Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KIỂM TRA môn tâm lí học và đạo đức y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.32 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC
-----o0o----Kiểm tra cuối môn :
TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC
Thời gian 60 phút, 60 câu hỏi.
Cách làm bài: Mỗi câu chọn 1 ý đúng nhất
Mỗi câu đúng được 0,1 điểm, tổng điểm = 6 điểm.
Câu 1. Tâm lý học là môn khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống hành vi của con người được
thể hiện qua:
a/ Động cơ (motives), cảm động(emotion), hành vi (behavior) và các hoạt động (actions).
b/ Động cơ (motives), cảm xúc (emotion), thái độ (attitude) và cân bằng (balances).
c/ Động cơ (motives), cảm xúc (sensitive), thái độ (attitude) và các hoạt động (actions).
d/Tất cả các câu a, b, c đều đúng.
Câu 2. Động cơ được chia thành 4 loại (chọn câu sai):
a/ Động cơ mang tính sinh học.
b/Động cơ mang tính cá nhân.
c/Động cơ mang tính xã hội
d/Động cơ ý thức.
Câu 3. Thái độ được chia ra làm:
a/ Thái độ tích cực, thái độ tiêu cực và thái độ trung gian.
b/ Thái độ tích cực và thái độ tiêu cực.
c/ Thái độ tích cực, thái độ tiêu cực và thái độ trung dung.
d/ Thái độ tích cực, thái độ tiêu cực và thái độ trung dũng.
Câu 4: Leventhal đã đưa ra mô hình tự điều chỉnh về nhận thức bệnh tật. Mô hình này bao
gồm 3 giai đoạn:
a/ Giai đoạn tranh giải, Giai đoạn thích ứng, Giai đoạn đánh giá lại.
b/ Giai đoạn phiên giải, Giai đoạn kích ứng, Giai đoạn đánh giá lại.
c/ Giai đoạn phiên giải, Giai đoạn thích ứng, Giai đoạn đánh giá lại.
d/ Giai đoạn phiên giải, Giai đoạn thích ứng, Giai đoạn nhận xét lại.
Câu 5. Theo quá trình tiến triển của bệnh tật, tâm lý của bệnh nhân:
a/ Lúc đầu là sợ hãi (biểu lộ phản ứng tự vệ mang tính bản năng) đến lo âu, mắc cảm khi bệnh


được xác định và nếu quá trình điều trị kéo dài sẽ khiến bệnh nhân buồn chán, có cảm giác mất
mát và trầm cảm..
b/ Có những bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, bực tức do không được chủ động trong cuộc
sống của bản thân.
c/ Có những bệnh nhân quay trở lại trang thái trẻ thơ, luôn ỷ lại và lấy mình trở thành tâm điểm
chú ý của những người khác.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 6: Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi được Prochaska và Clemente phát triển vào năm
1970 bao gồm 6 giai đoạn theo trật tự sau:
a/ Chuẩn bị hành động Tiền nhận thức, Nhận thức, Hành động, Duy trì, Tái phát.
b/ Tiền nhận thức, Nhận thức, Chuẩn bị, Duy trì, Hành động, Tái phát.
c/ Tiền nhận thức, Nhận thức, Chuẩn bị, Hành động, Duy trì, Tái phát.
d/ Tiền nhận thức, Chuẩn bị hành động Nhận thức, Tái phát, Duy trì.

1


Câu 7. Nghiên cứu nổi tiếng của ...............đã chứng minh được mối liên quan giữa hút thuốc lá
và ung thư phổi. Từ đó cho đến nay hút thuốc lần lượt được chứng minh là có tương quan với các
bệnh lý tim mạch và một loạt các ung thư khác như ung thư họng, phế quản, dạ dày.:
a/ Friedman và Kimball (1986)
b/ Doll và Hill (1954).
c/ Prochaska và Clemente (1970).
d/ Tất cả 3 câu trên đều sai.
Câu 8. Các nguyên tắc tư vấn trong giai đoạn nhận thức (chọn câu sai):
a/ Gợi mở suy nghĩ tích cực của bệnh nhân.
b/ Giúp bệnh nhân xác định rõ những lợi ích của việc thay đổi hành vi
c/ Giúp bệnh nhân sửa đổi kế hoạch cho hợp lý.
d/Gợi ý thử nghiệm.
Câu 9. Những dấu hiệu chính thể hiện việc không tuân thủ bao gồm (chọn câu sai):

a/ Bệnh nhân có thể thể hiện sự thụ động và thiếu hợp tác với nhân viên y tế.
b/ Hoặc bệnh nhân tự nhiên tuân theo một cách mù quáng.
c/ Đáp ứng với chế độ điều trị.
d/ Bệnh nhân mơ hồ về các triệu chứng lâm sàng của mình.
Câu 10. Cơ chế tâm lý của không tuân thủ:
a/ Do giao tiếp kém giữa nhân viên y tế và bệnh nhân dẫn đến kết quả là bệnh nhân thiếu hiểu
biết về quá trình điều trị và tại sao việc điều trị này lại đóng vai trò quan trọng.
b/ Mối quan hệ giữa nhân viên y tế - bệnh nhân kém khiến cho người bệnh thiếu sự tin tưởng và
cảm giác không được chăm sóc nên họ tự thiết lập kế hoạch cho bản thân.
c/ Câu a + b đúng
d/ Câu a + b sai
Câu 11. Lạm dụng rượu làm tăng khả năng bị mắc một số bệnh như sau, ngoại trừ:
a/ Xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy.
b/ Hạ huyết áp.
c/ Giảm trí nhớ.
d/ Tăng việc tự gây thương tích cho bản thân và gây tai nạn.
Câu 12. “………………………..” là nhiệm vụ quan trọng trong ngành y tế. Để đạt được
mục tiêu này trách nhiêm trực tiếp thuộc về 3 nhóm đối tượng: người kê đơn (bác sĩ điều trị
), dược sĩ lâm sàng (DSLS) và nguời sử dụng thuốc trong đó DSLS đóng vai trò là cầu nối
giữa bác sĩ - người đưa ra y lệnh và người sử dụng - nguời phải thực hiện y lệnh.
a/ Sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
b/ Kết hợp đông tây y.
c/ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
d/ Người Nam dùng thuốc Nam..
Câu 13. Tác hại của việc hút thuốc thụ động:
a/ Có mối tương quan mật thiết giữa hút thuốc thụ động với ung miệng ở người trẻ tuổi và một số
bệnh lý hô hấp ở trẻ em.
b/ Có mối tương quan mật thiết giữa hút thuốc thụ động với ung thư phổi ở người trẻ tuổi và một
số bệnh lý dạ dày ở trẻ em.
c/ Có mối tương quan mật thiết giữa hút thuốc thụ động với ung thư gan ở người trẻ tuổi và một

số bệnh lý răng miệng ở trẻ em.
d/ Có mối tương quan mật thiết giữa hút thuốc thụ động với ung thư phổi ở người trẻ tuổi và một
số bệnh lý hô hấp ở trẻ em.
Câu 14. Trong thực hành lâm sàng, có rất nhiều hành vi có liên quan mật thiết tới quá trình điều trị
như:
a/ Hút thuốc lá, chế độ ăn uống, hoạt động thể lực.
b/ Uống rượu, chế độ ăn uống, hoạt động thể lực..
2


c/ Hút thuốc lá, uống rượu, hoạt động thể lực.
d/ Hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống, hoạt động thể lực.
Câu 15. Dấu hiệu nhận bệnh nhân đang tức giận:
a/ Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng ngôn ngữ không lời như im lặng, từ chối việc bắt tay.
b/ Bệnh nhân có thể biểu hiện ngồi im không nhúc nhích.
c/ Câu a + b đúng
d/ Câu a + b sai
Câu 16. Giao tiếp với bệnh nhân im lặng, cách nhận biết (chọn câu sai):
a/ Bệnh nhân này chắc chắn thể hiện bằng việc rất ít nói khi chúng ta hỏi.
b/ Bệnh nhân có thể thể hiện qua một số ngôn ngữ không lời như né tránh nhân viên y tế, ngồi xa
nhân viên y tế hơn bình thường, không nhìn vào mắt nhân viên y tế, tránh sự liên hệ hay tiếp xúc.
c/ Bệnh nhân có thể tỏ ra lo lắng, b
iểu hiện bằng hành vi cắn móng tay, hay ngồi gấp giấy.
d/ Bệnh nhân thể hiện là đang rất vui với đôi mắt nhấp nháy.
Câu 17. Cơ chế tâm lý của nhóm bệnh nhân im lặng:
a/ Trong một số gia đình hay một số tập tục địa phương thì trẻ em, phụ nữ, tầng lớp dưới thường
không được tự do bày tỏ quan điểm của mình khi chưa được phép.
b/ Đôi khi việc im lặng khiến cho bệnh nhân cảm thấy không sợ hãi hay lo lắng về bệnh tật của
mình và im lặng dường như là một yếu tố bảo vệ.
c/ Im lặng cũng là biểu hiện thường thấy ở những người có tính cách thụ động.

d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 18. Giao tiếp với bệnh nhân có nhiều đòi hỏi, cách nhận biết (chọn câu sai):
a/ Nhận thấy những dấu hiệu của sự tức giận.
b/ Bệnh nhân có thể có những biểu hiện hành vi khác như cắn móng tay, đi đi lại lại trong phòng,
không chú ý tới những việc chung quanh…
c/ Những biểu hiện này có thể diễn tả qua nét mặt vui tươi, hớn hở.
d/ Những đòi hỏi này có thể được bệnh nhân đưa ra đề nghị một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 19. Giao tiếp với bệnh nhân đang tức giận, cách nhận biết:
a/ Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng ngôn ngữ không lời như im lặng.
b/ Từ chối việc bắt tay.
c/ Ngồi im không nhúc nhích
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 20. Một số điểm chú ý khi khai thác thông tin ở trẻ :
a/ Hầu hết trẻ 2,5 tuổi – 3 tuổi có thể nói ra những ý nghĩ và cảm nhận của bản thân với nhân
viên y tế.
b/ Trẻ em thường không tiết lộ những thông tin mà nhà lâm sàng hỏi một cách trực tiếp.
c/ Trẻ em có thể tự do nói những ý kiến của mình về bất kỳ vấn đề gì, cho dù đó là vấn đề nhạy
cảm và thường không cần phải nài ép hay khẩn khoản yêu cầu.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 21. Tuổi vị thành niên:
a/ Từ 3-6 tuổi.
b/ Từ 6-9 tuổi.
c/ Từ 10-19 tuổi.
d/ Từ 19-24 tuổi.
Câu 22. Các vấn đề sức khỏe liên quan tới hành vi trong nhóm tuổi vị thành niên:
a/ Có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
b/ Những xung đột hay bạo lực mang tính cá nhân, xuất hiện ý tưởng và hành vi tự tử, sử dụng
rượu, hút thuốc lá và chất gây nghiện.
c/ Câu a + b đều đúng.
d/ Câu a + b đều sai.

3


Câu 23. Sự phát triển bình thường ở tuổi vị thành niên được chia thành 3 giai đoạn:
a/ Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (từ 11 – 14 tuổi).
b/ Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên (từ 15 – 17 tuổi).
c/ Giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên (từ 18 – 24 tuổi.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 24. Đặc điểm phát triển mang tính xã hội giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên:
a/ vai trò của bạn cùng lứa tuổi tăng trong khi vai trò của gia đình giảm.
b/ Tình bạn lý tưởng thường xuất hiện trong cùng giới.
c /Do sự tò mò về phát triển giới tính nên trong giai đoạn này dễ dẫn đến thử quan hệ tình dục,
cũng có thể xuất hiện tình dục đồng giới.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 25. Việc phỏng vấn đối tượng ở nhóm tuổi vị thành niên thường theo một trật tự các phần
được viết tắt là:
a/ HEADS
b/ HEADSS
c/ HAEDD
d/ HEDASS
Câu 26. Mối liên hệ giữa nhân viên y tế nữ và bệnh nhân (chọn câu sai):
a/ Nhân viên y tế nữ thường không thích khám cho nữ giới.
b/ Nhân viên y tế nữ thường dành nhiều thời gian để giao tiếp với bệnh nhân hơn là nhân viên y
tế là nam giới.
c/ Nhân viên y tế là nữ thường dành nhiều thời gian để khai thác các thông tin liên quan tới tiền
sử và các vấn đề khác liên quan tới bệnh tật nhiều hơn là nhân viên y tế nam.
d/ Nhân viên y tế là nữ thường dành nhiều thời gian hơn để tư vấn, hướng dẫn, thảo luận về các
vấn đề liên quan tới tâm lý, xã hội hơn là nhân viên y tế nam.
Câu 27 Nghiên cứ Tuskegee: Năm 1928 là nghiien cứu về bệnh gì?
a/ Lậu

b/ Giang mai.
c/ AIDS
d/ Sùi mào gà.
Câu 28. Văn bản quốc tế đầu tiên về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có sử dụng con
người là:
a/ Quy tắc quốc tế về y đức dành cho điều dưỡng viên.
b/ Thực hành y học tốt
c/ Điều lệ Nuremberg
d/ Quyền con người.
Câu 29.Tại Việt Nam, danh y Hải Thượng Lãn Ông (1724-1791) đã dạy học trò bằng ......
điều y đạo:
a/ 8
b/ 9
c/11
d/ 12
Câu 30. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp:
a/ Cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công
với cách mạng, phụ nữ có thai.
b/ Cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công
với cách mạng, phụ nữ có thai.
c/ Cấp cứu, trẻ em dưới 18 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 60 tuổi trở lên, người có công
với cách mạng, phụ nữ có thai.
d/ Các câu trên đều đúng.
4


Câu 31. Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức y học (chọn câu sai):
a/ Tôn trọng quyền tự chủ.
b/ Có lòng nhân ái (Tính từ thiện).
c/ Không làm việc có hại.

d/ Cung cấp rộng rãi thông tin của bệnh nhân.
Câu 32. Những thông tin chăm sóc mà bệnh nhân muốn biết từ điều dưỡng viên thường là:
a/ Tên thuốc và liều dùng, cách sử dụng thuốc.
b/ Hôm nay cần làm những xét nghiệm gì? Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì để đi làm xét
nghiệm?
c/ Ai sẽ đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm? Thời gian chờ đợi và đi lại mất bao lâu?...
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 33. Trong “Thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế” ngày 27/2/1955, Hồ Chủ Tịch đã viết: “Thương
yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác
cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ
vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi
họ đau đớn cũng như mình đau đớn............................................, câu nói ấy rất đúng”.
a/ “Lương y phải như từ mẫu”
b/ “ Nhà giàu đứt tay như ăn mày đổ ruột”
c/ “Thầy thuốc giỏi đồng thời phải như người mẹ hiền”.
d/ “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”
Câu 34. Có bao nhiêu điều Quy định về đạo đức nghề Dược;
a/ 8
b/ 9
c/10
d/ 12
Câu 35. Quy tắc 3 Kiểm tra trong tiêm chích thuốc là:
a/ Tên người bệnh
b/ Tên thuốc
c/ Liều thuốc
d/ Tất cả 3 ý trên.
Câu 36. Quy tắc 5 đối chiếu trong tiêm chích thuốc là:
a/ 1. Số giường, số phòng ,2. Nhãn thuốc, 3. Chất lượng thuốc, 4. Đường tiêm thuốc, 5. Thời hạn
dùng thuốc.
b/ 1. Số buồng bệnh, 2. Nhãn thuốc, 3. Chất lượng thuốc, 4. Đường tiêm thuốc, 5. Thời hạn dùng

thuốc.
c/ 1. Số phòng, 2. Nhãn thuốc, 3. Chất lượng thuốc, 4. Đường uống thuốc, 5. Thời hạn dùng
thuốc.
d/ 1. Số bệnh nhân, 2. Nhãn thuốc, 3. Chất lượng thuốc, 4. Đường tiêm thuốc, 5. Số lần dùng
thuốc.
Câu 37. Bệnh nhân hôn mê thì quyền bệnh nhân được thực hiện bởi:
a/ Công ty bảo hiểm.
b/ Từ bạn bè.
c/ Từ những người đại diện hợp pháp của bệnh nhân.
d/ Bác sĩ.
Câu 38. Bộ Y tế phát động cuộc vận động về thuốc như sau:
a/ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
b/ Người Nam dùng thuốc Nam.
c/ Kết hợp đông tây y.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 39. Quyền được khám bệnh và chữa bệnh theo Luật Khám chữa bệnh:
5


a/ Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh ở nơi công dân cư trú, lao động, học tập.
b/ Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nào. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp nhận và xử trí mọi trường hợp cấp cứu.
c/ Câu a + b đúng
d/ Câu a + b sai
Câu 40. Luật Dược hiện nay đang áp dụng là:
a/ Luật Dược 2005.
b/ Luật Dược 2016.
c/ Luật Dược 2010.
d/ Luật Dược 2009

Câu 41. Trách nhiệm của người bệnh:
a/ Tôn trọng thầy thuốc và nhân viên y tế, chấp hành những quy định trong khám bệnh, chữa
bệnh.
b/ Giúp đỡ, bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ làm nhiệm vụ.
c/ Phải trả một phần chi phí y tế theo quy định chế độ thu chi phí y tế.
d/ Câu a + c đúng.
Câu 42. Quy định về Y đức gồm bao nhiêu điều:
a/ 8
b/ 9
c/11
d/ 12
Câu 43. Theo chế độ giao tiếp trong bệnh viện, người bệnh và người nhà người bệnh phải:
a/ Chấp hành các quy định của cơ sở khám, chữa bệnh
b/ Tôn trọng và lịch sự đối với thầy thuốc và nhân viên y tế, không được lăng mạ, xúc phạm đến
nhân phẩm, danh dự hoặc dùng vũ lực đe dọa đối với thầy thuốc và nhân viên y tế.
c/ Tuyệt đối không được gợi ý, môi giới gửi tiền bồi dưỡng để được phục vụ sớm.
d/ Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 44. Điền vào khẩu hiệu sau: “Bệnh nhân đến: Đón tiếp niềm nở; Bệnh nhân ở: Chăm
sóc tận tình; Bệnh nhân về: ......................................................”
a/ Nhớ thu viện phí đầy đủ.
b/ Dặn dò chu đáo.
c/Hẹn gặp lại lần sau.
d/ Chúc may mắn.
Câu 45. Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ
của cán bộ y tế hướng tới........................................................”
a/ Sự hài lòng của người bệnh.
b/ Sự an tâm của người bệnh.
c/ Sự thỏa mãn của người bệnh.
d/ Sự thoải mái của người bệnh.
Câu 46. Thông tư nào của Bộ Y tế Hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng.

a/ Thông tư số 03/2012/TT-BYT
b/ Thông tư số 07/2014/TT-BYT
c/ Thông tư số 36/2016/TT-BYT
d/ Thông tư số 39/2016/TT-BYT
Câu 47. Florence Nightingale (1820-1910) là ai?
a/ Người sáng lập ra ngành dược lâm sàng thế giới
b/Người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới
c/ Người sáng lập ra ngành dược hóa học thế giới
6


d/ Người sáng lập ra ngành đông dược thế giới
Câu 48. Ông Tổ của ngành dược thế giới là:
a/Hoa Đà.
b/ Hyppocrate.
c/Gallien.
d/Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 49. Biểu tượng của ngành Dược:
a/ Xuất phát từ Hy Lạp cổ đại.
b/ Xuất phát từ nước Pháp.
c/ Xuất phát từ Trung Quốc.
d/ Xuất phát từ Ấn Độ.
Câu 50. Hyppocrate, 460 trước CN:
a/Nhà đại lực sĩ.
b/Được tôn vinh là tổ sư của ngành y thế giới.
c/Nhà văn nổi tiếng thế giới.
d/ Được tôn vinh là tổ sư của ngành dược thế giới.
Câu 51. Chữ Rp trong toa thuốc có ý nghĩa:
a/ = viết tắt của chữ “Récipe”
b/“ Hãy dùng toa thuốc này như sau”.

c/Câu a+b đều đúng.
d/ Câu a+b đều sai.
Câu 52.Biểu tượng của ngành Dược:
a/Hình tượng 1 cái bát có chân, xung quanh có con rắn quấn, leo từ dưới lên miệng bát.
b/Cái bát: đựng thuốc của công chúa Hygie.
c/Con rắn thần Epidaure: sự khôn ngoan và thận trọng.
d/Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 53.Biểu tượng của ngành Dược có ý nghĩa:
a/ Được dùng như sự liên lạc giữa y học cổ truyền và y học hiện đại.
b/ Được dùng như biểu hiện sự thần bí.
c/ Được dùng như biểu hiện sự khoa học.
d/ Được dùng như biểu hiện sựquyền lục tối cao.
Câu 54. Ông Tổ của ngành dược Việt Nam là:
a/Hoa Đà.
b/Tuệ Tĩnh.
c/Lý Thời Trân.
d/Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 55. Phương châm Tuệ Tĩnh thiền sư là:
a/Thầy thuốc dở cũng đỡ xóm làng.
b/Lương y như từ mẫu.
c/Người Nam dùng thuốc Nam.
d/Kết hợp đông tây y.
Câu 56. Nội dung nào sau đây không nằm trong tiêu chuẩn đạo đức chung dành cho nhân
viên y tế:
a/ Luôn đặt quyền lợi của bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu.
b/ Tôn trọng nhân phẩm và sự riêng tư của bệnh nhân.
c/ Trung thực và đáng tin cậy.
d/ Luôn sử dụng các đức tin cá nhân của bản thân trong chăm sóc bệnh nhân.
7



Câu 57.Chọn câu đúng nhất về thông tin cần cung cấp để bệnh nhân tự đồng ý, lựa chọn:
a/ Thời gian làm xét nghiệm/can thiệp.
b/ Theo dõi tình trạng bệnh nhân sau khi can thiệp như thế nào?
c/ Giá thành của một liệu pháp điều trị, xét nghiệm, can thiệp, chăm sóc.
d/ Tất cả các thông tin trên.
Câu 58. Khi giao tiếp với trẻ vị thành niên, nội dung nào sau đây nên hạn chế hỏi trẻ:
a/ Có thai.
b/ Chia sẽ thông tin của trẻ cho cha mẹ.
c/ Chế độ ăn kiêng.
d/Sử dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện.
Câu 59. Chọn câu đúng nhất cho vấn đề sức khỏe liên quan tới hành vi nhóm tuổi vị thành
niên:
a/ Có thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
b/ Có thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục và những xung đột hay bạo lực
mang tính cá nhân.
c/Có thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, những xung đột hay bạo lực mang
tính cá nhân và xuất hiện ý tưởng và hành vi tự tử.
d/ Có thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, những xung đột hay bạo lực mang
tính cá nhân, xuất hiện ý tưởng và hành vi tự tử, sử dụng rượu, hút thuốc lá và chất gây nghiện.
Câu 60. Không phải là nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh trở nên tức giận:
a/ Do việc điều trị trước đó thất bại.
b/ Do cách cư xử của những người trong gia đình về vấn đề bệnh tật củ bản thân.
c/ Biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị tâm lý.
d/Căng thẳng liên quan công việc hay gia đình.
Câu 61. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau nói về những nguyên nhân chính giúp cho
bệnh nhân tuân thủ điều trị:
a/ Hỗ trợ người bệnh vượt qua những trở ngại để có thể tuân thủ
b/ Tập trung vào giải quyêt chất lượng cuộc sống chung cho bệnh nhân
c/ A và B đều đúng

d/ Không có câu nào đúng
Câu 62. Sau đây là những nguyên tắc nhà tư vấn sử dụng thích ứng với giai đoạn chuẩn bị
của bệnh nhân trong tư vấn thay đổi hành vi, ngoại trừ:
a/ Tổng kết các lý do khiến bệnh nhân xác định cần thay đổi hành vi
b/ Giúp xác định rõ những lợi ích của việc thay đổi hành vi
c/ Xác định thời điểm bắt đầu thay đổi
d/ Khuyến khích bệnh nhân cam kết với những người trong gia đình, bạn bè về quyết định thay
đổi hành vi.

8



×