Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

mau don cong nhận skkn 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 21 trang )

Phụ lục I
MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : -Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm Thị xã Điện Bàn
Tác giả sáng kiến :
T Họ
T tên

và Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công Chức
tác (hoặc danh
nơi thường
trú)

Trình độ Tỷ lệ (%) đóng
chuyên
góp vào việc tạo ra
môn
sáng kiến (ghi rõ
đối với từng đồng
tác giả, nếu có)

1 Lê Thị 15/08/19
Thanh


75
Trinh

Trường TH Giáo
Cử nhân 100%
Lê Hồng viên
Anh Văn
Phong
Tiếng
Anh
I/ Đề nghị xét công nhận sáng kiến: Các bước trong dạy kĩ năng nói Tiếng
Anh hiệu quả ở Tiểu học.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong giảng dạy môn Tiếng Anh Tiểu học.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử :ngày 5 tháng 9
năm 2018
II/ Mô tả bản chất của sáng kiến:
1/ Trình trạng giải pháp đã biết :
Ngày nay, những ai học Tiếng Anh đều hiểu rằng Tiếng Anh đóng một vai
trò quan trọng trong giao tiếp. Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ hai sau
tiếng mẹ đẻ. Mỗi người học đều có những mục đích, động cơ học tập riêng của
mình. Từ khi Việt Nam hội nhập với thế giới, do nhu cầu, rất nhiều người đã tìm
đến môn Tiếng Anh để học hỏi, nghiên cứu với nhiều lí do, mục đích khác nhau.
Từ những mục đích, động cơ học tập rõ ràng đó, họ đã say mê học tập ngôn ngữ
Anh, lĩnh hội và sử dụng một cách có hiệu quả.
Biết rằng kĩ năng nói là tương đối khó để dạy học sinh ở vùng nông thôn vì
vậy giáo viên cần tìm ra những phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất để học sinh có
thể cảm thấy hứng thú hơn trong việc học. Cũng vì lý do đó trong qúa trình dạy kĩ
năng nói bản thân tôi cũng đã ít nhiều suy nghĩ, ứng dụng và đúc rút những kinh
nghiệm để phát triển và nâng cao kỹ năng này cho học sinh, cố gắng tìm ra phương
pháp dạy kĩ năng nói tối ưu nhất cho bản thân và giúp học sinh hiểu được tầm quan

trọng của môn học, cảm thấy thích thú với môn học hơn. Tôi đã mạnh dạn chọn


viết sáng kiến kinh nghiệm “Các phương pháp dạy kĩ năng nói Tiếng Anh hiệu
quả ở Tiểu học ”
2/ Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
-Giới thiệu vai trò của kĩ năng nói trong việc dạy và học Tiếng Anh.
-Giới thiệu một số bước cơ bản nhằm giúp cho giáo viên và học sinh tìm thấy sự
hứng thú trong việc dạy và học nói Tiếng Anh.
-Giới thiệu một số giải pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh và các ví dụ minh họa
trong mỗi giờ học một cách linh hoạt, đa dạng và hiệu quả .
3/ Khả năng áp dụng của giải pháp:
-Có thể áp dụng các trong tất cả các lớp học Tiếng Anh có trình độ từ thấp đến
cao..
-Đã áp dụng: Học sinh khối 3,4,5 trường Tiểu học Lê Hồng phong.
III/ Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng nói cho Học sinh:
– Chúng ta biết rằng Nghe – Nói – Đọc – Viết là bốn kĩ năng ngôn ngữ cần phải
được rèn luyện và diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại
ngữ. Chúng vừa là phương tiện và cũng là mục đích của việc học bộ môn này.
– Trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã áp dụng việc đổi mới phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học một cách chủ động,
tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học
vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.
– Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay,
cùng với giáo trình Tiếng anh 3,4,5 đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một
hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được lấy làm trung tâm và luôn
được khích lệ giao tiếp với nhau.
– Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng
một số phương pháp trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nhằm tạo cho

các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp. Tăng cường thời lượng thực hành như:
nói, hoạt động giao tiếp của học sinh trong giờ học là điều cần thiết.
1. Rèn luyện phát âm cho học sinh:
– Trong quá trình học ngoại ngữ, muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì
trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách
rõ ràng. Với học sinh vùng nông thôn do không có điều kiện tiếp xúc với người
nước ngoài, ít nghe băng đĩa tiếng Anh nên có xu hướng phát âm tiếng Anh theo
cách Việt hoá. -Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên tiếng Anh phải phát âm thật chuẩn để
các em bắt chước và đây là một trong những yếu tố cơ bản trong việc dạy nghenói, giáo viên kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói
quen phát âm đúng và phải phát âm đúng.
* Một số trường hợp khó khi phát âm và một số cách để phát âm đúng
– Tập cho các em thói quen đọc nối:
•VD: It’s a ruler.

This is my school .

There is a cloud.

Look at him.
– Cần chú ý luyện tập cho các em cách phát âm có các âm cuối như:
2


+ bed
+ notebook
– Đối với hình thức số nhiều (plural) cần luyện tập cho các em phát âm:
–+ s là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh như: casettes, kites, notebooks
–+ s phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh như:
– robots, bats, tables
–+ s phát âm là /iz/ khi đứng sau những âm như: -s-, -z-, -sh-,-tch

VD: pencil cases
– Ngoài ra,một số âm rất khó phát âm,ngay cả với học sinh nhỏ bản ngữ
+ Âm /r/ là âm khó ,học sinh chú ý môi thầy cô,chu môi ra sau đó mở tròn
miệng: r r r
+ Âm /th/ chỉ cho học sinh đạt lưỡi giữa hai hàm răng.Chú ý cắn nhẹ đầu lưỡi khi
đọc âm này. VD: this, they, these
+ Âm /l/ bắt đầu đặt đầu lưỡi đằng sau răng trên
– Cần chú ý: dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu (Intonation)
là những yếu tố quan trọng trong khi nói Tiếng Anh. Nó giúp người nghe dễ hiểu
nội dung cuộc nói chuyện.
+ Có ba mức độ nhấn: nhấn chính (The Primary Stress), nhấn phụ (The Secondary
Stress), không nhấn (The None- Stress). Thông thường trong Tiếng Anh, dấu nhấn
chính thường đặt vào những từ mang ý nghĩa nội dung quan trọng trong câu.
+ Âm điệu, ngữ điệu: thường lên giọng ở cuối câu hỏi Yes-No và hạ giọng ở câu
hỏi Wh-questions.
Trong quá trình dạy, nếu một HS gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó, GV
không nên bắt HS đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc
đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và khi đó giáo viên
có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn.
2. Rèn luyện tín hiệu phi ngôn ngữ:
– Kiểm soát tầm nhìn (nhìn xa, gần, nhìn vào người đang đối thoại, cần thể hiện
ánh mắt linh hoạt, tập trung…) tránh kiểu nhìn lơ đểnh, mông lung khi đangnói.
– Chú trọng đến yếu tố cử chỉ điệu bộ (khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, body
language, gật đầu, lắc đầu…)
– Giữ tác phong lịch sự khi giao tiếp (tóc, quần áo…).
– Giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh rèn luyện các yêu cầu trên mỗi ngày. Cần
chú ý rằng cung cấp cho HS ngữ liệu không khó bằng việc sử dụng ngữ liệu đó
vào giao tiếp. Vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho HS có thời gian thực hành nói
thường xuyên giúp các em tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và cũng giúp
HS phát hiện những hạn chế và tự sửa sai.

3. Luyện tín hiệu ngôn ngữ:
– Phù hợp với cuộc nói chuyện, thể hiện sắc thái biểu cảm (vui, buồn, ngạc nhiên,
tò mò…)
– Đủ âm lượng (cường độ, cao độ…) giọng điệu gây sự chú ý, gây cảm tình với
người đối diện.
– Bỏ thói quen xấu thông thường trong khi nói (ờ….à…).
4. Tập cho học sinh phản xạ nhanh bằng tiếng Anh:
3


– Thay thế từ không biết bằng một cụm từ khác đã biết, không sợ mắc cỡ khi nói
sai.
– Không nên ngầm hiểu sang tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh.
VD : Khi được hỏi: What’s it ? Thì học sinh phải hiểu và trả lời ngay: It’s a/an…
chứ không nên ngầm dịch sang tiếng Việt rồi mới trả lời.
5. Tổ chức hoạt động theo cặp- nhóm:
– Đây là hoạt động đắc lực và lý tưởng nhất trong quá trình luyện nói.
– Tất cả học sinh sẽ được làm việc cùng một thời gian.
– Giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề.
– Học sinh học tập lẫn nhau trong quá trình luyện tập, đó là cơ hội để chia sẻ thông
tin và hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời người thầy cũng dễ dàng
kiểm soát học sinh bắng cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần
thiết.
* Chú ý: Vấn đề được đặt ra của giáo viên phải có nội dung kiến thức tương đồng
nhau giữa các nhóm và việc quán xuyến của giáo viên trong quá trình hoạt động
nhóm.
•* Một số hoạt động theo cặp – theo nhóm được áp dụng:
a. Find Someone Who:
Với hoạt động nầy, sẽ giúp các em tự nhiên trong giao tiếp. Các em sẽ hỏi bất cứ
bạn nào để lấy thông tin.

b. Picture Story
– Với hoạt động nầy, HS nhìn tranh để kể lại câu chuyện hoặc một đoạn hội thoại.
Nếu thực hành thường xuyên, HS sẽ luyện được tính độc lập trong giao tiếp và sẽ
sắp xếp được ý tứ khi trao đổi, kể chuyện hoặc giới thiệu về một hoạt động.
•A: It is little. What is it?
•B: Is it a ball?
•A: No, It isn’t
•B: Is it a yo-yo?
•A:Yes It is.
c. Mapped Diologue
• Hoạt động nầy HS sẽ nhìn tranh hoặc từ gợi ý rồi các em sẽ nói chuyện, đối
thoại với nhau. Với hoạt động nầy sẽ giúp các em nói chuyện thoải mái.
– You
: It’s sunny today
– Your friend: Let’s play with a yo-yo.
– You
: No. Let’s jump rope.
– Your friend : Ok. What time?
– You
: 4 p.m
– Your friend : Ok.
6. Làm thế nào để sửa lỗi sai cho học sinh ?
– Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm
quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời điểm
nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao.
– Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là
thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai.
4



– Đối với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để
thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này
sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện
giao tiếp của các em.
– Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận
lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được
từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
7. Tổ chức “Đôi bạn nói Tiếng Anh” hoặc “Nhóm bạn nói Tiếng Anh”
– Ở trường qua quá trình tìm hiểu địa bàn cư trú của HS, các em ở gần nhà nhau
rất nhiều, một xóm luôn có một số em học cùng lớp. VÌ vậy, GV nên tổ chức cho
các em thành lập đôi bạn nói tiếng Anh hoặc nhóm bạn nói tiếng Anh ở nhà hoặc
thời gian rảnh.
– Sau mỗi tiết học trên lớp, giáo viên gợi ý đề tài, mẫu câu, mẫu hội thoại. Học
sinh về nhà tự tìm ý tưởng và vốn từ vựng để nói với nhau. Mục đích giáo viên
củng cố từ vựng, mẫu câu, giúp các em nói theo hướng “ Nói tiếng Anh tự nhiên”.
– Trước mỗi tiết học giáo viên cho các đôi bạn hoặc nhóm bạn trình bày trước lớp.
Giáo viên có nhiều hình thức khen thưởng để động viên tinh thần cho các em.
IV/ Nội dung của giải pháp:
Khác với tiếng mẹ đẻ - Tiếng Việt, việc dạy và học Tiếng Anh như là một
ngôn ngữ thứ hai trong môi trường không thuận lợi cho việc thực hành giao tiếp và
sử dụng ngôn ngữ mới là một việc khó khăn và có nhiều hạn chế, cho nên giáo
viên bộ môn phải tạo cho học sinh, định hướng cho các em tự tạo ra một môi
trường giao tiếp và thực hành ngôn ngữ mới. Có thể lấy lớp học, các khối lớp với
nhau trong trường làm môi trường thực hành Tiếng Anh.
Học sinh cấp Tiểu học còn ở vào độ tuổi ham chơi, hiếu động cho nên việc
học ngôn ngữ cần phải thú vị, tránh nhàm chán, không khí lớp học thoải mái thì
học sinh mới phát huy được tính chủ động trong việc tiếp thu bài mới và vận dụng
ngôn ngữ một cách tích cực. Thông qua các trò chơi, giáo viên có thể lồng ghép
các kỹ thuật và hoạt động dạy học cũng như các loại hình bài tập giúp học sinh
phát triển 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và thực hành ngôn ngữ ngay trên lớp.

Tôi được giao đảm nhiệm dạy Tiếng Anh khối 3,4 và khối 5. Đầu năm học
nhiều học sinh còn chưa nắm được từ vựng, câu, các em không có hứng thú khi có
giờ Tiếng Anh. Đặc biệt các em học sinh khối 3, là những học sinh bước đầu làm
quen với môn Tiếng Anh, nên đa số các em còn bỡ ngỡ, chưa biết học Tiếng Anh
là như thế nào. Từ những vấn đề trên,
1/ Một số bước cơ bản trong việc dạy và học nói Tiếng Anh.
Ngay từ khi làm quen vơi Tiếng Anh, tuy các em chưa có vốn từ vựng nếu
có thì rất hạn chế dù vậy giáo viên vẫn tăng cường nói Tiếng anh trên lớp, giáo
viên thường dùng các câu mệnh lệnh đơn giản như: Stand up,please/sit down,
please /open your book, please/close your book,please/look at your book /look at
the board/go out/come in/,….Nhì chung lúc đầu các em còn ngơ ngác nhưng dần
dần thông qua các tiết học Giáo viên lặp đi lặp lại các từ câu đó học sinh dần dần
hiểu và làm theo đúng mện lệnh của Giáo viên. Trong qua trình luyện nói, phải
tuân theo qui trình bao gồm:
1.1. Chuẩn bị nói (Pre – Speaking)
5


– Giới thiệu bài nói mẫu
– Luyện đọc cho HS (Chú ý cách phát âm)
– GV dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu.Bên
cạnh đó chúng ta có thể kết hợp các trò chơi để các em thấy hứng thú hơn khi tham
gia các hoạt động nói.
a/ Trò chơi :Trong giờ nói chúng ta nên kết hợp các trò chơi để phát triển,
kích thích kĩ năng nói của học sinh :
* Chain games:
Giáo viên chia lớp thành 8-10 em ngồi quay mặt lại với nhau. Em học sinh
đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên. Học sinh thứ 2 lặp lại câu của
học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác. Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh
thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một ý khác. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trở lại với

học sinh thứ nhất trong nhóm.
Ví dụ: GV: There is a boy over there.
HS1: What does he look like ?
HS2: he’s tall
HS3: what does he look like ?
HS4: He’s tall,too
HS5:What does he look like?
HS6:He’s tall and slim.......
- Nhóm nào lặp lại và thêm ý vào hoàn chỉnh nhất thì thắng.
*Counting game:
- Giáo viên nói một con số. Học sinh phải đếm tiếp từ số đó. Sau một vài con số,
giáo viên vỗ tay và cả lớp dừng lại.
- Giáo viên gọi một con số khác và học sinh lập tức đếm.
Ví dụ:
GV: one
HS: 2,3,4 (gv vỗ tay)
GV: ten
HS: 11,12,13 (gv vỗ tay)
*Evidence:
- Giáo viên gọi một học sinh đóng vai thám tử đứng quay lưng về phía bảng.
- Giáo viên viết một từ hoặc một câu lên bảng.
- Giáo viên gọi một học sinh khác làm nhân chứng và giải thích cho thám tử bằng
những câu nói khác sao cho thám tử nói ra được từ hoặc câu trên bảng.
Ví dụ: GV: Children’s Day
HS: It’s on the first of June
Thám tử: Children’s Day
*Find someone who:Giáo viên kẽ biểu bảng. Học sinh kẽ vào vở.
NAME
FAVOURITE FOOD
FAVOURITE DRINK

1.Nam
Chicken
Milk
2.Kiệt
Rice
Water
3.Minh
Bread
Orange juice
4.Sơn
Fish
Lemonade
5.Tuấn
chicken
Milk
6


Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi dạng Yes/No cho những từ đã có trong
biểu bảng.
Ví dụ: GV: Do you like chicken ?
HS: Yes, I do
Giáo viên làm mẫu với một học sinh. Hỏi một câu hỏi bất kì trong bảng. Nếu
học sinh đó trả lời Yes thì ghi tên học sinh đó vào cột “Name”. Lưu ý học sinh
rằng các em phải điền vào cột “Name” các tên khác nhau.
Giáo viên yêu cầu học sinh đi quanh lớp và hỏi các bạn mình. Học sinh nào
điền đủ tên vào biểu bảng trước là người chiến thắng.
* Lucky numbers:
Giáo viên chuẩn bị khoảng 9 con số, dán các số lên bảng, trong đó có 3-5 số
là những con số may mắn.

Nếu chọn đúng số may mắn, học sinh sẽ được một điểm mà không phải trả
lời câu hỏi.
Những số còn lại, mỗi số tương ứng với một câu hỏi. Nếu trả lời đúng câu
hỏi, học sinh được một điểm. Nếu trả lời sai, các nhóm khác có quyền tiếp tục trả
lời câu hỏi.
Ví dụ :Unit 4: How old are you?- Lesson 1+2 (Tiếng Anh 3 của Bộ giáo dục
và đào tạo)
-Giáo viên có thể chuẩn bị một số câu hỏi ở các con số 1, 3, 5, 7, 8 như :
1. who’s that ?(dùng tranh )
3. How old are you?
5. how old is your father?
7. how old is your mother?
8. how old is your sister ?
-Các số còn lại là các con số may mắn.
- Giáo viên có thể chia lớp thành nhóm nhỏ tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp.
* Noughts and crosses:
- Giáo viên giải thích cho học sinh biết trò chơi này cũng giống như trò chơi
“carô” nhưng chỉ cần 3 “O” hoặc 3 “X” trên một hàng ngang, dọc, chéo là thắng.
-Kẻ 9 ô trên bảng, mỗi ô chứa một từ vựng, một con số hoặc một hình vẽ..vv.
Ví dụ:Unit 15: What would you like to be in the future ? (Tiếng Anh lớp 5
của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
doctor
nurse

architect
pilot

astronaut
school


writer

spaceship

Planet

- Giáo viên làm một câu mẫu với học sinh, sử dụng một từ bất kì trong các ô.
Ví dụ: He’s a doctor
-Chia học sinh ra thành 2 nhóm: một nhóm là Nought (O) và một nhóm là cross
(X).
-Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được
một (O) hoặc một (X).
7


Ví dụ: +Nhóm Nought chọn từ “doctor ”.Nếu một học sinh trong nhóm đặt
câu đúng: “He’s a pilot ”, nhóm sẽ được một (O).
+Nhóm Cross chọn từ “spaceship ”. Nếu một học sinh trong nhóm đặt câu đúng:
“He works in a spaceship”, nhóm sẽ được một (X).
X
O

-Nhóm nào có 3 “O” hoặc 3 “X” trên một hàng ngang, dọc, chéo sẽ thắng
b/ Pre-teach vocabulary
- Open prediction: (Hoạt động tiên đoán tự do)
- Ordering : (Sắp xếp thứ trật tự ý câu, hoặc tranh ảnh…)
- Answer the guiding questions (pre- question)
- Games
1.2/ Trong khi nói (while- speaking). Chúng ta có thể sử dụng:
- Giving opinions

- Discussing
- Ask and answer (pairwork)
– HS dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài
hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu.
– HS luyện theo cá nhân/cặp/nhóm dưới sự kiểm soát của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi
ngữ pháp, gợi ý từ …)
– GV gọi cá nhân hoăc cặp HS trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu.
1.3/ Luyện nói tự do (Free Practical Production)
– HS sử dụng mẫu câu để nói về những đồ vật xung quanh chúng.
– GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để HS tự nói, phát
huy khả năng sáng tạo của bản thân . Chúng ta có thể sử dụng:
- Interviewing
- Recall/ retell the story or dialoguge.
- Role play/ taking a survey
- Discuss the main idea.
- Summerising the main points
- Card
2/ Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói
2.1/ Yes-no question
+ Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập.
+ Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho
học sinh nói tự do.
2.2/ Ask and answer
+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp
+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên
khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.

8



+ Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính điểm dựa
trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin.
2.3/ Dialogue
+ Dialogue build : Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện ->
học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói
+ Disapearing dialogue : Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên
xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ )
Ví dụ :
S1 : What ______ ______ like ?
S2 : I ______ ______ very much.
-> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng
chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ.
Như ví dụ trên chỉ còn là :
S1 : _____ _____ _____ _____ ?
S2 : _____ _____ _____ _____ .
2.4 /Substitution drills
+ Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại,
vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới.
+ Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo
kiểu dây chuyền.
+ Giáo viên có thể dùng bảng từ : Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học
sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để
tạo thành câu mới.
2.5/ Chain drills
+ Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập.
+ Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học sinh
đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một
học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho
bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục.
+ Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý.

2.6/ Picture stories
+ Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình
đã học.
+ Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời
cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong
tranh.+ Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như :
“ What is happening in picture A ?”
“ What do you see in picture B ?’’
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình
tiết của câu chuyện. -> Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính.
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào các
tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và
ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể
ghi trên tấm bìa đó.
2.7/ Groupings
9


+ Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một bản
danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm .Nhiệm vụ của các bạn khác là phải
bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó.
+ Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ,
ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo
một định nghĩa đúng).
Ví dụ : Rooms in the house.
1.
Living room
: The place where we often welcome our guests
2.
Bedroom

:
3.
Dining room
:
4.
Kitchen
:
5.
Bathroom
:
2.8/ Charactors
+ Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của
một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.
+ Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu :
Ví dụ : -Thu lượm thông tin cho một kỳ nghỉ trọn gói.
- Phàn nàn muốn đổi một món quần áo mới mua hôm trước.
5.9 Mapped dialogue
+ Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động.
+ Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng.
+ Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó.
+ Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp.
+ Học sinh luyện tập theo cặp.
2.10/ Discussion (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao)
+ Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận (Ví dụ : về bóng đá, về một người nổi tiếng
nào đó.........)
+ Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau
đó một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm. cuối
cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó.
3/ Một số ví dụ:
Trong chương trình Tiếng Anh Tiểu học, các kĩ năng luyện nói thường tập

trung vào Lesson1 và Lesson 2 của mỗi Unit.Chương trình Tiếng anh tiểu học
được thiết kế theo 4 chủ điểm rõ ràng .Vì vậy, đó là điều kiện tốt cho học sinh để
luyện nói một cách tự do và chủ động hơn. Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
* Unit 1: Hello (Lesson 1- page 6,7 Tiếng Anh lớp 3 của Bộ GD&ĐT )
*Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ có khả năng chào và giới thiệu
tên của mình với bạn và nói lời chào tạm biệt với các bạn .
*Pre-speaking: Giáo viên cung cấp cho học sinh nắm được một số từ vựng sau:
-Hello/hi : xin chào
-am :thì, là ,ở(động từ tobe)
-I: tôi,mình,tớ
-Bye:tạm biệt
Và mẫu câu sau:
-Hello/hi. I’m+tên
10


-Bye,tên
*While –Speaking :Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn các tranh sau, thông thường
phần này rơi vào phần 1 hay phần 2 của sách giáo khoa ở lesson 1 và 2 :

* Unit 16: Do you have any pets?(Tiếng anh 3 của Bộ GD&ĐT )
*Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ có khả năng chào và giới thiệu
tên của mình với bạn và nói lời chào tạm biệt với các bạn .
*Pre-speaking: Giáo viên cung cấp cho học sinh nắm được một số từ vựng sau:
-cat
-dog
-Parrot
-Rabbit
-goldfish
Và mẫu câu sau:

*While –Speaking :Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn các tranh sau, thông thường
phần này rơi vào phần 1 hay phần 2 của sách giáo khoa ở lesson 1 và 2 :

11


*Áp dụng: Dùng trò chơi “guessing the pets ”
Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội khoảng 5-6 học sinh. Giaos viên
giữ các bức tranh về các con thú cưng, yêu cầu học sinh đoán bằng cách hỏi: Do
you have any……? Giáo viên trả lời Yes hoặc No .Nếu giáo viên trả lời Yes thì đội
đó ghi được 1 điểm . Và đội nào đoán đúng nhiều thì đội đó thắng .
Nói chung tuỳ theo mục tiêu bài học và ý đồ giảng dạy của mình, giáo viên
có thể sử dụng các hình thức nói phù hợp và linh hoạt hơn.
V/ Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã gặt
hái được một số kết quả đáng phấn khởi:
Cụ thể học sinh đã xác định được động cơ học tập rõ ràng, yêu thích bộ môn
Tiếng Anh hơn: Lớp học, giờ học Tiếng Anh không còn nhàm chán mà luôn thích
thú, thoải mái cho cả thầy và trò. Nhiều học sinh trước đây còn e ngại nói Tiếng
Anh, nay đã mạnh dạn hơn, phát biểu nhiều hơn, cố gắng sử dụng ngôn ngữ đã học
một cách chủ động,tích cực hơn .
Đề tài này giúp giáo viên chúng ta có thêm nhiều tầm nhìn về việc dạy tiết
học nói trong Tiếng Anh hiệu quả hơn. Giáo viên có thể chọn lọc để vận dụng cho
phù hợp với khả năng của học sinh. Từ đó học sinh hứng thú hơn và chất lượng
của tiết học cũng nhờ đó mà được cải thiện hơn.
- Vì là một tiết học khó nên trước khi soạn một tiết dạy nói, giáo viên cần phải
nguyên cứu kỹ bài, xác định mục tiêu. Thông thường mỗi tiết dạy nói gồm có 3
phần, trong từng phần lại có các thủ thuật khác nhau. Vậy tùy từng nội dung từng
bài, tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể kết hợp các phần sao cho phù

hợp và cũng nên linh hoạt thay đổi các thủ thuật nhằm tạo cho học sinh sự hứng
thú, mới lạ.
- Các hoạt động của học sinh như cá nhân, cặp, nhóm cần được dẫn giải cụ thể, rõ
ràng và chính xác. Giáo viên nên sử dụng tranh ảnh, phiếu học tập, đồ dùng thật và
những mẫu tình huống giao tiếp dễ hiểu để giúp thực hành một cách tự tin.
- Muốn có thành công đòi hỏi phải có sự nỗ lực của thầy và trò trong điều kiện
phương tiện trang thiết bị dạy học còn thiếu. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào trình
độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình của người thầy sẽ vượt qua khó khăn.
- Qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tự nâng cao trình độ, tự học và tìm
những tư liệu tối ưu trong việc dạy học.
Với kinh nghiệm của bản thân và được sự đóng góp ý kiến của quý đồng
nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra các bước dạy kĩ năng nói này với hy vọng tất cả chúng
ta sẽ tìm ra được cách thức hữu hiệu nhất để tổ chức và điều hành các tiết học một
cách hiệu quả. Đặc biệt là kĩ năng nói. Tuy nhiên, các phương pháp nêu trên cần
12


được phối hợp với các kĩ năng khác để việc giảng dạy của giáo viên và việc học
tập của học sinh đạt kết quả cao hơn. Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, song
khả năng và sự chuẩn bị còn có nhiều hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn, lớp học thành công và đạt hiệu quả mỹ mãn.
Kết quả chất lượng môn Tiếng Anh khối 3, 5 mà tôi đảm nhận dạy đã có những
tiến bộ rõ rệt như sau :
*/Kết quả khảo sát cuối học kì I năm học 2018-2019
KHỐI

TSHS

HOÀN THÀNH HOÀN THÀNH

TỐT
SL
TL
SL
TL

CHƯA HOÀN THÀNH
SL

TL

3

167

69

41,4%

98

58,6

0

0

5

152


60

39,5%

92

60,5% 0

0

*/ Kết quả khảo sát giữa học kì II năm học 2018-2019
KHỐI

TSHS

HOÀN THÀNH HOÀN THÀNH
TỐT
SL
TL
SL
TL

CHƯA HOÀN THÀNH
SL

TL

3


167

75

44,9%

92

55,1

0

0

5

152

67

44,1%

85

55,9% 0

0

Trên đây là một vài kinh nghiệm và những suy nghĩ của của bản thân tôi với
mong muốn một góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng bộ môn

Tiếng Anh trong trường Tiểu học. Song những gì tôi nêu ra trong đề tài này không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo chuyên môn, các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp góp ý cho đề tài này để cho đề tài được hoàn
thiện hơn. Tôi hy vọng đề tài này được nghiên cứu kĩ hơn và vận dụng các trò chơi
trong giờ học Tiếng Anh một cách rộng rãi hơn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điện Ngọc, Ngày 29 tháng 03 năm 2018
Xác nhận đề nghị của
Người nộp đơn
cơ quan đơn vị tác giả đang công tác
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thanh Trinh
IV. PHỤ LỤC
13


Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của học sinh trường tôi trong quá dạy
và học môn Tiếng Anh .

14


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1/Sách Tiếng Anh 3, 4, 5 của Bộ giáo dục và đào tạo.
2/Các tiết giảng mẫu Tiếng Anh của Bộ giáo dục .
3/Sưu tầm và tham khảo các trò chơi Tiếng Anh trên sách, báo, internet
VIII.PHẦN MỤC LỤC
Đề tài:

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TIỂU HỌC
NỘI DUNG
Trang
I. Đặt vấn đề
1/ Vai trò của việc sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Tiếng
Anh
2/ Mục đích và nhiệm vụ đề tài
3/ Phạm vi ứng dụng
II. Cơ sở lí luận
III. Cơ sở thực tiễn
IV. Nội dung nghiên cứu
1/ Một số trò chơi giúp kiểm tra từ vựng và các mẫu câu
2/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nghe
3/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nói
4/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng đọc
4/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng viết
6/ Một số thủ thuật và hoạt động bổ trợ
7/ Biện pháp
8/ Một số ví dụ
V. Kết quả nghiên cứu
VI. Kết luận
VII. Kiến nghị
VIII.Tài liệu tham khảo
IX. Phần mục lục

15


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ........................................................................................................
Tác giả sáng kiến: ...................................................................................................
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
16


Họ và tên chuyên gia nhận xét: ...............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
DĐ: .........................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: ...............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT
1

1.1
1.2
1.3
1.4

Điểm

Tiêu chuẩn

tối đa


Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30
điểm)
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và
cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến
đã được công nhận trước đây, hoàn toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức
độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức
độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã
có trước đây

Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định

30
20
10
0

Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)

Thực hiện được và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
2.1
10
tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01 (một)
2.2
trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực công
b)
15
tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có cùng điều
c)
10
kiện.
d)
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực công tác
5
17


Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
3

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ
3.1
quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh 10
sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ
3.2
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều
b)
20
địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng
c)
15
điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công
d)
10
tác.
Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

(Họ, tên và chữ ký)
Phụ lục III
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND
tỉnh)
……………………….1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
1

Tên cơ sở công nhận sáng kiến.

18


……………………………………2
Chứng nhận
(Các) Ông/Bà:


1, Ông/Bà……, (chức danh (nếu có))…, (nơi làm việc/cư trú)

2, Ông/Bà…, (chức danh (nếu có))…, (nơi làm việc/cư trú)
là tác giả (đồng tác giả) của sáng kiến3:
……….........................................................................................................................
....................................................................................................................................
..................

do
chủ
đầu

tạo
ra
4
là : ................. ................. ................. ................. .................

sáng

kiến

……, ngày ... tháng... năm ...
Chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ
sở
(Ghi rõ chức vụ và đóng dấu nếu
có)

Số: …………

Giấy Chứng nhận sáng kiến số:
1. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:

Phụ lục IV
MẤU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN CỦA CƠ SỞ
(Ban hành theo Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày /10/2015 của UBND tỉnh)
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ:
Số:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2

Chức danh của Thủ trưởng cơ sở công nhận sáng kiến.
Tên sáng kiến được công nhận.
4
Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3

19


……, ngày …… tháng …… năm……
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
GIAI
ĐOẠN
TỪ
….
………………………………………………..

ĐẾN….

CỦA

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam
I. Công nhận sáng kiến:
1. Lĩnh vực hoạt động của Cơ quan/Đơn vị5:

2. Tổng số giải pháp được đề nghị công nhận sáng kiến:
3. Tổng số sáng kiến được công nhận:
4. Biểu tổng hợp:
TT

Họ và tên tác Tên
giả
kiến

sáng Mô tả tóm tắt Lợi ích kinh tế-xã hội có
bản chất của thể thu được do áp dụng
sáng kiến
sáng kiến

II. Áp dụng, chuyển giao sáng kiến:
1. Áp dụng sáng kiến:
- Tổng số sáng kiến đang được áp dụng:
- Tổng mức đầu tư của Nhà nước:
- Tổng số tiền làm lợi của các sáng kiến đang được áp dụng:
- Tổng số tiền trả thù lao cho tác giả sáng kiến:
- Biểu tổng hợp:
TT

Họ và tên tác Tên
giả
kiến

sáng Mức đầu tư
của
Nhà

nước để tạo
ra sáng kiến

2. Chuyển giao sáng kiến:
5

Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin
Nông lâm ngư nghiệp và môi trường
Cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải
Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế…)
Khác….

20

Hiệu quả
Thù lao
áp dụng
trả
cho
(Tiền làm lợi tác giả
và các lợi ích
khác)


- Tổng số sáng kiến được chuyển giao:
- Tổng số tiền thu từ chuyển giao sáng kiến:
- Biểu tổng hợp:
STT Họ và tên
giả


tác Tên
kiến

sáng Giá
giao

chuyển Số lần
chuyển giao

Thù lao
trả cho
tác giả

III. Huỷ bỏ việc công nhận sáng kiến:
TT

Lý do hủy bỏ6

Họ và tên tác Tên sáng kiến
giả

IV. Các biện pháp khuyến khích:
1. Nâng lương, nâng bậc trước thời hạn:
- Tổng số cán bộ được nâng lương trước thời hạn do có sáng kiến được công nhận:
- Biểu tổng hợp:
STT Họ và tên tác Tên sáng kiến
giả

Tình trạng áp dụng
(Đang áp dụng/Áp dụng thử)


2. Ưu tiên cấp kinh phí nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng kiến:
- Tổng số sáng kiến được cấp kinh phí nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp
dụng sáng kiến:
- Biểu tổng hợp:
TT

Họ và tên tác Tên
giả
kiến

Nơi nhận:

sáng Kinh phí
hỗ trợ của
tư nhân
(nếu có)

Kinh phí hỗ
trợ của Nhà
nước (nếu
có)

Dự kiến kết quả
(khả năng mang
lại lợi ích của
sáng kiến )

Chữ ký, họ tên của Thủ trưởng Cơ quan/Đơn vị
(Ghi rõ chức vụ và đóng dấu nếu có)


6

Nêu rõ lý do hủy bỏ việc công nhận sáng kiến nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư
số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×