Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thế giới nhân vật trong tập truyện con vẹt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.46 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------

VŨ THỊ KIM CHÀ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TẬP TRUYỆN CON VẸT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------

VŨ THỊ KIM CHÀ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TẬP TRUYỆN CON VẸT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. BÙI THÙY LINH

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo
ThS Bùi Thùy Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho
em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh
viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành khóa luận này.
Với điều kiện, thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, đề tài
của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được sự
góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày …tháng…năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Kim Chà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
các số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày ... tháng ...năm 2019
Sinh viên


Vũ Thị Kim Chà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN CON VẸT ....... 5
1.1 Khái niệm................................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm nhân vật ........................................................................ 5
1.1.2.Khái niệm thế giới nhân vật............................................................... 7
1.2 Bảng khảo sát ........................................................................................... 8
1.3 Xét từ góc độ phân hóa tầng lớp, đẳng cấp.............................................. 8
1.3.1. Nhân vật thuộc tầng lớp cai trị......................................................... 9
1.3.2. Nhân vật thuộc tầng lớp thương nhân ............................................ 12
1.3.3. Nhân vật thuộc tầng lớp nhân dân lao động .................................. 14
1.4 Xét từ góc độ giới tính ........................................................................ 17
1.5 Xét theo đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn về loài vật ....................... 21
1.5.1. Con vật thông minh......................................................................... 21
1.5.2. Con vật ngốc nghếch....................................................................... 24
1.5.3. Con vật gian xảo, ác độc ................................................................ 26
1.6 Tiểu kết .................................................................................................. 27
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TẬP TRUYỆN CON VẸT ................................................................. 28



2.1 Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật thông qua bố cục ..................... 28
2.2 Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật thông qua ngôn ngữ................. 30
2.2.1. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................... 30
2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 31
2.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ........................................................... 33
2.2.4. Ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................. 35
2.3 Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật thông qua hành động ............... 36
2.4 Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật thông qua kiểu nhân vật cặp đôi
...................................................................................................................... 37
2.4.1. Cặp nhân vật tương đồng ............................................................... 38
2.4.2 Cặp nhân vật tương phản ................................................................ 40
2.5 Tiểu kết .................................................................................................. 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn ở Châu Á, một trong những cái nôi của
nền văn minh của nhân loại. Nền văn hóa, văn học Ấn Độ có sự lan tỏa và ảnh
hưởng mạnh mẽ đến văn học của nhiều nước trên thế giới trong đó đặc biệt là
các nước Đông Nam Á. Ấn Độ là quê hương của đạo Balamon và đạo Phật.
Văn hóa Campuchia tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, tiêu biểu là tác phẩm
Riêmkêm mang nhiều dấu ấn thời đại, công trình nổi tiếng Angkor wat. Ở
Việt Nam dấu ấn đó có thể tìm thấy trong các truyện cổ dân gian, trong kiến
trúc chùa chiền, Phật giáo và những bia đá có ghi chép kinh Vê đa trên các
đền tháp cổ của người Chăm. Ở những khía cạnh nào đó nền văn hóa Ấn Độ
ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn học Việt Nam. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện rất

rõ trong các tác phẩm văn học dân gian như Tấm Cám, Thầy bói xem voi,
Thạch Sanh ... và một số các truyện khác lấy cốt truyện của Ấn Độ.
Ở nước ta việc nghiên cứu văn học Ấn Độ chủ yếu tập trung vào hai bộ
sử thi vĩ đại Ramayana và Mahabharata, thơ văn của Tago. Nhưng bên cạnh
đó văn học Ấn Độ còn có một kho tàng truyện dân gian rất phong phú và đặc
sắc vào bậc nhất thế giới mà chúng ta chưa tìm hiểu sâu. Đó là thành quả của
sự thông minh, mưu trí, và giàu trí tưởng tượng của nhân dân Ấn Độ. Bằng sự
yêu thích của bản thân với truyện cổ Ấn Độ chúng tôi tập trung nghiên cứu
về đề tài Thế giới nhân vật trong tập Truyện con vẹt hi vọng có thể đóng góp
một phần nhỏ bé vào các nghiên cứu về truyện cổ dân gian Ấn Độ.
Hiện nay việc học và nghiên cứu văn học Ấn Độ ở nước ta còn nhiều
khoảng trống. Truyện con vẹt là một trong những trường hợp ấy. Truyện con
vẹt là tập truyện dài và nổi tiếng của Ấn Độ. Với tính chất triết lí và ngụ ngôn,
truyện đã mang lại nhiều bài học sâu sắc cho người đọc. Nghiên cứu tập
truyện sẽ giúp chúng tôi cảm thụ được cái hay cái đẹp và giá trị tư tưởng của
tác phẩm. Việc nghiên cứu đề tài giúp người viết có những nền tảng kiến thức
nhất định phục vụ quá trình học tập và giảng dạy của bản thân trong tương lai.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bài viết Nghiên cứu truyện cổ dân gian và ngữ văn học (trích trong tác
phẩm Folklore thế giới: Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Frank Prochan
chủ biên, Ngô Đức Thịch dịch, 2005) bài nghiên cứu quan tâm đến cơ chế lưu
truyền văn học dân gian [10]. Trong bài viết tác giả đã phân tích đặc điểm cơ
chế lưu truyền văn học dân gian của Carl Wilhelm Von Sydow. Người viết đã
phân tích những nghiên cứu trong lĩnh vực truyện cổ dân gian của nhà Ấn Độ
học Theodor Benfey. Nhà Ấn Độ học cho rằng “Panchatantra, một t uyển tập
truyện cổ tích Ấn Độ cổ, đã đến châu Âu vào thời kỳ Trung Cổ, thông qua các

bản dịch từ tiếng Sanscrit sang tiếng Ba Tư Trung Cổ và từ đó lại được dịch
tiếp sang tiếng Syri, tiếng Do Thái và cuối cùng được dịch sang các khẩu ngữ
châu Âu”. “Theodor Benfey đã đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng văn hoá quan
trọng của phương Đông đến châu Âu vào thời kỳ Trung cổ, và sự ảnh hưởng
này không chỉ giới hạn ở bản dịch Panchatantra, mà còn thể hiện rõ trong
việc chuyển dịch nhiều cuốn sách tương tự của các dân tộc sang các ngôn ngữ
châu Âu khác”. Người viết đã đem so sánh Panchatantra với Công trình các
thể loại cổ tích của Aarne để chứng minh sự khác biệt. Như vậy bài viết đã
nghiên cứu một cách khái quát về truyện cổ dân gian Ấn Độ tập truyện
Panchatantra.
Luận án So sánh Truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ của Nguyễn Thị Thu
Trang, so sánh gần 140 truyện cổ tích của Việt Nam và Ấn Độ [7]. Trong luận
án tác giả đã so sánh bản truyện thuộc type truyện “chàng trai khỏe” và nhóm
type truyện về “người tốt bụng và kẻ xấu bụng” của Việt Nam và Ấn Độ về
kết cấu, nhân vật và các motif cơ bản của các type truyện. Trên cơ sở đó luận
án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong truyện cổ tích thần kì
giữa hai nước đồng thời lí giải sự khác biệt.
Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu So sánh các dị bản truyện Thầy bói
sờ voi, đã so sánh dị bản truyện của Ấn Độ và Việt Nam [11]. Ông đã phân
tích những điểm giống và khác nhau giữa dị bản của truyện cổ Ấn Độ và Việt
Nam từ đó lí giải nguyên nhân. Những lí giải của tác giả rất thuyết phục
người đọc đó là do tập quán, tâm lý, văn hóa… của mỗi dân tộc.


Trong bài viết Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và truyện
lồng khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á của tác giả Nguyễn
Ngọc Bảo Trâm đã giới thiệu về kiểu kết cấu trong truyện cổ dân gian Ấn Độ
[9]. Bài nghiên cứu đã nêu những đặc điểm về kết cấu cốt truyện lồng truyện,
truyện lồng khung của một số truyện dân gian Ấn Độ như Jataka (Chuyện
tiền thân Đức Phật), Panchatantra, Katha Sarit Sagara (Đại dương truyện),

Truyện con vẹt, Truyện hai mươi đêm hỏi đáp, Hai mươi lăm truyện của Ma
cà rồng (Vetalapanchavimchatika). Bài viết trình bày một cách sơ lược kết
cấu của Truyện con vẹt.
Giáo trình Văn học Ấn Độ do GS.TS Lưu Đức Trung viết, ông đã khái
quát về quá trình hình thành Truyện con vẹt tóm tắt cốt truyện và đặc điểm
nghệ thuật của truyện cổ nói chung [8].
Bài viết của tác giả Đặng Quốc Minh Vương có tựa đề Kiểu truyện con
vật tinh ranh những nẻo đường tiếp nhận đã giới thiệu khái quát về tập
Truyện con vẹt [12]. Tác giả trình bày một cách rất khái quát về kiểu truyện
nhân vật tinh ranh trong truyện cổ dân gian Ấn Độ. Nhân vật con vẹt được
người viết phân tích sơ lược là một con vật tinh ranh, khôn ngoan với những
biểu hiện của nó.
Như vậy qua quá trình tìm hiểu của người viết, các nghiên cứu về
Truyện cổ dân gian Ấn độ còn rất hạn chế. Đặc biệt chưa có một nghiên cứu
cụ thể nào về Truyện con vẹt. Vấn đề Thế giới nhân vật trong tập Truyện con
vẹt vẫn là một vẫn đề còn bỏ ngỏ để chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Người viết thực hiện đề tài này với những mục đích sau:
- Xác định các kiểu loại nhân vật trong tập Truyện con vẹt.
- Chỉ ra nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của tác giả dân gian.


3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: Nhân vật,
thế giới nhân vật.
- Đặc điểm thế giới nhân vật trong tập Truyện con vẹt.
- Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tập Truyện con vẹt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu.

- Thế giới nhân vật trong tập Truyện con vẹt.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Với đề tài Thế giới nhân vật trong tập Truyện con vẹt chúng tôi tập
trung khảo sát tập Truyện con vẹt trong văn bản Truyện cổ dân gian Ấn Độ
(Cao Huy Đỉnh, Lê Sơn, Đào Phương Bình dịch, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội - 1995).
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tôi đã vận dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
Các thao tác khoa học: phân tích, tổng hợp , bình giảng…
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Các loại nhân vật trong tập Truyện con vẹt
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong
tập Truyện con vẹt


NỘI DUNG
Chương 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN CON VẸT

1.1 Khái niệm
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng,
2002), khái niệm nhân vật được hiểu theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất: nhân vật “là người có một vai trò nhất định trong xã hội”[6].
Thứ hai: nhân vật “là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể
hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật”[6].

Như vậy có thể thấy khái niệm nhân vật không những được sử dụng
trong văn học mà còn sử dụng ở các lĩnh của xã hội như: văn hóa, chính trị.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, người viết sử dụng khái
niệm nhân vật được hiểu theo nghĩa thứ hai tức là nhân vật trong lĩnh vực
văn chương.
Nhân vật là yếu tố trung tâm không thể thiếu của tác phẩm văn học.
Chính vì vậy việc hiểu đúng khái niệm nhân vật rất quan trọng, nó sẽ giúp
người nghiên cứu và người tiếp nhận có được những nền tảng cơ sở để nắm
được ý nghĩa của tác phẩm văn học.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhân vật:
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi, Nxb Giáo dục, 2015) định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể là tên
riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…). Khái niệm nhân vật văn học cũng
có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người nào cả mà chỉ
một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật mang tính ước lệ không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong cuộc sống” [4; 202].


Trong sách Lí luận văn học (Phương Lựu, Trần Đình Sử, ...Nxb Giáo
dục, 2002) tác giả cho rằng: “Nhân vật văn học được xem là những con người
được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [5; 227].
Đó có thể là những nhân vật không tên hoặc có tên, hay cũng có thể là những
con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma
quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người…Khái niệm nhân
vật có khi được được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể
nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hiện
tượng con người.
Cũng bàn về nhân vật trong 150 thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, 1984)

Lại Nguyên Ân cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm
trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường
phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về
con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người
trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là
các loài vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc
điểm giống con người” [1; 24].
Còn trong cuốn Lý luận văn học (Nxb Giáo dục Hà Nội, 1993) các tác
giả lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người qua
những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…Và cần chú ý
thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với phạm
vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc
không tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác
phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng,
tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để
biểu hiện con người…Cũng có khi đó không phải là con người, sự vật cụ thể
mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người được
thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [3;126].


Như vậy, khái niệm nhân vật có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng dù
được hiểu theo cách nào thì các định nghĩa ấy đều có những điểm chung. Thứ
nhất, nhân vật là đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện bằng phương tiện
văn học. Thứ hai, nó có thể là con người, loài vật, ma quỷ đó là những hình
ảnh ẩn dụ về con người. Thứ ba, nhân vật là đối tượng mang tính ước lệ và có
tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó được khúc xạ qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ. Những quan điểm lý luận chung về nhân vật có
ý nghĩa nền tảng trên giúp người nghiên cứu, người đọc có thể tìm hiểu tác
phẩm văn học một cách tường tận và sâu sắc.

1.1.2.Khái niệm thế giới nhân vật
Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân vật
là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà
văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy mang tính chỉnh thể
trong sáng tác của nhà văn có tổ chức và có đời sống riêng. Nó phụ thuộc vào
ý thức sáng tác của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học và trong
sáng tác nghệ thuật. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn
vẹn sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác
phẩm mối quan hệ môi trường và hành động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình
cảm của họ trong cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy thế giới nhân vật bao
quát hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học không những không
giống với con người ngoài thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa
khái quát tượng trưng. Vì vậy khi nghiên cứu về thế giới nhân vật sẽ khác
nghiên cứu về hình tượng nhân vật. Mỗi thể loại văn học có thế giới nhân
vật riêng và tuân theo quy luật riêng của nó. Mỗi tác giả cũng có thế giới nhân
vật riêng.
Thế giới nhân vật được cấu thành với nhiều kiểu loại nhân vật khác
nhau. Các kiểu loại nhân vật này bổ sung và hỗ trợ nhau tạo nên một hệ thống
các nhân vật có nhiệm vụ truyền tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Thế giới
nhân vật trong tập Truyện con vẹt rất phong phú và đa dạng. Nhân vật là con
người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, nhân vật là loài vật với đặc điểm thông
minh, gian xảo, ngốc nghếch.


1.2 Bảng khảo sát
Từ những vấn đề lí luận ở trên, trước khi đi tìm hiểu Thế giới nhân vật
trong tập Truyện con vẹt người viết tiến hành khảo sát các nhân vật xuất hiện
trong tác phẩm.
P
Xét

Giới
h tính theo
â
tầng
N N N
n N N lớp,
a ữ h h h
m
â â â
n n n
v v v
ậ ậ ậ
t t t
t t
h h t
h
S 2 7 3u 1u 4
ố 0 0 2 0 8
Tỉ 2 7 3 1 5
lệ 2, 7, 5, 1, 3,
T 100 100%
ổ %

Xét theo
đặc
điểm thể
loại
truyện
C CC
o oo

n nn
v v v

ậ ậ t
t t g
t n i
h g a
ô ố n
1n 5c 7
9
6 1 2
1, 6, 2,
100%

Dựa vào bảng khảo sát có thể thấy số lượng nhân vật Truyện con vẹt rất
phong phú và đa dạng. Các nhân vật trong truyện không chỉ đơn thần có một
loại nhân vật mà đó là sự kết hợp của các loại nhân vật với nhau làm cho tình
tiết và mối quan hệ của các nhân vật thêm phong phú, phức tạp. Các nhân vật
này có hỗ trợ và bổ sung cho nhau, có đối nghịch nhau để làm nổi bật tính
cách nhân vật và chủ đề của truyện.
1.3 Xét từ góc độ phân hóa tầng lớp, đẳng cấp
Chế độ đẳng cấp ra đời rất sớm ở Ấn Độ, nó tồn tại bền vững trong xã
hội phong kiến. Chế độ đẳng cấp đã gây trở ngại rất lớn đến sự phát triển của
đất nước Ấn Độ. Chế độ phân biệt đẳng cấp bao gồm bốn đẳng cấp, đẳng cấp


trên đó là Brahman ( đẳng cấp này bao gồm các tu sĩ, người Balamon), tiếp đó
là Ksatrya ( đẳng cấp này bao gồm vương công, quý tộc, nhà vua, võ sĩ) các
Ksatrya là những người nắm trong tay quyền cai quản đất nước. Những người
thuộc đẳng cấp Brahman rất được coi trọng, các tầng lớp dưới phải phục tùng

và tôn kính. Đẳng cấp thứ ba là Vaisya những người thương nhân, buôn bán
đẳng cấp này tuy không có địa vị xã hội như hai đẳng cấp trên nhưng họ lại
rất giàu có. Đẳng cấp cuối cùng là Sudra, những người thuộc tầng lớp nhân
dân lao động làm thuê, làm mướn đây là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội.
Những người thuộc đẳng cấp Sudra thường sống trong cảnh nghèo khổ bị các
đẳng cấp trên khinh thường và bị đối xử rất thậm tệ. Tác giả dân gian đã đưa
các đẳng cấp xuất hiện trong Truyện con vẹt một cách rất khéo léo. Các đẳng
cấp đã bộc lộ những đặc điểm và phẩm chất của mình thông qua các câu
chuyện. Qua đó tác giả gửi gắm những bài học triết lý, luân lí, bài học xử thế
đến người đọc.
1.3.1. Nhân vật thuộc tầng lớp cai trị
Nhân vật thuộc tầng lớp cai trị xuất hiện với số lượng khá lớn trong tập
truyện với 32/ 90 nhân vật. Các nhân vật xuất hiền với tần xuất lớn là nhà vua
9/ 40 truyện. Các nhân vật thuộc tầng lớp cai trị được tác giả dân gian xây
dựng với các đặc điểm tính cách khác nhau. Trước hết các nhân vật này được
xây dựng với những đặc điểm, phẩm chất đạo đức tốt như anh minh, tốt
bụng, giàu tình yêu thương.
Nhà vua rất anh minh và chính các quan đại thần đối xử với nhà vua còn
tốt hơn nhà vua đối xử với họ. Đó là truyện Nhà vua và con gái người lái
buôn, người lái buôn có cô con gái xinh đẹp tuyệt trần, giọng hay hơn cả chim
sơn ca, chim muông nghe giọng nói cũng phải say xưa chết mệt, nếu thuận
thánh ý sẽ đưa con gái vào cung để hầu hạ như một nữ tì. Các quan được nhà
vua cử đi xem cặn kẽ cô gái như thế nào. Người thiếu nữ ấy làm các vị quan
đại thần sửng sốt lo lắng nếu như vua ở bên cô gái này sẽ không thiết gì đến
việc nước nữa nên tìm cách can gián nhà vua. Không để cho nhà vua biết
được đó là một cô gái xinh đẹp. Chỉ đến khi nhà vua gặp lại cô gái mới biết rõ


mọi chuyện nhưng lúc này nhà vua rất anh minh đã hiểu cho hành động của
các quan đại thần mà không trách tội. Khi quan đại thần biết rằng nhà vua

không còn sống được bao lâu nữa bèn nói với nhà vua sẽ đi cướp cô gái về
cho nhà vua thỏa lòng. Thế nhưng nhà vua đã không đồng ý và nói: “Ai
cưỡng bức thì kẻ đó phải đền tội, “Hại người là chuyện dễ làm, nhưng còn tòa
án lương tâm sao đành”[2; 228]. Một thời gian sau nhà vua vì nhớ thương cô
gái mà chết. Nhà vua là một người anh minh không vì quyền lực mà bắt ép
người vô tội còn các quan đại thần thì hết lòng phò tá nhà vua trị vì đất nước.
Trong truyện Nhà vua nọ và hai mẹ con công chúa thành Rum nhà vua
được xây dựng là người rất yêu thương vợ. Khi biết được trong lúc mình đi
vắng công chúa đã gọi tên nô lệ đến từ thành Rum vào hậu cung nhà vua rất
tức giận. Nhà vua cho rằng vợ mình là kẻ đê tiện nhưng cũng không nỡ đưa
vợ ra hành hình, đau đớn đến mức không sao nói ra được. Cuối cùng nhờ có
bà cụ mà công chúa được giải oan cho mình và nhà vua đã hiểu rõ sự tình.
Tên nô lệ ấy là con của công chúa với người chồng trước vì quá nhớ thương
con mà nàng đã tìm cách đưa con vào cung để được ở gần con. Nhà vua cho
gọi tên đao phủ cũng may nhờ tên đao phủ không giết tên nô lệ mà mẹ con
công chúa thành Rum được đoàn tụ.
Nhân vật hoàng tử trong các truyện cổ khác trên thế giới thường nhuốm
sắc màu thần tiên, kì ảo. Đến với các nhân vật hoàng tử trong tập Truyện con
vẹt được xây dựng với màu sắc rất gần gũi, nhằm thể hiện ước mơ của nhân
dân về hạnh phúc, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Trong truyện Ếch, rắn và một vị hoàng tử đã thể hiện quan niệm của dân
gian ở hiền gặp lành, người tốt nhất định sẽ được báo đáp. Hoàng tử em là
người nhân hậu, giàu tình thương với mọi người xung quanh, do bị hoàng tử
anh mưu hại phải bỏ chạy khỏi kinh thành. Trên đường đi chàng thấy tiếng
kêu cứu của con nhái đang bị con rắn ngoạm tha đi, chàng hoàng tử bèn ra tay
cứu con nhái. Thấy rắn bị mất miếng mồi chàng liền xẻo miếng thịt của mình
đặt cạnh con rắn. Về sau nhờ ơn cứu mạng và lòng tốt của chàng hoàng tử,
rắn và ếch biến thành người để trả ơn cho chàng. Chàng hoàng tử là người có



tấm lòng nhân hậu, khi được vua trả tiền cho, chàng dành phần ít cho mình
phần nhiều cho Halit và Muhơlit đi theo mình và bố thí cho kẻ nghèo. Halit và
Muhơlit đã giúp chàng hoàng tử tìm được chiếc nhẫn cho nhà vua và cứu
công chúa bị rắn độc cắn. Nhà vua liền truyền ngôi và gả công chúa cho
chàng. Lúc này Halit và Muhơlit mới nói cho hoàng tử biết mình là nhái và
rắn được hoàng tử cứu mạng đến để trả ơn cho chàng giờ mọi việc đã hoàn
thành xin được trở về.
Chàng hoàng tử Maimun trong tập truyện được miêu tả là người thông
minh, sáng dạ, một người trợ giúp đắc lực cho nhà vua. Chàng yêu quý con
vẹt hơn tính mạng của mình vì đó là một con vẹt thông minh đã giúp chàng
rất nhiều. Maimun không chấp nhận được sự phản bội chính vì vậy khi trở về
đô thành nghe con vẹt nói về Hudaxta chàng đã vô cùng tức giận và trừng
phạt vợ mình.
Các vị quan tòa, quan hành chính là kẻ cầm cân nảy mực, điều khiển
công lí trong xã hội. Trong truyện Người lính và gã thợ kim hoàn vị quan tòa
sử kiện đã rất thông minh và nhanh trí tìm ra cách để người lính lấy lại số
vàng của mình từ tay thợ kim hoàn tham lam bội nghĩa. Quan tòa sai gia nhân
cho hai người ngồi vào cái hòm đặt trong nhà kho, đưa hai vợ chồng tên thợ
cạo vào đó và nói với vợ chồng hắn sáng mai sẽ đưa đi hành hình. Nửa đêm
hai vợ chồng nói về việc túi vàng cất ở đâu những lời đó lọt vào tai hai người
ngồi trong hòm. Sáng hôm sau quan sử kiện làm sáng tỏ sự việc trả lại số tiền
vàng cho người lính và trừng phạt kẻ tham lam bội nghĩa.
Những người Balamon được xây dựng với những đặc điểm khác biệt
với những nhân vật ở trên. Đó là những người rất thông minh, luôn khát khao
hạnh phúc, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để đến với tình yêu.Trong truyện
Nàng công chúa và chàng trai Balamon, chàng trai Balamon yêu say đắm
công chúa đã tìm mọi cách để được ở bên nàng. Chàng đã tìm đến một đạo sĩ
để được giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của đạo sĩ chàng đã biến thành một cô gái
xinh đẹp ở bên cạnh công chúa ngày ngày trò chuyện cùng nàng, biết nàng
công chúa cũng nhớ thương mình chàng đã bỏ hòn bi trở lại hình dáng ban



đầu. Công chúa thấy vậy vô cùng mừng rỡ hai người đã lấy trộm ít vàng bạc,
châu báu đến một đô thành sống hạnh phúc cùng nhau.
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, tầng lớp cai trị vẫn còn tồn tại
những nhược điểm thường thấy: chuyên quyền, độc đoán, mắc sai lầm .Nhân
vật nhà vua trong truyện Nhà vua nọ và mẹ con công chúa thành Rum, để lấy
được công chúa nhà vua đã đem quan xâm lược phá tan vương quốc của công
chúa. Nhà vua bắt tên nô lệ ở cùng với nàng công chúa khi nhà vua đi vắng ra
hành hình mà chưa điều tra rõ sự tình, cũng không nghe lời giải thích phân
bua của hắn.
Trong truyện Ông vua và người thợ đồ gốm, nhà vua lấy làm xấu hổ vì
mình đã chọn nhầm người. Khi nhìn thấy người thợ đồ gốm với những vết sẹo
trên người anh ta, nhà vua cứ nghĩ hắn là một tên lính phi thường bèn đưa vào
cung mà phong hầu, chức tước. Thế nhưng chỉ đến khi đất nước có giặc xâm
lược nhà vua mới nhận ra rằng đó chỉ là một tên thợ đồ gốm chẳng có tài gì,
nhà vua đành phải cử người khác ra trận. Qua đây có thể rút ra bài học, không
nên nhìn bề ngoài mà đánh giá một con người.
Như vậy các nhân vật thuộc tầng lớp cai trị được tác giả xây dựng với
những đặc điểm khác nhau từ nhà vua, hoàng tử, đến quan xử kiện, người
Balamon. Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp như anh minh, tốt bụng, tài giỏi,
yêu thương người khác thì các nhân vật còn tồn tại những nhược điểm vẫn
thường thấy ở tầng lớp cai trị. Các truyện cổ khác thường có cái nhìn phiến
diện về tầng lớp cai trị, phê phán lên án họ. Truyện cổ dân gian Ấn Độ có cái
nhìn khách quan và công bằng hơn, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp và phê
phán những thói hư tật xấu. Các nhân vật được xây dựng như vậy nhằm thể
hiện ước mơ của nhân dân lao động về một vương triều ổn định phát triển,
nhân dân được ấm no hạnh phúc.
1.3.2. Nhân vật thuộc tầng lớp thương nhân
Những người lái buôn xuất hiện với tần xuất mười lần trong tập truyện

hiện lên là những người rất thông minh, mưu trí. Trong truyện Người lái buôn
và chàng cưỡi ngựa, người lái buôn có một con ngựa bất kham, khi thấy có


một người buộc ngựa ngay bên cạnh con ngựa của mình liền cảnh báo người
cưỡi ngựa không nên để con ngựa của mình gần con ngựa của người lái buôn
nếu không sẽ có tai vạ. Người cưỡi ngựa không nghe, cứ điềm đĩnh ngồi bên
cạnh người lái buôn, giả điếc không trả lời. Chỉ đến khi con ngựa của người
lái buôn co chân đá con ngựa của người kia thủng cả bụng rồi lăn ra chết
người kia mới lên tiếng chửi mắng rồi bắt đền. Người kia kiện người lái buôn,
trước mặt quan xử án người lái buôn giả câm không nói. Người kia cãi lại
quan tòa chính gã lái buôn đã nói với anh ta “Con ngựa này bất kham, đừng
buộc ngựa của anh cạnh nó” hắn giả vờ đấy [2;219]. Qua đây thấy được sự
ngốc nghếch của người cưỡi ngựa vì chính câu nói đó của anh ta trước quan
xử tội là bằng chứng người lái buôn vô tội, người lái buôn được tha. Người lái
buôn rất thông minh nhanh trí giải nguy cho mình và đối phó với tên cưỡi
ngựa ngang ngược.
Trong truyện Người lái buôn được của, người lái buôn rất giàu có nhưng
lại hiếm hoi không có con cái. Nghĩ mình làm giàu không chính đáng trời
phạt nên đã đem tất cả của mình phân phát cho người nghèo đến mức người
lái buôn không còn gì cả. Thấy vậy hồn hạnh phúc đến báo mộng cho người
lái buôn biết sẽ giả làm người tu sĩ vào sáng mai, hãy lấy gậy đánh chết ta sẽ
được rất nhiều vàng. Ngày hôm sau người lái buôn làm như hồn hạnh phúc
báo mộng và kết quả đúng như vậy. Người thợ cạo ở bên cạnh đã chứng kiến
hành động của người lái buôn tham lam học làm theo, nhưng kết quả thì
ngược lại không những không được vàng mà bị trói lại đưa đến quan phủ.
Quan xử án nghe đầu đuôi câu chuyện từ tên thợ cạo và cho gọi người lái
buôn. Người lái buôn đã rất mưu trí trả lời câu hỏi của quan xử kiện, tìm lí do
để mình không bị kết tội.


Người lái buôn trong các truyện dân gian được xây dựng với hình ảnh là
những gian thương, gian xảo lắm mánh khóe trục lợi,lừa gạt người khác…
Khác với những đặc điểm ấy hình ảnh người lái buôn trong tập truyện hiện
lên với những đặc điểm tính cách rất thông minh, mưu trí, ứng phó rất tài tình


khi gặp những tình huống khó khăn.
1.3.3. Nhân vật thuộc tầng lớp nhân dân lao động
Nhân dân lao động, đặc biệt những người thuộc tầng lớp cùng đinh
thường đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ. Chính vì vậy theo kết quả
khảo sát số lượng nhân vật thuộc tầng lớp bình dân trong tập truyện chiếm số
lượng lớn 48 nhân vật trên tổng số 90 nhân vật. Qua mỗi câu chuyện, người
đọc rút ra bài học xử thế trong xã hội giữa bạn bè, anh em...
Nhân dân lao động trong truyện bao gồm nhiều thành phần như thợ nề,
thợ mộc, thợ dệt, thợ may, thợ đồ gốm, thợ cạo, người nông dân...Trước hết
họ xuất hiện với những phẩm chất tốt đẹp là những người thông minh, giàu trí
tuệ, cần mẫn, tháo vát.
Trong truyện Người thợ kim hoàn, thợ mộc, thợ may và tu sĩ, những nhân
vật được tác giả miêu tả là những người thợ lành nghề, chăm chỉ cần cù . Cả
bốn người cùng góp phần tạo ra một cô gái xinh đẹp làm bằng gỗ, được tu sĩ
làm lễ và trở thành một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Cả bốn người đều muốn
lấy cô gái làm vợ tranh giành nhau mà không phân xử được. Chỉ khi họ đến
cây cổ thụ còn gọi là cây xử án, bỗng thân cây nứt ra, người thiếu nữ chui vào
thân cây và từ cây vọng ra tiếng nói: “Chắc các ngươi đã từng nghe câu ngạn
ngữ này: Mọi vật đều trở về với nguồn gốc của nó”[2;171]. Đây là cách giải
thích có tính biện chứng triết học, ý nghĩa của truyện mang tính triết lí rất cao.
Mọi vật dù có biến đổi như thế nào, có thay đổi ra sao nhưng cuối cùng thì
vẫn quay trở về với nguồn gốc ban đầu của nó.
Hoàn cảnh nghèo khổ của người lao động sống trong xã hội phong kiến
được miêu tả rất sâu sắc và cảm động. Tiêu biểu là người thợ Dari trong

truyện Người thợ dệt không may, mặc dù Dari có tài nhưng chàng vẫn phải
sống nghèo khổ. Dari quyết dời đô thành của mình đi đến đô thành khác để
làm ăn khi nào có nhiều tiền thì mới trở về. Nhưng khi kiếm được nhiều tiền
quay trở về nhà cả hai lần Dari đều bị cướp ở quán trọ, trở về nhà mà không
có tiền. Dari có số phận thật thảm thương, một người người thợ dệt cần cù,
chăm chỉ, tay thợ lành nghề nhưng lại không sống được bằng nghề của mình


trong khi những người khác làm cùng nghề thì lại rất giàu có. Khi Dari kiếm
được tiền thì lại bị cướp mất. Truyện đã phản ánh cuộc sống nghèo khổ của
người dân lao động, bên cạnh đó còn cho thấy một hiện thực xã hội phong
kiến bất ổn người dân khốn khổ với nạn trộm cướp.
Người thuộc tầng lớp bình dân còn xuất hiện với phẩm chất trung thành,
dũng cảm đó là người lính trong truyện Người lính thị vệ và vua xứ Tabarixta.
Người lính thị vệ đến xin được nguyện suốt đời trung thành với thánh thượng.
Người lính thị vệ hết lòng canh gác hoàng cung, đêm nào cũng túc trực chỉ
mong được gặp nhà vua, trong lòng mừng khôn xiết. Khi gặp vía của nhà vua,
biết được vía của nhà vua sắp rời xa và nhà vua sắp đến ngày tận thế. Vía của
nhà vua gia điều kiện nếu người lính thị vệ nộp đứa con trai để thí mạng cho
nhà vua thì nhà vua sẽ được hưởng thọ dài lâu. Người lính thị vệ đồng ý về
nói với người con trai. Người con trai đồng ý sẵn sàng làm tất cả vì nhà vua,
vì đất nước. Người lính đành gạt nước mắt dẫn đứa con trai đi gặp vía nhà
vua. Cảm động trước tấm lòng cả người lính thị vệ đức thượng đế đã cho vía
nhà vua được ở lại, nhà vua được hưởng thọ dài lâu và người lính thị vệ
không mất con. Người lính vô cùng vui mừng đem câu chuyện bẩm báo với
nhà vua nhưng không ngờ nhà vua đã chứng kiến hết câu chuyện. Cảm động
trước tấm lòng của cha con người lính nhà vua đã truyền lại ngôi báu cho
người lính.
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp các nhân vật thuộc tầng lớp bình còn
xuất hiện với những thói hư, tật xấu đó là sự ích kỷ, tham lam, phản trắc.

Người thợ kim hoàn xuất hiện ba lần trong tập truyện thì hai lần bộc lộ bản
chất tham lam, xảo quyệt của mình. Truyện Người thợ kim hoàn và người thợ
mộc, hai người chơi rất thân với nhau đến nỗi ai nhìn vào cứ tưởng họ là anh
em ruột. Đôi bạn rủ nhau đánh cắp được pho tượng vàng, hẹn nhau đem chôn
để chờ dịp chia đôi. Anh thợ kim hoàn nổi máu tham nửa đêm ra đào trộm rồi
vu oan cho anh thợ mộc đã đánh cắp trước. Người thợ mộc hiểu được lòng
nham hiểu của gã thợ kim hoàn bèn lặng lẽ lấy gỗ tạc tượng một người giống
hệt gã thợ kim hoàn. Người thợ mộc cho tượng mặc quần áo và nhét đầy thức
ăn vào tay áo của tượng rồi thả hai con gấu đang đói quấn quýt bên pho tượng


lục lọi thức ăn. Tiếp đó anh thợ mộc mời gia đình anh thợ kim hoàn đến nhà
chơi. Sau đó anh thợ mộc đem giấu hai đứa con của anh thợ kim hoàn lại thả
con gấu ra và hô hoán lên rằng hai đứa trẻ đã biến thành gấu. Thấy chuyện lạ
đời người thợ mộc và người thợ kim hoàn cãi nhau rồi đưa nhau ra tòa. Trong
lúc quan tòa chưa biết phải phân xử thế nào người thợ mộc đã đưa ra bằng
chứng một cuốn sách viết về con người có thể hóa thành vật. Hơn nữa khi thả
hai con gấu ra chúng quấn quýt lấy thợ kim hoàn tìm thức ăn. Lúc này người
thợ kim hoàn đành nhận mình thua kiện và thụp lạy người thợ mộc mà van
xin. Người thợ kim hoàn lập tức về nhà lấy một nửa pho tượng vàng trả cho
người thợ mộc. Câu chuyện là một bài học xử thế với bạn bè, những người
phản bội bạn bè sẽ không không nhận được kết cục tốt. Thông qua câu
chuyện tác giả dân gian gửi gắm quan niệm quy luật luân hồi, luật nhân quả
của đạo phật để khuyên răn con người phải ăn ở thật thà, nếu có ác tâm thì sẽ
bị ác báo.
Trong truyện Bốn người bạn, đang rất giàu có bỗng nhiên bị sa sút khánh
kiệt bốn người bạn rủ nhau đến gặp nhà hiền triết. Nhà hiền triết động lòng
thương cho bốn người quả bóng thần và dặn hễ quả bóng của ai lăn xuống đất
thì đào đúng chỗ ấy được gì thì lấy nấy. Ba người bạn làm theo lời người hiền
triết nói lần lượt được đồng, bạc, vàng khuyên người thứ tư ở lại cùng lấy

nhưng người bạn thứ tư không muốn, muốn tìm thứ quý giá nhất là kim cương.
Khi quả bóng thứ tư rơi xuống thì còn lại toàn là sắt, người thứ tư tiếc, hối hận
quay trở về tìm bạn thì các bạn đã không còn ở chỗ cũ. Qua câu truyện ta rút
ra được bài học phải nghe những điều hay lẽ phải nếu không sẽ phải hối hận
trong lòng, sống bằng lòng với những gì mà mình có không nên tham lam,
được voi đòi tiên.
Những người thuộc tầng lớp bình dân được tác giả dân gian miêu tả với
nhiều đặc điểm tính cách khác nhau. Tác giả dân gian đã phê phán những
thói hư tật xấu của con người, tham lam, bội nghĩa. Đồng thời ca ngợi sự
thông minh, khéo léo, mưu trí, trung thành của họ. Mỗi câu chuyện ẩn dụ rất
nhiều ý nghĩa, triết lí, bài học luân lí và xử thế có tác dụng răn đe và giáo
dục người đọc.


1.4 Xét từ góc độ giới tính
Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng số lượng nhân vật nam
khá lớn chiếm 70/ 90 nhân vật, nhân vật nữ chỉ chiếm 20/90 nhân vật, tuy
chiếm số nhỏ nhưng nhân vật nữ có những đặc điểm riêng biệt, rất nổi bật
Nhân vật nữ có vai trò rất quan trọng trong tập truyện không thể lẫn với các
nhân vật khác. Bởi vậy, chúng tôi phân tích và tìm hiểu các nhân vật nữ
trong tập truyện.Trong xã hội Ấn Độ cổ đại người phụ nữ không được coi
trọng, họ phải sống trong những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến.
Người phụ nữ dường như bị coi là thấp kém hơn so với nam giới. Tuy nhiên
trong văn học người phụ nữ rất được quan tâm và coi trọng, người phụ nữ đã
trở thành cảm hứng sáng tác của các nhà nhà văn. Trong bộ sử thi vĩ đại
Ramayana người phụ nữ với vai trò là yếu tố phụ nhưng tác dụng làm nổi
bật phẩm chất tốt đẹp tài năng của người anh hùng. Nhân vật Xita xuất hiện
trong sử thi Ramayana là một người phụ nữ đức hạnh, thủy chung, dám đấu
tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc. Xita được xem là hình mẫu người
phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại.

Khác với nhân vật nữ trong sử thi, các nhân vật nữ xuất hiện trong tập
truyện mang nhiều đặc điểm tính cách khác nhau. Trước hết, nhân vật nữ
trong tập Truyện con vẹt là những người thông minh, mưu trí, bản lĩnh.
Những nhân vật nữ trong truyện Người đàn bà và con hổ là người thông
minh, khôn khéo nên đã thoát nạn . Người đàn bà vì xấc láo với chồng mà bị
đánh cho một trận, sau đó cô ta mang hai đứa con trai bỏ nhà vào rừng. Gặp
hổ trong rừng người đàn bà hồn vía rụng rời, nghĩ nếu thoát được hổ sẽ nghe
lời chồng mà không bỏ đi nữa. Người đàn bà nghĩ ra một mưu kế đánh lừa hổ
có một mãnh hổ cực kỳ to lớn đến nỗi mọi vật trên thế gian đều khiếp sợ.
Người đàn bà nói với hổ phải chạy nhanh lên nếu không con hổ kia xé tan xác
nó ra khiến nó khiếp sợ phải bỏ chạy vào rừng, thế là người đàn bà được bình
yên vô sự.
Trong truyện Người vợ lính làm bẽ mặt con đại thần người vợ lính rất
khéo léo, mưu trí và thông minh nên đã giữ được thanh danh của mình và làm


bẽ mặt con quan đại thần. Con quan đại thần đã dùng rất nhiều cách sai người
đến đô thành người vợ lính đang ở tìm cách dụ dỗ, chung chạ với người vợ
lính. Khi người vợ lính không còn chung thủy với chồng thì bó hoa trên tay
anh tay có bị héo hay không. Thế nhưng con quan đại thần không thực hiện
được mục đích của mình bởi vợ lính là người rất thông minh và chung thủy.
Bó hoa trên tay người lính vẫn tươi, còn hai tên tùy tùng của con quan đại
thần thì bị người vợ lính nhốt vào hầm. Mời con quan đại thần đến mở tiệc
tiếp đãi cho hai tên tùy tùng bị người vợ nhốt cải trang hầu hạ. Con quan đại
thần nhận ra hai tên tùy tùng của mình, nghe người vợ lính nói lấy làm xấu
hổ, xin lỗi vợ chồng người lính.
Truyện Cô gái đẹp và ba chàng trai tài giỏi lại mang đến một ý nghĩa rất
mới mẻ. Ở Kabun có một người lái buôn rất giàu có, ông ta có một cô con gái
tên là Đôhơra. Tất cả những người trong kinh thành đều muốn cưới nàng làm
vợ nhưng nàng không ưng ai và muốn lấy một người tài giỏi nhất làm chồng.

Có ba chàng trai học rộng tài cao muốn lấy nàng làm vợ, khi nàng bị bắt cóc
ba chàng trai đã thể hiện tài năng của mình để cứu nàng. Người thứ nhất chỉ
ra chỗ nàng bị bắt cóc, người thứ hai đẽo một con ngựa phi phàm và giao cho
người thứ ba, chàng thiện xạ nhảy phắt lên lưng ngựa rồi bắn chết con yêu
tinh giải cứu nàng về. Cuối cùng nàng quyết định lấy người thứ ba, chàng
thiện xạ đã không tiếc thân mình vào nơi nguy hiểm để cứu mình.Việc lựa
chọn chàng trai nào đã thử trí thông minh của cô gái, và quyết định của nàng
rất sáng suốt. Câu chuyện trên là một motip thường thấy trong các truyện dân
gian, các chàng trai phải vượt qua thử thách để người con gái xinh đẹp chọn
làm chồng. Theo quan niệm của người Ấn Độ cổ đại người phụ nữ phải sống
phụ thuộc vào người chồng, chính vì vậy nếu người phụ nữ lựa chọn được
người tài giỏi và thương yêu mình thì người phụ nữ sẽ được hạnh phúc.
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, người phụ nữ cũng được miêu tả
với những đặc điểm hết sức đời thường, thậm chí đáng ghét với những thói
tật xấu xa. Hudaxta là nhân vật chính trong tập truyện được tác giả dân gian
xây dựng với đặc điểm tính cách lẳng lơ. Nàng là một cô gái rất xinh đẹp
nàng là vợ của Manium một chàng hoàng tử thông minh và tài giỏi. Hai


người lấy nhau không được bao lâu thì Manium dời khỏi đô thành đi chu du
thiên hạ, muốn đến một đô thành mới. Trước lúc đi Manium có dặn vợ ở nhà
nếu muốn làm việc gì thì hãy hỏi ý kiến của con vẹt và sáo, chúng nói điều
gì cũng phải coi là lẽ phải và nghe lời chúng. Hudaxta ở nhà than khóc mấy
tháng trời ngày chẳng buồn ăn, đêm chẳng buồn ngủ. Một hôm Hudaxta phải
lòng một vị công tử nghe những lời của mụ mối nàng bằng lòng gặp mặt
chàng công tử và đến hỏi vẹt và sáo như lời chồng mình đã dặn dò. Sáo nổi
giận quát mắng nàng, nghe xong Hudaxta tóm lấy cổ sáo bẻ quặt cổ rồi lôi ra
khỏi lồng khiến sáo chết. Hudaxta tức giận đến chỗ con vẹt, lúc này khi thấy
tình cảnh của sáo vẹt đã khôn khéo giữ chân Hudaxta ở nhà bằng những câu
chuyện kể của mình.

Cuối cùng khi Manium trở về nghe con vẹt kể lại sự tình chàng đã trừng
phạt vợ của mình. Bởi lẽ Hudaxta là một người vợ không chung thủy với
chồng, trong lúc Manium đi vắng luôn muốn ra khỏi nhà để hẹn hò cùng
chàng công tử kia thế nhưng nhờ mưu kế của con vẹt mà nàng không thực
hiện được ý định của mình. Hơn nữa trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ rất coi
trọng sự chung thủy của người phụ nữ, không chấp nhận người phụ nữ hai
lòng chính vì vậy nên sự trừng phạt của Manium là rút gươm đâm chết
Hudaxta là điều tất yếu.
Cách miêu tả tính cách, hành động nhân vật rất hợp lí, tự nhiên xuyên
suốt từ đầu đến cuối truyện. Khác với Hudaxta, nhân vật Sêheharat (Trong tác
phẩm Nghìn lẻ một đêm) là con gái của tể tướng vì bất mãn với hành động của
tên hoàng đế bạo tàn là cứ mỗi đêm bắt một cô gái trinh đến hầu hạ mình rồi
sáng ngày hôm sau ra lệnh giết chết cô gái. Vì vậy nàng đã xin cha vào cung
thu hút sự chú ý của nhà vua bằng sự thông minh, mưu trí của mình cứ mỗi
đêm kể cho nhà vua nghe một câu chuyện còn dở dang. Với lối kể rất thông
minh, lôi cuốn, dí dỏm nhà vua đã chìm đắm trong thế giới những câu chuyện
kể đầy li lì, hấp dẫn của nàng. Nàng là vị cứu tinh của biết bao nhiêu cô gái
đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Như vậy có thể thấy hai truyện
Nghìn lẻ một đêm và Truyện con vẹt nhân vật Sêheharat và Hudaxta là hai
nhân vật chính nhưng lại được miêu tả ở hai thái cực khác nhau. Hudaxta thì


×