biểu hiện trên làn da của mình.
Lúc này, lời khuyên tốt nhất là hãy chọn những sản phẩm dưỡng da có chứa nhiều
retinoids, peptides, chiết xuất đậu nành và vitamin với các chức năng điển hình như:
giảm bọng mắt, nếp nhăn, điều chỉnh sắc tố da.
Thoa kem chống nắng là biện pháp chống lão hóa hàng đầu.
Tốt nhất, độ tuổi này nếu muốn dùng sản phẩm chống lão hóa, thì bạn nên tham
khảo ý kiến bác sĩ. Dựa vào kết quả kiểm tra da và xác định mức độ lão hóa, bác sĩ
sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất cũng như đưa ra những tư vấn sản phẩm phù hợp
nhất với tình trạng da của mình.



Độ tuổi từ 50–60 tuổi
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn 50–60 tuổi — độ tuổi “đã toan về già”, thực sự việc
duy trì một làn da đẹp là rất khó. Lúc này, điều cần quan tâm là một làn da khỏe
mạnh, một tinh thần thư thái. Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da chống lão
hóa có độ ẩm cao cũng như giàu chất dinh dưỡng để tăng khả năng phục hồi cho da
đã già yếu và nhiều hư tổn.


23


10.Thông tin thị trường
10.1 Nguồn gốc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng da có nguồn gốc và xuất xứ
từ nhiều nới khác nhaunhư: Nhật Bản (Sakura, silky, coen rich cose q10,..), Hàn
Quốc (Sulwhasoo, OHUI, SM:37, Laneige,...), Pháp(Nivea, Vichy, Eucerin,…) ,
Thái Lan, Singapore,…
10.2. Giá thành
Kem dưỡng da loại thường có giá dao động từ 50 - 140 nghìn.
Kem dưỡng da loại trung có giá tầm từ 150 - 350 nghìn.
Kem dưỡng da loại cao cấp có giá thành từ 500 nghìn trở lên.
10.3 Hạn sử dụng
Cũng giống như các loại mỹ phẩm khác, 6-1 năm kể từ ngày mở nắp sản phẩm là
quãng thời gian lý tưởng nhất để sử dụng.
10.4 Cách phân biết kem dưỡng da hàng thật và hàng giả
Kem dưỡng da là một sản phẩm được chị em phụ nữ vô cùng ưa chuộng và lựa
chọn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều sản
phẩm kem dưỡng da với thương hiệu, nguồn gốc khác nhau. Vậy để phân biệt được
loại loại kem dưỡng da thật hay giảta có một số cách sau:
10.4.1 Thông qua mã vạch
Mã vạch từ lâu được xem là cách phân biệt hàng thật và hàng giả rõ nhất, không
chỉ trên các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày mà cả trong mỹ phẩm.
Cách phân biệt : Thông thường kem dưỡng da giả chỉ dán mã vạch hoặc nếu có in
chìm trên vỏ hộp thì số hiệu cũng không chính xác. Ngược lại, hàng thật thường có
mã mạch rõ ràng và in ở gần đáy hộp.

24



Lưu ý nhỏ: Có 2 loại vạch thông dụng: loại 8 số và loại 13 số, từ các con số này sẽ
cho người mua biết về tất cả các sản phẩm. Hãy luôn nhớ đến công thức này trước
khi mua sản phẩm: “Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với con số cuối cùng, nếu
ra tổng có đuôi là số 0 là hàng thật, ngược lại khác 0 là hàng giả.
Một số thông số cụ thể để bạn nhận biết các mặt hàng mỹ phẩm: 893 là của Việt
Nam; 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 1661-6345 là của Hàn Quốc, 080850-8139 là của Thái Lan…

25


×