Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BẢO vệ THỰC vật với tăng trưởng xanh và PTBV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.97 KB, 11 trang )

BẢO VỆ THỰC VẬT
VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trương Quốc Tùng
Thế kỷ 20 thế giới đã chứng kiển và được ghi nhận về những thành tựu lớn lao trong phát
toàn cầu cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, con người..
Bước vào thế kỷ 21, trong tư duy phát triển cũng như thực tiễn phát triển, cả thế giới và ở
từng quốc gia, người ta thấy sự phát triển của loài người bên cạnh những thành tựu ngày
càng phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, thách thức và cả nguy cơ. Đó là mâu thuẫn giuqx
phát triển hiện tại, trước mắt với yêu cầu bền vững của phát triển, đó là sự xuống cấp và ô
nhiễm ngày càng tăng của môi trường sống, môi trường sinh thái, đó là sự gia tăng ở
nhiều nơi sự đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giũa các châu lục, các quốc gia, các
tầng lớp xã hội, đó là mâu thuẫn giưa phát triển riêng lẻ với nhu cầu tất yếu ngày càng
tăng của sự liên kết và hội nhập, dó là sự bùng nổ những chiến tranh dù cục bộ, bùng nổ
dịch hại, là nguy cơ nhãn tiền về biến đổi khí hậu với những hậu quả khôn lường, đó là sự
xuất hiện ngày càng tăng các nguy cơ thiếu ổn định và khủng hoảng kinh tế -xã hội …
Từ đó xuất hiện ngày càng tăng , càng cấp bách có tính toàn cầu và của từng quốc gia
về một tư duy chiến lược phát triển mới với những chương trình hành động mới – Đó
là Phát triển bền vững ( PTBV), Kinh tế xanh (KTX), Tăng trưởng xanh ( TTX).
Đảng và Nhà nước , Chính phủ Việt nam cũng đã tiếp cận được tư duy chiến lược này và
gần đây đã có những chủ trương quan trọng về nhứng vấn đề này, đặc biệt thể hiện ở các
văn bản sau:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011-2020, số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 .
- QĐ của Thủ tướng CP phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh , số
1393/QĐ-TTg , ngày 25/9/2012
- QĐ của Thủ tướng CP phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, Số: 1216/QĐ-TTg, , ngày 05 tháng 9 năm 2012
- NQ.22 –NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế
- NQ số 31/NQ-CP của CP về Chương trình hành động của CP thực hiệ NQ.22 của
Bộ chính trị về hội nhập quốc tế.
-



QĐ. Số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng CP phê duyêt Đề
án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trường theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.và
QĐ.số 899/QĐ-CP ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp.

1. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
*Vậy phát triển bền vững và tăng trưởng xanh theo quan điểm hiện đại là gì?
Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức ở


Johannesburg , Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, kinh tế, khoa
học của trên 200 quốc gia đã thống nhất khái niệm :“Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là sự
phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về
môi trường.Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."1.
Một nội dung quan trọng của phát triển bền vừng là “Kinh tế xanh “ và “Tăng trưởng
xanh “
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là
một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu
đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm
chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi cho
sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại.
Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng chảy
mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững.
Còn "Tăng trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô
hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp
những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế

hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.
Còn Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì cho rằng “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng
trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà
không làm chậm quá trình này.”
Vậy có thể nói "Tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ rất mật thiết với nhau.
Để có được tăng trưởng xanh thì không thể không có kinh tế xanh và ngược lại.Đồng
thời Kinh tế xanh, Tăng trưởng xanh là trụ cột của phát triển bền vững.
Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng
4 năm 2012 về Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược này là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị xã hội góp phần đảm bảo cho phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân
đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi
mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực
hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi
nguồn lực. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường.
Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020:
Về kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh,
phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ. Xây dựng và thực
hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon
thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng


tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất
sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia. Bảo đảm an ninh lương thực
trên cơ sở bảo vệ 3,8 triệu hecta diện tích đất lúa, đảm bảo nguồn cung lương thực, nhu
cầu dinh dưỡng và khả năng tiếp cận lương thực của người dân .
Phát triển bền vững các vùng và địa phương cần tập trung ưu tiên phát triển trước các
vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời chú ý tới vùng kém phát triển và có điều kiện khó

khăn hơn nhằm tạo ra sự phát triển cân đối. Phát triển nông thôn bền vững phải bao gồm
4 quá trình: 1- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 2- Đô thị hóa; 3- Kiểm soát dân số; 4- Bảo
vệ môi trường sinh thái.
Về xã hội, theo quyết định cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, ưu
tiên nguồn lực để giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng
khó khăn nhất. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo ; phát triển kinh tế thông
qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát
triển sản xuất hàng hóa; trợ giúp việc học nghề.
Ngoài ra, mục tiêu về xã hội phải bảo đảm ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất
lượng dân số. Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia
đình Việt Nam. Khuyến khích phát triển các thành phố quy mô trung bình và nhỏ; giảm
bớt sự khác biệt giữa các vùng, khu vực nông thôn với thành thị, giữa các cộng đồng dân
cư và tạo sự hòa nhập xã hội bền vững.
Cần đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa
tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đào tạo nhân lực
cho phát triển kinh tế tri thức...
Về tài nguyên môi trường, Quyết định nêu rõ,chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền
vững tài nguyên đất. Tăng cường sử dụng hiệu quả các loại đất; bảo vệ môi trường nước
và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Theo đó, cần tăng cường xây dựng hệ thống thu
gom và xử lý nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản. Chú trọng việc xây dựng chiến lược, quy hoạch
điều tra, khai thác khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài
nguyên biển để đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,
giàu từ biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển bền vững.
Ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối
ưu. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp. Nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại nhằm cải thiện chất lượng môi
trường.

Quyết định đã đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện hoàn thiện Chiến lược Phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển
bền vững, nâng cao chất lượng quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước. Tăng
cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững bằng cách tăng cường
đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước thực hiện Chiến
lược. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, các nguồn đầu tư từ xã hội,
nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện phát triển bền vững.
Để đảm bảo phát triển bền vững cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát
triển bền vững; tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững bằng cách
tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ quan nghiên cứu về phát


triển bền vững; Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ; Phát triển nguồn
nhân lực cho thực hiện phát triển bền vững; Tăng cường vai trò và tác động của khoa học
và công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững. Chú
trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển bền
vững; Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin, chủ động tham gia cùng
cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững./.
2. Tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Tăng trưởng xanh là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Các tổ chức của Liên
hiệp quốc UECD và UNESCAP đưa ra định nghĩa "Tăng trưởng xanh là phương thức
đạt được các mục đích kinh tế và phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, ngăn ngừa
suy giảm đa dạng sinh học, giảm thiểu việc sử dụng không bền vững các nguồn tài
nguyên, giảm thiểu phát thải cacbon, thúc đẩy an sinh xã hội".
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia, từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa
học, nhiều nhà khoa học đã tổng hợp những kết quả thu được từ tăng trưởng xanh bao
gồm:
(a) Tăng trưởng kinh tế bền vững. Sự phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh
khắc phục được những tác động thiếu bền vững của hoạt động kinh tế như trong thời

gian vừa qua.
(b) Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước: tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên xã hội, tài nguyên nhân lực, tài nguyên tài chính, tài nguyên công cụ máy
móc. Với trình độ của nhân lực được nhân lên không ngừng, phát triển theo hướng tăng
trưởng xanh, các nguồn tài nguyên trước đây được sử dụng có hiệu quả hơn, tiết kiệm
hơn.
(c) Môi trường sống, môi trường sản xuất trở nên trong lành hơn, sạch hơn, đẹp hơn
cùng với tăng trưởng xanh.
(d) An sinh xã hội được đảm bảo. Đói nghèo ở các vùng nông thôn giảm, đời sống
của nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn được cải thiện đáng kể, chênh lệch trong
đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo
nhất được thu hẹp.
(đ) Giảm phát thải khí cacbon, giảm chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.
(e) Tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng giàu hơn. Đa dạng sinh học được bảo vệ ,
tính bền vững của phát triển được đảm bảo cho trước mắt cũng như cho tương lai.
Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với nhiều thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo chất lượng môi trường và an sinh xã hội trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi
và chịu nhiều tác động tiêu cực do tăng trưởng thấp, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc
gia và biến đổi khí hậu. Và để đảm bảo được những mục tiêu phát triển như trên, tháng 9
năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Tăng trưởng xanh ở Việt nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các mô
hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng
hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên


thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nạn đói
nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng là: 1) giảm

cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
2) Xanh hóa sản xuất. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thông qua rà
soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành
nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển
vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ sạch. 3) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Chiến lược tăng trưởng xanh ( TTX ) quốc gia nước ta xác định :Tăng trưởng xanh là
một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu
quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí
hậu. Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.Tăng trưởng xanh
dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự
nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích
thích tăng trưởng kinh tế.Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ
hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam.Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức
xã hội.
Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng
cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nội lực và toàn cầu
hóa.Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh: Thay đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế theo hướng tận dụng lợi thế so sánh một cách chủ động và sáng tạo, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Với quan điểm trên, Chiến lược Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền
vững.
Trên cơ sở các quan điểm, nội dung và mục tiêu của Tăng trưởng xanh nêu trên sẽ phải

đề ra các nội dung phát triển cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế- xã hội cả về chính sách,
luật pháp, đầu tư , mục tiêu, nội dung và giải pháp.
Trong điều kiện hiện nay, theo ý kiến chúng tôi, trong 10-15 năm tới chúng ta nên từng
bước và tích cực thực hiện Tăng trưởng xanh ở các lĩnh vực :
Công nghiệp xanh , Nông nghiệp xanh , công nghệ xanh , môi trường xanh,văn hóa
xanh , du lịch xanh, giáo dục xanh, y tê xanh , tiêu dùng xanh và thông tin xanh.
Như vậy ta có thể dễ dàng thấy với chiến lược này, Việt Nam đang đi theo xu hướng đúng
đắn mà nhiều nước trên thế giới đang đi theo


3. Nông nghiệp đa chức năng và bền vững
Phát triển bền vững, thực hiện nền kinh tế xanh với tăng trưởng xanh tất yếu phải thay
đổi sự phát triển của nông nghiệp với tư duy đổi mới có tính chiến lược và cách mạng
theo hướng phát triển một nền nông nghiệp đa chức năng, xanh, hiện đại và bền vững.
Những thập niên trước đây, người ta thường nhấn mạnh và tiếp cận tính chuyên sâu, hiệu
quả và biệt lập của các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật - từ khoa học cơ bản đến khoa
học ứng dụng và công nghệ. Ngày nay trên cơ sở các phát minh mới về lý thuyết và thực
tiễn sản xuất và cuộc sống, hình thành dần tư duy liên ngành, tổng hợp và phát triển bền
vững cùng với sự phát triển các khoa học liên ngành, sự xâm nhập, liên kết giữa các khoa
học và công nghệ. Toán học xâm nhập không những các ngành khoa học cơ bản như hóa
học, vật lý, sinh học mà cả nhiều lĩnh vực khác như công nghệ sinh học, tin học và kinh
tế... Các ngành khoa học kỹ thuật khác cũng như vậy. Khái niệm "ngành khoa học kỹ
thuật đa chức năng" ra đời, phát triển cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và đã góp phần thúc
đẩy quan trọng sự phát triển của kinh tế, đời sống, xã hội theo hướng tổng hợp và bền
vững.
Thế giới ngày nay không còn nhìn nhận NN là ngành đơn chức năng như trước ( chỉ sản
xuất ra sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ) mà đã trở thành ngành sản xúât đa chức năng.
NN ngày nay gắn kết rất chặt chẽ hữu cơ với rất nhiều lĩnh vực khác như : Công nghiệp
( Nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí và tự động hóa ) , môi trường, phát triển bền vững,
tiêu dùng nội địa và XK, lao động xã hội , kinh tế đối ngoại, KHCN, CNTT, truyền

thông.. Điều này sẽ có tác động qua lại rất chặt chẽ giữa NN và đa ngành cũng như vai
trò tăng lên của NN trong nền kinh tế chung.
Trong điều kiện ấy sự ra đời và phát triển của Nông nghiệp đa chức năng là tất yếu.
Do vậy, muốn phát triển tốt nông nghiệp trong thời gian tới trước hết cần nhận rõ vai rò
đa chức năng của nông nghiệp. Nhận thức đối với chức năng nông nghiệp cũng phát triển
theo sự phát triển thực tiễn của nông nghiệp thế giới.
Ngày nay nông nghiệp được thế giới coi là một lĩnh vực đa chức năng
(multifunctional). Khái niệm đa chức năng của nông nghiệp mới xuất hiện gần đây với
hàm ý là phải nhìn nhận nông nghiệp với mối quan hệ gắn kết với các yếu tố kinh tế, xã
hội, môi trường.
Trước hết nông nghiệp là một hoạt động kinh tế - xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh
tế các quốc gia; nó là một ngành mà đang tạo sinh kế cho 86% người dân sống ở nông thôn
và sơ bộ tính vào khoảng 40% nhân loại đang dựa vào nông nghiệp làm sinh kế cho mình.
Phát triển nông nghiệp liên quan đến sự bình đẳng xã hội của nhiều quốc gia. Theo số
liệu của Ngân hàng thế giới, ba phần tư số người nghèo tại các nước đang phát triển đang
sống ở nông thôn. Chỉ riêng nông nghiệp chưa đủ để giảm nghèo diện rộng nhưng nó vẫn
chứng minh được thế mạnh có một không hai trong giảm nghèo.
Việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ngày càng liên quan chặt chẽ với
nhau, sản xuất nông nghiệp mà tàn phá môi trường thì không thể phát triển nông nghiệp
bền vững.
Tính chất đa chức năng của nông nghiệp đòi hỏi chúng ta không chỉ xem xét nông
nghiệp với những chỉ tiêu sản lượng, sản xuất bao nhiêu tấn lương thực v.v… Tất nhiên
những chỉ tiêu đó rất quan trọng, nhưng còn xem xét cả việc xóa đói giảm nghèo, việc
bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Tính chất đa chức năng được trình bày trong một báo cáo nông nghiệp toàn cầu với


đầu đề "Nông nghiệp đang tại ngã ba đường" dày trên 500 trang do hàng trăm chuyên gia
trên thế giới tham gia chuẩn bị và đã được hội nghị liên chính phủ họp tại Johannesburg
tại Nam Phi thông qua ngày 07-4-2008. Chủ đề chính của báo cáo là nhận xét những tác

động của kiến thức nông nghiệp, khoa học và công nghệ đối với nông nghiệp trên các
lĩnh vực: giảm đói nghèo; cải thhiện cuộc sống nông thôn, sức khỏe con người; phát triển
bền vững về kinh tế, hài hòa cân bằng xã hội và cân bằng với môi trường đã đặt vấn đề
phát triển nông nghiệp thế giới tương lai cần có những thay đổi.
Khái niệm đa chức năng công nhận nông nghiệp là một hoạt động đa dạng đầu ra
không chỉ sản lượng hàng hóa, vẫn còn sản phẩm đầu ra phi hàng hóa như dịch vụ
môi trường, cảnh quan và tiện nghi, di sản văn hóa.
Sản xuất lương thực phải có những cải tiến so với trước đây phải sản xuất lương thực
bền vững, phải đảm bảo các thế hệ tiếp theo sau cũng có thể sản xuất đủ lương thực.
Nông nghiệp cũng là yếu tố chủ yếu tác động đến hệ sinh thái như nguồn nước ngọt,
thải cácbon ra khí quyển. Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững hơn về môi trường
cũng đòi hỏi giảm tác động không tốt của hệ thống canh tác với hệ sinh thái.
Sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quản lý hiệu quả nhiều
phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, nước, năng lượng.
Trên cơ sở của việc nhận rõ tính chất đa chức năng của nông nghiệp mà có các biện
pháp phát triển nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới.
Việc nhận thức tính chất đa chức năng của nông nghiệp cũng phù hợp với quan điểm
của thế giới về phát triển bền vững; phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế. Phát triển
bền vững bao gồm 3 loại mục tiêu: mục tiêu về kinh tế với những chỉ tiêu tăng trưởng
kinh tế, hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế v.v... mục tiêuv ề xã hội với các chỉ tiêu về việc
làm đầy đủ, công bằng xã hội v.v... mục tiêu về môi trường với việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên có tái tạo được, bảo tồn các tài nguyên không tái tạo được.
Như vậy, nếu nền nông nghiệp đơn thuần trước đây chỉ quan tâm đến mục tiêu sản
xuất nhiều hàng hóa phục vụ đời sống và sản xuất thì nền nông nghiệp đa chức năng ngày
nay còn phải nghiên cứu, triển khai các giải pháp KHKT gắn liền với nền kinh tế và hiệu
quả kinh tế; gắn liền với sự phát triển của xã hội và môi trường trong một tổng thể phát
triển bền vững.
NN đa chức năng cũng phải phát triển theo hướng NN xanh, sạch và bền vững. Điều
này thể hiện cả trong quy hoạch cây con, quản lý sử dụng đất, nước, tài nguyên rừng ,
ứng dụng công nghệ sản xuất và chế biến sạch theo GAP, hạn chế sử dụng hoá chất NN,

ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, VSMT trong NN-NT, tái sử dụng rác
phế thải phụ phẩm NN để sản xuất các sản phẩm sạch, xây dựng nông thôn mới…
4. Bảo vệ thực vật đa chức năng.
Một nền nông nghiệp đa chức năng tất yếu kéo theo sự phát triển của các chuyên
ngành kỹ thuật nông nghiệp như bảo vệ thực vật theo hướng đa chức năng. Trước đây tồn
tại nhiều năm quan niệm về nhiệm vụ của BVTV đơn thuần là “phát hiện và diệt trừ sâu
bệnh” góp phần hạn chế tổn thất do sâu bệnh gây nên, còn tác động của hoạt động BVTV
đến các biện pháp canh tác khác đến hệ sinh thái, đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
cũng như hiệu quả kinh tế của các biện pháp BVTV rất ít được quan tâm, cả về mặt lý
thuyết lẫn thực tiễn, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất. Hệ lụy của quan điểm này là những
tồn tại, tiêu cực của hoạt động BVTV đặc biệt là biện pháp sử dụng thuốc BVTV đến môi


trường, hệ sinh thái nông nghiệp, sự bột phát dịch hại, an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng
đồng và hiệu quả kinh tế của bản thân BVTV cũng như tác động xấu đến sự phát triển
bền vững.
Ngày nay và trong tương lai, BVTV nhất thiết phải được thực hiện và phát triển theo
hướng đa chức năng trong cả lý thuyết lẫn thực hành, trong nghiên cứu, đào tạo, áp dụng
các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Khái niệm hiện đại “BVTV đa chức năng” thể hiện trước hết ở các mặt sau đây:
Thứ nhất, đó là sự gắn kết, hòa nhập ngày càng nhiều giữa các biện pháp BVTV cổ
điển với các biện pháp của các chuyên ngành canh tác khác, đặc biệt là giống – phân
bón – thời vụ. Nhiều giải pháp kỹ thuật canh tác đã trở thành biện pháp BVTV: như sử
dụng giống kháng sâu bệnh, áp dụng thời vụ gieo cấy để né tránh sâu rầy, ứng dụng
công nghệ cây trồng biến đổi gen để kháng sau hại và thuốc trừ cỏ, bón phân cân đối và
các chế phẩm sinh học hữu cơ đề phòng bệnh hại…
Thứ hai, đó là BVTV phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, bất cứ biện pháp BVTV
nào không chỉ có hiệu quả diệt trừ sâu bệnh mà phải đảm bảo thân thiện với môi trường,
không được gây ô nhiễm, tàn phá hệ sinh thái nguồn nước, đất, biến đổi khí hậu. Điều
này đặc biệt quan trọng trong quản lý sử dụng thuốc BVTV.

Thứ ba, người ta quan tâm ngày càng nhiều đến hiệu quả kinh tế của BVTV, không
phòng trừ dịch bệnh bằng mọi giá, phòng trừ dịch bệnh theo dự tính dự báo, khi mật độ
sâu bệnh vượt ngưỡng kinh tế.
Thứ tư, đó là các giải pháp BVTV phải quan tâm đến yếu tố xã hội, là lựa chọn mô
hình tổ chức hệ thống chuyên ngành BVTV, là sự đào tạo kỹ thuật cho đông đảo hộ nông
dân, là hỗ trợ nông dân nhất là nông dân nghèo khi có dịch hại bùng phát, là cân bằng lợi
ích giữa các công ty kinh doanh thuốc BVTV với lợi ích nhà nông, là BVTV phải góp
phần đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng và cả cộng đồng.
Thứ năm, đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện công tác BVTV ngày càng gắn kết,
ứng dụng các thành tựu khoa học của nhiều ngành KHKT khác như tin học, toán học,
công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế, Thông tin – Truyền thông, sinh thái học v.v.. nhằm
nâng cao hiệu quả tổng hợp của công tác BVTV. Trên thực tế nghiên cứu và thực tiễn
thực hiện công tác BVTV ở thế giới và nước ta đã khẳng định tính chất, khái niệm đa
chức năng của BVTV:
Đó là công nghệ quản lý tổng hợp dịch hại IPM, là tiến bộ kỹ thuật 3 giảm 3 tăng,
1 phải 5 giảm, là công nghệ sinh thái trong BVTV, là việc nghiên cứu và ứng dụng các
bộ giống kháng sâu bẹnh kể cả giống biến đổi gen, là việc xuất hiện ngày càng nhiều
hơn bộ thuốc BVTV sinh học thân thiện môi trường, là việc quản lý chặt chẽ vệ sinh
an toàn thực phẩm của ngành BVTV.
QLDHTH- ( IPM) – Phải là chiến lược kỹ thuật bền vững của ngành BVTV đa
chức năng trong phát triển tăng trưởng xanh của nền kinh tế xanh.
Tư duy BVTV đa chức năng cũng đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi trong cả
nghiên cứu khoa học, xây dựng công nghệ, đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền,
xây dựng tổ chức, hội nhập quốc tế và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ thực vật
trong sản xuất.
BVTV đa chức năng phải luôn luôn gắn với các mục tiêu phòng trừ dịch hại, hiệu quả
kinh tế, yếu tố xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng
đồng và sự phát triển bền vững.Việc chuyển đổi Mô hình tổ chức Chi cục bvtv sang Chi
cục TT-BVTV cũng phù hợp với xu hướng đó.
BVTV đa chức năng đòi hỏi những phương thức , công cụ quản lý hoạt động này ngày



càng hiện đại, đa tác dụng. Đó là lý do ra đời có tính tất yếu và cấp thiết của mô hình Chi
cục BVTV điện tử.
5. Chi cục BVTV điện tử.
.Phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của thế giới ,Chính phủ ta đã và đang rất quan
tâm đến việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử ở các cấp các
ngành, một công cụ hiện đại, một tiện ích quan trọng và hữu hiệu trong quản lý mọi lĩnh
vực của đất nước.
Chính phủ đã ra nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 phê duyệt Chương trình hành
động củ CP thực hiện NQ. Số 36-NQ/TW ngày 1/7/2015 của Bộ chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế.NQ> nêu nhiều mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể, các giải pháp để phát triển , ứng dụng
CNTT trong mọi hoạt đồng của nhà nước và nền kinh tế -xã hội quốc gia. Trong đó :
-Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao
- Đẩy mạnh triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.Xây dựng và triển khai Chương trình
quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng có hiệu quả Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ
cao và trong nhiều lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với triển khai Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổ chức nhân rộng
mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử. Tăng cường đánh giá, đôn đốc triển khai công tác
ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Xây dựng
quy định việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng trong hoạt động của cơ quan
nhà nước.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh
nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao
thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao công cuộc hiện đại hóa công vụ
trong công tác quản lý. Ngày 12 tháng 03 năm 2013, Bộ đã ban hành Quyết định số
484/QĐ-BNN-VP về việc phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2015, trong đó có đề cập đến một số
công vụ về bảo vệ thực vật .
Cục Bảo vệ thực vật cũng nhấn mạnh nhu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại
hóa công vụ.BVTV


Trong khi đó,Hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngành BVTV, đặc biệt ở
các Chi cục BVTV còn hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực hành chính-văn thư-tài vụ. Số chi
cục có Trang Website riêng chỉ dưới 10 đơn vị, quản lý , nội dung và ứng dụng rất hạn
chế, ít thông tin, thiếu cập nhật, chưa có sự kết nối hữu hiệu trong ngành. Thiết nghĩ
trong điều kiện đó,việc xây dựng mô hình Chi cục BVTV điện tử là cần thiết và khả thi.
Hội BVTV Việt nam, mà nòng cốt là Cty Tư vấn hóa nông-Đơn vị Thành viên của Hộiđang triển khai Đề án nghiên cứu xây dựng mô hình này mà khởi đầu là thiết kế Trang
Website của Chi cục BVTV với những nội dung và tiện ích cần thiết và xây dựng , ứng
dụng phần mềm quản lý thuốc BVTV.trực tuyến phục vụ các hoạt động quản lý , sử dụng
và SXKD thuốc BVTV nói riêng và BVTV nói chung.
Mô hình Chi cục BVTV điện tử sẽ góp phần quan trọng hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả
hoạt động của Tổ chức BVTV địa phương và toàn ngành BVTV.
Vì vậy việc ra đời và hoạt động của mô hình Chi cục BVTV điện tử sẽ đáp ứng yêu cầu
chung của nhà nước, của ngành BVTV , của các Địa phương và bản thân hoạt động của
Chi cục BVTV Tỉnh, Thành phố
* Cơ cấu và nội dung chủ yếu của Chi cục BVTV điện tử (Chi cục BVTVĐT)
1.Xây dựng Trang mạng –Website của Chi cục BVTV trong kết nối mạng với toàn hệ
thống BVTV ( Cục BVTV, các Chi cục BVTV Tỉnh-TP, các Cơ quan đơn vị có liên quan
trong Tỉnh, các Doanh nghiệp BVTV...)

2. Xây dựng Thư viện điện tử về BVTV ( Văn bản pháp luật pháp quy, Quy trình kỹ
thuật, Sâu bệnh cỏ dại, sưu tập ảnh , tự điển BVTV...) nằm trong Website Chi cục .
3. Ứng dụng phần mềm về quản lý Tổ chức- Hành chính – Tài vụ , quản lý và thông tin
nội bộ..
4. Xây dựng và ứng dụng các phần mềm chuyên môn : Phần mềm dự tính dự báo dịch hại,
phần mềm khảo nghiệm thuốc BVTV và phần mềm quản lý tra cứu thuốc BVTV...
5. Quảng bá kỹ thuật và sản phẩm BVTV đến sản xuất và cộng đồng.
Trên đây là một số quan điểm mới với tư duy chiến lược hiện đại và nội hàm của Chiến
lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh và tác động chi phối của nõ đến tư
duy và hành động của một nền nông nghiệp đa chức năng, một BVTV đa chức năng theo
hướng hiện đại và bền vững.
Tháng 5 năm 2015
Trương Quốc Tùng
Phó chủ Tịch Hội KHKT-BVTV Việt nam
Phó Viện trưởng Viện KHCN&PTNT-Đông Nam Á




×