Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tài liệu ôn thi môn luật hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.78 KB, 12 trang )

THẦY HIẾU 0359033374

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chế định quan trọng trong Luật hiến
pháp?

2.

Các thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội phải là đại biểu
quốc hội và đồng thời là thành viên Chính phủ.

3.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch
Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

4.

Hiến pháp 1959, chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế tập thể và kinh tế
hợp tác xã tương ứng với hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu nhà
nước.

5.

Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử
như nhau, không phân biệt sức khỏe, tuổi tác và hoàn cảnh.

6.


Theo Hiến pháp 2013, thành viên, cơ quan thường trực của Quốc hội đồng thời
là thành viên của cơ quan quản lý nhà nước.

7.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ
nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.

8.

Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh
tế.

9.

Người nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác.

10. Hội đồng nhân dân chỉ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật duy nhất
là Nghị Quyết.
11. Hiến pháp là kết quả của sự vận động của đời sống chính trị, do vậy nội dung và
hình thức của Hiến pháp luôn chịu sự quy định và tác động trực tiếp của đời sống
đấu tranh giai cấp.
12. Chỉ có Hội đồng nhân mới có quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
13. Quốc tịch của người con chưa thành niên theo quốc tịch của cha mẹ.
14. Chủ tịch nước theo hiến pháp năm 1980 là cá nhân được bầu trong số các đại biểu
Quốc hội.
15. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.



THẦY HIẾU 0359033374

16. Việc soạn thảo, ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành theo một trình tự,
thủ tục đặc biệt khác với việc ban hành, sửa đổi các ngành luật khác.
17. Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát hoạt động chấp hành pháp luật
của các bộ, các cơ quan ngang bộ, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang …
18. Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản của một quốc gia.
19. Theo hiến pháp 1959, chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu
ra trong số các Đại biểu Quốc hội.
20. Tòa chuyên trách tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm.
21. Hiến pháp 1959 Chính phủ là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của Quốc hội.
22. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thuộc sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức.
23. Các quy phạm pháp luật khác do nhà nước ban hành nếu có nội dung điều chỉnh
trái với Hiến pháp đều bị hủy bỏ.
24. Hiệu lực của Hiến pháp cao hơn các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia
hoặc ký kết.
25. Thành viên của uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng thời là thành viên của Chính
phủ và phải làm việc theo chế độ chuyên trách.
26. Thẩm phán, phó chánh án Toà án nhân dân các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm,
miễm nhiệm và cách chức.
27. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm ky của Quốc hội.
28. Hiến pháp XHCN không được xây dựng trên cơ sở nền tảng nguyên tắc “Tam
quyền phân lập”.
29. Chủ tịch nước là tập thể do quốc hội bầu ra, thay mặt nhà nước về đối nội, đối
ngoại theo Hiến pháp 1980.
30. Trong thời gian quốc hội không họp thì Uỷ ban thường vụ quốc hội coa quyền
phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách

chức phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, sau đó báo cáo
với Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên.
31. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ.


THẦY HIẾU 0359033374

32. Tất cả các ngành luật khác của pháp luật quốc gia khi ban hành phải được dựa
trên cơ sở nền tảng của Bản hiến pháp.
33. Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong các nguyên
tắc về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
34. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 là cá nhân từ 35 tuổi trở lên được bầu trong
số các đại biểu quốc hội.
35. Trước cách mạng tháng 8, năm 1945 nước ta không có Hiến pháp bởi vì lúc đó
nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quan chủ chuyên chế.
36. Đại biểu HĐND mất quyền đại biểu HĐND khi có hành vi phạm tội, bị kết án.
37. Công dân Việt Nam không thể bị tước quốc tịch Việt nam.
38. Xét xử là chức năng duy nhất của Toà án nhân dân các cấp.
39. Một nhà nước pháp quyền là nhà nước các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân được đảm bảo và hiện thực cao.
40. Tất cả đại biểu quốc hội đều hoạt động chuyên trách.
41. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mất quốc tịch là bị tước quốc tịch.
42. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền
chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
43. Hiến pháp là một đạo luật gốc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan
trọng nhất, được ban hành theo một trình tự, thụ tục đặc biệt do vậy Hiến pháp
không mang bản chất giai câp.
44. Chính phủ có quyền thành lập các bộ và các cơ quan ngang bộ.
45. Vấn đề quốc tịch phản ánh về chế độ dân số và dân cư của nhà nước.

46. Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân.
47. Quá trình hoàn thiện Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp thì quyền làm chủ
của người dân ngày càng được phát huy.
48. Các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong hiến pháp đều được gọi
là các quyền và nghĩa vụ cơ bản.
49. Đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc phải là Đảng viên.
50. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là Ủy viên UBND.


THẦY HIẾU 0359033374

51. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”.
52. Bản hiến pháp đầu tiên của các nước XHCN là bản hiến pháp của nhà nước Cộng
hòa xô viết năm 1918.
53. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là 4 năm
54. Luật của quốc hội được thông qua khi có một phần hai tổng số đại biểu quốc hội
tham gia dự họp biểu quyết tán thành.
55. Theo Hiến pháp 1946. Hội đồng nhân dân không tổ chức ở cấp huyện.
56. Kết quả bầu cử các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện phải được
Chủ tịch uỷ ban nhân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
57. Hội thẩm nhân dân là cán bộ Toà án do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
58. Cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân thì không được xin thôi quốc tịch Việt Nam.
59. Hiệu quả hoạt động của quốc hội phụ thuộc vào hiệu quả của các hình thức hoạt
động của Quốc hội.
60. Chế độ kinh tế theo hiến pháp 1992, đã thừa nhận nền kinh tế TBCN ở Việt
Nam.

61. Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng.
62. Nguyên tắc xác định quốc tịch theo pháp luật Việt nam là căn cứ vào tiêu chí
huyết thống.
63. Luật sư chỉ tham gia phiên tòa khi được tòa án chỉ định.
64. Hiến pháp ra đời đánh dấu cho sự xuất hiện hình thức chính thể nhà nước Cộng
hòa trong lịch sử.
65. Phó chủ tịch do quốc hội bầu lên, theo đề nghị chủ tịch nước không nhất thiết là
đại biểu Quốc hội.
66. Trong cơ cấu của chính phủ có thường trực Hội đồng chính phủ tư vần và giải
quyết các vấn đề liên quan trong tổ chức và hoạt động của chính phủ.


THẦY HIẾU 0359033374

67. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng và các thành viên khác
của chính phủ.
68. Đa số các quy phạm pháp luật hiến pháp thường không đủ ba bộ phận là giả định,
quy định và chế tài.
69. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân bắt buộc phải là đại biểu HĐND.
70. Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp ngày càng được cũng cố và hoàn thiện.
71. Đại biểu quốc hội có quyền kiến nghị với uỷ ban thưòng vụ quốc hội xem xét
trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
72. Hiến pháp 1980 đã thay thế chính thể của nhà nước ta từ Cộng hòa dân chủ nhân
dân thành chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
73. Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm những bản án, quyết định của toà án nhân dân.
74. Tòa án quân sự các cấp đều thành lập ở các địa phương.
75. Công dân đương nhiên là chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến Pháp.

76. Chức năng của Viện Kiểm sát là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét
xử của Toà án.
77. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ
trưởng và thành viên khác của chính phủ.
78. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ chủ yếu được quy định trong Hiến pháp và
các luật tổ chức.
79. Thủ tướng chính phủ có quyền miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tich, các
phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
80. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
81. Theo quy định Hiến pháp năm 2013 – Chủ tich do quốc hội bầu lên trong số đại
biểu quốc hội khi có 2/3 tổng số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành.
82. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra lại.
83. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những bản án quyết định
không thuộc thẩm quyền xét xử Toà án nhân dân cấp huyện và theo quy định
pháp luật.


THẦY HIẾU 0359033374

84. Một đặc trưng cơ bản của các Nhà nước XHCN là thường ban hành bản hiến
pháp mới để thay thế bản hiến pháp cũ, điều này thường không tồn tại ở nhà nước
Tư sản.
85. Quyền bầu cử và ứng cử là quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị.
86. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận, xem xét lại Hiến pháp và
luật.
87. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, bổ nhiệm, cách
chức đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
88. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam theo các bản hiến pháp thì Viện
kiểm sát là cơ quan duy nhất có tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng

trực tiếp một chiều.
89. Hệ thống Tòa án của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1946 được tổ chức theo cấp
hành chính – lãnh thổ.
90. Các bản hiến pháp không thể tồn tại dưới dạng bất thành văn, bởi vì hiến pháp là
đạo luật gốc của mỗi quốc gia.
91. Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử ra đời ngay sau cuộc cách mạng Tư sản dành
thắng lợi (cách mạng Tư sản Anh năm 1640).
92. Chỉ có Quốc hội mới thực hiện giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
93. Cách mạng tư sản là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời của các bản hiên pháp
đầu tiên trong lịch sử.
94. Hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
95. Nhà nước, pháp luật và Hiến pháp đều có cùng cơ sở tồn tại và nguôn gốc xuất
hiện.
96. Viện trưởng viện kiểm sát các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức.
97. Các bản hiến pháp XHCN không còn mang bản chất giai cấp.
98. Sự bình đẳng của công dân đựoc thể hiện hai mặt đó là: quyền và nghĩa vụ.
99. Hiến Pháp là đạo luật duy nhất ở Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của
Bộ máy nhà nước.


THẦY HIẾU 0359033374

100. Chính phủ đựoc ban hành pháp lệnh, nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ quyền
hạn của mình.
101. Các quốc gia đã xác định quốc tịch nguyên thủy theo nguyên tắc huyết thống thì
không thể xác định theo nguyên tắc lãnh thổ và ngược lại.
102.Hiến pháp 1980 đã chuyển hình thức chính thể là dân chủ nhân dân sang chính
thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa –

103. Quốc hội quyết định đặc xá.
104. Vấn đề cải cách và hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì vấn
đề trung tâm là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
105.Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
106.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là tập trung dân chủ, kết hợp
với chế độ thủ trưởng.
107.Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua hình thức Đảng đề ra đường lối, chủ trương,
chính sách để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.
108.Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước nên trong cơ cấu của
Chính phủ không có chức danh thủ tướng Chính phủ.
109.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được hoàn thiện qua các giai
đoạn lịch sử.
110.Trẻ em có quốc tịch Việt nam vì bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam,
nếu khi đến dưới 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ của nó thì đứa trẻ đó đương nhiên
mất quốc tịch Viện nam.
111. Hiến pháp 1992, đã giới hạn quyền giám sát của Viện kiểm sát chỉ trong phạm vi
các hoạt động Tư pháp.
112.Theo hiến pháp 1946, hình thức chính thể nhà nước ta là sự kết hợp hình thức
chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa nghị viện.
113. Trưởng ban của các ban Hội đồng nhân dân co thể đồng thời thủ trưởng của các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
114.Chỉ có Quốc hội mới thẩm quyền quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội,
chủ tịch nước, chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.


THẦY HIẾU 0359033374

115. Sự xuất hiện các bản Hiến pháp đầu tiên của mỗi nhà nước đều là kết quả keo

theo của một cuộc đấu tranh giai cấp.
116. Đại biểu quốc hội chỉ bị khởi tố hình sự trường hợp phạm tội quả tang.
117. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp do viện trưởng viện kiểm sát nhân
dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
118.Các ban của Hội đồng nhân dân được hình thành ở các cấp hành chính.
119. Các thành viên trong Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội.
120. Trẻ em là công dân Việt nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì thôi
quốc tịch Việt nam.
121. Toà chuyên trách của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử giám đốc
thẩm, tái thẩm.
122.Phiên họp của Uỷ ban nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất.
123.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến
hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
124.Chủ tich nước chỉ có một nhiệm vụ và quyền hạn là nhiệm vụ quyền hạn của
người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
125.Các nhà nước Quân chủ lập hiến, Hiến pháp không được xây dựng trên nguyên
tắc của học thuyết “tam quyền phân lập”, vì các nhà nước này vân còn tồn tại nhà
vua.
126.Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp, công dân nước
ngoài và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt
Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.
127. Hiến pháp thật sự là sản phẩm trí tuệ của các nhà lập hiến, công việc riêng của
các vị dân biểu.
128.Các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật đều không được xem là nguồn của
luật hiến pháp.
ĐỀ THI CÁC NĂM
Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Lớp: Thương mại 38A – Dân sự 38A – Quốc tế 38A
Thời gian làm bài: 90 phút



THẦY HIẾU 0359033374

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
Câu I (3 điểm): Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và
giải thích:
1 – Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp, công dân nước
ngoài và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt
Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.
3 – Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân.
Câu II (3 điểm): Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong
lịch sử lập hiến Việt Nam và giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Câu III (4 điểm): Anh chị hãy phân tích nguyên tắc: “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm quyền con người” với các nội dung sau:
A – Cơ sở hiến định.
B – Cơ sở lý luận.
C – Yêu cầu đối với các chủ thể liên quan.
D – Thực tiễn thực hiện nguyên tắc.
Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Lớp: Dân sự 39
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
Câu I (3 điểm):
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích:
1 – Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành
như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
2 – Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3 – Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh
đạo.


THẦY HIẾU 0359033374

Câu II (3 điểm): Trình bày những khuynh hướng lập hiến chủ yếu ở nước ta trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cho ý kiến nhận xét của Anh chị về từng khuynh
hướng vừa nêu.
Câu III (4 điểm): Anh chị hãy trình bày nguyên tắc: “Quyền công dân không xa
rời nghĩa vụ công dân” với các nội dung sau:
A – Cơ sở hiến định
B – Cơ sở lý luận
C – Yêu cầu đối với các chủ thể liên quan
D – Thực tiễn thực hiện nguyên tắc./.
Đề thi Luật Hiến pháp Việt Nam
Lớp VB2K8B
Thời gian làm bài 90 phút
(Học viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi)
Câu 1: 4 điểm – Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải
thích tại sao?
1 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền
đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
2 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm,
điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
3 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ.
4 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền
chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Câu 2: 4 điểm – Anh chị hãy nêu và phân tích ý nghĩa những điểm mới của Điều 102
Hiến pháp năm 2013 so với Điều 127 Hiến pháp năm 1992 về chức năng, hệ thống tổ
chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
Câu 3: 2 điểm – Anh chị hãy giải thích vì sao khoản 1 Điều 88 Hiến pháp hiện hành
quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại
các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
Đề thi hết môn Luật Hiến pháp Việt Nam


THẦY HIẾU 0359033374

Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
Câu 1 (4 điểm):
Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
1.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Anh chị hãy phân tích nguyên tắc hiến định theo các nội dung sau:
A – Cơ sở lý luận;
B – Yêu cầu đối với các chủ thể có liên quan;
C – Liên hệ với thực tiễn ở nước ta.
Câu 2 (3 điểm): Anh chị hãy phân tích mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội với Chính
phủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 3 (3 điểm): Sinh viên trả lời một trong hai câu hỏi sau đây:
3.1 – Câu hỏi dành cho sinh viên Việt Nam:
Theo anh chị, tại sao từ “Kiểm soát” được bổ sung vào khoản 3 Điều 2 Hiến pháp
năm 2013?
Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?
3.2 – Câu hỏi dành cho sinh viên Lào
Anh chị hãy nêu sự khác nhau giữa chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp Việt Nam
năm 2013 với Hiến pháp Lào năm 2003.
Đề thi hết môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Lớp: TM38B – DS38B – QT38B
Thời gian làm bài: 90 phút


THẦY HIẾU 0359033374

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
Câu I (4 điểm): Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và
giải thích:
1 – Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
2 – Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch
Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.
3 – Luật Quốc tịch 2008 đã chính thức thừa nhận nguyên tắc 2 quốc tịch.
4 – Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Câu II (2,5 điểm): Xu thế toàn cầu hóa đã làm thay đổi nhận thức của các nhà lập
hiến Việt Nam về vấn đề quyền con người như thế nào?
Câu III (3,5 điểm): Nêu và phân tích điểm khác nhau cơ bản giữa Hiến pháp với các

đạo luật thông thường để thấy rằng Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.



×