Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ BAO bì các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG BAO bì và TIÊU CHUẨN vệ SINH vật LIỆU làm BAO bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.97 KB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Bài tập môn:

CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI
THỰC PHẨM

Chuyên đề: TÌM

HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BAO BÌ VÀ
TIÊU CHUẨN VỆ SINH VẬT LIỆU LÀM
BAO BÌ

GVHD: ĐỖ VĨNH LONG
SV
:

TPHCM 5/ 2019

1


Mục lục
TRANG

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................4
I-Tổng quan:..................................................................................................5
1.Bao bì:..........................................................................................................5


2.Chất lượng bao bì:......................................................................................7
II-Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bao bì:........................................8
1.Chất liệu bao bì (vật liệu bao bì):..............................................................8
2.Công nghệ chế tạo bao bì:..........................................................................8
3.Mực In:........................................................................................................11
4.Sự thôi nhiễm hóa chất từ bao bì vào thực phẩm:..................................11
III-Tiêu chuẩn vệ sinh vật liệu làm bao bì: ................................................16
1.Bao bì bằng thủy tinh:................................................................................16
2.Bao bì bằng nhựa:......................................................................................18
3.Bao bì bằng kim loại:.................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Bao bì thực phẩm là phần tiếp xúc trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng thực phẩm. Nếu bao bì không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng kém
hoặc chứa các chất độc hại dễ thôi ra và ngấm vào thực phẩm thì sẽ gây hại
cho sức khỏe con người. Trên thị trường có các loại bao bì được sản xuất từ
các loại nguyên liệu như giấy, thủy tinh, cao su, nhựa tổng hợp và kim loại…
Mỗi loại bao bì đều có những quy chuẩn nhất định mà bộ y tế đã đặt ra nhằm
đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Vậy bao bì có mối quan hệ như thế nào với thực phẩm? Chức năng và những
quy định cụ thể về an toàn vệ sinh bao bì thực phẩm ra sao? Các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng bao bì là gì? Nhóm chúng em sẽ cố gắng tìm hiểu và
giải quyết các vấn đề trên. Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm chúng em khó
tránh khỏi sai sót, mong thầy thông cảm và góp ý để chúng em hoàn thiện
hơn. Cám ơn thầy!
NHÓM TIỂU LUẬN

3



TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BAO BÌ VÀ TIÊU
CHUẨN VỆ SINH VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ
I. Tổng quan:
1. Bao bì:
a. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Xét về lịch sử của bao bì hàng hoá, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều
thông tin thật thú vị. Từ thời cổ đại, con người đã biết dùng lá cây (như lá
chuối) làm vật bao gói những sản phẩm khác. Đó là những bao bì đầu tiên
trong lịch sử. Dần dần, người ta đã biết sử dụng các loại vỏ cây, các loại da
thú làm những chiếc giỏ để đựng và vận chuyển những thứ kiếm được từ
rừng mang về nơi trú ẩn hoặc từ nơi này sang nơi khác và để bảo quản các
sản phẩm đó.
- Tuy nhiên, các loại vật liệu này không đáp ứng được nhu cầu chứa đựng các
vật phẩm dạng lỏng và cần bảo quản trong thời gian dài. Do vậy, các loại
bao bì bằng gốm sứ đã bắt đầu xuất hiện. Tám ngàn năm trước, người
Trung Quốc đã biết tạo ra những chiếc bình gốm để chứa đựng và bảo quản
các sản phẩm dạng lỏng và dạng rắn. Dù các loại bao bì làm từ đất khi bị đổ
vỡ dễ dàng bị thải loại và rất khó tái sử dụng, nhưng với điều kiện kinh tế
lúc đó, loại bao bì này đã phát huy được tác dụng nhất định. Các loại bao bì
từ gốm không gây ô nhiễm, không gây nguy hiểm, độc hại cho nước, không
khí và môi trường nói chung.
- Bao bì bằng thuỷ tinh đã xuất hiện để giải quyết một số khiếm khuyết của
bao bì bằng gốm. Trước đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ
tinh đã được sử dụng ở Ai Cập. Chúng có khả năng tái sinh do có khả năng
thu hồi và tái chế. Nhưng việc tái sinh lại cũng gặp những khó khăn trong
việc thu hồi từ người sử dụng, việc sử dụng công nghệ “tái sinh” lại có thể
gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh không được thu hồi đã gây

ra tác hại với môi trường đất. Bao bì bằng thuỷ tinh ngày nay đã được sản
xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngày
càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ thuật.
- Công nghiệp bao bì liên tục được phát triển. Các loại vật liệu bao bì luôn
được nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng được
4


áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài ba ngàn
năm trước. Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong
lưu thông. Công nghệ sản xuất bao bì giấy được nhiều nước đang phát triển
áp dụng và ngày càng được hoàn thiện.
- Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc
cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm thủ công, số
lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận
chuyển. Ngày nay, với công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa
dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, số lượng vô cùng lớn.
b. Khái niệm:
- Bao bì thực phẩm là vật chứa đựng bên ngoài của sản phẩm, có tác dụng
đảm bảo số lượng và chất lượng của thực phẩm bên trong. Nhờ có những
thông tin được in trên bao bì sản phẩm giúp cho người sử dụng biết được
thành phần, cách sử dụng và bảo quản, thời gian sử dụng cũng như nguồn
gốc của sản phẩm…Bao bì thực phẩm giúp cho việc vận chuyển, bốc dỡ và
lưu kho được thuận tiện, an toàn và không gây ảnh hưởng tới chất lượng,
hình dáng của sản phẩm bên trong.

Hình. Một số loại bao bì thực phẩm
c. Chức năng:

- Chức năng đảm bảo số lượng và chất lượng: bao bì thực phẩm có thể
chứa đựng được một khối lượng sản phẩm nhất định, bảo quản thực phẩm
5


trong suốt quá trình từ khi hoàn thành, vận chuyển đến lúc tới tay người tiêu
dùng. Chính vì vậy mà công nghệ sản xuất bao bì, phương pháp đóng gói
bao bì và chất liệu làm nên bao bì phải an toàn và phù hợp.
- Chức năng trong việc vận chuyển, bốc dỡ và lưu kho: bao bì ngoài việc
chứa đựng sản phẩm bên trong còn phải được thiết kế chắc chắn, có hình
dạng thích hợp với từng loại thực phẩm và chứa đựng được một khối lượng
nhất định thực phẩm. Việc này giúp cho công đoạn đóng gói và vận chuyển
hàng hóa được dễ dàng và an toàn hơn.
- Chức năng mang thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng: bao bì sản
phẩm có in các thông tin về thành phần, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử
dụng, nơi sản xuất, hạn dùng…để người tiêu dùng có thể nắm bắt được
những thông tin cần thiết cho việc lựa chọn sản phẩm. Cách trình bày, màu
sắc được in trên bao bì sản phẩm còn giúp thu hút khách hàng.
d. Phân loại:
- Có rất nhiều cách để phân loại bao bì như:
+ Phân loại bao bì theo loại thực phẩm: bánh, kẹo cứng, kẹo mềm, nước có
ga, rượu bia, sữa, bột đường, ngũ cốc…
+ Phân loại theo tính năng, kỹ thuật của bao bì: bao bì vô trùng, bao bì
chịu được áp lực, bao bì chịu nhiệt độ thấp, bao bì có độ cứng…
+ Phân loại theo chất liệu làm bao bì: giấy, bìa cứng, thủy tinh, thép, nhôm,
nhựa…
2. Chất lượng bao bì:
- Một bao bì thực phẩm đạt chất lượng là bao bì phải đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, thông tin trên bao bì phải rõ ràng, mạch lạc, phản ánh chân thật
chất lượng sản phẩm bên trong. Bên cạnh đó cũng phải thuận tiện trong quá

trình vận chuyển, lưu trữ,…
- An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu bao
bì, vật liệu chứa đựng thực phẩm là một phần quan trọng đối với tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm, là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng toàn
phần của sản phẩm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bao bì:
+ Chất liệu bao bì
+ Công nghệ chế tạo bao bì
+ Mực in
+ Sự thôi nhiễm hóa chất từ bao bì vào thực phẩm.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bao bì:
1. Chất liệu bao bì (vật liệu bao bì):
6


- Hiện nay, bao bì được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Công nghiệp sản xuất bao bì ngày càng phát triển, nhiều nhà máy sản xuất
ra nhiều loại bao bì siêu việt bằng cách ghép nhiều loại bao bì với nhau hay
bổ sung các chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Vì vậy, nếu nguyên liệu
chế tạo bao bì không đảm bảo chất lượng thì bao bì cũng không thể chất
lượng. Để thuận tiện cho quá trình kiểm soát cũng như đảm bảo chất lượng
bao bì, nhà nước đã có rất nhiều quy định về vật liệu làm bao bì.
 Một số yêu cầu chung về vật liệu làm bao bì:
- Đảm bảo tính chất cảm quan của sản phẩm còn nguyên vẹn từ khi chế biến
cho đến khi sử dụng.
- Phù hợp với từng loại sản phẩm và phương pháp chế biến sản phẩm.
- Giá trị bao bì thực phẩm phải tương ứng với giá trị thực phẩm chứa trong
bao bì. Không để bao bì làm tăng giá thành sản phẩm.
- Vật liệu dễ gia công và chế tạo.
- Bảo vệ môi trường, khả năng tái chế cao.

2. Công nghệ chế tạo bao bì: Một số công nghệ chế tạo bao bì:
a. Bao bì thủy tinh:
- Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất thủy tinh là chuẩn bị nguyên
liệu cát silicat (cát thạch anh). Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh
trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu
không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu
ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan đioxit.
- Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (Na 2CO3) và canxi
oxit (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức
cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị
thấm nước. Vì vậy, canxi oxit hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc
phục nhược điểm đó. Oxit trong magiê hoặc nhôm cũng có thể được bổ
sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối
đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.
- Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính năng của
thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Chất hóa học tạo màu được bổ sung
theo ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh
có màu xanh lục. Vì thế, oxit sắt hoặc oxit đồng được bổ sung để tăng độ
xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ
phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng cacbon
hoặc sắt bổ sung.
- Tiếp theo, hỗn hợp được đổ vào nồi nấu kim loại hoặc thùng chứa chịu
nhiệt. Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo thành chất lỏng. Để chế tạo
thủy tinh thạch anh, hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng gang. Đối với
các loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm cần sử dụng nồi nung hay lò
nung điện. Nhiệt độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia là 2.300
⁰C, đối với cát có thêm natri cacbonat (soda) là 1.500 ⁰C.
7



- Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp
thủy tinh lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều, và cho
thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clorit hay antimon oxit.
- Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng nhiều cách. Thứ nhất, rót thủy tinh
nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp của người Ai Cập,
và là cách chế tạo thấu kính ngày nay. Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được
dồn vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống.
Thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo
thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp tạo hình. Thứ ba, thủy tinh
nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy
tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo
phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là cách chế tạo các tấm
kính từ những năm 1950.
- Trước khi hoàn tất, thủy tinh được làm nguội. Thủy tinh được đun nóng để
tăng cường độ bền. Quá trình này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ
có thể sinh ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Một khi quá trình này
hoàn thiện, thì thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng
các phương pháp khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.
b. Bao bì giấy:
- Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài ba ngàn
năm trước. Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong
lưu thông. Công nghệ sản xuất bao bì giấy được nhiều nước đang phát triển
áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn để thu hút người tiêu dùng như tính
chống hơi nước, hơi gas, tính bền, thẩm mỹ hơn, sử dụng thêm màng nhôm,
plastic phủ lên bề mặt giấy,...

Hình. Quy trình sản xuất bao bì giấy
8



c. Bao bì plastic:
- Công nghệ bao bì cũ đã chế tạo ra loại bao bì nilon làm từ nhựa, màng
mỏng như chai lọ, can nhựa, xô nhựa, chậu nhựa bình nhựa và đặc biệt là
bao bì nhựa nilon màng mỏng PE. Công nghệ ngày càng phát triển với
nhiều loại vật liệu khác nhau với nhiều tính năng ngày càng đa dạng.
- Chế tạo màng, bao bì plastic:
+ Dạng tấm được chế tạo đối với sản phẩm plastic cần độ đứng vững cao,
plastic được đùn qua khe thẳng, rồi từ đó được dập tạo hình khay, đĩa…
+ Những loại chai lọ cũng cần độ đứng vững cao, plastic được đúc khuôn và
thổi thành hình dạng mong muốn.
+ Các loại túi bằng plastic mềm dẻo, plastic được cho qua khe hình vành khăn
cùng với 1 dòng không khí  bong bóng plastic  trục lăn đỡ  trục lăn kép
 màng plastic 2 lớp. Từ đó có thể tạo dạng túi chứa đựng bằng cách cắt
theo chiều dài túi và hàn đáy, miệng hở để chứa đựng, sau đó có thể hàn
miệng.
+ Từ ống trụ cũng có thể được rọc thành 2 lớp màng, các màng này có thể
được ghép với các loại plastic khác bằng phương pháp ép nhiệt hay có khối
keo kết dính tạo thành màng nhiều lớp làm bao bì đựng thực phẩm.
Yêu cầu:
- Nguyên liệu plastic nhập liệu không được lẫn nước, trong quá trình đùn ép,
sự quá nhiệt cũng gây hư hỏng cấu trúc của plastic, sự gia nhiệt plastic đến
trạng thái nóng chảy phải thực hiện ổn định cũng như tốc độ nhập liệu phải
đồng nhất.
- Tốc độ cũng như áp lực dòng khí tạo bong bóng plastic sẽ quyết định độ
dày, độ bền cơ, độ trong suốt, sự mờ đục, độ sáng bóng bề mặt của plastic.
d. Bao bì kim loại:
- Để sản xuất một bao bì kim loại, cụ thể là một bao bì lon nhôm gồm các
bước sau. Đầu tiên, người ta tạo thân lon bằng cách cắt lá nhôm thành các
mảnh hình tròn, sau đó những mảnh này được ép thành lon. Tiếp theo, máy
sẽ cắt tiếp nhôm thành các hình tròn có đường kính khoảng 14cm và nén

thành hình chung cốc, sau đó sẽ lần lượt được xuất dọc theo máy. Một bộ
phận khác của máy sẽ lau sạch và cuốn thẳng hai bên thành. Tiếp theo,
những lon nhôm được úp ngược và được đưa đi trên băng chuyền tới máy
rửa, sau đó đưa vào máy sấy để sấy khô.
- Tùy vào từng loại sản phẩm mà lon khi in sẽ có các yêu cầu về màu sắc
khác nhau. Sau khi lon được in màu và tráng 1 lớp vecni bảo vệ thì được
đưa tiếp vào máy sấy để sấy khô. Đến đây thì lon cơ bản đã gần hoàn thành,
sau đó người ta sẽ tạo cổ lon và nắp lon tùy vào yêu cầu, đặc tính sản phẩm.
3. Mực in:
- Chất lượng của bao bì được thể hiện nhiều qua cách lựa chọn mực in như:
độ bão hòa màu, độ dày lớp mực in, độ sai lệch màu và độ sắc nét.
9


- Mực được sử dụng để in trên bao bì sản phẩm phải tuyệt đối an toàn, không
chứa các chất độc hại có khả năng gây nhiễm độc thực phẩm. Đặc biệt,
không được phép in vào mặt trong của bao bì là phần tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm. Trừ trường hợp loại mực in này đã được kiểm tra, phê duyệt và
cho phép sử dụng của các cơ quan chức năng.
- Đối với những loại bao bì thực phẩm có khả năng hâm nóng ở nhiệt độ cao
trong lò vi sóng thì loại mực dùng để in trên bao bì lại càng phải có những
yêu cầu khắt khe hơn về mức độ an toàn của sản phẩm. Vì nhiệt độ cao có
thể sẽ làm các chất độc hại có trong bao bì và mực in phân hủy và ngấm
thẳng vào thực phẩm.
4. Sự thôi nhiễm hóa chất từ bao bì vào thực phẩm:
a. Nhiễm độc từ mực in vào thực phẩm:
- Đối với việc in trên mặt ngoài bao bì: bao bì plastic sau khi in xong thì cuộn
lại ngay. Vì thế mực ở lớp ngoài sẽ dính vào mặt trong của lớp bao bì kế tiếp
khi cuộn tròn lên.Đây là mặt tiếp xúc với thực phẩm. Vì vậy nếu mực in này
có chứa kim loại nặng hay các amin thơm, diphenyl và dung môi hữu cơ…

thì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Đối với in mặt trong của bao bì hai lớp của lớp tiếp xúc thực phẩm. Do có
thể xảy ra trường hợp lớp ngăn cản (lớp trong) bị thấm ướt hoặc thấm chất
béo từ thực phẩm hoặc các chất độc hữu cơ, dung môi hữu cơ còn lại sau
quá trình in thấm xuyên qua lớp ngăn cản nhiễm vào môi trường chứa thực
phẩm; trường hợp thực phẩm khô như bánh, chocolate sẽ dễ hấp thụ các chất
bốc hơi này gây mất giá trị cảm quan và cũng có thể gây độc, ảnh hưởng sức
khỏe người tiêu dùng.
 Vì vậy, để sản xuất bao bì chất lượng thì màu dùng để in ấn nhãn hàng hóa
trang trí bao bì được yêu cầu phải là: phẩm màu cho phép sử dụng trong
thực phẩm. Các phẩm màu được phép dùng trong thực phẩm với lượng màu
tối đa cho phép nhiễm vào thực phẩm từ dụng cụ, vật liệu bao bì chứa đựng
theo qui định: “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong
thực phẩm” ban hành kèm theo quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày
31/8/2001.
b. Ảnh hưởng của bao bì kim loại đến chất lượng thực phẩm:
10


- Nếu trong bao bì kim loại có một số kim loại nặng thì thực phẩm sẽ bị
nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng .
- Hiện tượng ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc lớp vecni: Lớp vecni bị
bong tróc tạo ra sự tiếp xúc của lớp oxit thiếc với môi trường thực phẩm
dẫn đến thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng.
- Đối với thực phẩm như thịt, cá… giàu protein có cầu nối di-sunfua, khi tiệt
trùng loại protein này dễ bị biến tính, đứt vỡ liên kết di-sunfua tạo H 2S. Nếu
lớp vecni phủ bên trong hộp có chứa ZnO sẽ tạo ra ZnS có màu trắng. Nếu
lớp vecni bị bong tróc sẽ tạo ra SnS có màu tím và FeS có màu nâu đen,
dạng vảy. Sự ăn mòn bơi H2S này làm thay đổi màu sắc của thực phẩm,
giảm chất lượng của thực phẩm.


Hình. Bao bì kim loại
c. Ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến chất lượng thực phẩm:
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã từng khuyến cáo không nên
sử dụng những loại cốc thủy tinh in hình hoa văn, hoạt hình với màu sắc rực
rỡ. Vì trong nhiều lần lấy mẫu xét nghiệm hàng kém chất lượng ngoài thị
trường đều cho kết quả có chứa hàm lượng độc tố Pb, kim loại nặng Cadimi
cao vượt mức cho phép (gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn tham khảo).
- Khi hàm lượng độc tố trong các sản phẩm thủy tinh được đưa vào cơ thể,
lượng chì sẽ phóng ra các gốc tự do, thâm nhập vào các bộ phận, tích lũy
trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và máu… gây nhiễm độc
nặng, thậm chí tử vong.
- Vì vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với người tiêu dùng là nói “không”
với những sản phẩm thủy tinh có in hình, hoa văn có màu sắc rực rỡ bên
ngoài, không ghi rõ xuất xứ nguồn gốc, không ghi rõ hàm lượng chì trên bề
mặt và sản phẩm có giá thành quá rẻ.
11


Hình. Bao bì thủy tinh
d. Ảnh hưởng của bao bì giấy đến chất lượng thực phẩm:
- Bao bì giấy có tính dễ thấm, dễ rách, dễ phân hủy nên bao bì làm hoàn toàn
từ giấy chỉ bao gói được một vài loại thực phẩm và sử dụng trong thời gian
rất ngắn.
- Xuất xứ của giấy và công nghệ làm ra giấy, phương pháp bảo quản giấy…
là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Nếu giấy còn
các chất độc thì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm, có thể gây
ngộ độc, gây bệnh cho người sử dụng thực phẩm đó.
- Trong thực tế người ta thường tăng tính chống thấm, chống rách cho bao bì
giấy bằng cách phủ và tráng lên bề mặt giấy các chất như PE, PP, PET hoặc

màng nhôm, sáp. Khi đó nó lại mang một phần tính chất của bao bì nhựa
gây ảnh hưởng tới thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
- Do đó, nếu có sử dụng giấy để bao gói thực phẩm ăn sẵn, cần tránh các loại
giấy nhuộm màu, có in chữ.

12


Hình. Bao bì giấy
e. Ảnh hưởng của bao bì nhựa đến chất lượng thực phẩm:
- Các hạt nhựa tái chế được làm ra từ những sản phẩm nhựa. Nó thường chứa
nhiều chất độc hại như hàm lượng kim loại nặng rất cao (Pb, Cd). Vì vậy,
nhựa tái chế bị cấm dùng trong mặt hàng nhựa thực phẩm.
- Tuyệt đối không dùng các thùng nhựa đã đựng hóa chất để đựng thức ăn
hay các loại thực phẩm lỏng. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm,
dầu thực vật, rượu thuốc,… nên dùng chai PET (mới hay đã đựng nước tinh
khiết) vì loại chai này có độ an toàn cao về vệ sinh thực phẩm.
- Đối với cơ thể, các dẫn chất thải ra từ bao bì trong một số điều kiện nhất
định như khi dùng bao bì đó chứa lâu ngày các loại chất lỏng (rượu, nước
mắm, nước), dùng bao bì đó chế biến thức ăn nóng (đựng canh nóng, nước
nóng, chế mỳ ăn liền…) thì khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể:
+ Làm xáo trộn nội tiết: các chất BzBP (benzylbutylphtalat), DBP
(dibutylphtalat) có tác động như một hormon nữ. Trẻ bị nhiễm phtalat sẽ
dậy thì trước tuổi đến 3 năm.
+ Gây ung thư: chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống
tạo ra chất careinogen (tác nhân gây ung thư).
+ Gây các bệnh khác: dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất,
ảnh hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động
mạch, đầu độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson.
- Một số các hóa chất khác có thể gây nguy hiểm như:

+ Styrene, Ethylbenzene tích lũy có thể gây ung thư cho người. IARC xếp
vào loại 2B DEHA cũng như DEHP, một số Phthalate khác có thể gây rối
loạn hệ thống nội tiết, gây ức chế cơ quan sinh sản ở nam giới và gây dậy
13


thì sớm ở nữ giới. Về khả năng gây ung thư thì IARC xếp vào hạng 3 tức
không có bằng chứng gây ung thư cho người. Phơi nhiễm liên tục có thể
làm tổn thương gan.
+ Bisphenol A có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam và
nữ, làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả
năng nhận thức. Về lâu dài, nó có thể gây tổn thương não bộ, gây ra căn
bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư.
+ Melamine sẽ gây sạn thận nếu có sự hiện diện của Acid Cyanuric,
Formaldehyde lâu dài có thể gây ung thư, làm tổn thương hệ hô hấp.
- Vì những tác hại kể trên mà người tiêu dùng cần:
 Hạn chế dùng bao bì nhựa dẻo để chứa hay gói thực phẩm nóng, nhất là
thực phẩm nhiều béo.
 Hạn chế bọc thực phẩm nhiều béo bằng màng mỏng PVC, nhất là khi
hâm nóng hay chế biến trong lò vi sóng.
 Hạn chế chứa thực phẩm trong các chén bát bằng nhựa Melamine –
Formaldehyde, chai lọ bằng Polycarbonate để hâm nóng trong lò vi sóng.
 Nên cẩn trọng khi dùng bao bì PET hay Polycarbonate chứa thức ăn chua
(có tính acid) để hâm nóng vì Polymer có thể bị thủy phân acid dưới tác
dụng nhiệt làm tăng mức thôi nhiễm Bisphenol A hay Acid Terephthalic vào
thực phẩm.
 Đối với nhà sản xuất, không dùng nhựa tái chế để sản xuất bao bì thực
phẩm do nguy cơ có tạp chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hình. Bao bì nhựa đựng thực phẩm


14


III. Tiêu chuẩn vệ sinh vật liệu làm bao bì:
- Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm
được ban hành trong “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực
phẩm” theo quyết định số 067/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày
4/4/1998.
1. Bao bì bằng thủy tinh:
a. Yêu cầu kỹ thuật:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qui định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về
chất lượng, vệ sinh an toàn đối với bao bì làm bằng thủy tinh tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm.
TT

Chỉ tiêu kiểm tra

1

Lòng nông phẳng

Mức tối đa

Dùng để chứa đựng và đun, nấu
Cadimi (mg/dm2)

0,07

Chì (mg/dm2)


0,8

2

Lòng sâu

2.1

Dùng để chứa đựng

2.1.1 Dung tích nhỏ hơn 600 ml
Cadimi (mg/l)

0,5

Chì (mg/l)

1.5

2.1.2 Dung tích trong khoảng từ 600 ml đến dưới 3.000 ml
Cadimi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,75

2.1.3 Dung tích lớn hơn hoặc bằng 3.000 ml

15


2.2

3

Cadimi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,5

Dùng để đun, nấu
Cadimi (mg/l)

0,05

Chì (mg/l)

0,5

Cốc, chén
Cadimi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)


0,5

Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh
b. Phương pháp thử:
 Chuẩn bị dung dịch thử:
- Rửa sạch mẫu bằng nước cất, xử lý mẫu để thử thôi nhiễm theo hướng dẫn
cụ thể sau:
 Đối với mẫu có lòng sâu hơn 2,5 cm (không bao gồm mẫu có thể tích lớn
hơn 3 lít), cho dung dịch ngâm thôi acid axetic 4% vào trong lòng mẫu
trong 24h trong bóng tối.
 Trường hợp khác ngâm mẫu ngập trong dung dịch ngâm thôi acid axetic
4% vào trong lòng mẫu trong 24h trong bóng tối.
 Xác định hàm lượng chì và cadimi:
 Chuẩn bị dung dịch chuẩn:
- Cadimi:
+ Dung dịch chuẩn cadimi gốc: Cân 100 mg cadimi, hòa tan trong 50 ml
acid nitric 10%, cô cạn trên bếp cách thủy. Sau đó thêm acid nitric 0.1
mol/l để hòa tan và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn cadimi gốc
này có nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch cadimi chuẩn làm việc: Lấy chính xác 2 ml dung dịch cadimi
chuẩn gốc và thêm dung dịch ngâm thôi, định mức đến đủ 100 ml. Nồng
độ dung dịch cadimi chuẩn làm việc 0.1 mg/ml.
16


c.
-

-


- Chì:
+ Dung dịch chuẩn chì gốc: Hòa tan 159.8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml
acid nitrit 10% + nước cất định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn chì
gốc có nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch chuẩn chì làm việc: Lấy chính xác 8 ml dung dịch chuẩn chì
gốc, thêm dung dịch ngâm thôi và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch
chuẩn chì làm việc có nồng độ 0.4 mg/ml.
 Tiến hành: Xác định chì và cadimi trong dung dịch thử bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ plasma.
Tiêu chuẩn của bao bì thủy tinh sau khi vệ sinh:
Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch. Việc rửa chai lọ nhằm loại các
VSV và tất cả các vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát đất, nhãn
chai cũ còn dính trên chai.
Chai lọ thủy tinh đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, vật lý hóa học.
Bao bì thủy tinh phải bền chắc, không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị
ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bao bì phải đảm bảo vệ sinh an toàn, các điều kiện khử trùng, vô trùng đạt
tiêu chuẩn.
Hình dạng, cấu trúc và thành phần vật liệu không được biến đổi sau quá
trình vệ sinh.
Giữ được độ bền cơ học, độ bền nhiệt.
Khả năng cho ánh sáng chiếu qua vẫn được đảm bảo để chứa đựng sản
phẩm.

2. Bao bì bằng nhựa:
a. Yêu cầu kỹ thuật:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qui định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về
chất lượng, vệ sinh an toàn đối với bao bì làm bằng nhựa tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm.

Thử vật liệu
Chỉ tiêu kiểm
tra

Chì
Cadimi

Thử thôi nhiễm

Giới hạn
tối đa

Chỉ tiêu
kiểm tra

100 µg/g

Kim loại
nặng

100 µg/g

Lượng
KMnO4 sử
dụng

Điều
kiện
ngâm
thôi

60⁰C
trong
30 phút

Dung
dịch
ngâm
thôi
Acid
acetic 4%

Giới hạn
tối đa
1 µg/ml
10 µg/ml

Nước

Bảng 2: Yêu cầu chung đối với bao bì và dụng cụ nhựa
17


b. Phương pháp thử:
 Chuẩn bị dung dịch thử:
- Cân 1.0 g mẫu (chính xác đến mg) cho vào đĩa bay hơi bằng bạch kim,
thạch anh hoặc thủy tinh chịu nhiệt, thêm 2ml acid sulfuric, gia nhiệt từ từ
cho đến khi hết khói trắng bay ra từ acid sulfuric và phần lớn mẫu đã bị
than hóa. Sau đó, cho đĩa vào nung trong lò điện tại 450⁰C để quá trình than
hóa xảy ra hoàn toàn, lặp lại quá trình thêm acid sulfuric và nung đối với
cặn trên đĩa, để nguội. Thêm vào cặn 5ml acid hydrocloric, trộn đều, và cho

bay hơi trên bể cách thủy. Sau khi để nguội, thêm 20 ml acid nitric 0.1
mol/l, hòa tan, lọc và loại bỏ phần không tan, thu phần dịch lọc làm dung
dịch thử.
 Xác định hàm lượng chì và cadimi:
 Chuẩn bị dung dịch chuẩn:
- Cadimi:
+ Dung dịch chuẩn Cadimi gốc: Cân 100 mg cadimi, hòa tan trong 50 ml
acid nitric 10%, cô trên bếp cách thủy. Sau đó thêm acid nitric 0.1 mol/l để
hòa tan và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn cadimi gốc này có
nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch chuẩn Cadimi làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn
cadimi gốc, thêm acid nitric 0.1 mol/l đến đủ 200 ml. Dung dịch chuẩn làm
việc này có nồng độ 5 μg/ml.
- Chì:
+ Dung dịch chuẩn chì gốc: Hòa tan 159.8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml
acid nitric 10%, và thêm nước cất định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch
chuẩn chì gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
+ Dung dịch chuẩn chì làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn chì
gốc, thêm acid nitric 0.1 mol/l định mức đến đủ 200 ml. Dung dịch chuẩn
làm việc này có nồng độ 5 μg/ml.
 Tiến hành: Dùng quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ
plasma để xác định cadimi và chì trong dung dịch thử.
3. Bao bì bằng kim loại:
a) Yêu cầu kỹ thuật:
Thử thôi nhiễm
Chỉ tiêu kiểm Điều kiện ngâm thôi Dung dịch ngâm Giới hạn tối đa
tra
thôi
0
Arsen

60 C trong 30 phút
Nước
0,2 μg/ml
0
60 C trong 30 phút
Dung dịch acid
citric 0.5%
0
Cadimi
60 C trong 30 phút
Nước
0,1 μg/ml
0
60 C trong 30 phút
Dung dịch acid
18


citric 0.5%
Chì
60 C trong 30 phút
Nước
0,4 μg/ml
0
60 C trong 30 phút
Dung dịch acid
citric 0.5%
0
Phenol
60 C trong 30 phút

Nước
5 μg/ml
Formaldehyd
Âm tính
Cặn khô
250C trong 1 giờ
Heptan
30 μg/ml
0
60 C trong 30 phút
Ethanol 20%
0
60 C trong 30 phút
Nước
Acid acetic 4%
Epichlorohydrin 250C trong 2 giờ
Pentan
0,5 μg/ml
Vinylchlorid
Không quá 50C Ethanol 20%
0,05 μg/ml
trong 24h
0

b) Phương pháp thử:
1. Chuẩn bị dung dịch thử:
- Rửa sạch mẫu bằng nước cất, xử lý mẫu để thử thôi nhiễm theo hướng dẫn cụ
thể sau:
+ Đối với mẫu có thể đựng chất lỏng, cho dung dịch ngâm thôi vào trong lòng
mẫu.

+ Đối với mẫu không thể chứa đựng chất lỏng, ngâm mẫu ngập trong dung
dịch ngâm thôi theo tỷ lệ 2 ml/cm2 diện tích bề mặt mẫu thử.
- Sử dụng dung dịch ngâm thôi và điều kiện ngâm thôi theo hướng dẫn tại
mục II [4]. Quy định kỹ thuật.
2. Xác định hàm lượng chì và cadmi
2.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn
2.1.1 Cadmi
- Dung dịch cadmi chuẩn gốc: Cân 100 mg cadmi, hòa tan trong 50 ml acid
nitric 10%, cô trên bếp cách thủy. Sau đó thêm acid nitric 0,1 mol/l để hòa tan
và định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn cadmi gốc này có nồng độ 1
mg/ml.
- Dung dịch cadmi chuẩn làm việc: Lấy chính xác 2 ml dung dịch cadmi
chuẩn gốc, và thêm dung dịch làm dung dịch ngâm thôi, định mức đến đủ 100
ml. Nồng độ dung dịch cadmi chuẩn làm việc 0,1 μg/ml. 2.1.2 Chì
- Dung dịch chuẩn chì gốc: Hòa tan 159,8 mg chì (II) nitrat trong 10 ml acid
nitric 10%, và thêm nƣớc cất định mức đến đủ 100 ml. Dung dịch chuẩn chì
gốc này có nồng độ 1 mg/ml.
- Dung dịch chuẩn chì làm việc: Lấy chính xác 8 ml dung dịch chì chuẩn gốc,
thêm dung dịch làm dung dịch ngâm thôi và định mức đến đủ 100 ml. Dung
dịch chì chuẩn làm việc có nồng độ 0,4 μg/ml.
2.2 Tiến hành
19


Xác định chì và cadmi trong dung dịch thử bằng phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử hoặc quang phổ phát xạ plasma.
3. Xác định Arsen
3.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc:
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc: Nghiền mịn arsen trioxyd, sấy khô trong 4
giờ ở 105°C, cân 0,10g, thêm 5ml dung dịch NaOH (1 → 5) và hòa tan. Trung

hòa dung dịch này bằng acid sulfuric (1 → 20), thêm 10 ml acid sulfuric dƣ (1
→ 20), thêm nƣớc vừa đun sôi và để nguội, định mức đến đủ 1.000 ml. Nồng
độ dung dịch chuẩn làm việc là 0,1 μg /ml.
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc : Lấy 10 ml dung dịch arsen chuẩn gốc,
thêm 10 ml acid sulfuric (1 → 20), thêm nƣớc vừa đun sôi và để nguội, định
mức đến đủ 1.000 ml. Nồng độ dung dịch chuẩn làm việc là 0.1 μg /ml.
Chỉ chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc ngay trước khi sử dụng và lưu trữ
trong một bình kín.
3.2 Dung dịch hấp thụ arsen hòa tan 0,5 g bạc N,N – diethyldithylocarbamat
đến vừa đủ 100ml bảo quản dung dịch này trong lọ thủy tinh mầu nút nhám ở
chỗ mát.
3.3 Tiến hành: (trang [4])
4. Xác định hàm lượng Phenol
4.1 Chuẩn bị dung dịch phenol chuẩn
- Dung dịch chuẩn phenol gốc: Cân chính xác 1,0 g phenol, hòa tan trong 100 ml
nƣớc.
- Dung dịch chuẩn trung gian: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình
định mức và thêm nƣớc cất đến đủ 100 ml.
- Dung dịch chuẩn làm việc: Lấy chính xác 1 ml dung dịch chuẩn trung gian thêm
nƣớc cất đến đủ 20 ml. Dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 5 μg/ml.
4.2 Chuẩn bị dung dịch đệm acid boric:
Chuẩn bị 2 dung dịch
+ Dung dịch số 1: Hoà tan 4,0 g NaOH trong nước, thêm nước định mức đến đủ
100 ml.
+ Dung dịch số 2: Hòa tan 6,2 g acid boric trong nước, thêm nƣớc định mức đến đủ
100 ml. Lấy mỗi dung dịch một lượng bằng nhau rồi lắc đều
4.3 Tiến hành:
Lấy chính xác 20 ml dung dịch thử, thêm 3 ml dung dịch đệm acid boric và trộn
đều, sau đó thêm 5 ml dung dịch antipyrin 4-amin và 2,5 ml dung dịch fericyanid và
nước để đủ 100 ml. Trộn đều và để yên trong 10 phút ở nhiệt độ phòng.

Tiến hành tƣơng tự với 20 ml dung dịch chuẩn làm việc thay cho 20 ml dung dịch
thử. Đo độ hấp thụ quang của 2 hỗn hợp ở bƣớc sóng 510 nm ; độ hấp thụ quang
của mẫu thử không đƣợc lớn hơn độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn.
5. Formaldehyd [4]
6. Cặn khô(trang [4]
7. Epiclorohydrin [4]
8. Vinyl chlorid [4]

20


c) Yêu cầu của bao bì kim loại sau khi vệ sinh:
- Ngoài những yêu cầu chung đối vói bao bì, bao bì kim loại còn phải đáp ứng:
+không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng,
không gây mùi, màu sắc lạ cho thực phẩm.
+ Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
+ Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mở và vi sinh vật.
+ Chịu được sự tác động của hóa học, lí học. Chịu được nhiệt đọ và áp suất cao.
+ Không bị gỉ, nắp không bị phồng dưới mọi hình thức.
+ Lớp vecni phải nguyên vẹn.
+ Truyền nhiệt tốt, dễ gia công, chắc chắn, nhẹ.
+ Đảm bảo các chức năng của bai bì.

21


Vệ sinh lon
Nguyên tắc thực hiện
Các lon đựng phẩm thường không được tái sử dụng để đựng thực phẩm ũng
như không thwr dùng cho mục đích khác. Do đó ở đây ta chỉ đề cập đến vệ

sinh lon mớ sản suất. Lon thường bám dầu và bụi bẩn trong quá trình gia
công và bảo quản, do đó cần rửa trức khi sử dụng.
- Phân loại lon dựa vào đặc điểm :
+ lon được thanh trùng và tiệt trùng: bao gồm lon được làm từ vật liệu thép
tráng thiết-có tráng vecni và tất cả những không tráng vecni.
+ lon không được thanh trùng và tiệt trùng: loại lon này được làm từ vật
liệu nhôm – có tráng vecni.
 Lon không được thanh trung và tiệt trùng:
Nước sạch 300C

Rửa lần 1

Rửa lần 2

Nước nóng 90÷95oC

NaOH 1.5% 60÷80oC

Rửa lần 3

Phun hơi

Hơi nước 105÷120o C

Sấy khô

Lon sạch

Thuyết minh quy trình:
Loại lon này chủ yếu là lon nhôm có tráng vecni, trải qua 3 chế độ sấy khô

và được đóng thành kiện bởi màng bọc bằng PVC , tuy nhiên sau khi đựng
22


thực phẩm nó không qua chế độ thanh trùng hay tiệt trùng, do đó việc vệ
sinh tương đối khắt khe hơn.
Loại lon không có tráng vecni bắt buộc phải tiệt trùng trước khi chiết rót
sản phẩm, do đó ta xếp chúng .
Khi nhập lon vào máy, thì máy sẽ tiến hành rửa lon theo đúng quy trình như
trên:
▪ Lon được phun nước lạnh để thấm ướt và làm sạch bụi sơ bộ trên lon
▪ Tiếp theo, lon được rửa với dung dịch kiềm 1.5% để làm sạch bụi bẩn, dầu
nhớt và sát trùng lon. Việc rửa hóa chất này được thực hiện ở nhiệt độ cao
để tăng hiệu quả quá trình tẩy rửa. Nhưng đối với lon dễ bị ăn mòn, không
chịu được độ tẩy rửa của hóa chất, ta có thể bỏ qua bước này.
▪ Phun nước nóng ở 90÷95 o C làm cho bụi trương nở rất nhanh, bong ra
khỏi bề mặt lon và được mạng ra ngoài nhờ dòng nước.
▪ Sau khi rửa bằng nước nóng, hơi có nhiệt độ cao 105÷120 o C được phun
vào bên trong lon. Mục đích của việc phun hơi là tiêu diệt toàn bộ VSV
trong lon trước khi chiết rót thực phẩm vào.
▪ Vì loại lon này không qua chế độ thanh trùng hoặc tiệt trùng, nên ta chọn
chế độ sấy khô ở nhiệt độ 115 o C trong 15 phút trước khi chiết rót sản
phẩm vào lon.
 Lon được thanh trung và tiệt trung:

Nước sạch 30oC

Phun nước

Sấy khô

Lon sạch

Thuyết minh quy trình:
Đối với lon có tráng vecni do đã trải qua 3 chế độ sấy khô và được đóng
thành kiện bởi màng bọc bằng PVC nên chỉ phun nước ở nhiệt độ
thường để làm sạch bụi, sau đó làm khô hoặc sấy khô và đem chiết rót
thực phẩm.
Việc vệ sinh lon loại này tương đối nhẹ nhàng, vì sau khi chiết rót thực
phẩm, loại lon này sẽ được mang đi thanh trùng hoặc tiệt trùng.

23


THÔNG TIN THÊM:
PHÂN LOẠI VÀ TÁI CHẾ BAO BÌ PLASTIC
- Để phân loại và tái chế một cách thuận lợi thì quy định quốc tế trong quy
định plastic được quy định như sau:

- Có 7 loại số xuất hiện trên các hộp nhựa nó phản ánh 7 loại khác nhau của
đồ nhựa được phép lưu hành trên thị trường. Một số loại thì ít độc hại cho
sức khỏe chúng ta và thân thiện với môi trường, còn một số khác thì không.
Một số loại dễ dàng tái chế, trong khi một số khác có khả năng này ít hơn.
֍ Số 1: Polyethylene Terephthalate (PETE hoặc PET):
- Hầu hết các loại chai soda và chai nước khoáng đều thuộc loại đồ nhựa số
1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên với bề mặt xốp có thể cho
phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại. Do đó, nó chỉ được xem là loại đồ nhựa
chỉ sử dụng một lần và rất dễ dàng để tái chế.

24



֍ Số 2: High Density Polyethylene (HDPE):
- Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa
các loại nước tẩy rửa đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại
nhựa này được xem là an toàn và có khả năng tích tụ vi khuẩn thấp và cũng
được xem là dễ dàng tái chế.

֍ Số 3: Polyvinyl Chloride (PVC):
- Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước là
nhựa PVC. Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalates - một trong
những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone, do đó nó
được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thông thường là
đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng. Vì vậy nên hạn chế tối đa sử dụng loại
nhựa này trong việc lưu trữ thực phẩm càng nhiều càng tốt.

25


×