Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TCVN dự thảo 2014 sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.23 KB, 29 trang )

TCVN

TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Dự thảo ngày
20.10.2014

TCVN

:2014

Xuất bản lần 1

Sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ
Production and processing of plant/crop organic produce

HÀ NỘI  2014

:2014


TCVN

2

:2014


TCVN



:2014

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn quốc gia “Sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” được xây dựng dựa trên Tiêu
chuẩn nông nghiệp hữu cơ Châu Á (Asia Regional Organic Standard – ban hành năm 2011), Tiêu
chuẩn ngành 10TCN 602-2006 (Hữu cơ – Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp và chế biến) và một số
tiêu chuẩn hữu cơ khác đang được áp dụng ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn quốc gia “Sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” quy định các yêu cầu đối với quá
trình sản xuất trồng trọt hữu cơ, thu hái các sản phẩm tự nhiên, chế biến, ghi nhãn các sản phẩm từ
các hoạt động này nhằm tạo ra thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Việc xây dựng Tiêu chuẩn “Sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” đảm bảo nguyên tắc và
mục đích sau đây về canh tác hữu cơ:
1. Hệ thống quản lý sản xuất hữu cơ gắn với sinh thái.
2. Bảo đảm duy trì và tăng độ phì đất dựa trên chu trình sinh học tự nhiên và biện pháp sinh học.
3. Tránh sử dụng các chất tổng hợp trong tất cả các công đoạn sản xuất hữu cơ.
4. Hạn chế tối đa ô nhiễm và mất an toàn của những cơ sở sản xuất trồng trọt, khu vực thu hái tự
nhiên, cơ sở chế biến thực phẩm và môi trường xung quanh từ hoạt động sản xuất trồng trọt hữu
cơ, thu hái sản phẩm tự nhiên và chế biến thực phẩm.
5. Loại bỏ những công nghệ chưa được kiểm chứng, không tự nhiên và nguy hiểm trong sản
xuất hữu cơ.
6. Duy trì bản chất hữu cơ của sản phẩm trồng trọt trong suốt quá trình sản xuất, chế biến.
7. Cung cấp được dấu hiệu hữu cơ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

3


TCVN


:2014

Lời nói đầu

TCVN

:2014 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

4


TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN

:2014

:2014

Sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ
Production and processing of plant/crop organic produce

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với quá trình sản xuất hữu cơ các loại cây trồng (kể cả nấm),

thu hái các sản phẩm tự nhiên và chế biến, ghi nhãn các sản phẩm từ những hoạt động này.

2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Trồng trọt hữu cơ (Organic cultivation)
Là hệ thống sản xuất trồng trọt dựa vào các chu trình sinh học tự nhiên của hệ sinh thái, đa dạng sinh
học phù hợp với điều kiện địa phương, kết hợp canh tác truyền thống với khoa học công nghệ; sử
dụng vật tư đầu vào được quy định trong tiêu chuẩn này, không sử dụng chất tổng hợp nhằm tạo ra
sản phẩm cây trồng phù hợp với lợi ích của con người, môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, đất
đai, hệ sinh thái.
2.2
Sản phẩm trồng trọt hữu cơ (Organic crop product)
Là sản phẩm cây trồng được sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt
hữu cơ.
2.3
Chất lượng hữu cơ (Organic Quality)
Được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
2.4
Chất tổng hợp (Synthetic)
Là chất được hình thành bằng một quá trình hóa học hoặc được chiết xuất từ cây trồng, vật nuôi hoặc
nguồn khoáng chất tự nhiên được thay đổi về mặt hóa học. Các chất được tạo ra một cách tự nhiên từ
các quá trình sinh học không được coi là chất tổng hợp.
2.5
Sản xuất thông thường (Conventional)
Là phương thức hay hệ thống sản xuất đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất trồng trọt, không
tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn sản xuất trồng trọt hữu cơ.

5



TCVN

:2014

2.6
Sản xuất truyền thống (Traditonal production)
Là hình thức sản xuất dựa vào kiến thức được tạo ra, gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau và
phương thức sản xuất này thể hiện trình độ hiểu biết cao về nguồn tài nguyên địa phương cũng như
điều kiện môi trường địa phương.
2.7
Sản xuất song song (Parallel production)
Là trạng thái một loại sản phẩm được sản xuất bằng cả phương thức sản xuất hữu cơ và phương
thức sản xuất không hữu cơ. Trạng thái sản phẩm được sản xuất theo phương thức hữu cơ và sản
xuất trong giai đoạn chuyển đổi cũng được hiểu là sản xuất song song.
2.8
Chuyển đổi (Conversion)
Là quá trình chuyển từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.
2.9
Giai đoạn chuyển đổi (Conversion period)
Thời gian từ lúc bắt đầu áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ đến khi sản phẩm cây trồng được
chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.
2.10
Đa dạng sinh học (Biodiversity)
Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
2.11
Đa dạng sinh học đất (Soil biodiversity)
Các loài sinh vật sống tìm được trong hệ sinh thái đất, bao gồm vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và các
sinh vật sống trong đất như giun và côn trùng khác.
2.12
Luân canh cây trồng (Crop rotation)

Việc luân chuyển các loài hoặc họ cây trồng trên một khu vực sản xuất nhất định sang đối tượng hoặc
chu trình canh tác khác nhằm làm thay đổi vòng đời của cỏ dại, sâu, bệnh và duy trì hoặc cải thiện độ
phì đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
2.13
Xen canh cây trồng (Intercropping)
Việc trồng xen kẽ các loài, các họ cây trồng khác nhau trong cùng một thời gian, trên cùng một khu vực
sản xuất nhất định.
2. 14
Vùng đệm (Bufer zone)

6


TCVN

:2014

Một khu vực được xác lập làm ranh giới nhằm hạn chế việc áp dụng hoặc tiếp xúc giữa khu vực sản
xuất hữu cơ với các khu vực xung quanh.
2.15
Vật tư đầu vào tự phân hủy (Biodegradable inputs)
Các chất được tạo thành từ nguyên liệu tự nhiên có thể được phân hủy bởi vi khuẩn hoặc các tác nhân
sinh học khác bao gồm phân ủ, phân xanh, tàn dư thực vật và chất thải động vật.
2.16
Công nghệ gen (Genetic Enginneering)
Là tập hợp các công nghệ sinh học phân tử (chẳng hạn như tái tổ hợp ADN) mà nhờ đó các vật liệu
gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, tế bào và các đơn vị sinh học khác được cấy ghép không bằng
giao phối tự nhiên và sinh sản hoặc tái tổ hợp tự nhiên.
2.17
Sinh vật biến đổi gen (Genetically modified organisms)

Là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ gen.
2.18
Thu hái tự nhiên (Wild harvest)
Việc thu hái các sản phẩm cây trồng từ khu vực không chịu tác động của hoạt động trồng trọt hoặc
quản lý nông nghiệp.
2.19
Khu vực có giá trị bảo tồn cao (High Conservation Value Areas)
Những khu vực đã được xác định có giá trị nổi bật và đặc biệt quan trọng đối với môi trường, văn hóa,
kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học và cảnh quan (theo AROS)
2.20
Sơ chế (Handling)
Là việc cắt, tỉa, phân loại, làm sạch, đóng gói sản phẩm cây trồng sau khi thu hoạch nhằm tạo ra thực
phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế
biến thực phẩm.
2.21
Chế biến (Processing):
Là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống để tạo thành nguyên liệu thực
phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm (Theo Luật an toàn thực phẩm)/ hay Việc vận chuyển, xử lý, thay
đổi hình dạng hoặc đóng gói các sản phẩm hữu cơ đã sản xuất hoặc từ ngoài tự nhiên (theo AROS)?
2.22.
Phụ gia thực phẩm (Food additive): Chất hỗ trợ, bổ sung hoặc chất khác có thể thêm vào thực phẩm
nhằm mục đích đảm bảo chất lượng, màu sắc, mùi vị, hình dạng hoặc các đặc tính kỹ thuật khác.

7


TCVN

:2014


2.23.
Chất hỗ trợ chế biến (Processing Aid): Bất kỳ chất hoặc loại nguyên liệu nào (không bao gồm dụng
cụ hoặc vật chứa đựng) được chủ định cho vào sản phẩm trong quá trình chế biến các nguyên liệu thô,
thực phẩm hoặc thành phần tạo ra thực phẩm để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý
hoặc chế biến thực phẩm mà sau đó chúng có thể còn tồn dư hoặc dẫn xuất trên sản phẩm cuối cùng.
2.24
Chứng nhận (Certification)
Là việc nhà sản xuất hoặc nhóm nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận, trong đó khẳng định rõ
rằng sau khi được đánh giá, nhà sản xuất đó đã tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

3. Tài liệu viện dẫn
3.1 QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
3.2 QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
3.3 QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.
3.4 QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
3.5 QCVN 12-1:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp.
3.6 QCVN 12-2:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su.
3.7 QCVN 12-3:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản
mới.

4 Các yêu cầu chung đối với sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ
4.1 Quản lý hệ sinh thái và đa dạng cây trồng
Sản xuất hữu cơ phải đảm bảo chất lượng, tính bền vững và khả năng tái tạo hữu cơ của hệ sinh thái
thông qua việc sử dụng chu trình sinh học và thực hiện các yêu cầu sau:
4.1.1 Sản xuất hữu cơ phải duy trì và tăng cường đa dạng sinh học khu vực sản xuất bằng cách:
- Áp dụng đa dạng cây trồng bằng phương thức luân canh, xen canh, đối với cây hàng năm; trồng xen

nhiều loài cây trồng đối với cây lâu năm và trồng cây che phủ đất (cây phân xanh) đối với cây hàng
năm và cây lâu năm.
- Trồng cây vùng đệm; trồng cây ký chủ của sinh vật có ích, cây xua đuổi côn trùng, các cây trồng khác
ngoài cây trồng sản xuất hữu cơ trong khu vực sản xuất;
- Giữ lại trong khu vực sản xuất một số diện tích tự nhiên hoặc nhân tạo (tối thiểu 5% diện tích sản
xuất hữu cơ) làm môi trường sống cho các loài động vật, thực vật khác nhau bao gồm kênh rạch, ao

8


TCVN

:2014

hồ tự nhiên, khu vực có cây mọc tự nhiên, rừng, vườn quả hỗn hợp, cây trồng vùng đệm, cây ký chủ,
cây xua đuổi côn trùng, cây trồng khác ngoài cây trồng sản xuất hữu cơ...
4.1.2 Sản xuất hữu cơ không gây ra các tác động tiêu cực đối với những khu vực đã được công nhận
là di sản hoặc có giá trị bảo tồn như khu vực rừng dành cho bảo vệ động vật, thực vật hoang dã hoặc
rừng đầu nguồn.
4.2 Quản lý đất và nước
Hệ thống sản xuất hữu cơ phải bảo đảm các điều kiện về đất canh tác và nguồn nước để sản xuất sản
phẩm an toàn thực phẩm, bảo tồn và cải thiện độ phì của đất, duy trì chất lượng nước bề mặt và nước
ngầm nhằm sử dụng nước một cách có trách nhiệm và hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi
trường. Yêu cầu cụ thể một số nội dung như sau:
4.2.1 Đất canh tác
- Đất canh tác trong sản xuất hữu cơ phải bảo đảm yêu cầu của QCVN 03:2008/BTNMT và QCVN
15:2008/BTNMT.
- Sản xuất hữu cơ phải bảo tồn hoặc cải tạo lý tính, các vật chất hóa học và sinh học của đất bao gồm:
chất hữu cơ, độ phì và đa dạng sinh học đất.
- Sản xuất hữu cơ làm tăng chất lượng đất bằng việc áp dụng các biện pháp quản lý canh tác trồng

trọt, sử dụng kết hợp bón phân hữu cơ với các nguyên liệu có khả năng phân hủy tự nhiên khác, tận
dụng khả năng cố định đạm của cây trồng.
- Quản lý độ phì của đất dựa trên việc sử dụng biện pháp tái sử dụng tối đa các nguyên liệu hữu cơ
trong hệ thống sản xuất như tàn dư thực vật, phân xanh, phân hữu cơ hoai mục.
- Không đốt các thảm thực vật, tàn dư cây trồng trong quá trình làm đất trừ trường hợp canh tác theo
lối truyền thống được xây dựng và quản lý tốt.
- Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa đất, xói mòn đất, xâm nhập mặn và các rủi ro
liên quan khác gây mất đất và thoái hóa đất, ô nhiễm đất.
4.2.2 Nước sử dụng trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ:
- Nước sử dụng trong sản xuất trồng trọt hữu cơ phải bảo đảm yêu cầu của QCVN 39:2011/BTNMT.
- Nước sử dụng trong sơ chế, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ phải bảo đảm yêu cầu của QCVN
02:2009/BYT.
- Sử dụng nước hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chống lãng phí, tránh ô nhiễm nguồn
nước và giữ gìn chất lượng nước.
4.3 Phòng ngừa ô nhiễm trong sản xuất hữu cơ
Sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu vô cơ ở tất cả
các công đoạn của sản xuất, chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ; hạn chế sự tiếp xúc của con người và
môi trường với các nguy cơ gây mất an toàn sản phẩm; giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường trong quá trình sản xuất, chế biến. Để đạt mục tiêu này, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa
ô nhiễm sản phẩm hữu cơ như sau:

9


TCVN

:2014

4.3.1 Phòng ngừa sự tiếp xúc của khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm hữu cơ với
nguồn gây ô nhiễm bằng cách:

- Lựa chọn nơi sản xuất, sơ chế, chế biến không bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như
mùi, khói bụi, chất thải, hóa chất.
- Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha, bình
bơm được che mưa, che nắng, cách ly với khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, khu vực chứa sản
phẩm và nguồn nước tưới.
- Các chất thải trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến phải được thu gom và xử lý giảm thiểu nguy
cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, nguồn nước và sản phẩm. Các chất thải hữu cơ cần
được xử lý đúng cách để tái sử dụng, các chất thải không tái sử dụng phải được xử lý đúng cách tránh
gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm hữu cơ và môi trường xung quanh.
- Xây dựng vùng đệm trong khu vực sản xuất hữu cơ. Khoảng cách cụ thể của vùng đệm phụ thuộc
vào nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý và điều kiện khí hậu của địa phương. Chẳng hạn như: Khi khu
vực sản xuất hữu cơ có nguy cơ ô nhiễm từ những nơi canh tác theo phương pháp thông thường hoặc
các nguồn ô nhiễm khác thì khu vực sản xuất hữu cơ phải có vùng đệm rộng ít nhất 01 m, khoảng cách
từ cây trồng sản xuất hữu cơ đến vùng đệm phải rộng ít nhất 01 m và vùng đệm phải trồng cây trồng
khác với cây trồng sản xuất hữu cơ. Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên
ngoài vùng đệm phải tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh nước bẩn xâm nhiễm vào khu vực
sản xuất hữu cơ.
- Trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hữu cơ các
dụng cụ, thiết bị sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng các trang thiết bị, vật liệu chuyên dụng.
Khuyến khích không sử dụng các thiết bị đã sử dụng trong canh tác thông thường. Nếu sử dụng các
dụng cụ, thiết bị đã dùng trong canh tác thông thường thì phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng
trong canh tác hữu cơ. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không
được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
- Thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải phù hợp với
QCVN 12-1:2009/BYT ; QCVN 12-2:2009/BYT; QCVN 12-3:2009/BYT.
4.3.2 Không sử dụng các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen trong quá
trình sản xuất sản phẩm hữu cơ.
4.3.3 Không sử dụng các tấm che phủ đất, bao bì đóng gói sản phẩm từ vật liệu không phân hủy tự
nhiên. Trong trường hợp không thể có vật liệu phân hủy tự nhiên thì được phép sử dụng các vật liệu
nhựa làm từ polyethylene, polypropylene hoặc polycarbonnate và sau khi sử dụng phải lấy ra khỏi khu

vực sản xuất hữu cơ và không đốt trong khu vực sản xuất hữu cơ.
4.3.4. Khi có nguy cơ bị ô nhiễm trong khu vực sản xuất hữu cơ, phải xác định và xử lý nguồn gây ô
nhiễm.
4.4 Yêu cầu về chuyển đổi

10


TCVN

:2014

4.4.1 Sản xuất hữu cơ phải có giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ
để hệ sinh thái ổn định và độ phì của đất được hình thành, giảm ô nhiễm và bảo đảm các yêu cầu khác
của tiêu chuẩn này.
4.4.2 Trong điều kiện khu vực sản xuất đã được đánh giá đủ điều kiện đảm bảo yêu cầu tại mục 4.2.1,
4.2.2 thì thời gian chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ tối thiểu là 12 tháng đối với cây hàng năm và 18
tháng đối với cây lâu năm. Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài phụ thuộc vào kết quả xác định và đánh
giá rủi ro và các vấn đề có liên quan. Yêu cầu này có thể được bỏ qua trong trường hợp diện tích đó có
chứng cứ rõ ràng về việc áp dụng liên tục các phương pháp canh tác truyền thống, không sử dụng bất
cứ nguồn vật liệu hoặc các biện pháp sản xuất nào không theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Thời gian
chuyển đổi được tính từ ngày đầu tiên thực hiện sản xuất hữu cơ.
4.4.3 Sản phẩm thu hoạch trong giai đoạn chuyển đổi phải được chứng nhận và dán nhãn là “hữu cơ
đang chuyển đổi” khi đưa ra thị trường. Sản phẩm thu hoạch sau thời kỳ chuyển đổi có thể dán nhãn là
sản phẩm hữu cơ khi đã được cấp chứng nhận.
4.5 Sản xuất song song
Sản xuất hữu cơ phải đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và quản lý không hữu cơ trong
cùng một cơ sở sản xuất, hộ gia đình bằng việc thực hiện các yêu cầu sau:
4.5.1 Khu vực sản xuất hữu cơ phải được tách biệt với khu vực sản xuất khác thông qua rào cản vật lý.
4.5.2 Sử dụng phương thức quản lý khác nhau giữa sản xuất hữu cơ với sản xuất không hữu cơ như:

sử dụng các loài cây trồng khác nhau; giống cây trồng khác nhau; thời vụ gieo trồng, thu hoạch khác
nhau; quản lý nguyên liệu đầu vào và sản phẩm thu hoạch khác nhau, tách biệt nhau.
4.6 Duy trì sản xuất hữu cơ
Không được chuyển đổi qua lại giữa sản xuất thông thường và sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được
chứng nhận, trừ trường hợp bắt buộc phải chấm dứt sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được chứng
nhận.

5 Yêu cầu đối với sản xuất trồng trọt hữu cơ
5.1 Lựa chọn loài và giống cây trồng
Lựa chọn loài và giống cây trồng đưa vào sản xuất hữu cơ phải thích nghi với điều kiện sinh thái của
địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh và tính đồng nhất hữu cơ của cây trồng được duy trì
trong quá trình sản xuất bằng việc đáp ứng các yêu cầu sau:
5.1.1 Sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc hữu cơ. Nếu không có giống có nguồn gốc hữu cơ thì
được phép sử dụng giống thông thường để sản xuất ra giống hữu cơ nhưng phải đảm bảo: với cây
hàng năm, sau khi được canh tác theo hệ thống sản xuất hữu cơ ít nhất một thế hệ (tự nhân giống).
Đối với cây lâu năm, sau khi được canh tác theo hệ thống sản xuất hữu cơ ít nhất 02 năm.
5.1.2 Khuyến khích việc duy trì tính nguyên bản về di truyền của giống cây trồng cũng như các đặc
điểm sinh thái sẵn có của giống như sử dụng các giống cây trồng bản địa và không sử dụng các cây
trồng biến đổi gen.

11


TCVN

:2014

5.1.3 Nếu không có giống cây trồng bản địa thì sử dụng giống cây trồng có trong Danh mục giống cây
trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, còn hiệu
lực, có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng yêu cầu tại mục 51.1.

5.1.4. Sản xuất trồng trọt hữu cơ phải sử dụng giống cây trồng không qua xử lý. Trường hợp giống có
yêu cầu phải xử lý thì chỉ sử dụng các chất có trong danh mục thuộc Phụ lục B, trừ trường hợp bắt
buộc phải xử lý bằng vật liệu khác. Trong trường hợp có sử dụng chất hóa học để xử lý giống cây trồng
thì các hóa chất này phải được loại bỏ trước khi gieo trồng. Các trường hợp này phải hạn chế sử dụng
và phải ghi chép, theo dõi và được xem xét.
5.2 Quản lý, sử dụng đất và phân bón
Quản lý độ phì của đất và các hoạt động sinh học trong đất thông qua việc tái sử dụng chất hữu cơ, vi
sinh vật, phân khoáng tự nhiên để đạt mức cân bằng dinh dưỡng đất bằng cách:
5.2.1 Không sử dụng các loại phân bón hóa học tổng hợp như phân vô cơ, các loại phân bón hòa tan
theo phương pháp hóa học.
5.2.2 Sử dụng các loại phân khoáng tự nhiên và phân bón bằng phương pháp sinh học như phân hữu
cơ hoai mục, phân vi sinh vật, phân xanh. Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ từ thực vật và động vật
sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
5.2.3 Không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật) trừ trường hợp các loại phân
này được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.
5.2.4 Chỉ sử dụng phân bón và chất cải tạo đất có trong Danh mục quy định tại Phụ lục A.
5.3 Quản lý sâu, bệnh và cỏ dại
Quản lý sâu, bệnh và cỏ dại nhằm thúc đẩy, duy trì sức khỏe cây trồng, đảm bảo năng suất và bảo vệ
hệ sinh thái nông nghiệp bằng các biện pháp sau:
5.3.1 Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp đối với sâu, bệnh và cỏ dại.
5.3.2 Sử dụng loài và giống cây trồng thích nghi với môi trường, bón phân cân đối để duy trì độ phì của
đất và cây trồng sinh trưởng khỏe, hạn chế sự ảnh hưởng của dịch hại.
5.3.3 Phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học như trồng cây ký chủ nuôi sinh vật có ích, trồng xen
cây xua đuổi sinh vật có hại, luân canh cây trồng, sử dụng các biện pháp kỹ thuật cày xới, phủ đất
bằng vật liệu tự nhiên, dùng bẫy, rào cản vật lý... Trong một số trường hợp cần thiết, có thể sử dụng
các biện pháp bổ sung như điều khiển nhiệt độ, sử dụng các chất bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh
trưởng có trong Danh mục quy định tại Phụ lục B.
5.3.4 Chỉ sử dụng chất bảo vệ thực vật hữu cơ, không sử dụng chất bảo vệ thực vật tổng hợp. Sử
dụng các chất bảo vệ thực vật có trong Danh mục quy định tại Phụ lục B.
5.3.5 Chất bổ sung trong các chất bảo vệ thực vật không gây hại đến sức khỏe con người và môi

trường sinh thái.
5.4 Thu hoạch sản phẩm
Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển sản phẩm đến nơi sơ chế không làm nhiễm bẩn và làm lẫn các
sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm thông thường.
12


TCVN

:2014

6 Thu hái sản phẩm tự nhiên
Thu hái sản phẩm từ những vùng đất tự nhiên phải bảo đảm bền vững, không dùng các vật liệu không
được phép sử dụng, bảo đảm sản phẩm không bị nhiễm bẩn. Yêu cầu cụ thể một số nội dung như sau:
6.1 Thu hái các sản phẩm hữu cơ tự nhiên phải đảm bảo rằng không được vượt quá năng suất bền
vững của loài đó hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của khu vực đó.
6.2 Chỉ được thu hái các sản phẩm hữu cơ thuộc khu vực tự nhiên đã được xác định. Khu vực đó
không được sử dụng để sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng chất cấm ít nhất 03 năm.
6.3 Cấm thu hái các sản phẩm hữu cơ tự nhiên là các loài đã được bảo vệ chính thức hoặc những loài
có nguy cơ tuyệt chủng.
6.4 Khu vực thu hoạch tự nhiên phải có khoảng cách cách ly hợp lý so với các các trang trại canh tác
theo lối truyền thống, nguồn ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm.

7. Sơ chế
Sơ chế đảm bảo giữ được tính toàn vẹn của sản phẩm hữu cơ bằng cách áp dụng các biện pháp tránh
làm nhiễm bẩn sản phẩm và làm lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.

8. Chế biến, bảo quản
8.1 Yêu cầu chung
- Quá trình chế biến sản phẩm đảm bảo giữ được bản chất hữu cơ của sản phẩm.

- Phải áp dụng các biện pháp nhằm tránh làm bẩn và gây lẫn lộn các sản phẩm hữu cơ với các sản
phẩm không hữu cơ trong quá trình chế biến, đóng gói. .
- Hệ thống quản lý chế biến nên áp dụng nguyên tắc “thực hành vệ sinh tốt” (Good Hygienic Practices
– GHP) hoặc “thực hành sản xuất tốt” (Good Manufacturing Practices). .
8.2 Nguyên liệu chế biến
- Chế biến sản phẩm hữu cơ chỉ sử dụng nguyên liệu hữu cơ trừ khi các nguyên liệu đó không có sẵn
và phải ghi nhãn theo quy định trong mục 9 của tiêu chuẩn này.
- Trong một sản phẩm, cùng một loại nguyên liệu không được lấy từ hai nguồn khác nhau là hữu cơ và
không hữu cơ. .
- Chế biến hữu cơ chỉ sử dụng các chất có trong danh mục của Phụ lục C và Phụ lục D.
- Chế biến hữu cơ chỉ sử dụng các chất khoáng (bao gồm các nguyên tố vi lượng), các vitamin, chất
béo thiết yếu, các axit amin thiết yếu và các chất dinh dưỡng riêng biệt khác theo quy định của pháp
luật hoặc chúng có thể được kết hợp với nhau trong các sản phẩm thực phẩm theo khuyến cáo của cơ
quan có thẩm quyền.
8.3 Phương thức chế biến
Thực phẩm hữu cơ được chế biến bằng phương pháp sinh học, cơ học và vật lý đảm bảo:
- Chế biến hữu cơ chỉ áp dụng các phương pháp sinh học, cơ học và vật lý mang tính chất tự nhiên
như bóc vỏ, xay xát, lên men, nghiền, lọc, ép và làm khô.

13


TCVN

:2014

- Chế biến hữu cơ chỉ sử dụng các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến hoặc các chất khác làm có tên
trong Phụ lục C và Phụ lục D.
- Chế biến hữu cơ không sử dụng công nghệ bức xạ (bức xạ ion hóa).
- Thiết bị lọc sử dụng trong chế biến hữu cơ không làm thay đổi về mặt hóa học của sản phẩm ở mức

phân tử.
8.4. Đóng gói
Các thùng chứa, dụng cụ dùng để đóng gói, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm hữu cơ phải đảm
bảo vệ sinh, không gây nhiễm bẩn cho các sản phẩm bằng cách:
- Nên sử dụng bao bì có khả năng phân hủy sinh học, khả năng tái chế.
- Không sử dụng các bao bì, thùng chứa có tồn dư phân bón, các chất phòng trừ dịch hại, các chất khử
trùng và các chất tổng hợp khác để chứa, đóng gói sản phẩm hữu cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm hữu cơ.
8.5 Khử trùng và vệ sinh các thiết bị chế biến
Làm sạch, khử trùng, vệ sinh các thiết bị chế biến thực phẩm tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm hữu cơ
bằng cách:
- Chỉ sử dụng biện pháp làm sạch và khử trùng bề mặt máy móc, trang thiết bị chế biến, không làm
nhiễm bẩn hoặc lây nhiễm chéo lên sản phẩm.
- Hạn chế sử dụng các chất làm sạch, khử trùng mà chúng có khả năng gây nhiễm trực tiếp cho sản
phẩm hữu cơ.
- Chỉ sử dụng các chất có trong Phụ lục E, trong trường hợp biện pháp này không hiệu quả, có thể
dùng các chất khác nhưng tuyệt đối không để tiếp xúc với sản phẩm hữu cơ.
8.6. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm
Trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tránh làm ô nhiễm sản phẩm hữu cơ và làm
lẫn lộn các sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm thông thường. Chỉ bảo quản, vận chuyển cùng lúc sản
phẩm hữu cơ và thông thường khi đã được bao gói, cách ly và có nhãn mác rõ ràng cho từng loại sản
phẩm.
8.7. Kiểm soát sâu bệnh
Trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, các sản phẩm hữu cơ cần được bảo vệ,
tránh sâu bệnh hại mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hữu cơ của sản phẩm bằng cách: Kiểm
soát sâu, bệnh hại theo trình tự các biện pháp bắt đầu với các biện pháp phòng/ngăn cản, sau đó là trừ
bằng biện pháp vật lý, cơ học, sinh học và sử dụng các chất xử lý có trong Phụ lục B. Các hình thức
kiểm soát sâu, bệnh bao gồm việc sử dụng các rào cản vật lý, âm thanh, siêu âm thanh, ánh sáng, tia
cực tím, bẫy (bao gồm cả bẫy pheromone), kiểm soát nhiệt độ, không khí... Trường hợp các biện pháp
này không có hiệu quả, có thể sử dụng các chất xử ký khác nhưng không để tiếp xúc trực tiếp với các

sản phẩm hữu cơ.

14


TCVN

:2014

9 Nhãn sản phẩm
Việc gắn nhãn sản phẩm là để chỉ rõ là sản phẩm hữu cơ đồng thời cung cấp đến người tiêu dùng đầy
đủ thông tin có liên quan về sản phẩm, giúp họ nhận biết được sản phẩm hữu cơ, tránh nhầm lẫn.
Nhãn sản phẩm hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
9.1 Nhãn sản phẩm hữu cơ phải cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về nhãn sản
phẩm hàng hóa và chỉ rõ sản phẩm đó là hữu cơ. Nếu sản phẩm từ thu hái tự nhiên thì nhãn sản phẩm
đó phải chỉ rõ là sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên.
9.2 Nhãn sản phẩm hữu cơ phải đảm bảo xác định được đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý đối với sản
phẩm và đơn vị đó đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng.
9.3 Nhãn sản phẩm phải cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần theo thứ tự tỷ lệ phần trăm trọng
lượng. Trường hợp nếu loại thảo mộc và/ hoặc các loại gia vị chứa trong đó có tỷ lệ dưới 2% tổng
trọng lượng của sản phẩm, chúng có thể được ghi dưới dạng "gia vị" hoặc "thảo mộc".
9.4 Khẳng định sản phẩm chế biến là "hữu cơ" chỉ khi sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần hữu
cơ (tính theo trọng lượng chất rắn hoặc bằng khối lượng chất lỏng, không bao gồm nước và muối).
Các thành phần không hữu cơ không là sản phẩm biến đổi gen, chiếu xạ hoặc xử lý với các chất hỗ trợ
chế biến không liệt kê trong Phụ lục D.
9.5 Khẳng định sản phẩm chế biến được "làm từ nguyên liệu hữu cơ" hoặc các thuật ngữ tương tự chỉ
khi sản phẩm có chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ (tính theo trọng lượng chất rắn hoặc theo khối
lượng chất lỏng, không bao gồm nước và muối).
9.6 Nhãn sản phẩm không được đề “hữu cơ” hay “làm từ nguyên liệu hữu cơ”, thuật ngữ tương tự
hoặc bất kỳ chứng nhận hữu cơ nào trên sản phẩm nếu sản phẩm đó chứa dưới 70% thành phần hữu

cơ (tính theo trọng lượng chất rắn hoặc theo khối lượng chất lỏng, không bao gồm nước và muối) và
chỉ có thể sử dụng “hữu cơ” để mô tả cho các thành phần hữu cơ có trong sản phẩm.
9.7 Nhãn sản phẩm phải đảm bảo phân biệt được rõ ràng sản phẩm đang trong quá trình chuyển đổi
với sản phẩm hữu cơ như nhãn có thể ghi là “hữu cơ” hay “hữu cơ đang chuyển đổi” hoặc thuật ngữ
tương đương như “sinh học”, “sinh thái”, tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn hữu cơ đã được áp dụng.

15


TCVN

:2014
Phụ lục A - Danh mục phân bón, chất cải tạo đất và điều kiện sử dụng
(Quy định)

Mô tả các chất, yêu cầu diễn giải
A.1 Nguồn gốc từ thực vật và động vật
A.1.1 Chất thải động vật (gia súc, gia cầm, chim,
vật nuôi khác) hoai mục

A.1.2 Chất thải từ chế biên động vất, thủy sản
(Máu, bột thịt, xương, bột xương, bột móng, sừng,
bột lông, cá và sản phẩm cá, các sản phẩm sữa,
vỏ sò, hến, vỏ ốc,. …)
A.1.3 Các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh
học hoặc có nguồn gốc thực vật (tồn dư của sản
phẩm cây trồng, các sản phẩm phụ từ thực phẩm,
thức ăn, hạt có dầu, bia, rượu, đường, phụ phẩm
của ngành dệt.)
A.1.4 Các tồn dư cây trồng, các sản phẩm phụ

trong sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt
A.1.5 Sản phâm từ chế biến lâm nghiệp (Gỗ, vỏ
cây, mùn cưa, dăm gỗ, tro gỗ, than)
A.1.6 Rong biển, sản phẩm rong biển và các sản
phẩm phụ rong biển, rau câu, tảo.
A.1.7 Than bùn
A.1.8 Phân hữu cơ được làm từ chất thải sản xuất
nấm, chất mùn từ giun, côn trùng và chất nền
trong quá trình xử lý rác.
A.1.9 Các sinh vật sống khác trong tự nhiên(như
giun, trùn đất…)
A.2 Nguồn gốc khoáng
A.2.1 Sỉ than
A.2.2 Hợp chất có chứa canxi và magiê
A.2.3 Quặng đá dolomit , Vôi, san hô,
A.2.4 Canxi clorua
A.2.5 Thạch cao (sulfat canxi)
A.2.6 Đá magiê, muối kieserite và Epsom (sulfat
magie)
A.2.7 Quặng Kali Ví dụ: Kali sunphat (sulfate of
potash), Kali clorua (muriate of potash), cainit
(kainite), Xinvanit (sylvanite), Patent Kali
(patentkali)
A.2.8 Lân tự nhiên (ví dụ đá apatit)
A.2.9 Đá nghiền thành bột, bột đá
A.2.10 Đất sét
A.2.11 Natri clorua
A.2.12 Các nguyên tố vi lượng
A.2.13 Lưu huỳnh
A.2.14 Nhôm canxi photphat (Aluminum calcium

phosphate) (Zeolit)
16

Điều kiện sử dụng
- Phải được phân hủy hoàn toàn thông qua quá
trình ủ hoặc lên men hoặc để tự nhiên
- Đảm bảo dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật
gây bệnh không vượt ngưỡng cho phép đối với
chất thải động vật chăn nuôi công nghiệp
Phải được xử lý triệt để nhằm loại bỏ nguy cơ về
sâu bệnh, ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh
thông qua ủ hoặc lên men
Không được xử lý bằng các chất phụ gia tổng
hợp
Không có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen.
Không có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen.
Không được xử lý bằng chất tổng hợp

- Không bao gồm các chất phụ gia tổng hợp.
- Không có dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật
gây bệnh vượt ngưỡng cho phép
- Thành phần ban đầu của chất nền là những
sản phẩm được phép sử dụng trong Phụ lục này

Phụ thuộc vào loại đất, kim loại nặng trong giới
hạn cho phép
Có nguồn gôc tự nhiên
Có nguồn gốc tự nhiên
Có nguồn gốc tự nhiên
Được chế biến bằng phương pháp vật lý, không

làm giàu bằng phương pháp hóa học, trong đó
đảm bảo lượng clo <60%.
Hàm lượng Cadmi không được vượt quá
90mg/kg P205
Chỉ muối được khai thác tự nhiên
Có nguồn gốc tự nhiên
Có nguồn gốc tự nhiên
Có nguồn gốc tự nhiên
Hàm lượng cadmi không vượt quá 90mg/kg P205


TCVN

:2014

A.3 Vi sinh vật
A.3.1 Các sản phẩm phụ phân hủy sinh học có
nguồn gốc từ vi sinh vật
A.3.2 Các chế phẩm vi sinh sản xuất từ các sinh
vật có sẵn trong tự nhiên

17


TCVN

:2014

Phụ lục B - Danh mục chất phòng trừ dịch hại, chất điều tiết sinh trưởng và xử lý giống
(Quy định)

Mô tả các chất, yêu cầu diễn giải
B.1 Phòng trừ dịch hại
B.1.1 Nguồn gốc từ thực vật, động vật
B.1.1.1 Sáp ong (Beeswax)
B.1.1.2 Thuốc trừ tuyến trùng từ Kitin (Chitin
nematicides)
B.1.1.3 Bã cà phê (Coffee grounds)
B.1.1.4 Bột gluten ngô (Corn gluten meal)
B.1.1.5 Axít tự nhiên (giấm) (Natural acid (vinegar))
B.1.1.6 Các chế phẩm/sản phẩm từ Neem (dầu xoan)
(Preparations/Products from Neem (Azadirachta indica))
B.1.1.7 Dầu thực vật (Plant oil)
B.1.1.8 Các chế phẩm thực vật tự nhiên như bột hạt
chè, chiết xuất cọ. (Natural plant preparations such as
tea seed meal, Fishtail palm extracts)
B.1.1.9 Thuốc trừ rệp nguồn gốc thực vật như nước ép
thực vật lên men, cúc vạn thọ (Plant based repellents
such as fermented plant juce, marigold)
B.1.1.10 Keo ong (Propolis)
B.1.1.11 Chế phẩm của hoa cúc (Preparation of
Chrysanthemum cinerariaefolium)
B.1.12 Chế phẩm của Quassia amara (Preparation of
Quassia amara)
B.1.1.13 Chế phẩm rotenon từ cây dây mật, chi đậu dáo,
chi cốt khí (Preparations of Rotenone from Derris
elliptica, Lonchocarpus, Thephrosia spp.)
B.1.14 Chế phẩm từ Ryania speciosa (Preparation from
Ryania speciosa)
B.1.1.15 Dung dịch thuốc lá (Tobaco tea)


B.1.1.16 Spinosad

B.1.1.17 Rong biển, bột rong biển, chiết xuất rong biển
(Seaweed, seaweed meal, seaweed extracts)
B.1.2 Nguồn gốc khoáng
B.1.2.1 Clorua vôi (Chloride of lime)
B.1.2.2 Muối đồng (Copper salts) (Ví dụ như sulfat,
hydroxit, oxychlorit, octanoat, oxit đồng, hỗn hợp Booc
đô và hỗn hợp Burgundy)

B.1.2.4 Dầu khoáng nhẹ (dầu hỏa) (Light mineral oil
(paraffin)
B.1.2.5 Sunfua vôi (Canxi sunfit) (Lime sulfur (Calcium
polysulfide))
18

Điều kiện sử dụng

Có nguồn gốc tự nhiên

Không có chất hỗ trợ Piperonyl butoxide

Sử dụng chế phẩm không phát tán vào
nguồn nước.

Không có nicotin nguyên chất

Chỉ sử dụng khi có các biện pháp hạn
chế rủi ro nhiễm khuẩn và giảm thiểu khả
năng hình thành tính kháng.

Cần có hướng dẫn liều lượng sử dụng;
Được chứng nhận bởi một cơ quan hay
tổ chức có thẩm quyền.

- Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn
của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng sao cho giảm thiểu sự tích lũy
Đồng trong đất;
- Đảm bảo ngưỡng giới hạn dư lượng
theo quy định.


TCVN
B.1.2.6 Phốt phát sắt (Iron phosphates)
B.1.2.7 Kali bicacbonat (Potassium bicarbonate)
B.1.2.8 Kali pemangannat (Potassium permanganate)
B.1.2.9 Vôi sống (Quicklime)
B.1.2.10 Natri bicacbonat (Sodium bicarbonates)
B.1.2.11 Lưu huỳnh (Sunfur)
B.1.2.12 Bột khoáng (bột đá, silicat) (Mineral powders
(Stone meal, silicates))
B.1.3 Vi sinh vật
B.1.3.1 Các chế phẩm từ nấm (Fungal preparations) (ví
dụ Metarhizium anisopliae, Trichoderma harzianum,
Beauveria bassiana)
B.1.3.2 Các chế phẩm vi khuẩn (Bacterial preparation)
(như Bacillus thuringiensis)
B.13.3 Chế phẩm từ virus (Viral preparations) (như
granulosis virus)
B.1.3.4 Sử dụng thiên địch,(động vật ăn thịt và các loài

côn trùng có ích Ví dụ như ong Trichogramma, bọ rùa.)
B.1.4 Các nguồn khác
B.1.4.1 Thảo dược và các chế phẩm biodynamic (Herbal
and biodynamic preparations)
B.1.4.2 Canxi Hydroxit (Calcicum hydroxide)
B.1.4.3 Chế phẩm Homeopathic và Ayurvedic
(Homeopathic and Ayurvedic preparations)
B.1.4.4 Muối biển và nước muối (Sea-salt and salt
water)
B.4.5 Soda
B.1.4.6 Xà phòng kali (Potassium soap)
B.1.4.7 Thuốc diệt chuột (Rodenticides)
B.1.4.8 Sulfua dioxit (Sulfur dioxide)
B.1.4.9 Điều khiển nhiệt độ (Thermal controls)
B.1.4.10 Các chế phẩm truyền thống (dạng tự nhiên
không có hóa chất tổng hợp) làm từ các sản phẩm tự
nhiên. (Tradition preparations (of non synthesized
chemical nature) based on natural products)
B.1.5 Bẫy, bả
B.1.5.1 Các biện pháp vật lý (ví dụ bẫy màu sắc, bẫy
đèn, bẫy dính) (Physical methods)
B.1.5.2 Dầu khoáng (Mineral oils)
B.1.5.3 Màng phủ, lưới (mulches, nets)
B.1.5.4 Chất dẫn dụ sinh học (Pheromones) - chỉ để
trong bẫy bả
B.2 Điều hòa sinh trưởng
B.2.1 Các chế phẩm tảo (Algal preparation), ví dụ tảo lục
(Chlorella)
B.2.2 Các chế phẩm, dầu làm từ động vật (Annimal
preparations and oil) ví dụ chiết xuất dầu cá (fish

extracts)
B.2.3 Các sản phẩm từ sữa (Dairy products) ( ví dụ như
sữa, casein)
B.2.4 Gelatin (Gelatine)
B.2.5 Lecitin (Lecithin)
B.2.6. Sáp ong (Beewax)
B.2.7. Chiết xuất từ nấm (nấm hương) (Extract from

:2014

Được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm
quyền.

Thuốc sinh học

19


TCVN

:2014

mushroom (Shiitake))
B.2.8 Đất đèn (Ethylene)

B.2.9 Kali hidro cacbonat (Potassium hydrogen
carbonate)
B.3 Trừ cỏ
B.3.1 Tro gỗ (Wood ash)
B.3.2 Đất sét (Clay) (Ví dụ: bentonite, perlite, vermiculite,

zeolite)
B.3.3 Silicat (Silicates) (ví dụ Natri silicat, thạch anh Sodium silicates, quartz)
B.3.4 Khí các bon và Nitơ (Carbon dioxide and Nitrogen
gas)
B.3. 5 Cồn ethyl (Ethyl alcohol)
B.3.6 Bột khoáng (bột đá, silicat) (Mineral powders
(Stone meal, silicates))

20

Dùng để trừ ruồi đục quả trên cây có múi
và điều tiết quá trình ra hoa của dứa.
Ức chế nảy mầm của khoai tây và hành
khi bảo quản đối với giống có đặc điểm
ngủ nghỉ không thích hợp hoặc giống
không phù hợp với điều kiện khí hậu của
địa phương
Thúc đẩy quá trình chín của các loại quả


TCVN

:2014

Phụ lục C Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng
trong sản xuất thực phẩm hữu cơ
(Quy định)
Phụ gia được phép sử dụng với các điều kiện cụ thể trong một số nhóm thực phẩm hữu cơ nhất định
hoặc một số loại thực phẩm.
Bảng dưới đây sẽ cung cấp danh mục các chất phụ gia thực phẩm (gồm cả chất mang) cho phép sử

dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ. Tính năng sử dụng, các nhóm thực phẩm và một số loại thực
phẩm cho mỗi loại phụ gia thực phẩm trong bảng dưới đây được quy định tại Bảng 1-3 của Tiêu chuẩn
chung về Phụ gia thực phẩm (General Standard for Food Additives - GSFA) và các tiêu chuẩn khác đã
được phê duyệt bởi Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Ủy ban Codex). Trường hợp những hợp
chất nêu trong phụ lục này có thể tìm thấy ở dạng tự nhiên thì ưu tiên sử dụng các sản phẩm đó. Các
hợp chất được chứng nhận có nguồn gốc hữu cơ được ưu tiên sử dụng.

Hệ
thống
mã số
quốc tế

Tên phụ gia

INS 170i

Calci carbonat
(Calcium carbonate)

INS 220

Sulphua dioxyd
(Sulfur dioxide)

INS 224

Kali metabisulfit
(Potassium
Metabisulphite)
Acid lactic (L-, D- và

DL-)
(Lactic acid (L-Dand DL-))

INS 270

INS 290
INS 296
INS 300
INS
307b

Carbon dioxyd
(Carbon dioxide)
Acid malic (Malic
acid (DL-))
Acid ascorbic (L-)
(Ascorbic acid)
Tocopherol
(Tocopherols (mixed
natural

Công dụng được
phép áp dụng trong
chế biến hữu cơ
Chất điều chỉnh độ
acid, chất chống đông
vón, chất mang, chất
làm rắn chắc, chất xử
lý bột, chất ổn định
Chất bảo quản, chất

chống oxi hóa

Chất bảo quản, chất
chống oxi hóa, chất tẩy
màu, chất xử lý bột,
Chất điều chỉnh độ
acid

Chất tạo khí carbonic
Chất điều chỉnh độ
acid
Chất chống oxy hóa,
chất điều chỉnh độ acid,
chất xử lý bột
Chất chống oxy hóa

Cho phép sử dụng trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

14.2.2 Rượu táo và lê
14.2.3 Rượu nho
14.2.4 Rượu vang (loại khác ngoài nho)
Các sản phẩm được chế biến từ các thực
vật nhiệt đới như dầu dừa, tinh bột sắn,
nho khô trồng ở những nơi có ẩm độ cao.
Chỉ dùng cho rượu
04.2.2.7 Các loại rau quả lên men (bao
gồm các loại nấm, vi nấm, rễ và củ, mạch

nha và các loại đậu, lô hội) và các sản
phẩm rong biển, không bao gồm các sản
phẩm đậu tương lên men thuộc loại thực
phẩm 12.10
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Nguồn tự nhiên cung cấp không đủ.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

21


TCVN

Hệ
thống
mã số
quốc tế
INS 322

INS 330

INS 333
INS 334


INS 335i
INS
335ii
INS
336ii
INS 341i

INS 400

:2014

Tên phụ gia

concentrates))
Lecitin (Lecithins)
(thu được mà không
sử dụng thuốc
nhuộm hoặc dung
môi hữu cơ)
Acid citric (Citric
acid)
Các muối calci citrat
(Calcium citrates)
Acid tartric (Tartaric
acid)
Mononatri tartrat
(Monosodium
tartrate); Dinatri
tactrat
(Disodium tartrate)

Dikali tactrat
(Dipotassium
tartrate)
Monocalci
orthophosphat
(Monocalcium
orthophosphate)
Acid alginic
(Alginic acid)

INS 401

Natri alginat
(Sodium alginate)

INS 402

Kali alginat
(Potassium alginate)

INS 406

Thạch Aga (Agar)

22

Công dụng được
phép áp dụng trong
chế biến hữu cơ


Cho phép sử dụng trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Chất chống oxy hóa,
chất nhũ hóa

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Chất điều chỉnh độ
acid, chất chống oxy
hóa, chất tạo phức kim
loại
Chất làm rắn chắc, chất
điều chỉnh độ acid
Chất điều chỉnh độ
acid, chất chống oxi
hóa, chất điều vị, chất
tạo phức kim loại
Chất điều chỉnh độ
acid, chất tạo phức kim
loại, chất ổn định

04.0 Trái cây và rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển và các loại quả hạch và
hạt.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách

loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Chất điều chỉnh độ
acid, chất tạo phức kim
loại, chất ổn định
Chất điều chỉnh độ
acid, chất chống oxi
hóa, chất tạo phức kim
loại
Chất làm dầy, chất độn,
chất mang, chất nhũ
hóa, chất tạo bọt, chất
tạo gel, chất làm bóng,
chất giữ ẩm, chất ổn
định
Chất độn, chất chống
đông vón, chất mang,
chất nhũ hóa, chất tạo
bọt, chất làm bóng,
chất ổn định, chất làm
dầy
Chất làm dầy, chất độn,
chất mang, chất nhũ
hóa, chất tạo bọt, chất
tạo gel, chất làm bóng,
chất giữ ẩm, chất tạo
phức kim loại, chất ổn
định
Chất làm dầy, chất độn,
chất mang, chất nhũ

hóa, chất tạo gel, chất

07.2.1 Bánh các loại

05.0 Bánh kẹo
07.2.1 Bánh các loại

06.2.1 Bột mỳ

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.


TCVN

Hệ
thống
mã số
quốc tế

INS 407


INS 410
INS 412
INS 413
INS 414

Tên phụ gia

Carrageenan và
muối Na, K, NH4
của nó (bao gồm
furcellaran)
(Carrageenan and
its Na, K, NH4 salts
(includes
furcellaran))
Gôm đậu carob
(Carob bean gum)
Gôm gua (Guar
gum)
Gôm tragacanth
(Tragacanth gum)
Gôm arabic (Arabic
gum)

INS 415

Gôm xanthan
(Xanthan gum)


INS 416

Gôm karaya (Karaya
gum)
Glycerol (Glycerol)

INS 422

Công dụng được
phép áp dụng trong
chế biến hữu cơ
làm bóng, chất giữ ẩm,
chất ổn định
Chất làm dầy, chất độn,
chất mang, chất nhũ
hóa, chất tạo gel, chất
làm bóng, chất giữ ẩm,
chất ổn định

Chất làm dầy, chất nhũ
hóa, chất ổn định
Chất làm dầy, chất nhũ
hóa, chất ổn định
Chất làm dầy, chất nhũ
hóa, chất ổn định
Chất làm dầy, chất độn,
chất nhũ hóa, chất
mang, chất làm bóng,
chất ổn định
Chất làm dầy, chất nhũ

hóa, chất tạo gel, chất
ổn định

Chất làm dầy, chất nhũ
hóa, chất ổn định
Chất làm dầy,chất giữ
ẩm

:2014

Cho phép sử dụng trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
1.0 Mỡ, dầu và nhũ tương chất béo
05.0 Bánh kẹo
02.0 Chất béo và dầu và chất béo dạng
nhũ tương
04.0 Trái cây và rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển và các loại quả hạch và
hạt.

07.0 Gia vị làm bánh
12.7 Salat (salad mì sợi, salat khoai tây).
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
Có nguồn gốc từ thực vật, được sử dùng
như chất vận chuyển cho các chiết xuất
thực vật.
04.1.1.1 quả tươi không qua xử lý
04.1.1.2 quả tươi đã xử lý ngoài vỏ
04.1.2 quả đã chế biến
04.2.1.2 Rau tươi đã qua xử lý bên ngoài
(bao gồm cả nấm và vi nấm, rễ và củ, đậu
và các loại đậu, lô hội), rong biển và các
loại quả hạch và hạt.
04.2.2.2 Rau khô (bao gồm cả nấm và vi
nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô hội),
rong biển và các loại quả hạch và hạt.
04.2.2.3 các loại rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển ngâm trong giấm, dầu,
nước muối hoặc nước tương.
04.2.2.4 Các loại rau đóng hộp, đóng chai
(tiệt trùng) hoặc đóng túi (bao gồm cả nấm
và vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
23


TCVN

Hệ

thống
mã số
quốc tế

:2014

Tên phụ gia

Công dụng được
phép áp dụng trong
chế biến hữu cơ

INS 440

Pectin (không
Amidated) (Pectins
(non-amidated))

Chất nhũ hóa, chất tạo
gel, chất ổn định, chất
làm dầy

INS
500ii
INS
500iii

Natri hydro carbonat
(Sodium hydrogen
carbonate)

Natri sesquicarbonat
(Sodium
sesquicarbonate)
Kali carbonat
(Potassium
carbonate)

Chất ổn định, chất điều
chỉnh độ acid, chất
chống đông vón, chất
tạo xốp

Amoni carbonat
(Ammonium
carbonate )
Amoni hydro
carbonat
(Ammonium
hydrogen carbonate)
Magnesi carbonat
(Magnesium
carbonate)
Magnesi hydroxy
carbonat
(Magnesium

Chất ổn định, chất điều
chỉnh độ acid, chất tạo
xốp


INS 501i

INS 503
i
INS
503ii

INS 504i
INS
504ii

24

Chất ổn định, chất
chống oxy hóa

Chất điều chỉnh độ
acid, chất chống đông
vón, chất mang, chất
ổn định màu

Cho phép sử dụng trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật
hội), rong biển và các loại quả hạch và hạt
được xay nhuyễn (ví dụ như bơ lạc)
04.2.2.5 Các loại rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển, hạnh quả và hạt dạng bột,
các chế phẩm.
04.2.2.6 Các loại rau (bao gồm cả nấm và

vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển, hạnh quả và hạt dạng bột,
các món dạng như tráng miệng và rau
ướp đường) khác với loại thực phẩm
thuộc nhóm 04.2.2.5.
04.2.2.7 Các loại rau lên men (bao gồm cả
nấm và vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại
đậu, lô hội), các sản phẩm từ rong biển,
không bao gồm các loại đậu lên men
thuộc nhóm sản phẩm 12.10.
12.2 Các loại thảo mộc, gia vị, bột nêm…
ví dụ như bột nêm trong mì ăn liền.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.
05.0 Bánh kẹo
07.0 Gia vị làm bánh

05.0 Bánh kẹo
06.0 Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc
được làm từ hạt ngũ cốc, từ rễ, củ, đậu và
các loại đậu, không bao gồm nguyên
liệu/hương liệu làm bánh thuộc nhóm thực
phẩm 07.0.
07.2 Các gia vị làm bánh (ngọt, mặn,
thơm) và hỗn hợp.
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.



TCVN

Hệ
thống
mã số
quốc tế
INS 508

Tên phụ gia

hydrogen carbonate)
Kali clorid
(Potassium chloride)

Công dụng được
phép áp dụng trong
chế biến hữu cơ

Chất ổn định, chất điều
vị, chất tạo gel, chất
làm dầy

INS 509

Calci clorid (Calcium
chloride)

Chất làm rắn chắc,chất

ổn định, chất làm dầy

INS 511

Magnesi clorid
(Magnesium
chloride)

Chất ổn định màu, chất
làm rắn chắc, chất ổn
định

INS 516

Calci sulfat (Calcium
sulfate )

Chất làm rắn chắc, chất
xử lý bột, chất tạo phức
kim loại, chất ổn định

INS 524

Natri hydroxyd
(Sodium hydroxide)

(Chất điều chỉnh độ
acid

INS 526


Calci hydroxyd
(Calcium hydroxide)
Dioxyd silic vô định
hình Silicon dioxide
(amorphous)
Khí nitơ (Nitrogen)

Chất điều chỉnh độ
acid, chất làm rắn chắc
Chất chống đông vón,
chất chống tạo bọt,
chất mang
Chất khí đẩy, chất khí
bao gói

INS 551
INS 941

:2014

Cho phép sử dụng trong các loại thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật

04.0 Trái cây và rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển và các loại quả hạch và
hạt.
12.4 Mù tạt
12.6.2 Nước sốt không dưới dạng nhũ

tương (ví dụ như nước sốt cà chua, pho
mát, nước sốt kem, nước sốt màu nâu).
04.0 Trái cây và rau (bao gồm cả nấm và
vi nấm, rễ và củ, đậu và các loại đậu, lô
hội), rong biển và các loại quả hạch và
hạt.
06.8 Các sản phẩm đậu nành (không bao
gồm các sản phẩm đậu nành thuộc nhóm
12.9 và các sản phẩm đậu nành lên men
thuộc nhóm 12.10)
12.9.1 Các sản phẩm đạm đậu nành.
12.10 Các sản phẩm đậu nành lên men
06.8 Các sản phẩm đậu nành (không bao
gồm các sản phẩm đậu nành thuộc nhóm
12.9 và các sản phẩm đậu nành lên men
thuộc nhóm 12.10)
12.9.1 Các sản phẩm đạm đậu nành.
12.10 Các sản phẩm đậu nành lên men.
06.8 Các sản phẩm đậu nành (không bao
gồm các sản phẩm đậu nành thuộc nhóm
12.9 và các sản phẩm đậu nành lên men
thuộc nhóm 12.10)
07.2.1 Bánh ngọt, bánh quy và bánh
nướng (VD: bánh hoa quả hoặc bánh
trứng).
12.8 Men/nấm men và các sản phẩm
tương tự
12.9.1 Các sản phẩm đạm đậu nành.
12.10 Các sản phẩm đậu nành lên men.
06.0 Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc

được làm từ hạt ngũ cốc, từ rễ, củ, đậu và
các loại đậu, không bao gồm hương liệu
làm bánh thuộc nhóm 07.0.
07.1.1.1 Bánh mì lên men và bánh mì đặc
biệt
Phụ gia thực phẩm đối với bột bánh ngô
12.2 Các loại thảo mộc, cây gia vị, gia vị
và bột nêm (ví dụ như bột nêm trong mì ăn
liền).
Được phép sử dụng, mặc dù danh sách
loại trừ của GSFA vẫn áp dụng.

25


×