Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

DANH MC CAC TAI LIU THAM KHO VA d CU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.59 KB, 16 trang )

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Bộ luật dân sự năm 2005
Bộ luật dân sự năm 2015
Luật nhà ở năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Luật nhà ở năm 2014
Luật đất đai năm 2003, 2013
Pháp lệnh số 28/2005/PL - UBTV QH11 ngày 13/12/2005 về ngoại hối
Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

8. Nghị quyết 58/1998/NQ - UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập
trước ngày 1/7/1991
9. Nghị quyết 1037/2006/NQ - UBTVQH11 ngày 27/7/2006 về giao dịch dân sự về
nhà ở được xác lập trước 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham
gia
10. Nghị quyết 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN về nhà
đất
11. Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 quy định việc giải quyết đối
với 1 số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý
nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 1/7/1991
12. Nghị định 60-CP ngày 5/7 /1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô


thị
13. Nghị định 95/2005/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở
hữu công trình xây dựng
14. Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
15. Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở năm 2009
16. Nghị định số 24/2012/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động
kinh doanh vàng.
17. Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở năm 2014
18. Nghị định số 100/2015/NĐ – CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở
xã hội
19. Nghị định số 101/2015/NĐ – CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà
chung cư
20. Thông tư số 19/2016/TT – BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015.


21. Thông tư số 20/2016/TT – BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 100/2015.
22. Thông tư số 21/2016/TT – BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 101/2015.

B. Sách, bài viết tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu
1. Nguyễn Hải An (2012), Pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam,
Nxb. Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Hải An (2012), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp đứng tên hộ trong hợp
đồng mua bán nhà”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa
Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
3. Nguyễn Mạnh Bách (1997), Luật Dân sự Việt Nam lược giải – Phần hợp đồng
thông dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Vĩnh Châu (2012), “Bán nhà ở do một bên vợ/chồng thực hiện và những vấn đề
pháp lý đặt ra”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật
Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
5. Đỗ Thành Công (2012), “Giao dịch về nhà ở có người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tham gia”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về
nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng
12 năm 2012.
6. Hoàng Thế Hòa (2012), “Đề xuất bãi bỏ yêu cầu công chứng đối với hợp đồng
thuê nhà ở”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân
sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
7. Nguyễn Văn Hòa – Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền sử dụng đất
vô hiệu – Pháp luật và thực tiễn xét xử, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
8. Lê Chí Hòa (2011), Pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương
lai, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Chế Mỹ Phương Đài (2012), “Hình thức của hợp đồng về nhà ở”, Trích kỷ yếu hội
thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
10. Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11. Đỗ Văn Đại (2012), “Một số vấn đề pháp lý từ một vụ tranh chấp liên quan đến
cầm cố nhà ởTrích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân
sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
12. Đỗ Văn Đại (2011), “Về ý kiến của Bộ Xây dựng liên quan đến giao dịch nhà ở”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 18 (203) ngày 20/9/2011


13. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự
Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
14. Vũ Thế Hoài (2003), “Một số vấn đề về việc giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở

vô hiệu hiện nay”, Kiểm sát, (08), tr. 20-21
15. Trần Thị Huệ, Nguyễn Văn Hợi (2012), “Một số bất cập trong quy định của pháp
luật về hợp đồng mua bán nhà ở”, Luật học, (12), tr. 19-24.
16. Lê Minh Hùng (2009), “Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng”, Khoa
học pháp lý, (01), tr. 12-22.
17. Lê Minh Hùng (2009), “Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo qui định tại
Điều 405 Luật Nhà ở 2005”, Nhà nước và pháp luật, (06), tr. 45-55.
18. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt
Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
19. Lê Minh Hùng & Dương Anh Sơn (2010), “Hình thức văn bản, văn bản có chứng
thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”, Nghiên cứu lập pháp, (18), tr. 28-33.
20. Lê Minh Hùng (2012), “Hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện trong pháp luật Việt
Nam hiện hành”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật
Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
21. Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, NXB Hồng Đức.
22. Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, NXB Hồng Đức.
23. Lê Minh Hùng (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số
nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt
Nam, NXB Hồng Đức.
24. Phúc Huy, Tranh chấp hợp đồng hứa mua, hứa bán: Tòa nào thụ lý?,
Cập nhật
9:05 AM 6/12/2013.
25. Phan Thị Vân Hương (2012), “Công chứng, chứng thực trong hợp đồng mua bán
nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Tòa án nhân dân, (06), tr. 23-26.
26. Phạm Thanh Khương (2012), “Xác định mục đích của nhà ở theo Luật Nhà ở năm
2005”, Dân chủ & Pháp luật, (10), tr. 60-64.
27. Đỗ Đăng Khoa (2012), “Mua bán nhà đất trao tay núp bóng dưới hợp đồng ủy
quyền”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
28. Phạm Công Lạc (2006), Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, NXb. Tư

pháp, Hà Nội.

29. Vũ Lê, Bi kịch mua nhà trên giấy, Cập nhật 2:24PM 01/12/2013
30. Lê Minh, Giao dịch bất động sản không qua sàn sẽ không được cấp giấy,
Cập nhật 9:30 AM 6/12/2013.


31. Lương Văn Lắm (2012), “Bất cập việc cấp mã căn hộ chung cư và cấp số nhà
chung cư - kiến nghị từ vụ án thực tiễn”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự
về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng
12 năm 2012.
32. Nguyễn Đức Lịch, “Tháo gỡ những vướng mắc khi nhận thế chấp nhà ở hình thành
trong tương lai”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2014, tr. 31.
33. Hoàng Quảng Lực (2011), “Bàn về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu”,Tòa án
nhân dân, (21), tr. 22-24.
34. Đoàn Đức Lương (2012), “Những bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực
các hợp đồng có đối tượng là bất động sản”, Nghiên cứu lập pháp, (05), tr. 28-31.
35. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
36. Tưởng Duy Lượng (2012), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử - Tái bản có ửa
chữa, bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Lê Sỹ Nam (2012), “Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án”, Nhà nước và pháp luật, (07), tr. 42-49
& 58.
38. Nhật Nam, “Nghi án” PVL có dấu hiệu bán căn hộ trái luật, Cập nhật 8:53 AM 06/12/2013
39. Duy Nguyên, Chung cư ế ai mua?, />610585/Chung-cu-e-ai-mua-tpol.html, Cập nhật 11:06 PM 05/12/2013
40. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), “Pháp luật về trình tự, thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam”, Luật học, (12), tr.
34-42.
41. Huỳnh Văn Nông (2009), “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và việc công

chứng hợp đồng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thời điểm giao kết và thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Luật Nhà ở 2005, Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 13-18.
42. Phan Tấn Pháp (2002), “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức”,Tòa án nhân dân, (06),
tr. 29-30.
43. Lê Hà Huy Phát & Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2012), “ Giao dịch dân sự về nhà
ở theo hiện trạng cũ – pháp luật và thực trạng”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch
dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
08 tháng 12 năm 2012.
44. Lê Thị Diễm Phương (2012), “Quyền mua bán suất nhà ở tái định cư- những
vướng mắc và hướng hoàn thiện”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà


ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12
năm 2012.
45. Lê Thị Diễm Phương (2012), “Một số trao đổi liên quan đến hợp đồng thuê nhà ở”,
Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
46. Nguyễn Thị Minh Phượng, “Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm về hình
thức theo quy định của BLDS 2005 và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 10/2013, tr. 33.
47. Nguyễn Xuân Quang & Nguyễn Hồ Bích Hằng, “Một số ý kiến trao đổi về hợp
đồng ủy quyền liên quan đến nhà ở”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về
nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng
12 năm 2012.
48. Mai Hồng Quỳ, “Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con
người”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01/2015, tr. 42.
49. Dương Anh Sơn, “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Dự thảo BLDS
sửa đổi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 07/2015, tr. 41.

50. Hoàng Thị Minh Tâm (2012), “Một số vấn đề về thế chấp nhà ở - vướng mắc và
kiến nghị”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự
tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
51. Phan Thị Bình Thuận, Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Hồ Phương Vinh (2012) “giấy
tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất qua các
thời kỳ”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật Dân sự tổ
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
52. Nguyễn Trương Tín (2012), “Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong các giao
dịch về nhà ở”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà ở, do Khoa Luật
Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2012.
53. Trường ĐH Luật TPHCM (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia VN.
54. Lê Thị Hồng Vân (2012), “Pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa kế nhà ở - một số
bất cập và định hướng hoàn thiện”, Trích kỷ yếu hội thảo Giao dịch dân sự về nhà
ở, do Khoa Luật Dân sự tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12
năm 2012.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
A. LÝ THUYẾT


1.

Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam giữa các chủ thể có bình đẳng hay không?

Vì sao?
2. Trình bày những điều kiện để cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể sở hữu nhà
ở tại Việt Nam
3. Trình bày những điều kiện để hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực.
4. Trình bày điều kiện để một cá nhân có thể được mua nhà ở xã hội.

5. Nêu những rủi ro có thể xảy ra khi mua nhà ở xã hội không tuân thủ quy
định của pháp luật.
6. So sánh quy định của Luật nhà ở năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009)
với Luật Nhà ở năm 2014 về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở. Nêu ý
nghĩa của những thay đổi về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở. Anh chị
có kiến nghị gì liên quan đến hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở nói
riêng và hình thức của giao dịch dân sự về nhà ở nói chung.
7. So sánh thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở và thời điểm
chuyển quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Luật nhà ở năm 2009 với Luật
Nhà ở năm 2014. Anh (chị) có nhận xét gì về những thay đổi này.
8. So sánh hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vi phạm quy định về hình thức
theo Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015.
9. Việc Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung điều kiện về năng lực pháp luật dân
sự có ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự về nhà ở?
10. Quyền của người mua nhà ở xã hội có bị hạn chế hay không? Vì sao?
11. Nêu những hậu quả pháp lí khi người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự ý
chuyển nhượng căn nhà này?
12. Thực trạng về việc người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự ý chuyển
nhượng hợp đồng thuê: Những đề xuất về các giải pháp pháp lý để hạn chế,
chấm dứt tình trạng này.
13. Các quy định của Luật nhà ở năm 2014 về nhà chung cư đã phù hợp để giải
quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà chung
cư hay chưa? Vì sao?
14. Nêu điểm mới của Luật Nhà ở 2014 về hình thức của hợp đồng cho thuê nhà
ở? Cho biết ý kiến về quy định mới này?
15. Quy định về các loại giao dịch dân sự về nhà ở trong Luật Nhà ở 2014 so với
thực tiễn đã đầy đủ chưa? Giải thích?



16. Nhận định “Các tranh chấp về nhà ở chỉ được giải quyết theo quy định của
Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành” là đúng hay sai? Giải thích?

B. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1/ Ông A thỏa thuận bán nhà cho ông B với giá 1 tỷ đồng. Hợp đồng được
lập thành văn bản với đủ chữ ký của 2 bên. Để trốn bớt tiền thuế, hai bên thống
nhất ghi trong hợp đồng được công chứng với giá 500 triệu đồng. Đến khi thực
hiện hợp đồng, ông B chỉ trả 500 triệu đồng và yêu cầu ông A giao nhà. A

c.

không đồng ý. A khởi kiện yêu cầu B phải thanh toán 1tỷ đồng.
Khi xét xử tranh chấp giữa A và B, Tòa án quận X quyết định:
a. Không công nhận hợp đồng bằng giấy tay giữa A và B.
b. Công nhận hợp đồng mua bán nhà được công chứng, bác yêu cầu của A.
Anh (chị) có đồng ý với quyết định của tòa án quận X không? Vì sao?
2/ Tháng 1/2007, trong lúc chờ hoàn tất thủ tục mua hóa giá nhà thuộc
quyền sở hữu Nhà nước (nhà 1 tầng trệt và 1 tầng lầu) nhưng vì cần tiền nên
ông Hữu đã thỏa thuận bán cho ông Huy với giá 2 tỉ đồng. Ông Huy đã đặt cọc
600 triệu đồng, hai bên có làm giấy tay cam kết khi nào ông Hữu nhận giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu nhà thì sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho ông
Huy và ông Huy trả nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, do giá cả biến động, giá căn
nhà nói trên vào thời điểm ông Hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
(tháng 10/2008) đã tăng lên gấp 2 lần so với giá lúc thỏa thuận mua bán nên
Hữu không bán nữa và trả lại Huy 600 triệu đồng với lý do lúc bán nhà chưa có
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nên hợp đồng vô hiệu, hai bên trở về tình
trạng ban đầu. Ông Huy không đồng ý. Đầu năm 2008, ông Huy khởi kiện yêu
cầu Tòa án buộc ông Hữu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hỏi:

a. Anh (chị) hãy xác định giấy tờ về quyền sở hữu mà ông Hữu được cấp có

tên gọi là gì? Giải thích?

b. Theo qui định của pháp luật tranh chấp trên được giải quyết như thế nào?
Giải thích?
3/ Tháng 01/2011, 2 cá nhân thỏa thuận mua bán nhà bằng giấy tay, đặt cọc
20% giá trị căn nhà nhằm cam kết việc giao nhà được tiến hành ngay trong
ngày công chứng hợp đồng. Do giá nhà tăng đột ngột nên bên bán từ chối bán
nhà, không đến phòng công chứng. Hỏi:


a. Bên bán có vi phạm hợp đồng mua bán nhà không? Vì sao?
b. Bên bán có phải trả cho bên mua gấp đôi số tiền nhận cọc không? Vì sao?
(Nếu các bên không có thỏa thuận khác)
4/ Ông A bán cho anh B 1 ngôi nhà với giá 200.000 đôla Mỹ. Việc mua bán
nhà được lập thành văn bản vào ngày 12/9/2009. B đã đặt cọc cho ông A 10%
giá trị hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà nói trên. Do
giá USD Mỹ trên thị trường giảm, A không bán nhà cho B nữa. B không đồng ý
nên đã khởi kiện yêu cầu tòa án buộc A tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hỏi:

a. Hợp đồng giữa A và B có hợp pháp không? Giải thích?
b. A có bị phạt cọc không? Vì sao?
c. Nếu bên mua đặt cọc cho bên bán 1 số vàng tương đương 10% giá trị hợp
đồng thì việc đặt cọc có bị vô hiệu không?
5/ Ông Hòa có 2 căn nhà thuộc quyền sở hữu của mình, diện tích mỗi căn là
45m2. Một căn ông cùng vợ và con trai để ở, còn một căn cho ông Trường cùng
vợ và 6 con thuê trong thời hạn 8 năm, tính từ 01/5/1990. Khi hết thời hạn cho
thuê và con trai lập gia đình, có nhu cầu tách ra ở riêng nên ông Hòa yêu cầu
ông Trường trả lại nhà. Vì đời sống kinh tế quá khó khăn, không thể thu xếp
nơi ở mới nên ông Trường yêu cầu ông Hòa tiếp tục kéo dài hợp đồng thuê nhà.
Ông Hòa không đồng ý. Sau nhiều lần đòi không được nên tháng 6/2001, ông

Hòa khởi kiện ra tòa đòi lại nhà. Tòa án sơ thẩm nhận định thời hạn thuê đã hết
và quá hạn hơn ba năm nên giải quyết chấm dứt hợp đồng thuê, buộc ông
Trường trả lại nhà ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

a. Quyết định của Tòa án sơ thẩm có phù hợp với qui định của pháp luật
không? Vì sao?

b. Nếu ông Hòa xuất cảnh định cư ở Canada từ năm 1997, căn cứ vào pháp
luật hiện hành, yêu cầu của ông Hòa phải được giải quyết như thế nào? Vì
sao?
6/ Đọc bản án số 38/2010/DS-ST ngày 22/9/2010 của Tòa án nhân dân
Quận 3 và bản án số 29/2011/DS-PT ngày 12/01/2011 của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh. Anh chị có đồng tình với quyết định của tòa án các
cấp không? Vì sao?


7/ Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ thế chấp nhà ở để vay một khoản tiền tại
ngân hàng thương mại.
8/ Ông Bảo thuộc diện 2/IV. Căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông bị Nhà
nước ra quyết định quản lý vào năm 1978. Vào năm 1976, ông Bảo có cho
người bạn là ông Hồng mượn để ở mà không xác định thời hạn mượn. Sau khi
có quyết định quản lý, ông Hồng vẫn tiếp tục ở trong căn nhà nói trên. Năm
1980, ông Bảo xuất cảnh trái phép và mất tại Mỹ vào năm 2007. Đầu năm
2008, ông Hồng tiến hành thủ tục xin được công nhận căn nhà này thuộc quyền
sở hữu của mình.
Yêu cầu của ông Hồng có phù hợp với qui định của pháp luật không? Vì
sao?
Biết rằng ông Bảo không còn ai là người thân (thuộc các hàng thừa kế).
9/ Theo anh (chị), hợp đồng đặt cọc này đã hoàn thiện về nội dung hay
chưa? Giải thích vì sao? Nếu chưa hoàn thiện thì cần phải bổ sung, sửa đổi như

thế nào?
10/ Ngày 2.3.2015, A và B thỏa thuận về việc A đồng ý cho B thuê nhà
trong thời hạn 3 tháng. Ngày 2.5.2016, A bán nhà cho C; hai bên có thỏa thuận
về việc C vẫn sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà với B cho đến khi hết
thời hạn thực hiện hợp đồng và C sẽ đảm bảo mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến hợp đồng đã giao kết trước đó đối với B. Tuy nhiên, B không đồng ý và
cho rằng A đã vi phạm hợp đồng đối với mình nên đã đơn phương chấm dứt
hợp đồng thuê nhà. Hỏi: B có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
trong trường hợp này hay không? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
11/ Ngân hàng A giao kết hợp đồng bằng văn bản cho B vay 3 tỷ đồng. Để
đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của B, X đã thoả thuận với ngân hàng A giao
kết hợp đồng thế chấp căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng X và Y để
đảm bảo cho nghĩa vụ vay của B. Hợp đồng thế chấp này đã được công chứng
nhưng không có sự đồng ý của chồng X là ông Y. Khi xảy ra tranh chấp, Toà án
xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc X
phải chịu trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ nêu trên”. Hỏi:
a. Việc Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp căn nhà để đảm bảo cho nghĩa vụ
trả nợ nêu trên vô hiệu có đúng không? Vì sao?
b. Suy nghĩ của anh (chị) về hướng giải quyết của Toà án trong vụ việc trên
liên quan đến trách nhiệm của X.


12/ Năm 2015, nhà bà A bị giải tỏa để xây dựng cầu theo quy hoạch của nhà
nước. Theo đó, bà được đền bù bằng phương thức được mua một suất nhà ở tái
định cư của Công ty đầu tư phát triển nhà X. Sau đó, do cần tiền nên bà đã bán
suất tái định cư nói trên cho ông B với giá 400 triệu và lập văn bản ủy quyền
cho ông B thay mặt mình làm các thủ tục tiếp theo cho đến khi có giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở. Bà A cam kết sau khi có giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà, bà A sẽ đi công chứng hợp đồng sang tên ông B. Đầu tháng 4/2016, có
giấy chứng nhận quyền sở hữu, ông B yêu cầu A đi công chứng thì bà A không

đi và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mua bán suất tái định cư này. Ông B không
đồng ý và khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bà A thực hiện đúng hợp đồng. Theo
anh (chị), tình huống này sẽ giải quyết như thế nào biết rằng giá nhà lúc giải
quyết tranh chấp là 900 triệu đồng.
13/ Năm 2015, bà A có lập hợp đồng tặng cho vợ chồng anh B một căn nhà
tọa lạc Quận Y (hợp đồng chưa được công chứng), thành phố X, với điều kiện
anh B phải chăm sóc bà A lúc đau yếu và lo hậu sự khi bà qua đời. Kể từ đó,
khi bà A đau yếu, vợ chồng anh B lúc nào cũng túc trực chăm sóc bà A như
người ruột thịt. Mọi chi phí, thuốc men anh B đều lo chu đáo. Khi bà A qua đời,
vợ chồng anh B đã an táng bà A đúng như nguyện vọng của bà. Sau khi bà A
qua đời, anh B có đến UBND quận Y làm thủ tục sang tên chuyển quyền sở
hữu từ bà A sang cho anh. UBND quận Y đã cấp giấy chủ quyền cho anh B thì
chị C (cháu gọi bà A bằng cô ruột) đã làm đơn khiếu nại lên UBND Quận Y.
Hai bên phát sinh tranh chấp. Hãy cho biết hướng giải quyết vụ việc trong
trường hợp này?
14/ A và B thoả thuận lập hợp đồng vay bằng văn bản. Theo đó, A cho B
vay 1 tỷ đồng, thời hạn vay là 1 năm từ ngày 1/3/2014 đến ngày 1/3/2015. Đến
hạn, A yêu cầu B trả nợ nhưng vì khó khăn nên B xin kéo dài thời hạn thêm



một tháng nhưng A không ý.
Ngày 2/3/2015 A khởi kiện B ra Tòa án. Ngày 1/7/2015 Tòa xét xử tuyên B

phải trả nợ gốc và lãi là 1,1 tỷ đồng
• Ngày 3/8/2015 B bán nhà cho C giá 1,5 tỷ đồng. Hợp đồng mua bán nhà đã
được công chứng và đang tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu





Ngày 20/8/2015 cơ quan Thi hành án (căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2010

hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong
thi hành án dân sự) ra quyết định kê biên nhà C đã mua và để bảo đảm thi hành án cho
nghĩa vụ của B đối với A vì cho rằng B bán nhà để tẩu tán tài sản. C không đồng ý.
Hãy cho biết hướng giải quyết cụ thể đối với tranh chấp này.
15/ Nghiên cứu: Bản án số: 105/2009/DS-PT ngày 14/01/2009 V/v Tranh
chấp hợp đồng thuê nhà.

NHẬN THẤY
Theo ông Mai, bà Trần trình bày: Vào ngày 05/8/2007 vợ chồng ông đã
thỏa thuận miệng với ông Bùi về việc cho ông Bùi thuê căn nhà số 2/9 Chấn
Hưng, phường 6, quận T. B. Ông Bùi đồng ý đặt cọc 20.000.000 đồng và trả
trước tiền nhà 06 tháng là 60.000.000 đồng. Tổng cộng là 80.000.000 đồng.
Theo biên bản giao nhận tiền ngày 05/8/2007 thì vợ chồng ông đã bàn giao căn
nhà số 2/9 Chấn Hưng, phường 6, quận T B cho ông Bùi vào ngày 06/8/2007.
Hai bên sẽ thảo luận chính thức ký hợp đồng tại phòng công chứng. Tuy nhiên,
kể từ ngày 06/8/2007 giữa vợ chồng ông và ông Bùi phát sinh nhiều mâu thuẫn
quanh việc ký hợp đồng thuê nhà. Do nhu cầu, vợ chồng ông đã nhiều lần yêu
cầu ông Bùi trả lại nhà nhưng ông Bùi vẫn không trả nên vợ chồng ông khởi
kiện yêu cầu ông Bùi phải trả lại căn nhà đang thuê và trả tiền thuê nhà còn
thiếu tính đến ngày xét xử là 16.666.000 đồng.
Bị đơn - ông Bùi trình bày: Tháng 8/2007 do có nhu cầu thuê nhà, được giới
thiệu có nhà số 2/9 Chấn Hưng, phường 6, quận T B cho thuê nên ông đã gặp
chủ nhà là ông Mai, bà Trần. Qua trao đổi thống nhất, vợ chồng ông Mai đồng
ý cho ông thuê nguyên căn nhà số 2/9 Chấn Hưng, phường 6, quận T B với thời
hạn là 10 năm, đợt đầu là 02 năm với giá thuê là 10.000.000 đồng/tháng, đặt
cọc 20.000.000 đồng, đưa trước tiền thuê nhà 06 tháng là 60.000.000 đồng.
Tổng cộng là 80.000.000 đồng (biên nhận tiền cọc ngày 05/8/2007).

Tuy nhiên từ khi ông và gia đình dọn đến ở vào ngày 06/8/2007, vợ chồng
ông Mai không nói gì đến việc ký hợp đồng; mặc dù ông đã nhiều lần yêu cầu
ký hợp đồng nhưng vợ chồng ông Mai viện nhiều lý do không ký. Ông yêu cầu


các bên phải tôn trọng những gì đã thỏa thuận, vợ chồng ông Mai phải ký hợp
đồng thuê nhà với ông thời gian ít nhất là 02 năm. Nếu phải trả nhà thì vợ
chồng ông Mai, bà Trần phải trả lại tiền đặt cọc đồng thời bồi thường tiền cọc
theo quy định của pháp luật. Mặt khác, do ông Mai nhận tiền cọc nhưng không
thực hiện việc ký hợp đồng khiến cho ông không thể xin giấy phép mở phòng
khám, chữa bệnh làm cho gia đình ông mất thu nhập từ tháng 8/2007 đến nay là
80.000.000 đồng nên vợ chồng ông Mai, bà Trần phải bồi thường cho ông số
tiền là 80.000.000 đồng và cho lưu cư 03 tháng để tìm nơi ở khác. Ông xác
nhận trong thời gian thuê nhà ông Mai, bà Trần gia đình ông không có tu bổ,
sửa chữa thêm và không làm hư hỏng nhà ông Mai, bà Trần.
Bản án số 94/2008/DSST ngày 26/9/2008 của Tòa án nhân dân quận T B
quyết định: Áp dụng Điều 25; khoản 1 Điều 33; khoản 2 Điều 35; Điều 131;
Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự; Áp dụng Điều 492; Điều 358 Bộ luật dân sự;
Áp dụng Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về việc thi hành Bộ luật
dân sự; Áp dụng Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 hướng dẫn
việc xét xử và thi hành án về tài sản; Áp dụng Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997
của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ông Mai và bà Trần.
Buộc ông Bùi và gia đình có trách nhiệm trả lại căn nhà đang thuê số 2/9
Chấn Hưng, phường 6, quận TB cho ông Mai và bà Trần ngay sau khi bản án
có hiệu lực thi hành. Buộc ông Bùi có trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà còn
thiếu cho ông Mai, bà Trần số tiền là 16.666.000 đồng.
2. Buộc ông Mai và bà Trần có trách nhiệm trả lại cho ông Bùi số tiền đặt
cọc là 20.000.000 đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3. Không chấp nhận yêu cầu của ông Bùi về việc yêu cầu ông Mai và bà
Trần phải bồi thường thiệt hại do mất thu nhập là 80.000.000 đồng.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người
phải thi hành án chưa thi hành xong các khoản tiền phải trả thì hàng tháng


người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do
ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với khoản tiền và thời gian chưa thi
hành án.
Ngày 08/10/2008 ông Bùi là bị đơn có đơn xin kháng cáo.
Tại phiên toà phúc thẩm bị đơn ông Bùi yêu cầu xem xét lại toàn bộ bản án
số 94/2008/DSST ngày 26/8/2008 của Tòa án nhân dân quận T B cụ thể ông
yêu cầu ông Mai bồi thường gấp đôi tiền cọc và ông không đồng ý trả tiền thuê
nhà từ ngày ông Mai khởi kiện cho đến nay.
Nguyên đơn ông Mai và bà Trần yêu cầu ông Bùi phải trả tiền thuê nhà cho
đến khi giao nhà.
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra
tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử
nhận định:
Xét yêu cầu kháng cáo của ông Bùi không đồng ý toàn bộ nội dung trong
bản án số 94/2008/DSST ngày 26/9/2008 của Tòa án nhân dân quận T B. Ông
cho rằng việc không ký được hợp đồng thuê nhà là do lỗi của ông Mai, bà Trần
nên nếu phải trả nhà thì vợ chồng ông Mai, bà Trần phải trả lại tiền đặt cọc
đồng thời bồi thường tiền cọc cho ông bà theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử thấy mặc dù vợ chồng ông Mai đã bàn giao căn nhà cho
gia đình ông Bùi kể từ ngày 06/8/2007 và nhận tiền thuê nhà nhưng trước đó
hai bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau về việc thuê căn nhà 2/9 Chấn Hưng,
phường 6, quận T B, Tp.HCM, hai bên chưa chính thức ký kết hợp đồng thuê
nhà, ông Bùi cũng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh việc

không ký kết hợp đồng do lỗi của vợ chồng ông Mai và ngược lại nên án sơ
thẩm buộc ông Bùi và gia đình có trách nhiệm trả lại căn nhà đang thuê số 2/9
Chấn Hưng, phường 6, quận T B, Tp.HCM cho ông Mai, bà Trần; ông Bùi có
trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà còn thiếu cho ông Mai, bà Trần là


16.666.000 đồng và buộc ông Mai, bà Trần có trách nhiệm trả lại cho ông Bùi
số tiền đặt cọc là 20.000.000 đồng là có cơ sở, cần bác kháng cáo của ông Bùi,
giữ nguyên án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn ông Mai, bà Trần yêu cầu bị đơn trả
tiền thuê nhà cho đến khi bị đơn giao trả nhà. Hội đồng xét xử thấy ông Mai, bà
Trần không kháng cáo bản án cấp sơ thẩm về phần này nên yêu cầu của ông
Mai, bà Trần không được chấp nhận.
Do giữ nguyên án sơ thẩm nên ông Bùi phải chịu 50.000 đồng án phí phúc
thẩm, nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí 50.000 đồng đã nộp theo biên
lai thu số 002924 quyển số 0059 ngày 09/10/2008 của Thi hành án dân sự quận
TB, Tp.HCM.
Bởi các lẽ trên;
Căn cứ khoản 1 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án
phí, lệ phí Tòa án.
QUYẾT ĐỊNH
Giữ nguyên án sơ thẩm.
Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ông Mai và bà Trần.
Buộc ông Bùi và gia đình có trách nhiệm trả lại căn nhà đang thuê số 2/9
Chấn Hưng, phường 6, quận T B cho ông Mai và bà Trần ngay sau khi bản án
có hiệu lực thi hành.
Buộc ông Bùi có trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà còn thiếu cho ông
Mai, bà Trần số tiền là 16.666.000 (mười sáu triệu sáu trăm sáu mươi sáu ngàn)

đồng.
2. Buộc ông Mai và bà Trần có trách nhiệm trả lại cho ông Bùi số tiền đặt
cọc là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp


luật.
3. Không chấp nhận yêu cầu của ông Bùi về việc yêu cầu ông Mai và bà
Trần phải bồi thường thiệt hại do mất thu nhập là 80.000.000 (tám mươi triệu)
đồng.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người
phải thi hành án chưa thi hành xong các khoản tiền phải trả thì hàng tháng
người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do
ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với khoản tiền và thời gian chưa thi
hành án…..
Án xử phúc thẩm có hiệu lực thi hành.
Anh (chị) hãy cho biết:
a. Theo quy định của Luật Nhà ở 2005 và BLDS 2005, hợp đồng thuê nhà
trên có hiệu lực pháp luật không? Vì sao?
b. Việc tòa án buộc ông Bùi và gia đình có trách nhiệm trả lại căn nhà đang
thuê số 2/9 Chấn Hưng, phường 6, quận T B cho ông Mai và bà Trần có phù
hợp quy định của pháp luật không? Giải thích? Nêu cơ sở pháp lý?
c. Việc tòa án buộc ông Bùi có trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà còn
thiếu cho ông Mai, bà Trần số tiền là 16.666.000 (mười sáu triệu sáu trăm sáu
mươi sáu ngàn) đồng có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải
thích?.
d. Vì sao tòa án buộc ông Mai và bà Trần có trách nhiệm trả lại cho ông Bùi
số tiền đặt cọc là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng ngay sau khi bản án có hiệu
lực pháp luật? Giải thích?
e. Tại sao tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông Bùi về việc yêu cầu ông
Mai và bà Trần phải bồi thường thiệt hại do mất thu nhập là 80.000.000 (tám

mươi triệu) đồng? Giải thích theo quy định của pháp luật?
f. Nếu áp dụng quy định của Luật Nhà ở 2014 và BLDS 2015 thì hướng xử
lý của tòa án trong tình huống trên có khác không? Giải thích?




×