Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BAI TIU LUN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.69 KB, 6 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG
LỚP QUẢN LÝ 04 NHÓM 3
THÀNH VIÊN NHÓM
Đỗ Văn Tính
Trần Minh Thuận
Nguyễn Văn Thành
Hoàng Tiến Đạt
Phạm Thị Nhung
Nguyễn Thị Phượng


CHỦ ĐỀ
QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG CÔNG TY VEDAN

NỘI DUNG
I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHỦNG
HOẢNG CỦA CÔNG TY VEDAN
II/ CÁC VẤN ĐỀ TRƯỚC KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG TY VEDAN
III/ CÁCH GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CÔNG TY VEDAN
IV/ TỪ SỰ KHỦNG HOẢNG CÔNG TY VEDAN HỌC HỎI VÀ VẬN DỤNG


I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ
KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG TY VEDAN:
1/ Khái niệm khủng hoảng:
- Khủng hoảng là một sự thay đổi đột ngột hoặc là nguyên nhân của một quá
trình, dẫn đến một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay lập tức.
- Theo kinh doanh thì khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp, rối loạn, mất cân
bằng nghiêm trọng, có khả năng gây tác hại về mặt tài chính cho một tổ chức và
có thể hủy hoại uy tín của tổ chức, đòi hỏi phải hành động kịp thời, phải hao tốn


về mặt thời gian, tiền của thì mới có thể tránh được những tác động tiêu cực do
khủng hoảng gây ra.
* Phân loại khủng hoảng:
- Khủng hoảng cấp tính (Acute): là những thảm họa bất ngờ, không tiên liệu
được như hỏa hoạn, tai nạn lao động, thiên tai…
Ví dụ: Ngày 19/3/2014 cháy lớn ở trợ phố Hiến – Hưng Yên thiệt hại hàng chục
tỷ đồng
- Khủng hoảng mãn tính (Chornic): Những tình huống khủng hoảng dài hạn
nguyên nhân do công tác quản lý kém tồi.
Ví dụ: Tháng 10/2003 có tin đồn tổng giám đốc ngân hàng Á Châu ACB bỏ trốn.
Toàn bộ hoạt động của ngân hàng bị đảo lộn, khách hàng xô nhau đi rút tiền các
nhà đầu tư tìm mọi cách bán cổ phiếu.
2/ Các nguồn gốc của khủng hoảng:
• Đặc điểm của ngành sản xuất-kinh doanh:
- Các hãng hàng không: tuy các tai nạn về hãng hàng không rất ít nhưng khi
có tai nạn về hàng không thì thiệt hại về người và của là vô cùng lớn.
- Các công ty hóa chất dầu khí: các công ty này thường rất rễ xảy ra cháy
nổ và các chất độc gây ô nhiễm môi trường.
- Các công ty chế biến và đóng gói thực phẩm: các công ty này thường chế
biến thực phẩm trực tiếp người tiêu dùng để ăn nên rất rễ dẫn đến các
mầm mống các căn bệnh hay là gây ngộ độc.
- Các công ty cung cấp dịch vụ tài chính: các công ty này liên quan đến
việc đầu tư và cung cấp.
Ví dụ: như kinh doanh cổ phiếu rất rễ thua lỗ lớn gây ra mất lòng tin khi họ
đầu tư không thích hợp.
• Tai nạn và thiên tai:
Các vụ tai nạn hoặc thiên tai gây ra thiệt hại nặng nề có thể như bão, lũ lụt,
hỏa hoạn….
Ví dụ: Sóng thần ở nhật bản ngày 11/3/2011 gây thiệt hại rất lớn về người và
của

• Thảm họa về sức khỏe và môi trường:
- Sự phá hoại sản phẩm: sự phá họa sản phẩm của đố thủ cạnh tranh có thể
ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tổng thể của sản phẩm cũng như công ty của
bạn.


- Tai nạn nghiêm trọng: thường gây hại lớn đến con người và những vụ
kiện tụng dẫn đến tốn kém và giảm uy tín.
- Nguy hại từ môi trường: sự phát triển của công nghiệp hóa dẫn đến hoạt
động gây ô nhiễm môi trường lớn.
• Sự cố kỹ thuật: sự cố kỹ thuật xảy ra trên diện rộng cũng có thể xảy ra với
những doanh nghiệp riêng lẻ có quy mô nhỏ phụ thuộc vào công nghệ
thông tin
Ví dụ: Ebay bị tấn công máy chủ dẫn đến giao dịch bị đình trệ gây ra thiệt hại
lớn về tài chính và lòng tin của khách hàng.
• Lực kinh tế và thị trường:
- Sự thành bại của một công ty phụ thuộc vào phần nào của sự thăng trầm
của chu kỳ kinh tế.
Ví dụ như công ty sản xuất điện thoại NOKIA.
• Những nhân viên tệ hại:
- Tất cả các tổ chức đều phải dựa vào yếu tố con người để hoạt động, nhân
viên giám sát và người đại diện sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng tới uy tín và sự
thành công của doanh nghiệp.
- Sự kiểm soát và lơ đãng trong quản lý đối với nhân viên kém dẫn đến lây
lan tâm lý làm mất lòng tin của khách hàng gây sụt giảm về doanh số.
3/ Các vấn đề về khủng hoảng của công ty VEDAN:
Công ty VEDAN là công ty 100% vốn của nước ngoài thành lập năm 1991
địa chỉ: Ấp 1A,Quốc Lộ 51, X. Phước Thái, H. Long Thành, Đồng Nai chuyên
sản xuất bột ngọt, các loại thực phẩm, glutamic acid, hạt nêm, tinh bột, tinh bột
biến tính, hydrochloric acid, sud, phân bón hữu cơ...

Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả
nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13
tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng
tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử
lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày
ra sông.
Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Công ty
Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Đại tá
Lương Minh Thảo, hành vi vi phạm này là đặc biệt nghiêm trọng. Tại hiện
trường, Phó Giám đốc phụ trách văn phòng Công ty Vedan Việt Nam đã thừa
nhận hành vi vi phạm của công ty.
Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra
10 sai phạm của Vedan, bao gồm:
+ Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy
sản xuất tinh bột biến tính của công ty.


+ Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
+ Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy khác của công ty.
+ Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu
liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
+ Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng
sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
+ Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa

công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy
bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000
tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng,
bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000
tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
+ Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế môi trường.
+ Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
+ Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong
giấy phép.
Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng
số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ
đồng.
Ngày 13 tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có ý kiến chỉ đạo các
cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện các biện pháp xử
lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan.
Sau khi nhận được xử phạt thì hàng loạt sự tẩy chay các mặt hàng của
công ty VEDAN từ người bán hàng đến người tiêu dùng dần dần dẫn đến mặt
hàng mất dần thị phần không có được lòng tin của khách hàng. Hiện nay hầu
như không thấy mặt hàng của VEDAN trên thị trường nữa điều này chứng tỏ
rằng VEDAN đang bị khủng hoảng nghiệm trọng.


Dựa vào những nguyên nhân và khái niệm trên cho thấy rằng công ty
VEDAN bị khủng hoảng về thảm họa sức khỏe và môi trường




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×