Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ KHÁNG VI KHUẨN ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE VÀ PHẢN ỨNG TẠI VỊ TRÍ TIÊM CỦA GÀ SAU KHI TIÊM VACCINE ORNITIN TRIPLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.17 KB, 6 trang )

HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ KHÁNG VI KHUẨN ORNITHOBACTERIUM
RHINOTRACHEALE VÀ PHẢN ỨNG TẠI VỊ TRÍ TIÊM CỦA GÀ SAU KHI TIÊM
VACCINE ORNITIN TRIPLE
Ornithobacterium Rhinotracheale Antibody Titer And Reaction At Injection Site On
Chicken Post Vaccination With Ornitin Triple Vaccine
Bùi Ngọc Xuân Hà*, Nguyễn Trọng Tuấn, Hồ Đức Việt, Bùi Quang Trí, Cao Phước Uyên
Trân, Lê Thị Kim Tuyến, Nguyễn Mạnh Hổ và Quách Tuyết Anh.
BM Giống động vật, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

TÓM TẮT

THÔNG TIN
Từ khóa
Bệnh ORT
Vaccine ORT
Ornitin triple
Titer IDEXX
Gà Ta lai nuôi thịt
Keywords
ORT Disease
Vaccine ORT
Ornitin triple
IDEXX titer
Cross-breed colour
broilers
Tác giả liên hệ:
Bùi Ngọc Xuân Hà
16112526.st
@hcmuaf.edu.vn

Nghiên cứu nhằm xác định liều tiêm và đường tiêm phù hợp của vaccine


Ornitin triple trên gà Ta lai nuôi thịt, qua đánh giá hiệu giá kháng thể
(HGKT) kháng vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) và phản
ứng cục bộ tại vị trí tiêm trên gà sau khi tiêm vaccine. Nghiên cứu tiến
hành trên 120 con gà Ta lai 5 tuần tuổi, với 3 liều tiêm vaccine là 0,0 ml
(đối chứng), 0,25ml và 0,5ml bằng 2 đường tiêm là đường tiêm dưới da
cổ (SC) và tiêm cơ ức (IM). Gà được lấy mẫu máu để xác định HGKT
ORT và kiểm tra phản ứng sưng tại vị trí tiêm vaccine. Kết quả cho thấy
HGKT kháng vi khuẩn ORT đạt hàm lượng trung bình 25745 (±5957) đến
26458 (±6798) vào 2 tuần sau khi tiêm vaccine và đến 13 tuần tuổi vẫn
duy trì ở mức trên 24000 đơn vị titer IDEXX. Không có sự khác biệt về
HGKT sau tiêm giữa 2 đường tiêm (SC, IM) và giữa 2 liều tiêm (0,25 ml,
0,5ml). Nghiên cứu cũng cho thấy với cùng một liều tiêm thì đường tiêm
IM cho phản ứng sưng thấp hơn so với đường tiêm SC. Với đường tiêm
SC thì liều cao hơn sẽ cho phản ứng sưng tại vị trí tiêm nhiều hơn. Như
vậy, có thể sử dụng liều 0,25ml và đường tiêm IM để tối ưu việc tiêm
phòng vaccine ORT cho gà Ta lai.
ABSTRACT
The aim of this study was to determine the appropriate dose and
administration route of Ornitin triple vaccine in cross-breed colour
broilers by evaluating the antibody titer against Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) and local reactions at injection sites on chickens
after vaccination. One hundred and twenty 5-week-old broilers were
grouped into 3 vaccine dose groups: 0,0ml (control group), 0,25ml and
0,5ml and with 2 different administration routes: subcutaneous (SC) and
intramuscular (IM) injection. Blood samples were collected to determine
the antibody titer and reactions at injection sites were scored. The results
showed that the average of ORT antibody titers reached 25745 (± 5957)
to 26458 (± 6798) at 2 weeks post vaccination and lasted above 24000
IDEXX titer up to 13 weeks of age. No statistically significant difference
was found between antibody titer of two administration routes (SC, IM) as

well as 2 vaccine doses (0,25ml, 0,5ml). The study found that after a
single vaccination with the same injection dose, swelling reactions at sites
of IM injection were less severe than those of SC. With SC injection,
higher dose would produce more severe swelling at injection site. In
conclusion, for optimal result, in cross-breed colored broilers in Vietnam,


ORT vaccination is recommended to be given by single IM injection of
0,25ml of Ornitin Triple vaccine.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trên đường hô hấp là một trong
những vấn đề nan giải và chiếm tỉ lệ cao
trong các bệnh của gia cầm. Nguyên nhân
gây bệnh về hô hấp ở gia cầm rất đa dạng, có
thể do các tác nhân vi sinh vật như vi rút, vi
khuẩn và nấm hoặc do tác nhân liên quan
đến vấn đề quản lý của trại. Trong đó, vi
khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale
(ORT) đóng vai trò quan trọng trong việc
gây các hội chứng phức hợp ở đường hô hấp,
tỉ lệ tử vong cao và thiệt hại kinh tế lớn cho
ngành chăn nuôi gia cầm thế giới (Umali và
ctv., 2018).
Vi khuẩn ORT có 18 kiểu serotypes (type
A đến type R), trong đó serotype A phổ biến
nhất chiếm 94% (Chin và ctv., 2008). Các
chủng của vi khuẩn ORT đã đề kháng từ
80% đến 100% các kháng sinh thường dùng
trong điều trị bệnh ở gia cầm như ampicillin,
ceftiofur, tylosin, spiramycin, lincomycin,

tilmicosin, flumequine, enrofloxacin và
doxycycline (Devriese và ctv., 2001). Với
tình hình đó, phòng bệnh bằng vaccine được
xem như là biện pháp đầy hứa hẹn. Năm
2002, Cauwerts và ctv. đã thử nghiệm
vaccine chống lại vi khuẩn ORT tại Bỉ và
cho kết quả tốt như giảm tỉ lệ tử vong và
tăng năng suất sản xuất của gà. Schuijffel và
ctv. (2005) đã chứng minh rằng khả năng tạo
miễn dịch bảo vệ chéo chống lại các
serotype khác nhau của vi khuẩn ORT.
Vaccine vi khuẩn thường gây phản ứng
mạnh đối với cơ thể gia cầm, ngoài ra mức
độ đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào phản
ứng mô tại vị trí tiêm và nồng độ kháng
nguyên của vaccine (Rodrigo, 2016). Do đó,
mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định
liều lượng và đường tiêm vaccine phù hợp,
giảm tối đa phản ứng phụ nhưng vẫn đạt
được mức kháng thể bảo hộ cao và kéo dài
cho gà Ta lai nuôi thịt.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng 120 con gà Ta lai 5
tuần tuổi được đánh số chân từng con. Bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố
được thể hiện ở Bảng 1.



Bảng 1. Bố trí thí nghiệm
Đường tiêm dưới da
(SC)
Số ô
chuồn
g
Số gà/
ô
Tổng
số gà

0,0m
l

0,25m
l

0,5m
l

2

2

10
20

Số liệu thu thập được quản lý bằng phần
mềm MS Excel 2010 (Microsoft, USA) và
Đường tiêm dưới cơ

được xử lý với phương pháp phân tích One(IM)
way Anova của phần mềm Minitab 17.1.
0,0m 0,25m 0,5m
l

l

2

2

2

10

10

10

10

20

20

20

20

Vaccine Ortinin triple (Phibro Animal

Health, USA) có chất bổ trợ nhũ dầu, hàm
lượng kháng nguyên trong 0,5ml chứa
serotype A 109 CFU, serotype B 109 CFU và
serotype C 109 CFU. Vaccine được nhà sản
xuất khuyến cáo tiêm để phòng lại bệnh hô
hấp do vi khuẩn ORT gây ra.
Trong mỗi nghiệm thức, mỗi gà đã được
đánh số chân để phân biệt từng con. Mẫu
máu được lấy cố định cho toàn thời gian thí
nghiệm trên cùng gà đã được đánh số. Hiệu
giá kháng thể (HGKT) kháng vi khuẩn ORT
trong huyết thanh gà được xét nghiệm bằng
kĩ thuật ELISA với bộ kít thương mại
IDEXX ORT Ab Test, USA, mã sản phẩm
99-43600. Theo khuyến cáo của bộ kit về
phương pháp đọc kết quả thì: mẫu huyết
thanh có chỉ số titer ≤ 844 là âm tính; ≥ 844
là dương tính. Và HGKT được phân theo
nhóm như bảng 2. Mẫu dương tính chứng tỏ
gà đã được chủng ngừa vaccine hoặc bị
nhiễm với vi khuẩn ORT (IDEXX, USA).
Đánh giá phản ứng tại vị trí tiêm
Đánh giá mức độ phản ứng tại vị trí tiêm
vaccine thông qua kích thước đường kính
vùng sưng của 120 gà ở các lô thí nghiệm
vào các thời điểm 3, 7, 10, 14, 18, 21 và 28
ngày sau khi tiêm. Đường kính nốt sưng tại
vị trí tiêm được đánh giá ở bốn thang điểm
như sau: không sưng = 0 điểm, sưng nhỏ hơn
1cm = 1 điểm, sưng từ 1-2 cm = 2 điểm,

sưng lớn hơn 2 cm =3 điểm.
Phương pháp xử lý số liệu


Ảnh hưởng của liều tiêm và đường tiêm
đến HGKT kháng vi khuẩn ORT
Hiệu giá kháng thể (HGKT) của các liều
tiêm được thể hiện ở Bảng 3. Trước khi
chủng ngừa, gà có kết quả âm tính ở tất cả
các lô thí nghiệm (HGKT ≤ 844). Theo
khuyến cáo của IDEXX, với đàn gà không
tiêm chủng vaccine ORT và không bị nhiễm
vi khuẩn ORT từ môi trường thì HGKT sẽ là
âm tính và thuộc nhóm 0 (Hình 2) (Bảng 2).
Sau khi chủng ngừa, các lô được tiêm
vaccine Ornitin triple có sự gia tăng đáng kể
về HGKT so với lô đối chứng (P < 0.001)
trong toàn thời gian thí nghiệm. HGKT tăng
cao lúc 7 tuần tuổi tương đương 2 tuần sau
chủng, các lô SC-0,25ml, SC-0,5ml, IM0,25ml và IM-0,5ml lần lượt có HGKT trung
bình là: 25745, 26458, 26125 và 26008,
trong khi đó ở lô đối chứng vẫn là ở mức âm
tính (209 và 270 đơn vị titer). Ở 8 tuần tuổi
cũng tương tự, sự phân hóa nhóm rất rõ rệt
giữa lô đối chứng và lô có tiêm vaccine
(Hình 3). Tới 13 tuần tuổi HGKT vẫn ở mức
cao, với 28182, 25839, 24533 và 25827 đơn
vị titer cho các lô SC-0,25ml, SC-0,5ml, IM0,25ml và IM-0,5ml, khác biệt rất có ý nghĩa
so với lô đối chứng 632 và 672 đơn vị titer.
Nghiên cứu cho thấy, không có sự khác

biệt về mặt thống kê của HGKT giữa 2 liều
tiêm 0,25ml và 0,5ml vaccine (P > 0,05)
(Bảng 3).

Vaccine cần được tiêm đúng vị trí để tạo
đáp ứng miễn dịch cho cơ thể gia cầm
(Bermudez, 2008). Đường tiêm phù hợp nhất
phụ thuộc vào từng loại vaccine. Nghiên cứu
cho thấy HGKT của các lô gà thí nghiệm
không phụ thuộc vào đường tiêm SC hay
đường tiêm IM (P > 0,05) (Bảng 3).
Phản ứng sưng tại vị trí tiêm
Trên lô đối chứng không có phản ứng
nào bất thường. Lô có tiêm vaccine, phản
ứng sưng bắt đầu tăng cao sau khi tiêm
vaccine 7-10 ngày. Với đường tiêm IM, 18
ngày sau tiêm chủng, đã hết sưng trong khi
với đường tiêm SC thì phải 28 ngày sau tiêm
chủng thì mới hết sưng hẳn (Hình 1). Ta thấy
với cùng 1 liều vaccine thì ở đường tiêm IM
ít phản ứng sưng hơn, và cùng đường tiêm
SC thì liều nhỏ hơn cho phản ứng sưng thấp
hơn.

Điểm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5
3.0

2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0

3

4

7

10

14

18

21

28

Ngày sau tiêm
Đối chứng-SC
0,25ml-IM

Đối chứng-IM
0,5ml-SC


0,25ml-SC
0,5ml-IM

Hình 1. Ảnh hưởng của đường tiêm và
liều tiêm đến phản ứng tại vị trí tiêm.

5 tuần tuổi
15.0
10.0
5.0
0.0

0

1

2

3

Đối chứng-SC

4

5

6

Đối chứng-IM


7

8

9

0,25ml-SC

10

11

12

0,25ml-IM

13

14

0,5ml-SC

Hình 2: Phân nhóm của HGKT ORT lúc 5 tuần tuổi (trước khi tiêm vaccine)

15

16

0,5ml-IM


17

18


Bảng 2: Phương pháp phân nhóm HGKT ORT (phần mềm xChekPlus, IDEXX, USA)
Nhóm

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Hiệu giá
kháng thể

Nhóm
Hiệu giá
kháng thể

0-844

845
-999
11
14000
-15999

1000
-1999
12
16000
-17999

2000
-2999
13
18000
-19999

3000
-3999
14
20000
-21999


4000
-4999
15
22000
-23999

5000
-5999
16
24000
-27999

6000
-7999
17
28000
-31999

8000
-9999

10000
-11999

10
12000
-13999

18
≥32000


8 tuần tuổi
15
10
5
0

0

1

2

3

4

5

6

7

Đối chứng-SC
0,25ml-IM

8

9


10

Đối chứng-IM
0,5ml-SC

11

12

13

14

15

16

17

18

0,25ml-SC
0,5ml-IM

Hình 3: Phân nhóm của HGKT ORT lúc 8 tuần tuổi (sau khi tiêm vaccine 3 tuần)
Bảng 3. Ảnh hưởng của đường tiêm và liều tiêm đến HGKT sau khi tiêm vaccine Ornitrin triple
Đường tiêm dưới da (SC)
5 tuần
tuổi
(N = 10)


X ±SD
CV%

Đường tiêm dưới cơ (IM)

0,0ml

0,25ml

0,5ml

0,0ml

0,25ml

0,5ml

198,9 ±
186,8
93,94

177,0 ±
132,3
74,73

197,0 ±
207,6
105,38


155,8 ±
88,0
56,44

196,9 ±
96,7
49,13

201,9 ±
80,5
39,85

P
F
0,975
0,16

7 tuần
209,0 ±
25745 ±
26458 ±
270,1 ±
26125 ±
26008 ±
X ±SD
0,000
tuổi
262,0b
5957a
6798a

295,8b
5388a
5290a
CV%
76,98
(N = 10)
125,34
23,14
25,69
109,53
20,62
20,34
8 tuần
224,7 ±
28669 ±
29748 ±
227,5 ±
27168 ±
27985 ±
X ±SD
0,000
tuổi
244,4b
2005a
2364a
234,3b
2767a
2665a
CV%
520,28

(N = 10)
108,75
6,99
7,95
102,99
10,18
9,52
10 tuần
219,6 ±
24576 ±
27403 ±
361,2 ±
23909 ±
26746 ±
X ±SD
0,000
c
ab
a
c
b
tuổi
222,4
2501
1609
286,9
4467
1150ab
CV%
340,39

(N = 10)
24,41
10,18
6,17
79,43
18,68
4,3
12 tuần
856,0 ±
39781 ±
33063 ±
821,0 ±
33788 ±
38160 ±
X ±SD
0,000
tuổi
209,0b
8101a
10749a
425,0b
10710a
3462a
CV%
29,57
(N = 5)
24,41
20,36
32,51
51,77

31,70
9,07
13 tuần
632,0 ±
28182 ±
25839 ±
672,0 ±
24533 ±
25827 ±
X ±SD
0,000
tuồi
233,0b
5003a
7878a
329,0b
8752a
3439a
CV%
24,83
(N = 5)
36,91
17,75
30,49
49,00
35,67
13,32
*Các số trung bình trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau chỉ sự khác biệt về mặt thống kê
(P < 0,05)


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy, có sự phát triển
HGKT kháng vi khuẩn ORT ở 2 liều tiêm
0,25ml và 0,5 ml qua 2 đường tiêm SC, IM.
Nhưng chưa có sự khác biệt về hiệu giá
kháng thể giữa 2 liều tiêm (P > 0,05). Phản

ứng cục bộ tại vị trí tiêm của đường tiêm
bắp thấp hơn so với đường tiêm dưới da
(Hình 1) nên có thể khuyến cáo sử dụng
liều 0,25 ml và đường tiêm bắp để tối ưu
việc chủng ngừa cho gà. Đây là thí nghiệm
bước đầu để thăm dò hiệu giá kháng thể và
các phản ứng phụ của vaccine ORT. Do đó,


cần tiến hành thêm các thí nghiệm về công
cường độc để đánh giá được khả năng bảo
hộ của vaccine này.
[3]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

Bermudez, A.J. (2008). Principles of
disease prevention: Diagnosis and
Control, Diseases of poultry (12nd ed).
Blackwell publishing Press, Ames,
Iowa.

Cauwerts, K., De H.P., Haesebrouck,
F., Vervloesem, I., Ducatelle, R.
(2002).
The
effect
of
Ornithobacterium
rhinotracheale
vaccination of broiler breeder chickens

[4]

on the performance of their progeny.
Avian Pathology: Journal of the
W.V.P.A 31(6), 619-624.
Chin R.P., van Empel P.C.M., and
Hafez H.M. (2008). Ornithobacterium
rhinotracheale infection, Saif Y.M,
Fadly A.M., Glisson J.R., McDougald
L.R., Nolan L.K., and Swayne D.E.
(eds.), Diseases of poultry, 12th ed.,
Blackwell Publishing Ltd., Oxford,
United Kingdom, pp.765–774.
Devriese, L.A., De Herdt, P.,
Haesebrouck, F. (2001). Antibiotic
sensitivity
and
resistance
in
Ornithobacterium

rhinotracheale
strains from Belgian broiler chickens.
Avian Pathology 30, 197–200.



×