Tải bản đầy đủ (.pdf) (492 trang)

An Toàn Thiết Bị Nâng Cầu Trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.05 MB, 492 trang )

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
An toàn lao động và vệ sinh lao động – An toàn chung
Phần 1: Kiến thức cơ bản về An toàn, Vệ sinh lao động (AT,VSLĐ)
1.1. Những vấn đề chung về An toàn lao động (ATLĐ)
1.2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
1.3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
1.4. Văn hoá an toàn trong sản xuất, kinh doanh
1.5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao
động (NLĐ); chính sách, chế độ về AT, VSLĐ đối với NLĐ; chức năng
nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
1.6. Nội quy AT, VSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn AT, VSLĐ và sử dụng các
thiết bị AT, phương tiện bảo vệ cá nhân


Phần 2: Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc:
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬN HÀNH CẦU TRỤC


Phần 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ATLĐ - VSLĐ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ATLĐ:
TRƯỚC KHI VÀO XƯỞNG PHẢI:
TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ KIẾN THỨC
CŨNG NHƯ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


BỞI VÌ CHỈ CẦN MỘT SƠ Ý THÌ HẬU QUẢ KHÔNG LƯỜNG:

+ TNLĐ do bất ngờ bị chiếc máy xay bột nhựa
nghiến nát bàn chân phải, cắt cụt lên tới 1/3 cẳng
chân. Do sơ suất, chân anh bị cuốn vào và không
rút ra được.



+ 20/06/2012, nam công nhân trèo lên bồn
mới mua về của một công ty ở xã Vĩnh
Lộc A - Bình Cánh, để hàn xì kim loại.
Bất ngờ bồn phát nổ lớn. Nắp đậy của bồn
bay tung, đập trúng vào đầu công nhân
làm anh này rơi xuống đất, chết tại chỗ.


1.1.1
STT
1
2
3
4
5
6
7

TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG: (Nguồn: Cục ATLĐ)
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số vụ TNLĐ
6695
6709
7620
Số người bị nạn
6887
6943
7785

Số vụ có người chết
562
592
629
Số người chết
627
630
666
Số người bị thương nặng
1506
1544
1704
Nạn nhân là LĐ nữ
2308
2136
2432
Số vụ có 2 người bị nạn
113
166
79
trở lên


- Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người 2014:

Tổng thiệt hại về vật chất do TNLĐ
Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ

: 98,54 tỷ đồng
: 80944 ngày


* 6793 trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp, tập trung các bệnh bụi phổi
silic, bệnh viêm phế quản nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp...


1.1.2 MỤC ĐÍCH–Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATLĐ:
a)
Mục đích:
Mục đích của công tác đảm bảo ATLĐ là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để:
Ngăn ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, tính mạng
người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát
triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất LĐ.
b) Ý nghĩa:
ATLĐ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho
mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc.


1.1.3 CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ATLĐ
a) Tính chất pháp lý:
Những quy định và nội dung về ATLĐ được thể chế hóa chúng thành
những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn
cho mọi cấp ngành, mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp
hành.
Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về
ATLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong
quá trình tham gia sản xuất.

Các thợ mỏ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị

nám phổi hoặc các bệnh liên quan đến phổi.
Số công nhân tử vong vì tai nạn lao động tại
các mỏ than lên đến gần 20.000 người/năm,
(theo Reuters)


b) Tính khoa học kỹ thuật:
Mọi hoạt động của công tác ATLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy
hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp…đều xuất
phát từ những cơ sở của KHKT.
Công tác đảm bảo ATLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
c) Tính quần chúng:
Tất cả mọi người từ những NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng cần
được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công
tác đảm bảo ATLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
ATLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực
tiếp LĐ. Nó liên quan đến quần chúng LĐ. ATLĐ bảo vệ quyền lợi
và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế
ATLĐ luôn mang tính chất quần chúng sâu rộng.


1.1.4 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ATLĐ:
a) Điều kiện LĐ:
Điều kiện LĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh
tế, tổ chức thực hiện QTCN, công cụ LĐ, đối tượng LĐ, môi
trường LĐ, con người LĐ và sự tác động qua lại giữa chúng tạo
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong QTSX.
Điều kiện LĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Điều kiện LĐ: nhiều bụi bông


Nhiệt độ cao, nóng bức, ồn, vật văng bắn


b) ATLĐ: là giải pháp phòng chống tác động của yếu tố nguy hiểm
bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong cho người trong LĐ.
c) Yếu tố nguy hiểm: là gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình LĐ.
d) Yếu tố có hại: là gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người
trong quá trình LĐ.
e) TNLĐ: là gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình LĐ, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ LĐ.
f) Bệnh nghề nghiệp: là phát sinh do điều kiện LĐ có hại của nghề
nghiệp tác động đối với NLĐ.


1.2. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
TẠI NƠI LÀM VIỆC
1.2.1 Các yếu tố gây chấn thương (nguy hiểm) và có hại trong SX:

- Các bộ phận truyền động và chuyển động.
- Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo
nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ.
- Nguồn, dòng điện: Theo từng mức điện áp tạo nguy cơ điện giật,
điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là kết quả của trạng thái vật chất không bền
vững, không ổn định gây ra.
- Vật văng bắn: thường gặp là phoi gia công ở các máy mài, máy tiện,
đục kim loại, gỗ đánh lại, đá văng trong nổ mìn....

- Nổ, bao gồm: + Nổ vật lý: nổ bình áp lực, nồi hơi, chai oxy CN…
+ Nổ hoá học: P, K,Na, F, 75%KNO3 (diêm tiêu)+ 10%S +
15%bột than củi (C), phân bón (NH4NO3) + bột nhôm (Al), TNT...


- Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ có
hại, bụi…
- Các yếu tố hóa học: hóa chất độc, các loại hơi, khí, chất phóng xạ.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế LĐ, không tiện nghi do không gian chỗ
làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh.


- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn,
ký sinh trùng, côn trùng…

Khuẩn E.Coli
+ Sử dụng đũa bẩn nguy cơ nhiễm khuẩn:

Nấm mốc: gây ngộ độc


1.2.2 Tai nạn lao động:
Định nghĩa: TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện
các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm
việc mà Bộ luật LĐ và nội quy của cơ sở SX-KD cho phép, bao
gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh,
tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

b) Ngoài nơi hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản
trực tiếp quản lý.
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc
về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
(Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ – Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13)


* Phân loại TNLĐ: (Điều 9, Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

1. TNLĐ chết người: người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra TN; chết
trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời
gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây
ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y); tuyên bố chết theo
kết luận của Tòa án trong trường hợp mất tích.
2. TNLĐ nặng người bị nạn bị ít nhất một trong những chấn thương
được quy định tại Phụ lục II Nghị định 39.
3. TNLĐ nhẹ: người bị nạn không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 9 này.
Tóm tắt phụ lục II – NĐ39CP
Danh mục các chấn thương để xác định loại TNLĐ nặng
Mã số
1
2
3
4
5
Tên chấn Đầu, mặt, cổ
Ngực,
Phần chi Phần chi

Bỏng
thương
bụng
trên
dưới
độ 2, độ 3

6
Nhiễm
độc chất


1.2.3 Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác AT,VSLĐ:
(Theo Thông tư số: 07/2016/TT-BLĐTBXH)
a) Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về AT,VSLĐ:
- NSDLĐ áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro đưa vào
nội dung, quy trình làm việc.
- Đánh giá định kỳ trong quá trình SX ít nhất 1 lần/năm.
- Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ
chức SX, khi TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT nghiêm trọng.
- Thực hiện theo các bước:
+ Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về AT,VSLĐ
+ Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về AT, VSLĐ
+ Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về AT, VSLĐ
b) Tự kiểm tra ATLĐ (theo phụ lục I 07/2016/TT-BLĐTBXH):
NSDLĐ phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần/6 tháng ở
cấp cơ sở SX và 01 lần/03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội SX.


1.2.4 Phân tích các vụ TNLĐ (2014) để đánh giá nguy cơ rủi ro:

a) Tình hình TNLĐ chết người theo loại hình cơ sở sản xuất (Phân
tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người):
STT
1
2
3
4
5

Loại hình công ty
TNHH
CP
DNNN, HCSN
DNTN, KD cá thể
LD, FDI

Số vụ chết người (%) Số người chết (%)
35,6 %
35,7 %
29,4 %
29,9 %
15,8 %
16,2 %
11,3 %
10,8 %
3,1 %
3,6 %


b) Những lĩnh vực SX KD xảy ra nhiều TNLĐ chết người:

STT
1
2
3
4
5

Lĩnh vực
XD
Khai thác KS
Dịch vụ
Cơ khí chế tạo
Dệt may, da giày

Số vụ TN (%)
33,1 %
11 %
9,4 %
5,5 %
4,9 %

Số người chết (%)
33,9 %
12 %
5,8 %
5,8 %
4,5 %


c) Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất:

STT
1
2
3
4
5
6
7

Yếu tố
Ngã từ trên cao
Điện giật
Vật rơi, đổ sập
TN giao thông
Máy cán, kẹp, cuốn
Vật văng bắn
Ngạt khí

Số vụ TN (%)
30,7 %
23,8 %
14,9 %
12 %
7,9 %
3,5 %
3%

Số người chết (%)
30,8 %
21,8 %

14,7 %
12 %
7,2 %
3,1 %
5,8 %


d) Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người:
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 72,7%, cụ thể:
STT
1
2
3
4
5

Nguyên nhân
NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc AT
Thiết bị không đảm bảo ATLĐ
NSDLĐ không huấn luyện ATLĐ cho
NLĐ
Do tổ chức LĐ và điều kiện LĐ
Do NSDLĐ không trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân trong LĐ

Tổng số vụ %
26,7 %
18,3 %
11,4 %

12,3 %
4%


* Nguyên nhân người lao động chiếm 13,4%:
STT
Nguyên nhân
NLĐ bị nạn vi phạm quy trình quy
1
chuẩn ATLĐ
NLĐ không sử dụng phương tiện bảo vệ
2
cá nhân

Tổng số vụ %
11,9 %
1,5 %

* Còn lại 13,9 % những vụ TNLĐ do các nguyên nhân khác.
(Số: 653/TB-BLĐTBXH - thông báo tình hình TNLĐ năm 2014)


1.3 BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LĐ, NGỪA TNLĐ
VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
a) Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu:
- Cơ giới hóa, tự động hóa
- Áp dụng thông gió và điều hoà không khí
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân
b) Chống bụi:
- Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi,

phun nước làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết
bị hút bụi...
- Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.


c) Chống tiếng ồn và rung sóc:
- Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi NLĐ làm việc,
giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn: lắp ráp các thiết bị máy móc bảo
đảm chất lượng, tôn trọng chế độ bảo dưỡng…
- Áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn, rung sóc hoặc các
biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các vỏ cách âm, các họng
hút âm, các buồng tiêu âm, trồng cây xanh...
- Dùng đầy đủ các phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân.
d) Kỹ thuật chiếu sáng hợp lý:
- Phải đảm bảo tiêu chuẩn cường độ chiếu sáng chung và chiếu sáng
cục bộ tại nơi làm việc cho NLĐ theo từng công việc cụ thể.
- Đảm bảo về kỹ thuật chiếu sáng, nhất là những dạng LĐ mang tính
chất tinh vi đòi hỏi chiếu sáng tốt.


e) Phòng chống bức xạ ion hóa:
Bức xạ ion hoá là các loại bức xạ điện tử và hạt trong môi trường
vật chất. Các ion hóa gồm: Bức xạ a ,bức xạ b, bức xạ tia Gama, bức
xạ tia X....
Các biện pháp phòng chống:
Các biện pháp về tổ chức nơi làm việc: quy định chung, đánh
dấu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
AT khi làm việc với nguồn kín: thực hiện việc che chắn AT,
tránh các hoạt động trước chùm tia, tăng khoảng cách AT, giảm thời
gian tiếp xúc, dùng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

AT khi làm việc với nguồn hở: tránh chất xạ vào cơ thể, tủ hút
ngăn cách, sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, tổ
chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, kiểm tra cá nhân sau
khi tiếp xúc, tổ chức kịp thời việc tẩy xạ.


×