Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận tìm hiểu về thuốc thanh nhiệt y học cổ truyền HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH “THUỐC THANH NHIỆT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

========

========

HÓA DƯỢC VÀ THUỐC CHỮA BỆNH
“THUỐC THANH NHIỆT”

Sinh viên thực hiện
Nhóm học phần

: 14-10 Đà Nẵng, 8/2017
Lớp


4.8.1. ĐẠI CƯƠNG
4.8.1.1. Định nghĩa
Theo YHCT nhiệt có thể chia thành 2 loại;
– Sinh nhiệt: Nhiệt để duy trì sự sống của cơ thể
– Tà nhiệt: Nhiệt xấu, gây ra bệnh tật co cơ thể. Lại chia làm 2 loại
+ Nhiệt này có thể do mất cân bằng âm dương trong cơ thể (âm hư hoả vượng, can
hoả vượng, tâm hoả vượng,…) gây ra.
+ Hoặc do từ ngoài đưa vào, cảm phải các khí ôn nhiệt làm cơ thể sốt cao, miệng
khô khát, muốn uống nhiều nước mát. Nếu nhiệt nhập vào phần dinh, phần huyết
gây phát ban, sốt cao mê sảng, nặng thì hôn mê bất tỉnh.
Các trường hợp táo bón do đại trường thực nhiệt, tiểu vàng nóng đỏ, ngứa lở phát
ban có thể là 1 trong 2 loại tà nhiệt nói trên (VD: người thận âm hư cũng có thể gây
tiểu vàng, ngắn, đỏ; tà nhiệt từ bên ngoài như thấp nhiệt ở thận và bàng quangtương đương chứng viêm nhiễm, cũng gây triệu chứng gây tiểu buốt, xót, vàng


ngắn, đỏ.)
Vậy thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn (tính mát lạnh), lương để loại
trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể hoặc lấy lại sự thăng bằng âm dương trong cơ thể
4.8.1.2. Nguyên nhân gây bệnh


- Thực nhiệt (Thừa nhiệt – nguyên nhân bên ngoài tác động)
- Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp.
- Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.
- Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.Huyết nhiệt (Thiếu nhiệt – Nguyên nhân
bên trong cơ thể hoặc bên ngoài tác động)
-Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)
- Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần
kinh, rối loạn thành mạch . Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát
của các bệnh nhiễm khuẩn.
4.8.1.3. Tác dụng thuốc thanh nhiệt
- Dưỡng âm sinh tân : chữa, làm giảm các hiện tượng bệnh do mất nước, sốt cao
kéo dài, khát nước, họng khổ, táo bón, viêm nhiễm đường tiêu hóa – tiết niệu – sinh
dục
- An thần: do sốt cao gây vật vã, phiền muộn, mê sảng
- Chống co giật do sốt cao, chữa say nắng, say nóng
- Cầm máu do sốt cao nhiễm độc gây rối loạn thành mạch làm chảy máu
- Hạ sốt
- Giải độc : chữa bệnh nhiễm trùng , truyền nhiễm
4.8.1.4. Phân loại theo nguyên nhân
- Thuốc thanh nhiệt tả hoả : Do hỏa độc phạm vào phần khí hay kinh dương minh
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết: Do huyết nhiệt gây tạng nhiệt ( bệnh thuộc phần
dinh huyết của ôn bệnh )
- Thuốc thanh nhiệt giải độc : Do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng và truyền
nhiễm

- Thuốc thanh nhiệt táo thấp : Do thấp nhiệt gây ra các bệnh truyền nhiễm trùng
đường sinh dục tiết niệu và tiêu hóa
- Thuốc giải thử: Do thử nhiệt gây sốt, say nắng,…
4.8.1.5. Chú ý khi dùng thuốc
- Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng
thì phải kết hợp “biểu lý song giải”.
- Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.
- Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc
kiện tỳ hòa vị ( cam thảo, bạch truật ). Các vị thuốc thanh nhiệt vị đắng tính hàn,
gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối hợp với thuốc bổ âm sinh tân
- Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp .
- Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.
- Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.
4.8.1.6. Cấm kị chung
- Tỳ vị hư hàn
- Mất nước, mất máu dùng thận trọng
- Có hiện tượng dương hư, chân hàn giả nhiệt không nên dùng
4.8.2. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA


4.8.2.1. Định nghĩa
Thanh nhiệt tả hỏa là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt
độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát
nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng sác.
4.8.2.2. Tác dụng
Các loại thuốc có tính chất hạ sốt, trong đơn thuốc nên phối hợp với các thuốc
thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để chữa nguyên nhân
4.8.2.3. Cách dùng
- Đối với người thuộc hư chứng phải chiếu cố đến chính khí dùng liều nhẹ, kèm
thêm thuốc bổ dưỡng tránh sự khắc phạt quá mạnh

- Nhiệt có thể ở các vị trí khác nhau: vị, phế, tâm,.. cần căn cứ vào sự quy kinh để
dùng cho thích hợp
4.8.2.4. Các vị thuốc
Thạch cao
Chi tử
Hạ khô thảo
Thảo thuyết minh
Cây cối xây
Mật gấu
Tri mẫu
+Liều dùng :
Thạch cao sống 16-80g
Lá cối xay
8-12g
Chi tử
4-12g
Hạt muồng
4-12g
Huyền sâm
4-40g
Mật gấu
8-12g
Hạ khô thảo
8-12g
Tri mẫu
8-12g
Cỏ thài lài
8-12g
4.8.2.5. Tác dụng chung của cả nhóm
- Tất cả đều quy kinh phần lớn vào kinh phế, can, vị 1 số thuốc vào tâm, tam tiêu.

- Tính đại hàn, chữa chứng sốt cao do nhiệt, chủ yếu có tác dụng hạ sốt.
- Thanh tâm nhiệt, trừ phiền chỉ khát, sinh tân dịch.
- Nên phối hợp thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, bình can tức
phong để tăng hiệu quả.
- Hết sốt thì dừng thuốc, không nên dùng kéo dài gây tổn hại phần dương khí.
4.8.2.6. Tác dụng riêng của các vị thuốc
a. Thạch cao
+Tác dụng dược lí
- Chữa sốt cao điển hình trong bài Bạch hổ thang
Thạch cao
40g
Tri mẫu
16g
Cam thảo
12g
Ngạch mễ
40g
- Trị sốt cao do viêm phế quản, viêm phế quản thể hen, sốt cao do viêm phổi trong
bài Ma hạnh thạch cam thang
Ma hoàng
12g Hạnh nhân
12g


Thạch cao
40g Cam thảo
08g
- Khứ hủ sinh cơ trong các trường hợp lở loét ngoài da lâu lành, gẫy xương hở khó
can lành
Sinh thạch cao

40g Ngũ bội tử
10g
Phèn chua phi
05g
Tấn bột rắc vào vết thương, ổ gãy xương hở.
+ Kiêng kị
- Dương hư, Tỳ vị hư hàn, huyết hư, âm hư phát sốt: không dùng
- Sợ Sắt
- Không dùng thạch cao bột nung để uống, nếu uống sẽ hút nước trương nở làm tắt
ruột
b. Chi tử (Dành dành)

+ Bộ phận dùng: Qủa, rễ và lá
+ Tính vị:Vị đắng, tính hàn.
+Tác dụng dược lý
- Chữa viêm gan, viêm túi mật phối với: Nhân trần, đại hoàng, hoàng bá nam,
hoàng bá bắc, long đởm thảo.
- Chữa đái buốt rắt phối mộc thông, đu đủ rừng, cỏ chỉ thiên, có xuất huyết thêm lá
trắc bá, mao căn, cỏ xước.
- Chấn thương do té ngã, do đòn đánh giã chi tử đắp vào, sao cháy có tác dụng cầm
máu.
- Đái nhắt cấp tính: Giã cùng 1 nhánh tỏi đắp rốn 30-60 phút.
+Liều dùng: dùng từ 8 –20g
+Kiêng kị: Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thất nhiệt, uất hỏa cấm dùng
c. Huyền sâm


+Bộ phận dùng:Rễ cây.
+Tính vị:Vị đắng, mặn, tính hàn.
+Tác dụng dược lí:

- Sinh tân dịch, chống táo bón do tân dịch bị thiếu hụt phối mạch môn, sinh địa
- Chữa viêm họng cấp phối thăng ma, liên kiều, bồ công anh, ngưu bàng tử
- Chữa lao hạch phối rau rệu, hạ khô thảo, bối mẫu, liên kiều.
- Trị bệnh đái đường phối hoàng liên, sinh địa, mạch môn.
+Liều thường dùng: 10 - 15g.
+Kiêng kị:Do vị thuốc có tính lạnh nên không dùng cho những người tỳ vị hư
hàn, đại tiện lỏng.Không dùng chung với Lê lô
c. Hạ khô thảo ( cây cải trời)

+Bộ phận dùng làm thuốc: là toàn cây trên mặt đất (bỏ rễ) hoặc cành mang hoa và
quả phơi khô của cây Hạ khô thảo
+Tính vị:Cay, đắng, lạnh
+Tác dụng dược lí:
- Chữa đau mắt đỏ
- Hạ huyết áp


- Chữa tràng nhạc
- Sắc rửa tổn thương bọng nước do zona.
+Liều thường dùng: 8 - 12g, thuốc tươi dùng nhiều hơn.
+Kiêng kị:Không dùng trong trường hợp vị âm hư, thuốc có tác dụng kích thích đối
với niêm mạc dạ dày, cần dùng lâu dài nên kết hợp với các thuốc Đảng sâm, Bạch
truật.
d. Lá cối xay

+Bộ phận dùng: Toàn cây
+Tính vị:Có vị ngọt
+Tác dụng dược lí:
- Chữa sỏi thận, viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn tính.
- Chữa viêm gan phối cỏ chỉ thiên, cây nổ, cỏ may cả rễ.

- Chữa phạm phòng phối tầm gửi khế.
+Kiêng kị: Không dùng cho người bị ỉa lỏng, tiểu tiện trong nhiều, phụ nữ có thai
cần thận trọng.
e. Tri mẫu


+ Bộ phận dùng:Thân và rễ được phơi khô hoặc sấy
+Tính vị:Vị đắng, tính lạnh, không độc
+Tác dụng dược lí:
- Chữa viêm lợi chảy máu phối ngưu tất, đạm trúc diệp, hoàng liên, sinh địa.
- Chữa di chứng liệt do não viêm phối hoàng bá, cao hổ cốt
- Chứng nhức trong xương do nội nhiệt phối hoàng bá, lục vị thang.
+Liều thường dùng: 8 - 16g. Liều cao có thể dùng 30g.
+Kiêng kị: Tri mẫu có tác dụng hoạt trường cho nên không dùng đối với chứng tỳ
hư tiêu chảy.
f. Mật gấu
+Bộ phận dùng:Thân cây cắt nhỏ phơi khô
+Tính vị:Vị đắng, tính hàn
+Tác dụng dược lí:
- Chữa chấn thương, tụ máu, bầm tím
- Chữa viêm gan, viêm túi mật, viêm cấp niêm mạc dạ dày.
- Làm chậm tiến trình xơ gan.
+Liều dùng: 15 -30 g khô hoặc 30 -60g tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài giã đắp
hoặc xông, rửa
+Kiêng kị, chú ý
-Người tỳ hư cần dùng thận trọng
-Tùy từng loại da sẽ có phản ứng khác nhau. trong thời kỳ bong da căng, rát, đỏ,
sần thậm chí có triệu chứng ngứa. lúc bong có thể bong dạng bụi hoặc miếng nhỏ.
-Trong khi bôi nên hạn chế trang điểm
-Khi đi ra ngoài nên che chắn kĩ vì đang là thời điểm tái tạo da non

-Uống nhiều nước , ăn nhiều trái cây


g. Cỏ thài lài

+Bộ phận dùng:Toàn cây
+tính vị:Vị ngọt, nhạt, tính hàn
+Tác dụng dược lí
- Quai bị, thổ huyết.
- Yết hầu sưng đau
- Cao huyết áp
- Phù thũng do suy tim
- Kiết lỵ
- Viêm gan vàng da:
- Viêm cầu thận cấp, phù thũng, tiểu ít:
- Thủy thũng:
- Bí tiểu
- Sưng khớp, ung nhọt sưng đau
+Kiêng kị:Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
h. Hạt muồng muồng


+ Bộ phận dùng:Hạt
+ Tính vị:Vị ngọt đắng, hơn mặn, tính hàn
+Tác dụng dược lí:
-Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện
-Chữa chứng khó ngủ, mất ngủ, tim hồi hộp
-Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
- Chữa nấm ngoài da
-Chữa đau mắt đỏ, mờ mắt

+Liều dùng:10g -15g hãm trà uống
+Kiêng kị: trường hợp tiêu chảy không dùng
4.8.3. THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT
4.8.3.1. Định nghĩa
Thuốc Thanh Nhiệt lương huyết là thuốc dùng để chữa trị các chứng bệnh do huyết
nhiệt gây ra như tình trạng dị ứng nhiễm trùng, một số rối loạn cơ năng do tình
trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như chảy máu, nhiễm độc thần kinh, rối loạn điện
giải…
4.8.3.2. Tác Dụng chữa bệnh
-Chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát, chữa và tái phát
mụn nhọt, dị ứng.
-Thời kì thoái lui của bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, các trường hiện tượng mất
nước như môi khô, da khô, lưỡi đỏ, hâm hấp sốt,…thuộc chứng âm hư.
-Dùng chữa một số bệnh không rõ căn nguyên như chảy máu ở tuổi dậy thì, bệnh
xuất huyết dưới da…do cơ địa dị ứng.
4.8.3.3. Cách sử dụng thuốc thanh nhiệt lương huyết
Thường dùng phối hợp với các thuốc để chữa nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ
-Kết hợp với thuốc kháng sinh giải độc để chữa tình trạng nhiễm trùng, truyền
nhiễm.


-Kết hợp với các thuốc chữa thấp khớp ( phong thấp).
Kết hợp với các thuốc bổ âm khi có sốt cao, mất nước, mất điện giải.
Kết hợp với các thuốc giải dị ứng để chữa dị ứng.
-Vì tính chát mát, lạnh nên không dùng cho người có rối loạn tiêu hóa, đầy bụng,
loaets dạ dày, viêm đại tràng mạn…nguyên nhân do hàn,
4.8.3.4. Các vị thuốc thanh nhiệt lương huyết
Bạch mao căn
8-12g
Sinh địa

4-12g
Xích thược
4-12g
Mẫu đơn bì
8-12g
Địa cốt bì
8-12g
Huyền sâm
8-12g
4.8.3.5. Tác dụng chung của cả nhóm
- Tính lương, chữa viêm da, mụn nhọt kéo dài tái phát nhiêu lần
- Tác dụng làm tăng tân dịch, chữa chứng khô háo, viêm da thần kinh, á sừng.
- Một số vị thuốc quý, hiếm chữa nhiễm trùng máu, nhiễm độc, teo gan vàng cấp
như sừng tê giác.
4.8.3.6. Tác dụng riêng của từng thuốc
a. Sinh Địa

+Bộ phận dùng:Rễ củ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng, học hoa Mõm sói
+Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng lạnh vào kinh can, thận, tâm
+Tác dụng:
- Chữa sốt cao kéo dài, làm đỡ khát.
- Chữa các chứng chảy máu cam, xuất huyết dưới da,lỵ ra máu dó sốt nhiễm khuẩn
- Dùng nhuận tràng chữa táo bón do sốt cao, cơ địa nhiệt gây táo bón
- Chữa các bệnh viêm họng, mụn nhọt, viêm amidal, an thai,trong các trường hợp
có thai mắc bệnh viêm nhiễm có sốt hoặc thai nhiệt .
+Liều dùng: 8-16g/24h
+Kiêng Kị: Không dùng sinh địa hoàng cho các trường suy và thấp nặng ở tùy, đầy
bụng hoặc tiêu chảy.
b. Huyền sâm



+Bộ phận dùng:Rễ đã phơi hay sấy khô của cây huyền sâm, thuộc họ hoa Mõm sói
+Tính vị: Đắng, mặn, hơi lạnh và kinh phế, thận.
+Tác dụng: Chữa sốt cao, mất nước, vật vã, mê sảng, chữa mụn nhọt, sốt cao gây
ban chấn, viêm họng,viêm amidal, táo bón do sốt cao, viêm hạch do lao, do nhiễm
khuẩn.
+Liều dùng: 8-12g/24h
+Kiêng kị: Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt,chi mãn, huyết hư, bụng đau,
tỳ hư, tiêu chảy
c. Địa cốt bì

+Bộ phạn dùng:Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây khởi tử, họ Cà
+Tính vị: Ngọt, lạnh vào kinh phế
+Tác dụng: Chữa ho có sốt, cầm máu trong chảy máu cam, tiểu tiện ra máu.
+Liều dùng : 10-40g/24h
+Kiêng kỵ: Vị này chuyên thanh hư nhiệt hễ bị ngoại cảm phong hàn phát sốt thì
cấm dùng
d. Mẫu bì đơn


+Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi hay sấy khô trong cây mẫu đơn, họ Mao Lương.
+Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, lạnh vào kinh tâm, can, thận
+Tác dụng:
- Chữa nhức trong xương do âm hư nội nhiệt, cầm máu, sốt cao co giật
-Chữa mọn nhọt,làm bớt mủ các vết thương, chống xung huyết do sang chấn
+Liều dùng: 4-12g/24h
e. Xích thược

+Bộ phận dùng:Rễ phơi hay sấy khô ,loài thược dược , họ Mao lương
+Tính vị: Đắng, hơi lạnh vào kinh can

+Tác dụng: Chữa sốt cao gây chảy máu cam, mất tân dịch, mụn nhọt, hoạt huyết
tiêu viêm chữa ứ huyết.
+Liều dùng: 4-6g/24h
+Kiêng Kỵ: không phung phối hợp với Lê Lô
f. Bạch mao căn


+Bộ phận dùng: Rễ cây phơi hoặc sấy khô
+ Tính vị: Có vị ngọt
+Tác dụng: Chữa ho máu, nôn máu,tiểu có máu, lợi niệu chữa các chứng phù
+Liều dùng: Uống và cho vào thang thuốc 15-30g. Dùng tươi lượng gấp đôi, dùng
nhiều có thể tới 250g đến 500g.
+Kiêng Kỵ:KỵHồ tuy (ngò), Kỵ tỏi. Vị khí hư hàn, tướng hỏa suy: không dùng.
4.8.4: THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
4.8.4.1. Định nghĩa
Là thuốc có có tác dụng giải độc, hạ sốt. Dùng trong những trường hợp bệnh ung
nhọt, phát ban, nóng sốt, đinh nhọt, nhiệt độc thịnh. Trường hợp nhiệt độc nhập
thịnh ở khí phận cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa; trường hợp ở huyết phận
cần phối hợp với thuốc lương huyết giải độc.
4.8.4.2. Cách dùng
- Muốn có kết quả tốt, kê một đơn thuốc thanh nhiệt giải độc phải phối hợp với
- Các thuốc hoạt huyết như xuyên khung, đan sâm,…để chống viêm ;
- Thuốc lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt
-Thuốc thanh nhiệt lương huyết để tránh tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch
4.8.4.3. Các vị thuốc và liều dùng
Kim ngân hoa
12-20g
Ngư tinh thảo
12-20g
Bồ công anh

12-20g
Xích thược
04-12g
Thanh đại
02-04g
Liên kiều
12-20g
Bạch hoa xà thiệt thảo 16-40g
Xạ can
04-12g
Mã sỉ hiện
12-20g
Mần tưới
20-40g
Bảy lá một hoa
04-12g
Xuyên tâm liên
08-12g
Mã tiên thảo
08-12g
4.8.4.4. Tác dụng chung của cả nhóm
- Vi khuẩn xâm nhiễm cơ thể, gây viêm nhiễm toàn thân hoặc tại chỗ, tiêt ra nội
độc tố, ngoại độc tố làm nhiễm độc cơ thể. Dùng thuốc thanh nhiệt giải độc để loại
bỏ chất độc khỏi cơ thể.


- Tất cả các thuốc thanh nhiệt giải dộc đều là kháng sinh thực vật ức chế và diệt vi
khuẩn gây bệnh.
- Giải độc trong trường hợp tích tụ chất độc bởi côn trùng rắn rết cắn, dộc do hóa
chất, cây cỏ, thức ăn có độc hoặc thức ăn mang tính dị nguyên gây dị ứng.

- Thuốc thanh nhiệt giải độc có tính mát lạnh, dùng lâu, kéo dài ít nhiều gây kém
ăn.
4.8.4.5. Tác dụng riêng của các vị thuốc
a. Kim ngân hoa

+Bộ phận dùng:Cây loại dây leo, họ Cơm Cháy
+Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
+Tác dụng:
-Chữa nhiệt độc, mụn nhọt, đinh độc, viêm tuyến vú, viêm ruột
-Chữa mẩn ngứa, dị ứng do thời tiết nóng.
-Sao vàng xém cạnh chữa đi tiểu ra máu.
-Chưa viêm hầu họng sưng đau, viêm amidan
-Viêm ruột thừa cấp phối kim ngân hoa, bồ công anh, hoàng cầm, tạo giác thích,
Đại hoàng, đào nhân, hồng hoa.
+Liều dùng: 12-20g/24h
+Kiêng Kỵ:
- Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: Cẩn thận khi dùng.
- Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tnhs hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực
yếu,mủ trong lỏng: Không nên dùng.
b. Bồ công anh (Tên thường dùng là phù công anh, thuộc họ cúc)


+Bộ phận dùng: dùng toàn cây, dùng rễ phơi khô
+Tính vị: Vị ngọt, hơn đắng, tính bình hơn hàn
+Tác dụng:
-Viêm tuyến vú, tắc tia sưã, dùng lá bồ công anh tươi, giã uống nước cốt, đắp bã.
-Giải độc tiêu viêm, mụn nhọt, viêm tai giữa, viêm tiết niệu, viêm gan, viêm dạ dày.
-Giải độc rắn rết cắn.
+Liều dùng: Dùng 10-15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20-40g lá tươi gã ít muối
+Kiêng kị: Không có thấp nhiệt ung độc kị dùng. Hư hàn âm cấm dùng

c. Thanh đạiCó tên khác là bột chàm

-Bộ phận dùng: dùng toàn bộ cây
-Tính vị quy kinh:
-Tác Dụng:
+ Trị kinh giản, sốt cao, phát cuồng, hôn mê bất tỉnh, thổ huyết, khái huyết.
+ Bôi trực tiếp vào các vết lở loét, cam tẩu mã, tưa lưỡi.
+ Giải độc khi dị ứng cây sơn hoặc sơn ta.
-Liều dùng:
-Kiêng Kỵ: Bệnh trúng hàn và không có nguyệt thực đều kiêng dùng.
d. Ngư tinh thảo(còn được gọi là cây Diếp cá)


+Bộ phận dùng: Thân và lá
+Tính vị: Vị hơi đắng tính hơi hàn.
+Tác dụng:
-Trị viêm phổi, apxe phổi, viêm phổi mủ, viêm khí phế quản, ho máu.
-Chữa viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm đài bể thận.
-Điều trị viêm giác mạc, đau mắt, đỏ, viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh.
+Liều dùng: 15-60g/24h
+Kiêng Kỵ: Hư hàn: không dùng ; Mụn nhọt thể âm không dùng.
e. Liên kiều

+Bộ phận dùng: Quả
+Tác dụng:
- Chữa tràng nhạc phối hạ khô thảo. Não viêm phối thiên trúc hoàng, quán chúng
- Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm
khát nước.
- Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt
- Trị vú đau, vú có hạch

- Trị cầu thận viêm cấp, viêm thận
- Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu.
+Liều dùng:


+Kiêng kỵ:
- Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng.
- Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ vị hư yếu
- Phân lỏng: Cẩn thận đừng dùng.
-Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ : không dùng
g. Bạch hoa xà thiệt thảo

+Bộ phận dùng: toàn cây được phơi khô
+Tính vị: Vị ngọt nhạt, Tinh mát.
+Tác dụng:
- Uống hoặc đắp để trừ mụn nhọt.
- Độc vị chữa viêm ruột thừa cấp tính.
- Phối bán chi liên chữa ung thư phổi.
- Trị các loại nhiễm trùng như nhiễm trung đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng,
thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mã tính, viêm gan thể vàng hoặc
không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, tỗn thương do té ngã,..
+Liều dùng: 12-120g/24h
h. Xạ can

+Bộ phận dùng: Toàn cây


+Tính vị : vị đắng, tính hàn
+Tác Dụng:
- Là thuốc đặc hiệu chữa viêm họng, amidan, viêm họng hạt thường phối sơn đậu

căn.
- Giã nát đắp ung nhọt độc nhất là nhọt vú.
+Liều dùng: Ngày dùng 3-6g dưới dàng thuốc sắc.
+Kiêng kị: Người bị ỉa chảy, nếu ngậm nhiều gây phồng rộp, đau rát họng
k. Mã sỉ hiện

+Bộ phận dùng: cả cây, trừ rễ
+Tính vị: Vị chua, tính hàn
+Tác dụng:
- Chữa kiết lỵ, viêm đại tràng phối với cỏ nhọ nồi, rau má, khổ sâm
- Giã lấy nước uống, bã đắp trường hợp âm hộ sưng đau.
- Giã lấy nước bôi vào chỗ viêm ngứa do nước ăn chân
+Liều dùng: 50-100g rau sam tươi
+Kiêng Kỵ: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sủ dụng cho người có
thai. Với những bệnh nhân có thể trạng hư hàn, khi sử dụng rau sam cần được phối
hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. ngoài ra cần cẩn thận với
người tiền sử bị bệnh sạn thận.
l. Lá mần tưới

+Bộ phận dùng:Toàn cây
+Tính vị: Mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm
+Tác dụng:


- Chữa cảm cúm, sốt cao, viêm phế quản phổi.
- Chữa say nóng, say nắng.
- Phòng và điều trị bệnh bạch hầu.
- Chấn thương bầm tím, huyết ứ.
+Liều dùng:10-20g khô hoặc 50-150g tươi
m. Bảy lá một hoa


+Bộ phận dùng: Toàn cây
+Tính vị: Vị đắng, hơi hàn, có độc nhẹ
+Tác dụng:
- Phòng và chữa răn độc cắn.
- Điều trị viêm gan, xơ gan giai đoạn sớm.
- Giải các loại chất độc.
- Viêm Phế quản mạn tính
- Viêm tĩnh mạch
- Trị Xuất huyết tử cung cơ năng
- Trị ung thư phổi.
+Liều dùng: 4-12g/24h
+Kiêng kị: Thận trọng đối với các chứng hư và phụ nữ có thai
n. Xuyên tâm liên

+Bộ phận dùng:Thân cây được phơi khô hoặc sấy
+Tính vị: Đắng,lạnh, tính hàn


+Tác dụng:
- Chữa viêm ruột, kiết lỵ.
- Chữa ho lao ho gà.
- Chữa viêm gan virut.
+Liều dùng:10-20g dạng thuốc sắc
+ Chú ý:
- Hạ huyết áp
- Buồn nôn, nôm mửa, đau dạ dày
- Vô sinh
o. Mã tiên thảo


+Bộ phận dùng: Toàn cây
+Tính vị: đắng, hơi hàn
+Tác dụng:
- Viêm gan virut, xơ gan giai đoạn đầu.
- Chữa đau bụng khi hành kinh.
- Chữa sốt rét.
- Tác dụng phá huyết,sát trùng,
- Chữa cúm phát sốt, đau họng, bạch hầu
- Tác dụng với các trường hợp sốt rét.
+Liều dùng: 6-12g khô tương ứng với 25-50g tươi
4.8.5. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
4.8.5.1. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc đắng, lạnh, dùng chữa các chứng bệnh
do thấp nhiệt gây ra
Là loại thuốc có tác dụng thanh phần nhiệt, táo phần thấp trong chứng bệnh “thấp
nhiệt”
4.8.5.2. Tác dụng
- Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bang quang, niệu đạo,
viêm loét cổ tử cung, viên hoàn,…
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa: đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip,…


- Bệnh ngoài di bội nhiễm: tram, ghẻ lỡ, nhiễm khuẩn,…
- Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
4.8.5.3 Cách dùng
- Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
- Phối hợp với các thuốc chữa cái triệu chứng:
- Sốt cao kết hợp với thuốc tỏa hỏa, lương huyết,..
- Xuất huyết, xuất huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết,…
4.8.5.4. Các vị thuốc

Hoàng liên
Long đởm thảo
Hoàng bá
Hoàng cầm
Nha đơm tử
Nhân trần
Cỏ sửa nhỏ lá và to lá
Khổ sâm
Rau sam
4.8.5.5. Tác dụng chung của cả nhóm
- Tất cả đều quy kinh phần lớn vào kinh phế, can, vị 1 số thuốc vào tâm, tam tiêu.
- Tính đại hàn, chữa chứng sốt cao do nhiệt, chủ yếu có tác dụng hạ sốt.
- Thanh tâm nhiệt, trừ phiền chỉ khát, sinh tân dịch.
- Nên phối hợp thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, bình can tức
phong để tăng hiệu quả.
- Hết sốt thì dừng thuốc, không nên dùng kéo dài gây tổn hại phần dương khí.
- Tính khổ hàn, chữa viêm hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục do thấp nhiệt.
- Tác dụng làm khô ráo nên chống những chứng thấp gây hư tổn tạng tỳ.


- Kháng khuẩn, tăng tính miễn dịch và sức đề khánh của cơ thể, giãn mạch, chống
ngưng kết tiểu cầu, cường tim giảm đau.
4.8.5.6. Tác dụng riêng của từng vị thuốc
a. Hoàng liên

+Bộ phận dùng:
- Rễ của nhiều loại hoàng liên chân gà
-Thân và rễ của cây hoàng liên gai, hoàng đằng, thổ hoàng liên
+Tính vị: Đắng, hàn-tâm, can, đởm, tiểu trường
+Tác dụng:

- Táo thấp, giải độc, cầm máu trong trường hợp sốt cao do nhiễm trùng gây thoát
quản
- Chữa lị trực khuẩn, lị amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp (chứa berberin)
- Trị mụn nhọn, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi.
- Chữa sốt cao mê sảng, mất ngủ, nôn.
- Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2)
+Liều lượng: 6-12g/ngày, dùng sống hoặc sao
+Kiêng kỵ: Người vị hàn nôn mửa. Dùng lâu dài làm tổn thương khí của tỳ vị
b.Long đởm thảo


+Bộ phận dùng: Dùng rễ của một số loài long đởm
+Tính vị:Đắng, hàn; can, đởm, bàng quang
+Tác dụng:
- Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, trừ hoả độc ở can đởm: Dùng khi can hoả dẫn đến đau
mắt đỏ, viêm kết mạc. Hoặc can đởm thấp nhiệt, viêm gan vàng da
- Thanh phế hoả: Dùng trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm
họng, viêm amidan; ngoài ra còn dùng trong viêm tai giữa , tai có mủ, bệnh viêm
tinh hoàn cấp tính
-Bình can hạ áp: Dùng điều trị huyết áp thể can dương thịnh
+Liều dùng: 4-12g ngày
+Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, âm hư phát sốt không nên dùng. Dùng lâu ảnh
hưởng đến tiêu hoá
c. Hoàng bá


+Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ cành đã cạo bỏ lớp bẩn đem phơi hoặc sấy khô
+Tính vị:Đắng, lạnh vào kinh Tỳ, Thận, Bàng quang, Đại trường.
+Tác dụng:
- Hạ hư hỏa, bổ âm thường phối tri mẫu

- Viêm sưng khớp gối, khớp bàn ngón chân phối xương truật, ngưu tất
- Viêm sưng hoàn phối long đởm thảo, hạt quýt
- Viêm gan phối nhân trần, chi tử
- Rửa các vết thương, chàm bội nhiễm lở loét phối khổ sâm, sâm hành
- chữa hoàng đản nhiễm trùng, chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, mụn nhọt, viêm tuyến
vú, chữa ban chẩn, ngứa, lợi niệu.
+Liều dùng: 6-12g/24h
+Kiêng lị: Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hoàng, tiêu chảy do tùy hư, vị
yếu, ăn ít
d. Hoàng cầm


×