Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Y TẾ CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.87 KB, 9 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP BK BD
KHOA Y HỌC CƠ SỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI MÔN Y TẾ CỘNG ĐỒNG
 ĐỀ CHẴN:
Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế? (5đ)
Câu 2: Trình bày nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe tại cộng đồng? (3đ)
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của chẩn đoán cộng đồng? (2đ)
 ĐỀ LẺ:
Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế? (5đ)
Câu 2: Trình bày phương pháp giáo dục sức khỏe tại cộng đồng? (3đ)
Câu 3: Trình bày yêu cầu của giáo dục sức khỏe tại cộng đồng? (2đ)
 ĐỀ THI LẠI:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân nghiện rượu? tác hại của rượu? cách phòng ngừa
nghiện rượu? 6đ
Câu 2: Trình bày các bước tiến hành 1 chương trình giáo dục sức khỏe ? 4đ
GIÁO VIÊN RA ĐỀ

BS Đào Huy Chương


TRƯỜNG TRUNG CẤP BK BD
KHOA Y HỌC CƠ SỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 01 năm 2016


ĐÁP ÁN MÔN Y TẾ CỘNG ĐỒNG
Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế? (5đ)
1.1.Chức năng của Trạm Y Tế:
1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại địa phương có thừa kế và phát huy Y học
cổ truyền dân tộc. Đảm trách các nhiệm vụ đột xuất trên địa bàn như khám nghĩa vụ quân sự, cấp
cứu khi có thiên tai bão lụt, cấp cứu chiến thương…
1.2. Quản lý và theo dõi toàn bộ hoạt động y tế trên địa bàn: Y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí
nghiệp, quân y.
1.3. Tìm kiếm quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực dành cho y tế (nhân lực, vật tư, tài
chính).
1.4. Thúc đẩy sự tham gia của CĐ vào công tác chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng thông qua các câu lạc bộ, hiệp hội, đoàn thể, trường học, cơ quan và chính quyền ở địa
phương.
1.2. Nhiệm vụ của Trạm Y tế:
2.1 Lập kế hoạch năm và lựa chọn chương trình ưu tiên về y tế để tham mưu cho UBND Xã
Phường phê duyệt và báo cáo về Trung Tâm y tế /QH, tổ chức triển khai kế hoạch trên địa bàn PX.
2.2 Quản lý các chỉ số SK và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác
lên tuyến trên.
2.3 Phát hiện theo dõi và báo cáo UBND PX và cấp trên ngành dọc các hoạt động hành vi về
y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
2.4 Tham mưu và giúp cho chính quyền PX thực hiện các hoạt động CSSK BĐ và triển khai
các công trình trọng điểm tại địa phương theo 10 nội dung CSSK BĐ như sau :
2.4.1 Giáo dục Sức Khỏe :
- Có kế hoạch và biện pháp phương tiên thích hợp cho từng đối tượng được giáo dục
SK.
- Tổ chức và vận động các đoàn thể tham gia giáo dục SK (vệ sinh học đường, vệ sinh
môi trường, TCMR.....)
- Xây dựng nội dung tuyên truyền tại Trạm, các buổi tuyên truyền tại Trạm hay ngoài
Trạm....
- Mở các lớp vệ sinh viên, tuyên truyền viên, nhân viên sức khỏe cộng đồng... và vận

động y tế tư nhân tham gia tuyên truyền.
2.4.2 Dinh dưỡng :
- Điều tra và theo dõi tình hình phát triển thể lực và tâm sinh lý trẻ em, tình hình suy
dinh dưỡng ở trẻ em từ 0-5 tuổi qua cân nặng và chiều cao của trẻ.
- Nắm hiểu các thói quen ăn uống, tập tục kiêng kỵ có ảnh hưởng đến SK người dân
địa phương nhất là bà mẹ và trẻ em.
- Chữa trị và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, chống mù lòa do thiếu vit A.


- Tuyên truyền dùng muối iot chống bướu cổ và đần trẻ em.
- Kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các chợ,các quán ăn trong P/Xã.
- Giáo dục thường xuyên và định kỳ cho nhân dân và nhất là bà mẹ và trẻ em về dinh
dưỡng và vệ sinh thực phẩm.
2.4.3 Nước sạch và thanh khiết môi trường :
- Điều tra, thống kê, theo dõi về nguồn nước sạch, cầu tiêu,nước thải, rác.
- Giáo dục tuyên truyền về sử dụng nước sạch, tác dụng của cầu tiêu hợp vệ sinh, xử
lý nước thải và rác sinh hoạt.
- Kiểm tra thường xuyên về vệ sinh môi trường và vệ sinh nơi công cộng (đường xá
phố chợ....) ,an toàn nơi lao động của người dân.
2.4.4 Bảo vệ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ :
a. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ :
 Về sản khoa :
- Hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ trong khi mang thai và tuyên truyền phòng chống
5 tai biến sản khoa.
- Quản lý và theo dõi về chuyên môn tất cả những trường hợp thai nghén bình thường
cho đến khi sinh đẻ (khám thai dịnh kỳ có chất lượng : ít nhất 3 lần khám thai, có thử nghiệm nước
tiểu, tiêm phòng uốn ván đúng kỳ hạn đủ 2 lần, có tầm soát giang mai).
- Phát hiện những trường hợp thai bất thường, thai bệnh lý hay thai có nguy cơ cao để
giới thiệu lên tuyến trên quản lý và đẻ tại tuyến trên.
- Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú và tuyên truyền lợi ích của sữa mẹ.

- Thăm khám sau đẻ tại trạm và tại nhà để đề phòng các biến chứng sau đẻ
- Kiểm tra và hướng dẫn việc khám thai, đỡ đẻ và chăm sóc sau đẻ của nữ hộ sinh tư
trên địa bàn.
 Về phụ khoa :
- Tuyên truyền về vệ sinh phụ nữ
- Khám chữa các bệnh phụ khoa thông thường
- Chú ý các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và các bệnh u bướu sinh dục chuyển
tuyến trên chữa trị.
 Về sinh đẻ có kế hoạch :
- Tham gia cùng ban Dân số điều tra các số liệu về dân số học của phường xã.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về sinh đẻ kế hoạch
- Tổ chức thực hiện về sinh đẻ kế hoạch :
+ Đặt tháo vòng khi có điều kiện kỹ thuật vô khuẩn và có phép của Trung tâm y tế
Quận Huyện
+ Theo dõi tai biến dụng cụ tử cung và các phương pháp đình sản. Quản lý các
phương tiện tránh thai (dụng cụ, thuốc , bao).
+ Thống kê và nắm vững tình hình phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49, đặc
biệt chú ý tới phụ nữ có 2 con trở lên.
b.Bảo vệ sức khỏe trẻ em :
+ Nắm vững số trẻ em theo từng lứa tuổi nhất là dưới 1 tuổi, từ 1 tuổi đến 5 tuổi,
theo giới.
+ Theo dõi sự phát triển th63 chất và tâm sinh lý của trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 1
tuổi và kế đến là trẻ dưới 5 tuổi.


+ Quản lý các trẻ có nguy cơ ( sinh dưới 2500g, có dị tật bẩm sinh,và các trẻ bị suy
dinh dưỡng)
+ Phối hợp liên ngành để tuyên truyền và giáo dục bà mẹ về phương pháp nuôi
con,chăm sóc con về dinh dưỡng, chống mù lòa vì thiếu vit A, chống tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp
cấp tính, vệ sinh ăn uống, chống các bệnh giun sán...

+ Thực hiện các chương trình chăm sóc trẻ em do tuyến Quận Huyện đề ra.
2.4.5 Tiêm chủng mở rộng :
-Tổ chức thực hiện, theo dõi đánh giá chương trình TCMR (tiêm đủ 7 loại vacxin trẻ em cho
100% trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm nhắc lại cho trẻ vào năm tuổi thứ 2 và thứ 3 của trẻ )
-Thống kê tỷ suất mắc 7 bệnh thuộc chương trình TCMR.
-Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai.
-Tổ chức theo dõi và tiêm chủng đặc biệt ở những nơi có dịch bệnh như thương hàn, tả, dịch
hạch,bệnh than....theo chỉ đạo của tuyến trên.
2.4.6 Phòng chống các bệnh lưu hành ở địa phương :
-Điều tra và thu thập số liệu về các bệnh lưu hành ở địa phương, lập kế hoạch và tổ chức
phòng chữa các bệnh lưu hành ở địa phương.
-Theo dõi và xử lý ổ dịch lây truyền, tuyên truyền vệ sinh để cắt đứt lây truyền
-Thoe dõi liên tục 1 số bệnh mãn tính như phong, lao, tâm thần, động kinh, bướu cổ....đảm
bảo bệnh nhân uống thuốc đều, đúng theo chương trình.
2.4.7 Chữa bệnh và các vết thương thông thường :
-Khám và chữa bệnh thông thường tại trạm và tại nhà bằng tây y, đông y hay bằng phương
pháp không dùng thuốc.
-Tổ chức trực thường xuyên và cấp cứu tại trạm.
-Xử lý các vết thương nhẹ và xử lý ban đầu các vết thương nặng (gãy xương, bỏng nặng, chảy
máu, choáng....) trước khi chuyển lên tuyến trên.
-Kiểm tra và hướng dẫn việc chữa bệnh của y tế tư nhân trên địa bàn.
-Thống kê số người được khám chữa bệnh để đánh giá tỷ lệ dân được phục vụ của trạm y tế.
2.4.8 Đảm bảo thuốc thiết yếu :
-Lập kế hoạch tiếp liệu thuốc từ TTYT /QH, đảm bảo thuốc thiết yếu để cấp cứu, phòng,
chữa bệnh thông thường cho nhân dân, tổ chức túi thuốc cấp cứu lưu động sẵn sàng tại trạm.
-Tổ chức quầy bán thuốc nếu có sự chỉ đạo của TTYT/ QH.
-Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, kiểm tra việc kê đơn và sử dụng thuốc tại trạm và của y tế
tư nhân. Kiểm tra các nguồn bán thuốc của địa phương để phòng thuốc giả.
-Tuyên truyền hướng dẫn nuôi trồng, chế biến sử dụng thuốc nam trong cộng đồng.
2.4.9 Quản lý sức khỏe :

- Quản lý có hồ sơ từng người và từng hộ gia đình thuộc các diện có nguy cơ mắc bệnh như
sản phụ, trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhân bệnh mãn tính như lao, phong, tâm thần, động kinh, cao
huyết áp...hoặc diện chính sách thương binh, gia đình liệt sĩ, người tàn tật....
- Thăm khám tại nhà cho các đối tượng được quản lý.
- Sử dụng y tế tư nhân tham gia quản lý sức khỏe cho các đối tượng trên.
2.4.10 Kiện toàn mạng lưới Y tế cơ sở :
- Có đủ số lượng cán bộ theo quy định :
+ Bác sĩ đa khoa
+ Nữ hộ sinh trung cấp (1-2), hay Y sĩ sản nhi


+ Y sĩ đa khoa
+ Y tá (có thể kiêm thêm dược tá), hoặc Y sĩ YHDT
-Tổ chức được Y tế Ấp
-Tổ chức được mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng.
- Bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên trạm và nhân viên mạng lưới (y tế ấp, nhân viên SK
cộng đồng).

Câu 2: Trình bày nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe tại cộng đồng? (3đ)
Nội dung chủ yếu của GDSK tại cộng đồng:
Là những nội dung cần được chú ý và ưu tiên trong các hoạt động GDSK cộng đồng;
những nội dung sau đây đang được ưu tiên trong chương trình GDSK ở nước ta hiện nay:
3.1.Giáo dục phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm lưu hành trong cộng đồng, trước hết là
phòng chống sốt rét, nhiễm HIV/AIDS, sốt xuất huyết, các bệnh tiêu chảy, các nhiễm trùng
đường hô hấp, thương hàn, lao phổi, viêm gan virus A,B, cúm A H1N1, cúm AH5N1,...; giáo
dục theo chương trình tiêm chủng mở rộng, giáo dục phòng chống dịch bệnh theo mùa (hè,
đông, xuân, lũ lụt...); giáo dục phòng chống dịch bệnh trong các tình huống khẩn cấp: thiên tai
lũ lụt,…
3.2.Giáo dục phòng chống các bệnh không truyền nhiễm nhưng có tính phổ biến trong cộng
đồng và có ảnh hưởng nhiều tới đời sống kinh tế, xã hội. Ví dụ phòng chống suy dinh dưỡng,

thiếu hụt các yếu tố vi lượng và vitamin, rối loạn thiết hụt iode, nghiện chích ma túy, mại dâm...
3.3. Giáo dục việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
3.4. Giáo dục sức khỏe cho thanh thiếu niên và học sinh các cấp là những đối tượng quan
trọng hiện tại và trong tương lai, với chuyên đề cụ thể về vệ sinh học đường, giới tính và sức
khỏe vị thành niên, phòng chống ma túy và nhiễm HIV/AIDS, bảo hiểm học đường...
3.5. Giáo dục phòng chống các bệnh nghề nghiệp, các loại tai nạn lao động, tai nạn giao
thông vận tải và các tai nạn rủi ro khác trong sinh hoạt.
3.6.Giáo dục bảo vệ môi trường sống, môi trường lao động, học tập,…
3.7. Giáo dục về sử dụng thuốc chữa bệnh an toàn và hợp lý, về dịch vụ và cung cấp thuốc
thiết yếu tại cộng đồng.
3.8. Giáo dục tăng cường sử dụng các phương pháp chữa trị không dùng thuốc, sử dụng cây
thuốc và các bài thuốc phương thức cổ truyền.
Câu 3: Ý nghĩa của chẩn đoán cộng đồng :
- Có thể phát hiện ra từ trong cộng đồng một bệnh trạng còn ở giai đoạn sớm của nó, phát hiện
các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh trạng.
- Do phát hiện sớm nên chẩn đoán cộng đồng (CĐCĐ) góp phần vào việc dự phòng cấp I (ngăn
ngừa không cho bệnh xảy ra), cũng như dự phòng cấp II (phòng ngừa bệnh tiến triển xấu, biến
chứng) và dự phòng cấp III (hạn chế di chứng, tử vong, hồi phục chức năng và giúp bệnh nhân hòa
nhập với cộng đồng).
- Còn một ý nghĩa quan trọng nữa là CĐCĐ giúp cho cộng đồng nhận thức đúng đắn các vấn đề
sức khỏe của mình để sẵn sàng tham gia giải quyết, đồng thời giúp cho cán bộ quản lý y tế nhắm
trúng vào các vấn đề đặc hiệu của từng cộng đồng riêng.


ĐỀ LẺ :
Câu 1 : ( Giống đề chẵn)
Câu 2 : Phương pháp GDSK tại cộng đồng:
Hình thức GDSK rất phong phú, song được quy trong 2 loại phương pháp chính:
4.1.Phương pháp một chiều: còn gọi là phương pháp giáo dục thụ động, là thực hiện giáo dục
mà không cần sự hồi đáp tức thời của đối tượng được giáo dục. Những hình thức giáo dục một

chiều là: Giảng bài kiểu thụ động, nói chuyện, thuyết trình, truyền thanh, truyền hình, chiếu
phim, băng video, đèn chiếu, áp phích, bích chương, tờ rơi, sách báo...
4.2.Phương pháp đa chiều: còn gọi là phương pháp giáo dục tích cực, là thực hiện giáo dục có
sự tham gia tích cực, chủ động của người được giáo dục với các hình thức trình bày và trao đổi
chuyên đề, thảo luận nhóm nhỏ, nhóm trọng tâm, nhóm đồng đẳng, phỏng vấn, hội thảo, tham
quan thực địa.
Mỗi loại phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, do đó việc lựa chọn phương pháp cho
một chương trình, một đợt GDSK phụ thuộc vào mục tiêu và đối tượng giáo dục, vào hoàn cảnh
thực tế cộng đồng (cấu trúc, quy mô, trình độ, tập quán...), vào phương tiện sử dụng và cả trình
độ thói quen của nhân viên giáo dục. Trên thực tế thường có sự kết hợp cả 2 phương pháp, với
nhiều hình thức giáo dục khác nhau (dùng lời nói, chữ viết, tranh ảnh, mô hình, các phương tiện
nghe nhìn khác nhau...) để cùng lúc tác động tới nhiều giác quan và gây đáp ứng trí nhớ nhờ
nhiều loại phương tiện.
Câu 3 : Yêu cầu của giáo dục sức khỏe tại cộng đồng:
Công tác GDSK cần đạt được những yêu cầu chính sau đây:
+ Tính khoa học: Là yêu cầu hàng đầu, bao gồm việc tuân thủ những chuẩn mực khoa học
kỹ thuật của nội dung giáo dục; bảo đảm tính hệ thống và hợp lý của chương trình giáo dục; đưa
ra được các phương pháp và phương tiện giáo dục phong phú và cập nhật thường xuyên.
+ Tính thực tiễn: Những nội dung trong chương trình giáo dục phải thiết thực, cụ thể, xuất
phát từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phải phù hợp với thực tế của địa phương nơi
tuyên truyền.
+ Tính quần chúng: Chương trìnhg GDSK phải phục vụ cho lợi ích của quần chúng, đưa ra
được các giải pháp biệp pháp dễ thực hiện, rẻ tiền, khả thi; phải động viên được mọi người trong
cộng đồng cùng tự giác tham gia; động viên được nguồn tài lực, vật lực cả của nhà nước, nhân
dân, của cá nhân.
+ Tính trực quan: Mọi nội dung chương trình GDSK phải được thể hiện hết sức cụ thể, dễ
hiểu, dễ nhận biết, bằng các phương pháp phương tiện gây được ấn tượng trực quan sâu sắc.
+ Tính vừa sức: Nội dung chương trình GDSK phải phù hợp cới trình độ hiểu biết và nhận
thức, tâm sinh lý giới tính và lứa tuổi, phong tục tập quán thói quen của đối tượng được giáo
dục.

+ Tính vững bền: Những nội dung chương trình GDSK phải được tái lập nhiều lần, bằng
nhiều phương tiện, hình thức để củng cố nhận thức, tạo lập và suy trì các hành vi, thói quen tốt
một cách lâu bền.


ĐÁP ÁN THI LẠI :
Câu 1 :
 Nguyên nhân nghiện rượu
- Do những quan niệm lệch lạc sai lầm cho rằng “làm đàn ông phải biết uống rượu”, do vậy
uống dần dần dẫn đến nghiện.
- Do stress: ở một số người do gặp phải những sự cô bất thường trong gia đình hoặc không
nhận được sự quan tâm của gia đình và xã hội, có những sự chán nản như thất tình hoặc ly hôn hoặc
những buồn bã tâm lý khác như thất nghiệp.
- Tính chất gia đình: con của người nghiện rượu dễ bị nghiện hơn con ở gia đình không
nghiện.
 Tác hại của rượu
-

Nếu như chúng ta lạm dụng uống rượu hằng ngày quá nhiều thì rượu sẽ gây tác hại

-

lớn cho sức khỏe. Rượu là nguyên nhân gây ra tử vong và phải tiêu tốn hàng tỷ đô la
cho việc đền bù các chi phí do uống rượu gây ra cũng như điều trị, mất hoặc giảm khả
năng lao động… Nghiện rượu sẽ dẫn đến tổn hại hàng loạt các chức năng cơ thể như
xơ gan, ung thư gan, rối loạn và sa sút trí tuệ do rượu. Ngoài ra, khi người mẹ nghiện
rượu còn ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi cũng như quá trình phát triển sau này
như chậm phát triển hoặc có những bất thường trong phát triển thể chất cũng như tinh
thần của trẻ. Những biểu hiện tác hại của rượu cụ thể như sau:
a) Về hệ tiêu hóa:


-

Rượu là nguy cơ gây một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm thực quản, viêm dạ

-

dày, xuát huyết dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy cấp tính và mạn tính. Nguy cơ phát triển
ung thư miệng, họng và thực quản do tổn thương trực tiếp màng nhầy tăng 18 lần ở
nhóm người có uống rượu thường xuyên và tăng 44 lần ở người vừa uống rượu vừa
hút thuốc lá so với nhóm người không sử dụng. Khi uống rượu, rượu được hấp thụ rất
nhanh, ngay khi mới vào dạ dày, rượu càng mạnh, bụng càng đói, uống càng nhiều,
hấp thu càng nhanh. Khoảng 5-10% rượu hấp thu tại dạ dày, làm tổn thương niêm mạc
dạy dày; đến đầu ruột non, 80% lượng rượu uống vào đã thấm vào máu, từ đó thâm
nhập vào tất cả các cơ quan nội tạng, nhiều nhất là vào não, sau đó đến gan và tích tụ
ở hai cơ quan này nhiều nhất và lâu nhất.
Rượu gây xơ gan với tỷ lệ 25-30% số người uống rượu. Bởi vì rượu làm thay đổi cấu
trúc gan, làm gan bị xơ cứng không thể đảm nhiệm vai trò khử độc và tổng hợp của
nó. Điều đó có thể kéo theo một loạt các rối loạn khác như xuất huyết tiêu hóa, giảm
protein, giảm áp lực keo, gây cổ trướng. Rượu cũng làm gan bị nhiễm mỡ và viêm gan


-

do tế bào gan bị phá hủy. Khi uống rượu, gan phải chuyển hóa 95% lượng rượu thành
nước và khí CO2 với khả năng lọc rất nhanh (một cốc rượu được xử lý trong vòng 1-2
giờ), nhưng thực tế trong 1 giờ, cơ thể chỉ xử lý được 8g rượu nguyên chất, do vậy
những phần không phân hủy kịp sẽ trở thành các sản phẩm trung gian như
acetaldehyd, là một chất rất độc với các loại tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Sản
phẩm trung gian khác là các gốc tự do, là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh ung

thư.
b) Về hệ tim mạch:

-

Nếu nhịn đói thì rượu thấm vào máu sau từ 15-30 phút, nếu ăn no thì sau khoảng 1

-

giờ rượu hòa tao vào nước của các cơ quan trong cơ thể. Có 60% các bộ phận cơ thể
bị ảnh hưởng. Trong trường hợp uống rượu quá nhiều, các rối loạn nhịp tim sẽ xuất
hiện. Rượu còn làm thoái hóa cơ tim và tăng huyết áp, từ đó có nguy cơ nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não và nghẽn mạch.
c) Về thận:

-

Rượu ngăn cản sự tổng hợp hoóc-môn chống lợi tiểu, làm tăng việc đào thải nước ở

-

thận, làm tăng lượng nước tiểu. Do vậy, người uống rượu sẽ khát nước nơn và muốn
uống nhiều nước hơn, đó là vòng luẩn quẩn.
d) Về tình dục:

-

Rượu làm giảm độ cương cứng của dương vật ở đàn ông, làm tăng nguy cơ xuất tinh

-


sớm và nguy cơ nữ hóa, có sự giảm hứng thú tình dục ở cả hai giới, đôi khi dẫn đến
vô sinh.
e) Về hệ thần kinh:

-

Rượu làm biến đổi chức năng của hệ thần kinh. Rượu ảnh hưởng lớn đến chức năng

-

nhận thức, rất nhiều các chức năng sẽ không hồi phục được. Rượu tác động vào tế bào
não, gây rối loạn dẫn truyền và xử lý thông tin, rối loạn giấc ngủ, làm giảm giấc ngủ
sâu (giấc ngủ hồi phục) và làm tăng giấc ngủ nông (giấc ngủ mơ). Do tác động trực
tiếp của chất độc lên não làm giảm trí thông minh và gây sa sút trí tuệ. Các dây thần
kinh ngoại vi cũng bị ảnh hưởng, làm viêm dây thần kinh, nhức đầu, co cơ, thậm chí
liệt.
f) Các tác hại khác:

-

Người phụ nữ có chồng nghiện rượu, nghiện ma túy là những người có nguy cơ phải
chịu bạo lực gia đình cao nhất. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, nghiện rượu và ma túy đã
làm tăng nguy cơ đánh đập phụ nữ cao gấp 4 lần. Nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ


-

của tai nạn và gây thương tích. Phụ nữ nghiện rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của thai nhi.

Bên cạnh đó, nếu người nghiện rượu bị bệnh cần dùng thuốc điều trị sẽ gây tác hại bất
lợi cho sức khỏe. Ví dụ, người nghiện rượu mắc bệnh lao, khi uống thuốc chống lao,
rượu sẽ ức chế chuyển hóa thuốc qua gan làm tăng độc tính của thuốc. Nếu dùng rượu
và thuốc aspirin, hai loại tác dụng với nhau gây chảy máu đường tiêu hóa. Rượu làm
tăng việc đào thải muối khoáng ra khỏi cơ thể, ở những người uống thuốc lợi tiểu mà
uống rượu thì càng làm tăng nguy cơ giảm muối khoáng và có thể có những triệu
chứng mất muối khoáng, đặc biệt là kali.

 Phòng nghiện rượu
-

Khôngnên uống rượu, đặc biệt là những dịp liên hoan, ngày lễ, Tết, phải biết chủ

-

động không được uống quá nhiều.
Khi gặp những điều không may nên gặp gỡ trao đổi với bạn bè, người thân. Tuyệt đối
không tìm đến rượu để uống giải sầu.

Câu 2: Các bước tiến hành một chương trình GDSK? 4đ
Mỗi chương trình, mỗi đợt GDSK có quy mô và phạm vi khác nhau, nhưng nhìn
chung đều được tiến hành theo các bước công việc chính sau đây:
+ Xác định vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên đưa ra giáo dục cho cộng đồng
(nhu cầu của cộng đồng). Ví dụ: vấn đề diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất
huyết trong cộng đồng,...
+ Xác định nhóm đối tượng và khảo sát sơ bộ các đặc điểm của nhóm đối tượng
có liên quan tới nội dung của GDSK.
+ Xác định mục tiêu và nội dung chương trình GDSK, chọn phương pháp,
phương tiện giáo dục, lập bảng giới hạn kinh phí, nhân lực, thời gian; tuyển chọn
và huấn luyện nhân viên giáo dục.

+ Tiến hành GDSK thí điểm cho một cộng đồng nhỏ để có kinh nghiệm và điều
chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp. Bước này có thể không cần thiết với
những hoạt động GDSK ở diện hẹp với cộng đồng đối tượng không lớn.
+ Triển khai chương trình GDSK ở diện rộng cho toàn bộ cộng đồng đối tượng.
Từng đợt có sơ kết để kịp thời điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
+ Tổ chức đánh giá kết quả toàn bộ chương trình GDSK, bổ sung những nội
dung chưa thực hiện được (đối chiếu với mục tiêu). Lập kế hoạch phát huy kết quả
chương trình GDSK cộng đồng./
Hết



×