Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đặc điểm định danh các phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.01 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
TRONG TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
TRONG TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN VĂN THẠO



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đặc điểm định danh các phương tiện giao thông đường thủy và
đường hàng không trong tiếng Việt” là nội dung em chọn để nghiên cứu và
làm luận văn tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình đại học ngành Sư
phạm Ngữ văn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu
tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạo thuộc
Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Thầy đã trực tiếp chỉ
bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận
này. Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, lãnh đạo và các thầy cô đang công tác tại Khoa, những người
đã trang bị cho em những kiến thức đầu tiên, cơ bản để có thể hoàn thành một
cách tốt nhất khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi,
động viên tôi hoàn thành khóa học. Trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Trần Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu .................................................... 2
5. Đóng góp của khóa luận........................................................................... 3
6. Bố cục của khóa luận................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH TÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ............................................................................................................ 4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về phương tiện giao thông ............................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt............................................... 4
1.2. Phương tiện giao thông, phương tiện giao thông đường thủy và
phương tiện giao thông đường hàng không. ............................................... 6
1.2.1. Phương tiện giao thông ....................................................................... 6
1.2.2. Phương tiện giao thông đường thủy ................................................... 6
1.2.3. Phương tiện giao thông đường hàng không ....................................... 8
1.3. Lý thuyết định danh trong ngôn ngữ ................................................... 8
1.3.1. Định danh trong ngôn ngữ.................................................................. 8
1.3.2. Cơ sở định danh trong ngôn ngữ ...................................................... 10
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 17

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG TIẾNG VIỆT.............. 18
2.1. Khái quát các mô hình định danh phương tiện giao thông đường
thủy trong tiếng Việt .................................................................................. 18
2.2. Các mô hình định danh ....................................................................... 24
2.2.1. Mô hình định danh đơn..................................................................... 24


2.2.2. Mô hình định danh phức hợp ........................................................... 32
2.3. Phân tích trường hợp về cơ chế định danh ........................................ 33
2.3.1. Cơ chế định danh theo phương thức ẩn dụ....................................... 33
2.3.2. Cơ chế định danh theo phương thức hoán dụ .................................. 35
2.3.3. Cơ chế định danh theo cả phương thức ẩn dụ và hoán dụ ............... 39
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG TIẾNG VIỆT
..................................................................................................................... 43
3.1. Khái quát các mô hình định danh phương tiện giao thông đường
hàng không trong tiếng Việt ...................................................................... 43
3.2. Các mô hình định danh ....................................................................... 47
3.2.1. Các mô hình định danh đơn.............................................................. 47
3.2.2. Mô hình định danh phức hợp ........................................................... 51
3.3. Phân tích trường hợp về cơ chế định danh ........................................ 53
3.3.1. Cơ chế định danh theo phương thức ẩn dụ....................................... 53
3.3.2. Cơ chế định danh theo phương thức hoán dụ .................................. 54
3.3.3. Cơ chế định danh theo cả phương thức ẩn dụ và hoán dụ ............... 57
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 59
KẾT LUẬN................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp tên gọi các phương tiện đường thủy theo mô hình
đơn ........................................................................................................ …..18
Bảng 2.2. Tổng hợp tên gọi theo mô hình phức hợp................................. 19
Bảng 2.3. Tổng hợp tên gọi phương tiện giao thông đường thủy............. 20

Bảng 3.1. Tổng hợp tên gọi theo mô hình định danh đơn ........................ 43
Bảng 3.2. Tổng hợp tên gọi theo mô hình định danh phức hợp............... 43
Bảng 3.3. Tổng hợp tên gọi phương tiện giao thông đường hàng không. 44


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngôn ngữ là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội
loài người. Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng, ngôn ngữ
giao tiếp ngày càng được mở rộng. Tiếng Việt cũng vì thế mà được con người
tạo ra rất nhiều từ mới để đáp ứng nhu cầu được diễn đạt và bày tỏ cảm xúc.
Nhờ hiện tượng chuyển nghĩa của từ cùng các cách thức định danh như:
phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ đã tạo ra một kho tàng từ vựng
mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. Tên gọi các phương tiện
giao thông cũng nhờ đó mà được mở rộng và rất đa dạng. Giao thông Việt
Nam những năm gần đây rất phát triển, đặc biệt là giao thông đường thủy và
đường hàng không. Ngoài các phương tiện giao thông cũ thì hàng loạt các
phương tiện giao thông mới ra đời kéo theo nhu cầu gọi tên các sự vật mới.
Đa số, trong giao tiếp, chúng ta chỉ biết đến các phương tiện giao thông mà
không hiểu được nguồn gốc và ngữ nghĩa cũng như cách thức gọi tên chúng.
Tên gọi các phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không cũng
được định danh theo những cơ chế như những sự vật hiện tượng khác trong
tiếng Việt. Bài khóa luận này, chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ hơn tại sao lại có

những tên gọi phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Ở khóa luận này, chúng tôi nhằm hướng đến một số mục đích:
- Giúp người đọc thấy được đầy đủ các tên gọi của các phương tiện giao
thông đường thủy và đường hàng không.
- Giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc tên gọi và cách thức gọi
tên của hai loại phương tiện giao thông trên.
- Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy tiếng Việt ở
nhà trường phổ thông.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại tên gọi của hai loại phương tiện giao
thông này
- Vận dụng các kiến thức tiếng Việt như: hiện tượng chuyển nghĩa, cách
thức định danh.. để giải thích các tên gọi.
- Rút ra những kết luận cần thiết
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách hệ thống về tên gọi
hai loại phương tiện giao thông: đường thủy và đường hàng không. Số lượng
khảo sát sẽ được thống kê, phân loại đầy đủ, rõ ràng và đi vào giải thích
những tên gọi tiêu biểu cho từng loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng rất nhiều nguồn thông tin trên sách báo và mạng
internet để tìm kiếm, thống kê tên gọi các phương tiện giao thông đường thủy

và đường hàng không.
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi sử dụng
chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu sau.
4.1. Các phương pháp nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp phân tích thành tố ngữ nghĩa
Đây là phương pháp pháp làm cơ sở để phân tích hiện tượng chuyển
nghĩa và từ nhiều nghĩa. Đồng thời nó cũng làm cơ sở để phân tích ý nghĩa
của những tên gọi phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không
trong tiếng pháp làm cơ sở để phân tích hiện tượng chuyển nghĩa và từ nhiều
nghĩa. Đồng thời nó cũng làm cơ sở để phân tích ý nghĩa của những tên gọi
phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không trong tiếng Việt.
4.1.2. Phương pháp miêu tả

2


Đây là phương pháp làm cơ sở để phân tích hiện tượng chuyển nghĩa và
từ nhiều nghĩa. Đồng thời nó cũng làm cơ sở để phân tích ý nghĩa của những
tên gọi phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không trong tiếng
Việt.
Ngoài ra, bên cạnh các phương pháp nghiên cứu kể trên, chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu trường hợp,
phương pháp phân tích ngữ cảnh… để giải quyết các vấn đề của khóa luận.
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận này, chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê, phân
loại. Đây là thủ pháp quan trọng góp phần cho sự thành công của khóa luận
này. Thủ pháp giúp xác định số lượng và tỉ lệ tên gọi các phương tiện giao
thông đường thủy và đường hàng không trong tiếng Việt.
5. Đóng góp của khóa luận

Khóa luận này đã đem đến những kết quả khảo sát mới và chính xác về
các tên gọi cũng như đặc điểm cơ chế gọi tên của phương tiện giao thông
đường thủy và đường hàng không trong tiếng Việt.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có các chương.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG TIẾNG VIỆT
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG TIẾNG VIỆT.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH TÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về phương tiện giao thông
Trên mạng Internet có rất nhiều thông tin về các phương tiện giao
thông như trang Wikipedia, thể loại phương tiện giao thông đã giới thiệu hàng
loạt các phương tiện giao thông với đặc điểm, tính năng cơ bản đầy đủ. Trang
này giới thiệu các phương tiện của các ngành giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không… [11]
Trong bài “ Tổng quan về các phương tiện vận tải thủy”, Lê Hạnh đã
khái quát về một số phương tiện vận tải đường thủy. Tác giả cũng phân biệt
tên gọi và chức năng, mục đích sử dụng của chúng.[12]
Bài viết “Vận tải đường thủy là gì? Các loại giao thông đường thủy.”

đã trả lời cho độc giả những câu hỏi: Vận tải đường thủy là gì? Các loại giao
thông đường thủy là gì? Phương tiện vận tải đường thủy là gì? Loại phương
tiện vận tải đường biển phổ biến? [13]
Bài viết của Hoàng Linh đăng trên Zing.vn nói về “Lý dó khiến máy
bay vẫn là phương tiện an toàn cao” [14]
Các tác giả trên đều đề cập đến về vấn đề giao thông ở nước ta hiện
nay.
1.1.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt
Trong công trình nghiên cứu “Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy”, Nguyễn Đức Tồn đã nêu lí thuyết về định danh ngôn ngữ và đặc
trưng văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ. Đồng thời ông cũng tìm
hiểu cụ thể đặc trưng văn hóa dân tộc của định danh ngôn ngữ qua một số
trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật trong tiếng Việt

4


[4]. Đây là công trình nghiên cứu theo hướng lí thuyết thuộc lĩnh vực tâm lí
ngôn ngữ học tộc người. Công trình đó đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của
các nhà ngôn ngữ học.
Nguyễn Thúy Khanh có bài viết “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa
tên gọi động vật.” [5]
Nguyễn Thúy Hảo có bài viết: “Đặc điểm định danh của tên gọi các
loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt.” [6]
Lê Thị Thanh Huyền có bài viết “Đặc điểm tri nhận của người Việt qua
trường từ vựng chim chóc.” [7]
Việc nghiên cứu lý thuyết định danh, nghĩa của từ và các phương thức
chuyển nghĩa của từ đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu. Ở Việt
Nam, nghiên cứu chuyên sâu và kĩ lưỡng nhất về vấn đề này có Đỗ Hữu Châu
trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” [2] và cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học

từ vựng”. [1]
Đỗ Hữu Châu thì lại cho rằng định danh có vai trò quan trọng trong
quá trình tư duy của con người. Tác giả miêu tả rất cụ thể quá trình định
danh trong tiếng Việt. Ông cũng giải thích chi tiết về các phương thức
chuyển nghĩa trong tiếng Việt đó là phương thức ẩn dụ và phương thức
hoán dụ. Không những vậy, tác giả còn chỉ ra và so sánh với một số ngôn
ngữ khác trên thế giới. Ông chỉ ra rằng “có nhiều ẩn dụ và hoán dụ có tính
quốc tế, nghĩa là có mặt trong nhiều ngôn ngữ” [2,155]. Trong tiếng Việt, ẩn
dụ và hoán dụ xuất hiện rất nhiều và được hình thành bằng các cách thức và
cơ chế khác nhau.
Tất cả các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã nêu ở trên đều đã đề
cập tới vấn đề định danh. Tuy nhiên chưa có nhà nghiên cứu nào tìm hiểu về
đặc điểm định danh các phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng
không trong tiếng Việt.

5


1.2. Phương tiện giao thông, phương tiện giao thông đường thủy và
phương tiện giao thông đường hàng không.
1.2.1. Phương tiện giao thông
Theo từ điển thì “phương tiện là vật sử dụng để làm một việc, đạt một
mục đích”, “giao thông là việc đi lại giữa người với người” [3]
Vậy phương tiện giao thông là sử dụng những vật để di chuyển, vận
chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Nhờ có các phương tiện giao
thông mà đời sống của con người ngày càng tăng cao. Nhu cầu đi lại, vận
chuyển hàng hóa là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Phương tiện
giao thông cũng là yếu tố quan trọng giúp con người đi lên một tầm cao mới,
giúp rút ngắn thời gian, khoảng cách để có thể qua lại, trao đổi với nhau tất cả
những gì mà người ta muốn.

Phương tiện giao thông ở Việt Nam rất đa dạng. Mỗi ngành nghề khác
nhau lại có những phương tiện khác nhau. Mỗi ngành giao thông vận tải khác
nhau lại có những phương tiện khác nhau. Mỗi phương tiện ở mỗi ngành lại
phục vụ từng mục đích, chức năng khác nhau. Chính vì vậy mà cách đặt tên
phương tiện giao thông cũng khác nhau. Phải đặt tên chúng khác nhau là bởi
lẽ còn phân biệt với những phương tiện còn lại. Cơ sở hạ tầng ngành giao
thông ngày càng được mở rộng kéo theo các phương tiện giao thông xuất hiện
rất nhiều về cả chủng loại, chất lượng và mẫu mã.
1.2.2. Phương tiện giao thông đường thủy
Giao thông đường thủy ra đời khá sớm trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Bởi nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc lại có đường bờ
biển chạy dài nên giao thông đường thủy cũng rất phát triển. Ngày nay, giao
thông đường thủy phát triển hiện đại phục vụ cho các nhu cầu của con người
từ vận chuyển hàng hóa đến du lịch, thám hiểm. Khác với thời xưa, ngày
nay có rất nhiều các phương tiện giao thông đường thủy với nhiều tính năng
hiện đại giúp con người kiểm soát cũng như giữ được độ an toàn cao khi
6


tham gia giao thông trên mặt nước. Có thể kể đến các phương tiện giao
thông đường thủy như: tàu, bè, thuyền, phà,… Vậy phương tiện giao thông
đường thủy là gì?
Phương tiện giao thông đường thủy là loại phương tiện dùng để di
chuyển trên mặt nước. Các phương tiện giao thông đường thủy cũng được
chia làm hai loại lớn: phương tiện giao thông đường thủy nội địa và phương
tiện giao thông đường biển.
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa là những phương tiện giao
thông hoạt động trên sông, ngòi, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven
bờ biển, ra đảo, nối các đảo được tổ chức quản lí và khai thác giao thông
vận tải thuộc nội thủy ở nước ta. Hay nói cách khác, phương tiện thủy nội

địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động
cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
Phương tiện giao thông đường biển là những phương tiện giao thông
hoạt động trên biển chủ yếu là chuyên chở hàng hóa và phục vụ du lịch.
Thường thì các phương tiện hoạt động trên biển hoạt động với động cơ công
suất lớn. Ngày nay, ngành vận tải biển rất phát triển bởi có rất nhiều
phương tiện giao thông đường biển ra đời với công nghệ chế tạo kĩ thuật
cao, máy móc rất hiện đại.
Cũng chính từ nhu cầu tham gia giao thông và vận chuyển hàng hóa mà
các phương tiện giao thông đường thủy xuất hiện đa dạng kéo theo việc đặt
và gọi tên cho chúng cũng phát sinh. Bài khóa luận này, chúng tôi sẽ tập
trung việc khảo sát và thống kê, đồng thời phân tích cơ chế gọi tên các
phương tiện giao thông đường thủy trong tiếng Việt để có thể hiểu rõ hơn về
các tên gọi mà chúng ta thường dùng.

7


1.2.3. Phương tiện giao thông đường hàng không
Phương tiện giao thông đường hàng không là những phương tiện
gồm máy bay, máy móc, khí cụ do con người chế tạo ra có thể bay được
trong khí quyển.
Dù là loại phương tiện giao thông ra đời khá muộn nhưng các phương
tiện giao thông đường hàng không đã mở ra một kỉ nguyên mới cho cuộc sống
con người. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại từ nơi này sang nơi khác một
cách nhanh chóng, thuận tiện mà còn là phương tiện giúp con người vận
chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các nơi trên thế giới. Hàng loạt những
“chiến binh trên không” ra đời với những đặc điểm và mục đích sử dụng khác
nhau. Từ đó các tên gọi của chúng cũng khác nhau để phân biệt. Vậy tên gọi
của chúng được đặt bằng cách nào thì trong bài khóa luận này chúng ta sẽ

cùng đi tìm hiểu.
1.3. Lý thuyết định danh trong ngôn ngữ
1.3.1. Định danh trong ngôn ngữ
Con người luôn luôn có xu hướng và nhu cầu muốn được gọi tên các sự
vật, hiện tượng xung quanh mình hay nói cách khác là sử dụng cách định
danh đối với tất cả những thứ trong thế giới khách quan. Cách con người định
danh sự vật hiện tượng không chỉ là nhu cầu được gọi tên sự vật, hiện tượng
mà còn thể hiện khả năng tư duy trong đời sống xã hội. Hiện nay, nghiên cứu
về định danh phát triển vô cùng mạnh mẽ theo hướng đa liên ngành để có một
cái nhìn tổng thể và rõ ràng nhất về nó.
Thuật ngữ định danh được rất nhiều nhà nghiên cứu hiểu khác nhau.
Theo G.V.Cosanski, ông quan niệm định danh là “sự cố định (hay gắn) cho
một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (significant) phản ánh các
đặc trưng của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ
của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các
đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ.”[9]
8


Theo “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” của Nguyễn Như Ý định
nghĩa: “Định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để
gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình
thành khái niệm tương ứng trong hình thức từ, tổ hợp từ, thành ngữ và câu.”
[8,89]
Theo “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” của Viện ngôn ngữ học Liên
Xô năm 1990, định danh là “việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ mang chức
năng định danh, có nghĩa là phục vụ cho việc gọi tên và phân chia các khúc
đoạn hiện thực và sự hình thành của những khái niệm tương ứng trong hình
thức từ, tổ hợp từ, thành ngữ và câu.” [10]
Nguồn gốc của từ “định danh” là từ tiếng La tinh, nghĩa là “tên gọi”.

Định danh được hiểu đơn giản là một chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng
của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ. Nó biểu thị kết quả của quá trình
gọi tên, là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Nó gọi tên những đối
tượng, thuộc tính hoặc những hoạt động cụ thể như: ghế, đi, thấp, cao…; gọi
tên những hiện tượng trừu tượng không có hình dạng, thuộc tính hay hoạt
động cụ thể nhưng có tính khách quan như: đã, sẽ, đang…; và cũng có thể gọi
tên những hoạt động đặc biệt có tính chủ quan như: ừ, nhỉ, nhé.... Định danh
được coi là một tiêu chí để xác định từ. “Tên gọi đã làm cho sự vật, hiện
tượng trở nên “cá tính” trong tư duy của con người. Vì thế, một sự vật hiện
tượng thực sự trở thành một sự vật, hiện tượng được nhận thức, được tư duy
khi nó được định danh. Và cũng chính các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành
mạch, sáng sủa” [1, 99]. Do đó, đơn vị định danh không chỉ có từ mà còn có
cụm từ (ngữ) hoặc câu, tuy nhiên đối tượng định danh của các đơn vị này là
khác nhau. Nếu như chức năng của từ là để định danh sự vật, hiện tượng thì
chức năng của câu luôn tồn tại ở dạng tiềm ẩn và câu thì có chức năng định
danh một ngữ cảnh.

9


Định danh hay gọi tên sự vật cũng cần phải có một số yêu cầu nhất
định: Thứ nhất, đó phải là tên gọi khái quát, trừu tượng, mất đi khả năng gợi
đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì nó là
sản phầm của tư duy trừu tượng. Về mặt ngữ nghĩa, tên gọi đó phải tách hẳn
với những dấu vết của giai đoạn cảm tính. Thứ hai, tên gọi đó phải là tên gọi
có thể phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia trong cùng một loại
hay phân biệt các loại nhỏ trong một loại lớn. Sự phân biệt này cũng phải rõ
ràng, có nghĩa là khi đã có tên gọi thì sự vật loại nhỏ cũng trở thành riêng rẽ
và độc lập với nhau. “Tên gọi làm cho sự vật sống độc lập trong tư duy”
[1,190]. Nói cách khác, khi định danh nói chung cần phải lựa chọn những đặc

trưng nổi bật, có giá trị khu biệt cao. Tuy nhiên, một số trường hợp có sự vật
hiện tượng không có đặc trưng và nổi bật nhưng vẫn có giá trị cao trong định
danh có thể khu biệt được với sự vật, hiện tượng khác.
Định danh có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người.
Việc con người định danh được sự vật hiện tượng chứng tỏ sự nhận thức và tư
duy về thế giới là một quá trình. Khi đã định danh được sự vật hiện tượng,
con người đã có thể chiếm lĩnh được nó trong toàn bộ nhận thức của mình và
chỉ có con người mới đặt tên được cho sự vật hiện tượng khách quan mà thôi.
Việc định danh còn giúp chúng ta hiểu hơn và hệ thống hơn được về ngôn
ngữ của chính dân tộc mình. Đồng thời, qua cách định danh, mỗi dân tộc lại
hình thành cho mình một vốn văn hóa, lịch sử và tư duy độc đáo khác nhau.
Chính vì thế mà qua lớp ngôn ngữ trong cách định danh, con người có thể lưu
giữ được nếp nghĩ, nếp sống và văn hóa… của dân tộc mình.
1.3.2. Cơ sở định danh trong ngôn ngữ
1.3.2.1. Định danh theo phương thức ẩn dụ
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A
vốn là tên gọi của x (tức x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn
dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y) nếu như x
10


và y giống nhau. Trong trường hợp này, x và y không có liên hệ khách quan,
chúng thuộc những phạm trù khác hoàn toàn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra
tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự giống
nhau giữa chúng. [2,155-156]
Xét trong mối quan hệ giữa sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn dụ
mà có ẩn dụ cụ thể - cụ thể, cụ thể - trừu tượng. Cụ thể ở đây là những sự vật
cảm nhận được bằng giác quan, còn trừu tượng là những sự vật không thể
cảm nhận được bằng giác quan. Trường hợp ẩn dụ cụ thể - cụ thể như: chân
tay (bộ phận cơ thể người) với chân bàn, chân ghế, chân núi, chân tường…

Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng như: khối kiến thức, đập tan luận điệu xảo trá, nắm
được nội dung cốt lõi…
Một số cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ thường thấy:
- Dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật mà ta có ẩn dụ
hình thức. Ví dụ như: chân, mặt, mũi… là những từ chỉ bộ phận con người
nhưng lại để gọi các sự vật có hình thức tương đồng như: chân tường, chân
núi, mặt bàn, mũi thuyền…
- Dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật mà có ẩn dụ vị trí. Ví
dụ như: ruột bút, lòng sông, ngọn núi… không phải vì những sự vật này có
hình dáng giống như sự vật chính mà là vì chúng có vị trí tương quan với các
sự vật khác: so với vỏ bút, con sông, chân núi)
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động,
hiện tượng mà ta có ẩn dụ cách thức. Vận dụng cách thức nắm, cắt một sự vật
hiện tượng cụ thể nào đó mà ta chuyển nó thành các ẩn dụ “nắm bắt tình
hình”, “cắt hộ khẩu”.
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật mà ta cũng có
các trường hợp ẩn dụ như: từ “bến” trong “bến sông, bến đò” giống với “bến
xe, bến tàu” về chức năng đầu mối giao thông chứ không giống về vị trí hay
hình dáng.

11


- Dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người,
ta có ẩn dụ kết quả. Đặc biệt đó là loại ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác
thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của các giác quan khác hay
những cảm giác trí tuệ, tình cảm. Ví dụ như những từ “chua, ngọt, mặn,
cay…” là những từ được cảm nhận bằng vị giác nhưng lại được dùng để gọi
tên những cảm giác khác như: nói ngọt, giọng chua loét, nhìn mặn mà…
Sự phân loại các ẩn dụ trên không phải bao giờ cũng đồng nhất, tách

bạch. Có khi trong một trường hợp ẩn dụ thì không phải chỉ một mà có một số
nét nghĩa cùng tác động. Nắm được cơ chế các nét nghĩa là điều quan trọng và
cần thiết để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ.
1.3.2.2. Định danh theo phương thức hoán dụ
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A
vốn là tên gọi của x (x là nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức hoán dụ là
lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên
hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của
con người. Do vậy, các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ.[2,155-156]
Các cơ chế của phương thức hoán dụ:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật
x và y; x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận. Trong cơ chế này
được phân tách ra làm các dạng nhỏ như sau:
Thứ nhất, lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể. Ví dụ như
các từ: chân, tay, miệng… được dùng để gọi cho toàn bộ cơ thể, cho một
người: có chân trong đội tuyển, một tay sát thủ, mấy miệng ăn…
 Thứ hai, lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng để gọi tên con
vật. Ví dụ như: tú hú, tắc kè, con mèo… có tiếng kêu giống như tên gọi
của chúng.
 Thứ ba, lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ để gọi đơn vị thời gian. Ví
dụ như gọi: xuân, hạ, thu, đông là dùng để chỉ một năm.

12


Thứ tư, lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn, không đếm hết;
hoặc lấy tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định. Ví dụ
như: trăm năm bia đá thì mòn, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa… đều
là một số lớn, nhiều hơn chúng gấp bội.
Tiếng Việt thường có cách nói phổ biến là lấy tên gọi của loại lớn để

chỉ sự vật cá thể loại nhỏ. Như ví dụ sau: “Bố mua cho con chiếc xe mới
đấy” thì người con sẽ lập tức hiểu mình được mua chiếc “xe đạp”.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa tức là tên gọi của vật
chứa được dùng để chỉ những cái nằm trong nó. Hoán dụ theo cơ chế này có
tính đồng loạt rất cao. Ví dụ như “Cả làng cùng reo hò, cả thành phố nhộn
nhịp” thì “cả làng, cả thành phố” bao chứa những người trong làng và thành
phố đó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ
nguyên liệu. Ví dụ như: thau, đồng… là những chất liệu kim loại, hợp kim
nhưng lại để chỉ đồ vật: cái thau, đồng tiền.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng. Ví dụ
như khi nói “cây bút hiện thực nhân đạo” cũng có nghĩa là đang nói đến một
“nhà văn” hoặc “một quả bóng vàng” thì tương đương với “một cầu thủ đá
bóng”.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề nghĩa là tên các dụng
cụ được gọi thay thế cho tên các ngành nghề.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng. Ví dụ
như khi nhắc đến “con tim” là nhắc đến tình cảm, đến “đầu” là nhắc đến “lí
trí”…
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vật chất được chứa đựng.
Ví dụ như: ba bồ thóc, một tủ sách, một trang trại gà…
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư
thế. Ở đây, tên gọi các tư thế quan sát được dùng để chỉ các hành vi hoặc

13


trạng thái sinh lí, tâm lí đi kèm với chúng. Ví dụ như khi nói: nhắm mắt xuôi
tay, tắt thở… là nói đến cái chết, ngẩng cao đầu là nói đến sự hiên ngang, bất
khuất…

- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác nghĩa là dùng những
tiếng động do hoạt động gây ra để gọi tên động tác đó. Ví dụ như “bịch” là
đấm vào ngực, “bi bô” là trẻ con nói, “đùng đùng đoàng đoàng” là tiếng
sấm…
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do
hoạt động đó.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ. Ở trường hợp
này, tên gọi của hoạt động dùng để gọi tên công cụ. Ví dụ như: cuốc – cái
cuốc, mài – hòn đá mài, cắt – con dao cắt…
- Hoán dụ dựa vào động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất.
Trường hợp này, cả hai từ đều là động từ. Ví dụ như: “đóng bàn” là hoạt
động làm ra cái bàn, “đẽo cày” là hoạt động làm ra cái cày…
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên
liệu đó. Ví dụ như “muối dưa”, “thịt gà”…
- Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc. Trong những hoán dụ
này, tên gọi của sự vật mang màu sắc được chuyển nghĩa gọi tên các màu sắc.
Ví dụ như : màu da cam, da trời, nước biển, rêu, xanh khói…
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật.
Ví dụ như: “chất xám” biểu thị cho “năng lực, trí tuệ”, “chất cay” nói đến
“rượu”…
Hoán dụ xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày và là phương
thức chủ yếu trong cách định danh ngôn ngữ của người Việt. Vì chúng ta
thường hay định danh sự vật hiện tượng bằng tên gọi có liên quan với nhau
trong thực tế.

14


1.3.2.3. Định danh theo cả phương thức ẩn dụ và hoán dụ
Trong tiếng Việt, có rất nhiều tên gọi theo cơ chế ẩn dụ và hoán dụ. Bài

khóa luận này chúng tôi chỉ trình bày những phương thức ẩn dụ và hoán dụ
thường gặp. Tuy nhiên, do nhu cầu giao tiếp, gọi tên sự vật hiện tượng quá
lớn mà các từ mới được tạo ra một cách liên tục. Ngay trong bản thân một từ
cũng chứa đựng cả phương thức ẩn dụ lẫn hoán dụ. Ví dụ như trường hợp của
từ “màn” trong tiếng Việt, nó có các nghĩa như sau: 1. Là tấm vải rộng dùng
để che chắn; 2. Vải thưa khâu để chống muỗi; 3. Phần của vở kịch, vở
tuồng…; 4. Một cảnh đời hài hước (màn xung đột của hai người). Như vậy,
trong cách giải thích các nghĩa trên thì nghĩa số 1 là nghĩa vốn có mà con
người gọi tên sự vật, nghĩa số 2, 3 là nghĩa hoán dụ, nghĩa số 4 là nghĩa ẩn dụ.
Ẩn dụ và hoán dụ là sự chuyển biến từ ý nghĩa biểu vật này sang ý
nghĩa biểu vật khác. Hai phương thức này có mặt trong nhiều ngôn ngữ trên
thế giới bởi sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng là những sự thật khách
quan, tồn tại trong cuộc sống, ngoài sự chủ quan của con người. Tuy nhiên
cũng có thể ẩn dụ và hoán dụ không bị chi phối hoàn toàn bởi sự vật và hiện
tượng khách quan mà nó chỉ là cơ sở cho ẩn dụ và hoán dụ mà thôi. Các từ
cùng một phạm vi biểu vật thì thường có các nghĩa phụ ẩn dụ hay hoán dụ
cùng hướng như nhau. Hiện tượng chuyển nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ) của ngôn
ngữ không phải là những hiện tượng ngẫu nhiên, chỉ bị chi phối bởi quy luật
nhận thức mà trước hết là những hiện tượng ngôn ngữ. Chính vì vậy các nghĩa
chuyển (ẩn dụ và hoán dụ) và nói rộng ra các nghĩa chuyển của từ mới có tính
dân tộc sâu sắc. Chúng vừa là kết quả của cách tiếp cận thực tế của dân tộc,
vừa là kết quả của những quy luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ. Mỗi
phương thức chuyển nghĩa có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa dạng.

15


Tuy nhiên, không phải tất cả các hiện tượng chuyển biến ý nghĩa đều có
thể giải thích bằng hai phương thức trên. Bởi từ vựng là một hệ thống bị chi
phối bởi những quy luật chung và riêng, cho nên ý nghĩa của từ có thể chuyển

biến do tác động của các quy luật đó. Ví dụ, quy luật đồng nghĩa hóa là một
trong những quy luật chi phối sự biến đổi của từ vựng tiếng Việt. Hoặc hiện
tượng chuyển nghĩa do sự “cảm nhiễm” nghĩa của ngữ cảnh,…

16


Tiểu kết chương 1
Trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không chỉ
dừng lại ở mức độ nhất định mà xu hướng sẽ ngày càng tăng lên. Định danh
là nhu cầu cần thiết của con người. Nó mang trong đó yếu tố tư duy và văn
hóa của mỗi con người, mỗi dân tộc. Đối với người Việt Nam, những sự vật
hiện tượng được con người tri nhận rất trực tiếp qua các giác quan. Từ những
thuộc tính thực tế của sự vật hiện tượng có thể nhìn thấy, sờ thấy hay nói cách
khác là tri giác được mà con người gọi tên cho nó. Do đó, khi nghiên cứu đề
tài này, chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tư duy để
thấy được cách tri nhận các phương tiện giao thông đường thủy và đường
hàng không qua việc đặt tên cho sự vật hiện tượng.
Giao thông là mối quan tâm đặc biệt của xã hội con người và phương
tiện giao thông là bộ phận của nó. Ngành giao thông đường thủy và hàng
không là hai ngành giao thông đã và đang có đà phát triển rất mạnh ở Việt
Nam. Trong đời sống, chúng ta chỉ quen gọi tên sự vật hiện tượng mà hầu hết
không hiểu rõ về những tên gọi đó. Bài khóa luận này, chúng tôi sẽ phần nào
giúp bạn đọc hiểu hơn về các tên gọi phương tiện giao thông đường thủy và
đường hàng không.

17


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG TIẾNG VIỆT

2.1. Khái quát các mô hình định danh phương tiện giao thông đường
thủy trong tiếng Việt
Ở chương này, chúng tôi thống kê được tất cả 224 tên gọi bao gồm định
danh theo mô hình đơn có 17 kiểu, mô hình phức có 8 kiểu. Số lượng tên gọi
được chúng tôi thống kê trong các bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp tên gọi các phương tiện đường thủy theo mô hình đơn

STT

Kiểu định danh

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1.

Theo chức năng

72

34.1

2.

Theo hình dáng


21

10

3.

Theo phương thức kinh doanh

15

7.2

4.

Phiên chuyển từ tiếng nước ngoài

13

6.3

5.

Theo thương hiệu, nhãn hiệu

13

6.3

6.


Theo phương thức vận hành

11

5.3

7.

Theo đặc điểm kích thước, cấu tạo

9

4.3

8.

Theo hoạt động tác động vào vật

9

4.3

9.

Theo chất liệu

8

3.8


10.

Kết hợp hai tổng loại

8

3.8

11.

Theo phương ngữ và địa danh riêng

7

3.3

12.

Theo mức độ cũ, mới và chất lượng

7

3.3

13.

Theo phạm vi hoạt đông

6


2.9

14.

Theo trang, thiết bị

3

1.4

15.

Theo nhận thức tâm linh

3

1.4

18


×